1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm 1 TM2 công ty hồng hà chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử tháng 6 năm 2013, công ty hồng hà ký hợp đồng giao đại lý số 18hđđl cho công ty

12 989 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 11,7 KB

Nội dung

Công ty Sơn Tùng chốt giá bán sản phẩm trên thị trường; - Công ty Hồng Hà chỉ giao đại lý trên địa bàn Hà Giang đối với mặt hàng tivi FTV cho công ty Sơn Tùng; - Để thực hiện hoạt động b

Trang 1

ĐỀ BÀI SỐ 04:

Công ty Hồng Hà chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử Tháng 6 năm

2013, Công ty Hồng Hà ký hợp đồng giao đại lý số 18/HĐĐL cho Công ty Sơn Tùng với một số điều khoản sau:

- Công ty Sơn Tùng chịu trách nhiệm bán toàn bộ 10.000 tivi nhãn hiệu FTV cho công ty Hồng Hà với giá giao đại lý là 2.200.000 VNĐ/1 chiếc

- Công ty Sơn Tùng phải thanh toán 90% tiền hàng tại thời điểm nhận hàng Công ty Sơn Tùng chốt giá bán sản phẩm trên thị trường;

- Công ty Hồng Hà chỉ giao đại lý trên địa bàn Hà Giang đối với mặt hàng tivi FTV cho công ty Sơn Tùng;

- Để thực hiện hoạt động bán hàng, công ty Hồng Hà tiến hành chương trình khuyến mại bốc thăm trúng thưởng trên địa bàn các tỉnh phía Bắc trong

đó có Hà Giang với tổng giá trị giải thưởng 10 tỷ đồng;

Câu hỏi:

• Xác định các hình thức đại lý theo hợp đồng số 18/HĐĐL

• Công ty Hồng Hà có thỏa thuận, quyền sở hữu của hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa Nhận xét về thỏa thuận trên

• Sau khi bán được 5.000 tivi, do mưa bão, kho của công ty Sơn Tùng

bị ngập, toàn bộ số hàng 5.000 tivi còn lại bị hỏng hoàn toàn Xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp này

• Để thực hiện chương trình khuyến mại, công ty Hồng Hà cần làm những thủ tục như thế nào Xử lý trong trường hợp, sau khi kết thúc chương trình khuyến mại, số lượng giải thưởng có người bốc thăm trúng là 2 tỷ đồng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực tế đã chứng minh dịch vụ trung gian thương mại đã mang lại hiệu quả rất lớn cho các chủ thể kinh và toàn bộ nền kinh tế Trong bốn hoạt

Trang 2

động trung gian thương mại, đại diện thương mại, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại thì hoạt động đại lý dường như gần gũi hơn với mọi người trong xã hội Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (Điều 166 Luật Thương mại năm 2005) Tình huống sau đây sẽ làm rõ những vấn đề pháp lý xung quanh hoạt động đại lý thương mại:

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

• Hình thức đại lý theo hợp đồng số 18/HĐĐL được giao kết giữa công ty Hồng Hà và công ty Sơn Tùng tháng 6/2013:

Hình thức đại lý: đại lý độc quyền và hưởng thù lao theo phương thức chênh lệch giá.

Khoản 2 Điều 169 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định” Trong hợp đồng số 18/HĐĐL giữa công ty Hồng Hà và công ty Sơn Tùng có nội dung “Công ty Hồng Hà chỉ giao đại lý trên địa bàn Hà Giang đối với mặt hàng tivi FTV cho công ty Sơn Tùng” tức là tại khu vực địa lý rõ ràng là địa bàn tỉnh Hà Giang, bên giao đại

lý (công ty Hồng Hà) chỉ giao cho một đại lý (công ty Sơn Tùng) bán một loại hàng nhất định là mặt hàng tivi FTV Áp dụng quy định trên, có thể nhận thấy hình thức đại lý được kí kết là đại lý độc quyền

Hợp đồng số 18/HĐĐL có một số điều khoản như sau: “Công ty Sơn Tùng chịu trách nhiệm bán toàn bộ 10.000 tivi nhãn hiệu FTV cho công ty Hồng Hà với giá giao đại lý là 2.200.000 VNĐ/1 chiếc” và “công ty Sơn Tùng phải thanh toán 90% tiền hàng tại thời điểm nhận hàng Công ty Sơn Tùng chốt giá bán sản phẩm trên thị trường.” Bên giao đại lý không ấn định

giá mua, giá bán hàng hóa trên thị trường mà chỉ ấn định giá giao đại lý loại hàng hóa cho bên đại lý (giá giao đại lý là 2.200.000 VNĐ/chiếc) còn việc lựa chọn giá bán hàng hóa cho khách hàng là do bên đại lý thực hiện Đối

Trang 3

chiếu với khoản 3 Điều 171, đây là việc hưởng thù lao theo hình thức chênh lệch giá

*Quy định của pháp luật về hình thức đại lý độc quyền:

Tại Điều 169 Luật Thương mại năm 2005 ghi nhận các hình thức đại lý: đại lý bao tiêu, tổng đại lý, đại lý độc quyền và một số hình thức khác Về đại lý độc quyền, theo quy định này có thể hiểu là đại lý giao độc quyền Bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số loại hàng hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trên một khu vực địa lý Ngược lại vấn đề, vậy bên đại lý có nhất thiết chỉ được nhận mua, bán, cung ứng dịch vụ với một hoặc một số loại hàng nhất định không? Điều này pháp luật không quy định

cụ thể, như vậy sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên

• Nhận xét về thỏa thuận “quyền sở hữu hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa” của công ty Hồng Hà:

- Có thể khẳng định thỏa thuận của công ty Hồng Hà và công ty Sơn Tùng rằng: quyền sở hữu hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng khi

công ty Sơn Tùng nhận được hàng hóa là không phù hợp với quy định của pháp luật.

-Căn cứ pháp lí là Điều 170 Luật Thương mại năm 2005 Theo quy

định tại Điều 170 Luật Thương mại 2005 về “Quyền sở hữu trong đại lí

thương mại” thì: “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý” Có thể hiểu như sau:

+,Theo quy định tại Điều 170 Luật Thương mại thì bên giao đại lý luôn là chủ sở hữu đối với hàng hóa khi hàng hóa chưa bán Khi thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí không phải là người mua hàng của bên giao đại lí

mà chỉ là người nhận hàng rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba Chỉ khi hàng hóa được bán thì quyền sở hữu mới chuyển từ bên giao đại lí sang bên thứ ba

+, Đây đặc trưng cơ bản của quan hệ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa Có nghĩa là bên giao đại lý chỉ giao hàng cho bên đại lý mà không chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên đại lý Khi bên đại lý giao kết, thực

Trang 4

hiện hợp đồng với khách hàng thì quyền sở hữu sẽ được chuyển giao trực tiếp từ bên giao đại lý sang cho khách hàng Bên đại lý chỉ có vai trò của một người làm dịch vụ trung gian nối liền sự liên kết của bên giao đại lý với khách hàng

+, Áp dụng quy định của pháp luật dân sự Điều 164 Bộ luật dân sự

quy định: “ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” Theo

định đó bên giao đại lý với tư cách là chủ sở hữu hàng hóa chỉ có thể trao quyền chiếm hữu cho bên đại lý, tức là bên đại lý chỉ có quyền nắm giữ là quản lý hàng hóa

Như vậy, xét theo quy định của luật thương mại 2005 thì công ty Hồng Hà thỏa thuận rằng quyền sở hữu hàng hóa được chuyển cho công ty Sơn Tùng sau khi nhận được hàng hóa là không phù hợp với quy định của pháp luật Quyền sở hữu đối với hàng hóa là tivi của Công ty Hồng Hà chỉ được xác nhận là chuyển giao quyền sở hữu khi bên đại lí là Công ty Sơn Tùng bán lại cho khách hàng Nghĩa là trong khoảng thời gian từ khi nhận hàng cho đến khi bán được hàng thì công ty Sơn Tùng cũng không có quyền

sở hữu đối với số hàng hóa đó

- Quy định tại Điều 170 Luật Thương mại năm 2005 là một cơ sở pháp

lí quan trọng để xác định trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể, hay nói cách khác là trách nhiệm chịu rủi ro đối với hàng hóa khi có thiệt hại xảy ra

*Về quy định tại Điều 170 Luật Thương mại năm 2005:

Có nhiều ý kiến trái chiều về quy định tại Điều 170:

+, Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng Điều 170 còn nhiều thiếu sót, chưa được chặt chẽ và cụ thể, có phần trái với quy định của Bộ luật dân sự

2005 và có chỉ ra ví dụ một nhà sản xuất sản phẩm cho đại lý đã nhận tiền hàng đầy đủ mà quyền sở hữu lại thuộc về bên nhà sản xuất sản phẩm Không có đại lý nào bỏ tiền ra mua hàng, đã giao tiền mà hàng hóa đó vẫn là của bên bán Ngược lại, cũng không có bên bán nào đã nhận tiền bán hàng, giao hàng, mà vẫn cứ phải lãnh nhận trách nhiệm là chủ của món hàng mà mình đã bán Vì vậy, nên quy định rằng: nếu các bên không có thỏa thuận thì bên đại lí sẽ trở thành chủ sở hữu hàng hóa khi nhận được hàng hóa từ bên

Trang 5

giao đại lí; nhóm quan điểm thứ hai cho rằng quy định tại Điều 170 là phù hợp với thực tế của hoạt động thương mại, không cần phải sửa đổi

+, Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng Điều 170 quy định như vậy là hợp lí, không cần phải sửa đổi

Nếu theo quan điểm thứ nhất sẽ có 2 thuận lợi sau: thứ nhất thể hiện được sự tôn trọng của pháp luật trong vấn đề tự do thỏa thuận giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại; thứ hai sẽ xác định rõ ràng hơn rủi ro đối với hàng hóa khi có thiệt hại xảy ra Tuy nhiên, nếu quy định như vậy sẽ làm mất đi tính chất của hoạt động đại lí thương mại mà nó có thể chuyển thành hoạt động thương mại mua buôn, bán lẻ Khi đó, hợp đồng đại lí sẽ chuyển thành hợp đồng mua bán hàng hóa thuần túy

Mặt khác, quy định về việc không chuyển quyền sở hữu cho bên đại lý khi giao hàng nhằm bảo đảm sự ràng buộc lẫn nhau giữa bên giao đại lý và bên giao đại lý, về tính liên đới chịu trách nhiệm pháp lý khi có những tranh chấp, rủi ro nảy sinh Nếu chuyển quyền sở hữu sang cho bên đại lý, bên giao đại lý không còn bất cứ một nghĩa vụ nào đối với sản phẩm của mình, cũng đồng nghĩa với việc rủi ro hoàn toàn thuộc về bên đại lý, như vậy dường như thiếu sự công bằng về nghĩa vụ các bên phải gánh chịu nếu có

• Trách nhiệm của các bên trong trường hợp “sau khi bán được 5.000 tivi, do mưa bão, kho của công ty Sơn Tùng bị ngập, toàn bộ số hàng 5.000 tivi còn lại bị hỏng hoàn toàn”:

Như đã trình bày ở phần trên, khi chuyển giao hàng hóa, bên giao đại

lý không chuyển giao quyền sở hữu cho bên đại lý Chủ sở hữu của hàng hóa thường cũng là chủ thể chịu rủi ro về tài sản của mình Song, chủ sở hữu lại không phải là chủ thể đang nắm giữ hàng hóa, vậy trách nhiệm gánh chịu rủi

ro sẽ thuộc về bên nào? Quy định của pháp luật về đại lý trong hoạt động trung gian thương mại không ghi nhận cụ thể về vấn đề gánh chịu trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra nên để giải quyết trường hợp này, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận vì vậy,trước hết cần xem xét thỏa thuận của các bên, bên giao đại lý và bên đại lý Tuy nhiên, trong tình huống này, các bên không có thỏa thuận trước, ta sẽ xem xét trách nhiệm của mỗi bên theo

Trang 6

nguyên tắc chung của pháp luật, đó là vấn đề lỗi Các trường hợp có thể xảy

ra sau đây:

Trường hợp 1: Hai bên giao đại lí và bên đại lí có thỏa thuận về

việc bảo quản hàng hóa và bên giao đại lý đưa ra những tiêu chuẩn về vấn

đề bảo quản này mà bên đại lý có lỗi trong nghĩa vụ bảo quản.

Theo quy định tại khoản 5 điều 175 Bộ Luật Thương Mại 2005 về

nghĩa vụ của bên đại lí: “Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra” Như vậy,

Công ty Sơn Tùng có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa sau khi nhận; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa trong trường hợp có lỗi do mình gây ra Để bảo quản tốt số lượng hàng hóa công

ty Sơn Tùng cần chủ động trong việc kho, bãi, các điều kiện tối cần thiết khác phù hợp với từng loại mặt hàng hóa được giao để bán Chẳng hạn công ty Hồng Hà yêu cầu công ty Sơn Tùng phải để ti vi ở trong kho có vị trí khô ráo, trên tầng cao, tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp…Tức là phía đại lý phải dự liệu được những tình huống có thể phát sinh gây thiệt hại, giảm sút hoặc làm mất chất lượng của hàng hóa Do đó, khi mưa bão xảy

ra, kho bị ngập làm toàn bộ số tivi còn lại bị hỏng hoàn toàn là do có lỗi của bên công ty Sơn Tùng, bên đại lý trong việc bảo quản hàng hóa, không tuân thủ những chỉ dẫn bảo quản của công ty Hoàng Hà.Nếu điều kiện kho bãi không được bảo đảm như yêu cầu của bên giao đại lý thì khi có bất kỳ vấn

đề nào xảy ra trong quá trình bảo quản đối với hàng hóa được nhận thì bên công ty Sơn Tùng sẽ phải chịu trách nhiệm

Trong trường hợp này, lỗi thuộc về bên nắm giữ hàng hóa nên bên đại lý là công ty Sơn Tùng sẽ phải chịu toàn bộ thiệt hại về số lượng

5000 chiếc tivi bị hỏng này

Trường hợp 2: Bên đại lý đã tuân thủ chặt chẽ các điều kiện về

bảo quản hàng hóa và không có lỗi trong việc bảo quản.

Trong tình huống trên, thời tiết mưa bão làm cho kho của công ty Sơn Tùng bị ngập, khiến toàn bộ số hàng 5.000 tivi còn lại bị hỏng hoàn

Trang 7

toàn Xác định rằng phía đại lý là công ty Sơn Tùng đã hoàn toàn thực hiện nghĩa vụ bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất và rủi ro xảy ra là do yếu tố khách quan, không dự liệu được Đây là có thể coi là trường hợp bất khả

kháng Khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Sự cố này vẫn hay xảy ra trong thực tế và được gọi là rủi ro trong kinh doanh, ở đây không có lỗi của bất kì chủ thể nào Bộ luật dân sự năm

2005 và Luật Thương mại năm 2005 đều coi sự kiện bất khả kháng là một căn cứ để miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng vì các bên không có lỗi Trong kinh doanh, nếu bán được hàng thì bên giao đại lí và bên đại lí cùng

có lợi, tuy nhiên vì do yếu tố khách quan mà không bán được hàng thì cả

hai bên phải cùng nhau chia rủi ro Vậy trong tình huống trên công ty Hồng

Hà và công ty Sơn Tùng đều phải liên đới chịu trách nhiệm về toàn bộ

số tivi còn lại bị hỏng

Giả sử công ty Hồng Hà đưa ra quan điểm rằng vì hàng hóa đã được chuyển giao nên rủi ro phải do bên đang nắm giữ, bảo quản phải gánh chịu

mà không chịu trách nhiệm liên đới thì vụ việc sẽ giải quyết như thế nào?

Do pháp luật không quy định cụ thể nên việc giải quyết sẽ dựa trên thỏa thuận các bên Nếu một bên không chấp nhận thỏa thuận thì xử lý việc chủ thể chịu trách nhiệm rủi ro sẽ tương đối phức tạp, tốn thời gian khi phải áp dụng giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền

Như vậy, nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, bên giao đại lý có quyền yêu cầu bên đại lý thực hiện một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm để có sự tin tưởng khi thực hiện giao hàng hóa của mình cho bên đại lí, quy định rõ trách nhiệm chịu rủi ro nếu có Trước khi giao kết hợp đồng công ty Hồng Hà có quyền yêu cầu công ty Sơn Tùng phải thực hiện một biện pháp bảo đảm nhất định và khi công ty Sơn Tùng đồng ý với yêu cầu

đó thì công ty Hồng Hà hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty Sơn Tùng phải thực hiện nó đúng theo quy định Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm góp phần tiến hành đẩy nhanh quan hệ đại lý giữa hai công ty trên và tạo độ

an toàn hơn đối với các bên trong quan hệ đại lý này, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra

Trang 8

Nhận xét:

Việc pháp luật tôn trọng, cho phép các bên tự do thỏa thuận về vấn đề chịu rủi ro đối với hàng hóa giữa bên giao đại lý và bên đại lý nếu xảy ra là cần thiết, đúng đắn Song, trong trường hợp các bên không thỏa thuận trước

mà phát sinh rủi ro thì để đặt trách nhiệm cho phía bên nào là một câu chuyện phức tạp Nếu có tranh chấp xảy ra, theo nguyên tắc chung của pháp luật bên có lỗi phải chịu hậu quả cho hành vi của mình mang lại, tức là rủi ro xảy ra xuất phát từ lỗi của một bên Tuy nhiên, lỗi là trạng thái tâm lý bên trong của con người, rất khó khăn trong việc xác định yếu tố này Trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn thuộc về yếu tố khách quan, bên giao đại lý và bên đại lý cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm, chia sẻ rủi ro kinh doanh Việc chia sẻ này lại phụ thuộc vào sự thiện chí, tự nguyện của các bên Mục đích của hoạt động trung gian thương mại như đại lý nói riêng và hoạt động thương mại nói chung là nhằm mục đích sinh lời, tìm kiếm lợi nhuận, để các thương nhân tự nguyện, tự giác nhận lấy thiệt hại, làm giảm sút lợi nhuận dường như không hề dễ dàng

Từ lý do trên, pháp luật dù tôn trọng thỏa thuận song cũng cần có những quy định cụ thể cho vấn đề trách nhiệm phát sinh nếu rủi ro xảy ra giữa bên giao đại lý và bên đại lý của hoạt động trung gian thương mại, tạo một hành lang pháp lý vững chắc để việc áp dụng được thuận lợi

• Vấn đề thực hiện chương trình khuyến mại của công ty Hồng Hà:

Khuyến mại là một hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.Vì công ty Hoàng Hà tổ chức chương trình khuyến mại dưới hình thức bốc thăm trúng thưởng nên theo quy định tại khoản 6 Điều 92 Luật Thương mại 2005 thì đây là hình thức khuyến mại mang tính may rủi

Để thực hiện chương trình khuyến mại này thì thương nhân phải tiến hành đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại tại cơ quan có thẩm quyền Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi được quy định tại Điều 16 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP về Quy định chi

Trang 9

tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và Thông tư liên tịch

số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06/07/2007 của Bộ Thương mại – Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại qui định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2007của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu lực từ ngày 30/08/2007

Theo quy định trên thì công ty Hoàng Hà phải tiến hành đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi theo thủ tục như sau:

Bước 1, công ty Hoàng Hà tiến hành chương trình khuyến mại trên địa

bàn tỉnh Hà Giang và các tỉnh phía Bắc nên theo điểm b Khoản 1 Điều 16 của Nghị định về thẩm quyền cơ quan đăng ký :

a) Sở Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Bộ Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.”

Như vậy công ty Hoàng Hà phải đăng ký chương trình khuyến mại tại

Bộ thương mại

Bước 2, công ty Hoàng Hà phải lập hồ sơ đăng ký chương trình

khuyến mại Hồ sơ đăng ký bao gồm:

- Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của

Bộ Thương mại Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao gồm: tên chương trình khuyến mại; địa bàn khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thời gian khuyến mại; khách hàng của chương trình khuyến mại;( theo mẫu KM -2 Phụ lục kèm theo);

- Thể lệ chương trình khuyến mại; (theo mẫu KM-3 Phụ lục kèm theo)

- Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành

vé số dự thưởng;

- Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;

Trang 10

- Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có);

- Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có)

Bước 3, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Thương mại

nhận được hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, Bộ Thương mại sẽ xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của công ty Hoàng Hà có hợp lệ hay không (theo khoản 3 Điều 16 của Nghị định)

Sau khi công ty Hoàng Hà nhận được văn bản xác nhận việc thực hiện chương trình khuyến mại thì công ty Hoàng Hà có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại tỉnh Hà Giang và các tỉnh khác nơi thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi thực hiện chương trình khuyến mại

Công ty Hoàng Hà thực hiện thông báo công khai các nội dung, thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng Tại nơi bán hàng, nơi cung ứng dịch vụ, trên bao bì sản phẩm hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác nhưng phải đính kèm theo hàng hóa được bán…công ty Hoàng Hà phải công khai hóa các vấn đề liên quan đến hoạt động khuyến mại, thông báo công khai các thông tin như: tên hoạt động khuyến mại, tên, địa chỉ, số điện thoại của công ty; thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại…

Bước 4, kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình

khuyến mại, trong thời hạn 45 ngày công ty Hoàng Hà phải thực hiện việc thông báo kết quả đợt khuyến mại tới Bộ Thương mại bằng văn bản.(kèm theo mẫu KM – phụ lục kèm theo)

Áp dụng xử lý trong trường hợp, sau khi kết thúc chương trình khuyến mại, số lượng giải thưởng có người bốc thăm trúng là 2 tỷ đồng:

Khoản 4 Điều 96 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Đối với một

số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 của Luật này, thương nhân phải 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng” Khoản 5 Điều 12 và theo khoản

Ngày đăng: 27/03/2019, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w