Mạng lưới cụt: Là mạng lưới đường ống chỉ có thể cấp nước cho các điểm theo 1 hướng nhất định hay cấp theo dọc tuyến ống và kết thúc tại đầu mút của tuyến ống được áp dụng trong các trườ
Trang 1TÓM TẮT
Khu dân cư và công nghiệp phường Hiệp Thành –Quận 12 thuộc đô thị lớn của thành phố Hồ Chí Minh ,có vai trò là trung tâm phát triển kinh tế -xã hội vùng phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh Để đảm bảo cung cấp nước đủ về số lượng và chất lượng ,đáp ứng nhu cầu của người dân trong khu vực, thiết kế mạng lưới cấp nước với đô thị loại 1 ,dân số năm 2027 là 65000 người, diện tích khu vực 542 ha và niên hạn thiết
kế 10 năm Tiêu chuẩn dùng nước lấy theo TCVN 33-2006, lưu lượng thiết kế 27262
m3/ngày đêm
Chế độ tiêu thụ nước thay đổi theo từng giờ trong ngày ứng với hệ số dùng nước không điều hòa giờ tính bằng % lưu lượng ngày đêm.Để đặc trưng cho chế độ tiêu thụ nước ăn uống sinh hoạt trong các đô thị,người ta đưa ra hệ số không điều hòa giờ và thiết lập biểu đồ tiêu thụ nước cho từng giờ trong ngày đêm Dựa vào biểu đồ có bậc thang đã được lập ,chọn chế độ làm việc của trạm bơm cấp II dựa trên nguyên tắc: đường làm việc của trạm bơm cấp II bám sát đường tiêu thụ nước và theo chế độ ít bậc nhất Dựa vào trạm bơm cấp II tính toán được dung tích đài nước và bể chứa Vạch tuyến MLCN là một bước quan trọng khi thiết kế MLCN.Từ nhà máy nước Tân Hiệp ,ta đấu nối trực tiếp đường ống chính Lê Văn Khương và Nguyễn Ảnh Thủ vào ống cấp nước hiện hữu trên quốc lộ 1A ,tuyến ống 600 đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn Từ tuyến ống chính đó,ta đấu nối các tuyến ống nhánh vào khu vực khu dân cư phường Hiệp Thành Sau khi vạch tuyến mạng lưới ta tính toán điều chỉnh mạng lưới
là xác định đúng cho các đoạn của mạng lưới khi đã biết đường kính của chúng, đồng thời xác định áp lực cần thiết điểm dùng nước tại vị trí bất lợi nhất là nút số 9, lưu lượng và cột áp công tác của tất cả các đoạn ống trong MLCN
Chi phí xấy lắp đường ống mạng lưới là 3207154000 đồng Nhà máy nước Tân Hiệp
đã phải 3 lần ngưng lấy nước thô vì độ mặn vượt tiêu chuẩn cho phép Vì vậy,cần phảikiểm soát thất thoát, phát hiện rò rỉ kịp thời Các chi nhánh nước phải có đơn vị sửa chữa lưu động nhanh, được trang bị xe và vật tư dự phòng để có thể nhanh chóng đến nơi xẩy ra sự cố, khi có thông tin thì sửa chữa kịp thời
Đối với việc vận hành, bảo dưỡng phải theo dõi chế độ hoạt động của mạng (đo áp lực
ở những đoạn tiêu biểu của mạng như các tuyến vận chuyển nước chính từ trạm bơm đến các tuyến phân phối)
Trang 2SUMMARY
Hiep Thanh Residential Area - District 12 is a large urban area of Ho Chi Minh City, serving as a center for socio-economic development in the northwest of Ho Chi Minh City Provide sufficient water quantity and quality to meet the needs of the people in the area, design water supply network with grade 1 city, population in 2027- N =
65000 people, area-S = 542 ha and design date = T = 10 years Standard water use TCVN 33-2006, design flow 27262 m3 / day and night
The water consumption varies from hour to day, with the coefficient of water consumption unchanged now being equal to the percentage of day and night flow In order to characterize the drinking water consumption in urban areas, people Set the hourly coefficient of inactivity and set the water consumption graph for each hour of day and night Based on the chart that has been set up, select the working mode of the grade II pump station based on the principle of: working road of grade II pump station
to follow the water consumption and the least mode Level II pumping stations can calculate the capacity of water tanks and reservoirs
The MLCN line is an important step in designing the MLCN From Tan Hiep water plant, we directly connect Le Van Khuong and Nguyen Photo Thu main pipes to the existing water supply pipeline on National Highway 1A, Complies with standards From that main pipeline, we connect the branch pipeline to the residential area of Hiep Thanh Ward After defining the network, it is necessary to determine the network correctness for the segments of the network as they know their diameters, and to determine the required pressure at the most unfavorable location No 9, flow and operating pressure of all pipe sections in the MLCN
The cost of network pipe installation is 3207154000 dong Tan Hiep water plant had to stop raw water three times because the salinity exceeded the allowed standard So need
to
Control of leakage, detect leakage timely Branches of water must have quick repair units, equipped with vehicles and spare parts to quickly get to where the trouble occurred, when the pine Information is timely
For operation and maintenance, it must follow the operating mode of the network (pressure measurement in typical sections of the network, such as main water transport routes from pumping stations to distribution lines)
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2.4.1 Thống kê hiện trạng sử dụng đất
Bảng 1.2.4.2 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu
Bảng 3.2.1.1 Thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo từng giờ trong ngày dùng nước lớn nhất
Bảng 3.2.2.1 Xác định thể tích điều hòa của đài nước
Bảng 3.2.2.1 Xác định thể tích điều hòa của bể chứa
Bảng 3.2.3.1 Thống kê lưu lượng dọc đường cho các tuyến ống
Bảng 3.2.3.2 Thống kê lưu lượng trên các nút
Bảng 3.2.3.3 Tham khảo các trị số vận tốc kinh tế của đường ống
Bảng 3.2.3.4 Thống kê lưu lượng tại các nút tính toán cho mạng lưới vòng
Bảng 3.2.3.5 Điều chỉnh lưu lượng
Bảng 3.2.3.6 Hiệu chỉnh mạng lưới vòng
Bảng 3.2.3.7 Áp lực tự do các nút trong giờ dùng nước lớn nhất
Bảng 3.2.3.8 Chạy thủy lực trong giờ dùng nước lớn nhất
Bảng 3.2.3.9 Áp lực tự do các nút trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy
Bảng 3.2.3.10 Chạy thủy lực trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy
Bảng 3.2.3.11 So sánh lưu lượng,vận tốc và tổn thất áp lực tính tay và phần mềm Bảng 4.2.2.1 Khai toán chi phí
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 3.2.1.1 Biểu đồ tiêu thụ nước trong ngày của khu dân cư
Hình 3.2.3.1 Vạch tuyến mạng lưới cấp nước phương án 1
Hình 3.2.2.2 Vạch tuyến mạng lưới cấp nước phương án 2
Hình 3.2.3.3 Sơ đồ tính toán thủy lực
Hình 3.2.3.4 Lưu lượng và cao độ tại nút
Hình 32.3.5 Chiều dài và đường kính sơ bộ cho ống
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MLCN : Mạng lưới cấp nước
TPHCM :thành phố Hồ Chí Minh
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 11
1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 11
2 TÌNH HÌNH LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 11
3 MỤC ĐÍCH ĐỒ ÁN 11
4 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN 11
5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 11
6 DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐỒ ÁN 12
7 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 12
CHƯƠNG 1 13
GiỚI THIỆU TỔNG KHU DÂN CƯ VÀ CÔNG NGHIỆP TÂN THỚI HIỆP,PHƯỜNG HIỆP THÀNH, QUẬN 12 13
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 13
1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 13
1.2.1 Địa hình ,địa mạo 13
1.2.2 Khí hậu, thủy văn 13
1.2.3 Đất đai ,địa chất 14
1.2.4 Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất 15
1.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 16
1.4 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT LIÊN QUAN 17
1.4.1 Hiện trạng giao thông 17
1.4.2 Hiện trạng cấp nước và xử lý nước thải 17
1.4.3 Hiện trạng cấp điện- 18
CHƯƠNG 2 19
TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 19
2.1 KHÁI NIỆM VỀ MLCN 19
2.2 PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG 19
2.2.1 Phân loại 19
a Mạng lưới cụt: 19
b Mạng lưới vòng: 19
c Mạng lưới hỗn hợp: 19
2.2.2 Chức năng 19
Trang 72.3 CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO CỦA MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 20
2.3.1 Bể chứa 20
2.3.2 Trạm bơm cấp 2 20
2.3.3 Đài nước 20
a Nhiệm vụ của đài nước: 21
b Chế độ làm việc của đài nước: 21
c Các phương án trong việc điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp II và mạng lưới 21
2.3.4 Mạng lưới đường ống phân phối nước 22
2.3.5 Các công trình khác 22
Chương 3 24
CƠ SỞ TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 24
3.1 CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ 24
3.1.1 Nguồn nước cấp 24
3.1.2 Yêu cầu kỹ thuật của MLCN bên trong 24
3.1.3 Phân loại loại đường ống và tiêu chuẩn kỹ thuật 24
3.2 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 25
3.2.1 Tính toán mạng lưới cấp nước 25
a Các thông số tính toán mạng lưới 25
b Xác định quy mô dùng nước 25
3.2.2 Chọn chế độ làm việc của trạm bơm cấp II Tính thể tích bể chứa và đài nước 32
a Chế độ làm việc của trạm bơm cấp II 32
b Xác định dung tích của đài nước theo chế độ bơm 32
c Lựa chọn phương án xây dựng đài 34
d Xác định dung tích bể chứa 36
3.2.3 Thiết kế và tính toán mạng lưới cấp nước 37
a Yêu cầu khi vạch tuyến mạng lưới 37
b Lựa chọn phương án vạch tuyến mạng lưới 38
c Xác định chiều dài tính cho mạng lưới cấp nước 40
d Tính toán thủy lực mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất 41
e Ứng dụng tính toán thủy lực và truy xuất kết quả trên phần mềm WaterGEMS 50
f So sánh kết quả tính toán thủy lực mạch vòng khi tính bằng phương pháp truyền thống và phần mềm Watergems 57
CHƯƠNG 4 59
THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH 59
Trang 84.1 MẶT BẰNG TRẮC DỌC 59
4.2 THỐNG KẾ KHỐI LƯỢNG 59
4.2.1 Cơ sở lập dự toán 59
4.2.2 Khái toán chi phí đường ống mạng lưới 60
CHƯƠNG 5 62
SƠ BỘ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG 62
5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH 62
5.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 62
5.2.1 Tiết kiệm nước (Nước hao hụt, rò rỉ và các mục đích khác) 62
5.2.2 Vận hành, bảo dưỡng (Nước phát sinh trong quá trình thau rửa) 63
KẾT LUẬN 64
KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ 67
PHỤ LỤC 68
Trang 9MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây với xu hướng phát triển của đất nước ,theo chủ trương của Quận 12-TPHCM,việc xây dựng khu dân cư và công nghiệp phường Hiệp Thành mang tính chất đô thị hữu cơ,chức năng chính là công nghiệp Ngoài ra, còn những chức năng khác như trung tâm thương mại, trung tâm y tế ,trung tâm vui chơi giải trí ,trung tâm văn hóa của quận
Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội ,nhu cầu dùng nước sạch của người dân ngày càng tăng cao cả về chất lượng và số lượng
Để đảm bảo cung cấp nước đủ về số lượng và chất lượng ,đáp ứng nhu cầu của người dân cần phải thiết kế một mạng lưới cấp nước.Và đề tài tính toán thiết kế MLCN cho khu khu dân cư và công nghiệp Tân Thới Hiệp- Phường Hiệp Thành,Quận 12,TPHCM được nghiên cứu
2 TÌNH HÌNH LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đồ án đã sử dụng tài liệu nghiên cứu của phòng Quản lý đô thị -quận 12, đây là nguồn để cung cấp bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất khu dân
cư và công nghiệp Tân Thới Hiệp, Phường Hiệp Thành-Quận 12
Đối tượng nghiên cứu: Tính toán thiết kế MLCN cho khu khu dân cư và công nghiệp Tân Thới Hiệp- Phường Hiệp Thành,Quận 12,TPHCM
5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Trang 10Sử dụng các kỹ năng internet để thu thập tài liệu cần thiết cho đồ án.Sử dụng các tính năng của phần mềm Microsoft Office để thuyết minh ,tính toán đồng thời vận dụng các phần mềm chuyên ngành như Autocad để thể hiện bản vẽ ,chạy thủy lực bằng phần mềm Watergems
Phương pháp đồ họa (vẽ) bản đồ quy hoạch có thể hiện đường đồng mức để thể hiện địa hình ,bản đồ hiện trạng tự nhiên và hiện trạng kiến trúc ,hiện trạng kỹ thuật của phường Hiệp Thành ,Quận 12 ; sơ đồ vạch tuyến về vận chuyển lượng nước để cấp
Bản vẽ sơ đồ tính toán thủy lực ,không tỷ lệ
Bản vẽ sơ đồ bố trí van, họng cứu hỏa
Bản vẽ mặt bằng trắc dọc của 1 tuyến ống (theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 của giáo viên hướng dẫn ),bản vẽ chi tiết 1 cọc Tỷ lệ đứng 1:100 ,tỷ lệ ngang 1:500
Bản vẽ chi tiết 1 công trình trên mạng (hố van xả cặn, xả khí ,hố van ,hộp van…) tỷ lệ 1:20 hoặc 1:10
7 TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]Sách MLCN-PGS.TS Hoàng Văn Huệ ,NXB Xây Dựng
[2]GVC.ThS Nguyễn Thị Hồng,Hướng dẫn đồ án môn học Thiết kế mạng lưới cấp nước,NXB Xây dựng ,Hà Nội,2012
[3]TCVN 33-2006 Cấp nước –Mạng lưới đường ống và công trình –Tiêu chuẩn thiết
kế
[4]TCVN 4513-1988 Cấp nước bên trong –Tiêu chuẩn thiết kế
[5]TCVN 2622- 1995 Phòng cháy ,chống cháy cho nhà và công trình –Yêu cầu thiết
kế
[6]Các bảng tính toán thủy lực –ThS Nguyễn Thị Hồng ,NXB Xây Dựng
[7]Bảng tra thủy lực Mạng lưới cấp thoát nước –Lâm Minh Triết ,Nguyễn Phước Dân ,Nguyễn Thamh Hùng,NXB Đại học Quốc Gia,2003
[8]Dự thảo thiết kế mạng lưới cấp nước – Bộ môn cấp nước – Khoa môi trường
Trang 11[9]Dự thảo giáo trình tin học chuyên ngành CTN - Bộ môn cấp nước – Khoa môi trường
[10]Tom Barnard, Rocky Durrans, Steve Lowry, Mike Meadows Computer Application in Hydraulic Engineering, 7th edition Bentley Institute Press, 2006 645
p (in USA)
CHƯƠNG 1 GiỚI THIỆU TỔNG KHU DÂN CƯ VÀ CÔNG NGHIỆP TÂN THỚI
HIỆP,PHƯỜNG HIỆP THÀNH, QUẬN 12
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Khu dân cư và công nghiệp phường Hiệp Thành –Quận 12 thuộc đô thị lớn của thành phố Hồ Chí Minh ,có vai trò là trung tâm phát triển kinh tế -xã hội vùng phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh
Khu dân cư và công nghiệp Tân Thới Hiệp, Phường Hiệp Thành, Quận 12 được xác định:
- Phía Đông giáp đường Lê Văn Khương
- Phía Tây giáp kênh Trần Quang Cơ và đường Nguyễn Ảnh Thủ
- Phía Nam giáp đường Hiệp Thành 39
- Phía Bắc giáp kênh Trần Quang Cơ
1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.2.1 Địa hình ,địa mạo
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long Ðịa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng và thấp, có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây
Địa hình và địa mạo Phường Hiệp Thành, Quận 12 được hình thành bởi sự chia cắt của các con sông và kênh rạch Địa hình bằng phẳng, độ dốc của địa hình nhỏ hơn 0,1% nhưng thấp, trũng
1.2.2 Khí hậu, thủy văn
Khí hậu khu dân cư và công nghiệp Tân Thới Hiệp mang tính chất cận xích đạo với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và không có mùa đông
Nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 27 - 280C; cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (năm sau), chênh lệch nhiệt
Trang 12độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 40C Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại khá cao từ 5 - 100
C
Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ Số giờ nắng cả năm khoảng 1.890 giờ Tháng có số giờ nắng cao nhất là 8.6 giờ/ngày (tháng 2), tháng có số giờ nắng ít nhất là 5.4 giờ/ngày
Độ ẩm không khí trung bình 79.5% Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 27.960C và cao nhất là tháng 4: 30.50C, thấp nhất là tháng 12: 260C Nhìn chung độ ẩm không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, vào mùa mưa trung bình lên đến 86%, tuy nhiên vào mùa khô trung bình chỉ đạt 71%
Lượng mưa bình quân dao động trong khoảng từ 1.329 mm - 2.178 mm (trung bình năm đạt 1.940 mm/năm), mỗi năm có khoảng 159 ngày mưa Phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm Ngược lại vào mùa khô thì lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, tháng 2 có số ngày mưa ít Những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích k o dài cả ngày
Kênh rạch phường Hiệp Thành chịu ảnh hưởng thủy triều trên sông Sài Gòn qua rạch Tra và rạch Bến Cát Mực nước cao từ 1.32 m phía Đông lên đến 3.3.m phía Tây Về mùa mưa, lượng mưa cao thuận lợi cho việc tưới tiêu,cung cấp nước cho sản xuất nhưng cũng gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng thủy triều trên sông Sài Gòn ,nhất là những lúc mưa to thường gây ngập úng cục bộ,nhất là những tuyến đường thấp.Với địa hình kênh rạch có nguy cơ ô nhiễm ,sạt lở làm cho việc phát triển đô thị ,hạ tầng gặp nhiều khó khăn
Gió: Hướng gió thịnh hành ở khu vực Quận 12 là Đông Nam và Tây Nam Gió Đông Nam và Nam thịnh hành vào mùa khô; gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa; riêng gió Bắc thịnh hành vào giao thời giữa hai mùa Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí
Quận nằm trong vùng rất ít thiên tai về khí hậu, biến động thời tiết đáng kể nhất ở Quận cũng như của thành phố là tình trạng hạn cục bộ trong mùa mưa (mùa mưa đến muộn hoặc kết thúc sớm hoặc có các đợt hạn trong mùa mưa)
Trang 131.2.4 Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
Qui mô đất đai :542 ha
Khu vực qui hoạch chủ yếu xây dựng nhà ở ,các công trình công cộng phục vụ cho khu dân cư trong phường,các công viên và cây xanh.Theo khu dân cư Tân Thới Hiệp,phường Hiệp Thành dự kiến xây dựng nhà 2-4 tầng trở xuống ,các biệt thự và khu chung cư…
Trang 141 Mật độ đường phố Km / km2 11
1.2.5 Hiện trạng
1.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
Khu dân cư Tân Thới Hiệp,phường Hiệp Thành đã xây dựng và triển khai thực hiện
Chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế giai đoạn 2015 – 2020, trong đó định hướng, giới thiệu phát triển các ngành
nghề dịch vụ có giá trị kinh tế cao trên các tuyến đường chính, các trục động lực Triển
khai thực hiện có hiệu quả các quyết định hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của thành phố; giới thiệu mô hình sản xuất hiệu quả, tập huấn, hỗ trợ chuyển
giao khoa học kỹ thuật để nông dân học tập, nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.Cơ cấu ngành kinh tế quận đã đã có những bước phát triển tích
cực, đúng định hướng “dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp”
Ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế; tốc độ tăng
trưởng ngành công nghiệp hàng năm đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; Nông nghiệp
chuyển dần theo hướng đô thị
Trang 15Tập trung lãnh đạo mời gọi đầu tư Chợ - Siêu thị - Trung tâm thương mại giai đoạn 2015- 2020, đến nay đã hoàn thành Quy hoạch ngành về phát triển mạng lưới chợ - siêu thị- trung tâm thương mại
Ủy ban nhân dân phường Hiệp Thành tiếp tục thực hiện các chính sách đối với người
có công, thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững Thực hiện chi chế độ điều dưỡng tại nhà; chính sách ưu đãi về giáo dục, đào tạo cho học sinh, sinh viên và một số chế độ khác 1.4 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT LIÊN QUAN
1.4.1 Hiện trạng giao thông
Phường Hiệp Thành có hệ thông đường bộ với các tuyến đường chính Lê Văn Khương ,lộ giới 40m Các con đường nội bộ hiện nay như Nguyễn Ảnh Thủ ,Nguyễn Thị Kiểu,Nguyễn Thị Búp được nhà nước xây dựng hầu hết là nhựa hóa
Đối với bên ngoài ,phường có tuyến đường giáp với các phường khác của quận.Đây là tuyến đường có ý nghĩa kinh tế ,an ninh quốc phòng của quận,hàng ngày có một lượng lớn các phương tiện vận tải lưu thông để vận chuyển hàng hóa trong và ngoài phường Sửa chữa, nâng cấp, dặm vá các tuyến đường do phường quản lý, cải tạo kích thước hình học, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại các giao lộ có đông phương tiện lưu thông
và bổ sung sơn kẻ đường phối hợp Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 lắp đặt, bổ sung biển báo giao thông trên các tuyến đường do phường quản lý; khắc phục tình trạng mất an toàn giao thông đối với các trụ điện ở dưới lòng đường Các đơn vị tham gia điều hòa giao thông tại các giao lộ đã xác định; đồng thời hỗ trợ Đội Cảnh sát giao thông An Sương, điều hòa giao thông tại các giao lộ trên tuyến Nguyễn Ảnh Thủ, Lê Văn Khương
Bố trí thực hiện lệnh ca đi học và giờ ra về tại các trường học; đồng thời duy trì tổ chức đưa đón học sinh tại 100% các trường THCS Cải tạo vỉa hè trước cổng trường
để phụ huynh có nơi đậu xe đưa đón con em và mở thêm cổng phụ để phòng ngừa ùn tắc giao thông tại các trường
Tổ chức tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông bằng các hình thức trực quan sinh động, các hội thi tìm hiểu Luật An toàn giao thông trong các tầng lớp nhân dân
Công tác tuần tra, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được tập trung quyết liệt
Nguồn
http://www.quan12.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/default.aspx?Source=/tintuc&Categor y=Kinh+t%C3%AA%CC%81+-
+Xa%CC%83+h%C3%B4%CC%A3i&ItemID=4845&Mode=1
1.4.2 Hiện trạng cấp nước và xử lý nước thải
Trang 16Hiên tại trong qui hoạch người dân sử dụng chủ yếu là nguồn nước khai thác tại chỗ (nước ngầm )nhưng không được xử lý đúng kỹ thuật ,đúng tiêu chuẩn ,không đạt chất lượng
Phát triển mạng lưới cấp nước phường Hiệp Thành, quận 12 giai đoạn 2015-2020 1.4.3 Hiện trạng cấp điện-
Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp 250 KW/ha
Nguồn cấp điện lấy từ trạm 110/15 -22KV Tân Thới Hiệp
Đây là khu vực đã có hệ thống điện hoàn chỉnh ,nên vẫn giữ phương án cấp điện trên trụ bê tông ly tâm , cải tạo được xây dựng ngầm theo thông số 472/TB-VB ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-5619-QD- Tan-Thoi-Hiep-phuong-Hiep-Thanh-quan-12-98903.aspx
Trang 17UBND-duyet-dieu-chinh-quy-hoach-chi-tiet-xay-dung-ty-le-1-2000-khu-cong-nghiep-CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
2.1 KHÁI NIỆM VỀ MLCN
Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước, là tập hợp các loại đường ống với các cỡ kích thước khác nhau,làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các điểm dùng nước trong phạm vi thiết kế
2.2 PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG
2.2.1 Phân loại
a Mạng lưới cụt:
Là mạng lưới đường ống chỉ có thể cấp nước cho các điểm theo 1 hướng nhất định (hay cấp theo dọc tuyến ống) và kết thúc tại đầu mút của tuyến ống được áp dụng trong các trường hợp sau:
Cấp nước sản xuất khi được phép ngừng để sửa chữa
Cấp nước sinh hoạt khi đường kính ống không lớn hơn 100 mm
Cấp nước chữa cháy khi chiều dài không lớn hơn 300 mm
Ưu: Dễ tính toán, tổng chiều dài toàn mạng lưới ngắn do đó kinh phí đầu tư ít
Nhược: Không đảm bảo an toàn cấp nước nếu 1 đoạn ống đầu mạng có sự cố thì toàn
Ưu: Đảm bảo an toàn trong cấp nước
Nhược: Do không xác định được chiều nước chảy nên khó tính toán thiết kế, tổng chiều dài mạng lưới đường ống lớn dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng cũng như chi phí quản lý mạng lưới cao
c Mạng lưới hỗn hợp:
Được dùng phổ biến do kết hợp được ưu điểm 2 loại trên Mạng lưới vòng dùng cho cấp truyền dẫn và những đối tượng tiêu thụ nước quan trọng Mạng lưới cụt phân phối cho những điểm ít quan trọng
2.2.2 Chức năng
Phân loại theo chức năng phục vụ gồm có:
Trang 18- Hệ thống cấp nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu của người dân trong các đô thị như cấp nước ăn uống ,tắm rửa ,giặt giũ,…
- Hệ thống cấp nước sản xuất dùng để cung cấp nước cho các dây chuyền công nghệ sản xuất trong các nhà máy
- Hệ thống cấp nước chữa cháy dùng để cung cấp lượng nước cần thiết để dập tắt đám cháy khi có cháy xảy ra
Mạng lưới cấp nước phải đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng tới mọi đối tượng dùng nước dưới áp lực yêu cầu và chất lượng tốt
Mạng lưới cấp nước phải đảm bảo cung cấp nước thường xuyên ,liên tục ,chắc chắn tới
mọi đối tượng dùng nước trong phạm vi thiết kế
Mạng lưới cấp nước phải thiết kế sao cho chi phí xây dựng và quản lý mạng lưới cũng như mọi công trình liên quan tới nó là rẻ nhất
Phải phù hợp với đặc tính quy hoạch cấp nước của khu vực,sự phân bố các đối tượng dùng nước riêng rẽ, sự bố trí các tuyến đường, hình thù ,kích thước khu nhà ở ,công xưởng ,cây xanh…
Phải tính đến các chướng ngại thiên nhiên hay nhân tạo khi đặt ống
Phù hợp với địa hình của khu vực sẽ thiết kế hệ thống cấp nước
2.3 CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO CỦA MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
2.3.1 Bể chứa
Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II, đồng thời dự trữ một lượng nước chữa cháy trong 3 giờ liền,xả cặn bể lắng,nước rửa lọc và nước dùng cho các nhu cầu khác của nhà máy nước
Chế độ làm việc của bể chứa: 3 chế độ
Như chúng ta đã biết, trạm bơm cấp I làm việc theo chế độ 1 bậc điều hoà suốt ngày đêm 4.17% Qngđ Trong khi đó, trạm bơm cấp II làm việc theo 2-3 bậc Do chế độ làm việc khác nhau giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II, nên cần phải xây dựng trong trạm bể chứa nước để dự trữ một lượng nước do trạm bơm cấp I bơm đến khi trạm bơm cấp II bơm không hết và bổ sung lượng nước thiếu khi trạm bơm cấp II bơm nhiều hơn so với trạm bơm cấp I Do trạm bơm cấp II dùng bơm biến tần nên đường làm việc của trạm bơm cấp II bám sát với chế độ tiêu thụ nước của mạng lưới
2.3.2 Trạm bơm cấp 2
Bơm cấp hai được chọn phải đảm bảo lưu lượng, cột áp yêu cầu và làm việc với hiệu suất cao Các bơm được chọn có thể thay thế được nhau trong quá trình vận hành 2.3.3 Đài nước
Trang 19a Nhiệm vụ của đài nước:
Đài nước làm nhiệm vụ điều hoà lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp II và mạng lưới cấp nước, đồng thời dự trữ một lượng nước chữa cháy trong 10 phút đầu để cung cấp nước kịp thời khi xuất hiện đám cháy, ngoài ra còn có nhiệm vụ tạo áp để cấp nước cho mạng lưới vì nó ở trên cao
b Chế độ làm việc của đài nước:
Từ bảng thống kê lưu lượng cho thấy chế độ tiêu thụ nước trên mạng lưới rất phức tạp
và thay đổi theo từng giờ Trong khi đó, trạm bơm cấp II làm nhiệm vụ cấp nước cho mạng lưới chỉ có thể làm việc theo 2 chế độ nhất định Khi bơm nước như vậy sẽ có giờ thừa nước và giờ thiếu nước với chế độ tiêu thụ nước của mạng lưới Vì vậy muốn cấp nước đầy đủ và liên tục cho mọi đối tượng dùng nước, thì trên mạng lưới cấp nước cần xây dựng đài nước
Khi trạm bơm cấp II bơm vượt quá lượng nước cần tiêu thụ, lúc này sẽ dẫn tới nước vào mạng sẽ thừa, lượng nước thừa sẽ được dẫn lên đài và được giữ lại tại đó Ngược lại, khi lượng nước do trạm bơm cấp II bơm ra ít hơn lượng nước cần tiêu thụ, khi đó nước từ đài sẽ chảy xuống bổ sung vào lượng nước thiếu cần để cung cấp theo chế độ tiêu thụ của mạng lưới
c Các phương án trong việc điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp II và mạng lưới Phương án 1: Xây dựng đài nước
Điều chỉnh được lưu lượng (thay đổi lưu lượng dùng nước)
Điều chỉnh được áp lực (đảm bảo cột áp theo yêu cầu của hệ thống)
Trang 20Tiết kiệm điện năng, duy trì được độ bền của đường ống và các công trình trên mạng lưới nhờ sự ổn định về áp lực cung cấp
- Nhược điểm:
Quản lý và vận hành phức tạp
Hệ thống cấp nước làm mới hoàn toàn nên việc ứng dụng công nghệ mới được ưu tiên Trong phạm vi đồ án này thay vào việc không dùng đài nước ta dùng thiết bị biến tần cho trạm bơm cấp II do tiết kiệm điện năng khoảng 20%
2.3.4 Mạng lưới đường ống phân phối nước
Bao gồm các đường ống truyền dẫn và các đường ống phân phối nước cho các điểm dân cư và xí nghiệp công cộng trong đô thị
Mạng lưới cấp nước là một trong những thành phần cơ bản của hệ thống cấp nước ,nó liên hệ trực tiếp với các ống dẫn ,trạm bơm cấp II, các công trình điều hòa dự trữ Giá thành mạng lưới chiếm 50-80% giá thành toàn bộ hệ thống cấp nước Vì vậy cần phải nghiên cứu và thiết kế chính xác trước khi xây dựng
Sự phân bố các tuyến ống của mạng lưới phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Đặc tính quy hoạch cấp nước của khu vực sự phân bố các đối tượng dùng nước riêng rẽ ,sự bố trí các tuyến đường ,hình thù kích thước các khu nhà ở ,cây xanh,…
- Sự có mặt của các chước ngại vật thiên nhiên hay nhân tạo như song ,rạch ,đường sắt,
2.3.5 Các công trình khác
- Khóa
Dùng để đóng mở nước trong từng đoạn ống ,khi cần sửa chữa , đổi chiều nước chảy ,thay đổi lưu lượng ,sau mỗi nút của mạng lưới ,trước sau máy bơm…có đường kính bằng đường kính ống Có thể làm bằng gang hay thép (áp lực chịu được từ 16 at trở lên)
- Van một chiều
Có tác dụng chỉ cho nước chảy theo một chiều nhất định đặt sau máy bơm (tránh nước quay lại dồn bánh xe công tác làm động cơ quay ngược chiều chống hỏng), ở đường ống dẫn nước vào nhà ,trên đường dẫn nước từ két xuống
- Van xả khí
Dùng để xả không khí trong đường ống ra ngoài ,thường đặt ở những vị trí cao của mạng lưới
- Van xả bùn
Trang 21Dùng để dốc sạch nước và bùn khi tẩy rửa đường ống ,thường đặt ở những vị trí thấp của mạng lưới
- Họng lấy nước chữa cháy
Đặt trên mạng lưới dọc theo đường phố (khoảng 100m một cái) để lấy nước chữa cháy ,có thể đặt ngầm hoặc nổi trên mặt đất
- Vòi lấy nước công công
Đặt ở ngã ba, ngã tư đường hoặc dọc theo đường phố cách nhau 200m trong các khu vực không xây dựng cấp nước bên trong nhà
Trang 22Chương 3
CƠ SỞ TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
3.1 CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ
3.1.1 Nguồn nước cấp
Do khu dân cư và công nghiệp phường Hiệp Thành ,Quận 12 giáp với Huyện Hóc Môn có nhà máy nước Tân Hiệp giai đoạn 2 với công suất 300000 m3/ngày đêm Do vậy ,ta chọn nguồn nước cấp là nhà máy nước Tân Hiệp
3.1.2 Yêu cầu kỹ thuật của MLCN bên trong
Độ sâu chôn từ mặt đất đến đỉnh ống 0.8-1m ,không nông quá để tránh tác động cơ học và ảnh hưởng của thời tiết
Không sâu quá để tránh đào đắp đất nhiều,thi công khó khăn,Chiều sâu tối thiểu đặt ống cấp nước thường lấy bằng 0.7m kể từ mặt đất đến đỉnh ống
Ống cách móng nhà và cây xanh tối thiểu 3 ÷ 5m
Ống cấp nước thường đặt trên ống thoát,khoảng cách so với các ống khác theo chiều ngang ≥1.5 ÷ 3m ,chiều đứng ≥ 0.1 m
Khi ống qua sông phải có đuke và qua đường ô tô ,xe lửa phải đặt ống trong ống lồng 3.1.3 Phân loại loại đường ống và tiêu chuẩn kỹ thuật
Các loại đường ống được sử dụng ,phân loại theo phương thức vận chuyển ta có đường ống không áp và đường ống có áp
Đường ống không áp :các đường ống này sử dụng trọng lực để hoạt động ,nếu nước được vận chuyển bằng tự chảy từ các điểm có cao độ cao hơn đến các điểm tiêu thụ Đặc điểm của hệ thống này không cần động cơ hay bất kỳ năng lượng nào khác
Lợi về mặt kinh tế do đầu tư ban đầu cho thiết bị nhỏ, quản lý và vận hành đơn giản
Được sử dụng rộng rãi ở những nơi có địa hình thuận lợi, có độ dốc cao
Đường ống có áp :khi điểm bắt đầu có cao độ không đủ để tạo áp lực do trọng lực ,người ta sẽ sử dụng bơm để vận chuyển nước đến điểm cần cung cấp Hệ thống này
có đặc điểm sau:
Dễ dàng quản lý áp lực nước trong đường ống
Trang 23Hệ thống bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa hình
Niên hạn thiết kế: T = 10 năm
Tiêu chuẩn dùng nước lấy theo TCVN 33-2006 : 180l/ người
Đô thị loại 1 ,chỉ tiêu cấp nước với nhu cầu dùng nước ở TPHCM là 100% số dân được cấp nước
b Xác định quy mô dùng nước
Nhu cầu dùng nước bao gồm lưu lượng nước cấp cho các mục đích sau:
- Nhu cầu dùng nước sinh hoạt của các khu dân cư
Bao gồm nước ăn uống ,tắm giặt vệ sinh cá nhân và các nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt khác như tưới cây cảnh, cung cấp nước cho bể bơi trong gia đình ,cho đến việc lau rửa sàn nhà…
Do khu dân cư và công nghiệp Tân Thới Hiệp,phường Hiệp Thành ,Quận 12 nằm trong Thành phố Hồ Chí Minh thuộc đô thị loại đặc biệt nên chọn kngày.max = 1.2 (TCVN 33-2006)
Lưu lượng nước sinh hoạt cho ngày dùng nước trung bình :
4140 ( (CT 3.1/ [3] )
Trong đó:
f – Tỷ lệ người dân được cấp nước f = 1
N – Dân số của khu dân cư
tra bảng 1.1 (Mục 3 Bảng 1/[4] ) phụ thuộc vào trang thiết bị vệ sinh trong các hộ gia đình
Chọn 180 lít/người/ngày (Chọn trong Phụ lục 1 trong tài liệu hoặc Mục 3 Bảng 1/ [4] )
Trang 24Lưu lượng nước sinh hoạt cho ngày dùng nước lớn nhất :
Lưu lượng nước sinh hoạt cho giờ dùng nước lớn nhất :
(CT 3.3/ [3] )
- Xác định hệ số không điều hòa giờ
Dân số tính toán N = 65000 người, ta sử dụng công thức nội suy = 1.135
Ta chọn = 1.4 do mức độ tiện nghi của khu dân cư
Vậy Kgiờ,max = = 1.4 × 1.135 = 1.59
Dựa vào bảng Hệ số phân bố lượng nước sinh hoạt theo giờ (Cấp thoát nước – Nguyễn Thống hoặc Phụ lục 5 trong tài liệu này ta nội suy được Cột 2 trong bảng 3.2.1.1)
- Nhu cầu dùng nước phục vụ mục đích tưới cây, rửa đường :
Lưu lượng nước tưới cây:
Lưu lượng nước được tưới để tưới trên đường kéo dài trong 8 tiếng từ 8 giờ sáng - 16 giờ chiều (Mục I.2.2/17/[8] )
trong tài liệu này)
Trang 25Lưu lượng rửa đường:
Lưu lượng nước được tưới để rửa trên đường kéo dài trong 4 tiếng từ 5 giờ - 7 giờ sáng và 17 giờ chiều – 19 giờ tối (Mục I.2.2/17/[8] )
2 trong tài liệu này)
- Lưu lượng nước dùng cho bản thân nhà máy:
Trang 26
(Mục I.2.1.2/9/ [8] )
Công suất tính toán MLCN:
(
)
- Lưu lượng nước cứu hỏa:
Khu dân cư và công nghiệp Tân Thới Hiệp ,Phường Hiệp Thành Quận 12 TPHCM với dân số tính toán N = 65000 người Tra Bảng 12 TCVN 2622 – 1995 hoặc Phụ lục 3 trong tài liệu này thì số lượng đám cháy diễn ra trong cùng một thời gian là 2 đám cháy là 28 (l/s) Giả sử có hai đám cháy xảy ra đồng thời,ta có:
Trang 27
Bảng 3.2.1.1 Bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo từng giờ trong ngày dùng nước lớn nhất
Trang 2815–16 5.32 622.44 93.37 62.24 153.35 186.28 89.41 1207.09 4.43 16–17 5.55 649.35 97.40 16.66 471.01 16.66 116.79 64.94 159.98 311.89 149.71 2021.07 7.41 17–18 5.96 697.32 104.60 16.67 471.29 16.67 116.86 69.73 171.80 326.32 156.63 2114.55 7.76 18–19 5.67 663.39 99.51 16.67 471.29 16.67 116.86 66.34 163.44 316.17 151.76 2048.75 7.51
Trang 29Dựa vào bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo từng giờ trong ngày ta có biểu đồ tiêu thụ nước như sau:
Hình 3.2.1.1 Biểu đồ tiêu thụ nước trong ngày của khu dân cư
1.07 1.07 1.07 1.07
1.90
5.53 6.72 7.74
5.29 4.92 4.54
4.92 4.91 4.91
4.58 4.43
7.41 7.76 7.52
3.93 3.51 2.50 1.67 1.07
Trang 303.2.2 Chọn chế độ làm việc của trạm bơm cấp II Tính thể tích bể chứa và đài nước
a Chế độ làm việc của trạm bơm cấp II
Chế độ tiêu thụ nước thay đổi theo từng giờ trong ngày ứng với hệ số dùng nước không điều hòa giờ tính bằng % lưu lượng ngày đêm
Để đặc trưng cho chế độ tiêu thụ nước ăn uống sinh hoạt trong các đô thị,người ta đưa
ra hệ số không điều hòa giờ và thiết lập biểu đồ tiêu thụ nước cho từng giờ trong ngày đêm
Hệ số không điều hòa giờ lớn nhất là tỉ số giữa lưu lượng nước sử dụng trong giờ dùng nước lớn nhất với giờ dùng nước trung bình trong ngày dùng nước lớn nhất
2 bơm làm việc đồng thời n = 2 k = 0.9 ( k – Hệ số làm việc của bơm)
3 bơm làm việc đồng thời n = 3 k = 0.88 ( k – Hệ số làm việc của bơm)
4 bơm làm việc đồng thời n = 4 k = 0.85 ( k – Hệ số làm việc của bơm)
Ta có trạm bơm cấp I làm việc theo chế độ 1 bậc điều hòa suốt ngày đêm là 4.17% Căn cứ vào biểu đồ tiêu thụ nước có thể chọn chế độ bơm trong trạm bơm cấp II gồm
3 cấp
- Ở chế độ cấp I ta chọn 1 máy bơm làm việc ,bơm vào các giờ từ 0-5 và 22-24
- Ở chế độ cấp II ta chọn 3 máy bơm làm việc song song,bơm vào các giờ thứ
20,21 và từ 10-16
- Ở chế độ cấp III ta chọn 4 máy bơm làm việc song song ,bơm vào các giờ thứ
6,7,8,9 và 17,18,19
b Xác định dung tích của đài nước theo chế độ bơm
Chế độ tiêu thụ nước trên mạng lưới rất phức tạp và thay đổi theo từng giờ Trong khi trạm bơm cấp II làm nhiệm vụ cấp nước cho mạng làm việc theo 3 bậc Khi bơm như vậy ,sẽ có giờ thừa nước và thiếu nước so với chế độ tiêu thụ của mạng lưới
Trang 31Vì vậy,muốn cấp nước đầy đủ và liên tục cho mọi đối tượng dùng nước thì trên mạng cần xây dựng đài nước
Khi trạm bơm cấp II vượt quá lượng nước cần tiêu thụ sẽ dẫn đến thừa nước ,lượng nước thừa sẽ đi lên đài và được chứa tại đó.Ngược lại khi trạm bơm cấp II bơm không
đủ cho nước tiêu thụ ,khi đó nước từ trên đài chảy xuống bổ sung lượng nước thiếu Ngoài lượng nước điều hòa lên xuống ,đài còn dự trữ một lượng nước chữa cháy trong
Chọn lúc đài cạn nước là lúc sau giai đoạn nước ra khỏi đài liên tục ,lớn nhất là lúc 18h Khi đó lượng nước còn lại lớn nhất trong đài là 5.68 Khi đó:
N : số đám cháy xảy ra đồng thời , n=2
qcc : tiêu chuẩn lượng nước chữa cháy trong vòng 1 giây
Đường kính đài nước và chiều cao phần chứa nước
13.85 m
Trang 32
Bảng 3.2.2.1 Bảng xác định dung tích điều hòa của đài nước
Lượng nước vào đài (%
Lưu lượng nước ra đài
Lưu lượng nước còn lại trong đài (%
c Lựa chọn phương án xây dựng đài
Căn cứ địa hình thực tế của khu dân cư trên bản đồ tổng thể ,căn cứ vào biểu đồ dùng nước từng giờ trong ngày Ta chọn phương án tối ưu nhất để có thể cấp nước đầy đủ
và liên tục đảm bảo áp lực vận chuyển nước đến điểm cao xa nhất trong khu vực ,vừa đảm bảo kinh tế xây dựng công trình ,vừa đảm bảo kế hoạch phát triển và quy hoạch
đô thị trong tương lại
Trang 33Ta có thể đưa ra 3 phương án
Phương án 1 mạng lưới cấp nước có đài đặt ở đầu mạng lưới
Phương án 2 mạng lưới cấp nước có đài đặt ở cuối mạng lưới
Phương án 3 mạng lưới cấp nước có đài đặt ở giữa mạng lưới
Những ưu và nhược điểm của từng phương án :
Phương án 1 :
Ưu điểm : trong giờ dùng nước lớn nhất thì nước từ trạm bơm cấp II và đài cùng cấp nước vào mạng đến điểm bất lợi nhất.Chế độ của trạm bơm cấp II tính toán đơn giản ,kỹ thuật không phức tạp
Khi hộ tiêu thụ dùng nước ít thì lượng nước thừa được vận chuyển lên đài ,chiều dài ống vận chuyển ngắn nên giảm được tổn thất áp lực và giảm rò rỉ
Xây dựng và quản lý dễ dàng
Nhược điểm :để cấp nước đầy đủ cho mạng thì phải vận chuyển lưu lượng lớn ,đòi hỏi đường kính ống lớn làm tăng chi phí xây dựng
Phương án 2 :
Mạng lưới cấp nước có đài đặt cuối mạng: cần tính toán cho 3 trường hợp
- Tính toán mạng lưới cho giờ dùng nước lớn nhất
- Tính toán cho giờ vận chuyển nước nhiều nhất vào đài
- Tính toán kiểm tra mạng lưới khi đảm bảo cấp nước dập tắt các đám cháy trong giờ dùng nước lớn nhất
Ưu điểm :trong giờ dùng nước lớn nhất thì đài cấp nước đầy đủ cho khu vực cuối mạng lưới và điểm bất lợi nhất nằm gần đài Lúc này dòng chảy theo hai hướng khác nhau tạo biên giới cấp nước
Như vậy chọn phương án 2 để thiết kế và xây dựng mạng lưới cấp nước đô thị với nhiều ưu điểm nhất thỏa nhu cầu dùng nước người dân theo mặt bằng tổng thể xây dựng
Nhược điểm :trong giờ dùng nước nhỏ nhất ,lượng nước cấp dư sẽ được vận chuyển lên đài.Lúc này nước vận chuyển trên đoạn đường dài với đường kính nhỏ gây ra tổn thất áp lực lớn ,làm trạm bơm tốn nhiều điện năng
Phương án 3 :
Mạng lưới cấp nước có đài đặt giữa mạng: cần tính toán cho 2 trường hợp cụ thể
- Tính toán mạng lưới cho giờ dùng nước lớn nhất
- Tính toán mạng lưới khi có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất
Trang 34Trong giờ dùng nước lớn nhất ,trạm bơm cấp II và đài nước cùng làm việc trên mạng lưới để đảm bảo lượng nước yêu cầu Việc lập sơ đồ tính toán và khi có cháy xảy ra cũng giống như ta đặt đài đầu mạng lưới theo những nguyên tắc và quy định cân bằng lưu lượng tại nút của mạng lưới
Trong trường hợp có cháy xảy ra cũng như trong trường hợp đài đặt ở đầu mạng lưới
d Xác định dung tích bể chứa
Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II, đồng thời dự trữ một lượng nước chữa cháy trong 3 giờ liền và một lượng nước cần thiết cho bản thân nhà máy nước
Chế độ làm việc của bể chứa: 1 chế độ
Như chúng ta đã biết, trạm bơm cấp I làm việc theo chế độ 1 bậc điều hoà suốt ngày đêm 4.17% Qngđ Trong khi đó, trạm bơm cấp II làm việc theo 3 bậc Do chế độ làm việc khác nhau giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II, nên cần phải xây dựng trong trạm bể chứa nước để dự trữ một lượng nước do trạm bơm cấp I bơm đến khi trạm bơm cấp II bơm không hết và bổ sung lượng nước thiếu khi trạm bơm cấp II bơm nhiều hơn so với trạm bơm cấp I Do trạm bơm cấp II dùng bơm nên đường làm việc của trạm bơm cấp II bám sát với chế độ tiêu thụ nước của mạng lưới
Wbể = +
Trong đó:
– Dung tích điều hòa của bể (m3)
– Dung tích dự trữ cho chữa cháy với qcc trong TCVN 2622 – 1995 (l/s) và n
là số đám cháy xảy ra cũng 1 thời điểm
= qcc × 3 × 3.6 × n = 28 × 3× 3.6 × 2 = 604.8 (m3)
Trang 35Bảng 3.2.2.2 Bảng xác định dung tích điều hòa của bể chứa Giờ
Lượng nước vào bể
Lượng nước ra bể
Lượng nước còn lại ở trong
3.2.3 Thiết kế và tính toán mạng lưới cấp nước
a Yêu cầu khi vạch tuyến mạng lưới
Vạch tuyến MLCN là một bước quan trọng khi thiết kế MLCN Nó ảnh hưởng đến khả năng làm việc của HTCN mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xây dựng mạng
Trang 36lưới bởi vì giá thành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành xây dựng toàn bộ hệ thống cấp nước
Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước:
Mạng lưới phải bao trùm được các điểm tiêu thụ nước
Tổng chiều dài toàn mạng lưới mạng lưới là nhỏ nhất
Các tuyến ống chính phải đặt theo đường phố lớn, hướng về phía cuối khoảng cách giữa các tuyến chính 300 - 600m phụ thuộc qui mô của thành phố
Một mạng lưới phải có ít nhất 2 tuyến chính, có thể làm việc thay thế lẫn nhau khi có
sự cố
Các tuyến ống chính nối với nhau bằng các ống nhánh, khoảng cách 400-900m
Các tuyến vạch theo đường ngắn nhất, tránh đặt quá cao chướng ngại như: ao hồ, đường tàu, nghĩa địa
Có thể kết hợp được với các công trình khác và phát triển trong tương lai
b Lựa chọn phương án vạch tuyến mạng lưới
Phương án 1:phương án so sánh
Trang 37Hình 3.2.3.1 Vạch tuyến mạng lưới cấp nước phương án 1
Từ nhà máy nước Tân Hiệp ,ta đấu nối trực tiếp đường ống chính Lê Văn Khương vào ống cấp nước hiện hữu trên quốc lộ 1A ,tuyến ống 600.Từ tuyến ống chính đó,ta đấu nối 3 tuyến ống nhánh vào khu vực khu dân cư phường Hiệp Thành
- Ưu điểm: hệ thống cấp nước bao gồm 1 tuyến cống chính có tổng chiều dài nhỏ hơn phương án chọn Giá thành xây dựng nhỏ
- Nhược điểm: Khả năng phục vụ mạng lưới rất thấp không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của người dùng nước
Phương án 2:phương án chọn
Trang 38Hình 3.2.3.2 Vạch tuyến mạng lưới cấp nước phương án 2
Từ nhà máy nước Tân Hiệp ,ta đấu nối trực tiếp đường ống chính Lê Văn Khương và Nguyễn Ảnh Thủ vào ống cấp nước hiện hữu trên quốc lộ 1A ,tuyến ống 600 đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn Từ tuyến ống chính đó,ta đấu nối các tuyến ống nhánh vào khu vực khu dân cư phường Hiệp Thành
Mạng lưới vòng :
Ưu điểm: Hệ thống cấp nước bao gồm 2 tuyến cống chính do đó mức độ phục vụ cao, nước được chuyển đến các khu vực dân cư đảm bảo áp lực và lưu lượng
Nhược điểm: Tổng chiều dài lớn
c Xác định chiều dài tính cho mạng lưới cấp nước
Trường hợp giờ dùng nước lớn nhất không có cháy xảy ra
Tổng chiều dài các đoạn ống: ∑
Căn cứ vào bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ trong giờ dùng nước lớn nhất, ta có:
đô thị dùng nước lớn nhất vào lúc 17-18 h, chiếm 7.76% Qngđ, tức là 2114.55 (m3/h)
=587.4 ( l/s)
Trang 39- Qttr = Qcn = 33.36 ( l/s)
d Tính toán thủy lực mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất
Xác định lưu lượng dọc dường cho từng đoạn ống
Trong đó :
qtt : Lưu lượng nước tính toán cho toàn mạng lưới (l/s)
qttr : Lưu lượng nước tập trung (l/s), tương ứng với giờ dùng nước lớn nhất lựa chọn qtt
Ltt : chiều dài tính toán của đoạn ống (m)
Ltt = Lth Kp
Lth – chiều dài thực tế của đoạn ống, đo tại hiện trường hoặc trên bản vẽ
Kp – hệ số phục vụ, phụ thuộc vào đoạn nước lấy ra trực tiếp từ đoạn ống so sánh với lượng nước trung bình cho toàn mạng lưới ví dụ như nếu lấy nước từ đoạn ống có nhiều chung cư, công sở,…thì hệ số phục vụ sẽ cao hơn các khu vực có nhà biệt thự, dân cư mật đọ tháp, công viên,…
Lưu lượng dọc đường: qđv = ∑
∑ =
(Mục I.2.3.4 ,[8] )
Lưu lượng nước dọc đường: lấy ra trên mỗi đoạn ống
Trong đó :
qdv – lưu lượng đơn vị dọc đường (l/s,m)
Bảng 3.2.3.1 Thống kê lưu lượng dọc đường cho các tuyến ống
(m)
Hệ số phục
vụ m
Chiều dài tính toán
Lưu lượng đơn vị (l/s.m)
Lưu lượng dọc đường (l/s)