Tuy nhiên, hiện nay, trong bối cảnh xã hội chuyển đổi, đời sống của người Mnôngđang hàng ngày, hàng giờ đối diện với rất nhiều thách thức như: sự tác động của nềnkinh tế thị trườn
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 10
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.2 Xác lập quyền sở hữu nguồn nước
100 3.3 Vai trò chỉ huy của “Rnoh Rnut” trong việc hướng dẫn dân làng chặn dòng
Trang 2Chương 4: NGUYÊN NHÂN SỰ BIẾN ĐỔI, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA
NGƯỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK .
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP: Chính phủ
DL: Dương lịch DTTS: Dân tộc thiểu số
Ha: Hecta Kg: Kilô gram KH: Kế hoạch KHKT: Khoa học kỹ thuật NCS: Nghiên cứu sinh NQ: Nghị quyết PCCR: Phòng chống cháy rừng
PL: Phật lịch Pl: Phụ lục PTBV: Phát triển bền vững QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
Trang 3Sđd: Sách đã dẫn TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Lắk tọa lạc phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, vốn là vùng đất đượcthiên nhiên ưu đãi khi ban tặng dãy núi Chư Yang Sin, rừng Nam Ka hùng vĩ, hồLắk thơ mộng như tấm gương lớn cho những ngọn núi duyên dáng nghiêng mìnhsoi bóng Từ chính không gian hiền hòa và thơ mộng ấy, người Mnông đã tích lũycho mình tri thức về môi trường sinh thái mang đặc trưng văn hóa tộc người Chínhnhờ tri thức ấy mà rừng đầu nguồn được bảo vệ, quan hệ cộng đồng được cố kết,các thực hành văn hóa luôn hướng đến việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
cộng đồng “chỉ lấy từ rừng đủ dùng, không hề lãng phí” [45]
Người Mnông là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên Cao nguyên
Đắk Lắk “Chúng tôi ăn rừng” là cách mà người Mnông nói về hoạt động canh tác
lúa rẫy của mình Không phải ngẫu nhiên mà người Mnông chọn động từ “ăn” đểnói về cách mà họ canh tác trên các khoảnh rừng, cách mà họ lấy các sản vật từrừng để duy trì sự sống Vì rừng chính là nơi họ sinh ra, là nơi họ kiếm sống, rừngcũng là nơi chở che mọi tai họa và đưa họ về với tổ tiên Đất và làng cũng được cắt
ra từ rừng Sự linh thiêng, huyền bí, dồi dào về nguồn sống của rừng đã tạo nên
“văn hóa rừng” Hay nói đúng hơn, rừng chính là môi trường góp phần tạo nên trithức bản địa và văn hóa của người Mnông
Tuy nhiên, hiện nay, trong bối cảnh xã hội chuyển đổi, đời sống của người Mnôngđang hàng ngày, hàng giờ đối diện với rất nhiều thách thức như: sự tác động của nềnkinh tế thị trường; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; suy giảm nguồn tài nguyên rừng
và sự thay đổi quyền quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên; áp lực về tăng dân số
cơ học dẫn đến nhu cầu đất ở, đất sản xuất trở thành vấn đề cấp thiết đối chínhquyền địa phương và người dân địa phương; sự giao lưu, tiếp biến về văn hóa, sựthâm nhập của tôn giáo mới…đã làm cho kho tàng tri thức bản địa và văn hóa tộcngười dần mai một và nhiều tri thức đã ra đi mãi mãi; điều này đã tác động sâu sắcđến mối quan hệ sinh thái hài hòa giữa con người và tự nhiên, tổn hại đến môitrường
Bên cạnh những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với tri thức bản địa được đề cập ởtrên, dưới góc độ lý luận về tri thức bản địa, cho thấy, ở Việt Nam, nghiên cứu về trithức bản địa đã được chú ý từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX và ngày càng có nhiều
Trang 5nghiên cứu quan tâm đề cập đến vai trò của tri thức này, nhất là trong khía cạnhquản lý môi trường Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về tri thức bản địa ở ViệtNam bị ảnh hưởng bởi mục đích nghiên cứu phục vụ cho điều tra, sưu tầm, tìm hiểuvăn hóa các dân tộc thiểu số dưới góc độ dân tộc học, hoặc chỉ lựa chọn những vấn
đề phù hợp với mục đích của các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, dự án phát triểnkinh tế, xã hội, phục vụ cho việc xây dựng chính sách về quản lý và bảo vệ tàinguyên…nên tiếp cận khái niệm tri thức bản địa như một bản chất ít thay đổi, tậptrung trên một số khía cạnh như: gọi tên và phân loại động thực vật, quản lý tàinguyên thiên nhiên qua luật tục, sưu tầm, tìm hiểu phong tục tập quán, sưu tầm luậttục, văn học dân gian…Thế giới nhận thức luận chưa được quan tâm đúng mức,trong khi chính thế giới quan là yếu tố có sự ảnh hưởng, chi phối toàn bộ các thựchành văn hóa của cộng đồng Chính vì cách tiếp cận tri thức bản địa như trên, cácnhà nghiên cứu ở Việt Nam ít quan tâm đến mối tương tác giữa yếu tố kỹ thuật vàphi kỹ thuật hay nói cách khác ít quan tâm mối quan hệ giữa tri thức bản địa và cácthành tố khác của văn hóa Thậm chí, vẫn còn những nghiên cứu xem tri thức bảnđịa là những phong tục tập quán lạc hậu cần loại bỏ…chính cách hiểu về tri thứcbản địa như trên đã bỏ qua việc nhìn nhận tri thức này trong mối quan hệ qua lại vớithế giới quan, vũ trụ quan, với vấn đề tâm linh, tín ngưỡng, dẫn đến việc xây dựngmột số chính sách về văn hóa, về phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộcthiểu số chưa chú ý đến vai trò của tri thức bản địa trong đời sống văn hóa của cộngđồng Trong khi các nhà nhân học hiện nay xem “tri thức bản địa cần phải được hiểunhư một hệ thống hoặc thế giới quan hoàn chỉnh gồm cả hiểu biết về tôn giáo, tínngưỡng, lễ nghi và các khía cạnh của tri thức bản địa” [70, tr.1]
Qua nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông về quản lý các nguồn tàinguyên đất, rừng và nguồn nước, luận án sẽ tìm hiểu cách mà người Mnông sử dụng
vũ trụ quan của sự hòa hợp nhằm thể hiện sự tôn trọng tự nhiên, tôn trọng thần linhnhư thế nào? Trong luận án này, tri thức bản địa sẽ được nhìn nhận trong mối liên hệvới bối cảnh văn hóa của người Mnông nói chung và trong sự mai một của hệ thốngtri thức này nói riêng; bổ khuyết cách hiểu, cách tiếp cận tri thức bản địa còn nhiềukhoảng trống ở Việt Nam Trên cơ sở nhìn nhận tri thức bản địa là một chỉnh thểnguyên hợp, không tách rời các thành tố cấu thành tri thức này, không tách rời yếu
tố kỹ thuật và phi kỹ thuật, quan tâm đến cơ sở hình thành của tri thức bản địa, tìmhiểu tác động của nhận thức luận đến sinh kế bền vững của tộc người Mnông Tìmhiểu hệ thống tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk giúp
Trang 6chúng ta hiểu biết hơn về kho tàng văn hóa của đồng bào Mnông, hiểu biết hơn vềcách mà họ ứng xử với môi trường tự nhiên để bàn luận về vai trò của tri thức bảnđịa trong đời sống văn hóa tộc người và những vấn đề đặt ra khi kho tàng tri thứcnày bị mai một và dần biến mất
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của tri thức bản địa đối với văn hóa một tộc
người và sự phát triển bền vững nên tôi chọn đề tài “Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên” để làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa dân gian
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua việc giới thiệu một cách hệ thống vàtoàn diện về tri thức bản địa của người Mnông góp phần làm sáng tỏ đặc trưng vănhoá của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; đồng thời nhìn ra quá trình vậnđộng của kho tàng tri thức bản địa của người Mnông trong bối cảnh xã hội chuyểnđổi hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận diện một cách hệ thống kho tàng tri thức bản địa Mnông ở huyện Lắk, tỉnhĐắk Lắk về quản lý và sử dụng tài nguyên
Chỉ ra quá trình biến đổi và các nhân tố gây biến đổi tri thức bản địa của ngườiMnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk từ sau 1975 đến nay
Bàn luận về những vấn đề đặt ra liên quan đến tri thức bản địa và sự biến đổitri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh xã hộichuyển đổi hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kho tàng tri thức bản địa liên quan tới quản lý vàsử dụng tài nguyên thiên nhiên của người Mnông tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
3.2 Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Tri thức bản địa là một vấn đề rất rộng song, trong luận án này chúng tôi chỉ tậptrung nghiên cứu sâu tri thức bản địa trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiênnhiên bao gồm đất rừng, nguồn nước trên các khía cạnh: xem xét sự phù hợp của kỹ
Trang 7thuật canh tác với môi trường sinh thái; tập trung nhìn nhận cách quản lý, phân phốitài nguyên qua các thiết chế (luật tục, kiêng kị) với vai trò là bà đỡ cho việc bảo vệtài nguyên Đề tài đặc biệt quan tâm đến nhận thức luận của người Mnông đối vớitài nguyên thiên nhiên thông qua thế giới quan, tín ngưỡng và nghi lễ Trên cơ sở
đó, chúng tôi xem xét những nguyên nhân, các chiều tác động làm biến đổi tri thứcbản địa Đặc biệt quan tâm đến chiều tác động của chính sách nhà nước đối vớitruyền thống quản lý tài nguyên đất rừng và nguồn nước, nên các văn bản của nhànước cũng được tiếp cận giới hạn trong phạm vi những nội dung liên quan đếnquyền sở hữu và quản lý tài nguyên
3.3 Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk là địa bàn khảo sát chính của chúng tôi vì đây là nơisinh sống lâu đời của người Mnông với dân số chiếm 63 % dân số toàn huyện Nơiđây có địa hình cảnh quan đồi núi xen lẫn các vùng trũng tạo nên sự đa dạng về địahình, do đó tri thức bản địa của các nhóm Mnông cũng chịu ảnh hưởng của môitrường sinh thái nên có những đặc trưng khác nhau Nhóm Gar cư trú trên núi caonổi tiếng với việc “ăn rừng”, nhóm Rlâm cư trú tại các vùng trũng lại thuần thục vớiviệc sử dụng đàn trâu vào canh tác lúa nước Hiện nay, không gian xã hội của ngườiMnông đã bị tác động, thay đổi khá nhiều, rừng không còn là không gian bao chiếm,diện tích ruộng lúa bị thu hẹp do tăng dân số và bố trí dân cư xen cài, sự tiếp nhận
kỹ thuật canh tác mới, các thiết chế văn hóa, xã hội thay đổi, du lịch trở thành nguồnthu nhập cho một bộ phận người dân, sự tác động của chính sách đối với tài nguyên,sự thâm nhập sâu của các tôn giáo mới…đã làm thay đổi tập quán ứng xử của ngườiMnông đối với tài nguyên cũng như việc bảo lưu các yếu tố văn hóa truyền thống.Trước bối cảnh không ngừng thay đổi và nhiều chiều tác động đối với các làng củangười Mnông, chúng tôi chọn 11 làng để khảo sát gồm:
Buôn Lê (uôn Dlei), buôn Jun (uôn Jun) (Thị trấn Liên Sơn) là làng của
nhóm Rlâm, cư trú ở vùng trũng ven hồ Lắk, canh tác lúa nước, hiện nay có một bộphận cư dân tham gia làm du lịch
Bon Yuk La (xã Đắk Liêng) là làng cư trú trên núi cao, canh tác lúa rẫy, chịu
tác động của chính sách định canh định cư của Nhà nước đã chuyển cư xuống vùngđất thấp ven thị trấn Lắk, chuyển sang canh tác lúa nước và trồng các cây côngnghiệp
Bon Ba Yang, R’chai A, Phi Dih Ja (xã Krông Nô); bon Liêng Ké, bon
Trang 8Tlông, bon Ji Yôk (xã Đắk Phơi), là các làng thuộc nhóm Gar, cư trú trên núi cao,
nổi bật với truyền thống quản lý đất rừng, canh tác lúa rẫy Nhưng hiện nay, cáclàng này cũng được sắp xếp xuống vùng đất bằng phẳng, các tôn giáo mới xâmnhập, tác động khá mạnh đến đời sống tinh thần của một bộ phận người dân Nhưng
về cơ bản, các làng này vẫn còn duy trì nhiều yếu tố văn hóa truyền thống
Uôn Diêu (xã Bông Krang), uôn Dâng Băc (xã Yang Tao) là 02 làng của
nhóm Rlâm, canh tác lúa nước, chịu sự tác động mạnh của tôn giáo mới (Tin Lành,Công giáo), phần lớn văn hóa truyền thống được chuyển đổi sang đức tin và làmtheo lời chúa, nghi thức tôn giáo thay cho các nghi lễ truyền thống Sự chuyển đổidiễn ra mạnh mẽ ở các làng có cư dân tin theo đạo Tin Lành
Để nghiên cứu có thêm tính thuyết phục, chúng tôi còn tiến hành điền dã tại
xã Đắk Rung, huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông); xã Đăm Rông, huyện Đăm Rông(tỉnh Lâm Đồng), qua đó, có sự so sánh những tương đồng và dị biệt về tri thức bảnđịa giữa các nhóm Mnông ở những địa phương khác nhau
3.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắktrong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tiến trình pháttriển xã hội tộc người; nghĩa là các tri thức bản địa đã và đang tồn tại trong nhậnthức của cộng đồng người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Phạm vi thời gian được trình bày làm hai giai đoạn, từ 1945 đến 1985 và từ 1986đến nay Vì từ 1945, ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến tranh chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ (chất độc hóa học làm ô nhiễm nguồn nước, tàn phá rừng,dồn dân lập đồn điền, lập ấp chiến lược…) thì về cơ bản, quyền sở hữu tài nguyênvẫn thuộc về cộng đồng, nhóm họ, các cá nhân tiến hành khai thác, sử dụng tàinguyên theo sự phân phối của những người được cộng đồng tôn phong trong làng,trong rừng Người Mnông vẫn duy trì tập quán canh tác lúa rẫy và lúa nước theođúng truyền thống Diện tích rừng và độ che phủ rừng đảm bảo cho cộng đồng thựchiện quyền sở hữu và canh tác theo lối luân khoảnh khép kín Ở giai đoạn này,chúng tôi tập trung vào việc nhận diện những đặc trưng của tri thức bản địa củangười Mnông trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất rừng và nguồn nước theotruyền thống Giai đoạn từ 1986 đến nay, Đảng, Nhà nước đã triển khai các chươngtrình phát triển kinh tế-xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở TâyNguyên Ở huyện Lắk, các nông lâm trường, hợp tác xã nông nghiệp được thànhlập, diện tích đất khai hoang được mở rộng đã hình thành nên cánh đồng lúa buôn
Trang 9Tría, buôn Triết rộng lớn; chủ trương di dân từ các tỉnh đồng bằng và duyên hảimiền Trung lên phát triển kinh tế đã đặt ra yêu cầu phân bố lại địa bàn cư trú củangười Mnông trên cơ sở vận động bà con bỏ tập quán du canh du cư, hình thành các
bon làng định canh, định cư dọc các con đường quốc lộ và nội huyện Bên cạnh đó,
sự tác động của nền kinh tế thị trường và nhiều yếu tố khác (tôn giáo, giao lưu vănhóa, phương tiện truyền thông, khoa học kỹ thuật…) đã tác động trực tiếp và mạnh
mẽ đến nguồn tài nguyên, đây có thể xem là giai đoạn đánh dấu nhiều sự thay đổitrong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của người Mnông
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên hai nguồn tư liệu cơ bản: thứ nhất là nguồn tài liệu
đã được công bố, thứ hai là nguồn tư liệu do chính NCS thu thập từ thực tế điền dãtại các địa bàn đã nêu
Đối với nguồn dữ liệu thứ nhất, NCS thu thập nguồn tư liệu thứ cấp, đọc, xử lý,
phân tích và hệ thống lại những kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nội dung đềtài, bao gồm các sách, các đề tài, dự án viết về chủ đề tri thức bản địa, về ngườiMnông, về huyện Lắk… Nghiên cứu của chúng tôi tập trung tiếp cận vấn đề trêntính chỉnh thể nguyên hợp trong nghiên cứu văn hóa dân gian, kế thừa sâu sắc quanđiểm tiếp cận “không gian xã hội” của người Mnông và các thông tin được mô tả
trong công trình nghiên cứu về người Mnông của Georges Condominas (Chúng tôi
ăn rừng, Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, Kỳ lạ mỗi ngày) Cùng với đó là
việc thu thập các tài liệu thống kê, báo cáo liên quan từ cơ quan trung ương đến địaphương tỉnh, huyện, xã Có thể nói, đây là những tài liệu hết sức quan trọng, cấuthành nền tảng cơ sở lý luận của luận án
Nguồn dữ liệu thứ hai được triển khai bởi các phương pháp nghiên cứu trên thựcđịa, đây là phương pháp chủ đạo để thu thập nguồn tư liệu chính và quan trọng nhấtcủa luận án Cụ thể là:
Phỏng vấn sâu cán bộ địa phương cấp huyện, xã (lãnh đạo Ủy ban nhân dân,lãnh đạo và chuyên viên của Phòng Tài nguyên-Môi trường, Chi cục Kiểm lâm,Phòng Nông nghiệp, Phòng Dân tộc, Phòng Văn hóa thông tin, các cán bộ đoàn thểnhư Đoàn Thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ…), người dân địa phương nhằmthu thập ý kiến về chính sách phát triển kinh tế-xã hội, chính sách bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hoá
Trang 10Phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với đối tượng là cácgià làng, trưởng buôn, trưởng thôn, những người am hiểu (trên 60 tuổi), đại diện các
hộ gia đình người Mnông (nhất là các hộ gia đình trẻ, thanh niên Mnông có độ tuổi
từ 18 đến 40 tuổi) để thu thập thông tin về văn hóa truyền thống, về tri thức bản địa,
về lịch sử và quá trình phát triển của cộng đồng làng Trên cơ sở cách tiếp cận lịchđại, tác giả sẽ liệt kê, mô tả quá trình hình thành huyện Lắk, nguồn gốc về ngườiMnông, điều kiện tự nhiên, bối cảnh văn hóa xã hội (các quy định về quản lý và sửdụng tài nguyên đất rừng và nguồn nước, sinh kế truyền thống, tổ chức kinh tế xãhội, sự thay đổi về quan niệm, cách thực hành văn hóa cũng như các chiều tác độngđối với văn hóa và tri thức bản địa về quản lý và sử dụng đất rừng và nguồn nước)
…
Tri thức bản địa là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn liềnvới văn hóa của cộng đồng, do vậy, nhận thức, lý giải tri thức bản địa phải gắn liềnvới môi trường hình thành tri thức ấy Áp dụng phương pháp “chân trần trong bùn”của Jacques Dournes trong nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên,tác giả luận án sử dụng triệt để phương pháp quan sát, chụp ảnh cộng đồng làng,cùng tham dự các sinh hoạt, các nghi lễ, thực hành canh tác… nhằm tái hiện các dữliệu trong phần trình bày nội dung chương 2 và chương 3 của luận án Với lợi thế,tác giả luận án là người Mnông nên trong quá trình sinh sống cũng như trong quátrình điền dã đã có dịp quan sát, tham dự, chụp ảnh nhiều hoạt động trong phạm vigia đình và cộng đồng làng Đây là những tư liệu sinh động, giúp cho tư liệu củaluận án có độ tin cậy cao, hạn chế tối đa ảnh hưởng bởi sự có mặt của người ngoàicộng đồng trong quá trình thu thập dữ liệu
Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh đồng đại và lịch đại trong khoa học
xã hội cũng được thực hiện để nhìn nhận các số liệu, sự kiện trong mối quan hệ vốn
có với nhau theo thời gian và không gian để đảm bảo những phân tích đánh giátrong luận án là khách quan và trung thực
Phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp nhằm làm rõ đặc trưng của trithức bản địa của người Mnông với tri thức bản địa các tộc người khác trong khuvực
Phương pháp liên ngành là sự kết hợp giữa nghiên cứu dân tộc học, văn hoáhọc với phương pháp của ngành lịch sử, tôn giáo học và xã hội học Bởi vì, văn hóadân gian Việt Nam nói chung là tổng thể mọi sáng tạo nên không có cách nào hiệu
Trang 11quả hơn là cách tiếp cận liên ngành, từ ngả đường lịch đại và đồng đại-nghĩa là cả
về diễn trình lịch sử và cấu trúc [142, tr.575-577]
Phương pháp chuyên gia được thực hiện nhằm tranh thủ ý kiến tham vấn củacác chuyên gia ở địa phương và ở Hà Nội đối với chủ đề nghiên cứu Những hiểubiết, kinh nghiệm của các chuyên gia thật sự hữu ích đối với quá trình thực hiệnluận án: giúp định hướng cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu; góp ý cho việc xây dựngcấu trúc luận án đảm bảo tính logic; cung cấp, bổ sung tư liệu…giúp nghiên cứuđược toàn diện và sâu sắc hơn
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý thuyết và khái niệm liên quanđến tri thức bản địa của người Mnông nói riêng và cư dân nói ngôn ngữ Môn-Khơ
me nói chung
Nhận diện kho tàng tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk để từ đólàm sáng tỏ một số đặc trưng và giá trị văn hoá xã hội của tri thức bản địa ngườiMnông, những sự biến đổi, những chiều tương tác cũng như những nhân tố tác độngđến hệ thống tri thức bản địa của người Mnông và những vấn đề đặt ra từ đó
Cung cấp nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho chủ đề nghiên cứu về tri thức bảnđịa, về người Mnông, về Tây Nguyên, giúp ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
và cả hoạch định chính sách
Chỉ ra những vấn đề cấp bách, những thách thức đặt ra từ sự biến đổi nhanh chóngtheo chiều hướng thiếu tích cực của tri thức bản địa của người Mnông hiện nay vàkết nối với vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Dưới góc độ văn hóa dân gian, luận án góp phần nhìn nhận tri thức bản địa củangười Mnông trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên đất rừng vànguồn nước dựa trên tính chỉnh thể nguyên hợp, không tách rời các thành tố cấuthành tri thức bản địa, không tách rời giữa yếu tố kỹ thuật và phi kỹ thuật, xác địnhnhận thức luận đóng vai trò quyết định, chi phối hành vi ứng xử giữa con người vớitự nhiên
Bổ sung các luận điểm khẳng định vai trò, giá trị của tri thức bản địa trong quản lý
và sử dụng đất rừng và nguồn nước, là cơ sở để cộng đồng và các cơ quan quản lý
Trang 12nhà nước quản lý và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững, góp phần bảo tồn vàphát huy các giá trị của văn hóa dân gian Nghiên cứu còn góp phần khẳng định sựphù hợp của cách tiếp cận tài nguyên thiên nhiên dựa trên nguyên tắc có sự tham giacủa cộng đồng, kết hợp giữa tri thức bản địa và tri thức khoa học trong phát triểnbền vững
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án chỉ ra những vấn đề cần tập trung chú ý đối với tri thức bản địa như: nhữngbiểu hiện của tri thức bản địa về quản lý và sử dụng đất rừng và nguồn nước thôngqua các nguyên tắc xác định ranh giới đất rừng và nguồn nước, cử người phân phốitài nguyên, việc điều hòa nhu cầu sử dụng tài nguyên, quan niệm, tín ngưỡng, nghi
lễ, luật tục, kiêng kị, sáng tạo văn nghệ dân gian
Cung cấp cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hệ thống chính sách liên quanđến việc quản lý và bảo vệ tài nguyên, qua đó chỉ ra hạn chế của việc xây dựng một
số chính sách đã bỏ qua sự tham vấn ý kiến của người dân địa phương, chưa xemxét, tôn trọng và vận dụng hợp lý các khía cạnh của tri thức bản địa vào việc quản trịtài nguyên ở cấp cộng đồng Chính điều này đã dẫn tới sự xung đột giữa chính sáchcủa nhà nước với truyền thống quản lý tài nguyên của cộng đồng, giữa cơ quan quản
lý nhà nước ở địa phương và người dân; giữa người dân thuộc các cộng đồng khácnhau
Luận án cũng góp phần làm giàu các nghiên cứu vận dụng tri thức tộc ngườivào việc xây dựng chuẩn mực hành vi của cộng đồng và cả xã hội trước thực trạng ônhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên nghiêm trọng như hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia làm 4chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát địa bàn
nghiên cứu
Chương 2: Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong
quản lý, sử dụng đất rừng
Chương 3: Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong
quản lý, sử dụng nguồn nước
Trang 13Chương 4: Nguyên nhân sự biến đổi, các chiều tương tác và những vấn đề đặt ra
đối với tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về tri thức bản địa trên thế giới
Ở phương Tây, thường cho rằng không có cái gọi là tri thức bản địa theo nghĩa trithức “dân gian” đã từng tồn tại và biến mất, và theo một cách nào đó khoa học vàcông nghệ trở thành tri thức bản địa Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho chúng tathấy ngay từ thời trung cổ và giai đoạn đầu của thời hiện đại, các kinh nghiệm cộngđồng, truyền thống truyền miệng, kinh nghiệm cá nhân và quyền hạn có được thôngqua học hỏi hình thành nên tri thức “cô đọng” hay “sự thông thái được truyền giao”được sắp xếp thành những tri thức chuyên biệt, đặc biệt là tri thức y học [82, tr.8]
Từ thế kỷ 16 trở đi, tri thức dân gian Châu Âu kết hợp với y học có nguồn gốc Châu
Á và Châu Mỹ Chính sự vô danh này đã giúp xác định được những hoạt động mangtính khoa học mới nổi, đối nghịch với tri thức dân gian Về mặt phương pháp luận,tri thức khoa học vẫn tiếp tục tận dụng những tri thức dân gian có tính thực tiễn[Sđd, tr.9] Trong suốt thế kỷ 17, 18, tri thức khoa học của thế giới tự nhiên được tạo
ra, tiếp tục tiếp thu những tri thức dân gian địa phương tồn tại trước đó Một phần trithức dân gian còn sót lại vào cuối thế kỷ 20 trở thành đối tượng của việc phục hưnghóa Phần còn lại tiếp tục tồn tại như những tri thức ẩn cần thiết cho việc tạo ranhững cuốn sách và lý thuyết và tiếp tục thể hiện sự gắn kết thực tiễn của nhữngngười thợ thường dân, “tri thức dân gian đã bị hệ thống hóa thành tri thức khoa học”[Sđd, tr.10]
Những năm1960-1970 của thế kỷ XX, tri thức bản địa bị xem nhẹ, bị bỏ qua
và đánh giá thấp Tri thức bản địa không chỉ bị đánh giá thấp bởi những nhà quản lý
có trình độ được đào tạo theo phương Tây về những tiềm năng ứng dụng thực tiễn
Trang 14của nó Thậm chí, khi tri thức bản địa được dùng hiển nhiên, thì công lao của nhữngngười đưa nó đến với khoa học vẫn bị lờ đi [Sđd, tr.16] Mặc dù tri thức bản địa bịngoài lề hóa như trên nhưng ngay từ giữa thế kỷ 19, quá trình này bị xem xét lại.Nguyên nhân tri thức bản địa được xem xét lại là do sự bất lực của khoa học vàcông nghệ phương Tây trong giải thích thế giới tự nhiên, trong khi người dân bảnđịa lại sống hài hòa với thế giới tự nhiên, họ được xem như những nhà sinh thái họcthực sự với những hiểu biết sâu sắc về môi trường, những quan niệm, niềm tin vàcách bảo vệ nguồn tài nguyên [Sđd, tr.17] Tuy nhiên, sự nóng lòng của các nhànhân học và các chuyên gia phát triển muốn giúp tri thức bản địa được chấp nhận đãđẩy tri thức bản địa đến chỗ giải bối cảnh mà ở đó tri thức được hình thành và gắnchặt, bị biến thành “giải pháp hóa toàn cầu và khái quát hóa”, tri thức bản địa bị mãhóa và lưu giữ, phổ biến như tri thức khoa học; bị đẩy xa hơn, tri thức bản địa trởthành một khái niệm vụ lợi và phi cá nhân, cụ thể và bối cảnh [Sđd, tr.26-28]
Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, trong những năm gần đây có rất nhiều bài viết mangtính học thuật về tri thức bản địa Những nghiên cứu này tập trung vào các khíacạnh khác nhau của tri thức bản địa, từ tri thức về sinh thái áp dụng cho bảo tồn tàinguyên, cho đến các hệ thống phân loại đất, tri thức về thiên văn học và vũ trụ học,cho đến lập bản đồ địa lý và đặt tên cho vùng đất Danh sách các chủ đề có thể dànhcho các nghiên cứu về tri thức bản địa là vô tận [71, tr.2]
Aru Agrawal đặt vấn đề mức độ thích hợp của một thuật ngữ mang tính baotrùm “tri thức bản địa” bằng cách nêu bật một điểm tương đồng chính mà có vẻ ứngvới nhiều tri thức bản địa khác nhau Scott tranh luận rằng khái niệm “tri thức bảnđịa” được thay thế tốt hơn với các khái niệm như “tri thức địa phương” Roy Ellen
nỗ lực đưa ra 10 đặc tính chung của tri thức bản địa trong đó nhấn mạnh tính địaphương, tính chỉnh thể không thể tách rời giữa yếu tố kỹ thuật và phi kỹ thuật, giữa
lý trí và phi lý trí và những tri thức này thường nằm trong các truyền thống văn hóarộng lớn hơn Trong khi đó các nhà nhân học như Posey cũng tham gia tranh luậnlàm thế nào để phân loại, bảo tồn tri thức bản địa, làm thế nào để tích hợp tri thứcnày vào các dự án và chính sách phát triển Trong khi đó, Strang thì cho rằng “nhânhọc về bản chất là đối thoại và các lý thuyết và thực hành của nhân học cần được coi
là sản phẩm nhận thức luận của sự trao đổi đa văn hóa lâu dài và một sự tổng hợpcủa các lý thuyết và các tri thức [dẫn theo 71, tr.4]
Trang 15Năm 1997, một cuộc hội thảo với chủ đề “Tri thức bản địa về môi trường và những biến đổi” đã được tổ chức tại trường Đại học Kent (Canterbury, Hoa Kỳ) với
mục đích nhằm thảo luận chuyên sâu về khái niệm “tri thức bản địa” bao gồm cácvấn đề: sự hình thành tri thức, cách thức vận hành nó trong thực tiễn xã hội và cácbước phát triển thăng trầm của nó Từ đó, các nhà khoa học đánh giá một cáchkhách quan và nghiêm túc về thực trạng nghiên cứu tri thức bản địa trong nhữngngành khoa học khác nhau cả về phương diện thực tiễn và lý luận Đồng thời đánhgiá lại vai trò của tri thức bản địa trong bối cảnh cụ thể [82, tr 8] Các ý kiến phêbình “các nghiên cứu tri thức bản địa chỉ quan tâm đến phương pháp tiếp cận phânloại và dân tộc học thực vật” đã góp phần nhìn nhận tri thức bản địa là một hệ thốngtri thức quy mô, tổng thể, có thể kể đến các nghiên cứu của Mokuku, Berkes và cáccộng sự, Stave và các cộng sự, Bollig và Schulte [dẫn theo 71, tr.6]
Qua các nghiên cứu trên, tình hình nghiên cứu tri thức bản địa ở nước ngoài
có nhiều quan điểm tiếp cận trái chiều, thậm chí có cả việc lạm dụng tri thức bản địacho mục đích chính trị hoặc phục vụ cho mục đích của các dự án phát triển kinh tế,bảo tồn tài nguyên Tuy nhiên, về cơ bản, hầu hết các nghiên cứu đều thừa nhận vaitrò của tri thức bản địa trong việc hình thành bản sắc văn hóa và sinh kế của cộngđồng và đem đến cách tiếp cận mới với tri thức bản địa và đặt tri thức này trongtổng thể, quan tâm đến vai trò của thế giới quan đối với hệ thống tri thức này
1.1.2 Tình hình nghiên cứu tri thức bản địa ở Việt Nam
1.1.2.1 Các nghiên cứu về tri thức bản địa nói chung và tri thức bản địa qua các khía cạnh cụ thể
Ở Việt Nam, mối quan tâm, thiện cảm dành cho tri thức bản địa qua cácnghiên cứu ngày càng nhiều lên, hàng loạt hội thảo được tổ chức để khẳng định vaitrò, nêu lên tầm quan trọng của tri thức địa phương đối với vấn đề phát triển bềnvững miền núi Trong đó, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh tri thức bản địa như là mộtnhân tố cốt lõi để đưa vấn đề phát triển bền vững tộc người đến sự thành công
Về chủ đề này, các tác giả Nguyễn Ngọc Thanh, Đỗ Đình Sâm, Trần HồngHạnh, Nguyễn Trường Giang, Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng tập trung nghiên cứu trithức dân gian của các dân tộc thiểu số Dao, Mông, Thái, Mường Ngô Văn Lệ vàcác tác giả [53] đề cập đến tri thức bản địa trên các khía cạnh: hoạt động kinh tế,sinh hoạt văn hóa-xã hội và vai trò của tri thức bản địa trong đời sống tộc ngườithiểu số Đông Nam Bộ Nguyễn Diệp Mai [61] tập trung vào hệ thống tri thức bản
Trang 16địa của người Việt rừng U Minh Thượng trong ứng xử với môi trường tạo sự thíchứng tối ưu trong cuộc sống của họ
Trần Hồng Hạnh [33] đã tiến hành hệ thống, đánh giá khái niệm tri thức địaphương của các nhà nghiên cứu trong ngoài nước để cho thấy bức tranh của tìnhtrạng sử dụng chồng chéo các khái niệm tri thức “bản địa”, “truyền thống” hay “địaphương” là khá phổ biến, nỗ lực xác định quan niệm về tri thức bản địa của các nhànghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất và chưa có một định nghĩa nào được toàn cầuchấp nhận Ngoài ra bài viết cũng đề cập đến vấn đề về mối quan hệ của tri thức địaphương và cư dân địa phương, bối cảnh và sự phân loại tri thức bản địa Không nên
đề cao hay đánh giá thấp tri thức hiện đại hay tri thức địa phương…Việc kết hợp cáckiến thức địa phương với các kiến thức kỹ thuật hiện đại là một giải pháp tốt, cầnthiết và thích đáng để đưa lại tính hiệu quả cao cho các dự án phát triển ở vùng nôngthôn và miền núi
Dưới góc độ lý thuyết cấu trúc, Lê Sỹ Giáo [25] đề cập đến mối quan hệ hếtsức chặt chẽ và biện chứng giữa rừng và quyền kinh tế của người dân: Rừng còn thìnguồn nước dồi dào, rừng mất thì nguồn nước cạn kiệt Không có rừng, không cónước thì cũng có nghĩa là không gian sinh tồn bị đe dọa “Rừng không phải chỉ làrừng Rừng là không gian sinh tồn, là phương tiện đặc biệt để sinh sống Rừng còn
là môi trường văn hóa” Vì vậy, không gian sinh tồn và quyền hoạt động kinh tếphải được xem xét một cách hết sức chu đáo, cả về mặt tự nhiên, cả về mặt xã hộicủa nó, không kể đó là dân tại chỗ hay dân từ nơi khác đến Nguyễn Duy Thụy[109] hệ thống và đánh giá hiệu quả một số chính sách liên quan đến công tác quản
lý, quy hoạch và sử dụng ruộng đất ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk Tác giả cho rằng:việc quản lí đất đai, quản lý kế hoạch sản xuất còn lỏng lẻo, Nhà nước chưa thực sựkiểm soát được việc sử dụng đất, dẫn đến tình trạng mua bán, lấn chiếm, cấp đất tráipháp luật diễn ra Một số diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang đất xây dựngkhông theo quy hoạch Hệ quả tất yếu là hiện tượng tranh chấp đất đai nảy sinh vàdiễn ra ngày càng phổ biến, căng thẳng Mai Thanh Sơn [86] tập trung nghiên cứutác động của sự can thiệp từ bên ngoài và chính sách đất đai của Nhà nước đối vớingười dân Tây Nguyên trên cơ sở lý thuyết “Ba điểm tựa và đa chiều tác động” Môhình quản lý cộng đồng các nguồn tài nguyên dựa trên nguyên tắc hành động tập thểđược tác giả đề xuất như là một giải pháp hiệu quả nhằm dung hòa những cách tiếpcận khác nhau về quyền sở hữu, cho phép quan tâm đến các vấn đề văn hóa-xã hộicủa các nhóm đối tượng Bùi Minh Đạo [21], [22], [23], [24] làm sáng tỏ thực trạng
Trang 17tổ chức và hoạt động của buôn làng Tây Nguyên từ truyền thống đến nay đang đốimặt với mâu thuẫn giữa sở hữu toàn dân với sở hữu tập thể buôn làng về đất rừng;Tình trạng thiếu đất sản xuất; Mất rừng, suy giảm môi trường sống, mất nguồn sinh
kế truyền thống; Hệ thống chính trị cơ sở cấp buôn làng hoạt động kém hiệu quả;Đứt gãy văn hóa và mai một, mất mát nhanh văn hóa; Ảnh hưởng tiêu cực đến lòngdân Tây Nguyên và sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên Mặc dù đánh giá caohiệu quả của việc quản lý và sử dụng đất rẫy của các dân tộc tại chỗ của TâyNguyên, nhưng tác giả cũng nhận xét những tri thức địa phương này chỉ tồn tại vàthích dụng trong điều kiện đất còn rộng, người còn thưa trước đây, còn hiện nay, trithức này đã mất dần dần cơ sở tồn tại và trở thành di sản do hệ quả của việc tăngdân số tự nhiên và cơ học, do việc khai thác đất, rừng ồ ạt, do nhu cầu bảo vệ tàinguyên và môi sinh trong điều kiện mới
Trong những nghiên cứu tri thức bản địa của người dân tộc thiểu số, đángchú ý là các nghiên cứu của một số nhà nhân học, tuy không trực tiếp đề cập đến trithức bản địa nhưng lại quan tâm nghiên cứu sự tác động của diễn ngôn, chính sách,tri thức đối với văn hóa, sinh kế và tập quán địa phương trong quản lý môi trường
của người dân tộc thiểu số và về miền núi Việt Nam Nhóm tác giả cuốn sách Diễn ngôn, chính sách và sự biến đổi văn hóa-sinh kế tộc người [10] đứng trên quan điểmnhân học hiện đại, nhằm thể hiện sự tranh luận với các nghiên cứu tri thức bản địadưới quan điểm tiến hóa luận đơn tuyến, định kiến tộc người và hướng tới nghiêncứu tri thức địa phương cần phải được hiểu như là một hệ thống hoặc thế giới quanhoàn chỉnh Các nền văn hóa sẽ được nghiên cứu theo chiều ngang, bằng và hướngđến sự đa dạng và độc đáo của từng tộc người Pamela McElwee [71] còn so sánhgiữa tri thức bản địa và tri thức khoa học để từ đó nêu lên thực trạng nghiên cứu trithức bản địa tại Việt Nam “bị giới hạn chủ yếu ở phương pháp tiếp cận phân loạihoặc liệt kê danh mục và những phương pháp này không nhận ra được sự đa dạng
và tính tổng thể của tri thức bản địa” Christian Culas [13] đi sâu vào phân tích ảnhhưởng của diễn ngôn đến các tri thức và tập quán nông nghiệp và quản lý rừng củacác dân tộc miền núi Tuy có phần hơi tiêu cực khi đánh giá hệ thống chính sáchphát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam nhưng bài viết cũng đã thể hiện góc nhìn củatác giả đối với tình hình nghiên cứu và sự tác động của các nghiên cứu đối với trithức bản địa ở Việt Nam Guérin Mathieu [62] đặt lại vấn đề nghiên cứu đối với việcđốt rừng làm rẫy của các cư dân vùng cao và ông cho rằng đó là kỹ thuật canh táckhông hề lạc hậu và họ không phải là kẻ phá rừng như chúng ta từng nghĩ Bài viết
Trang 18cũng đã góp thêm tiếng nói khẳng định sự phù hợp của kỹ thuật canh tác nương rẫytrên địa hình rừng núi Việt Nam
Ngoài các công trình của các học giả, nghiên cứu về tri thức bản địa còn có sựtham gia của các tổ chức, các dự án về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: Các tổchức phi chính phủ (NGO), Trung tâm nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường(ISEE), Trung tâm nghiên cứu khoa học môi trường (CRES), Viện Khoa học lâmnghiệp (FSI), Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada (IDRC) và QuỹFord tài trợ về “Tri thức bản địa và việc phát triển nông nghiệp miền núi Việt
Nam” Các dự án này nhằm tìm hiểu khối tri thức bản địa đa dạng đóng vai trò quantrọng trong việc hướng dẫn các hoạt động nông nghiệp về chiến lược sinh tồn củacộng đồng dân tộc thiểu số và đưa ra các khuyến nghị liên quan đến bảo tồn và pháttriển tri thức bản địa [71, tr 7, 8]
Hầu hết các dự án bảo tồn được nước ngoài tài trợ, triển khai trên các địaphương miền núi chủ yếu nhằm vào việc nâng cao việc bảo vệ khu bảo tồn, do đógóp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, tìm cách giảm sự phụ thuộc vào rừngcủa các cộng đồng địa phương, khuyến khích các cộng đồng tôn trọng và đóng gópvào việc bảo vệ khu bảo tồn nhưng lại bỏ qua nghiên cứu cụ thể về tri thức bản địaliên quan đến sự hiểu biết, niềm tin, thần linh, nghi lễ, hoạt động tôn giáo vốn tồn tạivới môi trường và chi phối sâu sắc các thực hành của người dân bản địa [71, tr 13-
vào khái niệm kiến thức kỹ thuật bản địa của Warren để giới hạn phạm vi đề cập
gồm: kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi; kiến thức về quản lý rừng và tài nguyêncộng đồng; kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe con người; kiến thức về tổ chứccộng đồng và truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu… không đề cập các kiến thức
Trang 19văn hóa như: âm nhạc, tín ngưỡng, đạo đức… Đỗ Đình Sâm, Trần Sỹ Hải, NguyễnHữu Thành cũng chỉ quan tâm nghiên cứu về các hoạt động nông nghiệp hoặc cácgiải pháp kỹ thuật địa phương [71]
Một số tác giả quan tâm nghiên cứu tập quán khai thác, quản lý, sử dụng tàinguyên của một số tộc người cụ thể như: Lò Ngọc Biện [6] Nguyễn Ngọc Thanh[88]…đã mô tả cách thực hành tri thức địa phương trên phương diện kỹ thuật vàthiết chế liên quan đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất, rừng và nguồn nướccủa người Mường ở một số huyện của tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa Mặc dù các tácgiả có đề cập đến nhận thức về rừng gồm có hai chức năng: nuôi sống, điều hòa môitrường sống cho con người và thông tin, giới thiệu một số nghi lễ, quy ước bảo vệrừng nhưng nhìn chung, các tài liệu này vẫn tiếp tục cách tiếp cận mô tả, giới thiệusự thích ứng của người Mường đối với môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn tàinguyên thiên nhiên Nguyễn Thẩm Thu Hà [30] dựa trên thuyết nhân học sinh thái
và thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa để nghiên cứu tri thức địa phương của ngườiSán Dìu ở Tuyên Quang trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tác giả tậptrung mô tả tri thức địa phương trong sử dụng tài nguyên đất, rừng và nguồn nướctrên cơ sở đó đánh giá, phân tích những yếu tố tích cực và hạn chế của tri thức này Dương Tuấn Nghĩa [68] nghiên cứu tri thức dân gian của người Hà Nhì đen trongkhai thác và bảo vệ tài nguyên rừng gắn với phát triển bền vững, tác giả có đề cậpđến cái thiêng, luật tục với vai trò là những yếu tố chi phối hoạt động khai thác vàgóp phần bảo vệ rừng
Một vài cách tiếp cận chính chiếm ưu thế trong khối lượng tài liệu nghiên cứu
về tri thức bản địa tập trung vào việc sưu tầm các tên địa phương của các loài cây,thuộc tính của chúng, hình thái nguồn gen, liệt kê cách khai thác, chế biến, sử dụngcây thuốc và bảo quản thuốc, các tri thức, kinh nghiệm, tập quán chăm sóc sức khỏe(Trần Thiện Ân, Huỳnh Văn Kéo, Trần Hồng Hạnh); giới thiệu, quảng bá sản phẩmnông nghiệp (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Bình Minh), tuy nhiên các tác giả nàyvẫn chưa quan tâm đề cập đến thế giới quan liên quan đến các tri thức này [dẫn theo
71, tr.7]
Chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan đề cập đến vai trò của tổ chứccộng đồng trong quản lý tài nguyên nước tại đập thủy lợi Thái Long (Cẩm Phú, CẩmThủy, Thanh Hóa); Trần Hồng Thu giới thiệu tri thức địa phương của người Mườngtrong quản lý và sử dụng tài nguyên nước; Vi Văn An giới thiệu tri thức dân gian
Trang 20của người Thái trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; Phan Quốc Anh với bàiviết “vai trò tri thức bản địa của người Chăm Ninh Thuận trong ứng xử với môitrường nước”; Đặng Thị Oanh với bài “Tri thức dân gian về nước của người Thái [dẫn theo 53]
Qua điểm luận một số tác giả nghiên cứu chủ đề tri thức bản địa về quản lý, sửdụng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở trên cho thấy có sự tách biệt từngloại tài nguyên đất, rừng, nước hoặc tập trung quan tâm đến tính hữu dụng về mặt
kỹ thuật của tri thức này trong sản xuất nông nghiệp mà bỏ qua phần trình bày vềthế giới quan, vũ trụ luận Trong khi đó, các tác giả như Rapaport, Dolmatoff,Lansing, Janjanapan, Cầm Trọng lại chỉ ra rằng tôn giáo, nghi thức và các biểutượng lại chính là thực thể điều hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, rằnglực lượng siêu nhiên là một cơ chế có sức mạnh đặc biệt trong việc điều hòa mốiquan hệ nói trên [dẫn theo 9, tr.353] Hoàng Cầm đứng trên hướng lý thuyết nhìnnhận tôn giáo, nghi thức và các biểu tượng như là một thực thể điều hòa mối quanhệ giữa con người và tự nhiên bởi vì niềm tin tôn giáo thể hiện vũ trụ quan của cáctộc người bản địa, không phải là sự biểu lộ nỗi sợ hãi của con người trước lực lượngsiêu nhiên Mối quan hệ khăng khít, nền tảng của vũ trụ quan sinh thái chi phối đếnthực hành của con người đối với tự nhiên, trong đó lực lượng siêu nhiên đóng vaitrò quyết định Lối tư duy này quy định cách thức con người hành động theo hướngchia sẻ với môi trường tự nhiên như là một phần của xã hội con người, đây là môhình quan trọng trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để đạt được sự cân bằng sinhthái trong tương lai [9], [36], [38]
Trên đây là những công trình nghiên cứu về tri thức bản địa ở Việt Nam Trithức bản địa được đề cập trên các khía cạnh, rất phong phú, đa dạng, hữu ích chochúng tôi trong tham khảo, tiếp tục nghiên cứu mảng vấn đề này trong luận án Cáchtiếp cận tập trung vào tập quán khai thác và bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyênthiên nhiên của các dân tộc miền núi luôn được các tác giả quan tâm từ rất sớm vàngày càng chiếm số lượng lớn trong các tài liệu viết về tri thức bản địa Các
nghiên cứu trên đều khẳng định, đánh giá vai trò quan trọng của tri thức bản địa Tuy nhiên, đáng chú ý nhất trong số các nghiên cứu về tri thức bản địa ở Việt
Nam, đó là bàn luận của Pamela McElwee trong bài “Việt Nam có tri thức bản địa không?” cho rằng: phần lớn các nghiên cứu về tri thức bản địa/tri thức sinh thái
truyền thống cho đến nay ở Việt Nam chỉ sử dụng một cách chọn lọc khái niệm về
Trang 21tri thức bản địa như một bản chất [ít thay đổi], tập trung vào việc gọi tên và phânloại [động thực vật] hoặc vào việc quản lý các tài nguyên thiên nhiên qua luật tục,
mà không có nỗ lực để hiểu thế giới nhận thức luận rộng lớn hơn mà nơi đó tri thứcbản địa được hình thành” Theo Pamela McElwee, các nhà nghiên cứu Việt Nam khinghiên cứu tri thức bản địa cần phải chú ý đến tính hệ thống của tri thức bản địa,hoặc cần phải hiểu tri thức bản địa như là thế giới quan hoàn chỉnh bao gồm cáckhái niệm không chỉ tên địa phương đặt cho động thực vật và không chỉ hệ phânloại mà còn cần hiểu biết về tôn giáo, tín ngưỡng và lễ nghi, các khía cạnh của trithức trước đó không được quan tâm trong bảo tồn môi trường [tr.1] Chính từ chủ đềnghiên cứu của Pamela McElwee [71] và Hoàng Cầm [9], xem xét tri thức bản địatrong tính chỉnh thể, nhìn nhận thế giới quan là cơ sở hình thành đối với tri thức này
đã hướng nghiên cứu của chúng tôi đến với việc hiểu, tiếp cận tri thức bản địa củangười Mnông về quản lý các nguồn tài nguyên đất rừng và nguồn nước như mộtchỉnh thể nguyên hợp, trong đó thế giới quan đóng vai trò chi phối mạnh mẽ cácthành tố khác của tri thức bản địa, không tách rời giữa yếu tố kỹ thuật và phi kỹthuật, giữa lý trí và phi lý trí; tập trung làm rõ cơ sở thế giới quan và đặt tri thức nàytrong mối quan hệ với văn hóa của người Mnông
1.1.3 Nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông và tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.1.3.1 Nghiên cứu về tri thức bản địa của người Mnông
Nghiên cứu về các tộc người Tây Nguyên đã diễn ra từ những năm đầu thế kỷ
XX bởi các học giả và các quan cai trị người Pháp và sau đó là người Mỹ, ngườiViệt Nam, các công trình này không được gọi là nghiên cứu về tri thức bản địa.Henri Maitre [35] tập trung cung cấp cứ liệu lịch sử quan trọng của một thời điểmlịch sử từ những năm 1912 về Cao nguyên miền thượng cũng như về vùng ngườiMnông mà không đề cập chút nào về tôn giáo nhưng cuốn sách vẫn là một nghiêncứu tổng quát không chỉ đầu tiên mà còn chất lượng nhất về Tây Nguyên” Còn lạicác tác giả như: Georges Condominas, J.Dournes, Gerald Canon Hickey, JoannL.Schrock, Henry và Evangeline Blood, ngoài những mô tả dân tộc học về đời sống,sinh kế, phong tục tập quán đều đề cập thế giới quan, tôn giáo, tín ngưỡng, huyềnthoại…của người Mnông
Trang 22J.Dournes [46] đã đưa chúng ta lạc vào một thế giới huyền ảo nhưng khôngkém phần sống động, qua đó chúng ta thấy được: dáng vẻ con người và lịch sử TâyNguyên; các tộc người, các phương ngữ và diện mạo của họ; các kỹ thuật và nghithức sáng chế; thuật chữa bệnh; tổ chức đời sống gồm gia đình và xã hội; tính biểutượng của luật pháp thể hiện qua sự nghiêm minh của chất thơ; vị trí hàng đầu củacái tinh thần tôn giáo; đêm đêm bên bếp lửa và ý niệm về thế giới đã phản ánh quanniệm vũ trụ mang tính siêu hình Cao hơn nữa là những ý niệm được biểu đạt quacác câu chuyện kể, qua những giấc mơ của người Tây Nguyên đã được J Dournes
tái hiện sống động trong “Rừng, đàn bà, điên loạn” [45] Khác với Yersin, Kemlin,Lavallé, Maitre, Guerlach Sabatier, Altomarchi… vốn chỉ tập trung vào thám hiểm,
cai trị, truyền giáo…Với phương pháp “chân trần trong bùn”, J Dournes không
nghiêm túc lắm với nhiệm vụ truyền giáo theo cái nghĩa cải đạo cho dân chúng địaphương mà ông lại rất nghiêm túc trong việc nghiên cứu xã hội người K’ho, Srê,
Mạ, và đặc biệt là người Gia Rai Đó là vì “ông e ngại không muốn thay đổi mộtnền văn hóa mà ông cho rằng còn gần gũi với Thiên chúa giáo nguyên thủy hơn cảnền văn hóa phương Tây của ông” [1, tr.163] Ông dắt chúng ta đi qua miền mơtưởng Giarai thông qua các huyền thoại của họ và cho phép chúng ta hiểu rằng
“những con người tưởng chừng chỉ hành động vì miếng ăn thường nhật này, còn cónhững mối lo toan và một tư tưởng cao lớn hơn nhiều, khi ngọn lửa trong bếp bùngcháy” [46, tr 410] Mặc dù, không viết về người Mnông, nhưng có thể nói, trongnhững tư liệu quý giá mà Dam Bo (bút danh của J.Dournes) thu thập và tái hiện, lànhững vấn đề cơ bản về Tây Nguyên được tác giả đặt ra về sự phát triển của xã hội
và về số phận con người nơi đây vẫn vẹn nguyên tính thời sự Trong luận án chúngtôi kế thừa một số quan điểm, cách tiếp cận vấn đề của ông khi nói về mối quan hệgiữa con người và rừng, đặc biệt là ý niệm tôn giáo và chiều sâu minh triết củangười Tây Nguyên
Nhắc đến những nghiên cứu về người Mnông, phải nhắc đến nhà Mnông họcGeorges Condominas [27], [28], [160], ngoài việc ghi lại nhiều thông tin quý giá vềnhiều mặt như tín ngưỡng, tập tục, sinh hoạt…ông đặc biệt thành công trong việc đềcập một số phương diện của một không gian xã hội của người Mnông Gar (ngônngữ, dân ca, thần thoại, quan hệ xã hội, nghi lễ, kiêng kị, sự trao đổi và tôn giáo)
Nếu Chúng tôi ăn rừng [28] được đánh giá là công trình viết về người Mnông Garmột cách chi tiết và toàn diện nhất dưới con mắt của một nhà dân tộc học chân
chính thì Không gian xã hội Đông Nam Á [27] mới thể hiện đầy đủ quan điểm của
Trang 23Condominas khi tiếp cận, nghiên cứu văn hóa một tộc người đó là “trong khi nghiêncứu một xã hội, người ta không thể bỏ qua vị trí của thế giới quan, sự tương tác chặtchẽ giữa bình diện tôn giáo với những bình diện khác của không gian xã hội độngchạm tới tất cả mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng, những yếu tố hợp thành này
đã duy trì cho người đó luôn ở trong một mạng quan hệ thường xuyên với nhữngsinh linh ở các mức khác nhau” Trong quá trình nghiên cứu luận án này, chúng tôitham khảo khá nhiều tư liệu và dựa trên cách tiếp cận của Condominas để nhìn trithức bản địa trong mối quan hệ chỉnh thể, nguyên hợp với các thành tố khác của vănhóa
Tiếp theo các nhà nghiên cứu, quan cai trị người Pháp, từ cuối thập niên 1950các học giả người Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến các dân tộc Trường Sơn-TâyNguyên Đầu tiên phải kể đến Gerald Canon Hickey và các nhà nghiên cứu của ViệnNgôn ngữ học Mùa hè [154] giới thiệu các tiểu nhóm và dân số, mô tả khái quát vềkhu định cư của người Mnông, tổ chức chính trị xã hội được biết đến bởi đơn vị cơbản là làng, những người đàn ông thiêng trong rừng và làng có trách nhiệm phânphối các lô canh tác nương rẫy Năm 1967, Gerald Canon Hickey lại tiếp tục hướngnghiên cứu các tộc người Tây Nguyên [155] đã mô tả về quyền sử dụng đất và nôngnghiệp của người Mnông Joann L.Schrock và các tác giả [156] đã cho ra đời mộttập nghiên cứu dân tộc học tổng hợp về các tộc người ở Tây Nguyên trong đó cóngười Mnông Henry và Evangeline Blood [150], [151] giới thiệu về hệ thống đại từ
và sưu tầm huyền thoại của người Mnông Có thể thấy, qua nguồn tài liệu của cácnhà nghiên cứu người Mỹ mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận cho thấy các học giảngười Mỹ kế thừa khá nhiều từ các học giả người Pháp Điều dễ nhận thấy trong cáccông trình của các học giả nước ngoài đó là chưa có sự thống nhất trong cách phânnhóm tộc người Mnông; quan điểm và góc nhìn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởngchính trị thực dân, đế quốc và chịu sự chi phối mạnh mẽ của tôn giáo chính quốc;đôi chỗ có phần cực đoan khi nhìn nhận, đánh giá con người và văn hóa TâyNguyên Tuy nhiên, đây vẫn là những tài liệu có giá trị tham khảo nhất định, nhất làcác tư liệu về bản đồ để các nhà nghiên cứu đi sau có cơ sở đối chiếu [108, tr.15] Hầu hết các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về người Mnông chủ yếu tậptrung vào việc sưu tầm và tìm hiểu văn hóa tộc người trên các khía cạnh đời sốngkinh tế, văn hóa, có thể kể đến Cửu Long Giang và Toan Ánh [26], Bế Viết Đẳng(chủ biên) [20], Lưu Hùng [41], [42] Rất nhiều thần thoại, truyền thuyết, luật tục,sử thi, nghi lễ, các phong tục tập quán, trò chơi dân gian được sưu tầm và biên soạn
Trang 24và đã đem đến một hiểu biết về thế giới quan: Ngô Đức Thịnh [91], [92], [93], [94],[95], [96], [97], [98], [101], [102], [103]; Đỗ Hồng Kỳ [48], [49], [50], [51], [52]; Trương Bi [4], [5]; Y Tâm, Tô Đình Tuấn [6], Triệu Văn Thịnh [106]; Công trình Sử thi Tây Nguyên với 100 tác phẩm của các dân tộc Ê đê, Mnông, Ba Na, Ra GLai, Xê
Đăng được sưu tầm, biên dịch và công bố, trong đó sử thi Mnông (được sưu tầm ởtỉnh Đắk Nông) có số lượng nhiều nhất Tuy nhiên, “những nghiên cứu này khôngcho chúng ta một cảm nhận về việc làm thế nào để những luật tục tiếp tục thay đổiqua thời gian và thích hợp với các vấn đề đương đại như thế nào; những nghiên cứunày còn bị xem như là tàn tích của quá khứ, truyền thống tĩnh lặng cần được bảo tồnnguyên vẹn, hiếm có nghiên cứu có hệ thống hơn về toàn bộ nhận thức luận của trithức bản địa, nhất là việc sử dụng tri thức bản địa trong bối cảnh thay đổi nhanhchóng [71, tr.7]
1.1.3.2.Nghiên cứu về tri thức bản địa về quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mnông ở huyện Lắk
Ở Việt Nam, do mức độ quan tâm và mục đích nghiên cứu của các nhà nghiêncứu nên hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy công trình chuyên biệt nào viết về tri thứcbản địa của người Mnông trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiênnhiên ngoài một số bài báo mang tính giới thiệu một số khía cạnh của tri thức bảnđịa Có thể kể đến Lưu Hùng [42] đã giới thiệu, miêu tả khái quát về tri thức bản địacủa người Mnông trong quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tácgiả có đề cập đến sự chi phối của tín niệm tôn giáo đối với việc quản lý và bảo vệ tàinguyên thiên nhiên
Bùi Minh Đạo [21] đã giới thiệu tri thức địa phương của các tộc người TâyNguyên trong việc quản lý hiệu quả đất rẫy, trong đó có đề cập đến luật tục và kỹthuật canh tác theo lối luân khoảnh khép kín của người Mnông Tác giả còn khẳngđịnh những tri thức trên là di sản hết sức quý giá, là sự thích ứng với tự nhiên, làmphong phú kho tàng kinh nghiệm sản xuất, là cơ sở giúp cho việc cải tạo, kế thừa vàchuyển đổi nền trồng trọt, duy trì và bảo vệ tài nguyên; tuy nhiên, những tri thức này chỉ thích dụng trong điều kiện đất còn rộng, người còn thưa
Đỗ Hồng Kỳ [51] cho rằng “nỗi ám ảnh tôn giáo” in sâu vào tâm thức đã điềuchỉnh hành vi và cách ứng xử của người Mnông đối với rừng, với thần linh với môitrường tự nhiên một cách trân trọng và hợp lý
Trang 25Lê Thị Thanh Xuân [145] bước đầu giới thiệu mối quan hệ giữa thế giới quan,môi trường sinh thái và kỹ thuật canh tác nương rẫy của người Mnông “lực lượngsiêu nhiên đóng vai trò chi phối toàn bộ đời sống của người Mnông, từ lối tư duycho đến cách thức tác động vào tự nhiên trên cơ sở môi trường tự nhiên là một phầncủa mối quan hệ xã hội”, chính điều này đã đảm bảo cho con người có một cuộcsống hài hòa, cân bằng với tự nhiên
Các nghiên cứu về chủ đề tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk trongviệc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên mới chỉ dừng lại ở mức
độ giới thiệu kỹ thuật sinh thái, các tác giả có đề cập đến vai trò của thế giới quantrong việc bảo vệ tài nguyên, chi phối mối quan hệ giữa con người và tự nhiênnhưng chưa đủ đậm nét và chưa mang tính hệ thống
Tóm lại, tài liệu liên quan đến đề tài mà chúng tôi tiếp cận và điểm luận nhưtrên cho thấy: nguồn tài liệu rất phong phú, đề cập nhiều vấn đề: từ sinh hoạt kinh
tế, đời sống xã hội đến phong tục tập quán, nghi lễ, sưu tầm các câu chuyện, sử thi,luật tục, cách chăm sóc sức khỏe, kiến trúc nhà ở…Đa số các công trình tập trungnghiên cứu về các tộc người khu vực miền Bắc, một số ít nghiên cứu ở miền Trung,Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Nguồn tài liệu nghiên cứu về tri thức bản địa củangười Mnông nói chung cũng được quan tâm, tuy nhiên tài liệu viết về tri thức bảnđịa của người Mnông trong quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉtản mạn, mang tính giới thiệu tập quán canh tác nương rẫy, một số công trình bướcđầu đã thừa nhận mối liên hệ giữa thế giới quan và yếu tố kỹ thuật nhưng vẫn chưađủ chuyên sâu, chưa đặt tri thức này trong mối quan hệ mang tính hệ thống với cácthành tố khác của văn hóa Quan điểm tiếp cận văn hóa theo thuyết tiến hóa đơntuyến, hoặc để phục vụ mục đích của các dự án đã dẫn đến “một chuỗi các yếu tố xãhội bị tách biệt ra khỏi bối cảnh xã hội và lịch sử của việc việc sản sinh ra chúng, rồiđược phân loại theo cách áp đặt tính ưu việt của nhóm này so với những nhómkhác” [13, tr.306] Định kiến về canh tác du canh và các chính sách nhằm loại bỏhoàn toàn việc đốt rẫy có nguy cơ dần dần làm biến mất các tri thức và các tập quánđịa phương trong việc sử dụng đất rừng và đất sườn đồi là một ví dụ minh họa chonhận định trên Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khác nhau về vấn đề này đã đượcthực hiện tại một số nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc đã nêu ra được nhữngmặt tích cực của tập quán canh tác này trong quá trình tái tạo tự nhiên của rừng,cũng như trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong một số điều kiện [Sđd, tr 310].Ngoài ra, phải kể đến các nguyên nhân khác đã dẫn đến hạn chế trong nghiên cứu tri
Trang 26thức bản địa đó là đại bộ phận các nhà nghiên cứu của Việt Nam không được đàotạo sâu về nghiên cứu thực địa, không biết tiếng của tộc người nghiên cứu, khônglưu lại đủ lâu để có thể hiểu được sự cân bằng, nhịp sống cũng như những vận hành
xã hội và kinh tế theo chu kỳ hàng năm của những đối tượng nghiên cứu, nhưngđiều này lại rất cần thiết trong sử dụng đất rừng; thiếu quan tâm đến quan điểm củachủ thể để có thể thực sự tiếp cận việc sử dụng rừng miền núi trên tất cả các bìnhdiện và đôi khi cả mâu thuẫn của chúng [Sđd, tr 312]
Với mong muốn bổ khuyết cơ sở lý luận, chúng tôi đặt tri thức bản địa trongmối quan hệ chỉnh thể, nguyên hợp với các thành tố khác của văn hóa, nhìn nhận thếgiới quan có vai trò quyết định chi phối nhận thức và thực hành của các tộc ngườiqua nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông trong quản lý và sử dụng tàinguyên thiên nhiên tại một huyện cụ thể Luận án cũng sẽ chỉ ra những nguyên nhântác động đến sự biến đổi của tri thức bản địa để có thể cùng với các cấp chính quyềnđịa phương, các nhà nghiên cứu và cộng đồng sản sinh ra tri thức bản địa có phươngcách bảo tồn và phát huy văn hoá giàu bản sắc trong xu thế hội nhập và phát triển.Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có chọn lọc, kế thừa kết quả nghiên cứu củanhững người đi trước, tập trung điền dã sưu tầm tư liệu, kết hợp với trải nghiệm củabản thân để đưa ra những tư liệu mới, những phát hiện mới về tri thức bản địa củangười Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồntài nguyên thiên nhiên
1.2 Cơ sở lý thuyết
Trên thế giới, tri thức bản địa đã được quan tâm nghiên cứu từ năm 1979 củathế kỷ trước, nhưng ở Việt Nam, năm 1990, những vấn đề có liên quan đến tri thứcbản địa mới được đề cập như là một phần rất nhỏ của các công trình nghiên cứu vềvấn đề nghèo đói ở địa bàn miền núi Phải đến những năm cuối thế kỷ XX và đầuthế kỷ XXI, khi vấn đề suy thoái môi trường trở thành vấn đề của toàn cầu thì trithức bản địa mới được chú ý trở lại như một cứu cánh cho sự phát triển bền vững
Khởi đầu bởi Ngân hàng thế giới vào năm 1998 với chương trình “Tri thức bản địa cho sự phát triển”, tiếp theo đó là các nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá, nhìn
nhận lại tri thức bản địa, vẫn chưa thấy có sự thống nhất hoàn toàn trong việc đưa ramột khái niệm “Tri thức bản địa” cũng như chưa có một phương pháp phù hợp đểtiếp cận tri thức bản địa Vì vậy, trong phần này, chúng tôi một mặt bàn luận về
Trang 27khái niệm “tri thức bản địa”, mặt khác cũng đề cập đến khái niệm “Tài nguyênthiên nhiên” và “Phát triển bền vững”
1.2.1 Khái niệm
- Tri thức bản địa
Tri thức bản địa là một trong những thành tố quan trọng góp phần tạo nênvăn hóa của mỗi tộc người Vì thế tri thức bản địa trở thành mối quan tâm nghiêncứu của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực nhân học, văn hóa học, dân tộc học…Bảnthân nội hàm khái niệm “tri thức bản địa” vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi Đã
có rất nhiều quan niệm khác nhau về hệ tri thức của người dân, có thể dưới tên gọi
“tri thức bản địa”, “tri thức truyền thống”, “tri thức địa phương”, “tri thức dângian”…Trần Hồng Hạnh trong nghiên cứu của mình đã tổng hợp các nghiên cứuliên quan đến việc nhận diện hệ thống tri thức này: Lesvis-Strauss quan niệm trithức địa phương được xác định là các hệ thống phân loại nền tảng về mặt trí tuệ lẫnkhoa học và là “sự logic của thực tế”; Geertz thì cho đó là sự hiểu biết thôngthường-một khung suy nghĩ đặc biệt và khác nhau qua từng vùng; Evans-Pritchardlại xem đó là các cách thức suy nghĩ và thực hành một cách logic; Còn Warren thìcho rằng các hệ thống kiến thức và thực hành được phát triển qua các thế thệ, trongsự độc nhất về một lĩnh vực cụ thể tới một nền văn hóa hay một xã hội riêng biệt và
là nền tảng thông tin của một xã hội [33, tr.24] Ủy Ban quốc tế các Hiệp hội khoahọc cho rằng những tri thức địa phương trên thực tế đã bao hàm tất cả những khíacạnh khác nhau trong đời sống con người, kể cả đời sống tâm linh, không gian vănhóa và thực hành văn hóa.[10, tr.15, 16] Hoàng Xuân Tý trong một nghiên cứu vềcác khái niệm và vai trò của tri thức bản địa đã đồng nhất khái niệm của ba hệ trithức “địa phương”, “bản địa” và “truyền thống”, ông cho rằng kiến thức bản địa làhệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng tại một khu vựcnào đó Nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng gópcủa mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý nhất định [121, tr.11,12] Trong một ý nghĩa hẹp hơn, tri thức địa phương được Brush đề cập đến với tư cách
là kiến thức đại chúng và kiến thức dân gian, hay Ngô Đức Thịnh quan niệm đó làmột nền văn hóa dân gian Theo tác giả Ngô Đức Thịnh, tri thức dân gian, một trithức phi trường học, là một tổng hòa các kinh nghiệm được loai người tích lũy quaquá trình hoạt động lâu dài nhằm thích nghi và thay đổi cùng với môi trường tựnhiên và xã hội theo cách có thể đem lại lợi ích vật chất và tinh thần [33, tr.24]
Trang 28Luận án này không nhằm mục đích tranh luận về nội hàm khái niệm tri thứcbản địa, mà thông qua điểm lại quan điểm của một số tác giả về tri thức bản địa,chúng tôi đưa ra cách hiểu của mình để làm cơ sở cho những nội dung của đề tài Tri thức bản địa, theo cách hiểu của một số nhà nghiên cứu là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành và tích lũy trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường Nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và thực hành xã hội [103,
tr.32 ], những cách hiểu, lý giải và các ý nghĩa tinh tế này là một phần của phức hệ văn hóa bao gồm ngôn ngữ, tên gọi và các hệ thống phân loại, các thói quen sử dụng tài nguyên, lễ nghi, tín ngưỡng và thế giới quan…Tri thức bản địa tạo cơ sở cho việc ra quyết định của người địa phương về nhiều khía cạnh cơ bản của cuộc sống hàng ngày [71, tr 2 ] Những tri thức này thường nằm trong các truyền thống văn hóa rộng lớn hơn, vì vậy việc tách rời giữa các yếu tố kỹ thuật và phi kỹ thuật, các yếu tố lý trí và phi lý trí, là một vấn đề khó khăn ” [82, tr.7]
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm nghiên cứu về tri thức bản địa trước đây,
chúng tôi cũng đưa ra cách hiểu của mình về tri thức bản địa như sau: Tri thức bản
địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về thế giới (tự nhiên, xã hội, con người) tại một địa phương nhất định Tri thức bản địa được trao truyền bằng truyền miệng và bằng thực hành văn hóa Tri thức bản địa chính là sự thích ứng của con người đối với tự nhiên, với sự thay đổi của môi trường và bối cảnh văn hóa, xã hội rộng lớn Là một thành tố của văn hóa nên khi nghiên cứu tri thức bản địa, chúng ta không thể tách rời yếu tố kỹ thuật và phi kỹ thuật, giữa lý tri và phi lý trí, mà tri thức bản địa phải được hiểu như một thế giới quan hoàn chỉnh
Trong khuôn khổ phạm vi của đề tài, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu tri thứcbản địa của người Mnông trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài thiên nhiênqua ba thành tố đất, rừng, nước Trên cơ sở đặt tri thức bản địa về quản lý và sửdụng tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh văn hóa truyền thống rộng lớn hơn như:quan tâm đến cách người Mnông nhận thức về thế giới, cách họ chuyển nhận thứccủa mình vào việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cách người Mnôngthích ứng với sự thay đổi của môi trường sinh thái và cách họ thâu nạp những yếu tốmới vào việc hình thành hệ tri thức chứa đựng toàn bộ hiểu biết của họ về tự nhiên,
về xã hội và con người Luận án đặc biệt quan tâm đến niềm tin, thực hành tôn giáo
và sinh kế của người Mnông đã thay đổi như thế nào khi quyền sở hữu đất rừng và
Trang 29nguồn nước bị thay đổi, những yếu tố nào đã tác động và làm biến đổi tri thức nóitrên Trên cơ sở đó bàn luận về những giá trị và những vấn đề đặt ra đối với tri thứcbản địa trong bối cảnh phát triển bền vững của khu vực Tây Nguyên
Mặt khác, nghiên cứu tri thức bản địa không thể tách rời với những hiểu biết
về văn hóa dân gian tộc người Văn hóa dân gian thể hiện sự thích nghi của conngười với môi trường tự nhiên, xã hội và bản thân con người Nghiên cứu văn hóanói chung, văn hóa dân gian nói riêng nhằm tìm hiểu, nghiên cứu thế ứng xử và lốisống ứng xử để góp phần tạo ra thế ứng xử và ứng xử thích hợp [140, tr.114-115]
Những giá trị văn hóa truyền thống là những cái gì sâu lắng, tinh túy nhất đãtạo nên suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc, nó ăn sâu và tâm thức, tình cảm conngười mà nhiều khi con người của thời đại khác, dân tộc khác khó có thể cảm thụđược [103, tr.117] Vì vậy, khi tìm hiểu tri thức bản địa của người Mnông về quản lý
và sử dụng các nguồn tài nguyên đất rừng và nguồn nước, chúng ta không thể khôngbàn đến giá trị của tri thức bản địa, mặc dù tri thức này đang hàng ngày hàng giờ bịmai một, biến đổi, thậm chí nhiều tri thức bị biến mất Có thể đúc kết một số giá trị
cơ bản của tri thức bản địa của người Mnông như sau:
Tri thức bản địa của người Mnông thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về môi trường sinh thái Tri thức bản địa của người Mnông được hình thành từ quá trình
thích ứng với môi trường tự nhiên Do đặc điểm của địa hình đa dạng, phức tạp đãtạo ra cảnh quan, hệ sinh thái phong phú, vừa mang đặc thù riêng vừa mang tính đanxen hòa nhập giữa hai kiểu địa hình Cũng chính từ địa hình được bao bọc bởi rừng
và các dòng sông, con suối lớn nên toàn bộ sinh kế của người Mnông cũng bắtnguồn từ việc khai thác tự nhiên để phục vụ cho quá trình sinh tồn của cộng đồng
Yếu tố sinh thái được xem là cơ sở cho việc hình thành 2 mô thức văn hóakhác nhau giữa hai nhóm Mnông tại địa bàn huyện Lắk Nhóm Gar cư trú trên núicao, hoạt động kinh tế gắn với việc “ăn rừng”, nhóm Rlâm cư trú ven hồ Lắk, gắnvới hoạt động canh tác lúa nước “Xét trong tổng thể thì việc làm rẫy không phải làmột phương thức phụ, mà là một phương thức trồng trọt duy nhất” [27, tr 205], đảmbảo nguồn lương thực cho các gia đình, phần thừa có thể trao đổi những vật dụngkhác
Tri thức bản địa chứa đựng thế giới quan, là nơi sáng tạo, trao truyền, lưu giữ văn hóa truyền thống Tri thức bản địa của người Mnông cho thấy tương đối
trọn vẹn đặc trưng chỉnh thể nguyên hợp của văn hóa dân gian tộc người Tính
Trang 30nguyên hợp của văn hóa dân gian thể hiện ở sự hòa nhập, gắn kết của đời sống sảnxuất, xã hội và đời sống nghệ thuật [Sđd, tr.115] Bất kể thời điểm nào, dù là lúc làmviệc mệt nhọc trên rẫy, trên ruộng hay đang trong cuộc dạo chơi trong rừng tìmmăng, hái nấm, bắt tổ ong, chặn dòng bắt cá tập thể…người Mnông vẫn có thểmang theo nhạc cụ, hay hái một số loại lá, chặt một số loại cây bên đường tự tạo đànmôi, làm dụng cụ gõ tạo nên âm thanh để ca hát, đối đáp, mượn lời ca tiếng nhạc để
thổ lộ tình cảm…Sáng sớm thức giấc, người đàn ông mang mbuôt (kèn sau ống nứa
được gắn vào quả bầu khô) ra thổi để gọi vợ dậy nhen lửa, giả gạo, nấu cơm cho cảgia đình Trong lúc nấu ăn, đan lát, hay khi thực hiện các công đoạn canh tác, chặndòng bắt cá, vào rừng săn bắt, thu hái lâm sản đều có thể sáng tạo ra những lời nóivần chứa đựng những nội dung của sự kiêng kị, những câu đố, những bài dân ca để
truyền dạy cho con cái; những sinh hoạt xã hội của gia đình hay của bon làng, tiếng
chiêng vẫn có thể nổi lên Như vậy, văn hóa dân gian của người
Mnông cũng giống như văn hóa các tộc người khác, đặc biệt là những tộc ngườisống dựa vào thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên thì văn hóa lại càng là một phứcthể nguyên hợp của rất nhiều thành tố đan xen, phụ thuộc lẫn nhau Tri thức bản địaluôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng, phụ thuộc và chi phối lẫn nhau
với các thành tố của văn hóa
Tri thức bản địa của người Mnông là sự phản ánh và hợp thành của nhiều yếu
tố [sđd, tr.112]: nghệ thuật ngôn từ (thể hiện qua các câu truyện cổ, lời nói vần, luậttục…); nghệ thuật dân gian (các bài chiêng, điệu múa, câu hát, các loại nhạc cụ,kiến trúc nhà dài, trang trí cây nêu, trang trí trên y phục, trang trí trên các vật dụnggia đình ); luật tục với vai trò là thiết chế điều chỉnh mối quan hệ giữa con người vàtự nhiên, giữa con người với con người đã góp phần bảo vệ tài nguyên, ổn định trậttự xã hội; tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội thấm đẫm trong vòng đời con người và vòngsinh trưởng của cây trồng; kỹ thuật canh tác thể hiện sự thích ứng của con người vớimôi trường sinh thái Trong tất cả các yếu tố trên, thế giới quan đóng vai trò xuyênsuốt, chi phối các yếu tố còn lại
Tri thức bản địa của người Mnông hàm chứa tính cộng đồng, dân chủ, bình đẳng và tương trợ Tri thức đúc kết từ trong quá trình sinh tồn và sản xuất của
người Mnông gắn với mối quan hệ cộng đồng của họ Là cư dân gắn bó với rừng,hoạt động kinh tế gắn với canh tác nương rẫy cho thấy sự chi phối của tính cộngđồng trong mọi công đoạn canh tác là rất lớn Các công đoạn làm rẫy đều được cộng
Trang 31đồng tiến hành cùng một lúc, các gia đình thực hiện theo sự điều khiển của ông
Rnoh Rnut thể hiện tính cộng đồng trách nhiệm, cộng đồng nghĩa vụ và cộng đồng lợi ích rất rõ rệt Đất rừng là tài sản chung nên cả bon sẽ cùng nhau thăm khu rừng
mà làng sẽ ăn, tất cả thành viên trong làng được huy động phát dọn đường băng cảnlửa quanh khu vực phát rẫy Ngọn lửa thiêng được tiến hành bằng một nghi thứcmang tính tôn giáo mà cả cộng đồng đều phải chứng kiến, hồ hởi chờ đón Chỉ bằngrìu và lửa, người Mnông không thể thực hiện hoạt động canh tác với tư cách cánhân, riêng lẻ mà họ cần có sự huy động lớn về nhân lực, sự khẩn trương về mặtthời gian thì mới có thể hoàn thành vụ gieo trồng Từ đó hình thành nên “sự tươngtrợ trong nông nghiệp” [27, tr.402] và thấm đẫm vào các quan hệ xã hội, tính dânchủ thể hiện “không có tổ chức chính trị-xã hội nào cao hơn làng, không có ngườiđứng đầu làng”, chỉ có “những người thiêng” được dân làng tôn phong, thay mặtdân làng quản lý đất đai và hướng dẫn về mặt tôn giáo cho cộng đồng Tính dân chủ,bình đẳng trong sinh hoạt thể hiện qua việc mọi người cùng làm, cùng hưởng, không
có đặc quyền cho riêng cá nhân nào, mọi hoạt động tập thể hay phạm vi gia đìnhđều được cả cộng đồng làng cùng hồ hởi, chung lo, gánh vác
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là tất cả “các quà tặng” của thiên nhiên-không khí, đất,nước, rừng, đời sống hoang dã, khoáng sản-do con người sử dụng trong sản xuấthoặc tiêu dùng trực tiếp, có thể tái tạo hoặc không tái tạo được Tài nguyên thiênnhiên bao gồm vốn tự nhiên cộng thêm các quà tặng của thiên nhiên mà không thểtích lũy được (như ánh sáng mặt trời), không thể sử dụng trong sản xuất (như cácđịa điểm có phong cảnh đẹp) Tài nguyên có thể tái tạo là tài nguyên có thể thay thếhoặc bổ sung nhờ các quá trình tự nhiên hoặc hành động của con người Cá và rừng
là các loại tài nguyên có thể tái tạo Các loại khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch lànhững tài nguyên không thể tái tạo vì chúng chỉ được tái tạo theo địa tầng chứkhông phải thang thời gian hay con người Một số khía cạnh môi trường-chất lượngđất, khả năng đồng hóa, các hệ thống hỗ trợ sinh thái-được gọi là các tài nguyên nửatái tạo vì chúng được tái tạo lại rất chậm theo thang thời gian của con người [67,tr.50]
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận án quan tâm đến ba loại tài nguyên cơbản: đất, rừng và nguồn nước, vì đây không chỉ đơn thuần là tài nguyên thiên nhiên
mà nó còn là thành tố quan trọng góp phần hình thành nên văn hóa tộc người Cách
Trang 32mà người Mnông “ăn rừng”, tổ chức lễ cúng đất, gột rửa mọi nhơ bẩn dưới dòngsuối…chính là họ đang ứng xử với môi trường sống của chính mình Từ đó thế giớiquan, nghi lễ, tín ngưỡng và các thực hành văn hóa khác hình thành và trao truyền.Tự nhiên, bản thân nó không bao chứa văn hóa, nhưng cách con người nhìn nhận
nó, ứng xử với nó một cách hài hòa thì lại xây dựng mối quan hệ của một nền vănhóa mang đậm dấu ấn địa văn hóa
19]
1.2.2.Cơ sở lý luận
Trên quan điểm xem tri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người
về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành và tích lũy trong quá trình lịch sử lâu dàicủa cộng đồng, thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội vàthích ứng môi trường, luận án tập trung vào cách tiếp cận tính chỉnh thể nguyên hợpcủa văn hóa dân gian để nghiên sự cấu thành nội tại các thành tố của tri thức bản địacũng như đặt tri thức bản địa trong mối quan hệ với các thành tố khác của văn hóadân gian Ngoài ra, luận án còn sử dụng cách tiếp cận của nhân học trong nghiêncứu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên như: sinh thái văn hóa, thế giới quanbản địa…để làm cơ sở lý thuyết nhằm bổ sung cho cách tiếp cận tri thức bản địa vềquản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hệ thống và toàn diện nhất Qua
Trang 33đó, gia tăng tính tranh luận về vai trò, giá trị và những vấn đề đặt ra đối với tri thứcbản địa trong giai đoạn hiện nay
Tri thức bản địa về quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên qua tiếp cận tính chỉnh thể nguyên hợp
Văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh thểnguyên hợp, thể hiện tính chưa chia tách giữa các bộ phận hợp thành (ngữ văn dângian; nghệ thuật dân gian; tri thức dân gian; tín ngưỡng, phong tục và lễ hội), giữahoạt động sáng tạo và hưởng thụ trong sinh hoạt văn hóa, chưa thoát ly hẳn khỏi cáchoạt động sản xuất, xã hội…Do vậy, tiếp cận tổng thể văn hóa dân gian cần một quyphạm nghiên cứu tổng hợp [141, tr 129]
Văn hóa dân gian không chỉ quan tâm đến toàn bộ văn hóa tinh thần của nhândân được tiếp cận dưới giác độ thẩm mỹ (văn nghệ dân gian) mà còn nghiên cứu sựthích nghi của con người với môi trường tự nhiên, xã hội và sự vươn lên ngày càngtốt đẹp hơn, vươn tới sự hòa đồng Chính vì vậy, văn hóa dân gian được nhận thứctrong mối quan hệ hữu cơ và nguyên hợp [141, tr 114-115] Tri thức dân gian đượcnhận thức là một thành tố cấu thành của văn hóa dân gian, vì vậy, luận án tập trungvào hướng tiếp cận của văn hóa dân gian về tính chỉnh thể nguyên hợp để làm cơ sở
lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành tố của tri thức bản địa và giữa trithức bản địa với các thành tố khác của văn hóa
Tư duy nguyên hợp của người Mnông được biểu hiện ngay ở việc khó táchbạch đất-rừng-nguồn nước thành những loại tài nguyên độc lập Bởi lẽ, không gian
cư trú của người Mnông luôn có sự tồn tại đồng thời của ba loại tài nguyên trên Rừng gắn chặt với đất, đất và làng được cắt ra từ rừng, đất lập làng, khu vực canhtác bắt buộc phải gần nguồn nước Nước không chỉ cần cho sinh hoạt, cho sản xuất,nước còn là chất dẫn xuất giữa mong đợi của con người và sự đáp ứng của thần linh,sức mạnh của nước có thể tẩy rửa mọi ô uế, là chỉ dẫn về sự tồn tại của một làngngười Mnông thể hiện qua việc gắn dòng sông, suối trước tên làng (Dak Liêng, DakLak, Dak Phơi) Nước chính là sự sống cho muôn loài
Tính chỉnh thể nguyên hợp còn được thể hiện trong việc người Mnông biểu đạt
về thế giới quan của mình Vũ trụ quan được phân làm 03 tầng: tầng trời, mặt đất và tầng dưới mặt đất, trong đó tầng trời khá mơ hồ, là nơi ở của các thần (Thần Trời,
Thần sấm sét, Thần Trăng, Thần Sao, Thần gió, Thần mưa…) ngay dưới tầng trời là
Trang 34thế giới của các linh hồn chết xấu chờ được cúng xả xui để được xuống bon phan (thế giới của người chết); tầng mặt đất là tầng quan trọng nhất với sự tổng hòa các
mối quan hệ (con người, thần linh, ma lai, mọi vật), tổng hòa các không gian (rừng
thiêng là nhà của các yang, rừng của phan là nghĩa địa của làng, rừng ác là không
gian dành cho những người chết xấu, rừng để làm rẫy, rừng sinh hoạt là không gianchung cho các thành viên trong làng vào thu hái lâm sản, là nơi các ngôi nhà của
người Mnông được dựng lên tạo thành bon làng, cạnh đó là các dòng sông, suối mải miết chảy qua làng…), tầng mặt đất còn là nơi để tổ tiên quay trở lại đầu thai vào con cháu của mình; tầng dưới mặt đất là thế giới của người chết, được xem là nơi
chốn để về
Không gian được bao bọc bởi rừng là cơ sở hình thành tín ngưỡng vạn vật hữulinh, hình thành đạo lý “chia sẻ, đủ dùng, không tàn phá, không lãng phí”, là minhchứng cho mối quan hệ ngang bằng, hòa hợp giữa con người và tự nhiên Khônggian sinh thái còn là cơ sở hình thành kỹ thuật “ăn rừng” ở nhóm Gar và kỹ thuật
“trâu đầm” của nhóm Rlâm Đặc biệt, thế giới quan (tín ngưỡng, nghi lễ) chi phối cảtruyền thống quản lý xã hội bằng luật tục, thấm đẫm vào các công đoạn canh tác và
cả trong sáng tạo nghệ thuật dân gian (các câu chuyện cổ, các khúc ca thần thoại,các bài chiêng )
Khi nói rằng văn hóa dân gian có tính nguyên hợp, chúng ta hiểu rằng văn hóadân gian trong khi phản ánh thế giới, luôn luôn là một nhận thức nguyên hợp vềtổng thể vốn có của thế giới Tuy nhiên, quá trình sáng tạo văn hóa dân gian khôngchỉ dừng lại ở tính nguyên hợp mà cũng phải trải qua những bước phân tích và tổnghợp Và khi nói rằng văn hóa dân gian có tính nguyên hợp là nói về tính chất cơ bảncủa văn hóa dân gian, là muốn nói rằng những hoạt động phân tích và tổng hợp nếu
có thì cũng không phá vỡ tính nguyên hợp của văn hóa dân gian [140, tr 12] Chính
vì vậy, trong quá trình trình bày những đặc trưng của tri thức bản địa về quản lý vàsử dụng tài nguyên đất rừng và nguồn nước ở chương 2 và chương 3, chúng tôi tạmphân tách các thành tố của tri thức bản địa về quản lý và sử dụng tài nguyên đấtrừng trong một chương, và tài nguyên nước trong một chương khác Cấu trúc củachương 2 và chương 3 được trình bày lần lượt từng thành tố: nhận thức luận; sự phùhợp của kỹ thuật canh tác với môi trường sinh thái; luật tục với vấn đề quản lý xãhội và bảo vệ tài nguyên; nghi lễ với vai trò điều hòa mối quan hệ giữa con ngườivới thần linh và điều chỉnh các hành vi của cộng đồng Sự phân tách này không phá
vỡ mối quan hệ của các thành tố nói trên vì thế giới quan đóng vai trò xuyên suốt,
Trang 35chi phối các thành tố khác; trong mỗi thành tố luôn chứa đựng mối liên hệ và sựbiểu đạt liên quan đến các thành tố khác, chẳng hạn qua việc trình bày sự phù hợpgiữa kỹ thuật canh tác với môi trường sinh thái vẫn cho thấy mối liên hệ với niềmtin, tín ngưỡng, kiêng kị, các nghi lễ, sáng tạo nghệ thuật (câu chuyện, các khúc ca,lời khấn, điệu múa, tiếng chiêng, sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng…); hoặc trongphần trình bày về nghi lễ sẽ cho thấy sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội, các hìnhthức sáng tạo nghệ thuật (nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn…); đến lượtmình, các câu chuyện, các khúc ca huyền thoại sẽ giúp cho người Mnông quên đi sựdày đặc của bóng đêm giữa rừng già, chất thơ và âm nhạc giúp cho họ bay bổng, tin
tưởng hơn vào sự tồn tại và phù trợ của các yang, quên đi sự nặng nhọc của công
việc đồng áng, nương rẫy
Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên qua tiếp cận của thế giới quan bản địa
Trên thế giới đã từng xảy ra cuộc tranh luận để đưa ra khái niệm “văn hóa làgì”, việc nhìn nhận mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã đưa đến những quanđiểm khác nhau Nếu Lesvi-Strauss cho rằng trong tư duy con người luôn tồn tại cáccặp đối lập giữa tự nhiên/văn hóa, nam/nữ, ngày/đêm…đã dẫn đến hành vi chế ngự,chiếm lĩnh và khai thác triệt để tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu của con người.Ngược lại Descola (2013) xây dựng một khung lý thuyết khái quát hóa những trảinghiệm mà trong đó con người nhận thức và giải thích thực tại để đưa ra hiểu biếtkhách quan về những chủ thể khác nhau [dẫn theo 34, tr 36, 37] Kaj Arhem cho
rằng xã hội loài người có 02 vũ trụ quan cơ bản: “vũ trụ quan của sự tiếp tục” và
“vũ trụ quan tách biệt” “Vũ trụ quan của sự tiếp tục” là đặc trưng của người bản địa và xã hội tiền hiện đại, còn “vũ trụ quan tách biệt” là lối tư duy phổ biến của xã
hội hiện đại Hai loại vũ trụ quan này, theo ông, “sản sinh ra những thái độ và nhữngsự tương tác rất khác nhau liên quan đến môi trường tự nhiên: loại thứ nhất là conngười và tự nhiên phụ thuộc lẫn nhau, hòa vào nhau, còn loại kia có xu hướng táchbiệt và con người chủ yếu quan tâm đến việc khai thác và chiếm hữu tự nhiên” [9] Cũng trên quan điểm nhìn nhận mối quan hệ không thể tách biệt giữa conngười và tự nhiên, nhà nhân loại học Santita trong một nghiên cứu về các dân tộcbản địa ở miền Bắc Thái Lan đã nhận xét: “Các tộc người bản địa thường nhìn nhậnmôi trường xung quanh họ như là một phần của hệ thống phức tạp mà ở đó conngười không thể tách rời tự nhiên Một thành tố quan trọng khác trong những hệthống này là tự nhiên được sở hữu, bảo vệ và quản lý bởi lực lượng siêu nhiên
Trang 36Trước khi muốn sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người phải cầu xin sự
cho phép của các ma lành (good spirts) Cùng lúc đó họ cũng phải tránh làm tổn hại đến các ma xấu (bad spirts)” [9]
Condominas nhấn mạnh “trong khi nghiên cứu một xã hội, người ta không thể
bỏ qua vị trí của thế giới quan, mà phải đưa cả thế giới quan của từng nhóm đượcnghiên cứu vào tổng thể Như chúng ta sẽ thấy, cái thế giới quan này là một trongnhững thành tố của không gian xã hội, có lẽ là hình chiếu của chính xã hội đó [27,
tr 19] Những sự tương tác chặt chẽ giữa bình diện tôn giáo với những bình diệnkhác của không gian xã hội động chạm tới tất cả mọi lĩnh vực của đời sống cộngđồng Mọi người đều hiểu rõ tầm quan trọng của những điều cấm kỵ trong tổ chứclao động, như là những địa điểm mà người người ta không được khai phá, nhữngngày được ghi trong trong lịch bắt buộc phải nghỉ ngơi và nhất là những ngày sautang ma hoặc sau một cuộc tế lễ, hoặc thêm nữa, còn những cử chỉ và hành động bịnghiêm cấm trong một số hoàn cảnh nhất định [27, tr.19] Trong trường hợp ngườiMnông cũng vậy, tôn giáo là một thành phần hữu cơ, thậm chí là nổi bật nhất, quantrọng nhất của văn hóa Tôn giáo là địa hạt để người Mnông thể hiện thế giới quan,nhân sinh quan, thể hiện niềm tin và hệ giá trị của mình, đó chính là cái họ nghĩ.Tôn giáo được hình thành trên nền tảng những gì người Mnông có, thể hiện ở việc
sở hữu tài nguyên (đất, rừng, nguồn nước)-nền tảng vật chất Tôn giáo cũng có thể
là động lực để tạo ra vật chất và ngược lại, nó chi phối những gì người Mnông làm,họ thực hiện rất nhiều kiêng kị, nghi lễ để đảm bảo duy trì mối quan hệ giữa conngười và lực lượng siêu nhiên, với người chết và với cả người sống [80]
Nhận thức các tài nguyên đất, rừng và nguồn nước là một bộ phận của môitrường tự nhiên, là một phần của thế giới trong đó con người đang sống, đồng thờicon người cũng được nhận thức như là một phần của tự nhiên, dựa vào tự nhiên đểtồn tại cho thấy vũ trụ quan của người Mnông là một sự tổng hòa, trong đó conngười, các thực thể vật chất và tinh thần chống xếp lên nhau, hòa nhập và tương tácvới nhau Dưới khía cạnh bảo vệ môi trường, vũ trụ quan này đã trở thành một cơchế xã hội có sức mạnh rất lớn nhằm giúp con người bảo vệ được sự cân bằng môitrường xung quanh họ
Thực vậy, những yếu tố hợp thành của con người có thể nói là đã duy trì chongười đó luôn ở trong một mạng quan hệ thường xuyên với những sinh linh ở cácmức khác nhau đó [27, tr.60] Nói cách khác, mối quan hệ giữa con người, cây cối,
Trang 37rừng núi, động thực vật, các lực lượng siêu nhiên được nhận thức như là một mạnglưới của mối quan hệ xã hội Barsh cho rằng trong cấu trúc của hệ thống này tất cảcác sinh vật đều là một phần của thế giới, và trong đó: “tất cả các cá nhân trong xãhội con người và các “thành viên” không phải đều phải mang một bổn phận hiểubiết lẫn nhau và cùng nhau bảo vệ mối quan hệ cân bằng sinh thái” [27] Sinh sốngtrong môi được bao bọc bởi rừng, đồi núi, động thực vật, sông suối, người Mnôngnhận thức sâu sắc tầm quan trọng của các yếu tố giúp họ có được sự cân bằng sinhthái Vì thế, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được quản lý bằng các lựclượng siêu nhiên, họ khai thác tự nhiên theo triết lý “đủ dùng”, “nuôi nguồn lợi củatự nhiên”, “không lãng phí”, “không tàn phá” để tự nhiên tồn tại như một bộ phậnhữu cơ của cuộc sống con người
Với cách tiếp cận theo hướng lý thuyết nói trên, Luận án sẽ tập trung mô tảmột số thực hành truyền thống về quản lý và sử dụng tài nguyên đất rừng dưới sựtương tác giữa bình diện tôn giáo với những bình diện khác của không gian xã hội,chính từ không gian đó mối quan hệ giữa con người và các sinh linh khác phải mangbổn phận hiểu biết, hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau
Tuy nhiên, trong mấy thập kỷ vừa qua, Tây Nguyên đã và đang trải qua sự biếnđổi mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: từ môi trường sinh thái đến phương thức mưu sinh,
từ thành phần tộc người đến cơ cấu tổ chức xã hội và văn hóa lối sống, đặc biệt làđời sống tôn giáo Từ tâm thức tôn giáo đa thần, vạn vật hữu linh có tính phổ quátchuyển sang bức tranh tôn giáo đa sắc màu, vừa hài hòa, vừa xung đột Vậy sựchuyển dịch mạnh mẽ từ tôn giáo đa thần sang độc thần, đặc biệt sự phát triển củađạo Tin Lành cùng với xu hướng nhập thế của các tôn giáo lớn cũng như sự phân rẽ,tranh giành các tín đồ đã tác động như thế nào đến cách thực hành tri thức bản địangười Mnông? Đây cũng là chủ để được luận án quan tâm bàn luận để củng cố thêm
có sở lý luận về tính chỉnh thể của văn hóa “Văn hóa không phải là tổng của cácthành tố cộng lại, mà là một hệ thống có tính chỉnh thể, nguyên hợp trong đó cácthành tố gắn bó mật thiết, chi phối nhau và chịu sự tác động của nhau; sự thay đổicủa thành tố này trong hệ thống cũng tất yếu kéo theo sự thay đổi của các thành tốkhác” [80] Nhận diện xu hướng biến đổi của thực hành tri thức bản địa của ngườiMnông trong quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên để thấy được mối quan hệtác động giữa nhận thức luận và thực hành tri thức bản địa trong bối cảnh đang thayđổi nhanh chóng sẽ giúp nghiên cứu của chúng tôi khắc phục hạn chế khá phổ biến
Trang 38khi nghiên cứu tri thức bản địa “vốn được xem là truyền thống tĩnh lặng cần đượcbảo tồn nguyên vẹn” [71, tr.7]
Sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên qua cách tiếp cận của sinh thái văn hóa
Đây là một hướng tiếp cận văn hóa xuất hiện vào những năm 1950 và pháttriển mạnh mẽ vào những năm 1960 ở Mỹ về biến đổi văn hóa là sinh thái văn hóavới người khởi xướng là Julian Steward Hệ thống lý thuyết này chỉ ra mối quan hệgắn bó giữa môi trường tự nhiên và văn hóa, trong đó môi trường tự nhiên là đặc thù
là cơ sở cho việc hình thành các mô hình văn hóa khác nhau [10, tr.23] Theo đó,chúng ta có thể xem xét sự khác nhau giữa hai nhóm Mnông trên địa bàn huyện Lắk: Nhóm Gar cư trú trên núi cao, canh tác nương rẫy, cư trú trong “nhà dài trệt”
và nhóm Rlâm cư trú ven hồ Lắk, canh tác lúa nước, cư trú trong ngôi nhà sàn Theo trường phái lý thuyết sinh thái văn hóa, biến đổi văn hóa không phải làsản phẩm của “tình cờ lịch sử” hay là sản phẩm của sự tiếp xúc và vay mượn giữacác nền văn hóa như trường phái khuếch tán văn hóa chủ trương, mà là kết quả củaquá trình thích ứng của các nền văn hóa với môi trường sinh thái địa phương [10, tr
23] Trong công trình của mình J.Stewartz nêu ra ba bước trong nghiên cứu sinh tháihọc văn hóa: Thứ nhất, chứng minh được các kỹ thuật và phương pháp được dùng
để khai thác và sống trong môi trường đó Thứ hai, xem xét những mô thức ứng xửvăn hóa của con người liên quan đến việc sử dụng môi trường Thứ ba, đánh giá sứctác động của những mô thức kể trên đối với các bình diện khác của văn hóa
Cách tiếp cận sinh thái học văn hóa được sử dụng để lý giải những yếu tố vănhóa khác nhau giữa các vùng miền Theo J.Stewartz, những khu vực khác nhaunhưng có môi trường giống nhau thì sẽ có phương pháp khai thác môi trường giốngnhau dễ dẫn đến có những nền văn hóa giống nhau Cũng từ cách tiếp cận sinh tháivăn hóa, chúng ta có thể lý giải hiện tượng các dân tộc sinh sống trong cùng điềukiện tự nhiên thường có sự tương đồng về văn hóa (canh tác nương rẫy đối với cácdân tộc miền núi), các dân tộc khác nhau về nguồn gốc lịch sử và điều kiện sinhsống vẫn có thể có chung những đặc trưng văn hóa do thường xuyên tiếp xúc vàbiến đổi (trường hợp tiếp biến văn hóa giữa nhóm Mnông RLâm và người Ê đê) Steward cũng như các nhà sinh thái văn hóa khác nhấn mạnh mối quan hệ qualại giữa văn hóa và môi trường tự nhiên, coi đó như là cơ sở quan trọng để có thể
Trang 39hiểu biết đầy đủ về văn hóa Mặc dù hiện nay cách tiếp cận sinh thái văn hóa về biếnđổi văn hóa bị chỉ trích là không quan tâm đến các yếu tố tác động đến biến đổi vănhóa từ bên ngoài (như chủ trương của sinh thái chính trị), quan điểm về sự ‘lôgic
sinh thái’ (eco-logic) của những thực hành văn hóa-sinh thái của các cư dân bản địa
(các thực hành văn hóa thường bị các nhà hoạch định chính sách và thực hành pháttriển nhìn nhận một cách tiêu cực) của hướng lý thuyết này vẫn còn được áp dụngtương đối phổ biến [10, tr.23] Ví dụ, sử dụng lý thuyết sinh thái văn hóa, hàng loạtcác nghiên cứu (Rappaport 1979, Lansing 1991, Klee 1980, Sponsel và các cộng sự
1996, Yos 2003, Ecologist 1993) phát hiện ra rằng các tri thức và thực hành văn hóa
và sinh thái của các cộng đồng người địa phương, trong một thời gian dài bị coi là
‘lạc hậu’, ‘không hiệu quả’ hay ‘phá hoại môi trường’ lại đóng một vai trò rất lớntrong việc bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học và là cơ sở của sựphát triển bền vững cả về kinh tế lẫn văn hóa tộc người [dẫn theo 10 tr.24]
Qua cách tiếp cận của sinh thái học văn hóa sẽ góp phần làm rõ sự thích ứng
của người Mnông với môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên khác nhau sẽ hình
thành nên những cách thức khai thác và bảo vệ tài nguyên khác nhau, mang đặctrưng sắc thái địa hình: Nhóm Gar phân loại đất rừng để giữ rừng và khai thác hợp
lý tài nguyên rừng, hình thành ý thức phòng ngừa hỏa hoạn, ý thức “nuôi rừng”trong khai thác lâm sản; kỹ thuật luân canh, hưu canh, đa canh trên đất rẫy đảm bảocho đất được nghỉ ngơi, tận dụng tối đa độ màu của đất, cách sử dụng đàn trâu làmnhão đất ruộng, cấm làm bẩn nguồn nước, chia sẻ nguồn lợi thủy sản, khai thácnhưng vẫn nuôi nguồn lợi thủy sản; Lựa chọn giống cây trồng phù hợp với từng loại
đất, tận dụng tối đa độ màu mỡ của đất…
Ứng xử hài hòa, tôn trọng tự nhiên thể hiện qua việc sử dụng yếu tố thiêng, kiêng
kị, nghi lễ, luật tục để điều hòa nhu cầu sử dụng tài nguyên, quản lý xã hội
Điều chỉnh hành vi của con người đối với mọi vật xung quanh mình cũng chính làđiều chỉnh hành vi của cá nhân đối với cộng đồng Trật tự xã hội chỉ được đảm bảokhi hiểu tự nhiên, tôn trọng tự nhiên, ứng xử có trách nhiệm với môi trường sốngcủa mình và cộng đồng Tự nhiên cũng tham gia vào quản lý cộng đồng và chi phốimọi hành vi của con người, góp phần bảo vệ tài nguyên một cách hiệu quả
Tri thức bản địa giúp đảm bảo sinh kế cho cộng đồng khi họ sử dụng hiểubiết của dân tộc mình để tìm kiếm thức ăn, nguồn nước, đất đai phù hợp cho hoạtđộng canh tác, lập làng, đoán định thời tiết thích hợp cho hoạt động gieo trồng; phân
Trang 40khu vực khai thác, thời điểm khai thác, cách khai thác các nguồn tài nguyên sao chonguồn lợi tự nhiên vẫn được “nuôi” để tăng sinh trở lại Cử người trong cộng đồngđảm nhiệm việc điều hòa nhu cầu về đất rừng, chia sẻ nguồn lợi thủy sản Hoạt độngsản xuất, khai thác tài nguyên đảm bảo cho nền kinh tế tự cấp, tự túc của ngườiMnông Hái lượm là một trong những phương thức tìm kiếm thức ăn cổ xưa nhấtcủa loài người được người Mnông tổ chức như một cuộc “dạo chơi trong rừng” nênkhông hề mệt nhọc, yếu tố giới và tuổi tác không ảnh hưởng đến công việc này củangười Mnông Tính tương trợ trong nông nghiệp kéo theo sự tương trợ, chia sẻ vềmọi mặt trong đời sống đã mang lại sự gắn kết cộng đồng rất cao
Những hiểu biết về loài động, thực vật có thể giúp cho các nhà khoa học nắm đượcnhững vấn đề về đa dạng sinh học, việc thuần hóa giống cây trồng nhất là các giốnglúa là một kiến thức không thể bỏ qua Hình thức canh tác phù hợp với thổ nhưỡngthực sự có ích khi kết hợp giữa tri thức của cộng đồng với kiến thức khoa học hiệnđại và các dự án phát triển nông nghiệp
Ngoài những đặc tính nói trên, Roy Ellen và Holly Harris còn cho chúng tathấy một số hạn chế của tri thức bản địa đó là, những tri thức này chỉ sử dụng trongphạm vi một cộng đồng, sự phân bổ của nó luôn không hệ thống Ngay tại trongcộng đồng, nó không tồn tại một cách hoàn chỉnh ở một nơi và ở một cá nhân nhấtđịnh nào Vì nó là kết quả của thực hành và tương tác trong đó con người tham gia.Việc áp dụng tri thức bản địa mất nhiều công sức, việc ghi chép lại sẽ làm mất một
số thuộc tính của nó Các yếu tố tác động từ bên ngoài có thể là nguyên nhân làmmai một và biến mất của một số tri thức bản địa Mặc dù được xem là khoa học củacộng đồng, luôn thay đổi, được sản sinh nhưng thực tế cho thấy một số tri thứckhông còn phù hợp với bối cảnh hiện nay
1.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Lăk nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, có diện tích tự nhiên125.604 ha Phía Bắc giáp huyện Krông Ana và Krông Bông tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, PhíaTây giáp huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông [112, tr.1515]