1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Báo cáo ngành nước giải khát Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo

42 467 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Nước giải khát –Tổng quan ngành 3 Miếng bánh tuy to, người chơi mới cũng khá nhiều nhưng dẫn đầu thị phần vẫn là những “gương mặt thân quen” như: Suntory PepsiCo, Tân Hiệp Phát, CocaCola

Trang 1

NƯỚC GIẢI KHÁT: NGƯỜI TIÊU DÙNG

VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN CỦA DOANH NGHIỆP

Được thực hiện bởi Moore Corporation

TP.HCM, năm 2014

Trang 2

Nước giải khát –Tổng quan ngành 1

Nội dung:

1 Tổng quan ngành

2 Cơ hội & thách thức

3 Phân tích khách hàng tiềm năng

4 Hoạt động quảng cáo trực tuyến

Cũng theo báo cáo ngành F&B của mình, PVBS đã nhận định rằng trong các loại đồ uống, nước giải khát là ngành hàng có mức tăng trưởng doanh thu năm 2013 và tốc độ CAGR doanh thu giai đoạn 2010-2013 cao nhất lần lượt là 12,4% và 12,2% Về khối lượng tiêu thụ, nước giải khát cũng đạt mức tăng trưởng hai con số 15,9% trong năm 2013 và tốc độ CARG 2010-2013 là 17%

Mặc dù kinh tế năm 2014 còn gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nhưng với dân số Việt Nam đã vươn tới con số 90 triệu người, đa phần là giới trẻ, đã tạo sự hấp dẫn cho các nhà sản xuất NGK đẩy mạnh đầu tư để giành thị phần Dự kiến, năm 2014, ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam đạt sản lượng 2.315 triệu lít, mang lại doanh thu 506 triệu USD Đến năm 2016, con số này sẽ lên đến 2.628

Trang 3

Nước giải khát –Tổng quan ngành 2

triệu lít, đạt doanh thu 626 triệu USD Và dự kiến tăng trưởng giai đoạn 2014-2018 của ngành sẽ là 14,2%

Rõ ràng, với những dấu hiệu tích cực này không ai có thể phủ nhận sức hấp dẫn của thị trường NGK đầy tiềm năng này Tuy nhiên, "miếng bánh" càng béo bở bao nhiêu thì cạnh tranh giành thị phần hứa hẹn sẽ càng khốc liệt bấy nhiêu Trên thị trường Việt Nam hiện nay không chỉ có sự góp mặt của những “ông lớn”, những tập đoàn 100% vốn nước ngoài cũng như những tập đoàn nội địa mà sự xuất hiện của nhưng thương vụ M&A dạo gần đây đã càng là những minh chứng rõ ràng và cụ thể cho sức hút , tiềm năng phát triển của ngành Điều đó có thể phần nào giúp ta lý giải con số

135 doanh nghiệp đã tham gia vào ngành tính đến năm 2013 (Báo cáo ngành của VietinbankSc) Tuy nhiên, do tốc độ trưởng nóng đi kèm với sự cạnh tranh gay gắt nên theo BMI dự báo thì trong trong 5 năm năm tới mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu của NGK vẫn tăng, song với tốc độ giảm gần

Trang 4

Nước giải khát –Tổng quan ngành 3

Miếng bánh tuy to, người chơi mới cũng khá nhiều nhưng dẫn đầu thị phần vẫn là những

“gương mặt thân quen” như: Suntory PepsiCo, Tân Hiệp Phát, CocaCola, URC, Interfood, … Theo báo cáo ngành F&B, VPBS cho rằng: “Năm 2013, PepsiCo dẫn đầu thị trường nước giải khát trong nước với 25,5% thị phần, theo sau là Tân Hiệp Phát (THP) với 22,7% PepsiCo nổi tiếng về nước giải khát có gaz với các thương hiệu Pepsi, 7-up và Mountain Dew, trong khi

đó, THP là tiên phong đối với trà uống liền với thương hiệu Trà xanh Không Độ và Dr Thanh

đã làm nên sự bùng nổ của sản phẩm thảo dược này trong giai đoạn 2009-2010 THP chiếm lĩnh thị trường trà uống liền với 41% thị phần Đối thủ mạnh của THP là Universal Robina Corporation (URC), với thương hiệu C2 cũng được tiêu thụ rộng rãi nhờ vào hương vị độc đáo và cỡ chai vừa tay.”

Nước giải khát có gas

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, năm 2010, PepsiCo và Coca-Cola chiếm tới hơn 80% thị phần nước giải khát Việt Nam Và thực tế thì, hai ông lớn này cũng đang “làm mưa làm gió” trên thị trường nước giải khát có gas hiện nay Theo Nilsen, năm 2013, hai mặt hàng quen thuộc Coca Cola và Pepso vẫn lần lượt chiếm 28% và 24% thị phần Bên cạnh đó, còn có Fanta, 7Up, Sprite mỗi loại chiếm khoảng 12% thị phần

Tuy nhiên, do tâm lý người tiêu dùng hiện nay bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến đến sức khỏe cũng như các yếu tố thiên nhiên Vì vậy mà tỉ trọn nước ngọt có gas trong ngành đang

bị thu hẹp dần lại Tốc độ tăng trưởng doanh thu tính theo lít của nhóm này giảm từ 8.75% (năm 2010) xuống còn 8.16% (năm 2013) và được BMI dự báo là sẽ tiếp tục giảm xuống còn 7% (năm 2017)

Nước uống đóng chai

Trang 5

Nước giải khát –Tổng quan ngành 4

Hiện nay, đối với thị trường nước uống đóng chai Việt Nam thì bao gồm 2 hình thức chính

đó là nước khoáng và nước tinh khiết đóng chai Theo dự báo của Công ty Datamonitor (Anh), vào cuối năm 2014, thị trường nước uống đóng chai sẽ đạt tổng doanh thu khoảng

279 triệu USD, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009 - 2014

Đồng thời, tổng sản lượng của toàn thị trường đạt 307 triệu lít Còn Euromonitor International (EI) đưa ra dự báo, trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trưởng của ngành nước uống đóng chai đạt 16%/năm Và đây là cơ hội cho tất cả các hãng

Thị trường lớn nhưng quy mô của hầu hết công ty trong ngành còn tương đối nhỏ và phân tán nên chưa khai thác tối đa tiềm năng của thị trường Tính phân tán thể hiện rõ ở từng vùng Chẳng hạn Vital chỉ “cát cứ” ở miền Bắc, Khánh Hòa thì có Đảnh Thạnh, Quảng Ngãi

có Thạch Bích, Vĩnh Hảo thì trải rộng khu vực miền Nam và miền Trung

Mặc dù trong thời gian qua có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này nhưng thị phần chủ yếu vẫn rơi vào tay các thương hiệu như Lavie (Nestle), Aquafina (PepsiCo), Joy (Coca Cola), Sapuwa, Vĩnh Hảo, Vital, Thạch Bích, Đảnh Thạnh, …

Chỉ bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào khoảng năm 2006, nhưng trà xanh đóng chai đã tung hoành và liên tục bức phá trên thị trường NGK đầy tiềm năng; cho đến 2013, chiếm 36.41% tổng doanh thu của ngành NGK không cồn ở Việt Nam, trà xanh đóng chai đã xuất

Trang 6

Nước giải khát –Tổng quan ngành 5

sắc giành vị trí thứ 2 cho mình chỉ sau doanh thu của ngành nước uống đóng chai trong năm qua

Trà xanh đóng chai

Tuy có “tuổi đời” còn khá trẻ nhưng theo Nielsen mặt hàng trà xanh đóng chai đã có một tốc độ tăng trưởng chóng mặt, trên 35%/ năm trong giai đoạn

2009 – 2013 Trà là một thức uống vốn đã rất đỗi thân quen với người Việt từ ngàn xưa, nay lại được kết hợp với nét hiện đại của “pha sẵn, đóng chai” với nhiều hương vị khác nhau Bên cạnh đó, trà xanh lại được biết đến với các công trình nghiên cứu KH về tính chất, những ưu điểm trong việc giúp cơ thể sảng khoái, giảm căng thẳng, giảm cholesterol, cũng như những công dụng hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe cho của người dùng… Tất cả những yếu đó đã vô hình chung góp phần làm tăng nét hấp dẫn của mặt hàng này

Về thị phần của các doanh nghiệp, theo Nielsen 2012, tính trên thị trường trà xanh nói riêng thì THP vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu với sản phẩm Trà xanh không độ (35.7%), tiếp theo là URC với sản phẩm C2 (22%), sau đó là Dr Thanh (THP), sản phẩm A nuta Green Tea (Tân Quang Minh)

Theo dự báo của Euromonitor, thị trường trà xanh vẫn tiếp tục tăng trưởng trong vòng 5 năm tới nhưng với tốc độ giảm dần từ 14% (năm 2014) xuống còn 7% (năm 2017), đạt tốc

độ trung bình 10%/ năm

Nước hoa quả

Trang 7

Nước giải khát –Tổng quan ngành 6

Tuy còn chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng doanh thu của ngành NGK không cồn, nhưng nước hoa quả (nước ép trái cây, nước trái cây chứa sữa) cũng là một ngành có tiềm năng rất to lớn Theo thông tin của Bộ Công Thương (năm 2012), các nhà phân tích công nghiệp toàn cầu (GIA) dự báo thị trường nước ép trái cây và rau quả sẽ đạt 72.79 tỷ lít đến năm 2017

Do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe cũng như thức uống có lợi cho sức khỏe ngày càng chiếm được sự quan tâm ưu ái của người tiêu dùng Và điều đó hứa hẹn một tương lai vô cùng tươi sáng cho ngành này

Theo kết quả nghiên cứu của W&S vào đầu năm 2013 cho thấy, các sản phẩm nước ép trái cây cũng như nước trái cây chứa sữa của Vinamilk chiếm được niềm tin của rất nhiều người tiêu dùng Đặc biệt, về mảng nước ép trái cây, nhãn hiệu Cam ép Vfresh của Vinamilk được

ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất (chiếm đến 70%); sau đó đến các thương hiệu nước ép của THP cũng như Coca Cola và Pepsi

Về các sản phẩm trái cây chứa sữa, Vfresh Moothies Cam Sữa của Vinamilk vẫn chiếm lĩnh thị trường với 52.2%, đối thủ cạnh tranh nặng ký với dòng sẩn phẩm này chính là Nutri Boost của Coca Cola với 42.4%

Trang 8

Nước giải khát –Tổng quan ngành 7

Tuy nhiên, theo báo cáo ngành của VietinbankSc thì vào năm 2013, Sting của PepsiCo chiếm khoảng 40%, theo sát là Number 1 của Tân Hiệp Phát với 30%, Samurai tụt lại phía sau với khoảng 10% thị phần

Cà phê đóng chai

Mặc dù có mặt ở thị trường Việt Nam từ năm 2008 nhưng sản phẩm cà phê lon vẫn còn khá

mờ nhạt và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong ngành thực phẩm đồ uống Thậm chí có một số nhận định còn cho rằng đây là một thị trường có nguy cơ “chưa nở đã tàn” Tuy nhiên, dạo quanh thị trường cà phê lon ta có thể dễ dàng nhận ra các tên tuổi: Birdy (Ajinomoto), Nescafe, Highlands, Trung Nguyên,…

Sự xuất hiện của các sản phẩm mới

Do nhu cầu tạo sự khác biệt giữa thị trường rộng lớn nhưng cạnh tranh khốc liệt này, nhiều doanh nghiệp đã liên tục cố gắng, nghiên cứu để cho ra đời những dòng sản phẩm mới Một trong những ví dụ điển hình là Công ty TNHH MTV nước uống Collagen Việt Nam đã cho ra đời dòng sản phẩm nước uống Collagen đầu tiên vào tháng 12/2013

Trang 9

Nước giải khát – Cơ hội & Thách thức 8

2 Cơ hội – Thách Thức

a Cơ hội

Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ

Theo thống kê của Euromonitor, vào năm 2013, ở Việt Nam, số người trong độ tuổi từ 15-40 chiếm gần 42% tổng dân số Đây là độ tuổi được đánh giá là có thiên hướng sử dụng các dịch vụ ăn uống bên ngoài cũng như hay tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí,… có nhu cầu tiêu thụ nước giải khát cao Điều này đồng nghĩa với việc tập khách hàng tiềm năng ở

VN đang ở con số khá lý tưởng và mở ra một cơ hội rất to lớn cho ngành NGK không cồn ở

VN

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đang tăng

Theo khảo sát của Nielsen, chỉ số niềm tin tiêu dùng của người VN đã tăng lên 98 điểm trong Q4 2013, cao hơn cùng kỳ năm trước 10 điểm và đạt mức cao nhất trong 2 năm vừa qua Chỉ số này cũng vượt qua chỉ số niềm tin tiêu dùng toàn cầu là 94 điểm Mặc dù nền kinh tế còn nhiều bất ổn, nhưng đây cũng là một dấu hiệu khả quan cho khả năng phục hồi nền kinh tế trong tương lai gần

Điều kiện tự nhiên tại Việt Nam

xem là cái nôi của chè Việt với diện tích trồng gần 19.000 ha, sản lượng 190.000 tấn/năm (năm 2013) đã trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào cho NGK, nhất là mặt hàng trà xanh đóng chai

Bên cạnh đó, do đặc thù thời tiết của VN là nhiệt đới nóng ẩm nên nhiệt độ trung bình mùa

hè lên đến 30 độ và mùa đông dao động quanh 20 độ Đặc biệt, các tỉnh phía Nam nhiệt độ luôn trên 25 độ Chính khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể sinh nhiệt và nước giải khát đóng chai

Trang 10

Nước giải khát– Cơ hội & Thách thức 9

đã trở thành một phương thức được nhiều người lựa chọn để điều hoa cơ thể, nhất là với giới trẻ sau khi vận động nhiều

Đang trong giai đoạn phát triển nóng

Do ngành đang trong giai đoạn phát triển nóng nên mức tăng trưởng của ngành đang ở mức khá cao (19.35%), cao hơn mức tăng trưởng GDP của VN trong giai đoạn từ 2009 –

2013 Mặc dù theo dự báo sẽ có xu hướng nguội lại dần nhưng vẫn ở mức cao trong vòng 4 – 5 năm tới

Xu hướng thức ăn nhanh đang tăng dần lên tại Việt Nam

Trong vòng 5 năm tới, dịch vụ ăn nhanh vẫn được Euromonitor dự đoán tăng với tốc độ trung bình 7%, điều này sẽ tạo thêm cơ hội cho sản phẩm nước giải khát, đặc biệt là nước ngọt có gas được tiêu thụ với số lượng lớn

Và ngành du lịch phát triền của VN đang phát triển theo hướng khả quan vì vậy cũng tạo động lực cho mức tiêu thụ cũng như hứa hẹn sự phát triển của ngành NGK không cồn ở VN

Thị trường trong nước rộng lớn cùng với cơ hội từ xu thế hội nhập Quốc tế

Bên cạnh sân chơi trong nước khá rộng thì các doanh nghiệp NGK không cồn có đón nhận những cơ hội được vươn ra cùng Thế giới khi VN gia nhập WTO (2007), trở thành thành viên ASEAN AEC (2015); và đặc biệt, việc VN tham gia ký hiệp định TPP đã tạo ra cơ hội mới như: gia tăng xuất khẩu do các nước TPP xóa bỏ thuế quan theo cam kết, được áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ hội thu hút đầu tư từ phía các DN Hoa Kỳ và các nước TPP khác, cũng như các DN VN có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

b Thách thức

Nền kinh tế còn nhiều bất ổn

Trang 11

Nước giải khát – Cơ hội & Thách thức 10

Năm 2012, một bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kèm theo nhiều lo lắng kéo dài cả năm Bước sang năm 2013 với gam màu chẳng những không tươi sáng hơn mà nền kinh tế tiếp tục còn phải tiếp tục đối mặt với vô vàn những thử thách do hệ quả để lại sau 5 năm bất

ổn kinh tế vĩ mô từ năm 2008

Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25% Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả ba khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013

Mặc dù nền kinh tế VN mặc dù đã dần ổn định và có những biến chuyển nhất định; song, thu nhập vẫn còn tăng trưởng chậm cùng với sự lo ngại về sự phục hồi của nên kinh tế nên người dân vẫn tiếp tục xu hướngthận trọng trong chi tiêu Đặc biệt, theo kết quả báo cáo nghiên cứu thị trường vừa kết thúc vào 13/07/2014 của Kantar Worldpanel tại 4 thành phố lớn và nông thôn ở Việt Nam chỉ ra rằng NTD có xu hướng chuyển sang thức uống ở nhà thay vì ở bên ngoài Nghiên cứu theo dõi hành vi uống cho thấy mức tăng 3.9% đối với số dịp uống ở nhà trong khi số dịp uống bên ngoài hầu như không tăng trưởng Điều đó, cũng

đã góp phần tạo ra một thách thức cho ngành nước GK vì theo các nghiên cứu của Euromonitor thì doanh thu của ngành phần lớn được đến từ doanh số không qua quầy

Mức độ cạnh tranh cao

Với rào cản gia nhập ngành thấp, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, không chỉ mở ra cánh cửa của những cơ hội mà còn mở ra cả những thách thức đối với ngành Đơn cử là hiệp định TPP cũng mang đến những ảnh hưởng cả 2 chiều đến ngành Bên cạnh những cơ hội thì TPP mang đến nhiều thách thức khi ngành đồ uống phải đón nhận sự cạnh tranh từ các

DN nước ngoài Và đặc biệt, với tâm lý thích sử dụng hàng ngoại nhập của một bộ phận NTD VN sẽ ảnh hưởng đến “miếng bánh” thị phần của các DN thuần nội địa, đặc biệt là các

DN nhỏ, tiềm lực còn hạn chế

Trang 12

Nước giải khát– Cơ hội & Thách thức 11

Sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài, cùng với sự nở rộ của các thương vụ M&A đã cho thấy được sự quan tâm cũng như mức độ cạnh tranh của ngành Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ các DN phải đối mặt với lợi nhuận giảm cũng như khả năng đào thải của ngành..

Dự thảo gia tăng thuế TTĐB với mặt hàng NGK không cồn có gas

Nếu dự thảo được thông qua thì các mặt hàng NGK có gas sẽ chịu mức thuế TTĐB là 10% Theo ước tính dự kiến của Bộ tài chính thì giá của mỗi lít nước ngọt sẽ tăng 2000 đồng, và giá tăng này không ảnh hưởng đến DN mà gánh nặng thuế chuyển hết lên NTD Và giá cả

sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến doanh số bán hàng của các DN

Trang 13

Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 12

3 Đặc điểm người tiêu dùng

Nhóm tuổi lớn hơn thì có xu hướng giảm các sản phẩm nước có gas, cũng như các sản phẩm nhiều đường, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và có xu hướng sử dụng nhiều các loại nước hoa quả Bên cạnh đó, ở nhóm tuổi lớn hơn thì số người có vấn đề về sức khỏe cũng tăng do đó, họ quan tâm đến các dòng giúp giải khát nhưng cũng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể như các dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, ít chất ngọt, béo, v v Một số dòng sản phẩm được nhóm người lớn tuổi hay những người gặp vấn về sức khỏe ưa thích như trà bí đao, nước yến ngân nhĩ, nước ép trái cây, trà xanh, trà thảo mộc, v v

Trang 14

Nước giải khát – Người tiêu dùng 13

b Thói quen của người tiêu dùng

Theo kết quả nghiên cứu của W&S vào đầu 2013 về tiêu chí lựa chọn sản phẩm nước ép thì yếu tố sức khỏe là yếu tố đầu tiên, tiếp sau là uy tín thương hiệu, tiếp theo mới đến bao bì & quảng cáo, và cuối cùng là giá cả

Sức khỏe

Theo một cuộc khảo sát trực tuyến của Nielsen vào thắng 7/2013, kết quả cho thấy rằng sau những lo ngại về sự bất ổn nền kinh tế cũng như việc làm thì sức khỏe là mối quan tâm tiếp theo của người tiêu dùng Điều đó cho ta thấy rằng sức khỏe đang ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ có xu hướng chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thành phần dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Theo nghiên cứu của vinaresearch vào năm 2013 cho thấy, 86% số lượng người chọn thức uống bổ dưỡng vì mục đích bổ sung chất dinh dưỡng, đẹp da thay vì những lý do thông thường như tiêu dùng do thói quen hay được bày bán rộng rãi trên thị trường

Uy tín thương hiệu

Uy tín góp phần rất lớn vào việc ra quyết định mua của NTD, đặc biệt là những người có nhận thức và yêu cầu về chất lượng sản phẩm hay những đối tượng có khả năng thu nhập Quan niệm của NTD thường so sánh chất lượng sản phẩm, vấn đề về an toàn vệ sinh thực phảm cũng như đảm bảo về giá cả dựa trên yếu tố thương hiệu

Trang 15

Nước giải khát – Người tiêu dùng 14

Mức độ nhận biết thương hiệu

Nguồn: vinaresearch Theo báo cáo nghiên cứu của vinaresearch về thị trường NGK có gas vào tháng 8/2013 cho

thấy rằng Coca cola có mức độ nhận biết cao nhất, khi nhắc đến nhãn hiệu nước có gas tại

VN thì 61.3% người được hỏi đều nghĩ đến Coca Cola, tiếp theo là Pepsi, 7Up, Mirinda,

Nguồn: vinaresearch

Và cũng trong báo cáo đó, thì yếu tố “Nhãn hiệu uy tín” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất khi

NTD chọn mua sản phẩm nước ngọt có gas

Trang 16

Nước giải khát – Người tiêu dùng 15

Thành phần – hương vị sản phẩm

Ý thức về sức khỏe cũng như mối quan tâm về nâng cao sức khỏe ngày càng được nâng cao, điều đó đồng nghĩa với việc NTD rất quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của sản phẩm Những thành phần như chất béo, đường, Carbonate rất được chú ý vì đây là những chất rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng NTD nữ thường quan tâm đến vấn đề này hơn so với nam giới Bên cạnh đó, thành phần tự nhiên đang là xu thế lựa chọn của hiện nay và cả tương lai

Đi cùng với thành phần thì hương vị cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng đối với sản phẩm NGK Điều này đã được chứng mình bằng việc khi dòng trà xanh ra đời, doanh số nước có gas đã giảm, do cả 2 yếu tố: về thành phần cũng như hương vị trà đều đánh trúng vào tâm lý, thói quen của người Việt Nối tiếp thành công đó, THP đã cho ra đời dòng sản phẩm mới "Trà xanh không độ ít đường” – dòng sản phẩm “dành cho những người không thích đường mà vị ngon vẫn không đổi, đồng thời giúp giữ lại cao hàm lượng chất chống ô

xy hóa EGCG, tận hưởng trọn vẹn cảm giác sảng khoái của trà xanh thiên nhiên.”

Theo báo cáo của W&S về sản phẩm nước ép trái cây (năm 2013) thì cam, chanh dây và dâu

là 3 vị được yêu thích nhất

Thói quen sử dụng

Tùy tính chất mỗi sản phẩm, cũng như nhu cầu của mỗi người ở từng thời điểm khác nhau

mà NTD quyết định lựa chọn sản phẩm NGK phù hợp với mình Bên dưới là một vài ví dụ minh họa

Trang 17

Nước giải khát – Người tiêu dùng 16

 Lý do uống

Nguồn: vinaresearch Với sản phẩm nước giải khát có gas thì “giải tỏa cơn khát” là lý do chủ yếu khiến nhiều người muốn sử dụng chúng, hai lý do tiếp theo đó chính là “có cảm giác sản khoái sau khi uống” và

“tạo cảm giác ngon miệng” Và biểu đồ trên cũng cho ta thấy rằng Nam giới uống nước ngọt có gas do thói quen, còn nữ giới thì do “vì có sẵn”

Nguồn: W&S

Trang 18

Nước giải khát – Người tiêu dùng 17

Còn đối với sản phẩm nước ép trái cây thì lý do được chọn chủ yếu là vì muốn bổ sung vitamin, còn với lý do giải khát thì nam giới cao hơn hẳn so với nữ

 Dịp uống/ Địa điểm uống

Theo W&S thì hầu như mọi người uống nước ngọt có gas trong các dịp “gặp mặt/ ăn uống cùng bạn bè” (76.1%), tiếp theo là “trong các bữa tiệc” (75.8%), sau đó là “họp mặt gia đình/ người thân” (58.8%) và “ăn uống bên ngoài” chính là lý do thứ 4 Nam giới thường chọn sử dụng nước ngọt có gas sau khi chơi thể thao xong

Nguồn: W&S

Kênh phân phối

NTD thường sử dụng các sản phẩm nước giải khát thông qua 2 hình thức đó chính là: tiêu dùng qua quầy và không qua quầy Tiêu dùng qua quầy là khi khách hàng sử dụng trực tiếp tại nơi họ mua như là cửa hàng ăn uống, các khu vui chơi giải trí Còn tiêu dùng không qua quầy là khi người mua tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị và tiêu dùng tại một địa điểm khác Theo báo cáo thống kê của Euromonitor, tỉ lệ tiêu thụ NGK không cồn qua quầy ngày càng chiếm

Trang 19

Nước giải khát – Người tiêu dùng 18

tỷ trọng cao hơn so với tiêu thụ không qua quầy Để lý giải điều này chúng ta có thể thấy rằng các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí tại các trung tâm ngày càng gia tăng Đặc biệt, là khi các “ông lớn” trong ngành giải khát và thức ăn nhanh bắt tay với nhau cùng phát triển như: Coca cola bắt tay cùng McDonalds, còn Pepsi thì sẽ dễ dàng bắt gặp tại KFC, Lotteria, Subway, Chicken Express Đồng thời, cùng với tốc độ thị hóa khá cao ở Việt Nam hiện này thì các hình thức này cũng đang được lan tỏa về các tỉnh thành chứ không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM…

Bao bì sản phẩm

Bao bì của sản phẩm cũng góp phần quan trọng trong việc ra quyết định mua sản phẩm của NTD Với sản phẩm NGK thì chủ yếu là tính tiện lợi và còn tùy vào tính chất từng loại sản phẩm cụ thể mà cần có những loại dung tích, loại bao bì phù hợp

Nguồn: vinaresearch Chẳng hạn như theo thống kê về các sản phẩm NGK có gas của vinaresearch hồi tháng 8/2013 thì cho thấy một điều rằng cả nam và nữ đều thích bao bì lon nhôm cho sản phẩm này

Trang 20

Nước giải khát – Người tiêu dùng 19

Nguồn: W&S Còn sản phẩm nước ép trái cây thì lại có sự khác biệt do tính chất của sản phẩm Với sản phẩm này thì hộp giấy có ống hút lại là lựa chọn được yêu thích hơn so với lon nhôm

Trang 21

Nước giải khát – Quảng cáo trực tuyến 20

4 Hoạt động quảng cáo trực tuyến

Theo nghiên cứu của Nielsen thì các Quảng cáo của các nhãn hàng không chỉ làm tăng mức

độ nhận biết của thương hiệu mà chính Quảng cáo góp phần làm gia tăng định vị của nhu cầu mua sắm của NTD

Theo Nielsen, có 68% số người Việt Nam được hỏi cho rằng quảng cáo thương mại làm tăng

sở thích đối với thương hiệu của họ Tỷ lệ này đã vượt qua tỷ lệ trung bình của toàn cầu (55%), Singapore (49%), Hồng Kông (40%) và thậm chí nhỉnh hơn tỷ lệ trung bình của Châu

Á Thái Bình Dương (67%) Cùng với sự phát triển của các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo thương mại sẽ tiếp tục tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam Hơn nữa, quảng cáo truyền hình và ngoài trời vẫn thu hút mạnh mẽ sự chú ý của người dân, tiếp theo là báo và tạp chí (trực tuyến, báo giấy) và quảng cáo tại các trạm xe buýt

Các kênh quảng cáo Online thường được các nhãn hàng ngành NGK không cồn lựa chọn đó là: Display Ads, mobile Ads kết hợp Social Marketing, bên cạnh đó còn có các bài PR trên các trang tin tức tổng hợp

Ngày đăng: 14/04/2019, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w