1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã thanh vân huyện quản bạ tỉnh hà giang

74 142 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Để nông nghiệp Việt Nam ngày một phát triển, có khả năng cạnh tranhvới hàng hóa các nước thì yêu cầu đặt ra là người dân phải có kiến thức về sảnxuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, nắm đ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát Triển Nông Thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng

Chuyên ngành : Phát Triển Nông Thôn

Khoa : Kinh tế và PTNT

Lớp : N01k46 PTNT

Khóa học : 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Trần Việt Dũng

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Th.s Trần Việt Dũng

-giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập Thầy đã chỉ bảo và hướngdẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹnăng khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai sót của mình, để em hoànthành báo cáo thực tập tốt nghiệp và đạt kết quả tốt nhất

Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban nhân dân xã Thanhvân , các phòng ban, cán bộ, công chức xã Thanh vân đã nhiệt tình giúp đỡ

em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ bài báo cáo Đặcbiệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chú Giàng Mí Mua - Chủ tịch xã và anhĐặng Kiên Trung - Cán bộ nông nghiệp xã đã giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảotận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập, đó lànhững kiến thức vô cùng hữu ích cho em sau khi ra trường

Do kiến thức của em còn hạn hẹp nên bài khóa luận này không tránhkhỏi những thiếu sót, hạn chế trong cách hiểu biết, lỗi trình bày Em rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận tốtnghiệp của em đạt kết quả tốt hơn

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Nông Thị Thuận

Trang 4

ii

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thanh Vân năm 2016 23

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Thanh Vân năm 2017 26

Bảng 3.3: Thực trạng đội ngũ cán bộ xã Thanh Vân năm 2017 27

Bảng 3.4: một số cây trồng chính của xã qua 3 năm (2015 - 2017) 28

Bảng 3.5: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm (2015 - 2017) 30

Bảng 3.6 : Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm năm 2016 31

Bảng 3.7: Rà soát, đánh giá 19 tiêu chí xây dựng NTM của xã Thah Vân năm 2017 35

Trang 6

9 CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Trang 7

4

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập 1

1.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.2.1 Vê chuyên môn nghiêp vu 3

1.2.2 Vê thai đô, kỹ năng làm việc 3

1.2.3 Vê ky năng sông 4

1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện 4

1.3.1 Nội dung thực tập 4

1.3.2 Phương pháp thực hiện 4

1.4 Thời gian và địa điểm thực tập 5

1.4.1 Thời gian thực tập 5

1.4.2 Địa điểm thực tập 5

Phần 2 TỔNG QUAN 6

2.1 Cơ sở lý luận 6

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập 6

2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 11

2.2 Cơ sở thực tiễn 12

2.2.1 Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội 12

2.2.2 Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp một số tỉnh tiêu biểu ở Việt Nam 14

2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương 19

Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 21

3.1 Khái quát về cơ sở thực tập 21

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 26

1.1.3 Những thành tựu đạt được của UBND xã Thanh Vân 34

Trang 9

3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập 36

3.2 Kết quả thực tập 38

3.2.1 Tóm tắt kết quả thực tập 38

3.2.2 Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 45 3.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 49

3.2.4 Đề xuất giải pháp 53

PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

4.1 Kết luận 56

4.2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC

Trang 10

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấpnhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn củanền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho pháttriển đất nước Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nông nghiệp đóng vaitrò lớn trong phát triển kinh tế Hầu hết các nước đều dựa vào sản xuất nôngnghiệp để tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dântộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế phát triển

Để nông nghiệp Việt Nam ngày một phát triển, có khả năng cạnh tranhvới hàng hóa các nước thì yêu cầu đặt ra là người dân phải có kiến thức về sảnxuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, nắm được yêu cầu và quy trình sản xuấtđạt tiêu chuẩn, thông tin thị trường… Một trong những kênh thông tin giúpngười dân có được những điều đó là hệ thống các cán bộ nông nghiệp Khôngchỉ là bạn của riêng nhà nông, cán bộ nông nghiệp (CBNN) còn góp phần làngười tư vấn, giúp đỡ cho nhu cầu cơ bản mà vô cùng quan trọng trong cuộcsống của tất cả mọi người là lương thực, thực phẩm Chinh phục khoa học vàtrực tiếp đưa những thành quả đó vào cuộc sống, vào từng vụ mùa, vào từngbữa ăn hàng ngày của mọi người đó là niềm kiêu hãnh của cán bộ kỹ thuậtnông nghiệp Một ý tưởng đột phá trong nghề, một nghiên cứu ứng dụng hoànhảo cho phù hợp nhất với khí hậu Việt Nam có thể đem đến tương lai khởi sắccho người nông dân, nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các cán bộnông nghiệp chính là góp phần cho sự phát triển thêm bền vững của nền nôngnghiệp nước nhà

Trang 11

Cán bộ phụ trách nông nghiệp (CBPTNN) đóng vai trò quan trọngvào quá trình đào tạo rèn luyện tay nghề cho nông dân, tư vấn giúp nôngdân nắm bắt được các chủ trương, chính sách về nông, lâm nghiệp củaĐảng và Nhà nước mang lại nhiều kiến thức và kỹ thuật, thông tin về thịtrường để thúc đẩy sản xuất cải thiện, đời sống, góp phần xây dựng và pháttriển nông thôn mới (NTM)

Nhận thức vai trò quan trọng của CBNN, chính phủ đã ban hành một sốnghị định như: Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý Nhà nước củaUBND xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn Để các tổ chức chuyênngành thuộc Sở Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn có cơ sở tuyển chọn,hợp đồng hoặc điều động, hướng dẫn hoạt động đối với đội ngũ cán bộ, nhânviên chuyên môn, kỹ thuật về công tác trên địa bàn xã

Thanh Vân là một xã thuần nông với sản xuất nông nghiệp đóng vai tròchủ đạo, chủ yếu bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp , tuy nhiêntrong những năm gần đây giá trị sản xuất trong ngành nông nghiệp còn rấtthấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của xã Một phần là do giá cả củasản phẩm nông nghiệp có xu hướng giảm nhiều do sản phẩm nhập từ TrungQuốc tràn về và một lý do nữa là do bà con nông dân còn chưa thay đổi được

tư duy mà vẫn làm nông nghiệp theo kinh nghiệm là chính, chưa làm theohướng dẫn về quy trình, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc của CBNN…Đây làmột trong những khó khăn cho xã, xong cũng tạo nên một vấn đề đó là CBNNkhông muốn nâng cao chuyên môn và cống hiến, điều này cho thấy CBNNcủa xã hiện nay chưa phát huy hết vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển

Trang 12

KT-XH của địa phương Xuất phát từ lý do này em tiến hành thực hiện đề tài:

“Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”.

1.2 Mục tiêu cụ thê

1.2.1 Vê chuyên môn nghiêp vu

- Tìm hiểu khái quát vai trò , chưc năng , nhiêm vu cua cán bộ nôngnghiệp xã (CBNNX)

- Nắm vững kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành về kinh tế nông nghiệp (KTNN)

- Nắm được vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và từngcán bộ trong cơ quan

- Không ngừng học tập trau dồi thêm kiến thức để nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của CBNN tạiUBND xã

1.2.2 Vê thai đô, kỹ năng làm việc

- Tuân thủ quy chế của cơ quan thực tập

- Năng động, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cao trong công việc

- Có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm việc theo kế hoạch

đã được quy định trong thời gian thực tập

- Sẵn sàng tham gia các chương trình, đề tài, dự án đang triển khai tạiđịa phương nhằm bổ trợ thêm kiến thức về chuyên ngành KTNN

- Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập

- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đếnnơi đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công

- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn

bị số liệu để viết báo cáo thực tập

Trang 13

- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập

- Không tự ý nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập

1.2.3 Vê kỹ năng sống

- Giữ mối quan hệ tốt và nghiêm túc với tất cả cán bộ tại đơn vị thực tập

- Giao tiếp, ứng xử trung thực, lịch sự, nhã nhặn, luôn giữ thái độkhiêm nhường và cầu thị

1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện

- Ngoài ra, thường xuyên trao đổi công việc với các lãnh đạo UBND xã

để hiểu thêm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của xã và nhữngkinh nghiệm trong công tác

- Tìm hiểu và đánh giá chung về những hoạt động do CBNN phụ tráchtrong thời gian qua

1.3.2 Phương pháp thực hiện

Tìm hiểu thông tin qua các tài liệu thứ cấp

- Các thông tin được thu thập thông qua các văn bản, chỉ thị, nghịquyết liên quan đến vấn đề khuyến nông (nông nghiệp), các tài liệu thống

kê, báo cáo tổng kết của văn phòng UBND xã Thanh Vân, các số liệu thứcấp được thu thập bao gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Trang 14

Phương phapnghiên cứu thực tiễn

Khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến quá trình công táccủa CBNNX Từ đó thu thập thông tin tổng hợp đưa ra các ý tưởng nghiêncứu và đề xuất sáng tạo

Phương pháp quan sát

Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lý công việc củacác cán bộ

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xemxét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra nhữngkết luận bổ ích cho nghiên cứu và thực tiễn

Từ việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình, tìm hiểu các nguồn thông tin,tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm làm việc của các cán bộ tại cơ sở thựctập để tiến hành thực hiện các công việc

Phương pháp ghi chép

Khi đi giải quyết những công việc cùng CBNNX tiến hành ghi chép lạinhững sự việc, những vấn đề quan trọng đồng thời ghi chép lại những lưu ýtrong việc xử lý công việc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thântrong những công việc tiếp theo

Phương phap tổng hợp và xử lý số liệu

Dùng word và excel đê tông hơp lai cac sô liêu va viêt bao cao cho

Trang 15

6

Trang 16

2.1 Cơ sở lý luận

Phần 2 TỔNG QUAN

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập

Khái niệm nông thôn

Khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định theo Thông tư số54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị

các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".

Khái niệm nông dân

Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sảnxuất nông nghiệp Nông dân chủ yếu sống bằng ruộng vườn, sau đó đếnngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai Người nông dân lao độngnặng nhọc nhưng hiệu quả công việc và năng suất lao động lại thấp

Khái niệm về cán bộ, cán bộ phụ trách nông nghiệp

- Cán bộ, công chức là 2 phạm trù khác nhau Theo điều 4 luật cán bộcông chức 2008:

+ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước (NN), tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách NN

+ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, NN,

tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,

Trang 17

đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân

mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, NN, tổchức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách NN; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từquỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

- Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđồng nhân dân, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chứcchính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụnggiữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách NN

- CBPTNN là những người làm công tác nhiệm vụ chuyên môn trong

một cơ quan hay một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các ngành kỹthuật trong nông nghiệp

- CBNN cấp xã là người trực tiếp chỉ đạo hay trực tiếp làm công táctrong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã Đây là người trực tiếp tiếpcận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai các hoạt động nôngnghiệp của nông dân

Ở đây CBPTNN xã chia là 2 loại: cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộchuyên môn nông nghiệp xã (địa chính xã, cán bộ khuyến nông xã, cán bộ thú

y xã)

Hội đồng nhân dân cấp xã

Là cơ quan quyền lực NN ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyệnvọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịutrách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan NN cấp trên

Trang 18

Ủy ban nhân dân cấp xã

Do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu là cơ quan chấp hành của hộiđồng nhân dân (HĐND), cơ quan hành chính NN ở địa phương, chịu tráchnhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan NN cấp trên

Cán bộ

Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, NN, tổchức chính trị - xã hội (CT-XH) ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách NN

sự nghiệp công lập

Vai trò của cán bộ nông nghiệp

- CBNNX phải có trách nhiệm cung cấp thông tin để giúp người dânhiểu biết được và đưa ra quyết định một cách cụ thể (ví dụ một cách làm ănmới hay gieo trồng một loại giống mới) Khi nông dân quyết định làm theoCBNNX chuyển giao kiến thức kinh nghiệm cần thiết để họ áp dụng thànhcông cách làm đó

- CBNNX phải biết giúp người nông dân phát triển sản xuất trên nhữngđiều kiện, nguồn lực có sẵn của họ Muốn vậy CBNNX phải thường xuyên hỗ

Trang 19

trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến của họ đểchủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Một CBNNX thực sự sẽ thể hiện những vai trò đối với nông dân ở 12mặt sau:

Hình 2.1: Vai trò của CBNN đối với nông dân

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của CBNNX

+ Cung cấp kiến thức khoa học kĩ thuật (KHKT) và huấn luyện nôngdân, biến những kiến thức, kỹ năng đó thành những kết quả cụ thể trong sảnxuất đời sống

Thúc đẩy các ý tưởng, sáng kiến mới trong sản xuất, tư vấn và hỗ trợgiúp nông dân thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến đó

- Truyền thông: Tìm kiếm, xử lý lựa chọn các thông tin cần thiết, phùhợp từ nhiều nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân, giúp họ cùng nhauchia sẻ và học tập

Trang 20

- Hỗ trợ nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn: gặp gỡ, trao đổi vớinông dân giúp họ phát hiện nhận biết và phân tích được các vấn đề khó khăntrong sản xuất và đời sống, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp.

- Hỗ trợ nông dân, cộng đồng thành lập các tổ chức của nông dân như

tổ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thúc đẩy sản xuất pháttriển, nâng cao thu nhập cho nông dân

- Xây dựng, giám sát đánh giá hoạt động nông nghiệp: phối hợp vớichính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể triển khai các hoạt động nôngnghiệp; theo dõi, giám sát tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết rútkinh nghiệp, đánh giá kết quả và hiệu quả các hoạt động nông nghiệp, từ đókhuyến cáo phát triển, nhân rộng ra sản xuất Trong quá trình thực hiện,CBNNX cần khuyến khích người dân tham gia một cách chủ động, tựnguyện, các hoạt động nông nghiệp cần được cộng đồng hưởng ứng, ủng hộ

và làm theo, phát huy tinh thần dân chủ cơ sở

- Đưa những chương trình dự án phát triển nông nghiệp về với ngườidân (chương trình hỗ trợ giá mua máy sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ giống,phân bón…)

- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ

về trồng trọt, bảo vệ thực vật

- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển cây trồng hàng năm, hướngdẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về trồngtrọt, bảo vệ thực vật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nôngnghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình sản xuất trồng trọt, dịchbệnh cây trồng và công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng trên địa bàn

Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, CBNNX thường phải tham giacác nhiệm vụ khác như chỉ đạo sản xuất, phòng chống các dịch bệnh trên câytrồng,

Trang 21

vật nuôi, theo dõi, thống kê tình hình sản xuất tại địa phương Do đó côngviệc của một CBNNX là khá nặng nề vất vả, đòi hỏi phải có sự cố gắng cũng

như “lòng yêu nghề” mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

* Nhiệm vụ cụ thể của CBNNX

- Tham gia chỉ đạo sản xuất cho các xóm

- Thường xuyên thăm đồng ruộng, nắm bắt được tình hình sâu bệnh

- Phòng chống các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, theo dõi

- Thống kê tình hình sản xuất tại địa phương, báo cáo cho cấp trên

- Luôn có ý tưởng mới sáng tạo và tìm ra giống lúa mới nâng cao năng suất

- Tích cực liên kết với các tổ chức, dự án hỗ trợ cho người dân, mở cáclớp tập huấn, hỗ trợ giống, phân bón,

2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập

CBNN muốn hoạt động có hiệu quả thì rất cần đến các quy định củanhà nước, sau đây là một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung họctập[8]:

- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấptỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý NN của UBND cấp xã về nông nghiệp

và phát triển nông thôn

- Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ,chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những ngườihoạt động không chuyên trách ở cấp xã

- Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung

ương đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Trang 22

- Quyêt đinh sô 491/2009/QĐ-TTg ngay 16/4/2009 của Thủ tướngchính phủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới,

- Quyêt đinh sô 800/QĐ-TTg ngay 04/6/2010 của thủ tướng Chính phủ

vê ban hanh vê chương trinh muc tiêu Quôc gia xây dưng NTM

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội

Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trongviệc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển Ởnhững nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông Tuy nhiên ởnhững nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nôngnghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản cuả các nước này khá lớn vàkhông ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người nhữngsản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm Lương thực thực phẩm làyếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người vàphát triển kinh tế – xã hội của đất nước Xã hội càng phát triển, đời sống củacon người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực,thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.Điều đó do tác động của các nhân tố: Sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng caomức sống của con người

Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể pháttriển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninhlương thực Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn địnhchính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lí, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽlàm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn

Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị

Trang 23

Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cungcấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.

Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho côngnghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến Thông qua công nghiệp chế biến,giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng c ạ n h

t r a n h c ủa nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…

Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triểnkinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa,bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân.Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệmcủa nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thu ế n ông nghiệp,ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quantrọng

Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp Ởhầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêudùng và tư liệu sản xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nôngthôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp Pháttriển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăngsức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng,thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm củanông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới

Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệlớn Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn sovới các hàng hóa công nghiệp Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuấtkhẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản Tuy nhiênxuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới

Trang 24

có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên,

tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng

mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và

đô thị Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loạinông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triểnbền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môitrường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn Nông nghiệp sử dụngnhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất

và nguồn nước Quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộcvùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quátrình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp đểduy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường

2.2.2 Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp một số tỉnh tiêu biểu ở Việt Nam

2.2.2.1 Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Trong sản xuất công tác chỉ đạo là cốt yếu để có một vụ mùa bội thu,chính vì vậy mà xã Đông Bắc luôn coi trọng việc chỉ đạo trong sản xuất Lãnhđạo xã đã có rất nhiều cách thức để chỉ đạo có hiệu quả, từ khâu chuẩn bịgiống, chọn giống phù hợp với từng loại đất ở địa phương, cho đến các tiến

bộ KHKT mới đều giao cho Cán bộ khuyến nông xã cung ứng, dịch vụ cótrách nhiệm chính lo đủ lượng giống cho bà con không để tình trạng thiếu bộgiống khi đến lịch ngâm gieo, do đó địa phương luôn làm đúng lịch thời vụ,

đồng loạt, không rải rác, trên đồng ruộng không có hiện tượng lúa “áo vá”.

Đồng thời các mùa vụ cứ một tuần tổ chức các buổi họp giao ban tạicác xóm, để nắm bắt tiến độ sản xuất đồng thời ra những hướng chỉ đạo cụ thểcho các thôn xóm, đây là một điều mà làm cho bà con thấy phấn khởi vì có sự

Trang 25

quan tâm của các cấp lãnh đạo xóm, tạo niềm tin cho nông dân yên tâm sảnxuất Ngoài ra công tác bảo vệ thực vật cũng rất đặc biệt được chú trọng quantâm, cứ mỗi mùa vụ Chủ tịch xã giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ khuyếnnông xã phải luôn theo dõi sâu, bệnh hại lúa để kịp thời ra cách thức phòngtrừ không để thành dịch, chủ động tư vấn tuyên truyền bằng nhiều cách đểđến với bà con, đồng thời cung ứng thuốc bảo vệ thực vật ngay để bà con chủđộng phun phòng không để cho dân phải đi mua để tránh mua sai thuốc làmcho hiệu quả phun phòng trừ sâu, bệnh hại không đạt hiệu quả cao, làm tốnkém về kinh tế, ảnh hưởng đến hệ môi trường sinh thái đồng ruộng Do vậy,trong những năm gần đây tại xã Đông Bắc không còn dịch sâu, bệnh hại lúalàm mất trắng như những năm trước đây, mà năng suất năm sau luôn cao hơnnăm trước, năng suất từ 45 tạ/ha tăng lên 70 tạ/ha.

Đó là một số kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất mà xã đã thực hiện vàđem lại hiệu quả rất tốt, người dân giờ đây đã tin tưởng vào cán bộ chuyênmôn và lãnh đạo địa phương Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho bàcon nông dân trong mùa vụ có hiệu quả nên ý thức của người dân đã đượcnâng lên rõ rệt, hiện nay công tác chỉ đạo sản xuất của xã Đông Bắc khôngcòn là nỗi lo như trước nữa mà đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Từđây người dân đã biết được sự quan trọng của người cán bộ khuyến nôngtrong sản xuất nông nghiệp, đó cũng là một sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo,các ban ngành đoàn thể của địa phương, tạo cho người dân ngày một tiến bộhơn về mọi mặt, có cuộc sống ấm no, đây là một trong những thành côngtrong công tác sản xuất nông nghiệp của xã

2.2.2.2 Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định

Toàn tỉnh Nam Định có 211 ban nông nghiệp xã, thị trấn và 2 bannông nghiệp phường Trần Tế Xương và phường Cửa Nam của Thành phốNam Định

Trang 26

Ban nông nghiệp các xã, thị trấn của toàn tỉnh hiện có 1.094 cán

bộ nhân viên kỹ thuật Trong đó có: 223 cán bộ khuyến nông, 15 khuyếndiêm, 106 khuyến ngư, 209 bảo vệ thực vật, 213 cán bộ thú y, 171 cán bộquản lý đê nhân dân và 157 cán bộ giao thông thuỷ lợi Ban nông nghiệp

xã là bộ phận chuyên môn giúp UBND xã thực hiện 10 nhiệm vụ quản lýnhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn dưới sự chỉđạo của UBND xã và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành củahuyện Tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: xây dựng qui hoạch, kếhoạch sản xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồngthuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn …và hướng dẫnchỉ đạo, điều hành thực hiện qui hoạch, kế hoạch đó

Sau khi thành lập Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã xây dựng quychế hoạt động, phân công phân việc cho các thành viên và nhanh chóng đi vàohoạt động theo phương thức: Ban nông nghiệp xã đảm nhận công tác xâydựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp cụ thể là cơ cấu cây trồng, lịch thời vụgieo cấy lúa hoa màu, kế hoạch tưới tiêu và biện pháp kỹ thuật thâm canh; chỉđạo điều hành sản xuất thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ, đột xuất và

hệ thống truyền thanh của xã, HTX, thông báo bản tin triển khai đến HTX,các trưởng thôn xóm và các hộ nông dân trên địa bàn xã; Ban nông nghiệp xã

đã tham mưu cho UBND xã ban hành các quyết định, thông báo và hướng dẫn

để chỉ đạo và điều hành sản xuất Sau hơn hai năm hoạt động Ban nôngnghiệp các xã, thị trấn đã đạt được những kết quả trên các lĩnh vực như sau:Tham gia tích cực và là chỉ đạo trong chương trình xây dựng nông thônmới nhất là công tác qui hoạch, dồn điền đổi thửa; qui vùng sản xuất và giaothông đồng ruộng; công tác phát triển sản xuất xây dựng mô hình chuyển đổi

cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng con nuôi

Trang 27

Về công tác Bảo vệ thực vật: Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã thựchiện tốt công tác kiểm tra, dự tính, dự báo kịp thời nắm bắt tình hình diễn biếnsâu bệnh, thông báo, đôn đốc, hướng dẫn, tuyên truyền đến các thôn xóm và

hộ nông dân Hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện đảm bảo theo nguyên tắc

4 đúng: đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, đúng thuốc, đúng liều lượng (nhưhuyện Hải Hậu năm 2010 số lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng 18 tấn đếnnăm 2015 giảm xuống sử dụng còn 10 tấn)

Công tác khuyến nông - khuyến ngư - khuyến điểm: Ban nông nghiệpcác xã, thị trấn đã chủ động xây dựng lịch canh tác, lịch thời vụ, cơ cấu câytrồng, cơ cấu mùa vụ cho hộ nông dân và chỉ đạo sản xuất trong nông nghiệp,bám sát nhiệm vụ chuyển giao hiệu quả các tiến bộ KHKT mới giúp hộ nôngdân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng giá trị thu hoạch trên đơn vịdiện tích

Toàn tỉnh xây dựng được trên 250 mô hình Các mô hình điển hìnhnhư: mô hình khảo nghiệm đánh giá thuốc BVTV, tôm he năng suất cao(huyện Hải Hậu), mô hình sử dụng máy gặt đập liên hoàn (huyện XuânTrường); mô hình trình diễn lúa Thiên ưu 1025 (huyện Nam Trực); mô hìnhkhảo nghiệm giống lạc L26 (huyện Ý Yên); mô hình trồng hoa ly, nuôi baba(TP Nam Định)

Công tác về giao thông thuỷ lợi: Hướng dẫn và kiểm tra các HTX, cácthôn xóm tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy thông thoáng, thuỷ lợi nộiđồng, điều hành tưới tiêu phục vụ sản xuất theo qui trình kỹ thuật thâm canh

Công tác quản lý đê và phòng chống lụt bão: 95% ban nông nghiệpxây dựng kế hoạch phương án 4 tại chỗ; đã xử lý 269/284 vụ vi phạm đê điềutrên địa bàn; 29 ban nông nghiệp tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão

Trang 28

Công tác khác: Ban nông nghiệp xã, thị trấn trong toàn tỉnh đã tổ chứckiểm tra quản lý thị trường về vật tư nông nghiệp được 105 lượt nhằm đảmbảo thị trường vật tư phục vụ nông nghiệp trên địa bàn có chất lượng tốt nhất.

2.2.2.3 Kinh nghiệm của Xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Từ sự quan tâm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ đã đem đến nhữngchuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị Vai trò của đội ngũ cán bộ làngười dân tộc thiểu số, người địa phương ngày càng được phát huy Cấp ủy

xã chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng quần chúng ưu tú ở xã, thôn, trongcác tổ chức CT-XH Nhờ đó, chất lượng và trình độ văn hoá của đảng viênngười dân tộc thiểu số cũng từng bước được nâng lên, trên 90% đã học quatrình độ học vấn cấp II và III

Để xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, xã đã căn cứ vàonhu cầu thực tế của địa phương, qua sơ tuyển từ các trường phổ thông dân tộcnội trú để chọn những em có thành tích học tập và phẩm chất đạo đức tốt đưa

đi đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời có sự bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ

đã qua đào tạo Hiện nay, xã đang nỗ lực chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, trong đóđặc biệt quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở xã Đặcbiệt, thực hiện Đề án 04 - ĐA/TU, ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy về

“Đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng cấp ủy viên các cấp, giai đoạn

2016 - 2020”, Đảng Uỷ, UBND xã đã xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi

dưỡng đối với Đảng ủy viên ở xã, Chi ủy viên chi bộ, phối hợp với Ban quản

lý Đề án 04 của Tỉnh ủy tổ chức mở 5 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảngcho Đảng ủy viên

Cũng theo thống kê của UBND xã, đến nay tổng số Ủy viên ban chấphành (BCH) Đảng ủy các xã, trung cấp có 106, chiếm 29,7%; gồm có các dântộc như: Mông, Lô Lô, Dao, Tày, Xuồng, Giấy, Nùng

Trang 29

Qua thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên, có kế hoạch đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số và bố trí đội ngũ này tham giacác hoạt động của cấp xã, chính quyền giúp cho việc củng cố, nâng cao hệthống chính trị, phát huy năng lực, vai trò của đội ngũ cán bộ người địaphương vào việc phát triển KTXH, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu,nhiệm vụ Đảng bộ xã đề ra.

2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn kinh nghiệm sản xuất nôngnghiệp của các địa phương nêu trên, xã cần ra một số nhận định như sau:

CBNN cấp xã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của địaphương cũng như đất nước Công tác phát triển nông nghiệp là một trongnhững mục tiêu quan trọng hàng đầu của nền nông nghiệp CBNN với vai trò

là lực lượng chủ công trong đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với bà connông dân, chuyển giao các mô hình mới vào hiệu quả sản xuất, thay đổi nângcao trình độ sản xuất nông nghiệp cho người nông dân

CBNNX là người trực tiếp gần dân, chuyển giao tiến bộ KHKT chongười nông dân, góp phần quan trọng vào thay đổi tập quán canh tác của họ

Họ đóng vai trò là lực lượng nòng cốt ở các địa phương khi thực hiện các môhình sản xuất mới, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất để đẩy nhanh quá trìnhCNH - HĐH nông thôn Thế nhưng chế độ dành cho họ nhiều năm qua làchưa thỏa đáng

Tăng cường quản lý NN của UBND cấp xã, thành lập Ban nông nghiệp

là một chủ trương đúng nhất trong tình hình thực tiễn hiện nay Đã có sự lãnhđạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền cơ sở để đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) Do đó khâu cán bộ làquan trọng vì vậy phải thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng caotrình độ cho cán bộ xã nói chung và Ban nông nghiệp nói riêng, mạnh dạn lựa

Trang 30

chọn những thanh niên trẻ có năng lực, tâm huyết với nông nghiệp nông thôn

bố trí vào Ban nông nghiệp xã Sau đó từng bước có kế hoạch đào tạo, bồidưỡng, nâng cao trình độ cho các nhân viên kỹ thuật, nâng cao chất lượng,hiệu quả của Ban nông nghiệp xã

Sản xuất nông nghiệp liên quan đến số đông các hộ nông dân trong xã

và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và thời tiết, công việc của Ban nôngnghiệp xã rất nhiều nhiệm vụ rất nặng nề vì vậy phải quan tâm chăm lo, độngviên cán bộ Ban nông nghiệp về mọi mặt yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ đượcgiao Qua đây lựa chọn, bố trí và đào tạo rèn luyện tốt đội ngũ cán bộ, nhânviên kỹ thuật Ban nông nghiệp xã sẽ là nguồn bổ sung cán bộ cho địa phương

Qua các mô hình và công tác chỉ đạo sản xuất của các địa phươngkhác em rút ra được một số bài học như sau:

1 Phải chấp hành nghiêm lịch thời vụ và cơ cấu giống, không nên sửdụng giống lúa quá dài ngày nếu gặp thời tiết khắc nghiệp sẽ chịu ảnh hưởngnghiêm trọng

2 Tiếp tục sản xuất 1 giống trên cùng 1 cánh đồng để tiện lợi trongviệc điều tiết nước, quản lý dịch hại, thu hoạch và để giống vụ sau

3 Khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại nông dân cần bình tỉnh tháo nướccạn tránh cho lúa bị chết mầm, tiếp tục theo dõi, không vội gieo lại, vì khi gặpthời tiết tốt lúa sẽ hồi phục nhanh; Quan trọng nhất là khâu chăm bón đúngquy trình, khi lúa đã có màu xanh, đưa nước vào vừa phải, làm cỏ, tỉa dặm,bón phân để lúa đẻ

4 Kết hợp các loại cây trồng hợp lý trong năm sẽ đem lại hiệu quả kinh

tế cao giống như mô hình lúa, sen của gia đình ông Phong

5 Phải luôn học tập kinh nghiệm của các địa phương khác và ápdụng để chỉ đạo cho địa phương mình giúp nông dân làm sản xuất nângcao hiệu quả

Trang 31

Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1 Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

 Vị trí địa lý- Xã Thanh Vân là xã vùng III của huyện, nằm cách

trung tâm huyện lỵ Quản Bạ khoảng 8 km về Tây Bắc, địa giới hành chínhtiếp giáp với các xã:

+ Phía Tây giáp các xã Tùng Vài, Nghĩa Thuận

+ Phía Bắc giáp xã Bát Đại Sơn

+ Phía Đông giáp xã Cán Tỷ

+ Phía Nam giáp thị trấn Tam Sơn

- Thanh Vân là xã vùng núi đá với tổng diện tích tự nhiên là 4070.62 ha

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu

Xã Thanh Vân là xã thuộc khu vực địa hình núi cao của huyện, độ caothay đổi dưới 900 m Đặc điểm địa hình núi đá vôi và thung lũng nằm venchân các dãy núi, dạng địa hình này có độ dốc và mức độ chia cắt rất phứctạp Nhiều khu vực có độ dốc trên 250, chia cắt mạnh, đá lộ đầu nhiều, tầngđất tương đối mỏng

Đặc điểm khí hậu thời tiết trên địa bàn xã mùa đông lạnh, mùa hè mát,

về cơ bản chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa

- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình quân13.60C, lượng mưa thấp bình quân tháng là 44.8 mm, lượng bốc hơi nênđãgây ra tình trạng thiếu nước đối với các loại cây trồng đồng thời cũng độ

ẩm của đất thấp, quá trình hóa học trong đất xảy ra theo chiều hướng bất lợi

Trang 32

- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ bình quân 19.50C,lượng mưa lớn bình quân tháng 246.0 mm, mưa tập trung lớn vào các tháng6,7,8 với cường độ mưa lớn, lượng mưa thường đạt trên 300 mm Tuy nhiên,mưa lớn tập trung vào một số tháng nên đã gây ra tình trạng lũ, ngập ảnhhưởng đến sản xuất và năng suất của các loại cây trồng, đồng thời cũng gây raxói mòn rửa trôi đất ở vùng đất dốc

3.1.1.3 Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 của xã Thanh Vân là 4070.62 ha,trong đó:

- Đất nông nghiệp là 3679.16 ha, chiếm 90,38% diện tích tự nhiên

- Đất phi nông nghiệp là 63.86 ha, chiếm 1.57% diện tích tự nhiên

- Đất chưa sử dụng là 327.6 ha, chiếm 8.05% diện tích tự nhiên

Trang 33

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thanh Vân năm 2017

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 3.12

4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB

4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản MVT

4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK

Nguồn: UBND xã Thanh Vân, 2017)

Trang 34

Qua bảng số liệu thống kê ta thấy:

* Tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên(DTTN), cụ thể:

Năm 2016 là 1177.06 ha, chiếm 28,91% DTTN thuận lợi cho việc pháttriển kinh tế các ngành nông nghiệp tại xã

Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp

+ Đất trồng lúa có diện tích 33.04 ha, chiếm 12,93% diện tích đất nôngnghiệp, lúa cũng là cây trồng chủ yếu, giải quyết vấn đề lương thực cho xã

+ Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 676.18 ha, chiếm 5,83%diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là ngô, khoai sắn, các loại cây chịu hạntốt được tập trung trồng nhiều tại các xóm Đồng Tâm, Đá Vôi

+ Đất trồng cây lâu năm có diện tích 30.74 ha, chiếm 17,41% diện tíchđất nông nghiệp chủ yếu là trồng chè

- Đất lâm nghiệp

Trên địa bàn xã Động Đạt chủ yếu là rừng sản xuất, rừng phòng hộ vớidiện tích 2502.1 ha, chiếm 46,66% diện tích đất nông nghiệp Chủ yếu trồngkeo và một số ít bạch đàn

- Đất nuôi trồng thủy sản

Chiếm tỷ lệ diện tích không lớn diện tích chủ yếu các ao, hồ là nuôi cáchép, cá trê, cá trắm chiếm tỷ lệ diện tích không lớn

- Diện tích đất phi nông nghiệp

Chiếm trên 15% DTTN cụ thể: năm 2016 là 63.86ha, chiếm 15,31%DTTN

Trong đó:

+ Đất chuyên dùng: Chiếm tỷ lệ lớn 78,05%, nhìn chung các loại

đất chuyên dùng trong xã sắp xếp khá hợp lý và sử dụng có hiệu quả Hạng mục các

Trang 35

công trình văn hóa, công cộng phúc lợi cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, nhưng hiện nay đang được nâng cấp, làm mới.

+ Đất ở: Do địa hình nhiều gò đồi nên dân cư phân bố không đồng đều,

nhiều xóm có đường đi lại khá khó khăn, nên chậm phát triển kinh tế

+ Các loại đất khác: Chiếm tỷ lệ không nhiều và ít thay đổi về diện

tích qua các năm

3.1.1.4 Tài nguyên nước

Nguồn nước chính cung cấp cho nhu cầu của nhân dân là các con suối,khe nước nhỏ tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trên địabàn, đặc biệt là vào mùa khô

Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 3.12 ha trong

đó diện tích ao nuôi chiếm rất ít tập trung chủ yếu ở thôn Thanh Long Nước ngầm: Cho đến nay chưa có công trình nào khảo sát, nghiên cứu vềvấn đề này Người dân trong xã khai thác nước ngầm chủ yếu qua hệ thốnggiếng khoan, giếng đào để phục vụ cho sinh hoạt

3.1.1.6 Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản hiện này đang được khai thác sử dụng đó là cácloại vật liệu xây dựng như: Đá vôi để rải đường, cát dùng trong xây dựng

Trang 36

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Ngoài các yếu tố về nguồn lực tự nhiên thì yếu tố nhân lực có vai tròquan trọng trong việc phát triển KT-XH của xã Tình hình nhân khẩu và sửdụng lao động của xã Thanh Vân được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Thanh Vân năm 2017

(Nguồn:UBND xã Thanh Vân, 2017)

Qua bảng trên ta có thể thấy được xã Thanh Vân có nguồn nhân lực dồidào; tổng số hộ trên địa bàn toàn xã là 946, số dân trên địa bàn xã với 440nhân khẩu được chia làm 7 thôn, chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm đến97,61% tổng số lao động, còn lại là lao động trong ngành DV-TM chiếm

Tuy nhiên xã vẫn chưa có các lợi thế nổi bật về tài nguyên nhân văn

Xã có nguồn nhân lực lao động khá dồi dào song chất lượng nguồnnhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn lớn Lao độngnông nghiệp tại xã Thanh Vân vẫn chiếm tỷ trọng lớn Cần có định hướngphát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp, thu hút lao động lĩnh vực nôngnghiệp chuyển đổi sang

Trang 37

Giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động là một trongnhững chính sách quan trọng, được Đảng và Nhà nước xác định là mộttrong những lĩnh vực trung tâm của quá trình phát triển KT-XH nhằm thựchiện CNH-HĐH.

3.1.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực tại xã Thanh Vân

Bảng 3.3: Thực trạng đội ngũ cán bộ xã Thanh Vân năm 2017

( Nguồn: UBND xã Thanh Vân, 2017)

Qua bảng 3.3, ta thấy đội ngũ cán bộ của xã là tương đối trẻ, phần lớn

là độ tuổi từ 31- 40 chiếm 56,52%

Tuy vậy trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ở trình độ đại học khácao 12 người, chiếm 52,17% tổng số cán bộ xã, trình độ cao đẳng là 01 ngườichiếm 4,35%, trình độ trung cấp là 09 người chiếm 39,13%, 01 người còn lại

ở trình độ sơ cấp, chiếm 4,35% Như vậy, cán bộ trình độ trung cấp vẫn cònchiếm tỉ lệ khá cao, cần tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ xã

có trình độ chuyên môn thấp, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Ngày đăng: 27/03/2019, 16:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo: Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016. Phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2017 xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016. Phương hướng,giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2017 xã Thanh Vân, huyện QuảnBạ, tỉnh Hà Giang
2. Báo cáo:“Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển KT – XH năm 2016 xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ , tỉnh Hà Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển KT – XH năm 2016 xã ThanhVân, huyện Quản Bạ , tỉnh Hà Giang
3. PGS. TS. Vũ Đình Thắng, 2006“Giáo trình kinh tế nông nghiệp”, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình kinh tế nông nghiệp”
Nhà XB: Nhàxuất bản Hà Nội
4. UBND xã Thanh Vân, 2016, “Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn2016 - 2020
5. Kế hoạch phát triển KT – XH xã Thanh Vân năm 2017 Khác
7. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.II. Tài liệu Internet Khác
8. h t t p :/ /v a n b a n .c h i n h p h u . v n 9. h t t p :/ / t h uv i e n p h a p l u a t . v n Khác
12. h t t p: // w ww . m o j . g ov . v n / P a g e s /h o m e.as p x Khác
13. h t t ps : / / v i . w i k i p e d i a.o r g / wi k i / N% C 3 % B 4 n g _d % C 3 %A2 n Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w