+ Theo dõi và giám sátII, Thực trạng : Mặt đạt được: - Công tác cải cách hành chính được quan tâm đẩy mạnh, đạt được một số kết quả tích cực - Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các ngàn
Trang 1CÂU 1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRÌNH TỰ LẬP VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG.?
I, Một số khái niệm:
- Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về công việc dự định sẽ làm trong một khoảng thời gian nhất định với mục tiêu, cách thứ, trình tự, thời hạn tiến hành ( theo từ điển Tiếng Việt _ Viện Ngôn Ngữ học_ NXB Đà Nẵng năm 2005)
- Kế hoạch là sự thể hiện về nhữngmục tiêu, kết quảmong đợi cũng như cách thực hiện 1 hoạt động trong tương lai ( Theo giáo trình HVCT quốc gia HCM năm 2014)
- Kế hoạch phát triển KT-XH ở cơ sở là một công cụ quản lý kinh tế của NN theo mục tiêu, nó được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KT-XH phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở địa phương, đồng thời đưa
ra những giải pháp cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất
- Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là quy trình xây dựng một kế hoạch tổng thể, nó bao trùm và kết hợp tất cả các mặt hoạt động của địa phương
Quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH:
+ Bước 1: Nhận thức cơ hội
+ Bước 2: Xác lập mục tiêu
+ Bước 3: Kế thừa các tiền đề
+ Bước 4: Xây dựng các phương án
+ Bước 5: Đánh giá các phương án
+ Bước 6: Lựa chọn các phương án
+ Bước 7: Xây dựng các kế hoạch bổ trợ
+ Bước 8: Lượng hóa kế hoạch dưới dạng ngân quỹ
Triển khai thực hiện kế hoạch:
+ Phổ biến kế hoạch
+ Tổ chức thực hiện
Trang 2+ Theo dõi và giám sát
II, Thực trạng :
Mặt đạt được:
- Công tác cải cách hành chính được quan tâm đẩy mạnh, đạt được một số kết quả tích cực
- Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
- chủ động đề ra các kế hoạch, giải pháp kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc
Mặt hạn chế:
- Công tác tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức trong việc chấp hành luật lệ giao thông còn hạn chế
- Công tác lập và điều chỉnh quy hoạch vẫn còn chậm so với tiến độ đề ra
CÂU 2 ANH CHỊ HÃY PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA VIỆC LÂP KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG.
I, khái niệm:
- Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về công việc dự định sẽ làm trong 1 khoản thời gian nhất định với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời gian, thời hạn tiến hành
- Kế hoạch phát triển KT-XH ở cơ sở là một công cụ quản lý kinh tế của NN theo mục tiêu, nó được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KT-XH phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở địa phương, đồng thời đưa
ra những giải pháp cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất
Căn cứ lập kế hoạch:
+ Căn cứ chức năng, quyền hạn, khả năng và nguồn lực của chính quyền cơ sở + Căn cứ tình hình thực tế và kết quả dự báo phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở + Căn cứ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch của cấp trên và định hướng kế hoạch của cấp ủy đảng ở cơ sở
Trang 3II, Ý nghĩa cảu việc lập kế hoạch:
Bản kế hoạch được xây dựng có tính sát thực và khả thi cao bởi khi có sự tham gia của người dân ở các ấp, phường, thị trấn và các phòng, ban của xã thì việc đánh giá tình hình tồn tại, hạn chế và nguyên nhân được sát thực hơn Từ đó đề xuất các hoạt động cho bản kế hoạch của xã gắn với điều kiện cụ thể của địa phương, với mong muốn của người dân Lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, ngoài việc tăng cường tính dân chủ trong công tác quản lý còn khai thác phát huy được nguồn lực trong dân tham gia vào các hoạt động phát triển chung cộng đồng Trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn quan điểm Nhà nước
và nhân dân cùng làm là rất cần thiết
CÂU 3 ANH, CHỊ HÃY NHẬN XÉT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA Ở CƠ SỞ? ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC NÀY.
I) Khái niệm:
- QLNN về VH là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh của các cơ quan QLNN có thẩm quyền bằng các phương pháp và công cụ phù hợp đối với các hoạt động VH trong đời sống XH nhằm xây dựng và phát triển nền VH VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Nội dung quản lý hoạt động VH cơ sở:
+ Chỉ đạo tổ chức và vận động nhân dân xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống VH
+ Tổ chức quản lý các hoạt động thông tin, tuyên truyền và cổ động
+ Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
+ Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử VH
+ Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện các thiết chế VH ở cơ sở
+ Quản lý các hoạt động dịch vụ VH
II) Thực trạng QLNN về VH ở cơ sở: (???)
Trang 4-Quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động VH – thể thao như: Khu liên hiệp VH – Thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng, Câu lạc bộ thể dục – thể thao Tây Thạnh, Nhà thiếu nhi quận Trên địa bàn quận Tân Phú có 268 câu lạc bộ và tụ điểm sinh hoạt VH, thu hút trên 26% dân số tham gia thường xuyên
-Hoạt động VH, văn nghệ từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt VH của người dân Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống VH” đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân Đến nay toàn quận có 11/11 phường được ghi nhận phường Văn minh đô thị, trong đó có 10/11 phường được công nhận Cuối năm 2014, có 229/231 đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị VH”; 14/14 đơn vị đạt chuẩn “Doanh nghiệp VH”; 24/24 đơn vị đạt chuẩn “Chung cư, nhà tập thể VH”; 12/12 đơn vị đạt chuẩn “Cơ sở, nhà hàg tổ chức tiệc cưới VH”; 34/35 đơn vị đạt chuẩn “Điểm sáng VH”’ 66/68 khu phố được ghi nhận khu phố đạt chuẩn “Khu phố VH”; 94,24% hộ đạt chuẩn “Gia đình VH”
-Công tác QLNN về VH có những chuyển biến tích cực; việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, truyền thống cách mạng được quan tâm thực hiện Trên địa bàn quận có 24 di tích lịch sử, trong đó có địa đạo Phú Thọ Hòa là di tích lịch sử cấp quốc gia Quận xác định việc sửa chữa, nâng cấp di tích này là một trong những công trình trọng điểm gồm 3 giai đoạn với tổng kinh phí khoảng 6 tỷ đồng Đến nay quận đã hoàn thành giai đoạn 2
*Giải pháp:
- Phát huy VH theo hướng tiên tiến, văn minh, hiện đại, gìn giữ và phát huy bản sắc VH
và các giá trị tinh thần của dân tộc; kết hợp hài hòa giữa phát triển KT với phát triển VH Nâng cao tính VH trong hoạt động KT, chính trị, XH và sinh hoạt của Nhân dân
- Nâng cao chất lượng hoạt động VH, văn nghệ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ VH của Nhân dân, nhất là người lao động nghèo; chú trọng phát huy VH các dân tộc thiểu số trên địa bàn
- Tập trung công tác quy hoạch, quản lý và tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở dịch
vụ và các hoạt động VH trên địa bàn Tập trung nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống VH Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế VH nhằm nâng cao đời sống VH cho Nhân dân
Trang 5CÂU 4 ANH, CHỊ HÃY ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GÓP PHẦN THỰC HIỆN TỐT PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ”.
I, Khái niệm:
- Văn hóa là tổng thể các giá trị về vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lao động tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc
- Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,
ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá
- UNESCO: Văn hoá hôm nay có thể coi là một tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những phong tục và những tín ngưỡng
Các phong trào cụ thể gồm:
+ xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến
+ Xây dựng gia đình văn hóa
+ Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư
+ xây lăng, bản, ấp, khu phố văn hóa
+ xây dựng công sở, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang,… có nếp sống văn hóa
+ toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại
+ Đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sang tạo
II, Giải pháp để góp phần thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào
Trang 6- Phát triển mạng lưới phát thanh truyền hình đến tận gia đình nhân dân, giúp đỡ các hoạt động văn hoá nghệ thuật quần chúng
- Thực hiện chính sách xã hội hoá các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá, như: + Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội tham gia hoạt động xây dựng đời sống văn hoá
+ Hình thành các câu lạc bộ
+ Có chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà sản xuất, sáng tạo, các vănnghệ sĩ sáng tác và hoạt động phục vụ đời sống văn hoá của nhân dân
+ Có chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, về vay vốn cho các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá
+ Có chính sách khen thưởng các tập thể, cá nhân hoạt động tích cực phục vụ đời sống văn hoá
CÂU 5 CÓ Ý KIẾN CHO RẰNG: “DỰ TOÁN NGÂN SÁCH HÀNG NĂM LÀ ĐẠO LUẬT THƯỜNG NIÊN” THEO ANH (CHỊ), Ý KIẾN NÀY ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
I, Khái niệm:
- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của NN được dự toán và thực hiện trong 1 khoản thời gian nhất định do cơ quan NN có thẩm quyền ( Quốc hội ) quyết định để đảm bảo thực hiện cấc chức năng , nhiệm vụ của NN ( theo luật Ngân sách Nhà nước 2002)
II, Dự toán ngân sách hằng năm là đạo luật thường niên:
Luật NSNN là một đạo luật được ban hành bởi cơ quan quyền lực NN cao nhất là
QH thông qua một trình tự thủ tục nhất định, có giá trị bắt buộc trong phạm vi toàn quốc
NSNN có thời hạn hiệu lực trong vòng một năm, năm sau sẽ là một NSNN khác được thông qua và áp dụng Chính vì NSNN có hiệu lực trong thời gian một năm
và do chính QH, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam quyết định nên NSNN còn có tên gọi là Đạo luật ngân sách thường niên
Trang 7(Giải thích thêm:
- PL khác luật là: PL = luật + VB dưới luật
- Bộ luật khác luật: Lĩnh vực điều chỉnh bao gồm nhiều vấn đề khác nhau mang tính độc lập nhau nhưng liên quan nhau, luật điều chỉnh vấn đề cụ thể.
- Đạo luật: là văn bản do QH thông qua với quá 1/2).
CÂU 6 TẠI SAO PHẢI CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG? ĐIỀU KIỆN VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH?
I, Giấy phép xây dựng:
- Khái niệm: giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình ( theo khoản 17 điều 3, luật xây dựng 2014) Giấy phép xây dựng bao gồm có thời hạn
và theo giai đoạn:
+ Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng ( theo khoản 18 điều 3, luật xây dựng 2014)
+ Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong ( theo khoản 19 điều 3, luật xây dựng 2014)
Từ khái niệm về giấy phép xây dựng, khi cần xây mới , sửa chữa, cải tạo, di dời các công trình, phải đảm bảo có giấy phép xây dựng tương ứng với công trình mới được phép khởi công
II, Điều kiện và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành:
a) Điều kiện cấp giấy phép xây dựng: gồm 5 điều kiện ( theo điều 91, Luật xây dựng năm 2014)
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
- Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật
Trang 8- Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm diinh95, phê duyệt;
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép
b) Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành: ( theo điều 103, Luật xây dựng 2014)
- Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt;
- UBND cấp tỉnh cấp giấy phép đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị;công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam UBND cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng theo chức năng, phạm vi quản lý;
- UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng do Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh cấp phép
CÂU 7 CHỦ THỂ NÀO CÓ THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH?
- Theo điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP:
1 Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng
Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
Trang 9đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp
2 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã)
có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch; c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
b) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của
Ủy ban nhân dân cấp xã
3 Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền
thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b
và c Khoản 1 Điều này Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện
4 Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm
a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng)
Trang 10CÂU 8 PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ? VIỆC CẤP BỔ SUNG NGÂN SÁCH ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO? TẠI SAO PHẢI QUY ĐỊNH CHỈ CẤP BỔ SUNG NGÂN SÁCH TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐÓ?
I, Khái niệm:
- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của NN được dự toán và thực hiện trong 1 khoản thời gian nhất định do cơ quan NN có thẩm quyền ( Quốc hội ) quyết định để đảm bảo thực hiện cấc chức năng , nhiệm vụ của NN ( theo luật Ngân sách Nhà nước 2002)
* Nguyên tắc quản lý ngân sách xã
1 Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân
xã quyết định và giám sát
2 Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước
theo quy định của Luật ngân sách nhà nước
3 Các khoản thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán, quyết toán theo mục
lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước
Ban Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước áp dụng đối với cấp xã và chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo
kế toán và quyết toán theo quy định Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu chi quỹ ngân sách xã theo quy định
4 Ngân sách xã phải được công khai theo quy định của Luật ngân sách nhà nước
và các văn bản hướng dẫn
1 Công khai dự toán ngân sách a) Đối với đơn vị dự toán ngân sách cấp trên
- Công khai dự toán thu - chi ngân sách nhà nước, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có) được cấp có thẩm quyền giao; nguồn kinh phí khác và phân
bổ cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc (trong đó có dự toán của đơn vị mình trực tiếp sử dụng), các đơn vị được ủy quyền (phần kinh phí ủy quyền – nếu có)