1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tai nạn thương tích của trẻ em thực trạng và trách nhiệm của gia đình 8d

8 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 76 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Tai nạn thương tíchTNTT ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

Tai nạn thương tích(TNTT) ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em nước ta Từ năm 2001, đã có một nghiên cứu về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam được tiến hành dưới sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) và trường Đại học Y tế công cộng Những kết quả nghiên cứu về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam trên diện rộng cùng với những nghiên cứu gần đây và dữ liệu thu thập được của Bộ Y tế năm 2006

đã giúp cho cộng đồng xã hội thấy một bức tranh toàn cảnh về quy mô, mô hình và nguyên nhân tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam Để qua đó thấy được sự nguy hiểm của TNTT đối với trẻ em và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và nhất là của gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ con cái trước TNTN

B NỘI DUNG

Tai nạn thương tích không chỉ đối với riêng trẻ em mà nó là hiểm họa của tất cả mọi người, nó mang đến cho chúng ta một hậu quả vô cùng to lớn nếu như không được đảm bảo và có những biện pháp để tránh các tại nạn đó Còn đối với trẻ em đây là những đối tượng cần được bảo vệ, nuôi dưỡng giáo dục của gia đình, nhà trường và toàn xã hội do đó công tác phòng tránh TNTT cho trẻ em có vai trò vô cùng to lớn Vậy thực trạng của TNTN đối với trẻ diễn ra như thế nào, ta cần có một tìm hiểu về hiện trạng này ?

I Thực trạng về tai nạn thương tích ở trẻ em

Trang 2

1.Thực trạng

Có thể nói, tai nạn thương tích đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây

tử vong cho trẻ em Việt Nam từ 1 tuổi trở lên Năm 2006 có 7.198 trẻ trong độ tuổi từ 0-19 tháng tuổi tử vong từ những tai nạn thương tích có thể phòng chống được Một bản điều tra theo vùng do Liên minh Vì sự an toàn của trẻ em (TASC) tiến hành năm 2007 cho biết, tương ứng với một trẻ tử vong thì có 12 trẻ nằm viện hoặc thương tật vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm sóc y tế hoặc không thể đi học/đi làm do tai nạn thương tích Hiện nay, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em và đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu

- Đuối nước :chiếm tới 50% tổng số tử vong do tai nạn thương tích, số

lượng cao nhất ở nhóm 5-14 tuổi (năm 2007 là 1.837 trường hợp), tỉ suất ở nam cao gấp 2 lần ở nữ và cao nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

- Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân thứ 2 trong các nguyên

nhân tai nạn thương tích ở trẻ em, 20% số tử vong do tai nạn giao thông là trẻ

em và khoảng 21% số nhập viện là trẻ 0-19 tuổi, đây cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nhóm 15-19 tuổi

- Ngã: mặc dù không là nguyên nhân gây tử vong lớn ở trẻ em nhưng nó

lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, đặc biệt là chấn thương

sọ não, cột sống ở trẻ Đối tượng gặp tai nạn thương tích do ngã chủ yếu là nam và thấp nhất ở nhóm trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) Bỏng trong năm 2008 là nguyên nhân của 1,7% số trường hợp tan nạn thương tích không tử vong và 1,9% số trường hợp tai nạn thương tích tử vong trong đó bỏng chất lỏng là

Trang 3

nguyên nhân chủ yếu chiếm 83,5% và 50% xảy ra ở nhóm 1-4 tuổi và thường xảy ra trong nhà

- Một nguyên nhân khác gây ra tỉ lệ chết cao nhưng không có tình trạng

tàn tật vĩnh viễn đó chính là ngộ độc Có nhiều dạng ngộ độc: thực phẩm

(40%), khí hay khói (15%), ngộ độc dược phẩm (10%), chất độc lỏng, thuốc trừ sâu (4%) Ngộ độc thường diễn ra cao nhất ở trẻ sơ sinh, giảm dần đến nhóm 14 tuổi trước khi tăng lên dần ở nhóm 15-19 tuổi Và một nguyên nhân không thể không nhắc đến là tai nạn thương tích do súc vật cắn Đây là nguyên nhân gây tai nạn thương tích không tử vong phổ biến thứ hai sau ngã, nó thường xảy ra khi trẻ bị chó, mèo, rắn cắn và ong đốt 80% các trường hợp súc

vật cắn phải nhập viện và khoảng 4% dẫn đến những tàn tật vĩnh viễn.

2 Nguyên nhân dấn đến tai nạn thương tích ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em xong về nguyên nhân căn bản và phổ biến nhất Nguyên nhân hàng đầu là tai nạn giao thông (31,3%); đuối nước (21%); bỏng (11,5%) và ngã (5,6%) nhưng đối với nhóm trẻ từ 0-15 tuổi thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu sau đó đến tai nạn giao thông, bỏng, ngã

a Nguyên nhân từ đuối nước

Việt Nam chúng ta là một quốc gia với hệ thống song ngòi dầy đặc và phân bố rộng khắp, chính yếu tố địa lí đã tạo ra những mầm mống của tình trạng tai nại đuối nước ở trẻ Hai hệ thống đồng bằng lớn là Đồng bằng Sông hồng và Đồng bằng Sông cửu long đây là nơi có tỉ lệ trẻ em bị đuối nước khá lớn ở nước ta Theo báo cáo, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết trẻ

tử vong do đuối nước đều dưới 5 tuổi và thường do bị ngã xuống nước từ trên

Trang 4

nhà, trên thuyền hoặc cầu tàu, còn tại các tỉnh miền Trung, hầu hết trẻ bị đuối nước trên 6 tuổi khi đang chơi gần hoặc trong hồ hay suối sâu, hoặc khi đi chăn trâu bò Ở Hải Phòng, đuối nước ở trẻ 0-4 tuổi xảy ra quanh năm trong khi đuối nước ở trẻ 6-13 tuổi chủ yếu xảy ra vào mùa hè khi trẻ được nghỉ hè và chơi ở các ao, hồ gần nhà Năm 2010, tại tỉnh Nam Định, trong tổng số trẻ em

bị tai nạn thương tích thì có trên 60% tai nạn là do đuối nước Nguyên nhân là

do khu vực này thuộc vùng chiêm trũng của đồng bằng Bắc bộ, ao đầm sông ngòi liền sát với khu dân cư, nhà nào cũng có ao liền với sân và vườn Phần lớn đầm nước, hồ ao chưa có rào chắn, trẻ nhỏ thường hiếu động, tò mò, thích nghịch nước, người lớn bất cẩn không giám sát dẫn đến tai nạn đáng tiếc cho trẻ

b Nguyên nhân từ tai nại giao thông

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trung bình mỗi năm có trên 30.000 người chết và bị thương do tai nạn giao thông (TNGT), trong đó hơn 10.000 nạn nhân là trẻ em Trên địa bàn tỉnh, tuy không

có thống kê riêng số trẻ bị TNGT, nhưng báo cáo của Sở Y tế năm 2009 cho thấy, trong số 7.107 em bị tai nạn thương tích (TNTT), có đến hơn 50% là do TNGT Phần lớn trẻ từ 0-9 tuổi tử vong trong các vụ TNGT là do tự đi bộ qua đường hoặc do người lớn chở trên xe máy; các trường hợp vị thành niên chết trong các vụ TNGT là do tự đi xe đạp hoặc xe máy Một cuộc khảo sát khác về tình hình trẻ Việt Nam bị TNGT của Handicap International – một tổ chức phi chính phủ của Vương quốc Bỉ – nhận định: “Ở Việt Nam, trung bình mỗi ngày

có 6 trẻ em tử vong do TNGT đường bộ và còn rất nhiều em nữa bị thương tật TNGT đường bộ là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong và khuyết tật cho thanh, thiếu niên” Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng TNGT cao ở trẻ

em và trong cộng đồng là do những hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ của

Trang 5

người dân còn hạn chế Bên cạnh đó, số đông người dân còn quan niệm rằng tai nạn nói chung và TNGT nói riêng là do số mệnh, chứ chưa nhận thức được rằng TNGT hoàn toàn có thể phòng tránh Song cũng phải thấy rằng, môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông kém, xuống cấp chưa tu sửa kịp thời… cũng là nguyên nhân gây ra TNGT

c Nguyên nhân từ ngã, bỏng và ngộ độc

Bên cạnh những nguyên nhân gây ra TNTT đối với trẻ em thì một nguyên nhân cũng không nhỏ xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của trẻ em đó là các nguyên nhân từ : Ngã, bỏng và ngộ độc đây là những dạng nguyên nhân khá phổ biến trong đời sống hàng ngày của trẻ Hàng năm cũng

có không nhỏ lượng trẻ em bị TNTT do nguyên nhân này gây ra, xuất pháp từ

sơ ý của trẻ cha mẹ là có thể gây ra loại TNTT này Tuy không là loại đặc biệt nguy hiểm như tai nại giao thông, đuối nước nhưng TNTT do ngã, bỏng và ngộ độc cũng không thể bị coi nhẹ được nó có thể xảy xa bất cứ khi nào ở bất cứ đâu Cho nên không thể coi nhẹ mà không quan tâm đến loại nguyên nhân này

mà gây ra những tai nại đáng tiếc ở trẻ em

3 Các biện pháp chung phòng tránh tại nại, thương tích cho trẻ em

Đứng trước những thực trạng đang xảy ra gây ra những mối nguy hiểm cho trẻ em, Nhà nước cũng như toàn thể xã hội đã có những biện pháp hữu hiệu góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa và phòng tránh TNTT ở trẻ em

- Về phương diện pháp luật : Pháp luật Việt Nam hiện nay, bên cạnh Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 ban hành Chương trình quốc gia về Phòng chống TNTT từ năm 2002 - 2010 thì chưa có văn bản có giá trị pháp lý cao điều chỉnh riêng về lĩnh vực này Các quy định về phòng chống TNTT trong đó có trẻ em nằm rải rác hoặc chưa chỉ thể hiện gián tiếp trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Vì vậy, cần sớm nghiên cứu, xây

Trang 6

dựng và ban hành văn bản có giá trị pháp lý cao (Pháp lệnh hoặc Nghị định) về phòng chống TNTT trẻ em để từ đó có sự chỉ đạo thống nhất và thực hiện tốt công tác này

Về pháp luật hình sự, cơ quan có thẩm quyền cần quy định khung hình phạt của các tội phạm liên quan đến TNTT, mức độ gây thiệt hại như thế nào thì được coi là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Đây là vấn đề cần được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, giải thích cụ thể để việc nhận thức pháp luật và áp dụng pháp luật được thống nhất

Về pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là quy định về tiêu chuẩn, chất lượng công trình xây dựng cần có quy định cụ thể về tiêu chuẩn lan can an toàn như: chiều cao, khoảng cách giữa các thanh đứng của lan can, chiều cao lan can thay đổi dần theo độ cao, quy định chiều cao tối thiểu củ lan can đối từng loại nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, trường học, bệnh viện Bên cạnh đó, cũng cần có quy định pháp luật trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông đồ chơi trẻ em Bộ Khoa học và Công nghệ cần sớm ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em Bộ tiêu chuẩn này cần đặt ra chỉ tiêu nhằm bảo vệ trẻ em, tránh những tai nạn đáng tiếc gây ra những hậu quả đau lòng

- Về phương diện tránh nhiệm bảo vệ trẻ em trước TNTT

Vấn đề bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ TNTT là tránh nhiệm không chỉ của nhà nước, của một người của một tổ chức nào cả đó là trách nhiệm

chung của chúng ta Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai cho nên làm tốt công

tác giáo dục, nuôi dưỡng và bảo vệ tốt một cách toàn diện cho trẻ sẽ góp phần rất lớn đến công cuộc phòng tránh tại nại, thương tích ở trẻ Tạo ra một môi trường thật sự an toàn cho sự phát triển lành mạnh của trẻ, chúng ta cần tạo

Trang 7

một sự liên kết từ gia đình – nhà trường - toàn xã hội thành một khối thống nhất trong việc bảo vệ trẻ trước TNTT đang ngày một gia tăng Coi đó là tránh nhiệm của chính chúng ta thì mới tạo được một kết quả tốt từ phòng tránh TNTT ở trẻ em

II TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH TRƯỚC THỰC TRẠNG TNTT

Ở TRẺ EM

Gia đình là nơi sinh ra và nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi còn bé cho đến khi thực sự trưởng thành do đó gia đình chính là nhân tố quan trọng trong việc phòng tránh TNTT cho trẻ em Tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước thực sự là một vấn đề bức xúc của xã hội và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn và phát triển của trẻ em Vấn đề này cũng đã được các cơ quan, ban ngành cũng như các tổ chức xã hội quan tâm Tuy nhiên, để phòng tránh và hạn chế tử vong do đuối nước cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà trường xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người trong xã hội, nhất là các bậc cha mẹ trong việc phòng tránh TNTT cho trẻ em

Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của người lớn, làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn để ý con trong tầm mắt Một số trẻ ở nông thôn, miền núi thường trốn cha mẹ đi chơi, tắm sông, tắm suối dẫn đến bị đuối nước do không biết bơi hoặc bơi đến chỗ nước quá sâu bị nước cuốn đi Do đó ngoài việc thường giám sát con cái, cha mẹ cần dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước, giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm

Trang 8

sông suối khi không có sự canh chừng của người lớn Ngoài ra trong nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục Bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước

Trong cuộc sống gia đình cần có sự quan tâm đến con cái một cách thường xuyên và đúng cách, nắm bắt được tâm tư tình cảm của con để từ đó có những biện pháp giáo dục con cái Chăm lo đến chế độ dinh dưỡng cung cấp

đủ chế độ phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tránh ăn uống các chất có thể gây hại dẫn đến ngộ độc đối với trẻ

Không ít gia đình vì điều kiện mà không có được sự quan tâm chăm sóc

và bảo vệ con trẻ một cách an toàn từ đó dẫn đến những hậu quả rất đau long

Do đó để hạn chế tối đa những hậu quả đó chúng ta nhất là những bậc làm cha làm mẹ cần có ý thức cao trong việc phòng tránh TNTT ngay từ khi trẻ mới được sinh ra, chỉ có như vậy công tác phòng tránh cũng như các biện pháp mới được thực hiện tốt Mỗi một gia đình hãy thực sự nâng cao ý thức của mình trong việc chăm sóc con trẻ đó chính là sợi dây tình cảm gia đình và là tương lai của đất nước, hãy bảo vệ con cái một cách thực sự

III KẾT LUẬN

Có thể thấy, TNTT là một hiểm họa khôn lường đối với trẻ em Phòng tránh TNTT cho trẻ em là một vấn đề lớn, là mối quan tâm của cả nhân loại Tuy nhiên, ý thức và kiến thức của mỗi người lớn đặc biệt là các bậc phụ huynh trong gia đình là yếu tố then chốt, quyết định hiệu quả của việc bảo vệ con trẻ khỏi những rủi ro có thể phòng ngừa được

Ngày đăng: 25/03/2019, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w