Hiện nay, chếđịnh về giám hộ được quy định khá đầy đủ trong hệ thống pháp luật của nước ta.Các quy định của chế định này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà nước ta đốivới những người c
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Giám hộ là chế định mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật Hiện nay, chếđịnh về giám hộ được quy định khá đầy đủ trong hệ thống pháp luật của nước ta.Các quy định của chế định này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà nước ta đốivới những người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt, những người mất nănglực hành vi dân sự Trên thực tế việc áp dụng những chế định về giám hộ đã thuđược nhiều thành tựu đáng kể song vẫn còn tồn tại nhiều quy định thiếu hợp lí,gây khó khăn, cản trở Vì vậy, việc tìm hiểu, đề ra những phương hướng, biệnpháp nhằm đi đến hoàn thiện chế định này là rất cần thiết Trong bài viết này, em
xin trình bày về vấn đề: “ Giám hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
Trang 3Điều 46, luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định về khái niệm đỡ đầu: “
Việc đỡ đầu cần thực hiện trong trường hợp cần đảm bảo việc chăm nom, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên mà cha mẹ đã chết, hoặc tuy cha mẹ còn sống nhưng không có điều kiện để làm những nhiệm vụ đó ” Khái
niệm này chưa nêu bật được định nghĩa thế nào là đỡ đầu ( giám hộ ); sự quy địnhđối tượng được giám hộ cũng chỉ giới hạn đối với người chưa thành niên mà cha
mẹ đã chết hoặc tuy còn sống mà không đủ điều kiện để làm nhiệm vụ đó
Như vậy, đem so sánh với định nghĩa giám hộ quy định trong BLDS năm 2005thì định nghĩa về giám hộ đã được hoàn thiện hơn, nêu rõ được bản chất của chếđịnh này, đồng thời có những điểm cần thiết để phân biệt quan hệ giám hộ vớiquan hệ đại diện
So với khái niệm giám hộ quy định tại Điều 67 BLDS 1995 thì khái niệm giám
hộ nêu ở Điều 58 BLDS 2005 ngoài việc sửa đổi từ ngữ còn sửa nội dung câu
“người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm
chủ được hành vi của mình” bằng câu “người mất NLHV dân sự”.
Việc thay đổi này làm cho điều luật vừa ngắn ngọn vừa thể hiện được sự chặtchẽ và chính xác hơn Vì khái niệm mất NLHV dân sự đã được quy định tại Điều
24 BLDS 1995, Điều 22 BLDS 2005 Vì vậy điều luật không cần mô tả lại nhữngbiểu hiện của người mất NLHV dân sự
Trang 42. Đặc điểm
Qua khái niệm, có thể rút ra một số đặc điểm của giám hộ:
- Giám hộ là một quan hệ pháp luật dân sự, được xác lập giữa người giám hộ vàngười được giám hộ, theo đó người giám hộ sẽ đại diện cho người được giám hộtrong các quan hệ với nhà nước và hầu hết các giao dịch dân sự khác Ngoài ra,người giám hộ còn phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám
hộ Đây là điểm quan trọng phân biệt quan hệ giám hộ với quan hệ đại diện
- Chủ thể của quan hệ giám hộ gồm: người giám hộ và người được giám hộ
+) Người giám hộ có thể là cá nhân hoặc tổ chức xã hội
+) Người được giám hộ phải là những người được pháp luật quy định
- Quan hệ giám hộ được phát sinh theo quy định của pháp luật ( giám hộ đươngnhiên ) hoặc theo ý chí của người giám hộ ( giám hộ được cử ), tuy nhiên đều phảituân theo quy định của pháp luật
II. Giám hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
1. Người được giám hộ
Khoản 2, điều 58: Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự
Theo quy định này thì những người giám hộ có thể phân chia thành các nhómsau:
- Những người bắt buộc phải có người giám hộ bao gồm: người mất năng lực hành
vi dân sự; người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha mẹhoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha,mẹ
- Người được giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ khi cha mẹ không có điều kiệnchăm sóc, giáo dục người chưa thành niên
Trang 5- Những người từ 15 đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu
họ phát triển bình thường về thể chất
Như vậy, kế thừa và phát triển chế định đỡ đầu trong luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 1986, chế định giám hộ trong BLDS đã quy định cụ thể và toàn diện hơn vềcác đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ
2. Người giám hộ
+) Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ :
Mục đích của giám hộ là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưathành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhậnthức, làm chủ được hành vi của mình Do vậy, không phải bất kì ai cũng có thể trởthành người giám hộ Để là người giám hộ, phải có những điều kiện nhất địnhđược quy định tại Điều 60, BLDS:
“ Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2 Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố
ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
3 Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.”
So với quy định tại Điều 69 BLDS 1995 thì Điều 60 BLDS 2005 đã bỏ tiêu chí
“đủ 18 tuổi trở lên” và bổ sung tiêu chí quy định tại khoản 2.
Việc bỏ tiêu chí “đủ 18 tuổi trở lên” là chính xác vì với tiêu chí “có NLHV dân sự đầy đủ” là đã bao hàm tiêu chí “đủ 18 tuổi trở lên”.
Việc bổ sung tiêu chí quy định về đạo đức, phẩm chất của người được cử làmgiám hộ quy định tại khoản 2 Điều 60 là rất cần thiết để bảo đảm được quyền vàlợi ích hợp pháp của người được giám hộ
Pháp luật không quy định cụ thể về các điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiệnviệc giám hộ Khi vận dụng trong thực tế cần xem xét từng trường hợp, điều kiện,hoàn cảnh cụ thể để đánh giá một cá nhân có đầy đủ các điều kiện cần thiết để
Trang 6đảm bảo thực hiện việc giám hộ hay không Trong đó cần chú trọng tới những tiêuchuẩn về tư cách, đạo đức, khả năng kinh tế, thời gian,… Ngoài ra, những mốiquan hệ ràng buộc, tin tưởng,… giữa những người giám hộ và người được giám
hộ cũng là yếu tố cần thiết khi xem xét
+) Các hình thức giám hộ theo quy định
Tồn tại hai hình thức giám hộ là: giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử
- Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám
hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân Quan hệ giám hộ dạng này được xác địnhbằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ củangười giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ
+ Giám hộ đương nhiên được của người chưa thành niên
Điều 61 BLDS 2005 so với Điều 70 BLDS 1995 có sửa đổi bổ sung nhỏ, ngoàiviệc sửa đổi hoặc thêm từ cho chính xác thì có mở rộng thêm diện người giám hộ
Cụ thể:
Khoản 2 Điều 61 BLDS năm 2005 đã quy định: “Trong trường hợp không có anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em ruột không có đủ điều kiện làm người giám
hộ, thì ông, bà nội, ông, bà ngoại là người giám hộ Nếu không có ai trong số
người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô,
dì làm người giám hộ”.
Việc mở rộng diện người làm giám hộ này là cần thiết và phù hợp với phong tụctập quán của người Việt Nam
+ giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Khái niệm giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sựcũng được hiểu như giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên Người giám
hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 62BLDS
So với quy định tại BLDS năm 1995 thì BLDS 2005 quy định về vấn đề
này chính xác và chặt chẽ hơn Bộ luật đã thay thế cụm từ “ người mắc bệnh tâm
Trang 7thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình” bằng cụm từ “ mất năng lực hành vi dân sự” sự thay thế này là chính
xác bởi tại điều 22 của bộ luật này đã quy định thế nào là mất năng lực hành vidân sự ngoài ra còn bổ sung thêm trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.: “
một trong hai người ( cha hoặc mẹ) mất năng lực hành vi dân sự còn người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ…”.
- Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy
định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử
Điều 63 BLDS 2005 quy định: Trong trường hợp người chưa thành niên,
người mất NLHV dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử
người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhiệm việc giám hộ
So với Điều 72 BLDS 1995 thì Điều 63 BLDS 2005 ngoài việc thay cụm từ
“người mất NLHV dân sự” cho cụm từ “người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”, còn bỏ quy định: “những người thân thích của người được giám hộ cử một người trong số họ làm người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì họ có thể cử một người khác làm người giám hộ”.
Việc bỏ quy định nêu trên là chính xác, vì Điều 61 và Điều 62 BLDS 2005 đãquy định cụ thể người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên và củangười mất NLHV dân sự trong đó quy định rõ thứ tự những người thân thích củangười được làm giám hộ sẽ đảm nhiệm việc làm giám hộ
Hơn nữa theo quy định của Điều 72 BLDS 1995 những người thân thích củangười được giám hộ nếu không có ai đủ điều kiện làm giám hộ thì họ có thể cửmột người khác làm giám hộ Quy định này là không thực tế vì những người thânthích của người được giám hộ có quyền gì để cử người khác làm giám hộ và cử
ai, luật lại không quy định
Trang 83. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ
+) Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ là: Bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ là người dưới 15 tuổi, chăm sóc, bảođảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dânsự
- Quản lí tài sản của người được giám hộ: người giám hộ có trách nhiệm quản
lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; có trách nhiệm bảoquản, giữ gìn tái sản, không làm hỏng, mất mát tài sản của người được giám hộ;không tặng cho tài sản của người được giám hộ; chỉ được sử dụng, định đoạt tàisản vì lợi ích của người được giám hộ đối với những giao dịch có giá trị lớn thìphải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ
Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ, pháp luật quy định nhữnggiao dịch dân sự của người giám hộ với người được giám hộ liên quan đến tài sảncủa người được giám hộ đều vô hiệu Bởi người giám hộ là người đại diện chongười được giám hộ cho nên những giao dịch này có sự hỗn nhập tư cách chr thểtrong một quan hệ Cùng một cá nhân nhưng đứng về hai phía trong cùng mộtgiao dịch dễ dàng dẫn đến sự lạm quyền của người giám hộ
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự: đại diện cho ngườiđược giám hộ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của người giám hộ Trừnhững giao dịch mà người từ đủ 6 tuổi đến 18 tuổi có thể tự mình thực hiện theoquy định tại Điều 29 BLDS Người giám hộ là đại diện cho người được giám hộtrong các quan hệ pháp luật nội dung cũng như tố tụng
Tư cách đại diện của người giám hộ được thực hiện dưới hai hình thức sau:
- Đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực hành vi một phần, ngườigiám hộ với tư cách là người đại diện kiểm soát việc thực hiện các giao dịch dongười được giám hộ thực hiện dưới hình thức “đồng ý”- đồng ý việc thực hiệngiao dịch cũng như nội dung của giao dịch đó Nếu người được giám hộ đã thựchiện giao dịch không có sự đồng ý của người giám hộ thì với tư cách là người đạidiện, học có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo qy định tại
Trang 9điều 130 133 BLDS Người giám hộ không được đem tài sản của người đượcgiám hộ tặng cho người khác.
- Đối với người chưa có năng lực hành vi, mất năng lực hành vi thì với tư cách làngười đại diện, người giám hộ tự mình thực hiện các giao dịch vì lợi ích của ngườiđược giám hộ
- Người giám hộ cho người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi có nghĩa vụchăm sóc, giáo dục; bảo đảm điều trị, chữa bệnh cho người được giám hộ Việcchăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho người được giám hộ được thực hiện theo khảnăng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người được giám hộ
+) Quyền của người được giám hộ: Điều 68, BLDS
Người giám hộ có các quyền sau đây:
1 Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ;
2 Ðược thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
3 Ðại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản thì người giám hộ không chỉ
có nghĩa vụ quản lí mà còn có quyền sử dụng tài sản đó, để chăm sóc, chi dùngcho những nhu cầu cần thiết, hợp lí của người được giám hộ Nhu cầu cần thiếtcủa người được giám hộ cần được xác định dựa vào nhu cầu chung của ngườiđược giám hộ ( nhu cầu ăn mặc, ở, đi lại, học hành,…) Việc sử dụng tài sản phảiđúng với mục đích nêu trên nếu không người giám hộ sẽ phải bồi thường thiệt hạicho người được giám hộ (khi có yêu cầu)
Người giám hộ chỉ được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lí tàisản của người được giám hộ Nội dung quản lí tài sản của người được giám hộđược quy định tại điều 69 BLDS
Điều 69 BLDS 2005 quy định việc quản lý tài sản của người được giám hộ,ngoài việc sửa đổi bổ sung từ ngữ, câu chữ, khoản 3 Điều 69 BLDS 2005 bổ sung
Trang 10quy định: “Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ
có liên quan đến tài sản của người được giám hộ không bị coi là vô hiệu nếu giao dịch đó được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
Khoản 3 Điều 79 BLDS 1995 không có quy định này Việc bổ sung quy địnhnày là cần thiết và hợp lý Quy định này không những không làm hại đến quyền
và lợi ích của người được giám hộ, mà lại bảo đảm được sự bình đẳng giữa ngườigiám hộ với những người khác trong các giao dịch dân sự và phù hợp với đạo lýcủa người Việt Nam
4. Giám sát người được giám hộ
Giám sát việc giám hộ là quy định nhằm đảm bảo việc giám hộ được thực hiệntheo đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ,kịp thời ngăn chặn và xử lí các trường hợp người giám hộ vi phạm nghĩa vụ củamình, gây thiệt hại đến quyền lợi của người được giám hộ Giám sát việc giám hộquy định tại Điều 59 BLDS 2005 so với Điều 68 BLDS 1995 đã được sửa đổi, bổsung sau
Điều 59 BLDS 2005 quy định:
1 Người thân thích của người giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện
làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi đôn đốc kiểm tra người giám hộ
trong việc thực hiện giám hộ, xem xét giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến
nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.
2 Trong trường hợp không có người giám hộ thân thích của người được
giám hộ hoặc những những người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cử người giám sát việc giám hộ.
Quy định trên đây của Điều 59 BLDS 2005 hợp lý hơn so với quy định tạiĐiều 68 BLDS 1995
Trang 11Điều 68 BLDS 1995 quy định: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi ngườigiám hộ cư trú và người cử người giám hộ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểmtra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ.
Quy định của Điều 68 BLDS 1995 không phân biệt rõ được trách nhiệm giámsát việc giám hộ của Uỷ ban nhân dân cấp xã với người cử người giám hộ Do đókhông thể không xảy ra tình trạng Uỷ ban tưởng đã có người cử người giám hộgiám sát việc giám hộ, ngược lại người cử người giám hộ lại cho rằng đã có Uỷban giám sát hoặc tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau
Hơn nữa việc giám hộ chỉ đặt ra đối với những cá nhân cụ thể, do đó tráchnhiệm giám sát việc giám hộ trước hết phải là của những người thân của ngườiđược giám hộ, đây là vấn đề đạo lý của cuộc sống, chỉ khi không có người thâncủa người được giám hộ làm được việc đó, mới đòi hỏi đến trách nhiệm của cộngđồng mà Uỷ ban nhân dân cấp xã là người đại diện
Điều 59 BLDS 2005 còn dùng từ “kiến nghị” của người giám hộ thay cho từ
“khiếu nại” ở Điều 68 BLDS 1995 Tuy chỉ là một sửa đổi nhỏ nhưng rất chínhxác và làm rõ được bản chất của sự việc
Ngoài ra, Điều 59 BLDS 2005 còn bổ sung thêm khái niệm người thân thích
“Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của
người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ”
và “người giám sát việc giám hộ phải là người có NLHV dân sự đầy đủ”
Đây là những bổ sung quan trọng, tránh được tình trạng sau khi có luật lại phảichờ văn bản hướng dẫn mới thi hành được
5. Đăng kí việc giám hộ
Hồ sơ giám hộ gồm các loại giấy tờ sau đây: