Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm rất đáng báo động khi người sản xuất vì lợi nhuận kinh tế đã sử dụng các chất tăng trọng, hóa chất kích thích, thuốc trừ sâu lên vật nuôi, cây trồng. Và người tiêu dùng (NTD) đã lĩnh đủ những chất này qua con đường ăn uống. Chính những chất độc hại trong thực phẩm đã gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có căn bệnh ung thư đang khá phổ biến hiện nay. ĂN THEO PP OHSAWA ĐỂ PHÒNG BỆNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ. Tất cả mọi sinh vật đều phải ăn để tồn tại. Chúa Jesus, Phật Thích Ca, Lão Tử,…cũng phải ăn …Nhưng ăn thế nào cho đúng? Ăn làm sao để được hạnh phúc? Ăn cách nào để phòng bệnh, trị bệnh và phát triển trí tuệ? Đó là một câu hỏi đặt ra cho con người hiện nay, để đạt được những điều đó thì các yếu tố sinh vật học, sinh lý học, luận lý học và tâm lý học phải được kết hợp trên nền tảng VSNL tạo nên PPDS Ohsawa giúp con người đạt được sức khỏe và hạnh phúc thật sự.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ỒNG ÁNH
BÁO CÁO TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG
Đề tài:
Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng theo trường phái
dưỡng sinh của ohsawa
GVHD: Nguyễn Thị Thu Sang
Nhóm: 06 Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Thị Kiều Tiên (2006150187) Trần Thị Kim Ngân (2006150047) Đoàn Nguyễn Ngân Tâm (2006150051)
TPHCM, Ngày 16 tháng 11 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu 1
I Sơ lược về Oshawa 2
II Khái niệm 2
III Nguồn gốc và mục đích của dưỡng sinh 3
Nguồn gốc của dưỡng sinh 3
Mục đích của dưỡng sinh 4
IV Những nguyên tắc cơ bản 4
V.Ẩm thực dưỡng sinh 5
1 Vai trò của món ăn thức uống 5
2 Ăn uống theo dưỡng sinh 5
3 Các loại rau quả và gia vị nên dùng: 8
4 Những thức uống, món ăn nên tránh dùng đến là: 8
5 Một số điều cần lưu ý 8
6 Những trở ngại trong dưỡng sinh 9
a) Quá muộn: 9
b) Thiếu niềm tin vào ý chí: 9
c) Thiếu ghiên cứu 9
d) Không được gia đình, thân nhân hổ trợ 9
e) Những sai lầm khác 9
VI Phép dinh dưỡng cần được tuân thủ triệt để từ ba tuần đến một tháng 10
VII Lợi ích của phương pháp thực dưỡng 12
VIII Kết luận và bài học 13
a Kết luận 13
b Bài học 13
Tài liệu tham khảo 14
Trang 3MỞ ĐẦU
Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm rất đáng báo động khi người sản xuất vì lợi nhuận kinh tế đã sử dụng các chất tăng trọng, hóa chất kích thích, thuốc trừ sâu lên vật nuôi, cây trồng Và người tiêu dùng (NTD) đã lĩnh đủ những chất này qua con đường ăn uống Chính những chất độc hại trong thực phẩm đã gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có căn bệnh ung thư đang khá phổ biến hiện nay ĂN THEO PP OHSAWA ĐỂ PHÒNG BỆNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Tất cả mọi sinh vật đều phải ăn để tồn tại Chúa Jesus, Phật Thích Ca, Lão Tử,…cũng phải ăn …Nhưng ăn thế nào cho đúng? Ăn làm sao để được hạnh phúc? Ăn cách nào để phòng bệnh, trị bệnh và phát triển trí tuệ? Đó là một câu hỏi đặt ra cho con người hiện nay,
để đạt được những điều đó thì các yếu tố sinh vật học, sinh lý học, luận lý học và tâm lý học phải được kết hợp trên nền tảng VSNL tạo nên PPDS Ohsawa giúp con người đạt được sức khỏe và hạnh phúc thật sự
G Oshawa
Trang 4CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIỂU LUẬN
I Sơ lược về Oshawa
Phương pháp thực dưỡng phát triển mạnh trên đất nước Nhật bản sau ngày Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasagi …Và được thế giới biết đến rộng rãi vào năm 1982, sau khi một tờ báo có uy tín trên thế giới như tờ Paris Match ở Pháp, tờ Life ở Mỹ, tờ Atarashiki Sekaia ở Nhật đồng loạt đăng tải về trường hợp bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc bệnh viện Methodist, bang Philadelphia (Mỹ) đã chữa lành bệnh ung thư xương bằng cách ăn gạo lứt + muối vừng Phương pháp Oshawa trở nên phổ biến, được tổ chức y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng và chữa bệnh Nhưng thực ra, từ lâu đời chế độ ăn uống dưỡng sinh đã được đúc kết bởi các nền văn hóa khác nhau trên thế giới Ví dụ như chế độ ăn bánh mì (lúa mạch) + muối ở Nga; cơm (lúa gạo) + muối vừng ở Việt Nam…
Dựa trên nền tảng cơ bản này, Oshawa đã kết tinh lại thành phương pháp thực dưỡng Phương pháp thực dưỡng bao gồm những nguyên tắc cơ bản, xuất phát từ quy luật âm dương
II Khái niệm
Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết (theo dạng thức ăn) cho các tế bào và các sinh vật để hổ trợ sự sống Nó bao gồm các hoạt động ăn uống; hấp thu, vận chuyển
và sử dụng các chất dinh dưỡng; bài tiết các chất thải
Phương pháp thực dưỡng (Macrobiotics) là “phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống” Phương pháp được khám phá bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi (George Oshawa)
Bữa ăn gạo lứt với các món thuần thực vật chế biến đơn giản kiểu thực dưỡng Oshawa
III Nguồn gốc và mục đích của dưỡng sinh
Trang 51 Nguồn gốc của dưỡng sinh
Thuật dưỡng sinh đã có từ rất lâu, lâu đến nỗi ngày nay không thể khảo cứu để biết được nó đã có tự bao giờ Hơn thế nữa, dưỡng sinh không xuất phát từ một nơi nhất định trên thế giới rồi lan truyền ra như một số khoa học khác, mà có vẻ như đã đồng thời xuất hiện trong nhiều nền văn minh khác nhau của nhân loại Thấp thoáng trong những huyền thoại của người Hy Lạp cổ đại, chúng ta đã thấy
có bóng dáng của những ý tưởng làm cho con người “giữ mãi được tuổi thanh xuân”, mặc dù còn mang đậm màu sắc huyền bí nhưng cũng cho thấy khát vọng tìm kiếm một phương thức cụ thể nhằm duy trì tốt sự sống Trong nền triết học cổ
Ấn Độ - tiêu biểu là những tư tưởng trong kinh Phệ - đà – từ trước đời đức Phật đản sinh, người ta cũng đã thấy nhắc đến những vấn đề mang màu sắc của thuật dưỡng sinh Từ khi Phật giáo hình thành ở Ấn độ thì vấn đề đã trở nên cụ thể hơn, với việc xây dựng nếp sinh hoạt của tăng đoàn Phật giáo dựa trên nhiều nguyên tắc dưỡng sinh mà đến nay vẫn còn xem là hoàn hảo Còn ở Trung Hoa, những ý tưởng tương tự cũng đã có từ rất sớm, và ngày nay vẫn còn có thể thấy được trong Kinh Dịch – một trong Ngũ Kinh – hoặc trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử
Việc nhân loại đồng thời biết đến trong dưỡng sinh cũng không có gì khó hiểu Nếu như việc phát sinh triết học và tôn giáo là những nhu cầu thiết yếu trong sự tồn tại của con người ngay từ thời cổ đại, khi một nếp sinh hoạt xã hội đã bắt đầu thực sự hình thành Thì việc đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn từ cuộc sống để rồi phát minh ra những phương thức duy trì tốt đời sống, hay nói cụ thể hơn là để sống vui, sống khỏe, hầu như là điều tất nhiên phải có trong sự phát triển trí tuệ của con người, cho dù là ở bất cứ nơi đâu trên thế giới
Tuy nhiên, cũng giống như bao ngành khoa học khác, khoa học dưỡng sinh cần phải có thời gian để hình thành và phát triển Từ những ý niệm ban đầu về dưỡng sinh xuất phát từ niềm khát khao được duy trì sự sống, cho đến những hiểu biết nhất định đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn cũng như qua tìm tòi sáng tạo, là những chặng đường dài mà nhân loại đã phải trải qua Chặng đường ấy, nay ta chỉ có thể suy đoán mà hiểu được, bởi vì không có nhiều lắm những ghi chép cụ thể trong các tư liệu xưa về vấn đề này Điều chúng ta có thể biết được là, cho đến khi thuật dưỡng sinh được người Nhật tin tưỡng và thực hiện một cách mạnh mẽ theo sự phát động của giáo sư Oshawa, thì vốn dĩ trước đó đã có một nền tảng khá chắc chắn của khoa học này Vì thế mà ông Oshawa đã gọi phương pháp của mình là Tân dưỡng sinh, để phân biệt với những phương pháp dưỡng sinh truyền thống mà ông cho là không còn hợp thời nữa
2 Mục đích của dưỡng sinh
Vậy mục đích của dưỡng sinh là gì? Nói một cách nôm na dễ hiểu, dưỡng sinh
là những phương pháp giúp chúng ta nuôi dưỡng sự sống Nếu chúng ta nắm vững được những phương pháp này, chúng ta có thể giúp cho sự sống được duy trì và phát triển theo hướng tối ưu nhất
Trang 6Sự sống ở đây được hiểu theo nghĩa bao gồm cả tinh thần và thể chất Bởi vì thật không có ý nghĩa gì nếu như duy trì một thân thể cường tráng nhưng với một tinh thần luôn phiền muộn, bất an Ngược lại, một thân thể ốm yếu bệnh hoạn thì cũng khó lòng có được một tinh thần lạc quan vui sống Chỉ khi nào cả tinh thần
và thể chất đều song song phát triển theo hướng tốt hơn, sự sống mới có thể xem là được nuôi dưỡng theo một cách thích hợp
Mặt khác tinh thần vốn là vô hình nên không có những giới hạn nhất định do vật chất quy định Ngược lại, thể xác vốn là sự cấu thành từ vật chất nên tất yếu có những giới hạn không thể vượt qua Giả sử như một người có tầm vóc trung bình hoặc nhỏ bé, và điều đó do nơi các yếu tố như chủng tộc hoặc di truyền từ cha mẹ, thì không có một phương pháp thần diệu nào có thể giúp người ấy trở nên giống như một người vốn sinh ra đã có tầm vóc cao lớn, vạm vỡ
Vì vậy, mục tiêu của dưỡng sinh không phải là nhắm đến điều không thể làm được như thế, mà là giúp cho mỗi người chúng ta phát triển một cách tối ưu sự sống của mình trong giới hạn cho phép Trong ý nghĩa này, thước đo của thành công là sự sống vui, sống khỏe và sống hạnh phúc, mà không nhất thiết là một sự
so sánh về thể trọng
IV Những nguyên tắc cơ bản
Trải qua dòng thời gian phát triển, khoa học dưỡng sinh ngày nay đã xây dựng nên những nguyên tắc cơ bản dựa trên sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn Các vấn đề liên quan đến “thuật thu tiên” hay “trường sinh bất lão” vốn đã từng được xem là những ý niệm ban đầu của thuật dưỡng sinh, giờ đây không còn được ai tin vào nữa Thay vào đó những kinh nghiệm của người đi trước giờ đây được xem xét từ gốc độ của những kiến thức khoa học hiện đại và tiếp thu một cách có chọn lọc, vận dụng trong thực tiễn để rồi
đi đến đúc kết, rút ra những nguyên tắc cơ bản như sau:
Thuận theo tự nhiên
Chế phục lòng ham muốn
Sự sống là sáng tạo
V Ẩm thực dưỡng sinh
1 Vai trò của món ăn thức uống
Trang 7Việc vận dụng phương pháp dưỡng sinh vào các món ăn thức uống hằng ngày
là một phần rất quan trọng trong thuật dưỡng sinh Món ăn thức uống đóng vai trò quyết định trong việc duy trì đời sống của chúng ta và đồng thời cũng chi phối tính chất của đời sống ấy
2 Ăn uống theo dưỡng sinh
Thành phần dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn hằng ngày của mỗi người ngày nay đã được khoa học tính toán và trình bày thành những con số cụ thể Tuy nhiên, có một vài điểm chúng ta cần lưu ý khi sử dụng những thông tin khoa học loại này Thì căn cứ vào thành phần dinh dưỡng, ta có thể chia các loại thức ăn tự nhiên hoặc đã qua chế biến thành 5 nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: gồm các loại hạt ngũ cốc, củ, quả giàu tinh bột Xếp
vào nhóm loại này là các thức ăn như cơm (gạo), xôi (nếp), bắp (ngô), bánh mì, khoai lang, khoai mì, khoai tây…
Nhóm thứ hai: gồm các loại trái cây, rau quả xếp vào nhóm này là các
thức ăn như chuối, đu đủ, xoài, mận, cam, quýt, rau cải, xà lách, khổ qua, bắp tươi…
Nhóm thứ ba: gồm các loại thực phẩm giàu đạm như đậu xanh, đậu
nành, đậu đen, đậu đỏ, trứng, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa…
Nhóm thứ tư: gồm các loại thực phẩm động vật như cá biển, cá đồng,
tôm, cua, sò, ốc…thịt trắng (thịt gà, thịt vịt…), thịt đỏ (thịt bò, thịt heo…)…
Nhóm thứ năm: gồm các loại thực phẩm chế biến như đường, dầu ăn,
các món ăn chiên bằng dầu…
Gạo lứt cùng với muốimè, một trong những nền tảng quan trọng của
phương pháp thực dưỡng
10
Cách Ăn Theo Phương pháp Dưỡng Sinh – Giáo sư George Ohsawa đã lập ra
10 cách ăn uống theo tỷ lệ phần trăm của các loại thực phẩm khác nhau để duy trì
sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh, với chế độ ăn uống tốt nhất (về cân bằng âm và
dương) là toàn ngũ cốc (số 7 cách ăn uống để tẩy độc) Cách ăn uống này rất
Trang 8độc đáo và được những người đang áp dụng phương cách dinh dưỡng ưa chuộng Bạn nên tìm hiểu trước khi áp dụng bất kì cách ăn uống mới nào
Cách
ăn số
Ngũ cốc
Rau cỏ xào khô
và mặn
Canh Thịt
Cá
Rau sống trái cây
Tráng miệng Nước
Chỉ uống khi thấy khát
Trang 97 thay đổi để chữa cái gốc nguyên nhân dẫn đến bệnh tật:
- Thay đổi cách tiếp nhận những năng lượng vô hình: thở sâu hơn, nhai kỹ hơn và quan sát suy nghĩ chậm lại
- Thay đổi thời gian biểu sống tận hưởng thiên nhiên hơn và xem thiền định như một hoạt động duy trì sự sống hằng ngày
- Thay đổi tư tưởng và hành vi hướng thiện hơn, tích cực hơn
- Thay đổi môi trường sống xanh sạch, thoáng mát hơn
- Thay đổi lối sống, thói quen lành mạnh hơn
- Thay đổi lượng thức uống ít lại
- Đặc biệt, dễ dàng và đơn giản nhất là: Thay đổi thức ăn cân bằng hơn
Có nhiều trường phái thực dưỡng, nhưng khi nói đến trường phái Oshawa có 7 ý nghĩa quan trọng:
Ăn đúng cách
Lựa chọn thức ăn cân bằng âm dương
Nhai kỹ (ít nhất 30 lần)
Lượng ngũ cốc nguyên bản chiếm hơn 50% khẩu phần hằng ngày
Chữa bệnh tận gốc bằng thức ăn
Người thực hành phải đạt kết quả 7 tiêu chuẩn sức khỏe Oshawa sau quá trình học hỏi trải nghiệm
Triết lý nền y học Viễn Đông – Y Đạo
3 Các loại rau quả và gia vị nên dùng:
Cà rốt, củ cải, bí ngô, hành tỏi, kiệu tây, bắp su trắng, rau dền, rau xà lách son, rau má, bồ ngót, cải bẹ xanh,…(rau củ mọc thiên nhiên và rau
củ sạch không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu)
Nươc uống: Nước thiên nhiên, trà bancha, trà gạo lứt, trà củ sen, trà bồ công anh
Chất béo: Dầu mè, dầu phộng (mức tối đa là hai muỗng canh dầu một người một ngày)
Trái cây: Trái gất, dâu tây, hạt dẻ, trái cây thiên nhiên và đúng mùa Đường: Nếu sức khỏe ổn định thì có thể sử dụng đôi chút đường đen, đường thốt nốt, đường phèn, mạch nha
4 Những thức uống, món ăn nên tránh dùng đến là:
Tất cả các loại cà, măng, giá, nấm, khoai tây, đậu leo, rau bá hợp, dưa gang, bắp su đỏ, cue cải đường
Bơ, sữa, đồ ăn chế bằng phomat
Trái cây: Các đồ tươi sống và đường (trong lúc đang trị bệnh)
Gia vị: Tiêu, ớt, cà ri
Nước uống: luôn luôn uống nước ấm (khoảng 37oC) và khoảng 3 xị (0,75 lít) trở lại
5 Một số điều cần lưu ý
Trang 10- Về tâm trạng: Không vui, không khỏe thì không nên ăn và cũng không được nấu ăn
- Về đại tiện: Phân luôn màu vàng, chặt, không rã nát và đúng giờ vào buổi sáng, nếu là phân khác là âm hơn, hoặc dương hơn thì cần phải điều chỉnh lại
- Về tiểu tiện: Phụ nữ không đi tiểu quá 3 lần trong ngày Nam không đi quá 4 lần trong ngày
Lưu ý: Đường ruột đang tốt là một ngày chỉ đi đại tiện một lần vào buổi sáng
và chỉ nên súc miệng một lần vào buổi tối
Nước uống: Một người quá âm, hay bệnh về gan thì nên sử dụng trà gạo lứt rang và trà bồ công anh
Trà củ sen tốt cho người bệnh phổi Trà bancha tốt cho hệ tim mạch, đường ruột, bao tử
Dầu mè gừng: Giã nát, hoặc mài gừng tươi, vắt lấy nước cốt trộn đều với một lượng dầu mè tương đương Dùng xoa hay đánh gió hi cảm sốt, xoa bóp khi nhức mỏi, tức, trặc, đau bụng, sưng u, bôi lên vết lở ở tai, mũi, ghẻ lác, xức dầy trị gầu và rụng tóc Chỉ nên làm vừa đủ dùng trong 2 -3 ngày, vì để lâu gừng thối, có mùi khó chịu; có thể dùng xen
kẽ với áp nước gừng
Cao hạ nhiệt: Ngâm đậu nành với nước cho mềm, giã nát và trộn thêm
ít bột gạo cho khỏi nhão, rồi đem đắp lên trán để hạ sốt ( xem chừng thân nhiệt hạ còn 38,5 độ thì lấy ra ngay), hoặc đắp những chỗ viêm nhức (Không dùng trong trường hợp ban, sởi, tót, rạ, đậu mùa)
Bột gạo lứt sống: Nhai nhỏ gạo lứt sống với vài hạt muối sống, hoặc giã thành bột mịn trộn nước và tí muối cho dẻo, đem đắp vào vết thương, vết lở loét, hoặc ghẻ chốc
6 Những trở ngại trong dưỡng sinh
Trị liệu theo phương pháp Thực Dưỡng thiên về giáo dục, chữa con người hơn
là chữa bệnh, nghĩa là giúp bệnh nhân tự suy xét lại bản thân mình về mọi mặt, từ thể chất đến tinh thần, hầu tránh đi những việc làm có hại cho mình và cho người khác; đồng thời tổ chức được một nếp sống lành mạnh, vui tươi và hữu ích hơn Bởi vậy, nếu sử dụng phương pháp Thực Dưỡng thuần túy để chữa bệnh có tính cách tạm thời, thường sẽ không thành công theo ý muốn Sau đây là một số trở ngại cho việc áp dụng phương pháp này trong trị liệu:
a) Quá muộn : Đối với những trường hợp quá muộn, nghĩa là cơ thể đã suy
thoái trầm trọng Ví dụ như đến mức cùng thì dùng phương pháp Thực Dưỡng, một đường lối trị bệnh dựa vào cơ chế miễn nhiễm tự nhiên, có thể không đủ thời gian cứu con bệnh Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp này, những bệnh nhân quá muộn vẫn hưỡng được nhiều lợi ích như không bị đau đớn hành hạ vẩ đi êm thắm