Nhận thức được yêu cầu cần thiết này, đề tài “Đánh giá đặc tính, công nghệ xử lý bùn thải của các hệ thống XLNT của các KCN Bình Dương, Bình Phước và đề xuất các biện pháp để giảm thiể
Trang 1
TPHCM, ngày … tháng … năm 2017
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Tôn Thất Lãng
Trang 2
TPHCM, ngày … tháng … năm 2017
Giáo viên phản biện
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
TÓM TẮT 2
ABSTRACT 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG VÀ BÌNH PHƯỚC 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Tỉnh Bình Dương 3
1.1.2.1 Vị trí địa lý 3
1.1.2.2 Điều kiện tự nhiên 4
1.1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.1.3 Tỉnh Bình Phước 6
1.1.3.1 Vị trí địa lý 6
1.1.3.2 Điều kiện tự nhiên 7
1.1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 8
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 10
1.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở 2 TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ BÌNH PHƯỚC 12
1.4.1 Các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương 12
1.4.1.1 Tình hình phát triển 12
Trang 41.4.1.3 Quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 14
1.4.2 Các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước 14
1.4.2.1 Tình hình phát triển 14
1.4.2.2 Sơ lược về các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước 16
1.4.2.3 Quy hoạch khu công nghiệp của tỉnh Bình Phước đến năm 2020 16
1.5 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI VÀ BÙN THẢI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC 17
1.5.1 Hiện trạng nước thải tại các khu công nghiệp 17
1.5.1.1 Tình hình xây dựng hệ thống XLNT tập trung 17
1.5.1.2 Công nghệ xử lý nước thải tại các KCN 19
1.6 QUẢN LÝ BÙN THẢI 20
1.6.1 Khái niệm 20
1.6.2 Cơ sở pháp lý 20
1.6.3 Hiện trạng bùn thải tại các khu công nghiệp 23
1.7 BÙN THẢI TỪ HỆ THỐNG XLNT VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 24
1.7.1 Nguồn gốc phát sinh 24
1.7.2 Thành phần – Tính chất của bùn 25
1.7.2.1 Đặc tính bùn thải 25
1.7.2.2 Ảnh hưởng của bùn thải đến môi trường và kinh tế 27
1.7.3 Phương pháp xử lý bùn trong nước thải 29
1.7.3.1 Cô đặc bùn 30
1.7.3.2 Ổn định bùn 31
1.7.3.3 Kết bông bùn 34
1.7.3.4 Tách nước khỏi bùn 35
1.7.3.5 Chôn lấp 38
1.7.3.6 Đốt 39
1.7.3.7 Xử lý kim loại nặng trong bùn 43
1.8 TÁI SINH BÙN HOẠT TÍNH 47
Trang 51.8.2 Sản xuất vitamin kĩ thuật B12 47
1.8.3 Sản xuất nấm, men 48
1.8.4 Sản xuất protit 48
1.8.5 Sản xuất than hoạt tính 48
1.9.TIỀM NĂNG GIẢM THIỂU, TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI TRÊN THẾ GIỚI 49
1.10 TIỀM NĂNG GIẢM THIỂU, TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI Ở VIỆT NAM 51
1.10.1 Giảm thiểu bùn 51
1.10.2 Tái sử dụng bùn 51
1.10.2.1 Sản xuất vật liệu 51
1.10.2.2 Làm phân compost và khí hóa bùn 53
1.10.2.3 Chế phẩm sinh học 54
1.10.2.4 Các ứng dụng khác 55
1.11 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG 55
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 57
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57
2.2.1 Phương pháp thu thập, thống kê số liệu, kế thừa các tài liệu liên quan 57
2.2.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế 57
2.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích bùn 57
2.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 59
2.2.5 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 59
2.2.6 Phương pháp so sánh 59
2.2.7 Phương pháp phân tích – tổng hợp 59
2.2.8 Phương pháp đánh giá công nghệ 59
2.2.9 Phương pháp dự báo khối lượng bùn thải 61
2.2.9.1 Xây dựng hệ số phát thải 61
2.2.9.2 Phương pháp xử lý sai số 63
Trang 63.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 64
3.1.1 Công nghệ xử lý nước thải 70
3.1.2 Xử lý bùn thải 73
3.2 ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH BÙN 77
3.2.1 Các KCN của tỉnh Bình Dương 77
3.2.1.1 Khối lượng bùn phát sinh 77
3.2.1.2 Xác định tính chất nguy hại của bùn tại một số KCN 80
3.2.2 Các KCN của tỉnh Bình Phước 81
3.2.3 Bất cập của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT 84
3.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BÙN 84
3.4 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG BÙN THẢI PHÁT SINH ĐẾN NĂM 2020 92
3.5 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI 97
3.5.1 Biện pháp giảm thiểu bùn thải 97
3.5.2 Biện pháp xử lý 99
3.5.3 Biện pháp tái sử dụng 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 1 104
PHỤ LỤC 2 106
PHỤ LỤC 3 115
PHỤ LỤC 4 122
PHỤ LỤC 5 126
PHỤ LỤC 6 Chi tiết các KCN tỉnh Bình Dương 127
PHỤ LỤC 7 Quy hoạch KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2020 133
PHỤ LỤC 8 Chi tiết các KCN tỉnh Bình Phước 135
PHỤ LỤC 9 Kết quả phân tích độ ẩm 137
PHỤ LỤC 10 141
Trang 7Bảng 1.1 Thống kê KCN theo địa phương của tỉnh Bình Dương 12
Bảng 1.2 Thống kê KCN theo địa phương của tỉnh Bình Phước 16
Bảng 1.3 Danh mục các KCN quy hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 17
Bảng 1.4 Cơ sở pháp lý trong quản lý bùn thải 21
Bảng 1.5 Các loại bùn thải phát sinh từ nhà máy XLNT 21
Bảng 1.6 Thành phần hóa học của bùn hoạt tính 26
Bảng 1.7 Các mầm bệnh thường gặp trong bùn 28
Bảng 1.8 Các phương pháp xử lý bùn 29
Bảng 1.9 Ưu – nhược điểm của các phương pháp xử lý bùn 40
Bảng 2.1 Quy ước vị trí lấy mẫu 58
Bảng 2.2 Danh sách lấy mẫu đại diện 58
Bảng 2.3 Các phương pháp lấy mẫu, xử lý bùn 58
Bảng 3.1 Thống kê tình hình xử lý nước thải và bùn thải tại các KCN 65
Bảng 3.2 Thống kê công nghệ XLNT tại các KCN tỉnh Bình Dương & Bình Phước 71
Bảng 3.3 Thống kê phương pháp xử lý bùn tại các KCN 73
Bảng 3.4 Phương pháp tách nước khỏi bùn tại các KCN 74
Bảng 3.5 Đơn vị xử lý bùn của các KCN 75
Bảng 3.6 So sánh chi phí xử lý bùn thải và chi phí xử lý nước thải 76
Bảng 3.7 Mức độ phát thải bùn tại các KCN Bình Dương 79
Bảng 3.8 Kết quả phân tích bùn về chỉ tiêu kim loại nặng 82
Bảng 3.9 Kết quả phân tích chỉ tiêu pH 83
Bảng 3.10 Phân loại bùn trước và sau Thông tư 36/2015 có hiệu lực 84
Bảng 3.11 Độ ẩm mẫu bùn của các KCN 85
Bảng 3.12 Hiệu quả tách nước trong bùn của các KCN 90
Bảng 3.13 Hiệu quả tách nước của các nhóm bùn 92
Bảng 3.14 Tính hệ số phát thải bùn của KCN 93
Bảng 3.15 Dự báo khối lượng bùn phát sinh tại các KCN Bình Dương 94
Trang 8Bảng 3.17 Khối lượng bùn thải phát sinh dự báo đến năm 2020 của các KCN Bình Phước 96
Trang 9Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 4
Hình 1.2 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước 7
Hình 1.3 Phân loại bùn theo dây chuyền xử lý nước cơ bản 25
Hình 1.4 Bể nén bùn 30
Hình 1.5 Bể tuyển nổi 31
Hình 1.6 Phần trăm các quá trình phân hủy chất hữu cơ phức tạp trong quá trình kỵ khí 32
Hình 1.7 Sơ đồ hệ thống xử lý bùn bằng nhiệt 33
Hình 1.8 Máy sấy dạng thùng quay 34
Hình 1.9 Hóa chất Polyme 35
Hình 1.10 Máy ép bùn ly tâm 35
Hình 1.11 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy ép bùn băng tải 36
Hình 1.12 Máy ép bùn khung bản 37
Hình 1.13 Sân phơi bùn KCN Kim Huy 38
Hình 1.14 Chi tiết bãi chôn lấp hợp vệ sinh 39
Hình 1.15 Cấu tạo lò đốt thùng quay 39
Hình 1.16 Cỏ Vetiver 44
Hình 1.17 Cây lục bình 44
Hình 1.18 Cây thơm ổi, siêu “ăn” chì 45
Hình 1.19 Sơ đồ hệ thống sản xuất vitamin 47
Hình 1.20 Sinh khối của bùn 50
Hình 1.21 Hội đồng nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu phương án tái sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước, nước thải và xỉ thải” 52
Hình 3.1 Một số tài liệu thu thập được 69
Hình 3.2 Khối lượng bùn thải phát sinh của các KCN tỉnh Bình Dương 77
Hình 3.3 Khối lượng bùn phát sinh theo từng KCN của tỉnh Bình Dương 78
Hình 3.4 Kết quả phân tích độ ẩm của nhóm bùn số 1 87
Hình 3.5 Kết quả phân tích độ ẩm của nhóm bùn số 2 87
Trang 10Hình 3.7 Kết quả phân tích độ ẩm của nhóm bùn số 4 89
Hình 3.8 Kết quả phân tích độ ẩm của nhóm bùn số 5 89
Hình 3.9 Sân phơi bùn KCN Chơn Thành I 91
Hình 3.10 Sự chênh lệch về độ ẩm giữa các loại bùn 91
Hình 3.12 Sân phơi bùn KCN Sóng Thần 2 98
Trang 11TT Từ viết tắt Tên viết tắt
1 Vùng KTTĐPN Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
2 Bộ TN & MT, BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
3 BIWASE Công ty Cổ phần nước – Môi trường Bình Dương
4 COD Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lững
5 BOD Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lững
15 SX – XNK Sản xuất – Xuất nhập khẩu
16 TSS Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lững
Trang 12CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải có sự ra đời của các khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng thu nhập quốc dân Theo thống kê của Khu công nghiệp Việt Nam, cả nước có 299 KCN được thành lập trong đó có 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 60 nghìn ha, đạt tổng doanh thu là 97.000 triệu USD, tăng 97% so với cùng kì năm 2014 (tính đến hết tháng 07/2015) Song song với vai trò phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất của các KCN cũng đồng thời phát sinh ra các vấn đề môi trường cần phải giải quyết kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm môi trường Công tác quản lý nước thải, chất thải rắn, khí thải phát sinh từ các KCN đang được quan tâm và thực hiện có hiệu quả như đã có 184/299 KCN có hệ thống XLNT tập trung hoàn chỉnh và đi vào vận hành, chiếm 62% tổng số các KCN đảm bảo nước đầu ra theo quy chuẩn hiện hành Tuy nhiên, hầu hết ở các KCN Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn đọng một vấn đề chưa được giải quyết đúng mức đó là công tác quản lý và xử lý bùn thải từ hệ thống XLNT Đây là vấn đề cấp bách, được xã hội quan tâm, do còn khá mới và tương đối khó khăn khi thực hiện bởi công nghệ xử lý hiện tại của trong nước vẫn còn đơn giản, nhiều thiếu sót, và chưa có nhiều nghiên cứu nên đã và đang cần có những sáng tạo, nghiên cứu chuyên sâu hơn về bùn thải để giải quyết được tốt hơn Nhận thức được
yêu cầu cần thiết này, đề tài “Đánh giá đặc tính, công nghệ xử lý bùn thải của các
hệ thống XLNT của các KCN Bình Dương, Bình Phước và đề xuất các biện pháp
để giảm thiểu, xử lý và tái sử dụng bùn thải” nhằm mục đích nghiên cứu và đưa ra
các giải pháp giảm thiểu và quản lý bùn thải hiệu quả hơn cụ thể tại 2 tỉnh Bình Phước
& Bình Dương, từ đó góp phần đem lại lợi ích về kinh tế và môi trường cho các KCN của khu vực cũng như trong cả nước
2 Nội dung, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
Thu thập tài liệu về các KCN, các hệ thống XLNT và xử lý bùn thải từ các KCN ở 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước;
Khảo sát thực tế tại HTXLNT, xử lý bùn thải của các KCN;
Lấy mẫu, phân tích, đánh giá khối lượng và đặc tính bùn thải;
Dự báo khối lượng bùn thải của các KCN đến năm 2020;
Đánh giá các biện pháp quản lý và xử lý bùn thải hiện nay tại các KCN ở 2 tỉnh;
Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu và xử lý, tái sử dụng bùn thải KCN
Trang 13GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống XLNT tập trung của các KCN tại 2 tỉnh Bình
Dương và Bình Phước bao gồm công nghệ xử lý nước thải và bùn thải
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đầy đủ, chính xác đặc tính bùn thải và công
nghệ xử lý bùn thải của các hệ thống XLNT của các KCN ở 2 tỉnh Bình Dương và
Bình Phước, từ đó đề xuất các biện pháp để giảm thiểu và xử lý, tái sử dụng bùn thải
tại các KCN
Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các KCN của 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước
3 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp mang lại cái nhìn toàn cảnh về tình hình xử lý
nước thải và bùn thải của các KCN ở 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước để từ đó xác
định khả năng giảm thiểu, tái sử dụng của bùn thải trong tương lai đồng thời nắm bắt
kịp thời được những khó khăn, bất cập trong quy trình quản lý bùn thải hiện nay
Ý nghĩa khoa học: Quản lý và xử lý bùn thải đang là vấn đề cấp bách của xã
hội, một số đề tài về bùn thải như ” Nghiên cứu xử lý bùn thải công nghiệp” của
PGS.TS Nguyễn Văn Phước, hoặc “Nghiên cứu và tái sử dụng một số loại bùn chứa
kim loại nặng bằng quá trình hóa rắn” của Lê Thanh Hải,… Nhận thấy đây là một đề
tài có tính thực tế cao nên em đã chọn đề tài “Đánh giá đặc tính, công nghệ xử lý bùn
thải từ hệ thống XLNT của các KCN Bình Dương, Bình Phước và đề xuất các biện
pháp để giảm thiểu, xử lý & tái sử dụng bùn thải” làm báo cáo tốt nghiệp nhằm có
những cái nhìn thực tế và học hỏi được nhiều kiến thức bên ngoài hơn
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG VÀ BÌNH PHƯỚC
1.1.1 Khái niệm
- Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định [16]
- Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của khu công nghiệp đã xây dựng kết cấu
hạ tầng để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, được xác định trong quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt [17]
- Tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp là tỷ lệ phần trăm (%) của diện tích đất công nghiệp đã được cho nhà đầu tư thuê, thuê lại để hoạt động sản xuất kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp [17]
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai;
Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần TP HCM;
Phía Nam giáp TP HCM và một phần tỉnh Đồng Nai;
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
Hiện tại, tỉnh có 02 thành phố (TP Mới, TP Thủ Dầu Một), 04 thị xã (Thị xã Bến Cát, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Tân Uyên) và 04 huyện (huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) [25]
Trang 15GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương
1.1.2.2 Điều kiện tự nhiên
Trong tứ giác công nghiệp TP HCM – Bình Dương – Bà Rịa Vũng Tàu, cự ly tính từ đường ranh giới của tỉnh về trung tâm TPHCM là gần nhất và thuận tiện so với các tỉnh lân cận Các hệ thống giao thông kết nối của vùng Đông Nam Bộ với vùng Tây Nguyên thì tỉnh Bình Dương cũng được xen vừa là cửa ngõ vừa là nơi trung chuyển vận tải hàng hóa và khách hàng thuận lợi
- Địa hình: Có vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía Nam của dãy Trường Sơn với các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long, nhìn chung địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, khá cao so với mực nước biển Đất đai có thành phần chủ yếu là cát pha, sét pha nên phần lớn diện tích của tỉnh đều thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và xây dựng cơ sở
hạ tầng
- Sông ngòi: Bình Dương có nhiều sông, các sông lớn là sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn, sông Bé, sông Thị Tính (là nhánh của sông Sài Gòn) và hồ thủy lợi Dầu Tiếng với khối lượng nước ngọt lớn Ngoài ra, còn có tuyến nước ngầm ở phía Nam của tỉnh,
là nguồn cung ứng nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh
- Khoáng sản: Theo tài liệu của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, trên địa bàn
tỉnh có 57 vùng mỏ lớn nhỏ, chủ yếu là khoáng sản xây dựng, làm nguyên liệu cho các ngàng gốm sứ, gạch ngói như cao lanh, sét gạch ngói, đá xây dựng, cuội sỏi, than bùn
Trang 16Theo quy hoạch sử dụng đất Bình Dương đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt, quỹ đất quy hoạch dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp toàn tỉnh đến 2020 là 14.513 ha chiếm khoảng 15,28% diện tích đất của tỉnh
1.1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Các ngành công nghiệp như khai thác khoáng sản; chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống; chế biến gỗ; sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ; hóa chất, cao su và nhựa; dệt may – da giày; cơ khí điện tử và sản xuất kim loại,… phát triển, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Bình Dương
Toàn tỉnh hiện có 28 khu công nghiệp (KCN) và 8 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 10.000 ha Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VISIP 1,2, Mỹ Phước, Đồng An,…
Nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại được hình thành, trong đó tiêu biểu nhất là Thành phố mới Bình Dương với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014
Xã hội
- Hệ thống đào tạo: Tỉnh đã có 07 trường Đại học, 07 trường Cao đẳng, 16 trường
trung cấp chuyên nghiệp và 20 trung tâm dạy nghề và đào tạo khác
Mặc dù lực lượng lao động của tỉnh được qua đào tạo hàng năm ngày càng tăng, nhưng phần nhiều số lao động chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế Trong thời gian tới, cần tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường, các cơ sở đào tạo, để đảm bảo có một đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh, đặc biệt là lực lượng lao động cho các KCN
- Hệ thống đường giao thông: gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường
sông tương đối thuận lợi trong việc phục vụ giao thông hàng hóa và phát triển kinh tế -
xã hội
Trang 17GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
- Hệ thống cấp điện: Nguồn cấp điện của tỉnh chủ yếu từ nguồn lưới điện quốc gia,
qua các đường dây cao thế và các trạm biến áp trung gian 500kV, 220kV và 110kV Mạng lưới hạ thế và phân phối điện của tỉnh khá phát triển và ngày càng được đầu tư hoàn thiện hơn Đến nay, các trạm nguồn 110kV của tỉnh có tổng dung lượng 1.518MVA, điện thương phẩm năm 2012 đạt 6.451 triệu kWh, 100% các xã ấp trong tỉnh có điện, tỷ lệ sử dụng điện đạt 99,9%
Hệ thống cấp nước cho các đô thị trong tỉnh gồm các nhà máy nước ở TP Thủ Dầu Một, Dĩ An, Mỹ Phước, Uyên Hưng, Nam Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phước Vĩnh Hệ thống cấp nước nông thôn chủ yếu dùng nước giếng và nước sông Tổng công suất cấp nước toàn tỉnh đạt 267.800 m3/ngđ; 95% dân số thành thị được sử dụng nước sạch
- Hệ thống thông tin truyền thông: Ngành bưu chính viễn thông ở Bình Dương đã
đáp ứng mọi yêu cầu về thông tin liên lạc đến các vùng trong cả nước và thế giới, với
khoảng 2,5 triệu thuê bao điện thoại, 756.721 thuê bao internet [26]
1.1.3 Tỉnh Bình Phước
1.1.3.1 Vị trí địa lý
Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam Bộ Có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 (chiếm khoảng 2,07% diện tích cả nước và bằng khoảng 30% diện tích vùng Đông Nam Bộ), được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 11017’ đến
12019’ vĩ độ Bắc và 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông
Tỉnh hiện có 7 huyện (Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản, Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Đốp, Chơn Thành) và 3 thị xã (Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long) với 5 thị trấn, 13 phường và 103 xã Dân số toàn tỉnh là 912.706 người (năm 2013), chiếm khoảng 1% dân số toàn quốc, mật độ trung bình 133 người/km2 Ranh giới hành chính được xác định bởi:
Phía Bắc giáp với Campuchia;
Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh Campuchia;
Trang 18 Phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai;
Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai
Được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng và có đường biên giới với Campuchia dài 240 km nên tỉnh Bình Phước có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với an ninh quốc gia
Chế độ thủy văn
Bình Phước có vị trí là thượng nguồn của khu vực Đông Nam Bộ, có hệ thống sông suối, kênh rạch lớn và là nơi duy trì nguồn nước, nhưng khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất hạn chế Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 04 sông lớn: Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Măng
Trên sông Bé đã có 3 công trình thủy điện lớn theo bậc thang là Thác Mơ, Cần Đơn, Sóc Phu Miêng (Bình Phước) và công trình thủy lợi đập Phước Hòa (trên địa bàn 2
Trang 19GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
tỉnh Bình Phước và Bình Dương) Các công trình này đã đi vào hoạt động, góp phần cấp điện, cấp nước và cải thiện môi trường cũng như chất lượng nguồn nước vùng hạ
du sông Bé, sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông
1.1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình nông nghiệp
Trong những năm gần đây, nền kinh tế tỉnh Bình Phước đã đạt được những thành tựu quan trọng, giữ được tốc độ tăng trưởng khá và cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, quy mô GDP còn nhỏ so với cả nước và các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và cả năm đạt 20.373 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2013 Trong cơ cấu GDP, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu
Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước năm 2014 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 3%; chế biến, chế tạo tăng 10,5%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 7,2%; ngành cung cấp nước
và xử lý nước thải, rác thải tăng 5,6% so với cùng kỳ
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) năm 2014 ước đạt 23.009 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch năm, tăng 10,1% so với năm trước Một số sản phẩm chủ yếu như: đá xây dựng giảm 1,5%, hạt điều nhân tăng 5%, tinh bột sắn tăng 19,3%, clinke tăng 0,9%, xi măng tăng 2%, linh kiện điện tử tăng 12,8%, điện sản xuất tăng 4,9% so với cùng kỳ Tuy tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt kế hoạch đề ra, nhưng sản xuất công nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là nguồn vốn để duy trì, mở rộng sản xuất, thị trường, giá cả thế giới luôn biến động theo chiều không thuận lợi, sức tiêu thụ nội địa chưa cải thiện đã ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Tình hình hoạt động các KCN: Các khu công nghiệp đi vào hoạt động đã thu hút 124
dự án, trong đó có 43 dự án trong nước và 81 dự án nước ngoài, với tổng số vốn đăng
ký là 8.888,21 tỷ đồng và 777,33 triệu USD, tổng diện tích thuê đất là 502,01 ha
Thương mại - dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước cả năm 2014 thực hiện 25.770 tỷ đồng, đạt 101,1% kế hoạch năm, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành thương nghiệp tăng 15,6%, ngành khách sạn, ăn uống tăng 9,1%, ngành dịch vụ tăng 14,6%
Trang 20Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ước thực hiện 871 triệu USD đạt 106,2% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ước thực hiện đạt như sau: hạt điều 26,70 ngàn tấn, đạt 127,1% so với kế hoạch, tăng 3,3%
về lượng và 3,7% về giá trị so với cùng kỳ; mủ cao su thành phẩm thực hiện 132,75 ngàn tấn, đạt 102,1% so kế hoạch, tăng 14,5% về lượng và giảm 12,3% về giá trị so với cùng kỳ, hàng dệt may tăng 68%, giày dép các loại tăng 336,7%, hàng điện tử giảm 6,8%; sản phẩm bằng gỗ giảm 1,3%, nông sản khác giảm 14,1%, hàng hóa khác tăng 165,1% so với cùng kỳ năm trước
Kim ngạch nhập khẩu năm 2014 ước thực hiện 286 triệu USD đạt 173,7% kế hoạch năm, tăng 74,6% so với cùng kỳ năm 2013
- Về hoạt động du lịch:
Năm 2014, tổng số lượt khách tham quan ước thực hiện đạt 178.800 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt trên 194 tỷ đồng, tăng 14,47% so với cùng kỳ
Tình hình hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống giao thông: có mạng lưới giao thông khá phát triển, hệ thống giao thông
chính của Bình Phước là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của
Trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung nâng cấp nhà máy nước Suối Cam từ 4.800
m3/ngđ lên 20.000 m3/ngđ và nhà máy nước An Lộc từ 3.000 m3/ngđ lên 6.000
m3/ngđ Đồng thời xây dựng mới 5 dự án nhằm cung cấp nước cho đô thị và các KCN Thu gom, xử lý chất thải rắn; cấp thoát nước đô thị; phát triển cây xanh, chiếu sáng được lãnh đạo ngành Xây dựng Bình Phước quan tâm phát triển Phấn đấu đến năm
2015, nâng công suất cấp nước sinh hoạt tại 3 thị xã từ 26,58% như hiện nay lên 70%
và tại 7 thị trấn còn lại từ 7,44% lên 50%
- Thoát nước đô thị:
Trang 21GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa có dự án xây dựng hệ thống thoát nước
và xử lý nước thải riêng Hệ thống thoát nước thải đã được xây dựng chủ yếu là hệ thống cống thoát nước dọc và ngang các tuyến đường Việc quản lý, vận hành các công trình thoát nước cần có sự quan tâm hơn của các cấp chính quyền Sắp tới chỉ có duy nhất đô thị Đồng Xoài có dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải với quy mô 10.000 m3/ngày.đêm, tổng mức đầu tư gần 365 tỷ đồng
Môi trường
Dân số đô thị tăng cùng với mức sống nâng cao làm tăng lượng chất thải từ sinh hoạt
và dịch vụ đô thị, đặc biệt là nước thải và rác thải, làm tăng nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên nước, vệ sinh môi trường suy giảm
Lượng phương tiện giao thông cơ giới gia tăng nhanh chóng trong các đô thị thải ra nhiều bụi, khí độc hại và tiếng ồn đang mà mối lo ngại đến môi trường không khí và ô nhiễm tiếng ồn hiện nay
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung tại các đô thị sẽ làm gia tăng ô nhiễm môi trường và gia tăng chất thải nguy hại
Các thách thức của phát triển đô thị đối với môi trường đã và đang tiếp diễn, do đó các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa trong việc phát triển đô thị với bảo vệ môi trường [3]
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế, người ta đã phát triển loại hình KCN để tập trung các nhà máy sản xuất công nghiệp vào trong một khu vực
KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1896 ở Trafford Park thành phố Manchester (Anh) với tư cách là một doanh nghiệp tư nhân Sau đó vào năm 1899 vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt động và được coi là KCN đầu tiên của Mỹ Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do điều kiện địa lý, môi trường và một số yếu tố khách quan cho thấy lợi thế giữa KCN tập trung và KCN riêng lẻ chưa có sự chênh lệch đáng kể nên số lượng KCN tập trung chưa được các doanh nghiệp công nghiệp chú trọng, cho đến những năm 1950 - 1960 Do điều kiện công nghiệp phát triển mạnh nên ngoài điều kiện môi trường sinh thái và các điều kiện
xã hội đã có sự bùng nổ về phát triển các vùng công nghiệp và KCN tập trung
Đối với những nước đang phát triển đầu tiên đã sử dụng hệ thống KCN là Pucto Rico Trong những năm từ 1947-1963, Chính phủ Pucto Rico đã xây dựng 480 nhà máy để cho các doanh nghiệp thuê với cơ sở hạ tầng phù hợp nhằm thu hút các công ty chế
Trang 22biến của Mỹ, hầu hết các nhà máy tập trung trong hơn 30 KCN KCN đầu tiên ở các nước châu Á ra đời ở Singapore vào năm 1951, đến năm 1954 Malaysia cũng bắt đầu thành lập KCN cho đến giữa thập kỷ 90 đã có 139 KCN, Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ 1955 đến năm 1979 đã có 705 khu công nghiệp [30]
Ở Việt Nam, KCN Biên Hòa 1 là KCN đầu tiên, ra đời vào năm 1963 với tên gọi Khu
kỹ nghệ Biên Hòa, có diện tích khoảng 324ha
Ước tính đến hết tháng 12/2015, trên phạm vi cả nước có 304/463 KCN được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 85,2 ngàn ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 ngàn ha Trong đó, có 206 KCN đã đi vào hoạt động, 97 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng
Các KCN chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, phân bố không đều trên 60 tỉnh, thành phố Vùng Đông Nam Bộ có số lượng KCN được thành lập nhiều nhất 104 KCN (34,3%), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng với 79 KCN (26,1%) và vùng Tây Nam Bộ là 51 KCN (17,1%)
Còn tính đến hết tháng 6/2016, theo Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, cả nước có 313 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 88 ngàn
ha Trong đó, diện tích đất KCN có thể cho thuê đạt 60 ngàn ha, chiếm khoảng 68% tổng diện tích đất tự nhiên, có 218 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 60 ngàn ha và 95 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 28 ngàn ha Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt trên 28,5 ngàn ha, tỉ lệ lấp đầy 49%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỉ lệ lấp đầy đạt gần 70%
Trong 6 tháng đầu năm 2016, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hơn 300 dự
án nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỉ USD và điều chỉnh tăng vốn cho 205 lượt
dự án gần 900 triệu USD, cho thấy tăng thêm 6 tỉ USD, chiếm 46% tổng số lượt dự án
và chiếm 67% tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm của cả nước Thu hút được gần 450 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 14.500 tỉ đồng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp, công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp cơ khí và dệt may
Lũy kế đến tháng 6/2016, các KCN, KKT đã thu hút được 7.510 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 147,6 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 81,4 tỉ USD (bằng 55% vốn đầu tư đã đăng ký); và 7.163 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn xấp xỉ 1.173 nghìn tỉ đồng, vốn thực hiện đạt 540 ngàn tỉ đồng (bằng 45% vốn đầu tư đã đăng ký)
Trang 23GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Nhìn chung, tình hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN, KKT khá ổn định, đạt tổng doanh thu hơn 55 tỉ USD (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015 và bằng 45% kế hoạch năm 2016) Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt trên 25 tỉ USD (bằng 90% cùng kỳ năm 2015 và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 6 tháng đầu năm 2016) [12]
1.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở 2 TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ BÌNH PHƯỚC
1.4.1 Các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
1.4.1.1 Tình hình phát triển
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 29 KCN được thành lập với tổng diện tích quy hoạch là 10.794,23 ha Trong đó, có 28 KCN (diện tích 10.591,83 ha) đã chính thức đi vào hoạt động và thu hút dự án đầu tư, riêng KCN Thới Hòa đang tiếp tục đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng Diện tích bình quân của KCN trên địa bàn hiện đạt 372ha/KCN Tỷ lệ lấp kín diện tích cho thuê của các KCN đạt 57%
12 KCN đạt tỷ lệ trên 90% (Sóng Thần 1, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP, VSIP II, Mỹ Phước 2, Mapletree, Bình An, Sóng Thần 2, Bình Đường, Nam Tân Uyên);
4 KCN đạt trên 60% (Mỹ Phước, Tân Đông Hiệp B, Mai Trung, Việt Hương 2); KCN có diện tích lớn nhất là KCN VSIP II (phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một và xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên) có diện tích 1.008 ha; có diện tích nhỏ nhất là KCN Bình Đường (Thị xã Dĩ An) với 16,5 ha [26]
Bảng 1.1 Thống kê KCN theo địa phương của tỉnh Bình Dương
- KCN Tân Đông Hiệp A
- KCN Tân Đông Hiệp B
06 715,463 ha
Thị xã Thuận An - KCN Đồng An I
Trang 24Tính đến năm 2015, các KCN Bình Dương có 1.479 dự án có hiệu lực, bao gồm 1.050
dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng kí 7.676 tỷ USD và 429 dự án đầu
tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng kí là 32.740 tỷ đồng Thu hút 43 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào KCN, trong đó Đài Loan đứng đầu (với 298 dự án, vốn 2 tỷ USD), kế đến là Hàn Quốc (193 dự án, vốn 988 triệu USD), Nhật Bản (110 dự án, vốn
700 triệu USD), Hồng Kông (36 dự án, vốn 611 triệu USD)
Các KCN ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tập trung, tác động rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ
Trang 251.4.1.2 Giới thiệu về các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
Thông tin chi tiết về các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương được trình bày trong Phụ lục 6
Nhìn chung, các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều thu hút đa ngành nghề, tập trung chủ yếu vào các ngành như điện, điện tử, gia dụng, cơ khí, cơ khí chính xác, gỗ, may mặc,… Bên cạnh đó, cũng có một số ngành nghề công nghiệp không tốt cho môi trường như dệt nhuộm, xi mạ, sản xuất hóa chất,…
1.4.1.3 Quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Quy hoạch chi tiết KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2020 được quy định cụ thể theo Công văn số 173/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ cấp ngày 28 tháng 01 năm
Đến năm 2011, Bình Phước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát
triển công nghiệp 8 KCN với tổng diện tích 5.244ha (KCN Chơn Thành 682ha, KCN
Minh Hưng 485ha, KCN Tân Khai 600ha, KCN Đồng Xoài 755ha, KCN Bắc Đồng Phú 200ha, KCN Nam Đồng Phú 72ha, KCN Sài Gòn - Bình Phước 450ha, KCN Becamex - Bình Phước 2.000ha)
Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hạ tầng trong việc triển khai thực hiện dự án,
UBND tỉnh đã chia 8 KCN này thành 19 KCN với diện tích thực tế 5192ha (KCN
Chơn Thành I 125ha, KCN Chơn Thành II 76ha, KCN Bình Phước - Đài Loan 486ha, KCN Minh Hưng - Hàn Quốc 193ha, KCN Minh Hưng III 292ha, KCN Tân Khai I 63ha, KCN Tân Khai II: 270ha, KCN Tân Khai 45ha: 45ha, KCN Việt Kiều 104ha, KCN Thanh Bình 92ha, KCN Đồng Xoài I 163ha, KCN Đồng Xoài II 85ha, KCN Đồng Xoài III 121ha, KCN Đồng Xoài IV 92ha, KCN Đại An - Sài Gòn 285ha, KCN Nam Đồng Phú 69ha, KCN Bắc Đồng Phú 190ha, KCN Sài Gòn - Bình Phước 450 ha, KCN
Trang 26Becamex - Bình Phước 1993ha Hầu hết các KCN này đều nằm dọc các trục đường giao thông chính như QL 13, QL 14, ĐT 741)
Để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, Ban Quản lý Khu kinh tế tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ cho điều chỉnh các KCN trên thành 12 KCN cụ thể
như sau : KCN Chơn Thành I 125 ha, KCN Chơn Thành II 76 ha, KCN Minh Hưng -
Hàn Quốc 193ha, KCN Minh Hưng III 292 ha, KCN Minh Hưng - Đồng Nơ 655ha, KCN Tân Khai II 160 ha, KCN Đồng Xoài I 163ha, KCN Đồng Xoài II 85ha, KCN Đồng Xoài III 121ha, KCN Bắc Đồng Phú 190ha, KCN Nam Đồng Phú 743ha, KCN Becamex - Bình Phước 2.441ha
Tính đến năm 2014, Bình Phước hiện có 07 KCN đang hoạt động, 05 KCN đang giải phóng mặt bằng và 07 KCN bị thu hồi Trong đó:
07 KCN: đã đầu tư xây dựng hạ tầng với diện tích đất tự nhiên là 1.124 ha, diện
tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 733,33 ha Lũy kế đến tháng 10/2014, các KCN
đã hoạt động thu hút được 125 dự án gồm 82 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
và 43 doanh nghiệp trong nước, với số vốn đầu tư đăng ký 772,42 triệu USD và 888,21 tỷ đồng; diện tích đất đã cho thuê 503,01 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân của 07 khu là 68,59%;
05 KCN: là KCN Tân Khai II, KCN Đồng Xoài III, KCN Nam Đồng Phú,
KCN Sài Gòn - Bình Phước, KCN Becamex - Bình Phước với diện tích 2.901 ha do còn giải quyết một số thủ tục vướng mắc về điều chỉnh quy hoach, về xây dựng đường trục chính vào KCN, về thay đổi chủ đầu tư hạ tầng, về giải phóng mặt bằng nên chưa
đi vào hoạt động;
07 KCN: với diện tích 1.167 ha, do năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu kém,
do khó khăn trong công tác giải tỏa bồi thường, do ảnh hưởng quy hoạch tuyến đường sắt Bình Phước - Đắk Nông, do gần trung tâm hành chính huyện Hớn Quản mới xây dựng nên có 5 KCN đã bị thu hồi và 2 KCN dự kiến sẽ thu hồi, cụ thể gồm:
05 KCN đã thu hồi: KCN Bình Phước - Đài Loan, KCN Tân Khai 45ha, KCN Thanh Bình, KCN Đồng Xoài IV, KCN Đại An - Sài Gòn;
02 KCN dự kiến sẽ thu hồi: KCN Tân Khai I, KCN Việt Kiều
Dưới đây là danh sách các KCN đang hoạt động/xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Trang 27GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Bảng 1.2 Thống kê KCN theo địa phương của tỉnh Bình Phước
Khu vực Khu công nghiệp Số lượng Diện tích
- KCN Minh Hưng – Hàn Quốc
- KCN Minh Hưng III
- KCN Chơn Thành I
(Nguồn Tổng hợp)
1.4.2.2 Sơ lược về các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước
Tỉnh Bình Phước hiện có 06 KCN đang hoạt động và 01 KCN đang xây dựng (KCN Nam Đồng Phú) Chi tiết các KCN được trình bày trong Phụ lục 8
1.4.2.3 Quy hoạch khu công nghiệp của tỉnh Bình Phước đến năm 2020
Theo Công văn số 2162/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước đến năm 2020, có sự điều chỉnh như sau:
Thu hồi và đưa ra khỏi quy hoạch 06 KCN với tổng diện tích 1.063 ha gồm các KCN : KCN Bình Phước – Đài Loan (481ha), KCN Tân Khai I (63ha), KCN Tân Khai (45ha), KCN Thanh Bình (92ha), KCN Đồng Xoài IV (92ha) và KCN Đại An – Sài Gòn (285ha);
Điều chỉnh giảm diện tích KCN Bắc Đồng Phú từ 200ha xuống 190ha, giảm diện tích KCN Tân Khai II từ 300ha xuống 160ha;
Bổ sung KCN Minh Hưng – Sikico với quy mô diện tích 655ha vào quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2020;
Điều chỉnh sáp nhập KCN Sài Gòn – Becamex vào KCN Becamex – Bình Phước với tổng diện tích là 2.450ha
Trang 28Bảng 1.3 Danh mục các KCN quy hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Trang 29GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Riêng tại khu vực Đông Nam Bộ, lượng nước thải từ các KCN chiếm đến 49% lượng nước thải của các KCN trong toàn quốc
Để giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường, theo quy định của Thông tư số 08/2009
và Thông tư 48/2011 của Bộ TN & MT, các KCN phải có hệ thống XLNT tập trung và phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải
Kết quả thống kê của Khu công nghiệp Việt Nam cho thấy, ước tính đến tháng 12/2015
cả nước có 178/304 KCN đã có hệ thống XLNT tập trung hoàn chỉnh và đi vào vận hành, chiếm 58% tổng số KCN đã được thành lập và 86% tổng số KCN đang hoạt động Tổng công suất XLNT của các nhà máy hiện đang hoạt động đạt 720 ngàn
m3/ngđ, công suất trung bình đạt 4.046 m3/ngđ/nhà máy vào cuối tháng 12/2015 so với tổng công suất XLNT của các nhà máy hiện đang hoạt động 354 ngàn m3/ngđ, công suất trung bình đạt 3.474 m3/ngđ/nhà máy vào cuối tháng 12/2010
Ngoài ra, hiện có 32 KCN đang xây dựng công trình XLNT tập trung với tổng công suất thiết kế khoảng 96 ngàn m3/ngđ Trong thời gian tới, các địa phương cũng đã lập
kế hoạch để xây dựng mới và mở rộng thêm 62 nhà máy XLNT tập trung với tổng công suất 248 ngàn m3/ngđ Như vậy, trong trường hợp tất cả các KCN được lấp đầy 100%, thì công suất của các nhà máy XLNT hiện có và sẽ xây dựng về cơ bản sẽ đáp ứng lượng nước thải trong KCN
Các nhà máy XLNT đã đi vào hoạt động tập trung phần lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, chiếm 69,7% tổng số KCN có nhà máy XLNT đi vào hoạt động và bằng 76,3% tổng công suất các nhà máy hiện có [12]
Nhà máy XLNT tập trung của nhiều KCN cũng đã được đầu tư và lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, đồng thời kết nối kết quả quan trắc online với các đơn vị kiểm soát, giúp kịp thời phát hiện và ngăn chặn những trường hợp vi phạm tốt hơn Qua đó, cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của địa phương, nhận thức và việc thực thi quy định về pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống XLNT cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hoặc vận hành không hiệu quả
Theo thống kê của Bộ TN & MT, ước tính có khoảng 70% trong tổng số hơn một triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát sinh từ các KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận
mà không qua xử lý Ngoài một số KCN chú trọng các đầu tư các hệ thống xử lý chất thải thì vẫn còn rất nhiều khu chưa chú trọng đến vấn đề này Nhiều KCN vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, không tuân thủ thiết kế ban đầu và không xây dựng nhà máy XLNT tập trung, rất nhiều các KCN đã lấp đầy xấp xỉ 100% nhưng vẫn
Trang 30chưa có hệ thống XLNT đạt tiêu chuẩn cho phép, nên vẫn tồn tại tình trạng xả thải gây
ô nhiễm môi trường, hoặc hệ thống XLNT tại một số KCN chưa đáp ứng được QCVN
về môi trường và xả thải gây ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng các thủ đoạn để xả trộm ra môi trường như xây dựng hệ thống ngầm kiên cố xả thẳng ra sông, rạch chẳng hạn như Công ty Hào Dương, Phạm Thu, Tường Trung, Tân Nhật Dũng tại TP HCM, hoặc lợi dụng thủy triều lên xuống
để pha loãng nước thải chưa qua xử lý đưa ra môi trường
Đáng lưu tâm hơn là sự quyết định trong quản lý chế tài của một số cán bộ lãnh đạo, chính quyền các cấp và cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường còn chưa cao Đây cũng là nguyên nhân khiến một số doanh nghiệp phớt lờ các chế tài quy định bắt buộc về môi trường để có tình trạng vi phạm [25]
1.5.1.2 Công nghệ xử lý nước thải tại các KCN
Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN sẽ được đấu nối vào hố thu gom của nhà máy XLNT tập trung, chuẩn nước thải đầu vào thường được áp dụng theo cột B, QCVN 40:2011/BTNMT hoặc một số nơi có thể dựa vào qui định riêng của KCN Nước sau xử lý phải nằm trong giới hạn cho phép của cột A, QCVN 40:2011/BTNMT (Phụ lục 2)
Thực tế, quy trình xử lý nước thải của các KCN đa phần tương tự nhau, chủ yếu là công nghệ xử lý hóa lý – vi sinh kết hợp
Thống kê tại một số KCN lớn ở khu vực Đông Nam Bộ, cho thấy:
Đa số các quy trình sử dụng biện pháp xử lý nhiều cấp, cấp đầu tiên thường là
xử lý hóa lý (keo tụ, tạo bông), hoặc quá trình xử lý sinh học kỵ khí; cấp cuối cùng là
xử lý sinh học hiếu khí bùn hoạt tính làm thoáng kéo dài (mương oxy hóa) hoặc sử dụng biện pháp xử lý hiếu khí bùn hoạt tính làm việc theo mẻ (hệ thống bể SBR, hệ thống Unitank) có kết hợp lọc nước thải đầu ra hoặc sử dụng hồ sinh học ổn định
Khi kết hợp hệ thống xử lý hóa lý và hệ thống xử lý sinh học sẽ tránh được sự
cố khi vận hành như chết bùn, xử lý không đạt, hiệu quả vì hệ thống xử lý hóa lý sẽ loại bỏ các chất độc hại, nhất là kim loại nặng, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho
xử lý sinh học, hoặc xử lý nối tiếp với hệ thống xử lý sinh học trong trường hợp nước thải đầu ra của hệ thống sinh học không đạt tiêu chuẩn Còn hệ thống sinh học kế tiếp
xử lý hóa lý giúp giảm chi phí xử lý vì hệ thống hóa lý không cần phải xử lý đạt tiêu chuẩn thải, đỡ tiêu tốn hóa chất
Quá trình xử lý nhiều cấp thường được áp dụng cho các KCN có thành phần nước thải tương đối phức tạp, có sự dao động về tính chất nước thải, nước thải có các
Trang 31GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
thành phần nguy hại, khó xử lý triệt để bằng quá trình sinh học bùn hoạt tính hoặc có ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả xử lý của quá trình này
Một số dây chuyền công nghệ tiêu biểu hiện nay như:
Dây chuyền 1: Xử lý sơ bộ (tách rác, cát, dầu mỡ) > Bể điều hòa > Bể trộn, điều chỉnh pH, tạo bông > Bể lắng > Bể xử lý sinh học bùn hoạt tính > Bể lắng thứ cấp > Khử trùng bằng Clo;
Dây chuyền 2: Xử lý sơ bộ (tách rác, cát, dầu mỡ) > Bể điều hòa (có hoặc không có sục khí) > Bể trộn, điều chỉnh pH, keo tụ tạo bông > Bể lắng > Bể điều hòa trước bể SBR > Bể sinh học dạng mẻ SBR > Khử trùng bằng clo;
Dây chuyền 3: Xử lý sơ bộ (tách rác, cát, dầu mỡ) > Bể điều hòa > Bể trộn, điều chỉnh pH, chất dinh dưỡng > Bể kỵ khí UASB > Bể Aerotank với giá thể vi sinh
cố định > Bể lắng thứ cấp > Bể trộn, điều chỉnh pH, keo tụ tạo bông > Bể lắng hóa lý
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn lại là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP
- Chất thải nguy hại (CTNH) là những chất thải có tên (mỗi tên chất thải tương ứng với một mã CTNH) trong Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (sau đây gọi tắt là Danh mục CTNH) theo QCVN 07:2009/BTNMT, được chia thành hai loại sau:
Là CTNH trong mọi trường hợp (có ký hiệu ** trong Danh mục CTNH);
Có khả năng là CTNH (có ký hiệu * trong Danh mục CTNH) có ít nhất một tính chất nguy hại hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH
1.6.2 Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp luật để quản lý bùn thải ở Việt Nam hiện nay được thể hiện trong Bảng 1.4 như sau:
Trang 32Bảng 1.4 Cơ sở pháp lý trong quản lý bùn thải
STT
Cơ sở pháp lý
1 80/2014/NĐ-CP Nghị định về Thoát nước và xử lý nước thải
2 38/2015/NĐ-CP Nghị định về Quản lý chất thải và phế liệu
3 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại
4 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối
với bùn thải từ quá trình xử lý nước
5 36/2015/TT-BTNMT Thông tư về quản lý chất thải nguy hại
(Nguồn Tổng hợp)
- Cách xác định ngưỡng nguy hại của bùn thải từ quá trình XLNT được quy định tại Điều 2 của QCVN 50:2013/BTNMT (Phụ lục 3)
- Phân loại và quản lý bùn thải phát sinh từ quá trình XLNT được quy định tại Chương
2, Chương 3 và Phụ lục 1 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
Mã CTNH của bùn từ quá trình XLNT
Theo mục B - Phụ lục 1/Thông tư 36/2015, quy định nhóm 12 thuộc nhóm nguồn chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải, nước cấp Bùn thải phát sinh từ nhà máy XLNT của các KCN có thể thuộc các mã CTNH theo Bảng 1.5 dưới đây
Bảng 1.5 Các loại bùn thải phát sinh từ nhà máy XLNT
TT CTNH Mã Tên chất thải
Tính chất nguy hại chính
Trạng thái (thể) tồn tại thông thường
Ngưỡng CTNH
1 12 02 02
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý hóa - lý
2 12 06 05
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý sinh học nước thải công nghiệp
3 12 06 06 Bùn thải có các thành phần nguy hại từ các quá trình xử Đ, ĐS Bùn **
Trang 33xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác
5 12 06 08
Bùn thải có thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải khác của hệ thống
xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp có các ngành nghề: sản xuất, điều chế hóa chất vô cơ, hữu cơ, xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác
Đối với trường hợp khu công nghiệp có các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực sản xuất, điều chế hóa chất vô cơ; hữu cơ; xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại, các vật liệu khác nhưng không phát sinh nước thải hoặc có phát sinh nhưng không đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp thì bùn thải phát sinh từ hệ
Trang 34thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp là loại * (được áp mã 12 06 05 hoặc 12 06 06) và được phân định theo quy định tại QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước thải
Đối với trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại có khả năng tự xử lý bùn thải là chất thải nguy hại đảm bảo các thành phần nguy hại dưới ngưỡng theo quy định thì bùn sau xử lý được quản lý như đối với chất thải công nghiệp thông thường
1.6.3 Hiện trạng bùn thải tại các khu công nghiệp
Bùn thải nói chung và bùn thải phát sinh từ bể lắng hóa lý và bể lắng sinh học của các nhà máy XLNT tập trung đang trở thành một gánh nặng cho các doanh nghiệp bởi có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi Việt Nam chưa chú trọng đầu tư, cải tiến công nghệ cho việc xử lý triệt để chúng và tình thế các KCN đang tăng cường đầu tư, xây dựng các nhà máy XLNT như hiện nay
Chi phí xử lý bùn thải cao, chiếm tới 50% chi phí vận hành của toàn hệ thống, nên bùn thải hiện đang rơi vào tình trạng thừa thu gom, thiếu xử lý Bùn chủ yếu được ép tách nước hoặc phơi khô, đổ bỏ hoặc chôn lấp, một số ít rất nhỏ được sử dụng làm phân bón Trước khi Thông tư 36/2015/TT-BTNMT có hiệu lực, bùn thải ở các trạm XLNT KCN tại TP HCM thường được xử lý cụ thể như bùn đã được ép hoặc phơi khô và sau
đó bón trực tiếp cho cây xanh trong phạm vi KCN (KCN Lê Minh Xuân), được ủ tại chỗ làm phân compost (KCN Vĩnh Lộc), bán cho cơ sở làm phân vi sinh (KCN Tân Tạo), hoặc giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý (KCN Bình Chiểu, KCN Tân Bình, KCX Tân Thuận) [2]
Theo khảo sát thực tế của Công ty Shiny Việt Nam cho thấy, các biện pháp xử lý bùn thải hiện nay là chưa triệt để, chưa đảm bảo an toàn về yếu tố môi trường và không đáp ứng được khối lượng bùn thải ngày một lớn Mặt khác hiện chưa có một khu xử lý bùn thải nào hoạt động một cách đúng nghĩa
Do hoạt động sản xuất tại các KCN, KCX hầu hết là đa ngành nghề nên bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung có thành phần phức tạp, chứa nhiều thành phần nguy hại; thông số và thành phần nguy hại biến động dẫn đến việc khó kiểm soát
và trong nhiều trường hợp, kết quả lấy mẫu phân tích tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp…
Để khắc phục tình trạng trên, Thông tư số 36/2015/TTBTNMT được ban hành Tuy nhiên, các KCN thường đa ngành, đa nghề, hầu hết KCN nào cũng có các ngành nghề được qui định tại Thông tư 36/2015 nên bùn thải phát sinh từ hệ thống XLNT của KCN hầu hết đều xếp vào CTNH Mặt khác, trước đó đã có Nghị định 80/2014 về thoát nước và xử lý nước thải, Nghị định 38/2015 về quản lý bùn thải từ hệ thống
Trang 35GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
XLNT Cả hai nghị định này đều không có bất cứ phân định nào về việc bùn thải phát sinh từ hệ thống XLNT luôn là CTNH Sự mâu thuẫn giữa Nghị định và Thông tư đã gây nhiều bất cập và là gánh nặng cho các doanh nghiệp, vì vậy cần có những điều chỉnh phù hợp hơn
1.7 BÙN THẢI TỪ HỆ THỐNG XLNT VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Để xử lý bùn thải sau khi đã xử lý nước còn khó khăn, phức tạp bội phần bởi hầu hết kim loại nặng lắng đọng trong bùn thải Đây là bài toán khó đối với cơ quản quản lý môi trường và doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới
- Theo tính chất độc hại của bùn thải có thể chia thành 3 loại cơ bản như sau:
Bùn thải sinh học: Bùn có mùi hôi thối song không độc hại Có thể dùng để sản xuất phân hữu cơ bằng cách cho thêm vôi bột để khử chua, than bùn, cấy vi sinh, dùng chế phẩm EM,… để khử mùi sẽ thành phân hữu cơ tổng hợp Trong đó, bùn thải chiếm 70%, giá thành rẻ, chất lượng không thua kém các loại phân hữu cơ bán trên thị trường;
Bùn thải công nghiệp không độc hại: Không cần xử lý, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau;
Bùn thải công nghiệp nguy hại: Có chứa các kim loại nặng như Cu, Mn, Zn, Ni,
Cd, Pb, Hg, Se, Al, As,… nhất thiết phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, nếu không sẽ gây nên hiểm họa cho nhiều thế hệ mai sau
- Theo vị trí xả thải trong dây chuyền xử lý, bùn chia làm 2 loại:
Bùn sơ cấp (bùn hóa lý) phát sinh từ bể lắng sơ cấp dựa theo cơ chế keo tụ, tạo bông và lắng có sử dụng các chất keo tụ, trợ keo tụ như phèn sắt, phèn nhôm, PAC, polymer,… với nồng độ chất khô khoảng 2%
Bùn hoạt tính (bùn sinh học): chủ yếu là sinh khối vi sinh từ bể lắng thứ cấp, theo cơ chế vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển, với nồng độ bùn khoảng 0,6%
Trang 36Hình 1.3 Phân loại bùn theo dây chuyền xử lý nước cơ bản
Ngoài ra, còn có thể kể đến bùn hóa học và bùn tươi
Bùn hóa học: có nguồn gốc từ sự kết tủa photphat do phản ứng với sunphat nhôm
hoặc clorua sắt theo các phản ứng sau đây:
PO43- + Al3+ PO4Al
PO43- + Fe3+ PO4Fe Bùn này là bùn khoáng không có chút nào bùn hữu cơ và được rút ra với nồng độ tương ứng với nồng độ của giai đoạn xử lý hoặc người ta chọn chúng: lắng sơ bộ (2%) hoặc lắng sinh học (0,6%)
Bùn tươi (bùn hỗn hợp): là hỗn hợp giữa bùn sơ cấp và bùn dư, được sinh ra khi bùn
dư rút ra từ bể vi sinh chuyển đến đầu bể lắng sơ cấp Khi đó, bùn sẽ có tính chất trung gian của hai loại bùn tạo ra chúng và có nồng độ tối đa là 2% [1]
Trang 37GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
bảo vệ sinh và bảo tồn được các thành phần phân bón có lợi cho cây trồng Song, nếu
có công đoạn xử lý keo tụ, tạo bông phía trước bể lắng, bùn có chứa các kim loại nặng như Cu, Mn, Zn, Ni, Cd, Pb, Hg, Se, Al,… và thường có tính chất nguy hại
Bùn thứ cấp
Bùn thứ cấp là cặn lắng ở bể lắng đợt 2, chủ yếu là bùn hoạt tính từ các bể aeroten, biofim, bể UASB,…gồm một phần bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng) từ bể lắng đợt II được dẫn trở lại aeroten để tiếp tục tham gia quá trình xử lý (bùn hoạt tính tuần hoàn)
và phần còn lại là bùn hoạt tính dư
Bùn thường có dạng huyền phù chứa keo bông vô định hình gồm các vi sinh vật hiếu khí có cấu tạo đơn giản và những chất hữu cơ nhiễm bẩn có trong nước thải đã phân hủy một phần Bùn hoạt tính có độ ẩm cao: sau bể aeroten 99,2 – 99,7%; sau bể biofim (màng vi sinh) 96 – 96,5% [10]
Thành phần hóa học của bùn hoạt tính được trình bày trong Bảng 1.6
Bảng 1.6 Thành phần hóa học của bùn hoạt tính
Nguồn [23]
Nhìn chung, bùn là hỗn hợp huyền phù khó lọc, có chứa nhiều nước (độ ẩm cao), chất hữu cơ dễ phân hủy, dễ thối rữa, chứa từ 0,25 -12% chất rắn tính theo khối lượng tùy
Trang 38thuộc vào công nghệ xử lý nước thải được áp dụng Do đó, cần áp dụng một số biện pháp để xử lý tiếp cặn lắng, làm cho cặn ổn định và loại bớt nước để giảm thể tích, trọng lượng trước khi đưa ra môi trường hay sử dụng
Chất lượng của bùn thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm, thành phần hữu cơ,…
Đặc tính của bùn nước thải phụ thuộc vào thành phần và tính chất của các chất nhiễm bẩn, phụ thuộc vào quy trình lưu giữ và xử lý bùn, độ kiềm, nồng độ các axit hữu cơ, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hydrocacbon và kể cả các chất dinh dưỡng
Nhiều thành phần hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn giải pháp thải
bỏ bùn sau xử lý và nước thải sinh ra từ quá trình xử lý bùn Do đó, những yếu tố này cần được xem xét khi chọn quy trình xử lý và thải bùn ra nguồn tiếp nhận
Các thống kê về các thành phần của bùn trong quá trình xử lý nước thải được trình bày trong Phụ lục 4
1.7.2.2 Ảnh hưởng của bùn thải đến môi trường và kinh tế
a Về môi trường
Bùn thải công nghiệp nói chung và bùn thải từ nhà máy xử lý nước thải nói riêng đang
là vấn đề nhức nhối của xã hội, đã và đang là mối nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường
Trước tình trạng “thừa thu gom, thiếu xử lý”, bùn chủ yếu được thu gom và đem đi chôn lấp hoặc tiêu cực hơn là việc đổ bỏ tràn lan, kiểm soát chưa chặt chẽ như hiện nay sẽ gây ô nhiễm môi trường, tích tụ kim loại, gây tình trạng mất vệ sinh, mùi hôi thối, phát sinh khí metan ra môi trường, một khí nhà kính có tác hại gấp 30 lần so với
CO2
Nghiêm trọng hơn, bùn thải bị đổ bỏ ở những nơi không có lớp chống thấm thì các chất ô nhiễm sẽ thấm vào đất và thấm xuống mạch nước ngầm, nước mặt làm cho chất lượng nguồn nước bị suy giảm Bùn đổ ra kênh, mương gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở và thu hẹp dòng chảy, hơn hết là ảnh hưởng đến các loài sinh vật thủy sinh
Không những thế, trong bùn thải từ quá trình xử lý nước thải có nguy cơ hiện diện các loại mầm bệnh gây bệnh như virus, vi khuẩn, protozoa, giun sán,…
Dưới đây là bảng tóm tắt các mầm bệnh hay gặp trong bùn và sự sống của chúng trên cây và trong đất
Trang 39GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
Bảng 1.7 Các mầm bệnh thường gặp trong bùn Sinh vật Môi trường sống Thời gian tồn tại Bệnh
Xà lách Cải Khoai tây Carot Bắp cải
Các thiết bị xử lý bùn chiếm từ 40 - 60% tổng chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chi phí xử lý chiếm khoảng 50% chi phí vận hành toàn hệ thống
Trang 40Bùn thải ra ngoài môi trường nếu không xử lý đúng cách, bên cạnh gây ô nhiễm môi trường còn gây bất lợi về kinh tế Lãng phí một phần ngân sách nhà nước vào việc cải tạo, nạo vét kênh do tình trạng đổ bùn trộm, lấp đầy xuống kênh rạch, gây tắt nghẽn hệ thống thoát nước
Trước những tác hại nghiêm trọng của bùn thải đến lợi ích kinh tế, môi trường và hơn
cả là sức khỏe của con người, cần có những biện pháp kịp thời khắc phục và ngăn chặn các hậu quả xấu hơn, đồng thời cũng cần phải tìm hiểu, học tập và nghiên cứu các phương pháp xử lý bùn hiệu quả và tốt hơn trước tình hình thực tại
1.7.3 Phương pháp xử lý bùn trong nước thải
Ở Việt Nam, các phương pháp xử lý bùn thải chủ yếu nhằm hướng đến các mục tiêu sau đây:
Giảm khối lượng, độ ẩm của hỗn hợp bùn bằng cách tách một phần hay phần lớn lượng nước có trong hỗn hợp bùn để giảm kích thước công trình xử lý và giảm thể tích bùn phải vận chuyển tới nơi tiếp nhận;
Ổn định bùn bằng cách phân hủy các chất hữu cơ dễ bị thối rữa, chuyển chúng thành các chất hữu cơ ổn định và các hợp chất vô cơ để dễ dàng tách nước và không gây tác động xấu đến môi trường nơi tiếp nhận;
Khử trùng và sử dụng lại bùn cặn cho các mục đích khác nhau: bón ruộng, cải tạo đất, san lấp,…
Có nhiều phương pháp xử lý bùn đang được áp dụng (Bảng 1.8), nhưng chủ yếu là tách nước và chôn lấp Trong đó, phương pháp tách nước đang được áp dụng rộng rãi, khả năng tách nước của các phương pháp được trình bày trong Phụ lục 5
Giảm thể tích
Xả ra nguồn tiếp nhận
2 Lọc ép
3 Lọc ly tâm
4 Sân phơi bùn
5 Hồ lắng và nén bùn
1 Thiêu
2 Oxy hóa
và dạng lỏng
1 Chôn lấp
2 Xả vào vực nước
3 Cải tạo đất
4 Phân bón
Nguồn [10]