1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN THIẾT kế và sử DỤNG một số HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG dạy học môn TOÁN lớp 12

35 662 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 544,19 KB

Nội dung

Đối với học sinh cuối cấp chỉ chú trọng vào việc ôn tập cũng cốkiến thức do " Thi sao học vậy" nên đại đa số không mặn mà với các hoạt động trảinghiệm.Trước tình hình đó đã có các buổi h

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH

TRƯỜNG THPT QUẢNG NINH *************** *****************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- THPT : Trung học phổ thông

- Th.s : Thạc sỹ

- KH - KT và GD : Khoa học kỹ thuật và giáo dục

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

Phần II: NỘI DUNG 8

1.2 Cơ sở thực tiễn ( thực trạng của vấn đề nghiên cứu) 10

1.4 Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường 111.5 Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

phổ thông

12

Chương II: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG

TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 12

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Mặc dù Đảng và nhà nước đã có các chính sách cải cách giáo dục khá mạnh

mẽ Tuy nhiên thực tiễn dạy học hiện nay tại các trường phổ thông vẫn còn chưađáp ứng được mục tiêu đã đặt ra Đại đa số học sinh được truyền thụ kiến thức mộtchiều, hàn lâm dẫn đến các em chán ghét các môn học, vì thế đã làm cho chấtlượng dạy và học thấp, làm lo lắng cho toàn xã hội Do đó nâng cao chất lượng dạy

và học các bộ môn và đặc biệt là môn toán đang là vấn đề bức thiết đặt ra

Nói riêng đối với bộ môn toán mà đặc biệt là lớp 12 việc áp dụng các hoạtđộng trải nghiệm là rất ít Lý do cơ bản ở đây đó là giáo viên một số còn ngại thayđổi, không chịu khó đổi mới phương pháp dạy học Chúng ta không có một tài liệu

Trang 4

hay một giáo trình nào cho việc áp dụng hoạt động trải nghiệm vào dạy học bộ môntoán một cách chính thống Mặt khác do điều kiện hoàn cảnh của nhà trường cũngnhư địa phương tại nơi trường đóng còn nhiều khó khăn nên việc triển khai cáchoạt động còn ít Đối với học sinh cuối cấp chỉ chú trọng vào việc ôn tập cũng cốkiến thức do " Thi sao học vậy" nên đại đa số không mặn mà với các hoạt động trảinghiệm.

Trước tình hình đó đã có các buổi hội thảo, nhiều bài báo, bài nghiên cứukhoa học về các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Các bài viết đã nêu lên cáccăn cứ khoa học cũng như cung cấp một số các phương pháp nghiên cứu, cáchướng dẫn tổ chức các hoạt động trải nghiệm

Trong bài viết " Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà

trường phổ thông" của ThS Bùi Ngọc Diệp đã đưa ra quan điểm về hoạt động trải

nghiệm như sau " các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá

trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và kỹ năng bản thân; các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình "

Trong bài trả lời phòng vấn của báo Giáo Dục & Thời Đại (số ra ngày

10/08/2015) PGS.TS Đinh thị Kim Thoa phát biểu: " Hoạt động TNST là hoạt

động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của

cá nhân mình " Hoạt động trải nghiệm có thể có các hình thức như sau " Hình thức

có tính khám phá (thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại); hình thức có tính triển khai (dự án và nghiên cứu khoa học, hội thảo, câu lạc bộ); hình thức có tính trình

Trang 5

diễn (diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa); hình thức có tính cống hiến, tuân thủ (thực hành lao động việc nhà, việc trường, hoạt động xã hội - tình nguyện)".

Như vậy hoạt động trải nghiệm đã được chú trọng nghiên cứu và triển khaitrong dạy học hiện nay với các hình thức đa dạng phong phú và mang lại hiệu quảcao Tuy nhiên chưa có các tài liệu nào đề cập cụ thể đến hoạt động trải nghiệmtrong học tập môn toán mà đặc biệt là toán 12 Do đó trong SKNN này chúng tôimuốn đề xuất sử dụng một số các hoạt động trải nghiệm vào các tình huống dạyhọc ở lớp 12, chúng tôi hi vọng đây củng là một tài liệu tham khảo cho quý thầy côtrong việc dạy học môn toán nói chung và lớp 12 nói riêng

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thiết kế và sử dụng một số hoạt động trảinghiệm trong dạy học một số chủ đề môn Toán lớp 12 ở trường phổ thông nhằmkích thích hứng thú học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc bộ môn

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

đó hoạt động cộng đồng là một phần không thể thiếu, học sinh có thể tham gia cáchoạt động, các dự án của xã hội như các hoạt động tình nguyện, hiến máu, nhânđạo qua đó giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, trưởng thành hơn sống có tráchnhiệm với bản thân, gia đình và xã hội

Vương quốc Anh là nước có nền giáo dục phát triển thuộc tốp đầu thế giới.Việc học được sự chung tay của nhà trường, các tổ chức, cá nhân, xã hội Có hailoại hình phổ thông đó là trường công và tư Họ có nhiều cách thức dạy học tuy

Trang 6

nhiên việc trải nghiệm sáng tạo cho học sinh chiếm vai trò rất quan trọng Cáctrường phổ thông ở Anh khuyến khích học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp, kỷluật, khả năng giải quyết vấn đề cũng như tôn trọng bản thân, tôn trọng nhữngngười khác và xã hội ngay khi còn là những cậu bé, cô bé trung học thông qua cáchoạt động ngoại khóa, trại hè, các chiến dịch tình nguyện, các câu lạc bộ Tất cảcác trường phổ thông đều có trách nhiệm nghiêm túc đối với học sinh Học sinhđược trợ giúp, giám sát và khích lệ thường xuyên từ sự kết hợp của gia đình, nhàtrường và xã hội Từ đó góp phần hoàn thiện các phẩm chất, kỹ năng cho học sinh.Tại Hàn Quốc, là một trong những đất nước có nền giáo dục và kinh tế pháttriển nhất khu vực Nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam Năm 2009, bộ

KH - KT và GD Hàn Quốc đã cho xuất bản cuốn" Hoạt động trải nghiệm sáng tạo",

đã nói tới một trong những chương trình đổi mới của giáo dục Hàn Quốc là hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo Đó là các hoạt động nằm ngoài các hệ thống môn họcchính thức trong nhà trường Đó là hoạt động của các câu lạc bộ, các hoạt độngnhân đạo, tình nguyện và định hướng Các hoạt động này có liên kết chặt chẽ vớicác môn học trong nhà trường, nó có quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm hìnhthành các phẩm chất, năng lực, kỹ năng sống cần thiết cho học sinh trong xã hộihiện đại Các hoạt động này có tính thực tế cao, gắn bó với đời sống và cộng đồng.Ngoài ra các nước như Pháp, Canada, Nhật Bản, Singapore cũng có các hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo (mặc dù các nước có tên gọi khác) trong chương trìnhgiáo dục Các hoạt động này mang tính thực tiễn cao và đã góp phần hoàn thiện cácphẩm chất, năng lực, các kỹ năng cho học sinh

2.2.Ở Việt Nam

Nghị quyết số 29 - NQ/TW đã bàn về vấn đề " đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo", xác định những mục tiêu tổng quát của đổi mới nền giáo dục

nước ta là " Tiếp tục tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ và hiệu quả trong giáo

dục, đào tạo, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu nhân lực của xã hội đặt ra củng như giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy, khai

Trang 7

thác tốt nhất các tiềm năng của bản thân mỗi con người Góp phần hoàn thiện nhân cách, sống tốt và làm việc hiệu quả Dịch chuyển quá trình giáo dục từ việc chủ yếu trang bị kiến thức một cách thụ động sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học một cách chủ động hơn Lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục cần phải có sự chung tay góp sức của tất cả các thành phần, lực lượng trong toàn xã hội"

Trong giai đoạn hiện nay, đã có sự thay đổi về mục tiêu giáo dục đó là: pháttriển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Sản phẩm của giáo dục là nhữngcon người xã hội chủ nghĩa, có đầy đủ các phẩm chất đạo đức, năng lực cần thiếtnhư trung thực, có trách nhiệm, hoài bão, lý tưởng phục vụ cộng đồng, tổ quốc.Bên cạnh đó giáo dục còn phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo củamỗi cá nhân, làm chủ bản thân mình, có hiểu biết và các kĩ năng sống, làm việchiệu quả

Hoạt động trải nghiệm đã trở thành một trong các thành phần cơ bản củachương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 Nó cũng là một trong chínnội dung học tập cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông Tình hình đó đặt ravấn đề phải có một hệ thống nghiên cứu, phát triển năng lực thiết kế các chươngtrình hoạt động trải nghiệm cho giáo viên phổ thông

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các kỹ năng, phương pháp thiết kế dạy học trải

nghiệm và quá trình sử dụng trong dạy học trải nghiệm môn toán lớp 12 THPT

3.2.Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thiết kế và sử dụng một số hoạt động trải

nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 12 THPT

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong đề tài này chúng tôi kết hợp các phương pháp sau:

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Nghiên cứu các chương trình và dự thảo của bộ GD- ĐT về cách thức tổchức dạy học trải nghiệm nói riêng và dạy học nói chung

Trang 8

- Nghiên cứu những tài liệu lý luận về vấn đề dạy học trải nghiệm

- Nghiên cứu các nội dụng về lý luận dạy học môn toán ở trường phổ thông

- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên các sách tham khảo có liên quan

- Nghiên cứu ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động trải nghiệm

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Điều tra khả năng lĩnh hội và vận dụng kiến thức của học sinh trước và saukhi tổ chức thực nghiệm

- Quan sát giờ dạy để tìm hiểu thực tế dạy học theo hướng dạy học trải nghiệm

ở trường THPT

Phần II: NỘI DUNG

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

1.1 Hoạt động trải nghiệm

Là một loại hình hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức, có ý thức tự giácđược tổ chức bằng phương thức trải nghiệm nhằm góp phần phát triển kỹ năng vàhoàn thiện nhân cách của người học

Nội hàm của hoạt động trải nghiệm bao gồm và là sự kết hợp giữa các kháiniệm "Hoạt động" và "Trải nghiệm" Tuy nhiên không phải cứ có "Hoạt động, trảinghiệm" là có hoạt động trải nghiệm Mà ở đây chỉ có những hoạt động giáo dục cómục đích, có tổ chức nhằm hình thành phẩm chất và năng lực của người học, dànhcho đối tượng học sinh mới được gọi là hoạt động trải nghiệm

Đến nay có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về hoạt động trải nghiệm Theo

dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm

2015: "Hoạt động trải nghiệm bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình

thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị,

kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại Nội dung của hoạt động trải nghiệm được thiết kế theo tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở Hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian và thời gian, quy mô đối

Trang 9

tượng và số lượng để học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm và phát huy khả năng sáng tạo của mình"

Theo Bùi Ngọc Diệp (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) "hoạt động trải

nghiệm là một biểu hiện của hoạt động giáo dục đang tồn tại trong chương trình giáo dục hiện hành Hoạt động trải nghiệm mang tính xã hội, thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ cho và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục."

Tóm lại mặc dù được diễn đạt bằng những cách khác nhau nhưng các tác giảđều có các quan điểm chung là: "Hoạt động trải nghiệm là một loại hình hoạt độnggiáo dục tích cực, tự giác, có mục đích, được tổ chức theo phương thức tạo điềukiện cho học sinh tham gia trực tiếp vào các loại hình hoạt động và giao lưu, nhằmhình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảmgiá trị và kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiệnđại, nhằm mục đích tạo nhiều cơ hội để học sinh được tham gia trực tiếp vào cáchoạt động và phát huy khả năng sáng tạo ra cái mới có giá trị đối với bản thân và xãhội."

1.2 Cơ sở thực tiễn ( thực trạng của vấn đề nghiên cứu)

Trong những năm gần đây hầu hết GV đã nhận thức được việc cần phải đổimới phương pháp dạy học toán theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm,phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học toán.Nhiều phương pháp dạy học mới đã được giáo viên áp dụng trong quá trình giảngdạy như dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học dự án đã và đang manglại kết quả tốt, giúp học sinh tạo được hứng thú trong học tập toán qua đó lĩnh hộikiến thức một cách tốt hơn đồng thời cũng làm cho giáo viên cảm thấy hứng thúsay mê với nghề nghiệp Song bên cạnh đó thực trạng dạy và học toán ở trường phổ

Trang 10

thông còn nhiều bất cập Nhiều giáo viên đổi mới phương pháp dạy học toán nhưngchỉ mang tính chất đối phó chỉ mới dừng lại ở việc thay đổi phương pháp dạy họctruyền thống bằng cách sử dụng các câu hỏi mang tính tái hiện kiến thức, các câuhỏi nêu vấn đề nhưng chỉ mang tính lý thuyết mà không sát với thực tế Trong quátrình giảng dạy chúng ta chú ý nhiều đến việc truyền thụ khối lượng kiến thứcnhưng còn ít chú trọng đến cách dẫn dắt học sinh tìm hiểu khám phá và lĩnh hộikiến thức Kiến thức toán học còn hàn lâm nặng nề, không phù hợp với thực tiễn,dẫn đến học sinh đại đa số không có hứng thú nhiều với việc học toán Cụ thể tạitrường THPT việc áp dụng các hoạt động trải nghiệm vào dạy học môn toán nóichung và khối 12 nói riêng còn rất hạn chế Lý do khách qua là chưa có một tàiliệu, chương trình chính thống để giáo viên làm căn cứ dạy học Mặt khác để thiết

kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần sự chung tay của nhiều lực lượng trongngoài nhà trường Tốn thời gian, tiền bạc cho nên rất nhiều giáo viên không mặn

mà với phương pháp dạy học này

Từ thực trạng trên đặt ra một yêu cầu cho môn toán nói riêng và các bộ mônkhác nói chung phải có những biện pháp đổi mới nhằm phát huy những thế mạnhcủa bộ môn và khắc phục những hạn chế để nâng cao chất lượng bộ môn cũng nhưnâng cao chất lượng giáo dục Một trong số các biện pháp đổi mới đó là việc thiết

kế và sử dụng các hoạt động trải nghiệm Trong quá trình dạy học rất nhiều giáoviên tuy đã có ý thức đổi mới phương pháp nhưng thực tế chỉ dừng lại ở mặt lýthuyết, triển khai một cách qua loa, mang tính chất đối phó chưa đạt hiệu quả caotrong dạy học Vì vậy SKNN này hi vọng là một tài liệu tham khảo cho giáo viên

và học sinh trong việc thiết kế và sử dụng các hoạt động trải nghiệm nhằm gópphần nâng cao chất lượng dạy học

1.3 Nội dung của hoạt động trải nghiệm.

Nội dung của hoạt động trải nghiệm rất đa dạng và phong phú, mang tính tích hợp,tổng hợp nhiều kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học khác nhau, nhiều lĩnh vựchoạt động và giáo dục như: giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng

Trang 11

sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mỹ, an toàn giao thông, chấp hành pháp luật Nộidung của hoạt động trải nghiệm thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đápứng được các nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp học sinh vận dụng những hiểubiết của mình vào giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống một cách thuận lợi,

dễ dàng Theo Th.s Nguyễn Thị Hằng (Trường Đại học sư phạm Hà Nội), nội dungcủa hoạt động trải nghiệm thường thuộc các nhóm sau: Chính trị - xã hội , khoa học

kỹ thuật, văn hóa - nghệ thuật, vui chơi - giải trí, lao động công ích, thể dục thểthaovà định hướng nghề nghiệp

1.4 Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau rất phong phú

và đa dạng Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trải nghiệm

có thể diễn ra theo nhiêu hình thức khác nhau, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh củatừng trường, địa phương, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh Theo Th.S BùiNgọc Diệp(Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) có một số hình thức hoạt động trảinghiệm trong nhà trường phổ thông dưới đây: Hoạt động giao lưu, hoạt động câulạc bộ, tổ chức trò chơi, tổ chức các Hội thi / cuộc thi, tham quan, dã ngoại, tổ chứcdiễn đàn, sân khấu tương tác, tổ chức sự kiện, hoạt động chiến dịch và các hoạtđộng nhân đạo

1.5 Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông.

Hoạt động trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ củahọc sinh, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân,với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhântrong tập thể Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinhnghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo Điều đó đòi hỏi các hìnhthức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, linh hoạt, họcsinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính Theo các nhà nghiên cứu có một sốphương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cơ bản như sau: Phương pháp giải

Trang 12

quyết vấn đề, phương pháp sắm vai, phương pháp trò chơi và phương pháp làmviệc nhóm Tuy nhiên trong thực tế thiết kế và sử dụng các hoạt động trải nghiệmchúng ta phải kết hợp các phương pháp trên một cách hợp lý nhằm đem lại hiệuquả cao nhất trong dạy học.

1.5.1 Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm kết hợp trò chơi

Hoạt động nhóm là phương pháp tổ chức dạy học – giáo dục, ở đó, GV tổchức HS thành những nhóm nhỏ trong một phạm vi nhất định với định hướng tạo ra

sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm cũng như giữa các nhómkhác nhau Từ đó HS trong nhóm trao đổi, hợp tác, giúp đỡ và cùng nhau phối hợplàm việc để hoàn thành nhiệm vụ được phân công của nhóm Trong hoạt độngnhóm chúng ta có thể kết hợp với trò chơi một cách hợp lý thì việc học toán sẽ trởnên thú vị, tiết học sẽ sôi nổi hơn, giúp học sinh đam mê hơn với môn học

1.5.1.1 Mục đích dạy học hoạt động nhóm kết hợp trò chơi

- Học sinh có cơ hội tự mình vận dụng các kiến thức đã được học vào giảiquyết vấn đề đặt ra

- Học sinh có thể trình bày các ý tưởng và hướng giải quyết vấn đề của mình

- Học sinh có thể học hỏi kiến thức qua bạn bè và tự rút kinh nghiệm cho mình

- Giúp học sinh phát huy được vai trò chủ thể của mình Thúc đẩy tính tíchcực, tự giác, năng động, sáng tạo đồng thời phát huy được tinh thần trách nhiệmnhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng như quản lí, tổ chức, hợp tác, giảiquyết vấn đề,xây dựng tinh thần đoàn kết, đồng đội và học hỏi lẫn nhau

- Tạo cơ hội cho tất cả các học sinh trình bày ý kiến của mình ,giúp học sinhkhắc phục được tính nhút nhát, thiếu tự tin để hòa nhập tốt với lớp học, với xã hội

- Giúp học sinh có những giây phút vui vẻ, giải trí thông qua việc học toán

- Xử lý phản ứng nhanh nhạy trước những vấn đề nảy sinh

1.5.1.2 Nguyên tắc tổ chức hoạt động nhóm kết hợp trò chơi

Trang 13

Để nhóm được tổ chức hoạt động tốt và có hiệu quả cần tuân thủ các nguyêntắc sau đây:

- Giáo viên phải tạo ra nhiệm vụ phù hợp với khả năng làm việc và trình độnhận thức của học sinh đồng thời phải luôn kiểm tra giám sát các bước làm việccủa các nhóm nhằm hướng cho các nhóm giải quyết đúng vấn đề mà giáo viên đặt

ra cho mỗi nhóm

- Đặt ra mục tiêu chung cần giải quyết cho nhóm Để từ đó giải quyết cácvấn đề trọng tâm hơn đạt hiệu quả cao tránh nói chuyện những vấn đề không liênquan gây loãng chủ đề, thiếu tập trung

- Cần phải có người lãnh đạo nhóm và phân công công việc hợp lý cho từnghọc sinh trong nhóm Công việc bầu người lãnh đạo nhóm có thể do các thành viêncủa nhóm cử hoặc do giáo viên giảng dạy trực tiếp phân công

- Các học sinh trong nhóm phải được giao tiếp, trao đổi giải quyết vấn đềmột cách có trách nhiệm và hiệu quả, phải biết lắng nghe ý kiến của mọi người,tránh chỉ trích, tôn trọng năng lực và quan điểm và hành động của nhau để giảmthiểu xung đột nhằm đạt được hiệu quả cao nhất

- Tổ chức báo cáo và nhận xét tương tác giữa các nhóm một cách hợp lý khoa học

- Các câu hỏi trong trò chơi phải được thiết kế một cách hợp lý với độ khótăng dần

- Nên vận dụng được các câu hỏi thực tế vào trò chơi

- Có hình thức trao giải tặng quà làm hấp dẫn hơn cho trò chơi

1.5.1.3 Quy trình tổ chức hoạt động nhóm kết hợp trò chơi

Trong dạy học toán, khi sử dụng phương pháp dạy học này, thông thườnglớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người Tùy mục đích sư phạm vàyêu cầu kiến thức của bài học, các nhóm được phân chia có chủ định hoặc ngẫunhiên, được thay đổi hoặc duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc từng phần của tiếthọc, hoặc theo từng hoạt động, các nhóm được giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi

Trang 14

nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một nội dung, chủ đề bàihọc Vị trí sắp xếp các nhóm hợp lý để tạo điều kiện cho các đội có thể chủ độngquan sát câu hỏi từ ban giám khảo hoặc đội bạn.

Quy trình một hoạt động nhóm kết hợp trò chơi trong dạy học toán có thể cócác bước như sau:

Bước 1 Giáo viên làm việc chung với cả lớp

Giáo viên giới thiệu mục tiêu, nội dung, chủ đề thảo luận của bài học nêu vấn

đề, xác định nhiệm vụ cần giải quyết trong bài học các yêu cầu kiến thức, kỹ năngcần đạt được

Tổ chức phân chia nhóm, thông thường giáo viên để tiết kiệm thời gian nêntrực tiếp chia nhóm, thông qua thể lệ, quy tắc trò chơi, quy định thời gian hoànthành nhiệm vụ và phân công vị trí làm việc cho các nhóm Trong một số trườnghợp câu hỏi giáo viên hướng dẫn, làm dễ yêu cầu của nhiệm vụ tùy theo từng lớphọc, trình độ của học sinh Giáo viên phải quan sát, đảm bảo trật tự, kịp thời giảiđáp hoặc hướng dẫn các vấn đề khó cho học sinh hoặc củng có thể yêu cầu học sinh giải thích rõ hơn câu trả lời của mình

Bước 2 Học sinh tổ chức làm việc theo nhóm kết hợp trò chơi

Sau khi giáo viên đã phân nhóm và bàn giao nhiệm vụ Các nhóm có thểthực hiện theo các bước sau đây

- Lên kế hoạch làm việc trong nhóm

- Thống nhất cách thức hoạt động để trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra một cáchnhanh và chính xác nhất

- Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, mỗi cá nhân có thểlàm việc độc lập hoặc cùng làm việc chung để giải quyết vấn đề đặt ra

- Các thành viên của nhóm thảo luận, trao đổi ý kiến, đi đến thống nhấtphương án để trả lời câu hỏi

Cuối cùng các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi

Trang 15

Tóm lại khi học sinh tham gia vào các trò chơi Các em cần nắm chắc thể lệtrò chơi để tuân thủ thực hiện một cách nghiêm ngặt và đúng quy tắc Mỗi thànhviên phải có tinh thần trách nhiệm và ý thức cao khi tham gia các trò chơi mangtính chất tập thể.

Bước 3 Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

- Giáo viên cho ban trọng tài tổng hợp hoặc chính mình tổng hợp lại kết quảthu được sau một quá trình chơi của các nhóm, công bố điểm, đội thắng cuộc, xếphạng thứ tự giữa các đội

- Các nhóm quan sát, lắng nghe, bình luận, chất vấn và bổ sung ý kiến

Cuối cùng giáo viên tổng kết và nhận xét về kết quả, nội dung mà các nhóm

đã hoàn thành, cho điểm hoặc khen thưởng cho các nhóm có thành tích tốt Chuẩn

bị cho bài học tiếp theo

Chương II: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI

NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 12 2.1 Thiết kế bài học theo phương pháp tổ chức hoạt động nhóm kết hợp trò chơi

Dạy chủ đề : Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số

Giúp HS thành thạo các kĩ năng

- Làm được các dạng toán trong chương thông qua các bài tập trắc nghiệm

- Sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi vào giải toán

3 Thái độ.

Trang 16

- Tích cực hoạt động, tinh thần hợp tác, rèn luyện đức tính nghiêm túc khoa

học

- Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, logic, tinh thần hợp tác, phản biện

II CHUẨN BỊ.

1 Giáo viên.

- Giáo án và đồ dùng dạy học máy tính, máy chiếu, bảng ô chữ, giáo án

- Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm, nội dung trò chơi, máy tính bỏ túi

- Phần thưởng, dự kiến phân nhóm chơi

2 Học sinh

- Nắm lại các kiến thức trong chương

- Sách giáo khoa, máy tính bỏ túi, giấy nháp

- Trang trí lớp, chuẩn bị sắp xếp bàn ghế cho các đội chơi

- Bảng trả lời (gồm 4 bảng ghi chử cái A,B,C,D)

III PHƯƠNG PHÁP.

- Hoạt động nhóm kết hợp trò chơi đàm thoại, vấn đáp, hợp tác.

IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Giáo viên vào lớp -.Ổn định lớp (5 phút)

HĐ 1:

- Giáo viên nêu mục tiêu kiến thức, các kỹ năng cần đạt của tiết học

- Giáo viên nhắc lại kiến thức bổ trợ cho tiết học

HĐ 2: Giáo viên và học sinh tiến hành các chuẩn bị cho hoạt động nhóm kết hợp

trò chơi

- Giáo viên chia học sinh thành 4 đội chơi (4 em một nhóm) Cử 2 em làm trọng tài Số còn lại làm khán giả cổ vũ cho các đội chơi

- Yêu cầu học sinh đặt tên nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, báo cáo viên

- Giáo viên thông qua thể lệ trò chơi Các nhóm sẳn sàng

HĐ 3: Giáo viên tổ chức trò chơi (35 phút)

Vòng 1: Khởi động (dự kiến 10 phút)

Trang 17

- Có 4 gói câu hỏi, mỗi gói 5 câu, các nhóm tổ chức bốc thăm gói câu hỏi vàtrả lời

- Thời gian tối đa cho việc hoàn thành các câu trả lời của các nhóm là 7 phút

- Giáo viên trình chiếu và đọc câu hỏi, lần lượt từng nhóm sẽ thảo luận vànêu đáp án Trọng tài thống kê số đáp án đúng từng nhóm (Mỗi câu trả lời đúngđược 10 điểm, sai các nhóm khác có thể trả lời Trả lời đúng được 10 điểm, sai trừ

5 điểm , số lần trả lời 1 câu hỏi không vượt quá 3 lần)

- Giáo viên giải thích, đưa ra kết quả đúng của các đáp án sai của các nhóm,nêu kết quả điểm vòng 1

BỘ CÂU HỎI PHẦN KHỞI ĐỘNG

(Mỗi đội chơi bốc thăm chọn một bộ câu hỏi)

BỘ CÂU HỎI SỐ 1 Câu 1 Hàm số

1

2 3 4 3

x y x

Ngày đăng: 28/03/2019, 13:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Hoạt động trải nghiệmsáng tạo của học sinh phổ thông, kỷ yếu hội thảo trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động trải nghiệmsáng tạo của học sinhphổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chứccác hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2015
6. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệmsáng tạo trong nhà trường phổ thông (Tạp chí Khoa học giáo dục) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệmsáng tạotrong nhà trường phổ thông
Tác giả: Bùi Ngọc Diệp
Năm: 2015
7. Bùi Thị Hường (2010), Giáo trình Phương pháp dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông theo định hướng tích cực, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp dạy học môn Toán ở trườngTrung học phổ thông theo định hướng tích cực
Tác giả: Bùi Thị Hường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
8. Nguyễn Thị Hằng (2015), Nghiên cứu phát triển năng lực thiết kế chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên phổ thông, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển năng lực thiết kế chương trìnhhoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2015
9. Nguyễn Thị Trâm, Trải nghiệm sáng tạo - hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, báo Giáo dục và thời đại( nguồn internet - http//education.vnu.edu.vn/tin-tuc/trai-nghiem-sang-tao-hoat-dong-quan-trong-trong-chuong-trinh-gd-pho-thong-moi) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trải nghiệm sáng tạo - hoạt động quan trọng trong chươngtrình giáo dục phổ thông mới, báo Giáo dục và thời đại
10. Nguyễn Thị Liên (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệmsáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động trải nghiệmsáng tạo trong nhàtrường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Liên
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
11. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: Nxb Đại học Sưphạm
Năm: 2015
12. Sách giáo khoa Giải tích 12 (2010). Đoàn Quỳnh ( Tổng chủ biên) - Nguyễn Huy Đoan ( chủ biên) - Trần Phương Dung - Nguyễn Xuân Liêm - Đặng Hùng Thắng, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Giải tích 12
Tác giả: Sách giáo khoa Giải tích 12
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
14. Sách giáo viên Giải tích 12 (2010). Đoàn Quỳnh ( Tổng chủ biên) - Nguyễn Huy Đoan ( chủ biên) - Trần Phương Dung - Nguyễn Xuân Liêm - Đặng Hùng Thắng, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Giải tích 12
Tác giả: Sách giáo viên Giải tích 12
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w