Tiểu sử Gandhi 2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948, nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi, là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân
Trang 1I ĐÔI NÉT VỀ GANDHI
1 Tiểu sử
Gandhi (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), nguyên tên đầy đủ
là Mohandas Karamchand Gandhi, là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo
cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân
Gandhi năm 1876
Trang 2Gandhi năm 1918
Gandhi ngồi quay sợi vào cuối năm 1920
Trang 3Gandhi năm 1930
2 Thân thế
- Gandhi sinh trong một gia đình Ấn Độ giáo thuộc cộng đồng Modh Ông
là con của một người giữ chức "diwan" (có thể gọi là "Tổng bộ trưởng").
- Lớn lên với một bà mẹ sùng tín Tì-thấp-nô trong một môi trường được ảnh hưởng bởi những người theo Kì-na giáo tại Gujarat, Gandhi sớm cảm nhận nguyên tắc bất hại, ăn chay, phương pháp nhịn ăn để thanh lọc tâm thức cũng như sự khoan dung lẫn nhau của các tín đồ và tông phái Ông sinh ra trong giai
cấp thứ ba của xã hội Ấn là Phệ-xá (sa vaiśya, giai cấp thương gia)
- Tháng 5 năm 1882, vào tuổi 13, ông cưới cô Kasturba Makharji, 14 tuổi, qua một sự mai mối Hai ông bà sau có bốn con trai: Harilal Gandhi, sinh
năm 1888; Manilal Gandhi, sinh năm 1892; Ramdas Gandhi; sinh năm 1897 và Devdas Gandhi, sinh năm 1900
3 Con đường học vấn
- Gandhi là một sinh viên trung bình tại Porbandar và sau đó là tại Rajkot Ông đậu khoá thi vào Đại học Mumbai năm 1887 với số điểm vừa đủ, và vào học viện Samaldas tại Bhavnagar Tuy nhiên, ông không lưu ở đây lâu vì gia đình muốn ông trở thành luật sư để giữ truyền thống nắm quyền cao tại Gujarat
- Không cảm thấy thú vị tại học viện Samaldas, Gandhi liền nắm thời cơ du học nước Anh, một nước được ông xem là "quốc gia của những triết gia và thi nhân, trung tâm đích thực của nền văn minh".
Trang 4Gandhi khi còn là sinh viên ở Luân Đôn
- Vào tuổi 19, Gandhi vào Đại học College Luân Đôn (một trường
thuộc Đại học Luân Đôn) học ngành luật Trong thời gian tại Luân Đôn, thủ đô của đế quốc, ông chịu ảnh hưởng của lời nguyện với bà mẹ trước mặt một vị tăng Kì-na giáo là Becharji, đó là giữ giới luật Ấn Độ giáo không ăn thịt và uống rượu sau khi rời Ấn Độ Mặc dù đã thử bắt chước văn minh người Anh, ví dụ như học nhảy, nhưng Gandhi không ăn được thịt cừu và cải bắp bà chủ nhà trọ nấu cho mình
- Nhưng thay vì đơn thuần làm toại nguyện bà mẹ, ông đọc sách và đổi sang ăn chay ngay trên phương diện tri thức Ông vào "Hội người ăn chay", được cử làm uỷ viên ban chấp hành và lập ra một nhánh địa phương của nó Về sau, ông cho rằng công việc này đã giúp ông thu thập những kinh nghiệm giá trị trong việc quản lý và duy trì một tổ chức Một số người ăn chay ông đã gặp là thành viên của hiệp hội Thần Trí học (hoặc Thông Thiên học, ông bắt đầu đọc những tác phẩm nói về Ấn Độ giáo, Kitô giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác.
- Ông trở về Ấn Độ sau khi được phép làm luật sư vào tháng 6 năm 1891,
và khi trở về ông mới biết mẹ mình đã qua đời, và gia đình đã giấu kín chuyện này
- Thành tựu của ông trong việc mở văn phòng luật sư tại Mumbai chỉ hạn chế vì thời đó có rất nhiều người làm nghề này và Gandhi không phải là một luật
sư năng nổ tại pháp tòa Ông nộp đơn xin dạy bán thời gian tại trường trung học Mumbai, nhưng bị từ chối Cuối cùng, ông trở về Rajkot sống một cuộc sống khiêm tốn bằng cách soạn lời thỉnh nguyện cho những người tố tụng, nhưng rồi cũng phải đình chỉ công việc này vì xung đột với một quan viên người Anh
Trang 54 Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ.
- Ông là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế
độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao
- Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu Đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Indian National Congress) năm 1918, ông được hàng triệu dân
Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân" hoặc "Đại nhân" Ngoài việc được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo
và những nhà lãnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như một Quốc phụ (gọi theo tiếng Hindi là Bapu) Ngày sinh của ông, 2/10,
là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ Năm 2007, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2/10 là Ngày Quốc tế Bất Bạo động.
- Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dần đưa đến nền độc lập cho Ấn
Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh
- Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực
và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao Nguyên lý bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lý
(sa satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong
và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ.
- Về sau khi nhắc đến Gandhi mọi người thường gắn ten ông với từ “thánh” gọi là “Thánh Gandhi” một vĩ nhân của người dân Ấn Độ.
II Đảng Quốc Đại và đường lối đấu tranh của M.Gandhi trong phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ nửa đầu thế kỉ XX
1 Đảng Quốc Đại
Qua nhiều thế kỉ bị chinh phục, nhân dân Ấn Độ không ngừng đấu tranhgiành độc lập dân tộc nhưng trong buổi đầu các phong trào đấu tranh ấy đều bị đàn áp
Trang 6thất bại Phải đến năm 1885, khi Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản ra đời và đặc biệtđến những năm 1917-1920 với sự xuất hiện của Gandhi thì phong trào giải phóng dântộc mới có đường lối đúng đắn phù hợp và kết quả là đã giành độc lập vào năm 1947 Năm 1885, Đảng Quốc Đại ra đời theo "ý muốn" của chính quyền thực dân nhưngngay 10 năm sau đó nó đã bắt đầu nói tiếng nói của riêng mình và đến những năm1917-1920, nó đã có một đường lối chính trị vững chắc-đó là chủ nghĩa Gandhi.
Dưới sự thúc đẩy của Gandhi, Đảng Quốc Đại đã trở thành một chính đảng có hệthống tổ chức ở Trung ương và khắp các địa phương, trở thành một chính đảng mangtính quần chúng có người thành thị và người thôn quê tham gia; sự đấu tranh từ trongvòng nhỏ hẹp của các phần tử tầng lớp trên đã mở rộng ra đến quảng đại quần chúng.Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dần đưa đến nền độc lập cho Ấn Độ, đưanước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấucho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh
Đảng kì Đảng Quốc Đại
2 Đường lối đấu tranh của M.Gandhi trong phong trào giải phóng dân tộc ở
Ấn Độ nửa đầu thế kỉ XX
Trang 7Mohandas Karamchand “Mahatma” (“Thánh nhân”) Gandhi đi vào lịch sử bằngcuộc đấu tranh chống lại chính quyền Anh Quốc ở Nam Phi và kế tiếp là vai trò lãnhđạo của ngài trong phong trào đòi độc lập cho Ấn Độ Bất bạo động là nền tảng cho tất
cả các chiến dịch vận động đấu tranh của ngài, điều đó thể hiện các chiều sâu đạo đứctrong hoạt động chính trị của Gandhi Hoạt động chính trị của Gandhi chỉ đơn thuần là
sự áp dụng các ý tưởng xã hội và đạo đức vào trong hành động, và các ý tưởng nàymới chính là mối quan tâm thực sự của ngài Ba triết lý nền tảng trong tư tưởng củaGandhi là Ahimsa, Satya và Satyagraha
a) Bất bạo động và Ahimsa (tính bất hại)
“Tín điều của ta là bất bạo động trong mọi trường hợp Phương pháp của ta là cảibiến tâm tính con người chứ không dùng sự áp chế; là tự chịu khổ nạn chứ không phảigây khổ nạn cho kẻ nắm bạo quyền” Tuyên cáo này của Gandhi kết tinh các nguyêntắc căn bản nhất của triết lý bất bạo động
Triết lý bất bạo động là một trong những di sản quan trọng nhất trong tư tưởng củaGandhi, và nó là nền tảng cho nhiều di sản tư tưởng khác của ngài, đặc biệt làSatyagraha (sức mạnh của chân lý) Tính kiên định của Gandhi đối với nguyên tắc bấtbạo động trong lĩnh vực chính trị là biểu hiện về sự hiến thân của ngài cho một nguyêntắc tinh thần sâu sắc hơn thế và hướng đến việc cải đổi cuộc sống của từng con người Theo Gandhi, bất bạo động là một hành vi “tẩy uế bản thân mình” Khái niệm “bấtbạo động” thực ra là một từ Sanskrit, ahimsa (tính bất hại) Ahimsa nghĩa đen là sựthương yêu hoặc sự thống nhất trọn vẹn của bất bạo động trong cả ý nghĩ và hànhđộng Gandhi nói rằng “không có gì mới về tính bất hại cả Triết lý này cổ xưa như núiđồi” Điều này khá chính xác vì triết lý về tính bất hại là trung tâm của nhiều tôn giáogốc Ấn Độ, thí dụ như đạo Giai-na, đạo Hindu và đạo Phật
Gandhi định nghĩa tinh tuý của tính bất hại là: “bất hại đích thực phải có nghĩa là sự
tự do hoàn toàn khỏi tất cả các ý muốn tối tăm, sự giận dữ và bao gồm một tấm lòngyêu thương đích thực chảy mênh mang đối với mọi loài” Triết lý của Gandhi về “tínhbất hại tích cực” (active ahimsa) bao gồm không chỉ việc xa lánh tất cả các hình thứcbạo lực, mà còn dành tình yêu thương đến ngay cả kẻ thù của mình Nó đòi hỏi “sự tựchịu khổ nạn một cách có chủ tâm” và vì thế “cần đến đức vô uý (không khiếp nhược)
Trang 8” Một tông đồ của thuyết bất hại “dùng tâm linh của mình đối chọi với nhục thể củađối phương” Cuối cùng, sự tự chịu đựng của một người đi theo thuyết bất hại là nhằmđánh thức và lay chuyển tâm tính của kẻ thù, người này sau đó sẽ bị chế ngự bởi lòngtrắc ẩn và tình thương yêu.
b) Satya (Đạo/Chân lí)
Gandhi đặt ngang hàng Satya (Đạo) với Đức Chúa Trời Ngài nói rằng “Chân lý
là Đức Chúa Trời của ta Bất bạo động là phương tiện để đạt được ngài” Gandhi giớithiệu cuốn tự truyện của mình bằng “ta chỉ muốn kể lại câu chuyện về những trảinghiệm của đời mình với chân lý, vì cuộc sống này của ta không có gì khác hơn ngoàinhững trải nghiệm đó.” Với việc theo đuổi Chân lý như là “mục đích duy nhất”,Gandhi đã tiến hành các thí nghiệm suốt đời này trong tiểu thế giới là cuộc đời ngài vàđại thế giới là cả xã hội nói chung
Dựa trên những huấn dụ trong Chí tôn ca (Bhagavad Gita), Gandhi xác địnhrằng Chân lý chỉ có thể đạt được qua bất bạo động Không thể ngộ ra Chân lý đíchthực và nó chỉ được dùng như một thứ vũ khí thay vì một nguồn gốc của tri thức, trừphí Chân lý được tách khỏi những động cơ ích kỷ Cuộc kiếm tìm Chân lý của Gandhiđòi hỏi những thử thách liên tiếp về các động cơ cá nhân của ngài Qua những cuộcthử thách như thế, ngài đã thể nghiệm một cách sâu sắc đức hi sinh cá nhân và quênmình Gandhi nhận ra rằng Chân lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Ngàitin rằng một khi ngộ ra tính đa nghĩa của Chân lý, tất cả các động cơ ích kỷ sẽ biếnmất Chúng sẽ được thế chỗ bởi lòng trắc ẩn, sự dấn thân cho triết lý bất bạo động, vàkhả năng tự hi sinh cá nhân vô hạn Gandhi cũng tin rằng trong khi mưu cầu Chân lý,phải thường xuyên từ bỏ những tà tín (conviction), cũng như thường phải từ bỏ cácđiều phi lý Ngài nói: “Nếu nhãn quan của ta được minh định là lầm lạc, ta sẽ sẵn sàng
từ bỏ chúng”
c) Satyagraha (Sức mạnh chân lí)
Satyagraha có nghĩa đen là “bám vững vào Chân lý” Cũng có thể giải nghĩa từnày là “sức mạnh của lòng thương yêu, sức mạnh của tâm linh, và được biết đến nhiềuhơn nhưng kém chính xác hơn, là phản kháng thụ động” Gandhi mô tả khởi nguyêncủa khái niệm này khi còn ở Nam Phi:
Trang 9“Sadagrah có nghĩa là kiên định với lý tưởng chính đáng Ta thích từ này nhưng
nó không diễn đạt hoàn toàn chính xác những gì ta muốn nói đến Vì thế, ta hiệu chỉnhlại thành Satyagraha Đạo hay Chân lý (Satya) hàm ý tình yêu thương, và Sự kiên định(Agraha) sinh ra và vì thế được dùng làm từ đồng nghĩa cho sức mạnh… nói thế tức là,Sức mạnh được sinh ra bởi Chân lý và Tình yêu thương hoặc Bất bạo động”
Với Gandhi, Sức mạnh chân lý là “con đường duy nhất” để đạt được swaraj (tựtrị) Nó liên quan mật thiết đến tính bất hại (ahimsa) vì Sức mạnh chân lý bản chất làtính bất hại “trong hành động” Sức mạnh chân lý dẫn đến bất bạo động, bất hợp tácvới cái ác và tự hi sinh Tấm lòng sẵn sàng hi sinh và chịu khổ nạn tràn đầy yêuthương của một tông đồ của Sức mạnh chân lý là nhằm khơi dậy giao cảm và đánhthức tính bất hại trong tâm (heart) và thức (mind) của đối phương
Gandhi giải thích rằng “tính tự chịu khổ nạn, được sinh ra bởi lòng can đảm, cóthể làm tan chảy ngay cả trái tim của đá… đó là chìa khoá dẫn tới Sức mạnh chân lý”.Nói cách khác, “hành vi bất bạo động có nghĩa là việc chịu khổ nạn tự nguyện…chống đối phải được chuyển thành đồng cảm, vì trong sâu thẳm mỗi người, cho dù bịche giấu thế nào, vẫn ẩn chứa sự giác ngộ về tính thiện của con người” Sức mạnhchân lý phải được thực hành không chỉ đơn thuần bằng tính bất hại và tự hi sinh;chúng phải luôn tuân thủ “đức thanh tịnh tuyệt đối, chấp nhận sự nghèo túng, đi theoChân lý và gieo trồng đức vô uý”
Trong khi tính bất hại là động lực dẫn đường, bất hợp tác với cái ác là hành vichủ yếu của phong trào Sức mạnh chân lý Phần tinh tuý của “bám vững vào Chân lý
là nhằm từ bỏ việc tiếp tay cho những điều phi lý Nếu có đủ số người làm như vậynếu… thậm chí chỉ có một người làm như vậy với công phu đủ thâm sâu- cái ác sẽphải sụp đổ vì không còn chỗ nương tựa” Như Gandhi đã từng khẳng định, “khi ta từchối không thực hiện một việc làm trái với lương tri của mình, ta sử dụng sức mạnhcủa tâm” Gandhi đưa ra ngụ ý chính trị của nguyên tắc này khi ngài nói rằng “Chínhquyền sẽ không thể điều khiển chúng ta nếu chúng ta bất hợp tác”
Lúc ngài còn sinh thời, người ta thường lẫn lộn giữa Sức mạnh chân lý với phảnkháng thụ động Gandhi đã làm sáng tỏ sự khác biệt này: “Có sự khác biệt rất lớn vàcăn bản giữa phản kháng thụ động và Sức mạnh chân lý… Nếu ta tiếp tục tin, và đểngười khác cũng tin, rằng ta yếu đuối và tuyệt vọng, và vì thế phản kháng một cách
Trang 10thụ động, sự phản kháng này sẽ không khi nào làm chúng ta mạnh lên được, và khi bất
cứ cơ hội nào khác xuất hiện, ta sẽ chụp lấy nó và từ bỏ phản kháng thụ động vì nó là
vũ khí của kẻ yếu Mặt khác, nếu chúng ta là những người có sức mạnh của Chân lý,
và vì thế, thực hiện Sức mạnh chân lý, tin tưởng rằng chúng ta có sức mạnh… thìchúng ta sẽ mạnh lên từng ngày… Phản kháng thụ động thường được nhìn nhận như làmột sự chuẩn bị để sử dụng vũ lực, trong khi Sức mạnh chân lý không bao giờ được sửdụng theo cách ấy… Sức mạnh chân lý hàm ý việc chinh phục đối phương được thựchiện bởi sự tự chịu khổ nạn của bản thân”
Tuy nhiên, Gandhi vẫn thường dùng hai khái niệm này thay thế cho nhau:
“Phản kháng thụ động, đó là sử dụng tâm lực, là phương pháp không có đối thủ”.Gandhi nhìn nhận Sức mạnh chân lý không chỉ là một sức mạnh hơn hẳn sức mạnhcủa súng đạn, mà ngài còn coi đó là sức mạnh dẫn dắt cả vũ trụ Gandhi nói, “sứcmạnh của tình yêu cũng giống như sức mạnh của tâm hồn hoặc chân lý… Vũ trụ sẽchẳng còn nếu không có sức mạnh ấy” Tương tự, ngài tuyên bố rằng “ví dụ rõ ràngnhất và không thể chối cãi được về sức mạnh này của chân lý hoặc tình yêu sẽ đượctìm thấy trong sự thật là, mặc cho đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh trên thế giớinày, sức mạnh ấy vẫn còn sống mãi”
Vì Gandhi nhìn nhận Sức mạnh chân lý là sức mạnh dẫn dắt của tình yêu vàchân lý trong vũ trụ, tầm nhìn của Gandhi khi lãnh đạo các phong trào Sức mạnh chân
lý không chỉ hướng tới sự thay đổi chính trị, mà còn hướng tới sự thay đổi đạo đức vàtâm hồn của từng cá nhân Ngài khẳng định “sự kết thúc của phong trào Sức mạnhchân lý chỉ có ý nghĩa khi nó khiến những tông đồ của Sức mạnh chân lý trở nên mạnh
mẽ hơn so với lúc ban đầu”
Người soạn tiểu sử cho Gandhi đã nắm bắt được tinh tuý trong các phong tràoSức mạnh chân lý: “Sức mạnh chân lý không nhằm ‘đoạt’ lấy một đối tượng nào, cũngkhông nhằm ‘nghiền nát’ một đối thủ nào, mà để kích hoạt các sức mạnh có thể dẫn tới
sự cải biến tâm tính; bằng chiến lược này, hoàn toàn có thể thua ở tất cả các trận đánhnhưng vẫn là người chiến thắng trong cuộc chiến Thực ra, chiến thắng hoặc thua cuộckhông mô tả chính xác mục đích của phong trào Sức mạnh chân lý: một nền hoà bìnhđáng trân kính cho cả hai bên.”
Trang 11Nguyên lí bất bạo lực được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí (hay Sứcmạnh chân lí) (Satyāgraha) Đó là cốt lõi của đường lối đấu tranh do Gandhi đề xướng.
Nó đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước chođến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (AmericanCivil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr
Nguyên lí Chấp trì chân lí của Gandhi (có gốc tiếng Phạn: satya là "chân lí" vàā-graha là "nắm lấy", "nắm chặt"), cũng thường được dịch là "con đường chân thật",
"truy tầm chân lí", đã cảm kích những người chủ trương hành động giành tự do nhưĐạtlại Lạtma Đăngchâu Giamụcthố (Tenzin Gyatso), Lech Wałęsa, Stephen Biko,Aung San Suu Kyi và Nelson Mandela Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà lãnhđạo nêu trên đều theo nguyên tắc bất bạo lực và bất kháng cự khắt khe của Gandhi
Gandhi thường nói là nguyên tắc của ông đơn giản, lấy từ niềm tin truyền thốngcủa Ấn Độ giáo: Chân lí (satya) và bất bạo lực (ahiṃsā) Chính ông nói rằng: "Tôichẳng có gì mới mẻ để dạy đời Chân lí và bất bạo lực đều có từ xưa nay"
Gandhi kiên quyết chống lại việc áp dụng cho thuật ngữ Satyagraha bằng thuậtngữ "phản kháng thụ động", bởi chúng khác nhau "như cực Bắc khác với cực Nam",
đó là sự khác nhau giữa một "vũ khí mạnh mẽ nhất" với một vũ khí yếu ớt TheoGandhi, người Ấn Độ cần sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo lực, vì: "Nếu chúng
ta đối xử với người Anh một cách công bằng và hợp lý, thì ngày giải phóng đất nước
Ấn Độ chúng ta càng sớm đến Trái lại, nếu ta coi họ như thù nghịch, thì ngày đó chưabiết đến bao giờ", vả lại "bản ngã của con người là sự ôn hoà, mực thước" và "người
Ấn Độ còn nhiều sứ mệnh cao cả phải theo đuổi chứ đâu chỉ có mục đích trừng trịnhững kẻ độc ác trên trái đất này", hơn nữa "tôn giáo không dạy ta ghét bỏ ngườingoại quốc Tôi còn để lòng nhân lên trên lòng yêu nước của tôi"
Cùng với tư tưởng bất bạo lực, Gandhi đề ra tư tưởng "bất hợp tác" và xem đó làmột trong những biện pháp đảm bảo sự thắng lợi của cuộc đấu tranh Tẩy chay hànghoá của người Anh chưa đủ, còn phải tẩy chay các học đường, các toà án, các công sở,
tư sở, các huy chương khen tặng của người Anh Tóm lại, bất hợp tác trong tất cả mọingành Bởi vì "phong trào bất hợp tác không có tính cách tranh đấu tích cực như hộihọp và kích thích dân chúng công nhiên kháng Anh, nên không thể gây ra đổ máuđược