1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chứng minh rằng hệ thống pháp luật nhật bản là một sản phẩm của sự pha trộn giữa dòng họ civil law, dòng họ common law và pháp luật truyền thống nhật

5 256 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 21,2 KB

Nội dung

Pháp luật Nhật Bản chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp luật Civil LawHệ thống pháp luật của các nước châu Âu lục địa đã trở thành hình mẫu cho hệ thống pháp luật Nhật Bản trong giai đoạn Âu

Trang 1

1 Pháp luật Nhật Bản chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp luật Civil Law

Hệ thống pháp luật của các nước châu Âu lục địa đã trở thành hình mẫu cho hệ thống pháp luật Nhật Bản trong giai đoạn Âu hóa lần thứ nhất và ảnh hưởng đến tận ngày nay Pháp luật của dòng họ Civil law ảnh hưởng đến pháp luật Nhật Bản một cách

tự nhiên thông qua nhu cầu học hỏi văn minh phương Tây của người Nhật Từ đầu thế

kỉ XVIII, sách báo và công nghệ phương Tây đã đóng vai trò đáng kể trong sự nghiệp công nghiệp hóa Nhật Bản Và sự ảnh hưởng đó còn tồn tại cho đến ngày nay qua nhiều phương diện, cụ thể:

Về hệ thống tòa án: hệ thống tòa án của Nhật được xây dựng trên mô hình hệ thống

tòa án của các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law mà chủ yếu là của Đức và Pháp và chịu sự giám sát của cơ quan hành pháp Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ II, hệ thống tòa án của Nhật không còn chịu sự can thiệp của Chính Phủ như trước

mà đã có vị trí độc lập hiến định trong bộ máy nhà nước Hệ thống tòa án của Nhật ngày nay cũng phân ra các cấp – tương tự như hệ thống pháp luật các nước châu Âu lục địa

Về nguồn luật: Tương tự như ở các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law,

nguồn luật quan trọng nhất ở Nhật Bản là luật thành văn Và giống như nhiều nước thuộc dòng họ này, phán quyết của Tòa án (hay còn gọi với các tên gọi khác là án lệ, tiền lệ pháp, thực tiễn xét xử) không chính thức được coi là nguồn mặc dù trên thực tế, phán quyết của tòa cũng đóng vai trò quan trọng với tư cách là nguồn luật bổ trợ Có thể kể đến Bộ luật dân sự Nhật Bản là Bộ luật chịu ảnh hưởng cả từ Bộ luật dân sự Đức

và Bộ luật dân sự Pháp Ngay từ năm 1882, giảng viên trường Luật Paris Boissonnade giúp Nhật bản soạn thảo dự thảo Bộ luật dân sự đến năm 1898, Nhật hoàng đã ban hành Bộ luật dân sự mới với nội dung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bộ luật dân sự mới của Đức (1896), nhưng giữ được khá nhiều yếu tố từ bản dự thảo của Boissonnade Trong khoảng thời gian này nhiều bộ luật đã được ban hành như Bộ luật tố tụng dân sự

1890 sửa đổi năm 1899, bộ luật thương mại năm 1899, bộ luật Hình sự năm 1907, bộ luật tố tụng hình sự năm 1922 Trừ 2 bộ luật tố tụng, các bộ luật khác vẫn còn hiệu lực đến ngày nay

Nguồn luật quan trọng và được ưu tiên áp dụng thứ hai đó là tập quán pháp Phán quyết của Tòa án không chính thức được coi là nguồn luật mặc dù trên thực tế, tương

Trang 2

tự như ở các nước châu Âu lục địa, phán quyết của tòa cũng đóng vai trò quan trọng với tư cách là nguồn luật bổ trợ

Tương tự như nhiều nước ở dòng họ civil law, ở Nhật Bản, phán quyết của Tòa là nguồn luật thực tế (de facto source of law) Phán quyết của Tòa tối cao có giá trị ràng buộc các tòa án cấp dưới, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật thành văn và lấp lỗ hổng của pháp luật thành văn

Về đào tạo luật: phương pháp đào tạo luật ở Nhật Bản cũng tương tự như đào tạo

luật ở các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law, đặc biệt gần gũi với

mô hình đào tạo của Pháp và Đức Phương pháp giảng dạy luật ở Nhật vẫn chủ yếu là phương pháp thuyết trình tiến hành ở các lớp học có quy mô lớn chứa tới hơn 500 sinh viên, với bài giảng chỉ tập trung vào lý thuyết sau khi tốt nghiệp khoa luật, người có bằng cử nhân có thể học tiếp chương trình đào tạo sau đại học để trở thành thạc sĩ hoặc tiến sĩ luật , hay học nghề tại các tổ chức chuyên biệt để trở thành luật sư

2 Pháp luật Nhật Bản mang những đặc điểm của dòn họ Common Law

Sự đầu hàng của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2 và sự chiếm đóng của quân đội Mỹ trong 7 năm đã dẫn đến những thay đổi cơ bản trong hệ thống pháp luật Nhật Bản Điều đó tạo điều kiện cho việc dòng họ pháp luật Common Law có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển của pháp luật Nhật Bản Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ trong Luật Hiến pháp, Luật Thương mại, Luật tố tụng hình sự Nhật Bản Mà cụ thể là trong các chế định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về tố tụng và tổ chức của hệ thông tòa án

Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định cụ thể trong hiến pháp Nhật Bản 1946 và Bộ luật dân sự năm 1947 Hiến pháp Nhật Bản 1946 do người Mĩ thảo ra nên nhiều chế định trong đó chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống pháp luật Mĩ Theo Hiến Pháp 1946, quyền và nghĩa vụ của công dân là các pháp luật mang tính hiến định không được phép vi phạm

Về tố tụng: Sự tác động của dòng họ pháp luật Common Law đến pháp luật Nhật

Bản trong chế định tố tụng được thể hiện rõ nét nhất trong pháp luật về tố tụng hình sự Ngoại trừ chế độ bồi thẩm mà Nhật Bản không tiếp thu của pháp luật Mĩ thì có thể thấy

Bộ luật tố tụng hình sự 1948 của Nhật Bản được soạn thảo theo khuôn mẫu bộ luật tố tụng hình sự của Mĩ Trong quá trình tố tụng, nguyên tắc tranh tụng được đề cao, thẩm phán chỉ đống vai trò trọng tài, vai trò chính trong quá trình tố tụng được dành cho đại

2

Trang 3

diện của bên buộc tội và bên bào chữa Bên cạnh bộ luật tố tụng hình sự, Nhật Bản còn ban hành đạo luật về viện kiểm sát ( Viện công tố) năm 1947, đạo luật về luật sư năm

1949 Tất cả các đạo luật này đều chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp luật Common Law

và còn hiệu lực đến ngày nay mặc dù đã có sửa đổi, bổ sung

Về hệ thống tòa án: Những ảnh hưởng của dòng họ pháp luật Common Law tới

pháp luật Nhật Bản còn được thể hiện đậm nét trong các chế định pháp luật về tổ chức

hệ thống Tòa án Bản hiến pháp năm 1946, đạo luật về Tòa án, đạo luật về các viện công tố được ban hành năm 1947 đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống pháp luật

Mĩ Cụ thể, quyền kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật được giao cho tòa

án tối cao; hệ thống tòa án được tổ chức theo một ngach duy nhất Nhật Bản không tổ chức hệ thống Tòa án theo cấp hành chính mà theo ba cấp xét xử, một bản án có thể được kháng án hai lần (sơ thẩm, phúc thẩm và thượng thẩm)

Những đặc điểm của dòng họ pháp luật Common Law được thể hiện rõ nét trong dòng họ pháp luật Nhật Bản thông qua các chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về tố tụng hình sự và hệ thống tòa án Tuy nhiên, những phân tích trên cũng cho thấy sự ảnh hưởng của dòng họ Common Law đến hệ thống pháp luật Nhật Bản không đủ mạnh để “ kéo” pháp luật Nhật Bản hoàn toàn vào dòng họ pháp luật này, những tác động vẫn còn hạn chế và mang tính không liên tục

3 Hệ thống pháp luật nhật bản vẫn kế thừa các yếu tố của pháp luật truyền thống

Tiếp thu rất nhiều từ pháp luật hiện đại tuy nhiên hệ thống pháp luật nhật bản vẫn giữ được các yếu tố của pháp luật truyền thống, điều đó được thể hiện trong các chế định về hôn nhân và gia đình, chế định thừa kế, trong phương thức giải quyết tranh chấp và sử dụng nguồn luật

Về phương thức giải quyết tranh chấp: Mặc dù tính dân chủ đã được đề cao ở Nhật

Bản, nhưng người dân vẫn không thích tham gia vào những lĩnh vực hoạt động công quyền và có xu hướng thích giao phó những công việc đó cho thiểu số người có quyền lực trong xã hội Không những thế, người dân Nhật còn có tâm lý “ngại” kiện tụng, có

xu hướng tránh xa pháp luật Những thói quen và nếp tư duy cũ vẫn tiếp tục tồn tại trong đại bộ phận dân cư Nhật Bản, Người Nhật còn có thói quen, thậm chí có thể nói

là văn hóa, né tránh kiện tụng vì cho rằng sự xuất hiện trước tòa, ngay cả trong các vụ việc dân sự, cũng làm ảnh hưởng xấu đến danh dự của họ Do đó, các phương thức giải

Trang 4

Về nguồn luật: Cũng như ở hầu hết các nước châu Âu khác, ở Nhật Bản luật thành văn

là nguồn luật quan trọng nhất Tuy nhiên, trên thực tiễn điều này không phải bao giờ cũng đúng Trong một số trường hợp, thẩm phán có thể dựa vào những tập quán không phù hợp với luật thực định nhằm đạt tới giải pháp thỏa đáng Hay trong luật dân sự khi việc áp dụng văn bản pháp luật không quy định về chính sách công thì có thể bị các bên đương sự loại trừ và thay thế vào đó áp dụng tập quán pháp có nghĩa tương phản

4 Đánh giá chung về pháp luật Nhật Bản

Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, kết hợp giữa pháp luật truyền thống với dòng họ pháp luật Civil Law và Common Law đã tạo nên hệ thống pháp luật của Nhật Bản Sự kết hợp này cũng đã tạo nên một dòng họ pháp luật - dòng họ pháp luật hỗn hợp và Nhật Bản là một đại diện Việc pha trộn này đã tạo nên cho Nhật Bản một hệ thống pháp luật phong phú, hạn chế được những lỗ hổng về pháp luật, giúp cho việc thực hiện luật pháp ở nước này linh động hơn

Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống pháp luật Nhật Bản cũng có nhiều nhược điểm,

đặc biệt là trong thủ tục tố tụng Thủ tục tố tụng Nhật Bản, có thể nói, là hỗn hợp tố tụng đối kháng và tố tụng xét hỏi dựa trên truyền thống và văn hóa Nhật Bản Điểm khác biệt điển hình trong tranh tụng ở Nhật Bản so với tranh tụng ở Mỹ và ở nhiều nước phương Tây là luật sư tranh tụng đóng vai trò hết sức thụ động trong phiên tòa, hiếm khi luật sư thảo luận vấn đề gì đó trước tòa Các luật sư Nhật Bản vì vậy không cần phải có tài hùng biện, tranh cãi và đây là một yếu kém của giới luật sư Nhật Bản so với giới luật sư ở nhiều nước trên thế giới Hơn nữa, thủ tục tố tụng ở Nhật Bản còn có nhược điểm đó là về đội ngũ thẩm phán và cách xử lý công việc của họ Ở Nhật, các tình tiết vụ án được đưa ra xem xét ở cả tòa án sơ thẩm, phúc thẩm và thậm chí tại Tòa

án tối cao Thực tế này làm khối lượng công việc của thẩm phán Nhật Bản tăng lên gấp đôi so với khối lượng công việc của thẩm phán Mỹ Việc này khiến cho hoạt động xét

xử ở các Tòa án tại Nhật Bản không được hiệu quả như một số nước phát triển trên thế giới mà tiêu biểu là Mỹ Như vậy, trong quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật thì Nhật Bản cần tiếp thu có chọn lọc hơn kinh nghiệm pháp luật của các dòng họ pháp luật khác để có thể hạn chế được một số nhược điểm đã nêu trên

4

Ngày đăng: 27/03/2019, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w