1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài nhóm TM2 công ty hồng hà chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử tháng 6 năm 2013, công ty hồng hà ký hợp đồng giao đại lý số 18hđđl cho công ty sơ

17 295 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 37,96 KB

Nội dung

Khái niệm Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, do đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhâ

Trang 1

TÌNH HUỐNG TM2.NT1 - 5

Công ty Hồng Hà chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử Tháng 6 năm 2013, Công ty Hồng Hà ký hợp đồng giao đại lý số 18/HĐĐL cho Công ty Sơn Tùng với một số điều khoản sau:

- Công ty Sơn Tùng chịu trách nhiệm bán toàn bộ 10.000 tivi nhãn hiệu FTV cho công ty Hồng Hà với giá giao đại lý là 2.200.000 VNĐ/1 chiếc

- Công ty Sơn Tùng phải thanh toán 90% tiền hàng tại thời điểm nhận hàng Công ty Sơn Tùng chốt giá bán sản phẩm trên thị trường;

- Công ty Hồng Hà chỉ giao đại lý trên địa bàn Hà Giang đối với mặt hàng tivi FTV cho công ty Sơn Tùng;

- Để thực hiện hoạt động bán hàng, công ty Hồng Hà tiến hành chương trình khuyến mại bốc thăm trúng thưởng trên địa bàn các tỉnh phía Bắc trong đó có

Hà Giang với tổng giá trị giải thưởng 10 tỷ đồng;

Câu hỏi:

a Xác định các hình thức đại lý theo hợp đồng số 18/HĐĐL

b Công ty Hồng Hà có thỏa thuận, quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa Nhận xét về thỏa thuận trên

c Sau khi bán được 5.000 tivi, do mưa bão, kho của công ty Sơn Tùng bị ngập, toàn bộ số hàng 5.000 tivi còn lại bị hỏng hoàn toàn Xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp này

d Để thực hiện chương trình khuyến mại, công ty Hồng Hà cần làm những thủ tục như thế nào Xử lý trong trường hợp, sau khi kết thúc chương trình khuyến mại, số lượng giải thưởng có người bốc thăm trúng là 2 tỷ đồng

Trang 2

MỞ ĐẦU

Tổ chức Thương mại thế giới WTO phân loại thương mại dịch vụ ra thành

12 ngành và 155 tiểu ngành, chẳng hạn như: ngành dịch vụ kinh doanh (bao gồm các dịch vụ nghề nghiệp như pháp lý, kế toán kiểm toán, kiến trúc, tư vấn, cho thuê, quảng cáo…); ngành dịch vụ thông tin liên lạc (bao gồm các dịch vụ bưu chính viễn thông, nghe nhìn…); ngành dịch vụ xây dựng và kỹ thuật; ngành dịch vụ phân phối; dịch vụ tài chính; dịch vụ môi trường; dịch vụ giáo dục; dịch

vụ vận tải; dịch vụ du lịch; dịch vụ thể thao- văn hóa - giải trí; dịch vụ y tế và xã hội; và dịch vụ khác Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO

và mở cửa thị trường dịch vụ

Nhưng, như chúng ta đã biết Luật Thương mại 2005 tiếp cận vấn đề thương mại theo nghĩa hẹp Cho nên, chúng ta chỉ đề cập đến các dịch vụ thương mại được quy định trong luật Và theo quy định hiện nay của Luật Thương mại 2005, bao gồm các dịch vụ thương mại sau: Xúc tiến thương mại; trung gian thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa dịch vụ; logistics; gia công trong thương mại khác và một số loại dịch vụ khác

Trong bài tập nhóm tháng số 1, chúng em xin lựa chọn đề bài số 5 trong

bộ bài tập của Bộ môn Luật Thương mại – Trường ĐH Luật Hà Nội Bài tập này

có nội dung tập trung vào đại lý thương mại, một trong bốn hoạt động của dịch

vụ ủy thác thương mại và một phần cuối có liên quan đến một hoat động xúc tiến thương mại là khuyến mại

Trang 3

NỘI DUNG

1 Lý luận chung về đại lý thương mại và khuyến mại

1.1 Khuyến mại

a Khái niệm

Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại:

“Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, do đó bên giao đại lý và bên đại

lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.

b Đặc điểm

- Chủ thể: Tham gia quan hệ đại lý thương mại có hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch

vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ Bên đại lý là thương nhận hàng hóa để làm đại

lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hai bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, ngành hàng kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý

- Nội dung: Khi triển khai hoạt động, bên giao đại lý chuyển cho bên đại lý tiền hoặc hàng hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng, chất lượng, giá cả của hàng hóa cần mua Bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bạn hàng để ký kết hợp đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý

Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, bên đại lý sử dụng danh nghĩa của mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ràng buộc bên đại

lý với khách hàng Bên đại lý phải trực tiếp thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký với khách hàng: giao từ kho của mình cho người mua và nhận tiền (đại lý bán hàng); nhận hàng vào kho của mình và thanh toán tiền hàng cho

Trang 4

người bán (đại lý mua hàng) Sau đó, bên đại lý bàn giao kết quả của hoạt động mua bán cho bên giao đại lý

- Hình thức: Quan hệ đại lí thương mại được xác lập bằng hợp đồng Hợp đồng đại lí được giao kết giữa thương nhân giao đại lí và thương nhân làm đại lí Hợp đồng đại lí phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương

1.2 Khuyến mại

a Khái niệm

Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005: “Khuyến mại là hoạt động

xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.

b Đặc điểm

- Chủ thể: chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân Để tăng cường

cơ hội, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại, cũng

có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh

- Cách thức: là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thương trường, tùy thuộc điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá… hoặc là lợi ích phi vật chất khác

- Mục đích: xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua… thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ

Trang 5

2 Giải quyết tình huống

a Xác định các hình thức đại lý theo hợp đồng số 18/HĐĐL

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng

để hưởng thù lao

Theo Điều 169 Luật thương mại 2005 đại lý bao gồm các hình thức sau:

“1 Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

2 Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

3 Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

4 Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.”

Căn cứ vào đề bài, chúng ta có thể nhận thấy rằng, chủ thể tham gia kí kết hợp đồng giao đại lý số 18/HĐĐL: bên giao đại lý là công ty Hồng Hà và bên đại lý là công ty Sơn Tùng; theo đó, bên đại lí là công ty Sơn Tùng nhân danh chính mình bán tivi nhãn hiệu FTV cho khách hàng để hưởng thù lao từ bên giao đại lý là công ty Hồng Hà

Trang 6

Dựa vào các điều khoản trong hợp đồng giao đại lý số 18/HĐĐL được ký kết giữa 2 bên là công ty Hồng Hà và công ty Sơn Tùng có thể xác định các hình thức đại lý như sau:

- Điều khoản hợp đồng “Công ty Sơn Tùng chịu trách nhiệm bán toàn bộ

10.000 tivi nhãn hiệu FTV cho công ty Hồng Hà với giá giao đại lý là 2.200.000 VNĐ/1 chiếc”: Đây là hình thức đại lý bao tiêu vì: Công ty Hồng Hà ấn định giá

giao đại lý cho bên đại lý Sơn Tùng là 2.200.000 VND/1 chiếc mà không ấn định giá bán ra Như vậy, mức thù lao mà công ty Sơn Tùng có được trong giao dịch mua bán này chính là mức chênh lệch giữa giá ấn định của công ty Hồng

Hà đối với công ty Sơn Tùng và mức giá bán ra giữa công ty Sơn Tùng và bên thứ 3 là khách hàng

Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý (khoản 1 Điều 169 Luật Thương mại 2005) Bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý ấn định giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán thực tế với giá mua, giá bán bên giao đại lý quy định

Đối chiếu với điều khoản của hợp đồng số 18/HĐĐL, có thể xác định công ty Sơn Tùng thuộc hình thức đại lý bao tiêu

- Điều khoản hợp đồng “Công ty Hồng Hà chỉ giao đại lý trên địa bàn Hà

Giang đối với mặt hàng tivi FTV cho công ty Sơn Tùng”: đây là hình thức đại lý

độc quyền

Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định (khoản 2 Điều 169 Luật Thương mại 2005)

Đối chiếu với điều khoản trong hợp đồng có ghi rõ, công ty Hồng Hà chỉ giao đại lý trên địa bàn Hà Giang đối với mặt hàng tivi FTV cho công ty Sơn

Trang 7

Tùng Chúng ta có thể nhận thấy trên khu vực tỉnh Hà Giang bên giao đại lý là công ty Hồng Hà chỉ giao cho một đại lý duy nhất là công ty Sơn Tùng chịu trách nhiệm bán mặt hàng tivi FTV cho công ty Hồng Hà Chính vì thế, hình thức đại lý đáp ứng được điều khoản này trong hợp đồng là hình thức đại lý độc quyền

Như vậy, xét trên các điều khoản trong hợp đồng giao đại lí số 18/HĐĐL được kí kết giữa bên giao đại lí là công ty Hồng Hà với bên đại lí là công ty Sơn Tùng, có hai hình thức đại lí như đã phân tích ở trên đó là: hình thức đại lí bao tiêu và hình thức đại lí độc quyền

b Nhận xét về thỏa thuận quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển cho công

ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa

Theo quan điểm của nhóm, thỏa thuận về việc quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa

là thỏa thuận trái với quy định của Luật Thương mại 2005 về hợp đồng đại lí

Theo Điều 166 Luật thương mại 2005 thì đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao

Đặc điểm của hoạt động đại lí thương mại là việc chuyển giao hàng hóa từ bên giao đại lí sang bên nhận đại lí không đi kèm với việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa Hàng hóa được bên giao đại lí giao cho bên đại lí vẫn thuộc quyền sở hữu của bên giao đại lí, còn bên đại lí chỉ là bên bán hàng hóa thay cho bên giao đại lí để nhận thù lao mà thôi Khi thực hiện hoạt động đại lý, bên đại

lý không phải bên mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người nhận hàng để tiếp tục bán cho người thứ ba Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên thức ba Ghi nhận điều đó, Điều 170

quy định về quyền sở hữu trong đại lý thương mại như sau: “Bên giao đại lý là

chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý” Đây là quy định

Trang 8

mang tính bắt buộc mà không phải là quy định cho phép hay mang tính tùy nghi của Luật thương mại 2005

Việc xác định ai là chủ sở hữu hàng hóa trong hợp đồng đại lí có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm chịu rủi

ro của các bên đối với hàng hóa Chẳng hạn theo đó vì là chủ sở hữu của hàng hóa trong hợp đồng đại lí nên bên giao đại lí có quyền ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng; phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của đại lý mua bán hàng hóa, dịch vụ Còn bên đại

lí phải mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định; phải bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; và chỉ phải liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do bên đại lí gây ra…

Có thể xác định được hình thức đại lí theo hợp đồng giữa Công ty Hồng

Hà và Công ty Sơn Tùng là hình thức đại lí bao tiêu Theo đó bên đại lí thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa của bên giao đại lí Lúc này bên giao đại lí ấn định giá giao đại lí còn bên đại lí được quyết định giá bán hàng hóa, thù lao mà bên đại lí được hưởng sẽ là mức chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá bán do bên giao đại lí quy định Điều 176 Luật thương mại 2005 cho phép các bên có thể thỏa thuận về thời điểm hay phương thức thanh toán tiền hàng và thù lao đại lý Trên thực tế có nhiều công ty thường thỏa thuận với bên đại lí thanh toán tiền hàng ngay khi hàng hóa được chuyển giao từ bên giao đại lí sang bên nhận đại lí Điển hình như trong tình huống của đề bài, Công ty Sơn Tùng phải thanh toán 90% tiền hàng tại thời điểm nhận hàng Điều đó có thể dẫn đến ngộ nhận hợp đồng đại lí là hợp đồng mua đứt bán đoạn, bên đại lí mua hàng hóa của bên giao đại lí với giá sỉ và bán ra cho người tiêu dùng với giá bán lẻ để kiếm lợi nhuận, khi công ty giao hàng cho bên đại lí và nhận tiền hàng thì hàng hóa đã thuộc sở hữu của bên đại lý Họ cho rằng chẳng có đại lý nào bỏ

Trang 9

tiền ra mua hàng, đã giao tiền mà hàng hóa đó vẫn là của bên bán; ngược lại, cũng chẳng có bên bán nào đã nhận tiền bán hàng, giao hàng, mà vẫn cứ phải lãnh nhận trách nhiệm là chủ của món hàng mà mình đã bán Nếu hiểu như vậy thì đó không còn là hợp đồng đại lí mà đã là hợp đồng mua bán hàng hóa Đó là cách hiểu sai bản chất của hợp đồng đại lí theo quy định của pháp luật hiện hành Thực chất khoản tiền mà bên giao đại lí nhận từ bên đại lí khi giao hàng

không phải là tiền mua bán hàng giữa hai bên mà là tiền hàng đáng lẽ “được

thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc bán một khối lượng hàng hoá … nhất định” nhưng do hai bên thỏa thuận nên được thực hiện ngay

khi bên giao đại lí giao hàng cho bên nhận đại lí Do vậy hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của bên giao đại lí và bên đại lí chỉ là người bán hộ để nhận thù lao Đây cũng là một nét đặc thù của hoạt động giao nhận đại lí Nó giúp chúng

ta phân biệt với trường hợp kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa Trường hợp kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì mới chuyển quyền sở hữu hoàn toàn

Trở lại tình huống trên theo nhóm, nên bỏ thỏa thuận: quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa Thay vào đó nên ghi nhận quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về Công

ty Hoàng Hà, trên cơ sở đó ghi nhận cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên giao đại

lí, bên đại lí theo quy định của Luật thương mại 2005 về đại lí thương mại

c Sau khi bán được 5.000 tivi, do mưa bão, kho của công ty Sơn Tùng bị ngập, toàn bộ số hàng 5.000 tivi còn lại bị hỏng hoàn toàn Xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp này.

Khi chuyển giao hàng hóa, bên giao đại lý không chuyển giao quyền sở hữu cho bên đại lý, do đó, chủ sở hữu của hàng hóa thường cũng là chủ thể chịu rủi ro về tài sản của mình Tuy nhiên trong trường hợp này, chủ sở hữu lại không phải là chủ thể đang nắm giữ hàng hóa, vậy trách nhiệm gánh chịu rủi ro

sẽ thuộc về bên nào? Pháp luật về đại lý trong hoạt động trung gian thương mại không quy định cụ thể về vấn đề gánh chịu trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra nên thường là pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận Nhưng trong tình huống,

Trang 10

các bên không có thỏa thuận trước, do vậy ta sẽ xem xét vấn đề trong các trường hợp có thể xảy ra sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Các bên có điều khoản thỏa thuận thì việc xác định

trách nhiệm của các bên trong trường hợp rủi ro này sẽ được xác định theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng Trách nhiệm của các bên trong trường hợp rủi ro này bao gồm cả, việc chuyển rủi ro giữa công ty Hồng Hà và công ty Sơn Tùng cũng như trách nhiệm bảo quản hàng hóa của công ty Sơn Tùng đối với công ty Hồng Hà

Trường hợp thứ hai: trường hợp các bên không có thỏa thuận về trách

nhiệm trong trường hợp rủi ro này, thì trách nhiệm của các bên sẽ được xác định theo Luật thương mại và Bộ luật dân sự

Theo Điều 170 Luật thương mại năm 2005 quy định về quyền sở hữu

trong đại lý thương mại: “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đói với hàng hóa hoặc

tiền giao cho bên đại lý” Vậy công ty Hồng Hà là chủ sở hữu đối với 5000

chiếc tivi bị ngập nước dẫn đến hỏng do mưa bão kia Cùng với đó, Điều 166 Bộ luật dân sự 2005 thì công ty Hồng Hà là chủ sở hữu của 5000 chiếc tivi do mưa bão dẫn đến ngập nước và bị hỏng, hay nói cách khác 5000 chiếc tivi bị hỏng, phải chịu rủi ro này

Mặt khác Luật Thương mại 2005 có quy định tại Khoản 5 Điều 175 về trách nhiệm của bên đại lý khi các bên không có thỏa thuận: đó là trách nhiệm

“Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; …” Như vậy, công ty Sơn Tùng cũng có một phần trách nhiệm

trong tình huống này khi đã được công ty Hồng Hà giao cho hàng hóa, với trách nhiệm bảo quản hàng hóa đối với bên giao đại lí Đây là một nghĩa vụ của công

ty Sơn Tùng

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 302 Bộ luật dân sự quy định: “Trong trường

hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận

Ngày đăng: 25/03/2019, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w