QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẶT HÀNG CÁ TRA FILLET ĐÔNG LẠNH MỤC LỤC 1.Thông tin công ty 4 1.1.Sơ đồ tổ chức nhân sự 5 1.2.Bản vẽ mặt bằng sản xuất 6 1.3.Danh mục các trang thiết bị 7 2.Chính sách chất lượng 8 3.Thông tin về đội HACCP 8 3.1.Văn bản quyết định thành lập đội HACCP 8 3.2.Yêu cầu các thành viên trong đội HACCP 9 4.Mô tả sản phẩm 10 4.1.Mô tả nguyên liệu 10 4.2.Mô tả sản phẩm 12 4.3.Tiêu chuẩn tiếp nhận nguyên liệu cá tra 15 4.4.Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra fillet 16 5.Quy trình công nghệ 19 5.1.Sơ đồ quy trình công nghệ 19 5.2.Thuyết minh quy trình 20 6.Quy phạm sản xuất 24 6.1.GMP 24 6.2.Các biểu mẫu thu thập số liệu 45 7.Quy phạm vệ sinh 54 7.1.SSOP 54 7.2.Các báo cáo có liên quan 83 8.Kế hoạch Haccp 92 8.1.Phân tích mối nguy, đề ra biện pháp phòng ngừa 92 8.2.Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP) 99 8.3.Xác lập các ngưỡng tới hạn của CCP 100 8.4.Thủ tục thẩm tra 102 8.5.Thiết lập hành động sửa lỗi 105 8.6.Tự thẩm tra hệ thống haccp: 106 8.7.Thiết lập hệ thống tài liệu và lưu trữ hồ sơ của kế hoạch HACCP 107 9.Thủ tục truy suất và thu hồi sản phẩm 107 9.1.Thủ tục truy suất 107 9.2.Thủ tục thu hồi 112 10.Chương trình đào tạo Haccp 116 10.1.Đối với thành viên đội HACCP 116 10.2.Đối với công nhân công ty 116 11.Kiểm soát, hiệu chuẩn thiết bị giám sát 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................125
Trang 1QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẶT HÀNG CÁ TRA FILLET ĐÔNG
LẠNH
M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC 1.Thông tin công ty 4
1.1.Sơ đồ tổ chức nhân sự 5
1.2.Bản vẽ mặt bằng sản xuất 6
1.3.Danh mục các trang thiết bị 7
2.Chính sách chất lượng 8
3.Thông tin về đội HACCP 8
3.1.Văn bản quyết định thành lập đội HACCP 8
3.2.Yêu cầu các thành viên trong đội HACCP 9
4.Mô tả sản phẩm 10
4.1.Mô tả nguyên liệu 10
4.2.Mô tả sản phẩm 12
4.3.Tiêu chuẩn tiếp nhận nguyên liệu cá tra 15
4.4.Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra fillet 16
5.Quy trình công nghệ 19
5.1.Sơ đồ quy trình công nghệ 19
5.2.Thuyết minh quy trình 20
6.Quy phạm sản xuất 24
6.1.GMP 24
6.2.Các biểu mẫu thu thập số liệu 45
7.Quy phạm vệ sinh 54
7.1.SSOP 54
Trang 27.2.Các báo cáo có liên quan 83
8.Kế hoạch Haccp 92
8.1.Phân tích mối nguy, đề ra biện pháp phòng ngừa 92
8.2.Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP) 99
8.3.Xác lập các ngưỡng tới hạn của CCP 100
8.4.Thủ tục thẩm tra 102
8.5.Thiết lập hành động sửa lỗi 105
8.6.Tự thẩm tra hệ thống haccp: 106
8.7.Thiết lập hệ thống tài liệu và lưu trữ hồ sơ của kế hoạch HACCP 107
9.Thủ tục truy suất và thu hồi sản phẩm 107
9.1.Thủ tục truy suất 107
9.2.Thủ tục thu hồi 112
10.Chương trình đào tạo Haccp 116
10.1.Đối với thành viên đội HACCP 116
10.2.Đối với công nhân công ty 116
11.Kiểm soát, hiệu chuẩn thiết bị giám sát 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
Trang 31.Thông tin công ty
1, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ Tel: 0710856354 Fax: 0710825628
Nằm trong khu công nghiệp được quy hoạch theo từng cụm sản xuất riêng biệt nên rấtthuận tiện trong giao thông vận chuyển, trong sản xuất cũng như việc xử lý nước thải Đây cũng làkhu vực có nguồn lực lao động cao nên rất thuận lợi trong sản xuất
Công ty được thành lập ngày 11/09/2011, là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcnuôi trồng, chế biến thức ăn và dịch vụ vận chuyển hàng thủy sản đông lạnh Kể từ tháng 08/2013công ty đã đưa vào hoạt động một nhà máy chế biến thủy sản mới, hiện đại và chính thức tham giavào lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản Hiện nay công ty có khoảng 1000 công nhân lành nghề
và hơn 50 cán bộ kỹ thuật, kỹ sư với sản lượng hơn 90 tấn nguyên liệu/ngày
Để mở rộng hoạt động sản xuất và tăng công suất hoạt động trên toàn bộ dây chuyền khépkín, công ty đã và đang xây dựng một nhà máy chế biến hiện đại với dây chuyền bán tự động vànâng công suất hoạt động của nhà máy hiện tại lên không dưới 150 tấn/ngày và tổng công suất hainhà máy không dưới 250 tấn/ngày
Nhằm đảm bảo tính an toàn cho sản phẩm bắt nguồn từ nguồn nguyên liệu, hiện nay công
ty có hơn 5000ha diện tích ao nuôi trồng nguyên liệu cá tra, cá basa với đội ngũ kỹ sư nuôi trồngđược đào tạo từ trường Đại Học Thủy Sản Cần Thơ
Với yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong việc bảo vệ sản phẩm bị nhiễm khitiếp xúc với bao bì và các vật liệu chứa đựng, công ty đang tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất
PE và thùng carton đáp ứng đủ công suất và nhu cầu cho nhà máy hoạt động
Trang 41.1.Sơ đồ tổ chức nhân sự
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng
kế toán
Phòng kinh doanh
Tổ cơ khí
Tổ giám sát
Ban thu mua
Kế toán vật tư
Tổ kê khai sổ sách
Bộ phận tiền lương
Tổ quản
lý nhân viên
Phòng hành chính, dân sự
Bộ xuất nhập khẩu
Công đoàn
Tổ quản
lý công nhân
Kế toán thành phẩm
Bộ IT
Bộ phận
Marketing
Tổ giám sát nguyên liệu
Tổ thu mua
Phòng y tế
Trang 5Phòng thay đồ bảo hộ nữ
Phòng thay đồ bảo
hộ nam
Fillet
Phòng pha phụ gia
Trang 61.3.Danh mục các trang thiết bị
SỐ LƯỢN G
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
CHỨC NĂNG HOẠT
ĐỘNG
hoà phân xưởng
da, fillet
đông
Trang 713 Dàn lạnh phòng đệm 1 21 KW, 30C Hành lang lạnh
phẩm
phẩm
3.Thông tin về đội HACCP
3.1.Văn bản quyết định thành lập đội HACCP
QUYẾT ĐỊNH
Trang 8Của Giám Đốc CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VĨNH PHÁT
(V.v thành lập đội HACCP trong Công Ty)
Căn cứ vào giấy phép kinh doanh số ********** của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản VĩnhPhát do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Cần Thơ cấp
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của Công Ty về việc áp dụng chương trình quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ngành thủy sản 28TCN 129:1998, 28TCN 130:1998, 28TCN 117:1998 của bộthủy sản và điều kiện của các nước nhập khẩu về mặt hàng thủy sản đông lạnh
QUYẾT ĐỊNH Điều I: Thành lập đội HACCP và cho phép thực hiện kế hoạch HACCP của Công Ty Cổ Phần
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
- Đội HACCP
3.2.Yêu cầu các thành viên trong đội HACCP
Nhóm HACCP được thành lập có thể hơn 10 người nhưng thông thường một quy trìnhcông nghệ gồm có 5 người bao gồm:
Các chuyên gia giỏi về kỹ thuật có liên quan đến dây chuyền sản xuất: chuyên gia về côngnghệ, vi sinh, môi trường…
Đại diện của các bộ phận như: ban giám đốc, sản xuất, kỹ thuật, quản lý chất lượng, tiếp thịThành viên của nhóm HACCP có thể mời từ các cơ quan bên ngoài, rất am hiểu về các lĩnhvực sản xuất của xí nghiệp
Các thành viên cần có hiểu biết cơ bản về:
Trang 9 Các hiểu biết về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn và điều kiện sản xuất tốt (GMP), tập quán cáchthức sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng Có khả năng tổ chức và điều hành.
Nhiệm vụ cụ thể từng người như sau:
vụ cho các thành viên trong đội HACCP trên cơ sở chương trình quản lý chất lượng theoHACCP hiện hành và có quyền thay đổi, chỉnh sửa nếu thấy qui trình sản xuất không cònphù hợp; hàng tháng tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động cho Ban Giám Đốc Xí nghiệp vàBan Tổng Giám Đốc Công ty
dõi chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu, quan sát vệ sinh an toàn thực phẩmtrong xưởng, lên kế hoạch sản xuất
Cán bộ tổng hợp (Võ Chí Công): có nhiệm vụ tổ chức việc thực hiện chương trìnhHACCP, kiểm tra tính trung thực các báo cáo của đội HACCP và của các QC, có ý kiến chỉđạo nếu thấy báo cáo chưa đủ tin cậy, có trách nhiệm báo cáo lên giám đốc, lưu trữ hồ sơ,triển khai công nghệ xuống phân xưởng
chỉnh khi có sai phạm
mẫu
theo dõi nhiệt độ nhiệt kế, áp suất của máy nén, tủ đông, khắc phục sự cố khi xảy ra,luôn đảm bảo thời gian cấp đông đúng theo yêu cầu kỹ thuật, theo dõi sửa chữa cáctrang thiết bị trong công ty, báo các việc giám sát, sửa chữa lên đội trưởng
theo yêu cầu kỹ thuật
trong công ty, theo dõi việc thực hiện HACCP và giám sát thực tế, tiếp nhận báocáo
việc thực hiện xếp khuôn và ghi biểu mẫu báo cáo
4.Mô tả sản phẩm
4.1.Mô tả nguyên liệu
4.1.1.Tên gọi, tên khoa học
Trang 10Cá tra lá loài cá da trơn thuộc bộ cá nheo (Siluriformes) họ cá tra (Pangasius) Tên tiếng Anh: Shutchi Catfish; Tên khoa học: Pangasius hypophthalmus; Tên thương hiệu quốc gia cho sản phẩm cá tra là Pangasius.
4.1.2.Đặc điểm sinh lý hóa cần lưu ý
4.1.2.1.Đặc điểm sinh lý
Cá tra sống ở sông rạch, mương, ao hồ vùng nước ngọt; Sống ở lưu vực nước tĩnh và nướcchảy, pH thích hợp cho cá tra từ 6,5 ÷ 8 Cá sống được trong môi trường chật hẹp, nước giàu cácchất hữu cơ Đặc biệt cá có cơ quan hô hấp phụ là bóng khí, chúng có thể thở được khí trời trong
song có nhiều đặc điểm của loài cá ăn thịt (cá, ốc nhỏ 61,72%) nhưng cá tra là loại cá hiền, chúngkhông đuổi bắt mồi mà ăn các động vật đã yếu vận động
Mùa sinh sản từ tháng hai đến tháng mười, mùa thu hoạch là quanh năm nên nguyên liệudùng cho nhà máy chế biến tương đối ổn định Cá tra được nuôi thâm canh với các mô hình nuôi
bè, nuôi đăng quần và nuôi ao hầm Trong đó hình thức nuôi ao hầm được áp dụng nhiều nhất do
có nhiều ưu thế hơn Tùy theo mô hình và chất lượng nuôi mà cá sau khi thả nuôi 7 ÷ 10 tháng làthu hoạch, khi mà cá đã đạt thương phẩm theo yêu cầu của khách hàng Hình thức thu hoạch làdùng lưới bắt từ từ cho đến hết Nên thu hoạch trong thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoátlàm giảm năng suất
4.1.2.2.Đặc điểm hóa học
Thành phần khối lượng:
Thành phần khối lượng của cá tra biến đổi phụ thuộc vào giống loài, tuổi tác, cái đực, thức
ăn và khu vực sinh sống Tỷ lệ các thành phần của cá như sau:
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của cá tra phụ thuộc vào mùa vụ, điều kiện sinh sống, thức ăn, độ tuổi,giống loài… Sự khác nhau về thành phần hóa học ảnh hưởng rất lớn đến mùi, vị, giá trị dinh
Trang 11Từ việc xác định thành phần hóa học của nguyên liệu giúp ta biết được chất lượng sản phẩm
và đề ra biện pháp chế biến bảo quản thích hợp Sự thay đổi của thành phần hóa học chủ yếu là
mỡ, protit và nước còn các chất khác thì thay đổi ít Thông thường tỉ lệ các thành phần như sau:
4.1.3.Khu vực khai thác, nuôi trồng
Cá tra tự nhiên có ở Sumatra, Bozneo, Mã Lai, Thái Lan, Campuchia và Đồng bằng sôngcửu long Việt Nam Cá tra đã được nuôi ở nhiều nước và Đồng bằng sông cửu long nuôi cá tra ở
hộ gia đình đã có từ lâu đời
Cá tra được công ty mua tại các khu nuôi trồng tại các địa phương như: Cần Thơ, VĩnhLong, Sóc Trăng, Trà Vinh
Áp dụng được các điều kiện của Nghị định Số: 36/2014/NĐ-CP như:
Tra đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
sản lượng nuôi cá Tra thương phẩm
trồng thủy sản; được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương chứng nhận, cấp mã
số nhận diện cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm
của pháp luật
chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phùhợp quy định của pháp luật Việt Nam
4.1.4.Cách thức bảo quản, vận chuyển
Có thể bảo quản cá bằng các thùng cách nhiệt có phủ đá (10-13kg/thùng)
Cá từ vùng nuôi được vận chuyển bằng ghe đục (để giữ cá còn sống) về bến cá của Công
ty, sau đó cho vào thùng vận chuyển đến khu tiếp nhận nguyên liệu
Trang 124.2.Mô tả sản phẩm
4.2.1.Quy cách
sót xương, da, mỡ, cơ thịt đỏ,phần thịt bụng được xử lý sạch,cho phép tối đa 2 điểm máu hoặc đường gân máu trên thịt
- Băng được mạ đều trên bề mặt sản phẩm
khi rã đông nhanh để ráo nước, cho phép sai khác 2,5%; songgiá trị trung bình của tổng số mẫu kiểm, phải đạt giá trị ghitrên bao bì
1 Hàm lượng tổng số Nitơ bazơ bay hơi, tính bằng số mg trong một
100g sản phẩm, không lớn hơn
25 (TCVN 5276-90)
4 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tính bằng số mg trong 1kg sản
phẩm
Không cho phép(TCVN 5142 – 90,TCVN 5139 - 90)
Trang 13 Tiêu chuẩn vi sinh (TCVN 5287:1994)
4.2.2.Thành phần khác ngoài nguyên liệu chính: không có
4.2.3.Tóm tắt các công đoạn chế biến
Tiếp nhận nguyên liệu → Cắt tiết → Xả tiết →Fille → Rửa 1 → Lạng da → Sửa cá → Rửa
2 → Kiểm tra ký sinh trùng → Rửa 3 → Phân loại → Phân cỡ→ Cân → Cấp đông →Mạ băng →Bao gói-Ghi nhãn → Bảo quản
4.2.4.Điều kiện phân phối, vận chuyển
Cá tra được vận chuyển từ bè, từ bến, cá sống được vận chuyển đến khu tiếp nhận nguyênliệu cá được cân, cắt, rữa Sau đó vận chuyển bằng xe đông lạnh ở nhiệt độ ≤
-18°C, cho phép dao động 2°C
4.2.5.Yêu cầu về nhãn dán
Phải có tên, đĩa chỉ nơi chế biến đóng gói, tên sản phẩm, khối lượng sản phẩm, ngày sảnxuất, thời gian bảo quản, điều kiên bảo quản, tên nước xuất xứ (đối với sản phẩm xuất khẩu)
4.2.6.Các điều kiện đặc biệt: không có
4.2.7.Phương thức xử lý trước khi sử dụng
Rã đông và nấu chín trước khi sử dụng
4.2.8.Đối tượng sử dụng
Tiêu thụ đại chúng
Trang 144.2.9.Kiểu bao gói
4.2.10.Điều kiện bảo quản
Kho lạnh nhiệt độ -180C, cho phép giao động 20C
1 Tiêu chuẩn cảm quan :
- Nguyên liệu phải còn tươi sống, không bị cấn dập, không có dấu hiệu bị bệnh hay dị tật
- Đối với nguyên liệu là cá nuôi, phải khai thác từ các vùng nước nuôi đáp ứng được tiêuchuẩn về vệ sinh môi trường và qui định về kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh, kiểm soát
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
- Quá trình vận chuyển và tiếp nhận nguyên liệu thủy sản phải tiến hành nhanh, liên tục.Thao tác bốc dỡ, vận chuyển phải nhẹ nhàng tránh làm cấn dập nguyên liệu
2 Tiêu chuẩn kháng sinh :
- Không được sử dụng thuốc kháng sinh thuộc danh mục hạn chế sử dụng trong vòng 28 ngày trước khi thu hoạch để đảm bảo an toàn thực phẩm
- Mỗi lô nguyên liệu nhận vào Công ty phải kèm theo tờ cam kết và tờ khai xuất xứ nguyênliệu
Trang 15- Phiếu báo kết quả kiểm kháng sinh Chloramphenicol, Nitrofuran, Malachite green / LeucoMalachite green, Enrofloxacine/ Ciprofloxacine
< 100ppb
( * ): Riêng đối vơi thị trường Mỹ, Bắc mỹ không cho phép
Ngày 5 tháng 6 năm 2011
Người phê duyệt
4.4.Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra fillet
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VĨNH PHÁT
Lô 18 A9-1 đường số 5, KCN Trà Nóc 1, TP Cần Thơ
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
-o0o -I Đối tượng và phạm vi áp dụng :
- Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm CáTra - Cá Basa đông lạnh được sản xuất tại Công Ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Cửu Long AnGiang
- Áp dụng trong cả nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm cá Basa filletđông lạnh Xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) và các thị trường khác có yêu cầutương đương
II Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm :
(Dựa theo 28 TCN 117 : 1998)
1 Tiêu chuẩn cảm quan của sản phẩm phải theo đúng các yêu cầu quy định trong
Bảng 1
Trang 16Bảng 1 : Chỉ Tiêu Cảm Quan
xương, da, mỡ, cơ thịt đỏ,phần thịt bụng được xử lý sạch, cho phép tối đa 2 điểm máu hoặc đường gân máu trên thịt
- Băng được mạ đều trên bề mặt sản phẩm
rã đông nhanh để ráo nước, cho phép sai khác 2,5%; song giá trị trung bình của tổng số mẫu kiểm, phải đạt giá trị ghi trên bao bì
2 Tiêu chuẩn hoá học của sản phẩm phải theo đúng mức quy định trong Bảng 2:
4 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tính bằng số mg trong 1kg sản
phẩm
Không cho phép
3 Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm phải theo đúng mức quy định trong Bảng 3 :
Trang 174 Ký sinh trùng phát hiện bằng mắt : Không cho phép
5 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản :
a Sản phẩm Cá Basa - Cá Tra được đóng gói trong PE sạch, khô, nguyên vẹn vớikhối lượng 0.9 kg/ PE hoặc 1 kg/ PE (Tuỳ theo yêu cầu khách hàng)
b Ghi nhãn sản phẩm in trên phiếu, dán nhãn trên bao bì với nội dung gồm có :
- Ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng,…
c Vận chuyển : Trong quá trình vận chuyển sản phẩm Cá Basa - Cá Tra bằng xe tải lạnhphải đảm bảo vệ sinh, ở nhiệt độ ≤ - 180C
d Bảo quản : Sản phẩm Cá Basa Cá Tra được bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ ≤
-180C Thời gian bảo quản : Từ 18 đến 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Ngày 5 tháng 6 năm 2011
Trang 18Người phê duyệt
5.Quy trình công nghệ
5.1.Sơ đồ quy trình công nghệ
Rửa 1 Lạng da Sửa cá Rửa 2 Kiểm tra kí sinh trùng
Phân loại Fille
Cấp đông
Phân cỡ Cân
Tiếp nhận nguyên liệu
C t ti t ắt tiết ết
R a 3ửa 3
X ti t ả tiết ết
Trang 195.2.Thuyết minh quy trình
Cá từ vùng nuôi được vận chuyển bằng ghe đục (để giữ cá còn sống) về bến cá của
Công ty, sau đó cho vào thùng vận chuyển đến khu tiếp nhận nguyên liệu
Tại khu tiếp nhận, cá được QC kiểm tra:
dụng nhưng phải ngưng 4 tuần trước khi sử dụng
không bị trầy xước
quá trình chế biến, ghi trên bao bì để truy xuất lô hàng từ thành phẩm đến nguyênliệu Vệ sinh nhà xưởng, cầu cảng, băng tải trước và sau khi tiếp nhận nguyên liệu
thuốc trừ sâu và kim loại nặng
Cắt tiết
Mục đích: Làm cho lượng lớn máu trong cá thoát ra ngoài để mifng fillet được trắng hơn
và làm cá chết cá để người công nhân fillet dễ dàng
Thao tác: Dùng dao có mũi nhọn làm bằng thép không rỉ để cắt tiết Cá sau khi rửa đượcvớt ra lên bàn để cắt tiết Tay thuận cầm dao, tay còn lại cầm dưới ngạnh cá Quay bụng cá vềphía ngườ cắt tiết, đầu cá hướng về tay cầm dao Đưa mũi dao vào mang cá ở phía trên rồi ấnmạnh xuống bàn để làm đứt động mạch cá làm cho máu thoát ra ngoài
Yêu cầu:
o Cắt tiết phải đúng vị trí sao cho máu thoát ra ngoài là lớn nhất
o Thao tác cắt phải nhanh, mạnh, chính xác
o Dao dùng để cắt tiết phải thật bén làm cho cá ít đau, ít giãy giụa
Mục đích: để máu trong cơ thể cá thoát ra hết và cá chết hoàn toàn
Thao tác: Sau khi cắt tiết cá được ngâm vào bồn chứa nước sạch, nhiệt độ phòng với nồng
độ Chlorine 20 ÷ 25 ppm, trong khoảng thời gian trung bình từ 10 ÷ 15 phút để lượng máu thoát
Bao gói- Ghi nhãn Bảo quản
Trang 20hết ra ngoài Trong lúc ngâm ta dùng rrổ để cào đảo, giúp cho cá được ngâm đồng đều và giúpcho máu cá dễ thoát ra ngoài.
o Lượng máu được xả ra phải nhiều nhất
o Không được xả máu quá lâu hoặc quá mau
o Sau mỗi mẻ ngâm phải thay nước bồn ngâm
Fillet
Cá đã cắt tiết được công nhân fillet bằng dao chuyên dụng, mục đích là tách phần
thịt cá ra khỏi xương, đầu và nội tạng nhằm tạo ra các miếng fillet phù hợp với yêu cầu
chế biến
Cá sau khi fillet xong còn phần xương, đầu và nội tạng cho vào sọt và được
chuyển ngay ra khỏi khu xử lý
Yêu cầu miếng cá sau khi fillet: bề mặt phải phẳng, ít vấp dao, không còn sót
xương, không làm rách bụng cá, và thịt còn dính lại ở xương càng ít càng tốt
Các miếng cá đã fillet được cho vào bể nước sạch để rửa sạch máu, nhớt và tạp
chất làm cho miếng cá sạch và trắng hơn Sau đó dùng rổ vớt cá lên
Yêu cầu: miếng cá hết nội tạng và máu còn sót lại
Các miếng cá fillet sau khi đã rửa xong sẽ được lạn da bằng máy mục đích là để
loại bỏ phần da ra khỏi miếng cá
Miếng cá sau khi lạng da thì không còn sót da, bề mặt láng, cho phép sót da 3%
Mục đích của quá trình sửa cá là để loại bỏ phần xương, mỡ, thịt đỏ, tạo cho
miếng cá trắng đẹp, đúng yêu cầu kỹ thuật chế biến
Miếng cá được đặt trên thớt, người công nhân dùng dao chuyên dụng gọt nhẹ các
phần mỡ nham nhỡ, xương và thịt đỏ đến khi thân cá trắng
Yêu cầu sau khi sửa thì miếng cá không còn mỡ, thịt đỏ trên lưng và không sót
xương, không làm rách dè miếng cá, có hình dạng nhất định trơn đẹp, không sót gân
trắng, không phạm thịt
Rửa 2
Trang 21Sau khi sửa, cá được rửa qua 3 bồn nước sạch, lạnh (nhiệt độ nước rửa nhỏ hơn
sạch máu cá, các tạp chất sót lại trên bề mặt miếng cá Sau đó vớt lên để ráo nước, trong
quá trình thực hiện luôn kiểm tra nhiệt độ nước rửa
Mục đích của quá trình là rửa sạch máu, tạp chất và giảm thiểu vi sinh vật bám
trên bề mặt miếng cá
Cá đã được rửa xong sẽ đưa qua bàn soi để kiểm tra ký sinh trùng, các miếng cá bị
bệnh sẽ được loại bỏ ra ngoài, các miếng còn lại sẽ được chuyển sang bàn phân loại
Cá sau khi phân loại, cỡ thì tiến hành cân cá theo trọng lượng đã hợp đồng với
khách hàng nhưng thường thì cân khoảng 1kg, sau khi cân trên mỗi rổ cá được cho thẻ cỡ, loại lêntrên Sau đó rửa cá lại một lần cuối cùng trong 3 bồn nước sạch lạnh chuẩn bị cấp đông
Trang 22bảo quản sản phẩm, duy trì trạng thái, chất lượng sản phẩm gần như ban đầu.
Cá sau khi xếp khuôn đủ số lượng hay từ kho chờ đông được chuyển ngay đi cấp
đông Tủ đông phải được làm vệ sinh sạch sẽ đã được chạy trước để hạ nhiệt độ của tủ
xuống đến khi tuyết bám đều nhẹ, nhập các khuôn vào cấp đông, đóng cửa tủ gài chắc
chắn bắt đầu cấp đông thời gian cấp đông nhỏ hơn 4 giờ, thường thời gian là 2h - 2h30
phút, nhiệt tủ đông đạt từ -38 ÷ -42oC, đủ thời gian đã qui định thì kiểm tra sản phẩm và
tiến hành ra tủ Đối với cấp đông băng chuyền IQF nhiệt độ khoảng -38oC ÷ -42oC, thời
Mục đích của quá trình nhằm bảo vệ sản phẩm tránh bị mất nước, bị oxi hóa trong
quá trình bảo quản lạnh, tăng vẻ mỹ quan sản phẩm, khắc phục được hiện tượng cháy
lạnh, làm nứt sản phẩm, bảo vệ sản phẩm khỏi ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài
Đối với sản phẩm đông rời IQF, tiến hành tách khuôn bằng tay, dùng tay tách rời
từng lớp PE trong khuôn cho vào mỗi rổ để tách sản phẩm rời ra Sau đó đưa vào mạ
nhanh chóng lấy rổ sản phẩm ra, xốc ráo nước, cho sản phẩm vào túi PE, hàn kín miệng lại rồi chovào thùng carton 10 PE/thùng và dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc
Việc mạ băng và đóng gói cũng tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm còn được đónggói theo nhiều dạng khác nhau
Tỉ lệ mạ băng là 10% Với NET: 1000gram
Bao gói, ghi nhãn
Lưu ý hàng nếu như chưa xuất đi liền thì được đóng tạm và trữ trong kho thành
phẩm, khi đến ngày xuất hàng thì mở ra vô PE và vào thùng xuất hàng
Thùng có ghi đầy đủ chi tiết theo qui cách thành phẩm
Sản phẩm sau khi bao gói hoàn chỉnh, chuyển ngay đến kho bảo quản lạnh và
nhập kho qua cửa sổ nhỏ, xếp các thùng vào cây hàng theo chủng loại, chất đúng qui cách Xuấthàng theo nguyên tắc “vào trước ra trước, vào sau ra sau”, và khi xuất phảiđược đai kiện đầy đủ
và được sự đồng ý của người đứng đầu công ty, phòng kỹ thuật, cơ quan có thẩm quyền
từ ngày sản xuất
Trang 23-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.1 Công đoạn tiếp nhận nguyên liệu
I Quy trình
Cá thu mua từ hầm nuôi được vận chuyển về cảng cá bằng ghe đục và đưa về xí nghiệp bằng
xe Sau khi kiểm tra, cá được tiếp nhận ngay để đưa vào cắt tiết
II Giải thích
Tiếp nhận nguyên liệu để nhận những nguyên liệu đạt yêu cầu vào chế biến
III Cá thủ tục cần tuân thủ
1 Chuẩn bị:
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 3
Công nhân ở công đoạn tiếp nhận nguyên liệu phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 vàtuân thủ SSOP 8 trước khi tiếp xúc với sản phẩm
2 Thực hiện
QC công đoạn tiếp nhận nguyên liệu phải kiểm tra:
Giấy cam kết xuất xứ nguyên liệu và cam kết ngừng thức ăn cho cá trước khi thu hoạch
2 ngày
Đối chiếu với tờ khai xuất xứ với thông báo của cơ quan chức năng để có biện pháp tiếpnhận hay không
Giấy cam kết không sử dụng kháng sinh cấm
Kết quả kiểm tra kháng sinh cấm của lô hàng phải là âm tính
Giấy cam kết không sử dụng thức ăn bị mốc, bảo quản ẩm ướt, hết hạn sử dụng
Giấy cam kết không sử dụng kháng sinh hạn chế sử dụng trước khi thu hoạch 30 ngày
Điều kiện bảo quản, vận chuyển: kiểm tra từng dụng cụ tiếp nhận bằng giác quan
QC phải kiểm tra chất lượng cảm quan của nguyên liệu:
Trang 24 Kiểm tra độ tươi của cá bằng cảm quan: mắt trong, cơ thịt đàn hồi tốt, mang đỏ tươi.
Bắt cá lấy mẫu bất kỳ đem cân kiểm tra độ đồng đều về khối lượng theo hợp đồng
Hai công nhân khâu tiếp nhận lên xe bắt từng con cá từ bồn chứa vận chuyển đặt vào sọt 4tấc màu đỏ rồi chuyển đến hai công nhân tiếp nhận dưới xe cân và đổ qua lỗ tò vò tiếp nhậnqua bàn cắt tiết đến công đoạn cắt tiết
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Công nhân khâu tiếp nhận có trách nhiệm tuân thủ quy phạm này
QC phụ trách công đoạn tiếp nhận nguyên liệu có trách nhiệm giám sát: giấy cam kết, xuất
xứ, thông báo của cơ quan chức năng, kết quả kiểm tra kháng sinh cấm, kiểm tra điều kiện bảoquản, cảm quan nguyên liệu theo tần xuất từng lô chở về
Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn tiếp nhận nguyên liệu
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu thời gian tối thiểu 2 năm
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.2 Công đoạn cắt tiết – xả tiết
I Quy trình
1 Cắt tiết: Cá sau khi tiếp nhận được chuyển lên bàn cắt tiết Công nhân dùng dao chuyên
dụng cắt đứt hầu cá rồi đẩy xuống bồn xả tiết
2 Xả tiết: Cá sau khi cắt tiết được đẩy xuống bồn xả tiết và ngâm với khối lượng và thời gian
quy định Sau đó công nhân chuyển cá đến công đoạn fillet
II Giải thích lý do
1 Cắt tiết làm cá chết, tạo thuận lợi cho công đoạn fillet
2 Xả tiết nhằm tránh máu ứ đọng trong thịt cá làm giảm giá trị cảm quan cho sản phẩm
III Các thủ tục cần tuân thủ
Trang 251 Cắt tiết
a Chuẩn bị
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh theo SSOP 3
Công nhân ở công đoạn cắt tiết phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và tuân thủ SSOP
8 trước khi tiếp xúc với sản phẩm
Công nhân phải chuẩn bị 2 bồn nước sạch dung tích 1200l
b Thao tác
Công nhân vệ sinh lại bàn cắt tiết và dao cắt tiết trước khi sản xuất
Công nhân cắt tiết dùng tay không thuận giữ đầu cá, tay thuận cầm dao chuyên dụngđâm vào mang cá cắt đứt phần hầu từng con cá Sau đó đẩy xuống bồn xả tiết
QC công đoạn fillet có trách nhiệm kiểm tra thao tác công nhân cắt tiết và số lượng cáđược cắt tiết
2 Xả tiết
a Chuẩn bị
Chỉ sử dụng nước sạch để xả tiết.
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh theo SSOP 3
Công nhân ở công đoạn xả tiết phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và tuân thủ SSOP
8 trước khi tiếp xúc với sản phẩm
Công nhân phải chuẩn bị 2 bồn nước sạch dung tích 1200l
b Thao tác
Công nhân công đoạn cắt tiết đẩy cá được cắt tiết từ từ xuống bồn xả tiết 1 Khi thống kêcông đoạn tiếp nhận nguyên liệu báo đủ số lượng thì chuyển sang cắt tiết và đẩy xuống bồn xảtiết 2
Khi QC công đoạn fillet kiểm soát thời gian ngâm xả tiết xong và cho phép thì côngnhân ở công đoạn này bắt cá từ bồn ngâm xả tiết cho vào sọt 2 tấc màu xanh và chuyển lên bàncho công nhân fillet
c Yêu cầu
Mỗi bồn xả tiết chỉ chứa tối đa 500Kg cá
Cá được giữ trong bồn xả tiết 10 phút mới chuyển sang công đoạn fillet
Thay nước trong bồn xả với tần suất 500Kg cá/ lần
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Trang 26 Công nhân công đoạn cắt tiết - xả tiết có trách nhiệm làm đúng quy phạm này Thống kêcông đoạn tiếp nhận có trách nhiệm giám sát số lượng cá vào từng bồn xả tiết.
QC phụ trách công đoạn cắt tiết-xả tiết chịu trách nhiệm giám sát: thao tác công nhân, thời gian xả tiết, số lượng cá trong bồn, tần suất thay nước với tần suất 30 phút/ lần
Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn cắt tiết-xả tiết- fillet
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn cắt tiết-xả tiết-fillet thời gian tối thiểu 2 năm
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.3 Công đoạn fillet
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh theo SSOP 3.
Công nhân ở công đoạn fillet phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và tuân thủ SSOP 8trước khi tiếp xúc với sản phẩm
Công nhân chuẩn bị vị trí của mình, đặt thớt đúng vị trí thuận lợi cho thao tác, lấy rổ
màu xanh đường kính 40cm để bán thành phẩm.
2 Thao tác
Công nhân bắt cá từ trên bàn fillet, đặt cá lên thớt
Trang 27 Tay thuận cầm dao, tay không thuận cầm cá đặt lên thớt sao cho đầu cá hướng về phíatay thuận, lưng cá hướng vào người công nhân Dùng dao chuyên dụng cắt một đường sát vây
thịt sau đó xoay dao lại và cắt một đường dứt khoát từ đầu đến đuôi lấy hết phần thịt cá ra khỏiphần xương cá
Lật cá lại và theo các bước như trên lấy hết phần thịt cá
Từng miếng cá sau khi fillet được đặt vào rổ đã chuẩn bị trước
3 Yêu cầu
Thời gian fillet cho 1 rổ cá đường kính 40cm không quá 10 phút.
Miếng fillet nhẵn, đẹp, không rách, và không sót xương trên miếng thịt
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Công nhân khâu fillet có trách nhiệm tuân thủ quy phạm này
QC phụ trách công đoạn fillet có trách nhiệm giám sát: Kiểm tra miếng fillet nhẵn, không rách, không sót xương, thời gian công nhân hoàn tất 1 rổ cá (khoảng 10kg bán thành phẩm) không quá
10 phút với tần suất 30phút/ lần
Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn cắt tiết-xả tiết- fillet
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn cắt tiết-xả tiết-fillet thời gian tối thiểu 2 năm
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.4 Công đoạn rửa 1
I Quy trình
Cá sau khi fillet được đem rửa lần 1 qua 2 thau nước Thau 1 nước chảy tràn Sau đó cácmiếng fillet được đem đến công đoạn lạng da
II Giải thích lý do
Trang 28Rửa 1 nhằm loại bỏ hết phần máu, nội tạng còn bám lại trên miếng cá sau khi fillet Ngoài racũng để loại bỏ một phần vi sinh vật nhiễm vào từ công đoạn này.
III Các thủ tục cần tuân thủ
1 Chuẩn bị
Phải sử dụng nước sạch để rửa.
Phải sử dụng dụng cụ vệ sinh sạch theo SSOP 3
Công nhân phải vệ sinh sạch theo SSOP 5 và tuân thủ SSOP 8 trước khi tiếp xúc với sảnphẩm
Chuẩn bị 2 thau nước 60l đánh số thứ tự 1 và 2 Thau 1 gắn vòi nước cho chảy tràn cònthau thứ 2 chứa nước rửa lần 2
2 Thao tác
Công nhân chuyển cá từ bàn fillet đổ vào thau rửa số 1.
Công nhân công đoạn rửa 1 cho cá vào thau 01, dùng lưới rửa cá rửa sạch phần máu vànội tạng còn sót lại sau fillet
Dùng rổ lấy cá ở thau 1 chuyển sang thau 02, khuấy đảo và tiếp tục dùng rổ chuyển cálên bàn lạng da
3 Yêu cầu
Mỗi lần rửa không quá 25kg và với tần suất 50kg thay nước một lần
Nhiệt độ nước rửa dao động từ 250 C ÷ 30 0 C.
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Công nhân công đoạn rửa 1 có trách nhiệm tuân thủ quy phạm này
QC phụ trách công đoạn này có trách nhiệm giám sát: Kiểm tra tần suất thay nước,
nhiệt độ nước rửa và thao tác công nhân với tần suất 30phút/ lần
Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn rửa 1 - lạng da Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn rửa 1 thời gian tối thiểu 2 năm
Trang 29QUY PHẠM SẢN XUẤT
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.5 Công đoạn lạng da
I Quy trình
Bán thành phẩm sau công đoạn rửa 1 được chuyển sang công đoạn lạng da Ở đây ta dùng
máy lạng da để lấy sạch da của miếng fillet sau đó chuyển sang công đoạn chỉnh hình
II Giải thích lý do
Lạng da nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
III Các thủ tục cần tuân thủ
1 Chuẩn bị
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh theo SSOP 3.
Chỉ sử dụng nước sạch cho máy lạng da hoạt động
Công nhân phải vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và SSOP 8 trước khi tiếp xúc với sảnphẩm
Trước khi sản xuất công nhân lạng da phải kiểm tra tình trạng hoạt động của máy, lưỡidao phải đủ sắc
2 Thao tác
Cá từ bàn sau khi rửa 1 được công nhân lạng da đưa lên máy lạng da.
Bật máy lạng da, mở val nước máy lạng da
Công nhân lạng da dùng tay gần bàn lấy cá cầm miếng fillet đưa lên máy và tay còn lạiđặt đuôi miếng fillet hướng vào lưỡi dao, bụng cá hướng lên trên và đẩy nhẹ miếng cá qua lưỡidao
3 Yêu cầu
Công nhân phải thao tác nhanh
Miếng cá sau lạng da không được sót hơn 10% diện tích bề mặt miếng fillet
Không được để cá trước và sau lạng da quá 50kg
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Công nhân công đoạn lạng da có trách nhiệm tuân thủ quy phạm này
QC phụ trách công đoạn lạng da có trách nhiệm giám sát: kiểm tra khối lượng miếng fillet trên bàn trước và sau lạng da; kiểm tra tình trạng sót da trên bề mặt miếng fillet, thao tác của công nhân với tần suất 30 phút /lần
Trang 30 Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn rửa 1- lạng da.
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn lạng da thời gian tối thiểu 2 năm
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.6 Công đoạn chỉnh hình - Rửa 2
I Quy trình
Chỉnh hình: Miếng fillet sau khi lạng da sẽ nhanh chóng đưa đến công đoạn chỉnh hình.Miếng cá sẽ được loại bỏ xương, da, cơ thịt đỏ Sau đó bán thành phẩm được chuyển sang côngđoạn rửa 2
Rửa 2: Cá sau khi được công nhân chỉnh hình sẽ được rửa từng miếng và chuyển đến côngđoạn soi ký sinh trùng
Nước và nước đá sử dụng phải tuân thủ theo SSOP 1.
Chỉ sử dụng dụng cụ đã vệ sinh theo SSOP 3
Công nhân ở công đoạn chỉnh hình phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và tuân thủSSOP 8 trước khi tiếp xúc với sản phẩm
Trang 31 Công nhân đặt miếng cá lên thớt lưng miếng cá đối diện với người công nhân, bụnghướng lên trên nghiêng lưỡi dao gọt nhẹ hết phần cơ thịt đỏ và mỡ Lật ngược miếng cá lại lấyhết phần da bụng và xương còn sót lại do fillet Rồi tiến hành công đoạn rửa 2.
e Yêu cầu
Thời gian công nhân thực hiện xong một rổ cá 2.5kg không quá 10 phút
Thao tác không phạm thịt, bỏ thịt đỏ, mỡ, xương Miếng cá sau chỉnh hình không rách,không còn da và xương đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuât
2 Rửa 2
a Chuẩn bị
Nước và nước đá sử dụng phải tuân thủ theo SSOP 1.
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh theo SSOP 3
Công nhân ở công đoạn chỉnh hình phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và tuân thủSSOP 8 trước khi tiếp xúc với sản phẩm
Công nhân khâu chỉnh hình chuẩn bị 2 người 1 thau nước 10l chứa đá đặt đúng vị trí củamình
b Thao tác
Sau khi chỉnh hình xong một miếng cá công nhân công đoạn chỉnh hình đặt cá vào thaurửa và tiến hành rửa sạch miếng cá bằng thao tác nhẹ nhàng trên miếng cá Cứ thế tiếp tục đếnkhi hết rổ cá
c Yêu cầu
Nhiệt độ nước rửa ≤ 100 C.
Tần suất thay nước ≤ 15kg/ lần
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Công nhân khau chỉnh hình, rửa 2 trách nhiệm làm đúng quy phạm này
QC phụ trách công đoạn chỉnh hình, rửa 2 có trách nhiệm giám sát: miếng cá sau chỉnh hìnhphải sạch mỡ, cơ thịt đỏ, da Miếng cá không rách đuôi, rách đầu, rách lưng, thời gian hoàn tất rổ
cá và nhiệt độ nước rửa
Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn chỉnh hình - rửa2
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn chỉnh hình, rửa 2 thời gian tối thiểu 2 năm
Trang 32-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.7 Công đoạn soi ký sinh trùng
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh theo SSOP 3
Công nhân ở công đoạn soi ký sinh trùng phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và tuânthủ SSOP 8 trước khi tiếp xúc với sản phẩm
QC công đoạn soi ký sinh trùng phải kiểm tra hệ thống đèn soi và tình trạng hoạt độngcủa bàn soi, độ sáng của đèn trước khi sử dụng
2 Thao tác
a Đối với công nhân
Cá sau rửa 2 được công nhân đổ lên bàn trước bàn soi ký sinh trùng
Hai công nhân đứng hai bên bàn mặt hướng vào bàn soi
Ghim điện bàn soi cho đèn sáng lên rồi theo trình tự tay gần cá vừa đổ lên trên bàn cầm
cá đưa qua bàn soi sao cho toàn bộ miếng fillet nằm phẳng trên mặt miếng mica
Nhìn theo miếng cá và quan sát xem có những vết đốm trắng trên bề mặt miếng cá haykhông Nếu có thì lập tức lấy miếng cá ra và đặt vào sọt riêng
Trình tự cứ thế tiếp diễn cho đến hết bán thành phẩm
Trang 33 Trường hợp phát hiện nhiều phải báo ngay với QC phụ trách công đoạn soi ký sinh trùng
để kịp thời xử lý
b Đối với QC
Tần suất 30 phút/ lần QC lại bàn soi và tiến hành kiểm tra lại xem xét kết quả
QC phải ghi lại thời gian trước khi kiểm
Lấy bán thành phẩm đã được công nhân soi đem lại trước bàn soi và tiến hành thao tácnhư công nhân
Lập biên bản sữa chữa xem xét nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết
Khi đã giải quyết xong phải tiến hành cho kiểm tra lại lô hàng đó
Trường hợp do máy soi không đạt kết quả thì tiến hành cô lập lô hàng đó và lấy máy soikhác tiến hành soi lại
Khi máy hư đột xuất mà không có máy thay thế thì phải báo tạm dừng nguyên liệu và côlập lô hàng đợi khi máy sữa chữa xong sẽ tiến hành kiểm tra
Lập tức báo cáo với khâu nguyên liệu khi công nhân báo phát hiện nhiều miếng có kýsinh trùng
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Công nhân khâu soi ký sinh trùng có trách nhiệm tuân thủ quy phạm này
QC phụ trách công đoạn soi ký sinh trùng có trách nhiệm giám sát: thiết bị soi, thao tác củacông nhân, thời gian làm việc của công nhân trong công đoạn này, kiểm tra định kỳ miếng cá saukhi soi với tần suất 30 phút/ lần
Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn soi ký sinh trùng
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn soi ký sinh trùng thời gian tối thiểu 2 năm
Trang 34Tel: 0710856354 Fax: 071-0825628
QUY PHẠM SẢN XUẤT
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.8 Công đoạn rửa 3
I Quy trình
Bán thành phẩm sau khi soi ký sinh trùng được rửa lần 3 Thau 1 sử dụng nước xả tràn và thau
2 duy trì nhiệt độ nước đá luôn ≤100 C.
II Giải thích lý do
Rửa để loại một phần vi sinh vật gây bệnh nhiễm vào Tăng cao khả năng an toàn trước cáccông đoạn đòi hỏi vệ sinh nghiêm ngặt hơn Giảm bớt nhiệt độ bán thành phẩm, kéo dài thời gianbảo quản
III Các thủ tục cần tuân thủ
1 Chuẩn bị
Phải sử dụng nước sạch để rửa.
Phải sử dụng dụng cụ vệ sinh sạch theo SSOP 3
Đá vảy sử dụng phải tuân theo SSOP 2
Công nhân phải vệ sinh sạch theo SSOP 5 và tuân thủ SSOP 8 trước khi tiếp xúc với sảnphẩm
Chuẩn bị 2 thau nước đánh số thứ tự 1 và 2 Thau 1 gắn vòi nước cho chảy tràn còn thauthứ 2 bổ sung đá vảy sao cho nhiệt độ nước rửa ≤100 C.
2 Thao tác
Công nhân chuyển cá từ bàn soi ký sinh trùng tới bàn đợi và lần lượt rửa theo các bước:
Tại thau 02 công nhân để rổ cá ngập trong nước đá, khuấy đảo rồi bằng rổ chuyển đếncông đoạn ngâm quay (nếu theo yêu cầu của khách hàng) hoặc chuyển sang công đoạn phân
cỡ, phân màu tiếp theo
3 Yêu cầu
Nhiệt độ nước rửa ≤100 C.
Mỗi lần rửa không quá 20kg
Tần suất ≤150kg thay nước một lần ở cả 2 thau
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Trang 35 Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này.
Công nhân công đoạn rửa 3 có trách nhiệm tuân thủ quy phạm này
QC phụ trách công đoạn rửa 3 - xếp khuôn có trách nhiệm giám sát: tần suất thay nước,nhiệt độ nước rửa và thao tác công nhân với tần suất 1giờ/ lần
Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn rửa 3 – phân màu – phân cỡ
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn rửa 3 thời gian tối thiểu 2 năm
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.9 Công đoạn bổ sung phụ gia
I Quy trình
Các miếng cá sau rửa 3 được chuyển sang công đoạn bổ sung phụ gia (không hoặc chỉ khi cóyêu cầu của khách hàng) Cá được cho vào máy quay và tiến hành bổ sung dung dịch phụ gia vànước đá Khi cá bóng đẹp thì chuyển sang công đoạn phân màu phân cỡ
II Giải thích lý do
Bổ sung phụ gia làm bóng sản phẩm và tăng khả năng giữ băng khi mạ bóng sản phẩm
III Các thủ tục cần tuân thủ
1 Chuẩn bị
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh theo SSOP 3.
Hóa chất sử dụng phải tuân thủ SSOP 7
Nước đá sử dụng phải tuân thủ SSOP 2
Công nhân ở công đoạn cắt tiết phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và tuân thủ SSOP
8 trước khi tiếp xúc với sản phẩm
Công nhân công đoạn xử lý phải kiểm tra tình trạng hoạt động máy quay vào đầu mỗica
2 Thao tác
Trang 36 Cá sau khi rửa được công nhân xử lý cho vào rổ và cân khối lượng khoảng 10÷10.5kg và
cho vào cối quay 12÷15 rổ/ cối
Đổ thuốc đã pha dung dịch có nồng độ ≤2% vào cối theo tỉ lệ cá: dung dịch = 3:1 Tỷ lệ
Yêu cầu cá không được bở và tỷ lệ phosphat không vượt quá yêu cầu cho phép của Bộ YTế
Ba tháng một lần tiến hành kiểm tra lại nồng độ phosphate trong mẫu thử xem có đảmbảo yêu cầu hay không
Bất kỳ một sự thay đổi nào về công thức phối trộn hay yêu cầu khách hàng phải đượclàm mẫu thử và gửi quả kiểm hàm lượng phosphate trước khi cho tiến hành sản xuất
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Công nhân công đoạn bổ sung phụ gia có trách nhiệm tuân thủ quy phạm này
QC phụ trách công đoạn xử lý có trách nhiệm giám sát: nồng độ thuốc trong dung dịch, thờigian quay và tỉ lệ cá và dung dịch, tỷ lệ dung dịch: nước đá Tần suất 1giờ/ lần
Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn bổ sung phụ gia
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn bổ sung phụ gia thời gian tối thiểu 2 năm
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.10 Công đoạn phân màu, phân cở
I Quy trình
Trang 37Bán thành phẩm sau khi được rửa 3 chuyển sang công đoạn phân màu, phân cỡ Ở đây, cáđược phân theo những màu đồng nhất và phân cỡ theo quy định Sau đó cá được chuyển sangcông đoạn cân và xếp khuôn.
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh theo SSOP 3
Công nhân ở công đoạn cắt tiết phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và tuân thủ SSOP
8 trước khi tiếp xúc với sản phẩm
Công nhân công đoạn phân màu, phân cỡ chuẩn bị rổ đặt đúng vị trí quy định
2 Thao tác
Công nhân nhận những rổ cá từ công đoạn ngâm quay hoặc từ công đoạn rửa Sau đó
cầm từng miếng cá một và phân biệt bằng mắt những màu: trắng, hồng, vàng, vàng đậm và đặtvào những rỗ riêng và chuyển sang công đoạn phân cỡ
Công nhân phân cỡ theo quy định của QC công đoạn phân cỡ cân từng miếng cá theosize cỡ cho trước và đặt vào đúng rổ quy định
3 Yêu cầu
Yêu cầu phân màu, phân cỡ không được lẫn màu, size cỡ
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Công nhân công đoạn phân màu, phân cở có trách nhiệm tuân thủ quy phạm này
QC phụ trách công đoạn phân màu, phân cỡ có trách nhiệm giám sát: đồng nhất về màu sắc, size cỡ với tần suất 1giờ/ lần
Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn rửa 3 - phân màu - phân cở
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn phân màu, phân cở thời gian tối thiểu 2 năm
Trang 38QUY PHẠM SẢN XUẤT
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.11 Công đoạn cân
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh theo SSOP 3
Công nhân ở công đoạn cắt tiết phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và tuân thủ SSOP
8 trước khi tiếp xúc với sản phẩm
Trước mỗi ca sản xuất và tần suất 4 giờ/ lần QC phụ trách công đoạn cân phải hiệu chỉnhcân bằng bo cân và dán tem hiệu chuẩn vào cân Kiểm tra pin đối với cân điện tử
Chỉ sử dụng rổ cùng chủng loại, kích cỡ, trọng lượng
2 Thao tác
Công nhân đặt rổ lên cân và Tare cân về vị trí 0 khi đó mới tiến hành cân
Cá được đặt vào rổ và cân với khối lượng quy định trước Cân xong đặt size cỡ lên thành
rổ và các rổ này được chuyển lên băng chuyền đông IQF
3 Yêu cầu
Sai số khi bo cân không được vượt quá giới hạn cho phép: 2g
QC phải kiểm tra khối lượng tịnh chính xác, cách đặt size cỡ lên rổ của công nhân côngđoạn cân với tần suất 1giờ/ lần
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Công nhân công đoạn cân có trách nhiệm tuân thủ quy phạm này
QC phụ trách công đoạn cân có trách nhiệm giám sát: cân đúng khối lượng quy định, đặtsize cỡ đúng với màu sắc và size đã phân sẵn Tần suất 1giờ/ lần
QC phụ trách công đoạn thành phẩm có trách nhiệm giám sát: cân đúng khối lượng quyđịnh, không lẫn màu sắc, size cỡ
Trang 39 Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn cân.
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn cân thời gian tối thiểu 2 năm
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.12 Công đoạn cấp đông
I Quy trình
Bán thành phẩm sau cân xác định định mức nguyên liệu được đưa lên băng chuyền cấp đông
chuyển sang công đoạn mạ băng
II Giải thích lý do
Cấp đông để chuyển cá từ dạng tươi sang dạng đông lạnh
III Các thủ tục cần tuân thủ
1 Chuẩn bị
Chỉ sử dụng dụng cụ đã làm vệ sinh theo SSOP 3
Công nhân ở công đoạn cắt tiết phải được vệ sinh sạch sẽ theo SSOP 5 và tuân thủ SSOP
8 trước khi tiếp xúc với sản phẩm
Băng chuyền sau khi xả đá hoàn toàn phải được vệ sinh sạch lại bằng vòi áp lực Sau đó
QC công đoạn cấp đông báo cho tổ kỹ thuật vận hành máy chạy lấy nhiệt độ cho băng chuyềnđến khi nhiệt độ băng chuyền đạt từ -450 C ÷ -50 0 C.
2 Thao tác
Công nhân công đoạn cấp đông tiếp nhận những rổ cá thông qua lỗ tò vò và tiến hành
xếp lên băng chuyền
Các miếng cá được xếp thẳng, phẳng trên mặt băng chuyền không được cong, vênh, mặtlưng hướng lên trên
Trang 40 Tốc độ băng chuyền để chạy cá tươi theo yêu cầu kỹ thuật tùy từng loại cá lớn nhỏ mà
QC công đoạn cấp đông báo tổ vận hành máy chạy sao cho tâm sản phẩm ra khỏi băng chuyềnluôn đạt nhiệt độ ≤ -180 C (tần số cho phép dao động trong khoảng 40÷90).
Căn cứ theo nhiệt độ băng chuyền luôn đạt và tốc độ vòng quay trong giới hạn cho phép
QC công đoạn cấp đông giám sát mẻ đầu tiên khi ra khỏi băng chuyền có nhiệt độ đã đạt nhiệt
độ yêu cầu hay chưa bằng kinh nghiệm và bằng nhiệt kế đo nhiệt độ tâm sản phẩm
Khi phát hiện không đạt nhiệt độ yêu cầu QC công đoạn này phải tách riêng lô trên băngchuyền báo với tổ vận hành giảm tốc độ băng chuyền lại và tiến hành lập biên bản nguyênnhân cho lô hàng trên đồng thời lập phương án giải quyết và kiểm tra lại kết quả
3 Yêu cầu
Nhiệt độ băng chuyền luôn đạt: -400 C÷-50 0 C.
Tốc độ băng chuyền trong giới hạn cho phép của phòng kỹ thuật
IV.Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát
Điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy phạm này
Công nhân công đoạn cấp đông có trách nhiệm tuân thủ quy phạm này
QC phụ trách công đoạn cấp đông có trách nhiệm giám sát: vệ sinh và chạy lấy độ băngchuyền, tốc độ vòng quay, nhiệt độ tâm sản phẩm, thao tác công nhân Tần suất mỗi mẻ
Kết quả giám sát được ghi trong biểu mẫu giám sát công đoạn cấp đông
Lưu trữ trong hồ sơ công đoạn cấp đông thời gian tối thiểu 2 năm
-o0o -Tên sản phẩm: Cá Tra Fillet đông IQF
GMP 1.13 Công đoạn mạ băng
I Quy trình
băng sẽ được cân thử lại trước khi bao gói