Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một
Trang 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Đơn vị công tác:Trường THPT Phan Đình Phùng
Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
Trang 3MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Điểm mới của đề tài 1
3 Phạm vi áp dụng 2
II NỘI DUNG 3
Chương 1 Thực trạng học sinh cá biệt trong nhà trường phổ thông hiện nay 3
1.1 Một số vấn đề chung về học sinh cá biệt 3
1.1.1 Thế nào là học sinh cá biệt 3
1.1.2 Phân loại HSCB 3
1.1.2.1 Học sinh cá biệt về học tập 3
1.1.2.2 Học sinh cá biệt về đạo đức 3
1.1.3 Nguyên tắc chung trong giáo dục học sinh cá biệt 4
1.1.3.1 Phương pháp thuyết phục 4
1.1.3.2 Phương pháp thúc đẩy 4
1.1.3.3 Phương pháp rèn luyện 5
1.2 Thực trạng giáo dục HSCB ở trường THPT hiện nay 5
1.3 Kết quả giáo dục các năm trước 7
1.3.1 Dạng học sinh cá biệt về học tập 7
1.3.2 Dạng HSCB về đạo đức 7
Chương 2 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT 8
2.1 Nắm chắc quan điểm chỉ đạo của cấp trên 8
2.2 Phải động viên kịp thời, đúng lúc, đúng đối tượng 8
2.3 Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong xã hội 8
2.4 Nhà trường tích cực đổi mới phương thức quản lý, hoạt động 9
2.5 Nêu gương sáng cho HS noi theo 10
2.6 Dùng tình cảm để cảm hóa các em 10
2.7 Kiên trì tạo niềm tin và yêu thương 11
2.8 Giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình 12
2.9 Tích cực tham gia vào công tác đánh giá, xếp loại 12
Chương 3 Kết quả vận dụng một số biện pháp 13
3.1 Dạng học sinh cá biệt về học tập 13
3.2 Dạng HSCB về đạo đức 13
III KẾT LUẬN 14
1.Ý nghĩa của đề tài 14
2 Kiến nghị, đề xuất 15
Trang 41
1 Lí do chọn đề tài
Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân”… ( Điều 23-Luật giáo dục)
Có thể nói rằng, sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người
Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường
Vậy, làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả?
Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi chọn
đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT”, vấn đề này
chắc hẳn không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ, làm sao học sinh của mình trở thành những con người tốt có ích cho xã hội
2 Điểm mới của đề tài:
Đề tài tập trung đưa ra một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường
THPT Nhìn chung, các biện pháp nêu ra căn bản dựa trên các phương pháp giáo dục học sinh truyền thống, dựa vào đặc điểm tình hình học sinh cụ thể, giáo viên
sử dụng nghệ thuật sư phạm của mình để cảm hóa các em, giúp các em hoàn thiện nhân cách, trở thành con người tốt, có ích cho xã hội Nhưng khác với các cách giáo dục HSCB khác, điểm mới của đề tài này là tập trung vận dụng kết nhiều phương pháp khác nhau, vừa dùng nghệ thuật sư phạm để kích thích vai trò chủ động của học sinh trong hoàn thiện nhân cách phù hợp với tư duy đổi mới của
Trang 52
toàn ngành, vừa cố gắng tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh để tác động đến các em theo kiểu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” như cha ông ta xưa Đề tài cũng được xem như một “phương thuốc” để chữa trị tác dụng phụ của công nghệ 4.0 đang phát triển như vũ bão ngày nay
3 Phạm vi áp dụng đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng học sinh THPT, lấy khảo sát từ học sinh lớp 11, 12 trường THPT Phan Đình Phùng Đề tài cũng có thể áp dụng cho học sinh THPT nói chung, nhưng khi áp dụng đại trà, giáo viên cần căn cứ vào tình hình cụ thể từng đối tượng để có sự linh hoạt, nhằm làm tăng hiệu quả giáo dục hơn
Trang 63
Chương 1 Thực trạng về học sinh cá biệt trong Nhà trường phổ thông hiện nay
1.1 Một số vấn đề chung về học sinh cá biệt (HSCB)
1.1.1 Thế nào là HSCB?
Trước hết, cần hiểu đúng khái niệm “học sinh cá biệt” Đó là những học sinh có cá tính khác biệt so với số đông học sinh bình thường (không có nghĩa học sinh cá biệt là bất bình thường) Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác
1.1.2 Phân loại HSCB
1.1.2.1 Học sinh cá biệt về học tập: có ba loại:
+ Một là những em có trí tuệ và khả năng nhận thức bình thường nhưng rất lười biếng, lêu lổng, học kiểu “tài tử” dẫn đến hổng kiến thức, hay quay cóp trong học tập Kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp “đội sổ”, dẫn đến chán học
+ Hai là những em thiểu năng về trí tuệ: Là những trẻ trông hình thức bề ngoài bình thường, hơi có vẻ như đần độn, trong học tập thì dạy mãi, học mãi chẳng nhập tâm được cái gì (hay nói cách khác là thuộc diện “chậm hiểu”)
+ Ba là những em thuộc diện khuyết tật (nói ngọng hoặc không nói được, mắt, tai, tay chân…) dẫn dến không đủ giác quan, phương tiện để học tập bình thường như những bạn khác
như:
+ Hay trốn học đi chơi điện tử, lừa dối cha mẹ, thầy cô, giả tạo chữ kí của bố mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép;
+ Dọa nạt bạn bè thậm chí đánh nhau; lảng tránh các hoạt động tập thể; + Tiêu xài các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà trường; càn
Trang 74
quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia giàu
có cụm lại với nhau đối lập với tập thể lớp, thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế; thậm chí còn có cả ăn cắp, ăn trộm, “cắm quán” tài sản không chỉ của mình mà còn lừa “mượn” của bạn;
+ Khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bạn bè; hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, bạn bè nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được sắp sẵn trong đầu Có cách nói năng, ăn mặc, đi đứng hành động khác thường để gây sự chú ý
+ Có biểu hiện thích yêu đương, phân tán tư tưởng, thích diện, hay cãi lí với bố mẹ và thầy cô; sẵn sàng bỏ học đi chơi cùng bạn…
1.1.3 Nguyên tắc chung trong giáo dục đạo đức cho HSCB
1.1.3.1 Phương pháp thuyết phục
Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ… Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường
1.1.3.2 Phương pháp thúc đẩy
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bức đạo đức bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh
Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để
có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường
Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các
em khác noi theo
Trang 85
Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bức đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh
1.1.3.3 Phương pháp rèn luyện
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế:
Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có khả năng giao tiếp, khuyên nhủ tốt Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đề cử các em đảm nhiệm một số nhiệm vụ của lớp, hay theo dõi thi đua trong lớp
Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động
có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại
1.2 Thực trạng giáo dục HSCB ở trường THPT hiện nay
Từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mà hiện nay ở các nhà trường phổ thông, hiện tượng HSCB trở thành một vấn nạn Thỉnh thoảng chúng ta lại nghe các thông tin nổi cộm trên các phương tiện thông tin đại chúng về học sinh đánh bạn,
Trang 96
học sinh đồi bại về nhân cách, trộm cắp, ma túy, cưỡng dâm, điện tử… Điều đó không chỉ xảy ra với học sinh nam mà còn hoành hành với cả học sinh nữ Trong các nhà trường phổ thông nói chung, THPT nói riêng, đây chính là một vấn đề nhức nhối, trăn trở Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ 4.0 hiện nay, một
số em chăm ngoan nếu không biết làm chủ mình, không biết cách học, cũng có thể trở thành HSCB, làm “nô lệ” cho các thiết bị truy cập Internet, mất khả năng
tư duy… Bài tập về nhà được các em thực hiện một cách vô cảm: tra Google và chép vào, không mảy may suy nghĩ … Đặc biệt, càng ngày các em càng vùi sâu vào “cuộc sống ảo”, vô cảm thờ ơ với mọi người xung quanh Em nào bị nặng có thể trở nên tự kỷ… Thực trạng trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Thứ nhất là từ gia đình: Thiếu sự quan tâm hay quá tin tưởng, chiều chuộng của gia đình; những éo le trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến
sự hư đốn, hay nói một cách khác là đạo đức học sinh yếu kém
- Thứ hai là từ xã hội : Thực trạng những mặt xấu của xã hội; Trong điều kiện xã hội hiện nay từng giờ từng ngày những cám dỗ, ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh
- Thứ ba là từ nhà trường: Nhà trường chưa có biện pháp phù hợp trong việc quản lí giáo dục học sinh; chưa quan tâm đúng mức tới những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (những em quá đầy đủ về vật chất, được chiều chuộng; ngược lại những em quá khó khăn thiếu thốn về vật chất hoặc những em có hoàn cảnh
éo le, những em có cá tính khác thường…); chưa tạo ra môi trường thân thiện thực
sự khi các em đến trường, làm cho các em thấy nhàm chán khi đến trường, có nhu cầu muốn tự thay đổi và làm mới môi trường sống; …
- Thứ tư là từ bản thân học sinh : Giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi
Từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên, học sinh muốn khẳng định mình bằng sự hiểu biết chưa hoàn thiện của mình; có thể do bản năng hoặc bệnh a dua
Trang 107
Qua thống kê và theo dõi lớp 11A3, Trường THPT Phan Đình Phùng, lớp tôi chủ nhiệm, năm học 2017 – 2018, có một số em học sinh thuộc dạng cá biệt như sau:
1.3.1 Dạng cá biệt về học tập
Đây là những học sinh lười học tập, không chịu lắng nghe giảng bài, thường vắng học và có kết quả học tập thấp Kết quả kiểm tra cuối năm gồm có 09 em dưới điểm, xếp học lực yếu, chiếm tỉ lệ là trên 24 % Đa số các em mất gốc kiến thức Cụ thể:
1 Nguyễn Hoàng Hải Yếu Văn, Sinh, Lý, Anh
2 Lê Trung Hậu Yếu Toán, Lý, Anh
3 Trần Đình Hiếu Yếu Anh, Toán,
4 Nguyễn Phi Hùng Yếu Tin, Toán, Văn
6 Hoàng Văn Lợi Yếu Sinh, Văn, Anh
7 Trần Ngọc Phú Yếu Sinh, Hóa, Anh, Toán
9 Đoàn Anh Tuấn Yếu Anh, Lý, Toán
Qua khảo sát năm học 2017-2018, lớp 11A3 có 04 HSCB, trong đó, có 02
em hạnh kiểm yếu, 02 em hạnh kiểm trung bình, chiếm tỉ lệ 10,8 % Hầu hết các
em này thường nói tục, chửi thề, ngồi học không tập trung, không nghe lời giáo viên, lười học bài, có em nghiện điện tử Có em thường hay vắng học không lý
do, hỏi ít chịu trả lời… Trong đó có các em sau :
- Nguyễn Hoàng Hải – hay nghỉ học không có lí do
- Nguyễn Chung Bửu – lắng nghe nhưng không học theo, thường làm theo những gì mình muốn
- Lê Ngọc Sơn – hay nói tục, chửi thề, nghỉ học …
Trang 118
- Nguyễn Viết Quân – không chịu vâng lời
Chương 2 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT
Như chúng ta đã biết, giáo dục HSCB là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp và rất khó thành công trong một thời gian ngắn Nó đòi hỏi một quá trình dài lâu, có sự gắn kết, thật sự trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm từ lớp dưới đến lớp trên, cùng sự quan tâm chia sẻ thường xuyên từ phía phụ huynh, gia đình…
Để góp phần làm cho công tác giáo dục HSCB trong nhà trường đạt hiệu quả, sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp:
2.1 Nắm chắc quan điểm chỉ đạo của cấp trên
Nắm vững đường lối quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của học kỳ, năm học đối với HSCB Khéo léo khích lệ HSCB chủ động hòa nhập, thực hiện nhiệm vụ chung, nhiệm vụ của lớp trong phong trào chung Đồng thời, phải nắm vững tri thức lý luận giáo dục, có nghệ thuật sư phạm, xây dựng và phối hợp tốt các mối quan hệ trong nhà trường và địa phương
Tìm hiểu tiềm năng của cộng đồng, địa phương, xã hội, theo dõi thời sự trong nước và quốc tế để vận dụng những hiểu biết đó vào công tác chủ nhiệm
2.2 Phải biết động viên kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng
Đã là con người thì không ai hoàn toàn đúng, cũng không ai hoàn toàn sai Đúng hoặc sai trong hành động, việc làm của con người chỉ mang tính tương đối
Vì vậy, với HSCB cũng không ngoại lệ Dù các em có cá biệt đến đâu thì cũng có khi các em đúng Với những lúc như thế, dù nhỏ bé, dù ít ỏi, giáo viên cũng phải biết trân trọng Một lời động viên khích lệ kịp thời khi các em chỉ có một việc làm tốt rất nhỏ cũng đủ làm cho các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự có ích Hãy mạnh dạn giao việc, hướng dẫn các em làm theo định hướng của mình nhưng vẫn phải để “đất” cho các em thể hiện tính sáng tạo, tuyệt đối không được áp đặt
2.3 Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong xã hội
Chúng ta cần biết sử dụng và phát huy hợp lí giá trị, tác dụng của dư luận
xã hội Chính những dư luận đó có thể tác động ít nhiều đến các em Các em có