“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh” Bảng 5.1 Thống kê số lượng hố ga thoát nước thải tuyến cống 1-9 và tuyến cống 16-9 .... “Th
Trang 1“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
QĐ
Trang 2“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
Trang 3“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1 Số liệu quan trắc thủy văn 24
Bảng 1.2 Diện tích từng loại đất 26
Bảng 1.3 Hiện trạng giao thông 28
Bảng 1.4 Bảng căn bằng đất đai 30
Bảng 1.5 Tổng hợp hệ thống đường giao thông 32
Bảng 3.1 Tính toán lưu lượng nước thải từ khu vực dân cư 44
Bảng 3.2 Thống kê lưu lượng tập trung từ các công trình công cộng 48
Bảng 3.3 Tổng hợp lưu lượng nước thải khu dân cư 50
Bảng 3.4 Diện tích tính toán của các khu đất 53
Bảng 3.5 Tính toán lưu lượng nước thải tập trung 55
Bảng 3.6 Thống kê lưu lượng nước thải theo tuyến cống chính 58
Bảng 3.7 Thống kê lưu lượng nước thải theo tuyến cống nhánh 59
Bảng 3.8 Độ đầy cống thoát nước thải 63
Bảng 3.9 Vận tốc nhỏ nhất trong ống, cống, kênh mương thoát nước thải 63
Bảng 3.10 Một số kích thước đường kính cống bê tông cốt thép đúc sẵn 64
Bảng 3.11 Tính toán thủy lực tuyến cống chính 69
Bảng 3.12 Tính toán thủy lực tuyến cống nhánh 70
Bảng 3.13 Lưu lượng nước thải theo từng giờ trong ngày tại giếng thăm số 6 73
Bảng 4.1 Diện tích tính toán của các khu vực thoát nước mưa 79
Bảng 4.2 Thống kê diện tích lưu vực tuyến cống chính 81
Bảng 4.3 Thống kê diện tích lưu vực tuyến cống nhánh 82
Bảng 4.4 Diện tích bề mặt phủ trong khu dân cư 83
Bảng 4.5 Tính toán thủy lực tuyến cống chính thoát nước mưa 89
Bảng 4.6 Tính toán thủy lực tuyến cống nhánh thoát nước mưa 90
Bảng 4.7 Lượng mưa tính toán theo mưa ngày (mm), trạm Bình Chánh 100
Trang 4“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
Bảng 5.1 Thống kê số lượng hố ga thoát nước thải tuyến cống 1-9 và tuyến cống 16-9 115 Bảng 5.2 Khối lượng và sơ toán kinh phí cho thải tuyến cống 1-9 và tuyến cống 16-9 của mạng lưới thoát nước thải 116 Bảng 5.3 Thống kê số lượng giếng thu nước mưa của các tuyến cống 1–CX1, 6–CX2, 17–CX3 và 36-CX4 119 Bảng 5.4 Khối lượng và sơ toán kinh phí cho các tuyến cống 1–CX1, 6–CX2, 17–CX3
và 36-CX4 của mạng lưới thoát nước mưa 120 Bảng 6.1 Các tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và giải pháp khắc phục 126 Bảng 6.2 Dự toán sơ bộ chi phí giám sát chất lượng môi trường 139
Trang 5“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí quy hoạch khu dân cư xã Bình Chánh 21
Hình 2.1 Các sơ đồ quy hoạch mạng lưới theo địa hình .35
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng 42
Hình 3.1 Biểu đồ dao động lưu lượng nước thải của khu dân cư .51
Hình 3.2 Máy bơm SEG.40.12.E.2.50B 75
Hình 3.3 Đường đặc tính của máy bơm SEG.40.12.E.2.50B 76
Hình 4.1 Mặt cắt nguồn tiếp nhận nước mưa .78
Hình 4.2 Sơ đồ tính toán thời gian dòng chảy 85
Hình 4.3 Mặt cắt cống thoát nước mưa tại các cửa xả 92
Hình 4.4 Khai báo các ký hiệu cho từng đối tượng 94
Hình 4.5 Khai báo các giá trị mặc định cho tiểu lưu vực 95
Hình 4.6 Khai báo các giá trị mặc định cho nút, đường dẫn 96
Hình 4.7 Khai báo các giá trị mặc định cho Map Option 97
Hình 4.8 Sơ đồ mô phỏng mạng lưới thoát nước trong mô hình SWMM 98
Hình 4.9 Giao diện nhập số liệu cho lưu vực 99
Hình 4.10 Giao diện khai báo thông số đo mưa 100
Hình 4.11 Chuỗi thời gian mưa 101
Hình 4.12 Đường đặc tính của trận mưa 102
Hình 4.13 Giao diện nhập dữ liệu cho nút thu nước 103
Hình 4.14 Giao diện nhập dữ liệu cho cống 104
Hình 4.15 Giao diện nhập dữ liệu của cửa xả 105
Hình 4.16 Giao diện mô phỏng hệ thống thoát nước 106
Hình 4.17 Giao diện chọn thời gian mô phỏng 107
Hình 4.18 Giao diện chạy mô phỏng 108
Hình 4.19 Giao diện xem diên biến dòng chảy của một tuyến 108
Trang 6“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
Hình 4.21 Mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên tuyến từ nút 1 – CX1 tại thời điểm
kết thúc trận mưa 109
Hình 4.22 Giao diện xem lưu lượng nước mưa từng đoạn cống, độ đầy, vận tốc dòng chảy 110
Hình 4.23 Bảng kết quả tại cống C1-2 110
Hình 5.1 Vị trí tuyến cống thiết kế điển hình mạng lưới thoát nước thải .114
Hình 5.2 Vị trí tuyến cống thiết kế điển hình mạng lưới thoát nước mưa 117
Hình 6.1 Xe tưới, rửa đường 131
Hình 6.2 Hình lang che chắn cho khu vực thi công 132
Hình 6.3 Xe vận chuyển đất đá thừa, vật liệu xây dựng 133
Hình 6.4 Nhà vệ sinh lưu động 133
Hình 6.5 Thùng đựng rác 134
Hình 6.6 Công nhân vệ sinh 134
Hình 6.7 Trang thiết bị bảo hộ lao động 135
Trang 7“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
DANH MỤC BẢN VẼ
Bản vẽ số 01 Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
Bản vẽ số 02 Tổng thể mặt bằng mạng lưới thoát nước thải
Bản vẽ số 03 Sơ đồ thủy lực mạng lưới thoát nước thải
Bản vẽ số 04 Trắc dọc tuyến cống mạng lưới thoát nước thải từ nút 1 đến nút 9 Bản vẽ số 05 Trắc dọc tuyến cống mạng lưới thoát nước thải từ nút 16 đến nút 9 Bản vẽ số 06 Điển hình chi tiết trạm bơm thoát nước thải tại nút 6
Bản vẽ số 07 Điển hình chi tiết giếng thu nước thải cống D200 tại nút 2
Bản vẽ số 08 Tổng thể mặt bằng mạng lưới thoát nước mưa
Bản vẽ số 09 Sơ đồ thủy lực mạng lưới thoát nước mưa
Bản vẽ số 10 Trắc dọc tuyến cống mạng lưới thoát nước mưa từ nút 1 đến CX1 Bản vẽ số 11 Trắc dọc tuyến cống mạng lưới thoát nước mưa từ nút 6 đến CX2 Bản vẽ số 12 Trắc dọc tuyến cống mạng lưới thoát nước mưa từ nút 21 đến CX3 Bản vẽ số 13 Trắc dọc tuyến cống mạng lưới thoát nước mưa từ nút 36 đến CX4 Bản vẽ số 14 Điển hình chi tiết giếng thu nước mưa cống D1000 tại nút 2
Bản vẽ số 15 Điển hình chi tiết cửa xả 1 cống D1000
Trang 8“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
TÓM TẮT 3
ABSTRACT 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 7
DANH MỤC HÌNH ẢNH 9
DANH MỤC BẢN VẼ 11
MỤC LỤC 12
PHẦN MỞ ĐẦU 17
1 Sự cần thiết của thiết kế 17
2 Mục tiêu chung của thiết kế 17
3 Đối tượng nghiên cứu 18
4 Phạm vi và giới hạn thực hiện thiết kế 18
5 Nội dung thực hiện 18
6 Phương pháp thực hiện 18
7 Ý nghĩa đề tài thiết kế 19
8 Kế hoạch thực hiện 20
9 Tài liệu kỹ thuật áp dụng 20
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN KHU DÂN CƯ XÃ BÌNH CHÁNH 21
1.1 Giới thiệu khu dân cư xã Bình Chánh 21
1.2 Vị trí địa lý và phạm vi khu dân cư xã Bình Chánh 22
1.3 Điều kiện tự nhiên 22
1.3.1 Địa hình-địa mạo 22
1.3.2 Khí hậu 22
1.3.3 Nhiệt độ 22
1.3.4 Độ ẩm không khí tương đối 23
Trang 9“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
1.3.5 Lượng bốc hơi 23
1.3.6 Chế độ mưa 23
1.3.7 Bức xạ mặt trời 23
1.3.8 Gió 24
1.3.9 Thủy văn 24
1.3.10 Địa chất công trình 24
1.4 Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng khu vực 24
1.4.1 Hiện trạng các công trình kiến trúc 24
1.4.2 Hiện trạng sử dụng đất 25
1.4.3 Hiện trạng kiến trúc cảnh quan 27
1.4.4 Hiện trạng giao thông 27
1.4.5 Hiện trạng cấp nước 28
1.4.6 Hiện trạng nền và thoát nước 28
1.4.7 Hiện trạng công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn 28
1.5 Quy hoạch hạ tầng liên quan 28
1.5.1 Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất 28
1.5.2 Quy hoạch kiến trúc cảnh quan 31
1.5.3 Quy hoạch giao thông đô thị 31
1.6 Yêu cầu về thoát nước 33
1.6.1 Yêu cầu về thoát nước thải 33
1.6.2 Yêu cầu về thoát nước mưa 33
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC 34
2.1 Khái quát về mạng lưới thoát nước 34
2.1.1 Khái niệm về mạng lưới thoát nước 34
2.1.2 Các loại mạng lưới thoát nước 34
2.1.3 Các loại sơ đồ mạng lưới thoát nước 34
Trang 10“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
2.1.5 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước 37
2.2 Cơ sở dữ liệu tính toán mạng lưới thoát nước 38
2.2.1 Nguồn nước thải 38
2.2.2 Số liệu, dữ liệu tính toán mạng lưới thoát nước 39
2.2.3 Tài liệu kỹ thuật 39
2.3 Đề xuất và lựa chọn sơ đồ mạng lưới thoát nước 40
2.3.1 Đề xuất sơ đồ mạng lưới thoát nước 40
2.3.2 Lựa chọn sơ đồ mạng lưới thoát nước 40
2.3.3 Lựa chọn loại mạng lưới thoát nước 40
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI 43
3.1 Xác định lưu lượng nước thải tính toán 43
3.1.1 Xác định lưu lượng nước thải tính toán của khu vực dân cư 43
3.1.2 Xác định lưu lượng nước thải từ các công trình công cộng 44
3.1.3 Tổng hợp lưu lượng nước thải của cả khu dân cư 48
3.2 Giới thiệu nguồn tiếp nhận 51
3.3 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải 51
3.4 Tính toán mạng lưới thoát nước thải 52
3.4.1 Tính toán diện tích ô thoát nước 52
3.4.2 Xác định module lưu lượng của nước thải từ khu dân cư 54
3.4.3 Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống 54
3.4.4 Tính toán thủy lực các tuyến cống 61
3.4.5 Tính toán trạm bơm thoát nước thải 72
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA 78
4.1 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa 78
4.2 Nguồn tiếp nhận nước mưa 78
4.3 Tính toán mạng lưới thoát nước mưa 78
4.3.1 Tính toán diện tích 78
4.3.2 Tính toán hệ số dòng chảy và hệ số mặt phủ trung bình 83
Trang 11“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
4.3.3 Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa 83
4.3.4 Giới thiệu cửa xả thoát nước mưa 92
4.4 Tính toán mạng lưới thoát nước mưa bằng phần mềm EPA SWMM 5.1 92
4.3.1 Khai báo các thông số mặc định và các tùy chọn 94
4.3.2 Vẽ sơ đồ lưu vực và mạng lưới thoát nước 97
4.3.3 Khai báo các thông số của hệ thống 98
4.3.4 Chạy mô phỏng 106
4.3.5 Khai thác kết quả 108
CHƯƠNG 5 KHÁI TOÁN KINH TẾ 113
5.1 Khái toán kinh tế mạng lưới thoát nước thải 113
5.1.1 Vị trí thiết kế 113
5.1.2 Trắc dọc và thống kế khối lượng 115
5.2 Khái toán kinh tế mạng lưới thoát nước mưa 116
5.2.1 Vị trí thiết kế 116
5.2.2 Trắc dọc và thống kế khối lượng 118
CHƯƠNG 6 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 120
6.1 Các căn cứ pháp lý 121
6.2 Các giai đoạn và đối tượng chịu tác động 121
6.2.1 Các giai đoạn chịu tác động 121
6.2.2 Các đối tượng chịu tác động 122
6.3 Các nguồn gây tác động đến chất lượng môi trường 122
6.3.1 Các nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng 122
6.3.2 Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng 123
6.3.3 Các nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành 125
6.4Các tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và giải pháp khắc phục 126
6.5 Một số công nghệ, kỹ thuật ứng dụng trong công tác bảo vệ môi trường 131
Trang 12“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
6.5.2 Đối với môi trường nước 133
6.5.3 Đối với môi trường đất 134
6.1.1 Đối với sức khỏe người lao động 135
6.6 Chương trình giám sát chất lượng môi trường 135
6.6.1 Chất lượng môi trường nền 136
6.6.2 Giai đoạn thi công 136
6.6.3 Giai đoạn vận hành 138
6.7 Dự toán sơ bộ chi phí cho chương trình giám sát chất lượng môi trường 139
KẾT LUẬN 141
KIẾN NGHỊ 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 143 THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
PHẦN PHỤ LỤC
BẢN VẼ THIẾT KẾ KHỔ A3
Trang 13“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của thiết kế
Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước đang tạo nên một sức
ép lớn đối với môi trường Trong sự phát triển xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng Để góp phần đảm bảo môi trường không bị suy thoái và phát triển một cách bền vững thì phải chú ý đến vấn đề cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường một cách hợp lý nhất
Một trong các biện pháp tích cực để bảo vệ môi tường sống, bảo vệ nguồn nước, tránh không bị ô nhiêm bởi các chất thải do hoạt động sống và làm việc của con người gây ra là việc thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, đáp ứng được các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
Bình Chánh là một huyện ngoại thành của Tp.Hồ Chí Minh, đang có quá trình chuyển mình mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống Để điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, sự hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là hoàn toàn cần thiết nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược về kinh tế - xã hội của huyện
Điển hình là khu dân cư xã Bình Chánh thuộc xã Bình Chánh là một trong các xã
có mật độ cư trú cao trên địa bàn huyện Bình Chánh, khu vực có nhu cầu đô thị hóa cao với nhiều dự án đầu tư xây dựng các khu chức năng, trong phạm vi xã có tuyến quốc lộ 1A là tuyến huyết mạch có vị trí - vai trò quan trọng và là trục động lực phát triển của huyện Bình Chánh và thành phố Hồ Chí Minh nói chung, gắn với Bến xe khách Miền Tây là một trong hai khu vực đầu mối làm chức năng trung chuyển hệ thống giao thông đối ngoại chính của thành phố Vì vậy trong khu dân cư đòi hỏi phải
có một cơ sở hạ tầng đồng bộ và đáp ứng được các yêu cầu trong việc bảo vệ môi trường Tuy nhiên, hệ thống kỹ thuật hạ tầng của xã còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là mạng lưới thoát nước vẫn còn rất sơ sài Do vậy việc “Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh” mang tính cấp bách và cần thiết để làm cơ sở phát triển, đầu tư xây dựng
2 Mục tiêu chung của thiết kế
Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh để thu gom nhanh chóng nước thải và nước mưa ra khỏi khu dân cư tránh gây ra hiện tượng ngập úng, ô nhiễm môi trường và các nguy cơ lây nhiễm bệnh
tật,… từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho khu dân cư
Trang 14“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu dùng để thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh bao gồm:
- Các loại nước thải vào mạng lưới:
Nước thải sinh hoạt
Nước mưa (nước thải quy ước sạch)
- Nguồn gốc phát sinh và lưu lượng nước thải
- Mạng lưới thoát nước riêng cho khu dân cư
4 Phạm vi và giới hạn thực hiện thiết kế
Phạm vi thực hiện thiết kế: Mạng lưới thoát nước riêng cho nước thải sinh hoạt và nước mưa cho khu dân cư xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh với tổng diện tích 68.45ha
Giới hạn khu vực thiết kế:
- Phía Bắc giáp đường Hoàng Phan Thái
- Phía Đông giáp Quốc lộ 1
- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Long An
5 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Giới thiệu tổng quan khu dân cư xã Bình Chánh
Nội dung 2: Cơ sở tính toán và thiết kế mạng lưới thoát nước
Nội dung 3: Thiết kế mạng lưới thoát nước thải
Nội dung 4: Thiết kế mạng lưới thoát nước mưa
Nội dung 5: Thiết kế điển hình –Khái toán sơ bộ
Nội dung 6: Đánh giá sơ bộ công tác bảo vệ môi trường
Nội dung 7: Vẽ thiết kế công trình
6 Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu, số liệu về vị trí đia lý, điều kiện tự nhiên của khu dân cư và các tài liệu thuyết minh về khu dân cư
Phương pháp hồi cứu: Nghiên cứu các tài liệu đã nghiên cứu về khu dân cư
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu sơ đồ hệ thống thoát nước qua các tài liệu chuyên ngành
Trang 15“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của các sơ đồ hệ thống thoát nước
và đề xuất lựa chọn phương án phù hợp
Phương pháp toán học: Sử dụng các công thức toán học để tính toán lưu lượng nước thải, nước mưa và tính toán thủy lực các tuyến cống thoát nước trong mạng lưới Phương pháp đồ họa: Dùng phầm mềm Autocad để mô tả trắc dọc các tuyến cống thoát nước trong mạng lưới và các nội dung liên quan như bản đồ quy hoạch, vạch tuyến,…
7 Ý nghĩa đề tài thiết kế
- Từng bước khắc phục được tình trạng ngập úng tại khu vực, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng cho khu dân cư, tăng giá trị thương mại của khu đất và nâng cao thiết thực chất lượng cuộc sống
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật do ô nhiễm nước gây ra, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững
Về khoa học kỹ thuật – môi trường:
- Thiết kế được mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh góp phần làm cho ngành cấp thoát nước ngày càng phát triển rộng rãi hơn
- Khi xây dựng mạng lưới, lượng nước thải và nước mưa sẽ được thu gom đảm bảo tiêu chuẩn theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia góp phần bảo
vệ môi trường nước của khu vực
- Góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất lựa chọn các giải pháp thoát nước
và xử lý nước thải chi phí thấp trong điều kiện Việt Nam và vấn đề nghiên cứu khoa học về việc thoát nước đô thị bền vững
- Kiểm soát ô nhiễm nước, đất, không khí, giảm thiểu úng ngập, xói mòn, làm đa dạng và tăng giá trị của hệ sinh thái nước, bổ cập nguồn nước ngầm, ổn định dòng chảy các dòng sông
Trang 16“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
8 Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch thực hiện đồ án tốt nghiệp trong: 22-08-2017 đến 28-12-2017
Nội dung
Thời gian Tuần
Tuần 13-14
Tuần 15-18
Giới thiệu tổng quan khu
dân cư
Cơ sở tính toán và thiết kế
mạng lưới thoát nước
Thiết kế mạng lưới thoát
Đánh giá sơ bộ công tác
bảo vệ môi trường
Vẽ thiết kế công trình
Chỉnh sửa hoàn chỉnh, nộp
đồ án
9 Tài liệu kỹ thuật áp dụng
[1] Bản vẽ quy hoạch và hiện trạng sử dụng đất của khu dân cư xã xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh
[2] Thuyết minh đồ án quy hoạch phân khu – Khu dân cư xã xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh
[3] Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia lên quan đến mạng lưới thoát nước
[4] Các giáo trình, tài liệu và các phần mềm có liên quan
Trang 17“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN KHU DÂN CƯ XÃ BÌNH CHÁNH
1.1 Giới thiệu khu dân cư xã Bình Chánh
Khu dân cư xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh được UBNN TP.HCM phê duyệt quy hoạch năm 2013 với chủ đầu tư là Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Bình Chánh
Khu dân cư được quy hoạch nhằm thực hiện chủ trương của thành phố về phủ kín quy hoạch tại một khu vực trọng điểm trên địa bàn huyện Bình Chánh, xác định và cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu ổn định và định hướng cho các khu dự kiến đầu tư xây dựng mới, góp phần xây dựng nâng cấp bộ mặt đô thị Tạo cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai, công tác kế hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị Đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà để phục vụ nhu cầu gia tăng dân số và giãn dân từ trung tâm thành phố
Khu dân cư có tính chất là khu dân cư đô thị xây dựng mới kết hợp khu dân cư hiện hữu cải tạo chỉnh trang nhằm hình thành một khu đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
Hình 1.1 Vị trí quy hoạch khu dân cư xã Bình Chánh
Trang 18“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
1.2 Vị trí địa lý và phạm vi khu dân cư xã Bình Chánh
Theo Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp đường Hoàng Phan Thái
- Phía Đông giáp Quốc lộ 1
- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Long An
Tổng diện tích khu vực quy hoạch là 68.45 ha
Quy mô dân số dự kiến 8200 người, mật độ dân số là 119.79 người/ha
1.3 Điều kiện tự nhiên
1.3.1 Địa hình-địa mạo
Khu đất có dạng địa hình đồng bằng tương đối phẳng và thấp, bị chia cắt bởi rất nhiều sông rạch, kênh mương Hướng đổ dốc không rõ rệt với độ dốc nền rất nhỏ, hầu như bằng 0
Phần lớn diện tích là đất ruộng lúa, màu, nhưng hiện nay đang được đô thị hóa với tốc độ rất nhanh, thổ cư chủ yếu bám dọc các trục đường giao thông và các đường nông thôn
- Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi
- Nhiệt độ trung bình 28.1oC, dao động giữa các tháng trong khoảng 25 - 30oC, biên độ dao động giữa ngày và đêm là 5o - 10o
- Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4: 30.3oC
- Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12: 26.8oC
Trang 19“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
1.3.4 Độ ẩm không khí tương đối
Độ ẩm biến thiên theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt, độ ẩm trung bình là 74%
- Cao nhất vào tháng 8: 82%
- Thấp nhất vào tháng 2: 70%
1.3.5 Lượng bốc hơi
- Lượng bốc hơi cao nhất: 1223.3mm/năm (năm 1990)
- Lượng bốc hơi thấp nhất: 1136 mm/năm (năm 1989)
- Lượng bốc hơi trung bình: 1169.4 mm/năm
Các tháng có lượng bốc hơi cao nhất thường vào mùa khô (104.4 – 88.4 mm/tháng) trung bình 97.4 mm/tháng
1.3.6 Chế độ mưa
Lượng mưa chủ yếu tập trung vào tháng 6 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 93% lượng mưa rơi cả năm Tháng có lượng mưa cao nhất (537.9mm) vào tháng 9/1990 Các tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau hầu như không có mưa
65% Lượng mưa trung bình năm: 1 859.4 mm
- Lượng mưa cao nhất: 2 047.7 mm/năm (năm 1990)
- Lượng mưa thấp nhất: 1 654.3 mm/năm (năm 1985)
- Lượng mưa lớn nhất trong ngày: 177mm
1.3.7 Bức xạ mặt trời
Khu dân cư xã Bình Chánh nằm ở vĩ độ thấp nhất, vị trí mặt trời luôn cao và ít thay đổi qua các tháng trong năm, do vậy chế độ bức xạ rất phong phú và ổn định:
- Tổng lượng bức xạ trong năm: (145-152) kcal/cm²
- Lượng bức xạ cao nhất : 15,69 kcal/cm² (vào tháng 3)
- Lượng bức xạ thấp nhất : 11,37 kcal/cm² (vào các tháng mùa mưa)
- Lượng bức xạ bình quân ngày: 417 kcal/cm²
- Số giờ nắng trong năm: 2488 giờ
- Số giờ nắng cao nhất bình quân trong ngày : 8.0 giờ/ngày
- Số giờ nắng thấp nhất bình quân trong ngày: 5.5 giờ/ngày
Trang 20“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
1.3.8 Gió
- Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam
- Gió thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam với tần suất 30 - 40%
- Gió thịnh hành vào mùa mưa là gió Tây Nam với tần suất 66%
- Tốc độ gió trung bình là 2 - 3 m/s, gió mạnh nhất là 25 - 30 m/s, đổi chiều rõ rệt theo mùa
- Nhìn chung khí hậu ở khu quy hoạch có tính ổn định cao, không gặp thời tiết bất thường như bão lụt, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
1.3.9 Thủy văn
Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bán nhật triều không đều trên sông Bến Lức và sông Nhà Bè Theo các số liệu quan trắc thủy văn tại trạm Nhà Bè, mực nước cao nhất (Hmax) và mực nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với các tần suất (P) khác nhau như sau:
Bảng 1.1 Số liệu quan trắc thủy văn
1.3.10 Địa chất công trình
- Hầu hết diện tích khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu
là sét, bùn sét, trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen
- Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0.7kg/cm2
- Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất khoảng 0.5m
1.4 Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng khu vực
1.4.1 Hiện trạng các công trình kiến trúc
Khu vực xã Bình Chánh từ trước đến nay chưa được lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất, hầu hết các công trình kiến trúc đều là tự phát và không theo một bố cục tổng thể nào
Trang 21“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
- Công trình nhà ở:
Tập trung chủ yếu dọc theo đường giao thông chính, điển hình là Quốc lộ 1, Hoàng Phan Thái, đồng thời có một bộ phận nhỏ sống dọc theo rạch Ông Đồ và trên đất ruộng vườn
Khu đất có khoảng 467 căn nhà dân số khoảng 2571 người, dạng nhà chủ yếu là nhà tường gạch, lợp tôn, nhà liên kế mặt phố bêtông, xây dựng tự phát là chính
- Công trình công cộng:
Trong phạm vi nghiên cứu của khu đất có trường THCS Bình Chánh, và trường tiểu học Trần Nhân Tôn Nhà trẻ, mẫu giáo hầu như không có mà chỉ có một số điểm giữ trẻ
do người dân trong khu ở đảm nhận
- Công trình sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng:
Có các công trình sản xuất lớn trên Quốc lộ 1 như Công ty Dược Phẩm United Pharma, Công ty Tân Thành và Công ty Thủy đặc sản nằm ở phía Tây khu đất Ngoài ra còn một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cần di dời khỏi khu dân cư
- Công trình tôn giáo:
Trong khu vực quy hoạch có một công trình tôn giáo là chùa Long Thọ nằm phía
Bắc khu đất giáp đường Hoàng Phan Thái
1.4.2 Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng khu vực lập quy hoạch chủ yếu là đất trống chưa sử dụng và đất nông nghiệp, còn lại là đất ở và các loại đất khác Diện tích của từng lọai đất được thống kê theo bảng sau:
Trang 22“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
Bảng 1.2 Diện tích từng loại đất
b Trường Trung học cơ sở Bình Chánh
c.Trung tiểu học Trần Nhân Tông
1.32 0.37 0.54 0.41
1.93
5
Đất làm cơ sở sản xuất
a Công ty Thủy đặc Sản Việt Nam
b Cơ sở sản xuất Tân Kỷ
c Xí nghiệp Dược Phẩm United Pharma
d Công ty Tân Thành
11.74 2.37 0.19 5.36 3.82
Trang 23“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
1.4.3 Hiện trạng kiến trúc cảnh quan
Hiện nay tại khu vực lập quy hoạch có hiện trạng kiến trúc cảnh quan chưa đẹp, các khu dân cư và công trình công cộng nằm dọc theo đường giao thông chính, điển hình là Quốc lộ 1, Hoàng Phan Thái được đầu tư xây dựng khá quy mô tuy nhiên lại không hòa hợp về tổng thể các công trình xây dựng tự phát thiếu sự đồng bộ về tầng cao, quy mô và màu sắc dẫn đến không đồng bộ, cần sự chỉnh trang đô thị
Trong khu quy hoạch có công trình tôn giáo tín ngưỡng rất có giá trị về mặt kiến trúc cần được giữ lại, tôn tạo và mở rộng cũng như bổ sung các yếu tố cảnh quan để công trình này thực sự là một trong những điểm nhấn của toàn khu
Ngoài ra, dọc tuyến quốc lộ 1 có những cơ sở xí nghiệp kinh doanh, các kho hàng đang hoạt động Các công trình này chiếm một không gian cảnh quan khá lớn nhưng chưa chú trọng về kiến trúc nên tác động tiêu cực đến cảnh quan đô thị Với sự phát triển trong tương lai, cần thiết phải có những định hướng cụ thể để đảm bảo cảnh quan
đô thị của 2 trục đường chính qua khu quy hoạch là đường Quốc lộ 1 và đường Cao tốc Bến Lức – Long Thành
1.4.4 Hiện trạng giao thông
Đất giao thông chủ yếu là đường giao thông chính như Quốc lộ 1 đi trung tâm thành phố, đường Hoàng Phan Thai đi tỉnh Long An, đường Bình Trường nối từ khu Bắc Bình Chánh đến khu quy hoach và tuyến dọc theo rạch Ông Đồ là đường rải đá, còn lại phần lớn là đường đất dọc theo bờ ruộng
Các tuyến đường này hiện chưa đạt tiêu chuẩn về lộ giới cũng như chất lượng mặt đường, chỉ có Quốc lộ 1 là tương đối hoàn chỉnh nhưng còn quá nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông và vận tải của khu vực nói chung và của khu đất quy hoạch nói riêng
Các công trình phụ trợ cho giao thông như đèn đường, hệ thống các biển báo, tín hiệu giao thông, cây xanh dọc hai bên đường hầu như thiếu, chỉ có ở một số điểm tập trung dân cư đông đúc nhưng chưa đạt các yêu cầu về kỹ thuật
Trang 24“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
Bảng 1.3 Hiện trạng giao thông
(m)
Lộ giới (m)
Chiều rộng (m) Vỉa hè
trái
Mặt đường
Vỉa hè phải
1.4.6 Hiện trạng nền và thoát nước
Trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước mưavà nước thải Nước thoát chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên xuống ruộng, ao, rạch hoặc tự thấm xuống ao, rạch gần nơi sinh sống
1.4.7 Hiện trạng công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn
Hiện trạng khu vực chưa có trạm thu gom và xử lý chất thải rắn tập trung Rác thải được người dân thu gom đốt tại chỗ hoặc chôn lấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường
1.5 Quy hoạch hạ tầng liên quan
1.5.1 Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
1.5.1.1 Nguyên tắc tổ chức không gian
Căn cứ định hướng nhiệm vụ quy hoạch chung huyện Bình Chánh đã được phê duyệt; các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản về tổ chức không gian, phân khu chức năng, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch như sau:
- Khu ở: Giữ lại một số diện tích cho dân cư ổn định để chỉnh trang, cải tạo Bố trí thành từng nhóm nhà theo các loại hình ở gồm:
Trang 25“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
Nhà phố khu hiện hữu cải tạo chỉnh trang
Nhà ở xây dựng mới
- Khu công trình công cộng: Gồm công trình giáo dục, y tế, hành chánh, văn hóa
và các loại hình kinh doanh thương mại dịch vụ thiết yếu đảm bảo nhu cầu thường xuyên cho khu ở Các công trình công cộng được bố trí ở những vị trí thuận tiện và đảm bảo bán kính phục vụ gần nhất
Các công trình công cộng hiện hữu được giữ lại, chỉnh trang và khai thác hợp lý Mạng lưới công trình công cộng được quy hoạch với cấp phục vụ khu ở, quy mô phục vụ, tăng cường mối quan hệ mật thiết với khu công nghiệp và các khu lân cận
- Khu công viên cây xanh - mặt nước:
Bố trí khu cây xanh tập trung có kết hợp các sân tập thể dục thể thao
Bố trí các mảng xanh dọc các kênh rạch, tạo không gian thoáng mát kết hợp bảo vệ kênh rạch và môi trường
1.5.1.2 Cơ cấu sử dụng đất toàn khu vực quy hoạch
- Diện tích khu đất quy hoạch: 68.45 ha
- Dân số hiện trạng 9/2009: 2 571 người
- Dân số dự kiến:
Đến năm 2020: 7 600 người;
Đến sau năm 2020: 8 200 người
- Mật độ dân số bình quân: 119.79 người/ha
- Chỉ tiêu sử dụng đất toàn khu: 83.48 người/ha
- Mật độ xây dựng:
Mật độ xây dựng các nhóm nhà ở: 50-60%;
Mật độ xây dựng các công trình dịch vụ đô thị: 40%;
Mật độ xây dựng toàn khu: 29.4%
- Tầng cao xây dựng tối đa trên toàn khu: 6 tầng
- Hệ số sử dụng đất toàn khu: 1.7
Trang 26“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
Bảng 1.4 Bảng căn bằng đất đai
tích (ha)
Số dân (người)
Chỉ tiêu (m2/ng)
Đất cây xanh công cộng trong đơn vị ở
(không kể 1m2/người đất cây xanh trong
2 Đất cây xanh hành lang bảo vệ kênh rạch 0.38
III Đất hành lang bảo vệ tuyến điện, đường sắt 1.73
(Nguồn: mục 4.3, 4.4 thuyết minh đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 – Khu dân
cư xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh)
Trang 27“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
1.5.2 Quy hoạch kiến trúc cảnh quan
- Cấu trúc không gian kiến trúc khu vực khu dân cư xã Bình Chánh, gồm hệ thống giao thông chính hình thành các khu ở và khu trung tâm Tổ chức mạng lưới giao thông, bằng cách nâng cấp các tuyến đường hiện hữu và xây dựng mới một số tuyến để nối kết các khu chức năng với nhau
- Khu nhà ở hiện hữu là nhà ở dạng liên kế hoặc dạng riêng rẻ, tầng cao 1 - 5 tầng, bám dọc theo các trục đường hiện hữu, với kiến trúc theo dạng đơn lập hay được ghép song lập một cách hợp lý, sinh động, kết hợp với những khoảng xanh nhỏ xen cài, sân, bãi đậu xe, kiến trúc hiện đại
- Các công trình công cộng cấp đô thị bố trí ngày trung tâm của khu, các công trình công trình công cộng hiện hữu còn sử dụng tốt được cải tạo chỉnh trang Hình thức kiến trúc và mặt đứng của các công trình này phải đa dạng phong phú, ưu tiên quay ra trục đường chính Quốc lộ 1, tạo cảnh quan chung cho khu vực trong tương lai Mặc khác đảm bảo quy mô tính toán và cân đối cho cả dân số
- Tổ chức các khu công viên cây xanh tập trung tạo lá phổi chính cho khu quy hoạch
- Phát triển trồng cây xanh trên các tuyến đường kết hợp xây dựng mới các khu
ở, chú trọng bố trí xen cài nhiều vườn hoa nhỏ, cây xanh, thảm cỏ
1.5.3 Quy hoạch giao thông đô thị
Mạng đường phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020, định hướng điều chỉnh quy hoạch chung huyện Bình Chánh Thống nhất việc tổ chức giao thông theo hướng cải tạo mở rộng lộ giới theo đúng quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường, tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh
- Giao thông đối ngoại:
Đảm bảo sự nối kết với đường xung quanh theo đúng quy hoạch chung của huyện Bình Chánh
Quốc lộ 1: là tuyến đường giao thông quan trọng nối các tỉnh thành phố, có chức năng vận tải hàng hóa và vận tải hành khách liên tỉnh
- Giao thông đối nội:
Các tuyến đường nội bộ hầu hết bám theo các tuyến đường mòn hiện hữu, rất thuận tiện cho việc lưu thông xe cộ, kết nối dễ dàng, tính an toàn cao,…Các tuyến đường này
có lộ giới từ 12-16m
Trang 28“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
Bảng 1.5 Tổng hợp hệ thống đường giao thông
(m)
Mặt cắt ngang đường
Chiều dài (m)
Lề trái (m)
Mặt đường (m)
Lề phải (m)
Trang 29“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
1.6 Yêu cầu về thoát nước
1.6.1 Yêu cầu về thoát nước thải
Mạng lưới thoát nước thải được tách riêng với mạng lưới thoát nước mưa, đảm bảo thu gom hết các loại nước thải của khu dân cư
Nước thải trước khi thoát vào hệ thống cống thu gom của dự án phải được xử lý sơ
bộ bằng bể tự hoại gồm 3 ngăn (ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc) đúng quy cách Sau
đó thông qua hệ thống cống thoát nước thải đưa về tuyến cống thoát nước thải khu vực lân cận để đưa nước thải về xử lý tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
Áp dụng các biện pháp xử lý nước thải phù hợp, nước sau khi xử lý phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
1.6.2 Yêu cầu về thoát nước mưa
Giải quyết cơ bản tình hình ngập úng trong phạm vi quy hoạch vào mùa mưa Nước mưa sau khi thu gom sẽ được xả vào nguồn (sông, hồ) gần nhất bằng cách tự chảy
Sử dụng công nghệ thoát nước mới một cách hợp lý và phù hợp với điều kiện của địa phương để nâng cao khả năng thoát nước, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng cao điều kiện sinh hoạt và sản xuất
Xã hội hoá, huy động các nguồn lực trong nước, quốc tế cho đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thoát nước
Tiểu kết chương 1:
Khu vực nghiên cứu thiết kế có vị trí đặc biệt thuận lợi về vị trí và mối liên hệ giao thông: Khu dân cư nằm trên trục giao thông quan trọng là tuyến cao tốc Long Thành – Bến Lức và quốc lộ 1A Bên cạnh đó, khu vực hiện nay chủ yếu là đất nông nghiệp nên khả năng giải phóng mặt bằng và đền bù là tương đối thuận lợi
Đối với cơ sở hạ tầng, các đầu mối chưa được kết nối với khu vực Điều này chưa thuận tiện cho việc bố trí mạng lưới cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
Nhìn chung, khu vực nghiên cứu thiết kế còn tồn tại một số khó khăn, nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những giải pháp thiết kế Ngoài ra, những thuận lợi
về mặt vị trí khu vực, định hướng phát triển đúng đắn và việc xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ sẽ tạo nên một khu nhà ở hoàn chỉnh, thân thiện với môi trường
Trang 30“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
2.1 Khái quát về mạng lưới thoát nước
2.1.1 Khái niệm về mạng lưới thoát nước
Hệ thống thoát nước là tổ hợp các thiết bị, công trình kỹ thuật, mạng lưới thu gom nước thải từ nơi phát sinh đến công trình xử lý và xả ra nguồn tiếp nhận
Tùy thuộc vào phương thức thu gom và vận chuyển, mục đích yêu cần xử lý và sử dụng nước thải mà người ta phân biệt các hệ thống thoát nước như hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng, nửa riêng và hỗn hợp
Mạng lưới thoát nước là một phần của hệ thống thoát nước bao gồm hệ thống đường ống, cống rãnh hoặc kênh mương thoát nước và công trình trên đó để thu và thoát nước thải, nước mưa trên một khu vực nhất định
2.1.2 Các loại mạng lưới thoát nước
Tùy theo vị trí, quy mô và nhiệm vụ mà mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà có thể là:
- Mạng lưới thoát nước sân nhà (cho một nhà);
- Mạng lưới thoát nước tiểu khu: nhận tất cả nước thải từ các ngôi nhà trong tiểu khu và vận chuyển ra mạng lưới ngoài phố;
- Mạng lưới thoát nước trong các xí nghiệp công nghiệp;
- Mạng lưới thoát nước đường phố: xây dựng dọc theo các tuyến đường phố và thu nhận nước thải từ các mạng lưới trong nhà, tiểu khu, thường dẫn bằng nước
tự chảy
2.1.3 Các loại sơ đồ mạng lưới thoát nước
Do sự đa dạng về địa hình nên không thể xây dựng được một sơ đồ mẫu về mạng lưới thoát nước Các sơ đồ thoát nước thường gặp trong thực tế có thể chia thành các loại sau:
- Sơ đồ mạng lưới thoát nước vuông góc: Các cống góp lưu vực được vạch tuyến vuông góc với hướng dòng chảy nguồn Sơ đồ sử dụng khi địa hình có độ dốc
đổ ra nguồn (sông, hồ) Chủ yếu dùng để thoát nước thải sản xuất quy ước sạch
và nước mưa, được phép xả thẳng vào nguồn tiếp nhận không cần qua xử lý
- Sơ đồ mạng lưới thoát nước giao nhau: Các công góp lưu vực được vạch tuyến theo hướng vuông góc với hướng dòng chảy của nguồn và tập trung về công
Trang 31“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
góp chính thường đặt song song với nguồn (sông) để dẫn nước thải lên công trình xử lý
- Sơ đồ mạng lưới thoát nước phân vùng: Phạm vi thoát nước được chia thành nhiều khu vực hay khi đô thị có địa hình dốc lớn Nước thải từ vùng cao được dẫn tự chảy; nước thải từ vùng thấp nhờ trạm bơm chuyển lên trạm xử lý Ở mỗi vùng có sơ đồ riêng tương tự như sơ đồ chéo nhau Sơ đồ phân vùng thường được áp dụng khi địa hình có độ dốc lớn hoặc dốc không đều về phía sông hoặc không thể thoát nước cho đô thị bằng tự chảy được
- Sơ đồ mạng lưới thoát nước không tập trung: Sử dụng đối với đô thị lớn hoặc
đô thị có địa hình phức tạp hoặc đô thị phát triển theo kiểu hình tròn Sơ đồ có nhiều trạm xử lý độc lập nhau
Sơ đồ MLTN vuông góc; Sơ đồ MLTN giao nhau;
Sơ đồ MLTN phân vùng; Sơ đồ MLTN không tập trung;
Hình 2.1 Các sơ đồ quy hoạch mạng lưới theo địa hình
Trang 32“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
2.1.4 Thành phần, chức năng của mạng lưới thoát nước
2.1.4.1 Thành phần
Mạng lưới thoát nước bao gồm các đường cống vận chuyên và các công trình trên mạng lưới như giếng thu nước mưa, giếng thăm, giếng chuyển bậc, ống luồn (diu ke), trạm bơm và ống dẫn áp lực, cửa xả
- Mạng lưới đường ống/cống vận chuyển:
Ống và cống thoát nước thường dùng các loại đường ống như sành, sứ, bê tông, bê tông cốt thép ximăng amiăng cũng như các loại ống bằng gạch,…
có chức năng dẫn các loại nước thải Tùy vào tành phần, cấu tạo của các loại ống mà xác định được loại nước thải mà có thể dẫn
Khóa dùng để đóng mở nước trong từng đoạn ống để bảo trì, sửa chữa
Van xả bùn dùng để dóc sạch nước và bùn khi cần phải bảo dưỡng sưa chữa đường ống
Hố van phục vụ cho quá trình đóng mở van khóa
Gối tựa (bục đỡ) dùng để bảo vệ phụ tùng
- Giếng thu nước mưa phải được bố trí trên đường phố, quảng trường nhằm đảm bảo thu hết nước mưa Đối với hệ thống thoát nước chung trong đơn vị ở, giếng thu phải có cấu tạo ngăn mùi Đối với mạng lưới thoát nước mưa khi độ chênh cốt đáy cống nhỏ hơn hoặc bằng 0.5m, đường kính ống dưới 1500mm và tốc độ dòng chảy không quá 4 m/s thì cho phép nối ống bằng giếng thăm; khi độ chênh cốt lớn hơn phải có giếng chuyển bậc
- Giếng thăm trong mạng lưới thoát nước dùng để kiểm tra và tẩy rửa mạng lưới thoát nước thường được đặt ở những chổ nối các tuyến cống; đường cống chuyển hướng, thay đổi độ dốc hoặc thay đổi đường kính, thay đổi cốt địa hình
- Giếng chuyển bậc và các giếng khác (giếng tẩy rửa, giếng kiểm tra, giếng tràn nước mưa) phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật được lựa chọn áp dụng
- Ống luồn (Diu ke) phải được bố trí khi đường ống thoát nước qua sông, qua đường (nếu cần) Trước và sau đoạn ống qua sông, qua đường phải có giếng thăm và trong trường hợp đặt biệt phải có thiết bị khóa chắn
- Cửa xả nước thải, nước mưa và giếng tràn nước mưa cần phải đảm bảo việc xáo trộn nước thải đã làm sạch hoặc nước mưa với nước sông hồ có hiệu quả nhất Sàn tao miệng xả phải xét đến tác động của tàu bè qua lại, điều kiện địa chất, thủy văn của sông hồ
- Trạm bơm và ống dẫn áp lực (nếu cần) được sử dụng khi điều kiện địa hình không cho phép dẫn bằng cách tự chảy nước sinh hoạt, nước sản xuất, nước mưa và bùn cặn tới nơi yêu cầu
Trang 33“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
2.1.4.2 Chức năng
Mạng lưới thoát nước có nhiệm vụ thu gom nước thải tại nơi hình thành, dẫn – vận chuyển đến các công trình xử lý (làm sạch) hoặc đến cửa xả xả nước thải được qui ước sạch ra nguồn tiếp nhận
2.1.5 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước
2.1.5.1 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải
Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải là một khâu rất quan trọng trong công tác thiết kế mạng lưới Nó ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nước, hiệu quả kinh tế hay giá thành của mạng lưới thoát nước
Công tác vạch tuyến mạng lưới thoát nước được tiến hành theo những nguyên tắc sau:
- Phải hết sức lợi dụng địa hình, đặt cống thoát nước theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao đến phía đất thấp của lưu vực, đảm bảo lượng nước thải lớn nhất tự chảy theo cống, tránh đào lắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm lãng phí
- Đặt cống đường phố thật hợp lý để tổng chiều dài là ngắn nhất, tránh trường hợp nước chảy vòng vo, tránh đặt cống sâu
- Mạng lưới thoát nước phải phù hợp với hệ thống thoát nước đã chọn
- Đặt đường ống thoát nước phải phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn Tuân theo các quy định về khoảng cách với các đường ống kỹ thuật và các công trình ngầm khác
- Cống góp chính đặt theo hướng đi về trạm xử lý và cửa xả nước vào nguồn tiếp nhận
- Vị trí trạm xử lý đặt ở phía đất thấp nhất của đô thi, nhưng không được ngập lụt, cuối hướng gió chủ đạo về mùa hè, cuối nguồn nước, đảm bảo khoảng cách
vệ sinh tối thiểu là 500m đối với khu dân cư và các xí nghiệp công nghệ thực phẩm
- Giảm tới mức tối đa cống chui qua sông, hồ, cầu phà, đê đập, đường đắt, đường ôtô và các công trình ngầm khác
- Việc bố trí cống thoát nước thải phải kết hợp với các công trình ngầm khác để đảm bảo cho việc xây dựng được thuận lợi…
2.1.5.2 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa
Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế để đảm bảo thu gom và vận chuyên nước mưa ra khỏi khu dân cư một cách nhanh nhất, chóng ngập úng đường phố và các khu
Trang 34“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
- Vạch tuyến thoát nước mưa được tiến hành dựa theo địa hình mặt đất (tự nhiên
và san nền) để nước có thể tự chảy được Trong những trường hợp cần thiết kế mới xây dựng ống có áp và trạm bơm Trong khi vạch tuyến có gắng để làm sao hướng cống đặt theo chiều dốc địa hình, có chiều dài ngắn nhất nhưng phục vụ được diện tích lớn nhất
- Nước mưa được xả vào nguồn (sông, hồ) gần nhất bằng cách tự chảy Trên các tuyến cống thoát nước mưa cần phải được bố trí hố tách cát và song chắn rác
- Tận dụng các ao hồ có sẵn làm hồ điều hòa, giảm quy mô mạng lưới;
- Tránh xây dựng trạm bơm thoát nước mưa trong nội bộ mạng lưới;
- Cho nước mưa chảy thẳng vào nguồn (sông, hồ ) gần nhất tới mức có thể;
- Không xả vào các vùng không có khả năng tự thoát, vào các ao tù, nước đọng
và các vùng dễ gây xói mòn;
- Không làm ngập lụt, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và quy trình sản xuất
- Cố gắng tránh cho cống thoát nước mưa không gặp các công trình như đường
xe lửa, các đường ống, đường dây kỹ thuật Nếu buộc phải giao cắt, thì cống thoát nước phải đặt vuông góc với các công trình này Những chỗ ngoặc và gấp khúc phải giữ được hướng dòng chảy Nếu cống d 600 mm thì có thể cho ngoặt ngay trong giếng kiểm tra với góc 900
- Chiều rộng của giải đất dành cho cống thoát nước mưa dọc theo đường phố xác định dựa vào các công trình bố trí ở hai bên Khoảng cách giữa hai cống dẫn khoảng 2 m Nếu đường phố rộng 30 m, thì cống thoát nước mưa nên đặt làm hai tuyến ở hai bên đường để giảm bớt chiều dài của các nhánh nối qua đường
- Khoảng cách vệ sinh từ cống thoát nước mưa tới công trình khác lấy theo quy định
- Chiều sâu chôn cống cũng cũng được xác định như đối với cống thoát nước thải sinh hoạt
2.2 Cơ sở dữ liệu tính toán mạng lưới thoát nước
2.2.1 Nguồn nước thải
Căn cứ vào đặc điểm của nguồn gây ra ô nhiễm, nước thải khu dân cư được phân làm 2 loại: nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn trên bề mặt
- Nước thải sinh hoạt là nước được xả thải sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của người dân như tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các cơ quan hành chánh, trường học, trạm y tế và các công trình công cộng khác
Trang 35“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
- Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy tràn trên bề mặt đường phố, khu dân cư,… được qui ước là nước thải sạch
2.2.2 Số liệu, dữ liệu tính toán mạng lưới thoát nước
2.2.2.1 Thoát nước thải
- Diện tích lưu vực thoát nước thải: 68.45 ha Quy mô và mật độ xây dựng được thể hiện trong bảng 1.4
- Quy mô dân số quy hoạch: 8 200 người
- Khu dân cư có 1 trường mầm non (500 người), 1 trường tiểu học (1000 người),
1 trường THCS (1000 người), 1 trạm y tế (100 người) và 1 CQHC cấp phường (100 người)
- Công suất thiết kế: lưu lượng nước thải ≥ 80% lưu lượng nước cấp sinh hoạt
- Độ sâu tối thiểu đỉnh cống cách mặt đất thiết kế 0.5m
- Nước thải bẩn (nước thải sinh hoạt)
+ Nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách, trước khi xả vào cống thu nước bẩn
+ Nước thải xả ra môi trường tự nhiên phải đạt QCVN 14:2008, giới hạn A
2.2.2.2 Thoát nước mưa
- Diện tích lưu vực thoát nước thải: 68.45 ha
- Lưu vực thoát nước được phân chia theo từng khu chức năng Việc phân chia này sẽ tuân theo điều kiện địa hình và độ dốc khi san nền Việc tính toán thoát nước mưa đã bao gồm tính toán lưu vực thoát cho những lưu vực sát dự án để tránh ngập úng
- Thoát nước mưa cho khu quy hoạch sử dụng công thức:
Q = × q × F (l/s) Trong đó:
Q: Lưu lượng nước mưa thoát vào cống (l/s),
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha),
: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ lấy trung bình ,
F: Diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (ha)
2.2.3 Tài liệu kỹ thuật
2.2.3.1 Thoát nước thải
- Theo tiêu chuẩn thoát nước bên ngoài và công trình TCVN 7957:2008
Trang 36“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
- Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD “Quy hoạch xây dựng”
- Theo quy chuẩn quốc gia “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” – VN – 2000
2.2.3.2 Thoát nước mưa
- Theo tiêu chuẩn thoát nước bên ngoài và công trình TCVN 7957:2008
- Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCXDVN 07-2:2016/BXD “Các công trình
kỹ thuật hạ tầng – Công trình thoát nước”
- Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 2:2009/BXD “Số liệu điều kiện
tự nhiên dùng trong xây dựng”
- Theo quy chuẩn quốc gia “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” – VN – 2000
2.3 Đề xuất và lựa chọn sơ đồ mạng lưới thoát nước
2.3.1 Đề xuất sơ đồ mạng lưới thoát nước
Trong khu dân cư tồn tại hệ thống kênh thủy lợi nhỏ đảm bảo cho việc tưới tiêu, thoát nước mưa Nước mưa sau khi được thu gom có thể lợi dụng điều kiện tự nhiên
mà thoát ra kênh rạch nên mạng lưới thoát nước mưa có thể xây dựng theo vuông góc hoặc sơ đồ giao nhau
Tương tư mạng lưới thoát nước mưa, mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt của khu dan cư có thể xây dựng theo sơ đồ giao nhau hoặc sơ đồ vuông góc
2.3.2 Lựa chọn sơ đồ mạng lưới thoát nước
Khu dân cư có địa hình bằng phẳng, phần lớn là đất nông nghiệp năng suất thấp và nhiều kênh rạch tạo điều kiện thuận lợi cho lượng nước mưa có thể dễ dàng xả ra nguồn tiếp nhận thông qua các kênh rạch đó Do đó sơ đồ vuông góc phù hợp với mạng lưới thoát nước mưa Nước mưa sau khi được các cống góp lưu vực vạch tuyến vuông góc với hướng dòng chảy nguồn mạng lưới thu gom sẽ thoát ra kênh sau đó đổ
ra sông
Bên cạnh đó, sơ đồ phù hợp với mạng lưới thoát nước thải là sơ đồ giao nhau Thông qua mạng lưới, nước thải sinh hoạt được đưa về tuyến cống thoát nước thải khu vực lân cận để đưa nước thải về xử lý tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM
2.3.3 Lựa chọn loại mạng lưới thoát nước
Khu dân cư xã Bình Chánh không xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và các nhà
ở công trình công cộng,… trong khu dân cư đều có các công trình thu nước thải dẫn ra
Trang 37“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
mạng lưới thoát nước ngoài phố Do đó, khu dân cư chỉ cần thiết kế mạng lưới thoát nước đường phố
Dựa vào đặc điểm của khu dân cư xã Bình Chánh là khu dân cư mới, có yêu cầu khá cao về vệ sinh môi trường và các sơ đồ mạng lưới thoát nước (nước thải, nước mưa), hệ thống thoát nước của khu dân cư sẽ được thiết kế riêng hoàn toàn nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh
Bên cạnh đó, ở nước ta nắng lắm mưa nhiều nên xây dựng sơ đồ hệ thống riêng và nửa riêng là phù hợp Với khu dân cư xã Bình Chánh, có nhiệt độ trung bình 28.10C, giờ nắng trung bình năm 2488 giờ, hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam, lượng mưa trung bình hàng năm là 1859.4mm với độ ẩm trung bình cao 74% là một ví
dụ điển hình
Mặt khác, khu dân cư có địa hình bằng phẳng, phần lớn là đất nông nghiệp năng suất thấp và nhiều kênh rạch tạo điều kiện thuận lợi cho lượng nước mưa có thể dễ dàng xả ra nguồn tiếp nhận thông qua các kênh rạch đó Ngoài ra, khu dân cư có nhiều thảm xanh tạo thành các bãi thấm lọc tự nhiên, vừa làm chậm dòng chảy, vừa cho phép làm sạch nước bề mặt khỏi cặn, rất phù hợp cho công tác thoát nước mưa riêng với nước thải
Với các đặc điểm đó, sơ đồ hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn phù hợp cho khu dân cư xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh
Ưu điểm của mạng lưới thoát nước riêng so với mạng lưới thoát nước chung thì có lợi hơn về mặt quản lý:
- Chỉ phải làm sạch nước thải sinh hoạt nên các công trình: cống, trạm bơm, cống trình xử lý,… nhỏ; giá thành xử lý thấp
- Giảm được vốn đầu tư xây dựng đợt đầu do có sự ưu tiên xây dựng cho 1 trong 2 mạng lưới thoát nước
- Chế độ thủy lực làm việc của hệ thống ổn định Vì nước mưa và nước thải được thu gom và vận chuyển bằng 2 mạng lưới thoát nước riêng hoàn toàn
Do đó, đảm bảo lưu lượng không bị quá tải khi mưa xuống, không hụt lưu lượng vào mùa khô Vì vậy chế độ thuỷ lực (Q, H) trong cống và trong các công trình được điều hoà
- Công tác quản lý duy trì hiệu quả
Khuyết điểm của mạng lưới thoát nước riêng:
Trang 38“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
nguồn tiếp nhận, nhất là giai đoạn đầu của mùa mưa hoặc thời gian đầu của các trận mưa lớn, khi công suất nguồn không đáng kể, điều kiện pha loãng kém, dễ làm cho nguồn quá tải bởi chất bẩn
- Tồn tại song song cùng lúc nhiều hệ thống công trình, mạng lưới trong khu
đô thị
- Tổng giá thành xây dựng và quản lý cao
Tuy mạng lưới thoát nước riêng có khuyết điểm nhưng cũng khắc phục được phần nào nhờ vào môi trường sinh thái của khu dân cư
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng
1 Mạng thoát nước sinh hoạt
2 Mạng thoát nước mưa
Trang 39“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI
3.1 Xác định lưu lượng nước thải tính toán
3.1.1 Xác định lưu lượng nước thải tính toán của khu vực dân cư
3.1.1.1 Lưu lượng nước thải trung bình
Dân số dự kiến của khu dân cư là N = 8200 người lấy theo bảng 1.4
- Lưu lượng nước thải ngày trung bình Qngđ tb:
- Lưu lượng nước thải giờ trung bình Qh tb:
147686.4 ≈ 17.1 l s⁄
3.1.1.2 Lưu lượng nước thải tính toán lớn nhất
- Lưu lượng nước thải giờ lớn nhất Qh max:
K0max là hệ số không điều hòa chung lớn nhất lấy theo bảng 2, mục 4.1.2, trang
8, TCVN 7957:2008, phụ thuộc vào lưu lượng nước thải trung bình ngày
Với lưu lượng nước thải trung bình ngày Qs tb = 17.1 l s⁄ tra bảng ta được
K0max ≈ 2.0
Từ các kết quả tính toán trên ta lập được bảng sau:
Trang 40“Thiết kế mạng lưới thoát nước cho khu dân cư xã Bình chánh, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh”
Bảng 3.1 Tính toán lưu lượng nước thải từ khu vực dân cư
ng/ha
Số lượng dân cư
ng
Tiêu chuẩn nước thải l/ng/ngđ
Qs maxl/s
68.45 119.79 8200 180 1476 61.5 17.1 2.0 123 34.2
3.1.2 Xác định lưu lượng nước thải từ các công trình công cộng
3.1.2.1 Lưu lượng nước thải của trạm y tế
Khu dân cư có 1 trạm y tế với số người dự kiến là N = 100 người bao gồm bệnh nhân và bác sĩ lấy theo bảng 1.4
Tiêu chuẩn xả thải qYT = 15 l/ng/ngđ, lấy theo bảng 1 TCVN 4513:1988
Hệ số không điều hòa giờ lớn nhất Kh max = 2.5
Trạm y tế làm việc 24 giờ (từ 0 giờ đến 24 giờ)
- Lưu lượng nước thải ngày trung bình Qngđ tbYT :
1.586.4 = 0.02 l s⁄
- Lưu lượng nước thải giờ lớn nhất Qh maxYT :