1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân chia di sản thừa kế những vấn đề lý luận và thực tiễn

68 466 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 346,5 KB

Nội dung

Quan điểmnày khác với việc thực hiện nghĩa vụ tài sản ở quan điểm thứ nhất, không còntình trạng chịu trách nhiệm một cách vô hạn đối với các khoản nợ mà người chết để lại, người thừa kế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-˜˜ -DS33C

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành: Luật Dân sự

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: TS Trần Thị Huệ

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Tiến sĩTrần Thị Huệ đã định hướng về mặt khoa học và nhiệt tình giúp đỡ em hoànthành khóa luận tốt nghiệp này

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đặc biệt làcác thầy cô giáo trong tổ bộ môn và trong khoa dân sự cũng như ban giám hiệunhà trường đã giúp em trau dồi thêm kiến thức trong thời gian học tập tại trường

và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em thực hiện khóa luận

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tất cả bạn bè đã cổ vũ,động viên, góp ý cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài

Sinh viênĐoàn Thị Vân Anh

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ 5

1.1 Khái niệm về di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế 5

1.1.1.Khái niệm về di sản thừa kế 5

1.1.2.Khái niệm về phân chia di sản thừa kế 8

1.2 Phần di sản thừa kế được phân chia cho những người thừa kế: 9

1.2.1 Xác định di sản chia thừa kế theo pháp luật: 10

1.2.2 Xác định di sản chia thừa kế trong trường hợp có di chúc 11

1.3 Căn cứ phân chia di sản thừa kế: 12

1.3.1 Khái niệm căn cứ phân chia di sản thừa kế: 12

1.3.2 Các căn cứ phân chia di sản thừa kế: 13

1.4 Các nguyên tắc phân chia di sản thừa kế: 16

1.4.1 Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo di chúc 16

1.4.2 Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 18

1.5 Ý nghĩa của các quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế 21

CHƯƠNG 2: PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 24

2.1 Nội dung của phân chia di sản thừa kế: 24

2.1.1 Các bước thực hiện trong quá trình phân chia di sản: 24

2.1.2 Phân chia theo di chúc: 29

2.1.3 Phân chia theo pháp luật 40

2.2 Những vấn đề cần lưu ý khi phân chia di sản thừa kế: 45

2.2.1 Người hưởng di sản là thai nhi 45

2.2.2 Hạn chế phân chia di sản 46

2.3 Phương thức phân chia di sản thừa kế 48

2.3.1 Phương thức phân chia theo hiện vật 48

Trang 4

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TẠI TÒA ÁN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 50

3.1 Thực trạng phân chia di sản thừa kế và việc áp dụng quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế: 50

3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản khi áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế: 50 3.1.2.Thực trạng áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế 55

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế 59

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:

Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị tríquan trọng trong các chế định pháp luật Thừa kế được coi là một quyền cơ bảncủa công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp

Ở Việt Nam, ngay từ chế độ phong kiến xa xưa đã có nhiều quy địnhtương đối chặt chẽ về thừa kế Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các quy định này đã được ghi nhận, mở rộng,phát triển và được thực hiện trên thực tế Sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 1995(BLDS 1995), sau đó Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005) đã đánh dấunhững bước ngoặt quan trọng của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật vềthừa kế nói riêng, kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

Tuy vậy, đời sống xã hội vẫn luôn đổi thay từng ngày từng giờ của nên phápluật hiện hành chưa thể dự liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực

tế Quan hệ thừa kế tuy là vấn đề được pháp luật điều chỉnh nhưng lại chịu sự tácđộng không nhỏ của phong tục, tập quán, truyền thống, đạo đức Phân chia di sảnthừa kế là một phần trong chế định thừa kế còn tồn tại một số quy định chungchung, chưa chi tiết, cụ thể Chính vì thế mà có nhiều quan điểm trái ngược nhau,nên khi áp dụng để giải quyết tranh chấp thực tế sẽ xảy ra tình trạng không thốngnhât Điều đó làm cho quyền thừa kế của công dân không được bảo đảm, thậm chícòn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội.Trước bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền kinh tế thị trường và xâydựng nhà nước pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càngphong phú, thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp Các

vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề này cũng gia tăng về số lượng Toà án nhândân các cấp hàng năm đã thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa kế Vì vậy,

di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế cũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận vàthực tiễn cần được quan tâm hơn Trước nhu cầu cấp bách cũng như tầm quan

Trang 6

quan trọng đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu, tập hợp làm rõ cơ sở lý luận và thựctiễn những quy định của pháp luật về phân chia di sản về thừa kế trong dân sựmột cách hệ thống là hết sức cần thiết hiện nay.

Với tinh thần đó, tác giả đã chọn đề tài: “Phân chia di sản thừa kế

-Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Thừa kế di sản là vấn đề rộng và phức tạp, vừa có lịch sử hình thành vàphát triển khá phong phú mà trong đó bao gồm phân chia di sản thừa kế Vấn đềnày đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học như: Luận án tiến sĩ

luật học của tác giả Phạm Văn Tuyết về đề tài: “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam”; Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Phùng Trung Tập với đề tài: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay”; Luận án thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thị Huệ với đề tài: “Xác định di sản và việc thanh toán phân chia, di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam” Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Vũ Lê Thu Trang về: “Thanh toán và phân chia di sản thừa kế” và nhiều bài viết, nghiên cứu đăng trên các tạp chí

chuyên ngành khác

Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu lại khai thác đề tài ở những góc độ

và khía cạnh khác nhau Vì vậy, nghiên cứu về “Phân chia di sản thừa kế

-Những vấn đề lý luận và thực tiễn” cũng là một cách tiếp cận đem đến cái

Trang 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật học, tác giả chỉtập trung vào một khía cạnh chủ yếu liên quan đến việc phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Cơ sở lý luận.

Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước vềpháp luật Đặc biệt là các quan điểm của Đảng và Nhà nước về sở hữu, về thừa

-kế trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Ngoài ra, tác giả còn sửdụng một số phương pháp khoa học chuyên ngành khác như: phương pháp lịch

sử, phương pháp logíc, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phươngpháp tổng hợp để chứng minh cho những luận điểm đặt ra trong khóa luận

5 Ý nghĩa của khóa luận

Khóa luận nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phânchia di sản thừa kế, qua đó nêu ra những hạn chế trong một số các quy định củapháp luật còn chưa phù hợp dẫn đến tình trạng tranh chấp kéo dài trong thực tếchưa giải quyết được triệt để Đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị, giải pháp

để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, giáo dục

và nâng cao ý thức pháp luật của người dân khi tham gia vào quan hệ pháp luậtthừa kế, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luậnđược cơ cấu thành 3 chương:

Trang 8

Chương 1: Một số vấn đề chung về phân chia di sản thừa kế.

Chương 2: Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện hành.

Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

Trang 9

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

1.1 Khái niệm về di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế.

1.1.1.Khái niệm về di sản thừa kế

Từ xa xưa người Việt Nam ta đã có truyền thống lao động cần cù, chịuthương chịu khó dành dụm chắt chiu cho con cháu, điều đó thể hiện tình cảm giađình và trách nhiệm của thế hệ trước đối với thế hệ sau Khi người cha, người mẹ

về nơi suối vàng họ để lại gia tài cho con cái kế tục Để nói về những gì đời trước,

người trước để lại cho đời sau, người sau người ta sử dụng thuật ngữ “di sản”

Di sản là toàn bộ tài sản có giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần cùng vớicác nghĩa vụ về tài sản được lưu truyền, tiêp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác,

từ đời này sang đời khác, được bảo hộ về mặt pháp lý [2 Tr 21]

Thuật ngữ “di sản” được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực của

đời sống Song, trong từng lĩnh vực cụ thể: văn hóa xã hội, kinh tế thì thuậtngữ này lại được hiểu với những nghĩa khác nhau Trên lĩnh vực pháp luật thuậtngữ di sản được các nhà làm luật sử dụng để chỉ di sản thừa kế trong pháp luậtdân sự Nó được hiểu như phần tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết đểlại cho những người còn sống khác

Ở Việt nam từ trước đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa rađịnh nghĩa thế nào là di sản thừa kế mà chỉ liệt kê về di sản thừa kế Điều 634

BLDS 2005 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Mà: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” (Điều 163 BLDS 2005) Như vậy,

di sản có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc

sở hữu của người để lại di sản

Khi xem xét về vấn đề di sản thừa kế hiện nay còn nhiều quan điểm khácnhau, những quan điểm này dựa trên quy định của pháp luật qua từng thời kì

Trang 10

* Quan điểm thứ nhất cho rằng: Di sản thừa kế bao gồm các tài sản và

các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại Tức là, người để lại di sản thừa kế khicòn sống ngoài những tài sản mà họ có thì còn có các khoản nợ (nghĩa vụ tàisản) khác Những nghĩa vụ này phát sinh từ các quan hệ dân sự như, nghĩa vụbồi thường thiệt hại, nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay, nghĩa vụ trả tiền thuênhà Các nghĩa vụ về tài sản họ để lại khi chết đi sẽ được dịch chuyển chonhững người thừa kế thực hiện đồng thời với việc dịch chuyển các tài sản Phápluật nói chung và pháp luật thừa kế Việt Nam nói riêng trong thời kì phong kiến

phổ biến với quan điểm này vì luật tục “phụ trái tử hoàn” Người thừa kế sẽ

phải thực hiện việc thanh toán nợ của người chết để lại kế cả trong trường hợptài sản của người chết để lại không đủ để trả hết nợ và phải chịu trách nhiệm vôhạn với nghĩa vụ đó Quan điểm này đã không còn phù hợp với sự phát triển củađất nước, cho thấy sự bất công của chế độ cũ, chế độ bóc lột người dân của bọncường hào, địa chủ Quy định của Sắc lệnh số 97/ SL ngày 22/5/1950 đã xóa bỏquy lệ bất công này

* Quan điểm thứ hai cho rằng: Di sản thừa kế bao gồm tài sản và các

nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản của người chết để lại Theo quan điểm nàythì tài sản mà người chết để lại bao gồm tài sản có và tài sản nợ là ngang bằngnhau Người thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản riêng của mình

mà chỉ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản người chết để lại Quan điểmnày khác với việc thực hiện nghĩa vụ tài sản ở quan điểm thứ nhất, không còntình trạng chịu trách nhiệm một cách vô hạn đối với các khoản nợ mà người chết

để lại, người thừa kế chỉ chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài sản của ngườichết để lại trong phạm vi di sản họ được hưởng

*Quan điểm thứ ba cho rằng: Di sản thừa kế chỉ bao gồm các tài sản của

người chết để lại mà không bao gồm các nghĩa vụ tài sản Đây là quan điểm phùhợp với những quy định của BLDS 1995 và BLDS 2005 Vì:

Thừa kế là thừa hưởng của cải của người đã khuất Theo từ điển Tiếng

Việt thì thừa kế được định nghĩa là: “hưởng của người chết để lại cho” [11, Tr

Trang 11

972] Với ý nghĩa này thì ta không thể nói người thừa kế “ được hưởng nghĩa vụ tài sản” hay “ được hưởng các tài sản nợ” Những “giá trị” không mang đến lợi

ích cho người tiếp nhận thì không được coi là di sản.Vì vậy, không thể coi cácnghĩa vụ là được thừa hưởng

Mặt khác, về phương diện đạo đức truyền thống , theo suy nghĩ của ngườiViệt Nam cha mẹ sinh con thì có nghĩa vụ chăm lo, nuôi nấng con nên người.Những việc làm mang tính “ bổn phận” không chỉ là trong hiện tại mà còn cho

cả tương lai sau này của người con, tạo ra “tiền đề vật chất” ban đầu cho con,cho cháu Người con, người cháu được thừa hưởng tài sản khi cha mẹ chết đi,dựa vào đó mà làm ăn phát triển cuộc sống và sau này lại tích lũy tài sản chocon cái của họ Và tất nhiên những tài sản mà người chết để lại cho người đượchưởng phải thuộc quyền sở hữu của họ, không trái với các quy định của phápluật Quyền thừa kế và quyền sở hữu có mối quan hệ mật thiết với nhau Do tínhchất vĩnh viễn và tuyệt đối của quyền sở hữu mà nguyên tắc liên tục của việc

đảm nhận tư cách chủ sở hữu đối với tài sản được đặt ra:“ Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người còn sống khác” [2 Tr 33].

Như vậy, với ý nghĩa trên thì di sản chỉ là tài sản của người chết mà không baogồm các nghĩa vụ về tài sản

Về phương diện pháp luật thì: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại ”

(Khoản 1 Điều 637 BLDS 2005) Cùng với việc nhận di sản thừa kế thì ngườithừa kế có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ mà người chết để lại Cần phảihiểu, ở đây người thừa kế khi thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lạikhông phải với tư cách là một chủ thể mới, họ không thay thế vị trí của chủ thể

Họ thực hiện nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của người chết Khi thực hiện nghĩa

vụ trả nợ do người chết để lại và nhưng chi phí liên quan đến di sản thừa kế sẽxảy ra các trường hợp:

Một là, nghĩa vụ tài sản và các chi phí khác nhỏ hơn khối tài sản mà ngườichết để lại, trong trường hợp này tài sản vẫn còn để chia thừa kế

Trang 12

Hai là, nghĩa vụ tài sản và các chi phí khác lớn hơn hoặc bằng đúng khốitài sản mà người chết để lại, trong trường hợp này tài sản không còn để chiathừa kế Và vì thế sẽ không có quan hệ nhận di sản.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 642 BLDS 2005 người thừa kế có quyền

từ chối nhận di sản Nếu nhận di sản thì người thừa kế phải thực hiện các nghĩa

vụ tài sản do người chết để lại và ngược lại nếu họ không nhận di sản thì họkhông phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Rõ ràng ở đâyngười thừa kế không bắt buộc phải nhận di sản để sau đó phải thực hiện cácnghĩa vụ tài sản của người chết cho chủ nợ

Tóm lại, di sản thừa kế đươc hiểu là tài sản, các quyền tài sản mà người

đã chết có được một cách hợp pháp, không bao gồm các nghĩa vụ tài sản của người đó để lại cho người hưởng thừa kế.

1.1.2.Khái niệm về phân chia di sản thừa kế

Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến tài sản tích lũy của mỗi

cá nhân và gia đình ngày càng nhiều Vì vậy, các tranh chấp nói chung và cáctranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế nói riêng ngày càng tăng về số lượngđồng thời mang tính chất phức tạp hơn Đích cuối cùng của tranh chấp thừa kếgiữa các bên chủ thể là xác định di sản và phân chia di sản thừa kế đúng để đảmbảo quyền, lợi ích của những người được hưởng thừa kế

Trong quan hệ thừa kế nếu chỉ có một người có quyền hưởng di sản thì họ

là sở hữu duy nhất của khối di sản sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài sản củangười chết để lại và cũng chỉ có mình họ phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản đó

Vì lẽ đó mà việc phân chia di sản thừa kế chỉ đặt ra khi có ít nhất từ hai ngườitrở lên có quyền thừa kế đối với khối di sản của người chết để lại

Vậy, thế nào là phân chia di sản thừa kế? Phân chia di sản thừa kế là tập hợp các hoạt động nhằm xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản cho từng người một có quyền hưởng thừa kế trong khối di sản chung sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài sản từ di sản Chấm dứt tình trạng nhiều người cùng có quyền được hưởng thừa kế từ một hoặc nhiều tài sản do người chết để lại.

Trang 13

1.2 Phần di sản thừa kế được phân chia cho những người thừa kế:

Kể từ thời điểm mở thừa kế thì bất cứ lúc nào những người thừa kế cũng

có quyền yêu cầu phân chia di sản Phụ thuộc vào sự thỏa thuận của nhữngngười thừa kế mà di sản có thể đem chia ngay lúc đó hoặc qua một thời gian dài,ngắn khác nhau Nhưng thông thường di sản ít khi đem ra chia ngay vì khi đótrong nhà có người mất, đang lúc “tang gia bối rối”, đó là việc làm không hợpvới đạo đức, phong tục của người Việt Nam Vì vậy, việc cử ra người quản lý disản để đảm bảo di sản còn nguyên giá trị có ý nghĩa quan trọng Người này sẽtập hợp khối di sản của người chết để lại Trong khối di sản mà người chết để lạibao gồm cả phần nghĩa vụ (tài sản nợ) và cả phần di sản thừa kế (tài sản có) Mà

như đã nói ở trên: di sản thừa kế đươc hiểu là tài sản, các quyền tài sản mà người đã chết có được một cách hợp pháp, không bao gồm các nghĩa vụ tài sản của người đó để lại cho người hưởng thừa kế

Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tàiliệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó.Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xácđịnh tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã

có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành

Cần chú ý là không phải tất cả các tài sản, quyền tài sản đều được xem là disản thừa kế Quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân người đểlại di sản không được coi là di sản thừa kế, như: quyền nhận trợ cấp, quyền đượcnhận lương, nghĩa vụ cấp dưỡng của người để lại di sản khi còn sống cho quan

hệ hôn nhân và gia đình (cho con chưa thành niên, con thành niên nhưng không

có khả năng lao động…) Vì những quyền và nghĩa vụ tài sản này chấm dứt khingười để lại di sản chết mà pháp luật quy định không được chuyển cho nhữngngười thừa kế Những chi phí phát sinh sau thời điểm phân chia di sản thừa kế

mà không liên quan đến cái chết của người để lại di sản và các chi phí khôngphải do yêu cầu từ các nghĩa vụ thanh toán di sản thì không phải khoản nợ di

Trang 14

sản Ở đây, xin đề cập đến phần di sản được phân chia thừa kế trong hai trườnghợp sau:

1.2.1 Xác định di sản chia thừa kế theo pháp luật:

Khối di sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật trong trườnghợp được quy định tại Điều 675 BLDS 2005 Lúc này phần di sản được phânchia cho những người thừa kế sẽ được tính như sau:

Di sản còn lại để phân chia = Tổng khối di sản – ( Nghĩa vụ tài sản mà

người chết để lại + các chi phí khác)

Nếu người để lại di sản thừa kế đồng thời để lại nghĩa vụ về tài sản mà disản lại được phân chia ngay từ thời điểm mở thừa kế thì những người đượchưởng thừa kế phải cùng nhau thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sảnmình được hưởng chứ không được trốn tránh

Khi thanh toán nghĩa vụ tài sản có thể xảy ra ba trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Tổng tài sản của người chết lớn hơn tổng các nghĩa

đã quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán, căn cứ vào lợi ích của các chủ thể, mức

độ cần thiết đối với tài sản của người được thanh toán (Điều 638 BLDS 2005)Quy định này mang tính kế thừa và phát triển các quy định tại Điều 10 Sắc lệnh

số 97/SL ngày 22/5/1950: “ Khi nhận thừa kế thì các chủ nợ của người chết cũng không có quyền đòi nợ quá số di sản để lại”.

Các chi phí khác được nói đến ở đây có thể là tiền mai táng cho người

chết, tiền trả thù lao cho người quản lý di sản, các chi phí để quản lý, bảo quản

Trang 15

di sản thừa kế… Tất cả những chi phí này không được coi là nghĩa vụ về tài sản

do người chết để lại

1.2.2 Xác định di sản chia thừa kế trong trường hợp có di chúc.

Nếu người chết có để lại di chúc thì xảy ra nhiều trường hợp Giả sử,trong di chúc người chết có để lại di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng thìphần để phân chia cho những người thừa kế sẽ được tính như sau:

Di sản còn lại để phân chia = Tổng khối di sản - (Thanh toán nghĩa vụ nợ + di tặng + di sản dùng vào việc thờ cúng + người hưởng di sản theo Điều 669)

Cũng có trường hợp người chết để lại di chúc chỉ để lại di sản cho việcthờ cúng hoặc chỉ có di tặng, có trường hợp không để lại cả hai và cũng khôngxuất hiện người thừa kế theo Điều 669 BLDS 2005

Từ năm 1945 cho đến trước ngày BLDS 1995 được ban hành không cóvăn bản pháp luật nào quy định về di tặng Di tặng thể hiện ý chí đơn phươngcủa người lập di sản và phải được ghi rõ trong di chúc Người nhận di tặngkhông phải thực hiện nghĩa vụ tài sản với phần di tặng trừ trường hợp toàn bộ tàisản của người để lại di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ nợ Khi di tặng làvật đặc định mà không còn tồn tại cho đến khi người được hưởng di tặng biếtđược quyền của mình thì họ không được quyền đòi bồi hoàn từ những ngườithừa kế, họ không được hưởng vật ấy

Thờ cúng tổ tiên, người đã khuất là một phong tục, tín ngưỡng tâm linh từ

xa xưa của người Việt ta, việc này cho đến nay vẫn rất được coi trọng trongnhiều gia đình Nếu như theo pháp luật hiện nay không bắt buộc phải để lại disản thờ cúng thì theo pháp luật phong kiến để di sản thờ cúng là việc cần thiết vàbắt buộc Vì vậy, từ Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ cho đến các Bộ Dânluật Bắc kì, Dân luật Trung kì pháp luật đều quy định cụ thể, chặt chẽ về di sảnthờ cúng Tại Điều 388 Bộ Quốc triều hình luật quy định về việc lập di sản thờcúng trong trường hợp không để lại di chúc là 1/20 toàn bộ giá trị điền sản làm

hương hỏa Còn Bộ Dân luật bắc kì, Dân luật trung kì quy định: “Phần gia tài lập thành hương hỏa trong mọi trường hợp, dù là số thừa kế bao nhiêu nữa

Trang 16

cũng không thể quá 1/5 giá trị của cải của người lập hương hỏa” (Điều 399 và

Điều 406) Từ sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 cho đến trước ngày Tòa ánnhân dân tối cao ban hành Thông tư số 81, ở nước ta không có một văn bản phápluật nào quy định về di sản thờ cúng BLDS năm 1995 và BLDS hiện hành năm

2005 đã quan tâm đến vấn đề này và có sự hoàn thiện hơn so với các văn bảnpháp luật trước đây (Điều 673 BLDS 1995 và Điều 670 BLDS 2005) Để tránhtình trạng lợi dụng việc sử dụng di sản thờ cúng nhằm trốn tránh các nghĩa vụ tài

sản các nhà làm luật đã dự liệu và quy định: “Trong trường hợp toàn bộ khối di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dùng một phần di sản vào việc thờ cúng” Tuy nhiên, những quy

định về vấn đề này còn sơ lược chỉ đề cập đến khía cạnh kinh tế mà chưa thực

sự lưu ý đến ý nghĩa sâu xa của loại di sản này

Người hưởng di sản theo Điều 669 là những người hưởng di sản khôngphụ thuộc vào nội dung của di chúc Quy định này trong BLDS hiện hành nhằmhạn chế quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc để bảo vệ quyền và lợi íchthiết thực cho một số người thừa kế theo pháp luật

1.3 Căn cứ phân chia di sản thừa kế:

1.3.1 Khái niệm căn cứ phân chia di sản thừa kế:

Khi phân chia di sản thừa kế có thể phân chia theo di chúc hoặc theo phápluật, nhưng dù là phân chia theo di chúc hay phân chia theo pháp luật thì đềuphải căn cứ vào những quy định chung của pháp luật về thừa kế, qua đó xácđịnh người thừa kế hưởng di sản theo phương thức nào, trình tự, thủ tục ra sao

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự nóiriêng, không tồn tại khái niệm “căn cứ phân chia di sản thừa kế” mà mới chỉ có

các khái niệm như “căn cứ pháp lý”, “căn cứ xác lập quyền sở hữu”, “căn cứ chấm dứt quyền sở hữu” Ngay cả trong các công trình nghiên cứu khoa học

cũng chưa có tài liệu nào đưa ra khái niệm chính thức về “căn cứ phân chia disản thừa kế” Vì vậy việc đưa ra một khái niệm chuẩn là cần thiết để có cáchhiểu thống nhất về “căn cứ phân chia di sản thừa kế”

Trang 17

“Căn cứ” trong Từ điển Tiếng Việt được hiểu ở các khía cạnh sau:

- Dựa vào làm cơ sở để lập luận hoặc hành động;

- Cái làm chỗ dựa, làm cơ sở để lập luận hoặc hành động.[11.Tr 118] Vậy có thể hiểu: căn cứ phân chia di sản thừa kế là những sự kiện pháp

lý mà trên cơ sở đó các chủ thể tiến hành việc phân chia di sản thừa kế

1.3.2 Các căn cứ phân chia di sản thừa kế:

1.3.2.1 Theo sự thoả thuận của tất cả những người thừa kế

Thừa kế là quan hệ giữa những người trong gia đình với nhau (ông bà, bố

mẹ, con cái ), giữa những người thân quen nên việc phân chia di sản thừa kếphải dựa trên tính tự nguyện thỏa thuận, đoàn kết của những người được hưởngthừa kế, tránh gây sứt mẻ tình cảm gia đình, bạn bè Mặt khác, Điều 4 BLDS

2005 đã ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; đây là nétđặc thù của những quan hệ dân sự Tôn trọng quyền định đoạt thỏa thuận củacác bên trong thừa kế là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản này Tòa án chỉ thamgia giải quyết trong trường hợp những người thừa kế không tìm được “tiếng nóichung” Khi những người thừa kế đã đạt được sự thỏa thuận thống nhất về cáchchia thì đó có thể là căn cứ để phân chia di sản

Tuy nhiên, để đạt được thoả thuận này không phải đơn giản bởi nó liênquan đến lợi ích kinh tế giữa mỗi người mà nhiều khi vì lòng tham, sự ích kỉ họkhông muốn nhường nhịn nhau để đi đến thoả thuận chung

Khi phân chia di sản theo thỏa thuận, người thực hiện phân chia di sản cóthể tham gia nhưng đây không phải là điều kiện bắt buộc Người thực hiện phânchia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản Người phân chia di sản thừa

kế chỉ là người thừa hành các quyết định của người lập di chúc hoặc nhữngngười hưởng thừa kế

“Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản” (Khoản 2 Điều 681 BLDS 2005), trong trường hợp: “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản

Trang 18

được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản ” (Khoản 1 Điều 49 Luật Công chứng 2006)

1.3.2.2 Theo ý chí định đoạt của người lập di chúc

“Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà

ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế khác Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” (Điều 58 Hiến pháp năm 1992) Công dân

có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình Như vậy, quyền của các chủthể trong quan hệ thừa kế mà cụ thể là giữa người để lại di sản với người thừa kế

và các chủ thể khác cần phải được bảo đảm Trong trường hợp khi mở thừa kế

có di chúc của người để lại di sản thì chia khối di sản theo di chúc Nếu ngườithừa kế không từ chối nhận di sản thì họ trở thành chủ sở hữu đối với khối tàisản được phân chia

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết chongười khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiệntrong di chúc [12.Tr 323] Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân còn ngườithừa kế là bất kì có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc Nhà nước điều này phụthuộc vào ý chí của người lập di chúc, pháp luật không thể quy định trong mọitrường hợp phải theo một khuôn mẫu nhất định do Nhà nước định ra Tùy vào ýchí của người lập di chúc mà người được thừa kế theo di chúc được hưởng cácphần di sản nhiều ít khác nhau thậm chí là chênh lệch rất lớn ví dụ: người bố khichết để lại di chúc cho hai người con nhưng ông lại yêu thương người con úthơn nên người con cả được 800 triệu, người con út được hưởng một ngôi nhà trịgiá 1,5 tỷ Nhà nước ta luôn ưu tiên phương thức dịch chuyển di sản theo dichúc, pháp luật tôn trọng và đảm bảo ý chí của người để lại di chúc Họ có thể

để lại di sản cho bất kì ai, kể cả những người không có quan hệ hôn nhân, huyếtthống, nuôi dưỡng với họ; họ có thể để lại một phần di sản để tặng cho ngườikhác, di sản dùng vào việc thờ cúng Tức là, họ được tự do thể hiện ý chí, Nhànước không ấn định trước phạm vi người được hưởng thừa kế theo di chúc

Trang 19

Tóm lại, phân chia di sản theo ý chí định đoạt của người lập di chúc (theo

di chúc) là căn cứ để tiến hành việc phân chia di sản thừa kế, làm phát sinhquyền sở hữu của người có quyền hưởng thừa kế

1.3.2.3 Theo quy định của pháp luật.

Các quy định của pháp luật cũng là căn cứ để tiến hành việc phân chia disản thừa kế, làm phát sinh quyền sở hữu của người có quyền hưởng thừa kế Vìthừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật đều là hai phương thức dịch chuyểntài sản từ người chết sang cho người sống và theo các trình tự do pháp luật quyđịnh, phải dựa vào các quy định của pháp luật thì mới xác định được là phânchia di sản theo di chúc hay theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết chonhững người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do phápluật quy định [12.Tr 340]

Khác với việc phân chia di sản theo ý chí của người lập di chúc ngườiđược hưởng thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan

hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản Việc chia thừa kếtheo pháp luật đặt ra khi người chết để lại di sản mà không lập di chúc hoặc cónhưng di chúc không có hiệu lực pháp luật, người thừa kế từ chối nhận di sản,…đối với thừa kế theo pháp luật những người ở cùng một hàng thừa kế thì đượchưởng các phần di sản công bằng, ngang nhau

Trong thực tiễn cũng có những trường hợp rất khó để phân biệt rõ ràng làthừa kế theo di chúc hay thừa thừa kế theo pháp luật Pháp luật thừa kế hiện đạicủa các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam quy định, cho phép áp dụng haihình thức thừa kế theo pháp luật và theo di chúc để chia di sản trong từng trườnghợp cụ thể tức là được áp dụng đồng thời trong việc phân chia di sản thừa kế kể

cả theo di chúc và theo pháp luật

Trang 20

1.4 Các nguyên tắc phân chia di sản thừa kế:

1.4.1 Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo di chúc.

Giống như các chế định khác trong pháp luật dân sự, chế định quyền thừa

kế được ghi nhận và chịu sự điều chỉnh bởi các nguyên tắc chung của Luật Dân

sự Nhưng đây là một chế định điều chỉnh một quan hệ mang nhiều tính đặc thùtrong xã hội, bị chi phối do yếu tố tình cảm, phong tục, tập quán nên có nhữngnguyên tắc riêng để điểu chỉnh làm cơ sở, định hướng cho những quy phạmpháp luật về thừa kế phải tuân theo Phân chia di sản là một phần trong chế địnhthừa kế nên các nguyên tắc đó cũng được áp dụng cho các phương thức phânchia di sản, nói cách khác chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau Bên cạnh

đó việc phân chia di sản vẫn có những nguyên tắc riêng Tìm hiểu các nguyêntắc này là rất cần thiết bởi phân chia di sản thừa kế đóng vai trò quan trọng trongpháp luật thừa kế và trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp trong phân chia disản thừa kế

Ở phần này xin được nói đến một số các nguyên tắc phân chia di sản thừa

kế theo di chúc

- Tôn trọng ý chí của người lập di chúc:

Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt là ba quyền năng của một cá nhân đốivới tài sản Để lại di sản thừa kế là một trong những cách thức định đoạt tài sảncủa chủ sở hữu Nhà nước ta luôn tôn trọng ý chí của người lập di chúc, cácquyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 648 BLDS 2005 Nhà nướcchỉ hạn chế ý chí của người lập di chúc trong môt số trường hợp nhất định Nếu

di chúc không vi phạm các điều cấm của pháp luật thì việc phân chia di sản sẽtheo di chúc của người chết Việc này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhữngngười đã khuất thể hiện trách nhiệm đối với người đã khuất, thực hiện theo đúng

di nguyện của họ để họ yên tâm nhắm mắt Mặt khác, đây là một truyền thốnglâu đời của nhân dân ta đồng thời qua đó khuyến khích những người còn sốngcũng cố gắng tạo ra nhiều của cải vật chất không chỉ vì lợi ích của bản thân màcòn vì những người mình yêu thương

Trang 21

- Tôn trọng sự thỏa thuận của những người thừa kế:

Thỏa thuận có một ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ thừa kế Việcphân chia di sản diễn ra như thế nào, có suôn sẻ hay không phụ thuộc rất lớn vào

ý chí của những người thừa kế Tòa án chỉ tham gia giải quyết trong trường hợptranh chấp xảy ra khi những người thừa kế đã thỏa thuận bàn bạc với nhau

nhưng không đạt đến kết quả thống nhất Pháp luật quy định: “Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản” Điều 4 BLDS 2005 ghi

nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Tôn trọng sự thỏa thuậncủa những người thừa kế là việc cụ thể hóa của nguyên tắc này

- Việc phân chia phải đảm bảo tình đoàn kết trong gia đình

Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thốngtốt đẹp quy định tại Điều 8 BLDS 2005 Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụdân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục,tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vìcộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dântộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam

Như chúng ta đã biết thừa kế là quan hệ bị chi phối bởi nhiều yếu tố tìnhcảm, tập quán, tục lệ, truyền thống vì vậy việc phân chia di sản như thế nào đểđảm bảo tình đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, bảo đảmtính nhân văn của thừa kế hết sức có ý nghĩa Bám sát nguyên tắc này giúp choviệc giải quyết phân chia di sản thừa kế thêm hợp tình, hợp lý

Nhiều trường hợp trong gia đình đã xảy ra tranh chấp xô xát giữa các anh,chị, em khi phân chia di sản của cha mẹ để lại; các cháu, chắt khi phân di sảncủa ông, bà để lại…Điều này làm ảnh hưởng đến tình cảm của những thành viêntrong gia đình; đến truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta Vì vậy, tự phânchia di sản thừa kế giữa những người thừa kế là cách tốt nhất để đảm bảo tinhthần đoàn kết trong nội bộ trong gia đình Trường hợp không thoả thuận đượcthì cần phân chia một cách bình đẳng, đảm bảo việc khai thác, sử dụng di sản,lợi ích kinh tế của những người thừa kế…Chỉ khi những người thừa kế đã thỏa

Trang 22

thuận với nhau nhưng không đạt đến kết quả thống nhất Tòa án mới tham giagiải quyết Trên thực tế để giải quyết vấn đề này là hết sức khó khăn với nhữngngười làm công tác chuyên môn; họ luôn phải theo sát những nguyên tắc nềntảng để vừa đảm bảo cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đượcbền vững lại vừa đảm bảo cho việc thực hiện phân chia di sản theo ý chí củangười đã khuất.

1.4.2 Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Nếu như ở phần trên ta đã nói đến các nguyên tắc phân chia di sản thừa kếtheo di chúc thì ở phần này chúng ta sẽ đề cập về các nguyên tắc phân chia disản theo pháp luật Tìm hiểu các nguyên tắc này là rất cần thiết bởi quyền lợicủa những người thừa kế thừa kế sẽ bị ảnh hưởng nếu vi phạm các nguyên tắccủa thừa kế

- Ưu tiên chia cho những người ở hàng thừa kế trước

Di sản của người chết được chia cho những người thân thích, gần gũi đốivới người chết.Tuy nhiên mức độ gần gũi, thân thiết của những người thân thích

đó với người chết là khác nhau khiến cho việc phân chia di sản thừa kế trở nênkhó khăn, phức tạp Vấn đề này xảy ra ở rất nhiều nước trên thế giới chứ khôngphải chỉ ở riêng Việt Nam Và phần lớn các nước đặt ra qui định về hàng thừa kế

để giải quyết vấn đề này Theo pháp luật hiện hành những người thừa kế theopháp luật được quy định thành từng hàng (Khoản 1 Điều 676 BLDS 2005).Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được coi là những người có quan hệgần gũi nhất đối với người chết, tiếp đến là những người ở hàng thừa kế thứ hai

và thứ ba Điều này là hết sức dễ hiểu Khi sống người ta làm ra của cải khôngchỉ chăm lo cho mình mà còn cho những nguời thân thiết như: nuôi con; nuôicháu; chăm sóc cha, mẹ già… Tâm lý chung khi họ ra đi là muốn để lại tài sảncho những người gần gũi, yêu quý Vì vậy, pháp luật ưu tiên chia cho những

người ở hàng thừa kế trước:“Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền

Trang 23

hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản” (Khoản 3

Điều 676 BLDS 2005)

- Chia hết cho những người ở hàng thừa kế trước

Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gầngũi với người chết và theo đó họ cùng hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế

mà người chết để lại Mà như đã nói ở trên khi phân chia di sản theo luật sẽ ưutiên cho những người ở hàng thừa kế trước Do đó, di sản sẽ được chia thànhnhững phần bằng nhau và chia hết cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất.Nếu khi chia thừa kế mà không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất vì đã chết trướcngười để lại di sản thừa kế mà không có ai thế vị hoặc có nhưng họ từ chối nhận

di sản hay không có quyền hưởng di sản theo Điều 643 BLDS 2005 hoặc bịngười để lại di di sản truất quyền thừa kế thì lúc này di sản mới được chia hếtcho những người thừa kế thuộc hàng thứ hai Tương tự như vậy ở hàng thừa kếthứ hai thì di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ ba

Nếu không có ai trong hàng thừa kế thứ ba (người này không có họ hàngthân thích, con cháu, sống lẽ loi cô độc ) thì di sản sẽ thuộc về nhà nước (Điều

644 BLDS 2005)

- Chia đều bằng nhau cho những người thừa kế cùng hàng

Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa Điều 5 về nguyên tắc bình đẳng củaBLDS 2005 và thể hiện rất rõ trong Điều 52 Hiến pháp 1992 Đó là sự bình đẳnggiữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự khi xác lập, thực hiện quyền vànghĩa vụ dân sự Trong quan hệ thừa kế nói chung và phân chia di sản thừa kếnói riêng nguyên tắc này cần được đảm bảo Những người cùng thuộc một hàngthừa kế được hưởng phần di sản như nhau (Khoản 2 Điều 676 BLDS 2005) Cáccon của người chết không phân biệt con trai, con gái, tuổi tác, con trong thời kìhôn nhân, con ngoài giá thú, con nuôi, con đẻ đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc hưởng tài sản chung Đây là sựkhác biệt giữa pháp luật hiện hành với pháp luật thực dân - phong kiến trước kiachỉ coi người phụ nữ là nộ lệ, phân biệt đối xử giữa các thành viên trong gia

Trang 24

đình (như: con vợ lẽ và vợ cả ) Nguyên tắc này thực sự là một là một điểm tiến

bộ của pháp luật hiện nay, phải trải qua cuộc đấu tranh gian khổ mới có được

Và đây cũng là điểm khác biệt của phân chia di sản theo di chúc và phân chia disản theo pháp luật bởi phân chia di sản theo di chúc phụ thuộc ý chí và tâm lýcủa người lập di chúc như: cùng là các con của người đã chết nhưng có khi lạiđược nhận những phần không đều nhau, thậm chí có người được hưởng, ngườikhông

- Phân chia di sản phải ưu tiên cho một số thành viên trong gia đình.

Ưu tiên cho một số thành viên trong gia đình không có nghĩa là thiên vị

họ hơn những người khác trong gia đình, cũng không có nghĩa là trái với nguyêntắc bình đẳng và không tôn trọng ý chí của người lập di chúc Bởi về bản chấtthừa kế mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần giúp cho những người trong giađình thêm đoàn kết, yêu thương nhau Khi phân chia di sản cần chú ý đến nănglực hành vi, tuổi tác, hoàn cảnh kinh tế của từng người thừa kế Quan tâm tớinhững người chưa thành niên, người không có khả năng lao động, người giàyếu khi chia thừa kế để những người này có điều kiện sống tốt hơn, ít nhất làtrong giai đoạn trước mắt Đây cũng là đạo lý của người Việt Nam ta

Về nguyên tắc trong trường hợp di chúc hợp pháp có hiệu lực thì nhữngngười thừa kế sẽ được hưởng đúng phần người lập di chúc chỉ định, sự định đọatnày được pháp luật tôn trọng Tuy nhiên trong trường hợp người lập di chúckhông cho hoặc cho hưởng phần ít hơn so với quy định của pháp luật đối nhữngđối tượng là: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên màkhông có khả năng lao động hưởng thừa kế thì pháp luật sẽ ưu tiên cho nhữngngười này, họ được hưởng một tỷ lệ nhất định trong khối di sản người chết đểlại Xét cho cùng, đây là những người có quan hệ tình cảm gần gũi với người đãchết, có quan hệ hôn nhân, huyết thống, họ có các quyền và nghĩa vụ đối với ngườichết hoặc ngược lại người lập di chúc có các quyền, nghĩa vụ đối với họ như: chămsóc, nuôi dưỡng cha mẹ già, con nhỏ nên điều này là hoàn toàn hợp lý

Trang 25

1.5 Ý nghĩa của các quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế

Quan hệ thừa kế là một trong những quan hệ xã hội, diễn ra trong đờisống thường ngày Việc phân chia di sản góp phần làm ổn định quan hệ xã hộinày và các quan hệ xã hội khác có liên quan Mặt khác, còn mang nhiều ý nghĩathiết thực

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người được hưởng thừa kế:

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân và nó có làphương tiện để duy trì, củng cố quyền sở hữu trong xã hội Theo Điều 636

BLDS 2005: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại” Như vậy, những người được hưởng thừa

kế sẽ trở thành chủ sở hữu đối với tài sản mà người chết để lại Nhưng chỉ saukhi việc phân chia di sản diễn ra họ mới là chủ thể “thực sự” đối với những tàisản đó, có các quyền năng đầy đủ của một chủ sở hữu, bởi họ biết được cụ thểkhối tài sản mà họ được thừa kế từ đó mà có trách nhiệm gìn giữ, chăm sóc Vìthế mà việc phân chia di sản thừa kế có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớinhững người được nhận di sản thừa kế Việc phân chia di sản chính xác, đầy đủ

sẽ tránh được những tranh chấp không đáng có giữa những người thừa kế, tìnhcảm giữa các thành viên trong gia đình và những người thân thuộc được giữ vững

và là cơ sở để hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm và tình cẩm đối với người đã

khuất Đối với những người thuộc diện “ưu tiên” trong gia đình, con chưa thành

niên, người không có khả năng lao động, hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khókhăn thì việc được nhận di sản thừa kế lại càng có ý nghĩa sâu sắc, vì bản chất củathừa kế là giữ vững tình đoàn kết trong gia đình Phân chia di sản chính xác đảmbảo quyền và lợi ích của những đối tượng trên, không để họ bị thiệt thòi, tránhtình trạng những người có quyền hưởng thừa kế lại không được hưởng

- Bảo đảm quyền và lợi ích của người có liên quan:

Việc phân chia di sản thừa kế không chỉ mang ý nghĩa đối với người đượchưởng thừa kế mà còn có ý nghĩa đối với những người khác Trong trường hợpngười đã chết để lại cả di sản và những nghĩa vụ tài sản (các khoản nợ), những

Trang 26

khoản nợ này vẫn chưa được thanh toán thì việc phân chia tài sản chính xác sẽtạo điều kiện thuận lợi để những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối vớicác chủ nợ một cách nhanh chóng Họ biết được cụ thể số tài sản mà mình đượchưởng và do đó biết được mình phải thực hiện nghĩa vụ đến đâu Nếu việc phânchia di sản thiếu chính xác thì không những người thừa kế phải chịu thiệt thòi

mà họ cũng không có điều kiện để thực hiện tốt nghĩa vụ tài sản của người chết

để lại đối với chủ nợ

- Bảo đảm tính minh bạch, công bằng của pháp luật:

Một trong những thực tế đang diễn ra tại các Tòa án hiện nay là số lượngcác vu việc tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế ngày càng gia tăng điềunày do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Song, đích đến cuối cùngcủa những tranh chấp này của các bên là được hưởng một, nhiều phần hay toàn

bộ di sản của người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật Phân chia disản chính xác, hợp lý bảo đảm quyền lợi hợp pháp của đương sự sẽ tạo ra tâm lýtin tưởng vào các các quy định của pháp luật, vào những đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước nói chung Góp phần tích cực vào việc tuyên truyền phổbiến pháp luật trong đời sống nhân dân, vào công cuộc đổi mới của đất nước

- Tăng cường tinh thần trách nhiệm và tình cảm của những người thừa kế với nhau và với người đã khuất:

Khi việc phân chia di sản thừa kế mà nghĩa vụ tài sản do người chết để lạivẫn chưa được thanh toán thì những người nhận di sản thừa kế phải cùng nhauthực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người đã chết trong phạm vi di sản màmình được hưởng Đó không những là trách nhiệm mà còn là tình cảm đối vớingười đã khuất về phương diện đạo đức

Mặt khác, khi phân chia di sản thừa kế cũng góp phần tăng cường tráchnhiệm giữa những người thưà kế với nhau Những người thừa kế sẽ căn cứ vàohoàn cảnh cụ thể để thoả thuận bàn bạc tự phân chia nhằm khai thác, sử dụng disản thừa kế một cách hợp lý nhất đồng thời đảm bảo lợi ích kinh tế của từngngười Khi phân chia di sản của người chết để lại sẽ có người được hưởng hiện

Trang 27

vật, có người lại hưởng theo giá trị Xem xét việc dành hiện vật hay giá trị cho aihưởng thì thuận lợi hơn sẽ tăng cường trách nhiệm giữa những người thưà kếvới nhau, trong trường hợp cần thiết họ sẽ nhường nhịn nhau qua đó thắt chặttình đoàn kết yêu thương lẫn nhau.

Ví dụ: trong di chúc của ông A để lại cho các con, anh B được hưởng hiệnvật là một ngôi nhà nhưng anh không muốn nhận ngôi nhà này mà muốn hưởngphần di sản là số tiền 500 triệu vì anh đang cần gấp số tiền để chữa bệnh cho contrai Số tiền này trong di chúc ông A đã để lại chị C Chị C lại chưa có nhà để ởnên hai người quyết định đổi cho nhau Anh A nhận số tiền 500 triệu, chị C nhậnngôi nhà

Trang 28

CHƯƠNG 2 PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2.1 Nội dung của phân chia di sản thừa kế:

2.1.1 Các bước thực hiện trong quá trình phân chia di sản:

Phân chia di sản là khâu cuối cùng trong quan hệ pháp luật về thừa kế vàbản thân nó cũng đòi hỏi những yêu cầu riêng biệt Tùy vào từng hoàn cảnh cụthể như: người chết có để lại di chúc hay không để lại di chúc, di chúc có hiệulực hay vô hiệu và nếu vô hiệu thì một phần hay toàn bộ mà việc phân chia disản khác nhau Song, có một số thủ tục (các bước) mang tính chất chung trongmọi trường hợp Đây chính là các công việc cần làm của những người thừa kếtrước khi thực hiện phân chia di sản, gồm: Công bố di chúc (nếu có di chúc);họp mặt những người thừa kế; chỉ định người quản lý, phân chia di sản thừa kế;thanh toán những khoản nợ di sản

Điều 672 BLDS 2005)

So với BLDS năm 1995, khoản 3 Điều 672 BLDS 2005 đã bỏ đoạn “bản sao di chúc phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế” Quy định trên xuất phát

từ thực trạng của pháp luật công chứng, chứng thực hiện nay do quá tải tronghoạt động công chứng; mặt khác, pháp luật không bắt buộc mọi bản sao đều

Trang 29

phải có công chứng Hơn nữa tại khoản 4 Điều 672 BLDS 2005 qui định:

“Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của

di chúc” nên việc bắt buộc các bản sao di chúc phải có công chứng, chứng thực

của cơ quan có thẩm quyền nơi mở thừa kế là không cần thiết nữa Đây là mộtđiểm tiến bộ của BLDS 2005 nó góp phần làm cho Điều luật mang tính khả thihơn, tạo điều thuận lợi cho việc công bố di chúc mà vẫn bảo đảm sự minh bạch

Ngoài việc quy định về công bố nội dung của di chúc, pháp luật cũng quyđịnh rõ ràng về việc giải thích nội dung của di chúc tại Điều 673 BLDS 2005

“Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo

di chúc Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật.

Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.”

Tuy nhiên, quy định trên cũng có nhiều hạn chế khi có những người thừa

kế cố tình không nhất trí về cách hiểu nội dung của di chúc

Sau khi thông báo về thời điểm mở thừa kế hoặc di chúc được công bốnhững người thừa kế có thể tiên hành họp mặt

2.1.1.2 Họp mặt những người thừa kế.

Với mục đích tăng cường sự đoàn kết nhất trí giữa những người thừa kếtrong việc quản lý di sản khi chưa chia cũng như trong việc chia di sản cần họpmặt những người thừa kế trước khi phân chia di sản Việc họp mặt những ngườithừa kế bao giờ cũng mang nội dung là sự thỏa thuận với nhau về việc hưởng disản và việc thỏa thuận này được quyết định theo đa số Điều 681 BLDS 2005

quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:

Trang 30

“1 Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa

vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; b) Cách thức phân chia di sản.

2 Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật không bắt buộc phải tổ chứchọp mặt những người thừa kế và việc những người thừa kế có tham gia haykhông là hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí của họ Nếu thấy cần thiết thì nhữngngười thừa kế sẽ tự tổ chức cuộc họp mặt này để bàn bạc, thống nhất những nội

dung liên quan đến việc quản lý di sản cũng như phân chia di sản và “mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”, gọi là Biên bản

họp mặt của những người thừa kế; trong đó có đầy đủ chữ ký của tất cả nhữngngười thừa kế Đối với những người thừa kế không có, hạn chế hoặc chưa có nănglực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của họ thay mặt họ kí Đây là bằngchứng pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận thống nhất giữa những người thừa kế

Trên thực tế họp mặt những người thừa kế là một giai đoạn không thểthiếu khi phân chia di sản Thông thường, nếu trong một gia đình mọi người hòathuận, gắn bó yêu thương thì việc quản lý di sản cũng như phân chia di sản sẽđược những người thừa kế thỏa thuận phân chia không mấy khó khăn Tuynhiên, việc phân chia di sản thừa kế không phải lúc nào cũng được thuận lợi nhưvậy nên khi xảy ra tranh chấp mà các đương sự gửi đơn khởi kiện đến Tòa án thì

về mặt tố tụng trước khi đưa vụ án ra xét xử Tòa án buộc phải tiến hành hòa giảigiữa các bên Mặt khác, trong trường hợp không có tranh chấp để phân chia disản thì những người thừa kế cũng cần phải tiến hành bàn bạc với nhau

Tùy từng trường hợp cụ thể mà nội dung được những người thừa kế cầnbàn bạc, thỏa thuận khác nhau:

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý, ngườiphân chia di sản thì vấn đề cần thống nhất này cần được bàn bạc, thống nhất trong

Trang 31

cuộc họp những người thừa kế Bởi trong thời gian di sản chưa được phân chia cóthể xảy ra tình trạng bị hư hỏng, mất mát, tẩu tán nên phải có người đứng raquản lý, trông coi Đồng thời, những người thừa kế có thể thống nhất cách thứcphân chia di sản luôn nếu họ xác định phân chia di sản trong thời gian này

Nếu người để lại di sản đã chỉ định người quản lý, người phân chia di sảnthì vấn đề cần bàn bạc giữa những người thừa kế ở đây là cách thức phân chia disản Còn trong trường hợp mặc dù đã chỉ định người quản lý, người phân chia disản nhưng chưa xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của những người này thìnhững người thừa kế phải thỏa thuận cùng nhau để xác định quyền, nghĩa vụ cho

họ Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được thì quyền và nghĩa vụ của người quản

lý, người phân chia di sản sẽ được xác định, thực hiện theo quy định tại Điều

639, Điều 640 và Điều 682 BLDS 2005

2.1.1.3 Người phân chia di sản thừa kế.

Người phân chia di sản là người trong thực tế đứng ra tổ chức, thực hiệnviệc phân chia di sản cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo sự thỏathuận của những người thừa kế

di chúc nhưng người đó từ chối

Người phân chia di sản cũng có thể là một trong số những người thừa kếhoặc là người khác, không nằm trong số những người hưởng thừa kế Điều này

Trang 32

cũng phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc và sự thỏa thuận của nhữngngười thừa kế Người phân chia di sản có khi đồng thời là người quản lý di sản,nhưng cũng có thể là hai người khác nhau, mỗi người thực hiện một công việc

riêng Đề cập đến vấn đề này trong cuốn: “ Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn” Tiến sĩ Trần Thị Huệ đã đưa ra quan

điểm cho rằng:

Hiện nay, luật dân sự của nước ta mới chỉ quy định người quản lý di sản làngười phân chia di sản mà chưa quy định thời điểm bắt đầu kiểm kê di sản chođến khi kết thúc kiểm kê di sản thừa kế trong vòng bao nhiêu ngày Cũng theotác giả thì quy định này có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá tình hình di sản thừa

kế của người để lại di sản Nếu để quá lâu thì khả năng thất lạc, mất mát, hưhỏng, tẩu tán di sản xảy ra càng lớn Hơn nữa, có nhiều trường hợp di sản củangười quá cố thuộc về rất nhiều người thừa kế mà chưa xác định tài sản nàothuộc về ai, bởi vậy ý thức bảo quản di sản của họ bị hạn chế nhiều so với việc

đã xác định kiểm kê di sản và trao quyền cho người đó quản lý khối di sản đó.[3.Tr 256 ] Vấn đề mà tác giả đưa ra là hoàn toàn hợp lý Mục đích cuối cùngcủa các bên trong thừa kế là được hưởng đúng phần di sản, thiết nghĩ nếu tạithời điểm phân chia di sản thừa kế mà di sản thừa kế không còn thì việc phânchia di sản thừa kế cũng không còn ý nghĩa

Người phân chia di sản nhận được thù lao khi người để lại di chúc chophép Nếu không có sự cho phép của người lập di chúc nhưng có sự thỏa thuậncủa những người thừa kế thì người phân chia di sản vẫn được hưởng thù lao.Trong trường hợp người lập di chúc cho phép người thừa kế hưởng thù laonhưng không xác định cụ thể là bao nhiêu thì những người thừa kế sẽ cùng nhauthỏa thuận mức thù lao Vấn đề thù lao không đặt ra khi người phân chia di sản

là một trong số những người thừa kế Như vậy, theo quy định của pháp luật thìngười phân chia di sản không có quyền yêu cầu hưởng thù lao Việc họ có đượchưởng thù lao hay không là quyết định của người lập di chúc hoặc theo sự thốngnhất của những người thừa kế Quy định này có phần chưa hợp lý vì người phân

Trang 33

chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản Nếu di sản được đem chiangay hoặc chỉ trong một thời gian ngắn thì thù lao không phải là vấn đề lớnnhưng đối với những trường hợp khi mà việc phân chia di sản thừa kế phải chờđợi 10 năm, 15 năm hoặc hơn thì đây lại là vấn đề lớn, số tiền quản lý di sảntheo mỗi năm lại tăng lên, công sức của người quản lí di sản bỏ ra cũng khôngphải là ít… Để tránh được những tranh chấp có thể xảy ra pháp luật nên có quyđịnh cụ thể hơn

“Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật.” (Khoản 2 Điều 682 BLDS

2005) Người phân chia di sản phải phân chia di sản theo đúng ý chí của người

để lại di sản (phải thực hiện đúng quy định tại Điều 684 BLDS 2005) Nếukhông có di chúc hoặc có nhưng không xác định cách phân chia di sản hoặc đốivới phần di sản được chia theo pháp luật thì người phân chia di sản phải phânchia theo cách thức mà những người thừa kế đã thỏa thuận và được ghi trongBiên bản họp mặt những người thừa kế [15.Tr 276]

2.1.2 Phân chia theo di chúc:

2.1.2.1 Phân chia theo di chúc trong trường hợp người để lại di chúc không có nghĩa vụ về tài sản.

Pháp luật luôn tôn trọng ý chí của người lập di sản nếu họ để lại di chúchợp pháp Phần di sản mà mỗi người thừa kế theo di chúc được hưởng phải đượcphân chia theo đúng ý nguyện của người đã để lại di sản xác định trong di chúc

Khi người chết để lại di chúc đã xác định cụ thể người hưởng di sản lànhững ai thì dù không nói rõ ràng phần được hưởng của từng người thừa kế thì

ta cần lưu ý: Nếu trong di chúc chỉ định một người được hưởng thừa kế thì toàn

bộ di sản sẽ thuộc về người đó hoặc sau khi trích phần di sản theo luật được xácđịnh theo Điều 669 (nếu có) Người này cũng có quyền từ chối nhận di sản, khi

đó di sản sẽ được phân chia theo pháp luật Còn trong trường hợp di chúc chỉđịnh nhiều người thừa kế cùng được hưởng thì di sản sẽ chia đều cho nhữngngười đó nếu không có thỏa thuận khác, do trong trường hợp này người lập di

Trang 34

chúc không phân định rõ từng phần di sản cho từng người thừa kế nên nhữngngười thừa kế có thể thỏa thuận với nhau về cách phân chia

Ví dụ: Cụ A có ba người con đã thành niên là B, C, D Cụ A trước khichết đã để lại di chúc nói rõ người hưởng di sản là D và khối di sản là 600 triệuđồng Nhưng D lại từ chối nhận khối di sản này Vì vậy, khối di sản sẽ đượcchia đều cho B và C theo pháp luật, mỗi người được 300 triệu đồng

Tuy nhiên, người lập di chúc cũng có quyền phân chia một cách cụ thểcho người thừa kế nào được hưởng số lượng hoặc phần tài sản là bao nhiêu tỉ lệ

so với tổng giá trị tài sản ( như: 1/2, 1/3, 1/4 ) Di sản được phân chia chonhững người thừa kế theo đúng tỉ lệ đó sau khi định giá từng tài sản để xác địnhtổng giá trị của khối di sản thừa kế hiện còn ở thời điểm phân chia di sản Song,cần lưu ý là, nếu có phần di sản không còn vào thời điểm phân chia do có ngườithừa kế đã sử dụng hết hoặc đã định đoạt thì vẫn tính vào tổng giá trị khối tàisản Người thừa kế nào đã sử dụng, định đoạt phần tài sản đó sẽ bị khấu trừ khinhận di sản

Chẳng hạn: Bà A chết đi để lại khối di sản là tiền mặt và một chiếc xemáy, tổng khối di sản trị giá 450 triệu đồng Bà A lập di chúc cho hai con trai: Bđược hưởng 2/3 trên tổng giá trị khối di sản và C hưởng một 1/3 trên tổng giá trịkhối di sản Nhưng trước đó C đã sử dụng hết 20 triệu đồng trong khối di sản.Nên số di sản mà C được hưởng là: 450: 3 = 150 triệu đồng phải khấu trừ phần

C đã sử dụng còn: 150 - 20 = 130 triệu đồng

Ví dụ: Ông A có khối di sản là một căn hộ trị giá 600 triệu đồng và số tiềnmặt là 200 triệu đồng Khi chết ông A lập di chúc cho B hưởng 1/2 trên tổng giátrị khối di sản, cho C hưởng 1/4 trên tổng giá trị khối di sản và D hưởng 1/4 trêntổng giá trị khối di sản Tại thời điểm phân chia thì giá trị của căn hộ là 600 triệuđồng nhưng số tiền mặt chỉ còn 100 triệu đồng do B đã sử dụng 100 triệu để chidùng cho bản thân Như vậy khi phân chia di sản ta vẫn tính 100 triệu mà B đã

sử dụng ngoài ý muốn của ông A để chia: B = 1/2 x ( 600 + 200) = 400 triệuđồng nhưng trừ đi 100 triệu B sử dụng Nên số di sản mà B được hưởng là 400 -

Ngày đăng: 25/03/2019, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. T.S Nguyễn Ngọc Điện “Bình luận khoa học về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam”, Nxb Trẻ 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bình luận khoa học về thừa kế trong Luật Dân sựViệt Nam”
Nhà XB: Nxb Trẻ 2001
2. T.S Trần Thị Huệ : “Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam”. Luận án tiến sĩ 2007, Trường đại học Luận án tiến sỹ 2007, Trường đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
3. T.S Trần Thị Huệ, “Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn”
Nhà XB: Nxb Tư pháp
4. Thái Công Khanh "Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện điều 679 BLDS về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế", Tạp chí Toà án nhân dân, số 16 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện điều 679BLDS về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
5. Thái Công Khanh "Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế", Tạp chí Toà án nhân dân, số 20 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế
6. T.S Phùng Trung Tập, “ Luật thừa kế Việt Nam”, Nxb Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Luật thừa kế Việt Nam”
Nhà XB: Nxb Hà Nội
7. T.S Phùng Trung Tập: “ Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay”; Luận án tiến sĩ luật học năm 2002. Trường đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ1945 đến nay”
8. Nguyễn Thu Thủy, “Di sản thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành”, Khóa luận tốt nghiệp 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Di sản thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Namhiện hành”
9. Tòa án nhân dân tối cao, viện khoa học xét xử, “So sánh Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005”, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh Bộ luật dân sự năm1995 và Bộ luật dân sự năm 2005”
Nhà XB: Nxb Tư pháp
10. Vũ Lê Thu Trang, “ Thanh toán và phân chia di sản thừa kế”, Khóa luận tốt nghiệp 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Thanh toán và phân chia di sản thừa kế”
11. Trung tâm từ điển học , “Từ điển Tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt”
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
12. Trường Đại học Luật Hà Nội, “ Giáo trình luật Dân sự Việt Nam. Tập 1”.Nxb Công an nhân dân 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Dân sự Việt Nam. Tập 1”
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân 2009
13. T.S Nguyễn Minh Tuấn “ Pháp luật về thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Pháp luật về thừa kế của Việt Nam - Những vấn đềlý luận và thực tiễn”
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
14. T.S Đinh Trung Tụng (chủ biên): “ Bình luận những nội dung mới của Bộ luật dân sự 2005”, Nxb Tư pháp 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Bình luận những nội dung mới của Bộluật dân sự 2005”
Nhà XB: Nxb Tư pháp 2005
15.T.S Phạm Văn Tuyết “ Thừa kế - quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”; Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Thừa kế - quy định của pháp luật và thực tiễn ápdụng”
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Lê Kim Quế “ 90 câu hỏi đáp pháp luật thừa kế”, Nxb Chính trị quốc gia 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ 90 câu hỏi đáp pháp luật thừa kế”
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia1994
17. Bộ luật dân sư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1995 18. Bộ luật dân sư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.19. Luật đất đai 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật dân sư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1995"18." Bộ luật dân sư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005
21. Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Khác
23. Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp thừa kế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w