Khái niệm tuổi kết hôn... Bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí kết hôn thường căn cứ vào ngày tháng năm sinh ghi trong giấy khai sinh để tính tròn tuổi... II -
Trang 1Bài làm
A - Mở đầu
Việt Nam là một nước có bề dày truyền thống văn hóa, qua bao thăng trầm của lịch sử nhân dân ta vẫn lưu giữ được những gì quý báu, tinh hoa nhất của dân tộc Tuy nhiên, có một thực tế cần phải nhìn nhận, đó là cùng với sự phát triển của thời gian, đã có những yếu tố trở nên lỗi thời, lạc hậu và sự tồn tại của nó vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển của văn hóa nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.Khi nói đến vấn đề này, thì văn hóa gia đình và đặc biệt là việc kết hôn trước tuổi luật định là một trong những minh chứng rõ ràng nhất Có thể nói việc vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi hiện nay ở nước ta vẫn đang diễn ra hết sức phổ biến và phức tạp, hiện tượng này không những còn mang nặng sắc màu phong kiến lạc hậu mà còn cản trở sự phát triển lành mạnh của con người cả về nòi giống, tâm sinh lý cũng như học vấn, nhận thức… Nhận thấy được tầm
quan trọng của vấn đề này nên nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài “Những dạng thức vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi – nguyên nhân và giải pháp” để tìm
hiểu
B - Nội dung
I Những vấn đề lý luận về kết hôn và tuổi kết hôn
1) Khái niệm kết hôn
Việc xác lập khái niệm hôn nhân có ý nghĩa quan trọng trong khoa học pháp lý luật hôn nhân và gia đình, tạo cơ sơ tiền đề vững vàng cho nội dung, thể hiện rõ bản chất và quan điểm của các nhà làm luật của một quốc gia trong lĩnh vực này
Tại Việt Nam, từ sau năm 1945, xuyên suốt những bộ luật Hôn nhân và gia đình, khái niệm kết hôn dần hình thành theo thời gian Ban đầu, trong luật hôn nhân năm 1959 chưa có khái niệm này và nó mới manh nha xuất hiện trong phần
giải nghĩa một số danh từ của Luật Hôn nhân - gia đình 1986 như sau: “Kết hôn là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo quy định của pháp luật Việc kết hôn phải tuân theo các điều 5, 6, 7 và 8 của Luật Hôn nhân và gia đình.”
Trang 2Khái niệm này đã xuất hiện đầy đủ và chi tiết hơn ở các luật trước nó, tại
khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân - gia đình năm 2000 quy định như sau: “Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Rõ ràng các nhà lập pháp đã quan tâm và chú trọng
hơn nhiều trong việc xây dựng một định nghĩa cụ thể nhằm giúp nhân dân thực hiện tốt nhất quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình Như vậy việc kết hôn phải thỏa mãn hai yếu tố:
Thứ nhất, thể hiện ý chí của nam nữ mong muốn được kết hôn với nhau Đây là yếu tố quan trọng, hai bên nam nữ được quyền thể hiện rõ ràng ý chí việc họ hoàn toàn mong muốn được kết hôn với nhau Sự thể hiện này phải có sự thống nhất của hai bên, không bên nào ép buộc, lừa dối bên nào Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 quy định: nam nữ kết hôn góp phần “xây dựng,hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình no ấm,bình đẳng,tiến bộ,hạnh phúc,bền vững” Từ đó có thể thấy rõ,sự tự nguyện của nam nữ trong việc kết hôn vừa là
điều kiện bảo đảm cho hôn nhân có giá trị pháp lý đồng thời cũng là cơ sở xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững
Thứ hai, phải được nhà nước thừa nhận: Việc kết hôn phải tuân thủ điều kiện,thủ tục do nhà nước quy định và chỉ khi đó, nhà nước mới thừa nhận quan hệ hôn nhân Có nghĩa là hôn nhân chỉ được nhà nước thừa nhận khi xác lập quan hệ hôn nhân tuân thủ các quy định của pháp luật Khi nhà nước công nhận quan hệ vợ chồng giấy chứng nhận kết hôn sẽ được cấp cho hai bên nam, nữ Đây là căn cứ phát sinh quan hệ vợ chồng mà nội dung là quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên vợ chồng
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định về chế định kết hôn từ điều 9 đến điều 17 Việc quy định này chứng tỏ tầm quan trọng của chế định kết hôn Đây là chế định mở đầu cho những quy định điều chỉnh những quan hệ phát sinh sau này liên quan đến hôn nhân và gia đình
2) Tuổi kết hôn
2.1 Khái niệm tuổi kết hôn
Trang 3Hệ thống quy phạm luật hôn nhân và gia đình hiện nay ở Việt Nam chưa có định nghĩa rõ ràng về tuổi kết hôn Tuy nhiên, ta có thể hiểu, tuổi kết hôn là độ tuổi của nam và nữ được pháp luật quy định có đầy đủ khả năng để tham gia xác lập quan hệ hôn nhân
2.2 Quy định của pháp luật về tuổi kết hôn
Tại khoản 1 điều 9 luật hôn nhân gia đình 2000, Điều kiện về tuổi kết hôn
là: “ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên”.
Trước hết, ta phải thấy rõ, pháp luật không yêu cầu nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ phải đủ 18 tuổi mới được kết hôn Theo nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Luật HNGD năm 2000: “Không bắt buộc nam phải từ
đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn;
do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.”
Cụ thể hơn, nam giới chỉ cần đủ 19 tuổi và thêm 1 ngày, nữ giới đủ 17 tuổi thêm một ngày có thể đi đăng kí kết hôn Tuy nhiên, trên thực tế, việc quy định độ tuổi như vậy tạo ra nhiều khó khăn trong thống nhất cách tính tuổi Bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí kết hôn thường căn cứ vào ngày tháng năm sinh ghi trong giấy khai sinh để tính tròn tuổi Không chỉ vậy, độ tuổi kết hôn này lại mâu thuẫn với quy định về độ tuổi thành niên của luật dân sự tạo nên nhiều khó khăn cho việc xử lý các vụ án trong thực tế khi người vợ vẫn chưa thành niên
Quy định về độ tuổi này còn nhiều điều chưa phù hợp và vẫn đang được các nhà lập pháp tranh cãi và thảo luận với nhiều chiều hướng khác nhau, có thể
sẽ được sử đổi trong luật sắp tới Quy định về độ tuổi kết hôn ở Việt Nam cũng như trên thế giới chỉ quy định độ tuổi tối thiểu kết hôn mà không quy định độ tuổi tối đa Điều này thể hiện sự nhân đạo khi tình yêu là chất kết dính của mọi cuộc hôn nhân chân chính, chỉ cần họ tự nguyện thì luật pháp luôn ủng hộ quyết định xác lập hôn nhân của họ
2.3 Cơ sở khoa học và cơ sở xã hội về việc quy định về độ tuổi kết hôn
* Cơ sở khoa học:
Trang 4Đối với người Việt Nam, việc xác lập quan hệ hôn nhân cần phải đầy đủ 2 yếu tố thể chất và tinh thần Việc xác định sự chín muồi trong nhận thức và phát triển đầy đủ về thể chất là 2 yếu tố quan trọng trong sự quyết định độ tuổi kết hôn Tuy nhiên họ không lấy sự sinh sản làm thước đo cho tuổi kết hôn
Theo nghiên cứu khoa học, tuổi dậy thì ở nam và nữ là khác nhau.Tuổi dậy thì ở nam và nữ có sự khác nhau Nhìn chung nữ dậy thì sớm hơn nam khoảng 2 tuổi Nữ giới có thể bắt đầu bước vào giai đoạn này từ 9 – 12 tuổi và kết thúc vào
17 – 18 tuổi tuy nhiên nam giới lại bắt đầu giai đoạn này chậm hơn, khoảng 10 –
14 tuổi và kết thúc vào 19 – 20 tuổi Bởi vậy lựa chọn độ tuổi kết hôn như thế là hợp lý về mặt tâm sinh lý cũng như sự hoàn thiện về cơ thể Đồng thời khỏang thời gian này, sự phát triển về tâm lý cũng như hiểu biết xã hội cũng tương đối đầy đủ, tạo cơ sở cho một gia đình tồn tại và phát triển
* Cơ sở xã hội:
Tại Việt Nam, sự dậy thì của thanh niên thường chậm hơn so với các nước phương Tây bởi vậy độ tuổi kết hôn của Việt Nam cũng có sự khác biệt
Ngoài ra, do nền văn hóa của Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp, lạc hậu nên ở những vùng sâu, vũng xa, ở nông thôn, đặc biệt là nơi sinh sống của các dân tộc ít người độ lấy vợ lấy chồng rất thấp Trình độ nhận thức cũng như quan niệm cha ông để lại khiến họ không nhận thức được nhiều hạn chế cũng như tác hại của việc kết hôn quá sớm nên ở đây nam nữ chỉ 13,14 đã tổ chức đám cưới
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do nền kinh tế có bước tiến mới, nhận thức xã hội của thanh niên cũng có nhiều thay đổi đáng kể Văn hóa phương Tây
du nhập vào Việt Nam đặc biệt phải kể đến là tư tưởng công bằng giữa nam và nữ,
lối sống “thoáng” và việc quan hệ trước hôn nhân, sống thử ngày càng tăng cao.
Biểu hiện rõ ràng nhất là hơn 1/3 số trường hợp phá thai ở các cơ sơ y tế là của thanh thiếu niên Đồng thời, do sự phát triển kinh tế, cuộc sống nhân dân được cải thiện, độ tuổi dậy thì ngày càng giảm nên thanh niên trưởng thành sớm hơn cùng với nó nhu cầu tình dục là không thể thiếu
II - Những dạng thức vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi
Trang 51) Kết hôn dưới tuổi luật định
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam có quy định:
“Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1 Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2 Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
3 Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.”
Như vậy có thể thấy, vấn đề về độ tuổi kết hôn được đặt lên trước tiên khi quy định về điều kiện kết hôn hợp pháp Sở dĩ có sự quy định nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn là do theo kết quả nghiên cứu của nề y học hiện đại thì nam từ khoảng 16 trở lên, nữa từ khoảng 13 tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản Nhưng để đảm bảo nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé thì nam phải từ khoảng 18 tuổi trở lên, nữ
từ khoảng 17 tuổi trở lên Hơn nữa, khi nam và nữa đã trưởng thành, họ sẽ có suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc cho cuộc sống hôn nhân của mình Đồng thời, khi đạt độ tuổi trưởng thành, họ có thể tự mình lựa chọn người sẽ chung sống cùng cũng như cuộc sống hôn nhân sau này, điều đó sẽ đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của nam và nữ khi kết hôn Song song với đó là khi đã trưởng thành, nam và nữ đã có thể tham gia vào quá trình lao động, sản xuất, tạo thu nhập Điều này sẽ giúp họ đảm bảo cuộc sống kinh tế gia đình cũng như góp phần xây dựng xã hội
Từ đó cho thấy, việc quy định độ tuổi cho phép nam nữ kết hôn là tạo điều kiện cho việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc và bền vững
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, việc kết hôn dưới tuổi luật định vẫn còn xảy ra và khá phổ biến, đặc biệt là ở những vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đây là những nơi trình độ dân trí còn thấp, cũng như còn chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục tập quán, cũng như chi phối của nền kinh tế thị trường Nhìn chung, việc kết hôn dưới tuổi luật định có
Trang 6hai dạng chính, thứ nhất là một trong hai người nam hoặc nữ có tuổi dưới tuổi luật định và thứ hai là cả hai đều có tuổi dưới luật định
Ở dạng thứ nhất, nam hoặc nữ có tuổi dưới luật định song vẫn kết hôn với nhau Sở dĩ tình trạng kết hôn sớm vẫn tồn tại và được chấp nhận trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa là vì mặc dù người dân ở địa bàn nghiên cứu đều nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng tảo hôn đối với sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em, đến việc phát triển kinh tế gia đình, giảm cơ hội học hành, cản trở sự phát triển cá nhân và sự bền vững của gia đình nhưng trên thực tế, hiện tượng các cặp vợ chồng vị thành niên vẫn tiếp tục tồn tại Những phản ứng từ phía cộng đồng đối với hiện tượng này còn rất yếu ớt, hầu hết đều coi đây là chuyện riêng của từng gia đình và hầu hết người có độ tuổi dưới luật định thường là nữa giới do có thai ngoài ý muốn Theo kết quả điều tra có 30,7% đối tượng kết hôn ở độ tuổi dưới 19, có 0,2% đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết hôn khi 14 tuổi, 1,0% kết hôn khi 15 tuổi, 3,3% kết hôn khi 16 tuổi, 5,8% kết hôn khi 17 tuổi và 15,6% kết hôn khi 18 tuổi
Dạng thứ hai là cả nam và nữ đều dưới độ tuổi luật định cũng rất phổ biến và có phần phổ biến hơn dạng thứ nhất Thực tế cho thấy, ở vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí cũng như kinh tế còn chưa cao, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại vì vậy khi nam nữ từ 13 đến 15 tuổi đã được cho là độ tuổi trưởng thành và sớm được cha mẹ lập gia đình cho Những cặp “vợ chồng trẻ con” này kết hôn và chung sống với nhau như vợ chồng Mặc dù chưa đến tuổi luật định song họ vẫn có thể kết hôn được với nhau do vấn đề hộ tịch hộ khẩu còn lỏng lẻo, chưa thống nhất, và bị chi phối bởi phong tục tập quán là phần nhiều Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (UBDS - GĐ và TE) cho thấy 15 Theo số liệu điều tra tỉnh, thành phố cả nước có trên 1% trẻ em ở độ tuổi 14 - 16 đã có vợ chồng
Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao như Hà Giang: 5,72%, Cao Bằng: 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng Trị 2,4% và Bạc Liêu 2,1% Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hôn không đăng ký vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, phần lớn các cặp vợ chồng kết hôn trước tuổi luật định
Trang 72) Tảo hôn
Theo Khoản 4, Điều 8 (Luật HN & GĐ năm 2000): “Tảo hôn là việc lấy
vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, tảo hôn là 1 trường hợp của kết hôn trái pháp luật theo khoản 3
Điều 8 (Luật hôn nhân và gia đình): “Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định” Về mặt pháp lý việc tảo hôn của nam, nữ vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi được quy định tại khoản 1, Điều 9 (Luật hôn nhân và gia đình): “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”
2.1 Có “lấy vợ, lấy chồng” nhưng kết hôn dưới tuổi luật định
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm trở lại đây, toàn huyện A Lưới Thừa Thiên- Huế có 2.130 cặp kết hôn thì có đến 211 cặp tảo hôn, chiếm hơn 10% Trong số này, có nhiều trường hợp trẻ em mới 11-13 tuổi đã lập gia đình, gây ra nhiều hệ lụy đau lòng
Phụ nữ dân tộc thiểu số sống ở nông thôn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là đối tượng trọng điểm của vấn nạn tảo hôn và kết hôn sớm ở Việt Nam Đơn cử tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có tới 52% cặp vợ chồng kết hôn ở lứa tuổi 12 – 17 tuổi; xã Vân Hồ, tỷ lệ tảo hôn là 68%; xã có tỷ lệ tảo hôn thấp nhất là Muổi Nọi, huyện Thuận Châu cũng ở mức 27% Kết quả điều tra của Trung tâm Truyền thông và sức khoẻ trong 3 năm gần đây cũng chỉ ra dân tộc Mông có tỷ lệ tảo hôn cao nhất vùng núi phía Bắc với 33%, dân tộc Thái chiếm 23,1%, dân tộc Mường chiếm 15,8%
Hà Nội có tỷ lệ kết hôn dưới 20 tuổi và dưới 18 tuổi như sau: với nam từ 15 đến 19 tuổi có 0,65%, nữ từ 15 đến 19 tuổi có 4,83%, nữ từ 15 đến 17 tuổi là 1,20% Như thế, có ít nhất khoảng 2% nam nữ Hà Nội tảo hôn, và một tỷ lệ nhỏ nữ giới kết hôn sớm
Ở Hà Nội cứ 110 nam giới mới có 1 người kết hôn dưới 20 tuổi, trong khi cứ 100 nam giới thì có 2,4 nam giới ở Tp Hồ Chí Minh và 3,4 nam giới ở Đà Nẵng đã từng kết hôn dưới 20 tuổi Tỷ lệ nữ kết hôn dưới 20 tuổi cao hơn, cứ 100
Trang 8phụ nữ thì có 6 phụ nữ Hà Nội đã từng kết hôn dưới 20 tuổi, con số này ở Tp Hồ Chí Minh là 10 người và Đà Nẵng là 14 người
2.2 Tảo hôn thuộc trường hợp không đăng ký kết hôn mà chỉ "lấy vợ, lấy chồng" rồi chung sống với nhau nhưng dưới tuổi luật định.
Nam nữ chung sống như vợ chồng là hành vi của hai bên nam nữ, tuy không phải là vợ chồng nhưng đã ăn ở với nhau như vợ chồng trên cơ sở tự nguyện và không đăng kí kết hôn Về mặt pháp lí, việc chung sống của họ mà không đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ không được công nhận là vợ chồng trước pháp luật
Việc nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định mà chung sống với nhau như vợ chồng và không đăng kí kết hôn – đó là chung sống như vợ chồng trái pháp luật Vì nhiều nguyên nhân, lí do khác nhau mà nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn muốn chung sống với nhau Có thể vì gia đình, cha mẹ mong muốn như vậy hoặc gia đình neo người muốn có thêm người để phụ giúp, muốn sống thử trước khi kết hôn thực sự,…
Theo báo cáo tổng kết 8 năm thi hành Luật HN & GĐ năm 1986 như sau:
- Tại An Giang, Hà tây, một số xã của tỉnh Tiền Giang có tỉ lệ nam nữ sống chung khá cao, chiếm khoảng 50% trên tổng số các cặp vợ chồng
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, ước tính có 12.712 đôi vợ chồng sống chung với nhau sau đó mới đi đăng kí kết hôn
- Tại tỉnh Kiên Giang có khoảng 12.285 trường hợp chung sống như vợ chồng
- Tỉnh Long An có khoảng 9.514 cặp vợ chồng không đăng kí
Thống kê không chính thức cho thấy, Việt Nam có 300.000 cặp đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Tuy nhiên, theo đánh giá, thì con số này mới là bề nổi, phản ánh những người tự nguyện khai báo, còn lại vẫn còn rất nhiều người cho rằng đó là việc riêng của họ, pháp luật và chính quyền “chẳng việc gì phải quan tâm”
Về mặt xã hội, tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn là một hiện tượng khách quan và luôn bị chi phối bởi các yếu tố
Trang 9kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam tuy là quốc gia khá cổ hủ về cách nhìn nhận cuộc sống vợ chồng nhưng hiện tượng này đã và đang tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng nhiều hơn
Như vậy, từ những thực trạng được nêu trên, ta có thể thấy rằng ở Việt Nam, nạn tảo hôn đang là một vấn nạn nhức nhối và nan giải Việc nam nữ kết hôn với nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn trong xã hội Điều này gây nhiều trở ngại cho nhà nước ta trong công cuộc xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại Việc kết hôn khi chưa đủ tuổi đồng nghĩa việc chưa có đủ nhận thứ về vấn đề hôn nhân, chưa nhận thức rõ được vai trò quan trọng của một gia đình hoàn chỉnh đối với xã hội Theo khoản 10 Điều 8
(LHNGĐ): “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” Chính vì vậy, do việc tảo
hôn ngày càng tăng thì nạn li hôn cũng tăng một cách rõ rệt, do chưa đủ độ tuổi để nhận thức một cách toàn diện về hôn nhân, vẫn còn tình trạng thích thì kết hôn chán thì li hôn
III- Nguyên nhân và giải pháp hạn chế
1) Nguyên nhân
1.1 Nguyên nhân chủ quan
- Ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu: Phong tục tập quán từ lâu đã
ăn sâu vào nếp sống của người dân, đặc biệt là ở những nơi miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn vẫn còn lưu giữ nhiều hủ tục lạc hậu Những quan niệm cho rằng “Tảo hôn là do phong tục, không lấy vợ lấy chồng sớm sau này sẽ khó lấy” hay “ Lấy vợ sớm để gia đình có thêm người lao động” là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nạn tảo hôn diễn ra ở nước ta hiện nay
- Có sự sai lệch trong các giấy tờ về hộ khẩu, hộ tịch: Có không ít những trường hợp người vi phạm điều kiện về tuổi trong kết hôn là do sự sai lệch về các loại giấy tờ có liên quan tới nhân thân họ Biểu hiện của vấn đề này là sự không thống nhất giữa các số liệu về ngày, tháng, năm sinh của họ, do đó có thể dẫn tới những nhầm lẫn về tuổi của họ khi di đăng ký kết hôn
Trang 10- Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường: Khi kinh tế xã hội phát triển, nó kéo theo rất nhiều hệ lụy khác, và thật đáng tiếc là trong số đó lại có nạn tảo hôn Có nhiều gia đình do bố mẹ quá chú tâm vào việc làm ăn, lo kiếm đồng tiền bát gạo mà không có thời gian quan tâm đến con cái, điều này đã tạo ra những khoảng trống trong gia đình của họ Những đứa con – đặc biệt là các em ở tuổi vị thành niên, không được gần gũi, chia sẻ tâm sự với bố mẹ lại chưa có những nhận thức đầy đủ về các vấn đề giới tính cũng như tâm sinh lý…cùng với đó là những ảnh hưởng xấu từ nhiều văn hóa phẩm có nội dung không lành mạnh nên dễ dẫn tới nhiều hậu quả khó lường.Có nhiều bạn trẻ đã phải làm cha, làm mẹ ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhiều bậc cha mẹ đã hợp pháp hóa việc làm cha, làm mẹ này của các em bằng cách tổ chức lễ kết hôn, và tảo hôn trở thành một hậu quả điển hình của kinh tế thị trường
- Quy định của pháp luật còn lỏng lẻo, chưa thực sự phù hợp: Trên thực tế, tình trạng lơi lỏng pháp luật, thực thi pháp luật chưa kiên quyết vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi đã dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của hiện tượng tảo hôn cũng như kết hôn dưới tuổi luật định trong cộng đồng xã hội Một mặt khác, chế tài của Luật Hôn nhân và Gia đình còn chưa thật sự nghiêm khắc, hầu như mới chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính.Đa số những nơi có thẩm quyền xử phạt cũng chỉ có mức xử phạt “ trong tầm tay” của người vi phạm, cho nên mới có trường hợp nộp phạt thì vẫn nộp phạt nhưng vẫn tiếp tục chung sống với nhau Qua đó có thể thấy chế tài này đang bị người dân phớt lờ Có ý kiến cho rằng, chỉ riêng phạt tiền thì không thể nào đem lại tính khả thi và biện pháp hữu hiệu nhất mà chúng ta nên làm là kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành để tuyên truyền một cách rõ ràng và thường xuyên làm thay đổi nhận thức của người dân thì mới mong hạn chế được
1.2 Nguyên nhân khách quan.
- Trình độ dân trí thấp, ý thức, nhận thức pháp luật còn hạn chế: Một thực tế đáng buồn là nạn tảo hôn thường xảy ra do người dân thiếu hiểu biết, trình độ dân trí thấp nên vô tình đẩy con cái vào việc tảo hôn Có người ép con kết hôn sớm chỉ vì muốn sớm có con đàn cháu đống, thậm chí có bố mẹ ép con cái phải kết