1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu manh mún đất đai và dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện việt yên, tỉnh bắc giang

88 222 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,87 MB
File đính kèm đất đai và dồn điền đổi thửa.rar (3 MB)

Nội dung

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nơi phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và Quốc phòng An ninh... Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế. Đất nông nghiệp vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị năm 1988, nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ. Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64CP của Chính phủ về giao đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất an tâm và có kế hoạch đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đó là động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp nước ta, từ một nước hàng năm phải nhập khẩu lượng lớn lương thực, Việt Nam vươn lên thành quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên sau quá trình phân chia ruộng đất cho hộ nông dân đã phát sinh tình trạng manh mún ruộng. Ruộng đất manh mún là nguyên nhân không thể đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; không áp dụng được cơ giới hóa vào sản xuất, gây lãng phí lao động rất lớn. Nhận thức được những ảnh hưởng bất lợi của tình trạng manh mún ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 101998CTTTg ngày 20 tháng 02 năm 1998 nhằm khuyến khích nông dân và chính quyền địa phương các cấp thực hiện chuyển đổi ruộng đất từ thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc giang đã tiến hành triển khai Chính sách “Dồn điền đổi thửa” từ năm 2004 theo tinh thần Chỉ thị số 06CTTU ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc dồn điền đổi thửa đã thành công ở nhiều nơi nhưng cũng có nhiều địa phương không thành công. Ngay trong một huyện có những xã thành công, xã không thành công, thậm chí ngay trong một xã có thôn làm được có thôn không làm được. Mặt khác, mức độ thành công ở các địa phương cũng khác nhau. Như vậy cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại của địa phương khi thực hiện dồn điền đổi thửa, từ đó đề ra các giải pháp dồn điền đổi thửa hợp lý. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu manh mún đất đai và dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG

THÂN NGỌC HƯNG

LUẬN VĂN THẠC SĨNGHIÊN CỨU MANH MÚN ĐẤT ĐAI VÀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VIỆT YÊN,

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, các thông tintrích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Bắc Giang, ngày…… tháng…… năm 2018

Tác giả luận văn

Thân Ngọc Hưng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PSG.TS Nguyễn Quang Hà, TS Nguyễn ThựcHuy, trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôitrong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Tài chính đã luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, Uỷban nhân dân huyện Việt Yên, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Thống kê huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giangcùng cán bộ, xã viên và nhân dân tại 3 xã Tự Lạn, Thượng Lan, Quảng Minh,huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

-Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, giúp đỡtôi trong quá trình học tập

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Thân Ngọc Hưng

Trang 4

MỤC LỤC

Bộ NN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBMTTQ Ủy ban Mặt trận tổ quốc

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàngđầu của môi trường sống, nơi phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và Quốcphòng - An ninh Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thaythế Đất nông nghiệp vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động

Sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị năm 1988, nền kinh tế nông nghiệp, nôngthôn của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng đã có nhiều sự thay đổi mạnh

mẽ Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao đấtnông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng

ổn định, lâu dài, đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất an tâm và có kế hoạch đầu tư,cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất Đó là động lực cho sự phát triển vượt bậc củanền nông nghiệp nước ta, từ một nước hàng năm phải nhập khẩu lượng lớn lương thực,Việt Nam vươn lên thành quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau TháiLan Tuy nhiên sau quá trình phân chia ruộng đất cho hộ nông dân đã phát sinh tìnhtrạng manh mún ruộng Ruộng đất manh mún là nguyên nhân không thể đầu tư thâmcanh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; không áp dụng được cơ giới hóa vào sảnxuất, gây lãng phí lao động rất lớn

Nhận thức được những ảnh hưởng bất lợi của tình trạng manh mún ruộng đấttrong sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/1998/CT-TTgngày 20 tháng 02 năm 1998 nhằm khuyến khích nông dân và chính quyền địaphương các cấp thực hiện chuyển đổi ruộng đất từ thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộnglớn, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất nông nghiệp

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc giang đãtiến hành triển khai Chính sách “Dồn điền đổi thửa” từ năm 2004 theo tinh thần Chỉthị số 06-CT/TU ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy BắcGiang Đây là việc làm cần thiết và cấp bách trong quá trình phát triển nông nghiệp,nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việc dồn điền đổi thửa đãthành công ở nhiều nơi nhưng cũng có nhiều địa phương không thành công Ngaytrong một huyện có những xã thành công, xã không thành công, thậm chí ngaytrong một xã có thôn làm được có thôn không làm được Mặt khác, mức độ thànhcông ở các địa phương cũng khác nhau Như vậy cần phải có những nghiên cứu

Trang 7

nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại của địaphương khi thực hiện dồn điền đổi thửa, từ đó đề ra các giải pháp dồn điền đổi thửahợp lý.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu manh mún đất đai và dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng manh mún đất đai và quá trình dồn điền đổi thửa làm cơ

sở cho đề xuất giải pháp dồn điền đổi thửa hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sảnxuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn manh mún đất đai trong nông nghiệp

- Đánh giá thực trạng manh mún đất đai trước khi thực hiện công tác dồn điềnđổi thửa ở huyện Việt Yên

- Đánh giá việc thực trạng dồn điền đổi thửa tại Việt Yên Từ đó đánh giá tácđộng của DĐĐT đến hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong dồn điển đổi thửa từ đó đề ra một

số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy dồn điền đổi thửa và tích tụ đất đai trên địa bànhuyện Việt Yên

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Trang 8

Nghiên cứu công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyệnViệt Yên từ năm 2004-2017, Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2018 đồng thời đưa

ra các giải pháp áp dụng, thực hiện từ năm 2018-2019

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MANH MÚN ĐẤT ĐAI VÀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA

1.1.1 Manh mún đất đai

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 làbước ngoặt cơ bản Nội dung chính của chính sách này là công nhận hộ nông dân làmột đơn vị kinh tế tự chủ, tự do hoá thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất cũngnhư các tư liệu sản xuất khác (ngoại trừ đất đai) và giao đất sử dụng ổn định, lâu dàicho người dân Nông dân được giao đất nông nghiệp trong 15 năm Từ đó, nôngnghiệp Việt Nam bước vào một giai đoạn mới tương đối ổn định Tuy nhiên, thờigian giao đất còn quá ngắn và một số quyền sử dụng đất khác chưa được luật pháphoá Điều này dẫn đến nông dân có thể ít có động cơ đầu tư dài hạn trên đất

Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về đất nông nghiệp đã giải quyết được nhữngvấn đề nêu trên Theo luật này nông dân được giao đất ổn định và lâu dài Họ đượcgiao 5 quyền sử dụng đất bao gồm: Quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa

kế và thế chấp Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc giao đất là duy trì sự côngbằng

Thông thường ở nhiều nơi trên miền Bắc, đất đai được chia bình quân theođịnh suất (hoặc bình quân theo nhân khẩu) Những tiêu chuẩn khác cũng được xemxét khi giao đất là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thuỷ lợi, khoảngcách đến thửa ruộng và khả năng luân canh cây trồng Đất cây hàng năm ở ViệtNam được chia thành 6 hạng Do đó, để duy trì nguyên tắc công bằng mỗi hộthường được giao nhiều mảnh với nhiều hạng đất khác nhau, ở các cánh đồng khácnhau với chất lượng đất khác nhau Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo

ra tình trạng manh mún đất đai ở Việt Nam Như vậy, lần đầu tiên, hộ nông dânđược thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đẳng với các đơn vịkinh tế khác trước pháp luật Đất đai được giao ổn định và lâu dài

Trang 9

Khái niệm manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự manhmún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiềumảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng Hai là sự manhmún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất quánhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác (Luật đấtđai, 2003).

Manh mún đất đai có tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với sản xuấtnông nghiệp của Việt Nam Đất đai manh mún, phân tán trong một số trường hợp có

ưu điểm là làm giảm các rủi ro như mất mùa, lũ lụt… Khi sản xuất tập trung ở mộtđiểm, nếu xảy ra thiên tai hay dịch bệnh thì năng suất sẽ giảm rất nhiều (thậm trímất trắng)

Diện tích thửa đất nhỏ, hộ nông dân có nhiều thửa đất tạo điều kiện cho các hộsản xuất linh hoạt hơn trong vấn đề luân canh cây trồng Việc canh tác trên nhiều thửaruộng giúp nông dân đa dạng hóa cây trồng với nhiều loại giống khác nhau

Phân tán đất đai tạo điều kiện cho việc bố trí lao động theo mùa vụ dễ dànghơn Khi canh tác trên nhiều thửa ruộng sẽ tạo ra sự giãn cách về mặt thời gian thuhoạch, vì vậy sẽ giảm áp lực về lao động

Manh mún đất đai có mặt tích cực như trên nhưng đó chỉ là tạm thời khi nền nôngnghiệp nhỏ lẻ và mang tính tự cung tự cấp Khi nông nghiệp chuyển sang sản xuất hànghóa, thì manh mún đất đai là yếu tố ngăn cản sự phát triển như:

Quy mô ruộng đất nhỏ gây nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, pháttriển cơ giới hoá nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thực hành thâm canh vàchuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá

Gây lãng phí diện tích canh tác do phải làm nhiều bờ ngăn, tính trung bìnhphải mất từ 3 - 5% diện tích đất canh tác dùng để làm bờ vùng, bờ thửa

Gây cản trở cho quy hoạch giao thông, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng khác phục vụsản xuất nông nghiệp

Gây khó khăn, phức tạp và tốn kém cho công tác quản lý đất đai, hoàn thiện

hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việt Nam là một trong những nước có mức độ manh mún đất đai rất cao theo tiêuchuẩn của thế giới Số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2003 cho thấynước ta có khoảng 75 triệu thửa, trung bình một hộ nông dân có khoảng 7-8 thửa, bình

Trang 10

quân mỗi mảnh 300-400 m2 và khoảng 10% số mảnh đất có diện tích nhỏ hơn 100m2.(Báo cáo Bộ NN&PTNT, 2003) (Hội khoa học đất, 2005).

Sự manh mún ruộng đất cấp nông hộ tại một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồngđược thể hiện tại bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1 Manh mún ruộng đất tại Đồng bằng sông Hồng năm 2003

Trung bình

Nhỏ

Trung bình

-Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ NN&PTNT (2003)

Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy mức độ manh mún ruộng đất thuộc một số tỉnhĐồng Bằng Sông Hồng rất khác nhau, các tỉnh đông dân, diện tích đất nông nghiệp

ít thì mức độ manh mún càng cao; trung bình số thửa/hộ thấp nhất 5,7 thửa (NamĐịnh) và cao nhất là 11 thửa/hộ (Hải Dương), cá biệt có hộ quản lý 47 thửa/hộ(Vĩnh Phúc); về diện tích sử dụng cũng có sự khác nhau, diện tích thửa lớn nhất là5.968 m2 (Vĩnh Phúc), thửa nhỏ nhất là 5m2 (Ninh Bình) đây cũng là yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến sản lượng các loại cây trồng

1.1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Mọi hoạt động sản xuất của con người đều có mục tiêu chủ yếu là kinh tế Tuynhiên, kết quả hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồngthời tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người(Nguyễn Đình Bồng, 2002)

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

Hiệu quả kinh tế;

Hiệu quả xã hội;

Hiệu quả môi trường

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được phân tích, đánh giá trên các góc độ, khía cạnh khác

Trang 11

nhau, do đó, có rất nhiều chỉ tiêu có thể được sử dụng Trong đó, các chỉ tiêu được

- Pi là giá của đơn vị sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ khoản chi phí vật chất thường xuyênbằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trongquá trình sản xuất, như: chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thựcvật, làm đất, vận chuyển, chi phí khác

+ Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa GO và chi phí trung gian IC; là giá trịsản phẩm xã hội được tạo thêm trong một thời kỳ sản xuất đó Chỉ tiêu này phảnánh hiệu quả sử dụng đất ở khía cạnh giá trị sản phẩm mới tạo gia trên một đơn vịdiện tích

VA = GO - IC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là tổng thu nhập của hộ gia đình nhận được từ sửdụng đất, bao gồm phần thù lao cho lao động gia đình và lợi nhuận từ sản xuất nôngnghiệp cùng tiền lãi thu được của việc sử dụng đất

MI = VA - KHTS (D)- Thuế (T) - Thuê lao động

1.1.3 Tích tụ, tập trung ruộng đất

Tích tụ, tập trung ruộng đất được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau

FAO (2003) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình phân bổ

và sắp xếp lại các mảnh nhằm loại bỏ hạn chế của tình trạng manh mún đất đai.Manh mún ruộng đất bao gồm tình trạng manh mún về ô thửa và sự phân tàn quy

mô ruộng đất của nông hộ Để khắc phục tình trạng manh mún, có hai phương thứcthực hiện phổ biến là tích tụ ruộng đất và tập trung đất đai

Tích tụ ruộng đất là sự tăng quy mô ruộng đất của đơn vị sản xuất (hộ nông

dân, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp ) theo thời gian do khai hoang, thừa kế,mua, thuê, nhận cầm cố, để tiến hành sản xuất nông nghiệp

Trang 12

Tích tụ là quá trình tích tụ tư bản với đất đai là tư liệu sản xuất chính để mởrộng sản xuất và phát huy được lợi thế kinh tế theo quy mô Hoạt động tích tụ ruộngđất được thực hiện trên thị trường đất đai Để có đất đai đáp ứng yêu cầu sản xuất,kinh doanh, nhà đầu tư có thể mua quyền sở hữu hay thuê quyền sử dụng đất(QSDĐ) theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán” hoặc thuê lại đất và trả địa tô chongười cho thuê đất.

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau liên quan đến tích tụruộng đất, nhưng tất cả đều có những điểm chung là:

Tích tụ ruộng đất làm tăng quy mô ruộng đất của một chủ sở hữu;

Tích tụ ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất đai khi tăng quy

mô diện tích canh tác của hộ gia đình;

Hoạt động tích tụ không thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao gồmthị trường chuyển nhượng QSDĐ và thị trường thuê đất;

Tích tụ và tập trung ruộng đất đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích

tụ ruộng đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng về diện tích đất và mức sống ở khu vựcnông thôn

Tập trung ruộng đất có thể được hiểu là “gom” nhiều mảnh đất hiện có thành

mảnh đất, khu đất, cánh đồng có quy mô lớn, liền vùng, liền thửa, phục vụ cho sảnxuất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ, bằng con đường thuê mướn hoặc liên kếtsản xuất, kinh doanh, góp vốn QSDĐ vào doanh nghiệp

Theo một cách hiểu khác, tập trung ruộng đất là một sự điều chỉnh và sắp xếplại các thửa ruộng, thường được áp dụng để hình thành những vùng đất rộng lớn vàhợp lý hơn Tập trung ruộng đất bên cạnh tạo thuận lợi cho thay đổi phương thứcsản xuất nông nghiệp còn có thể được sử dụng để cải thiện kết cấu hạ tầng nôngthôn và thực hiện các chính sách bảo đảm tính bền vững của môi trường và nôngnghiệp

Từ các cách hiểu trên, có thể đưa ra nhận xét;

Tập trung ruộng đất là sự mở rộng quy mô diện tích ruộng đất do hợp nhấtnhiều thửa đất lại, chủ sở hữu không thay đổi;

Tập trung ruộng đất cần có sự hỗ trợ của tín dụng;

Tập trung ruộng đất không chỉ đơn giản là phân bổ lại các lô đất để loại bỏnhững ảnh hưởng của sự phân mảnh mà còn gắn liền với cải cách kinh tế và xã hội

Trang 13

rộng lớn hơn.

Hình thức tập trung ruộng đất liên quan đến các mô hình giúp tăng diện tíchmảnh ruộng hoặc tạo ra các quy trình canh tác đồng nhất mà không làm thay đổiQSDĐ nông nghiệp của cá nhân, tổ chức kinh tế

Theo lý luận về sản xuất tư bản của C.Mác (2002), quá trình qui mô tư bảntăng lên được thực hiện bằng hai phương thức là tích tụ tư bản và tập trung tư bản.Hai phương thức này có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩynhau Tích tụ tư bản là tập trung vốn đủ lớn vào một đơn vị kinh doanh dưới nhiềuhình thức khác nhau để có thể đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị kỹthuật, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản lý và tận dụng lợi thế kinh tếtheo qui mô Tích tụ ruộng đất có thể coi là một dạng tích tụ tư bản

Ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra các hình thức tích tụ tập, tập trung ruộngđất chính như sau:

- Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp là chủ trương của chính quyền Việt Nam tiếnhành xây dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sảnxuất hàng hoá DĐĐT giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi cho hộcanh tác, áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp Biện pháp thực hiện còn có quy hoạchlại giao thông, thuỷ lợi nội đồng, đưa cơ giới hoá và ứng dụng khoa học công nghệtiên tiến vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước phân công lao động trong từng địabàn, nhằm tăng năng suất lao động, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tíchsản xuất Theo chủ trương này, các hộ nông dân được chia lại đất, đồng thời nhànước cấp mới cho họ Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất để có thể vay vốn ngânhàng, ngoài ra họ còn được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí

- Hợp tác xã Nông nghiệp: Ở nhiều địa phương, các hộ gia đình tự nguyện liên kết

thành lập hợp tác xã nông nghiệp để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xãviên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế

hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sảnphẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ởnông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Thực tế tại nhiều địa phương đã hìnhthành các hợp tác xã sản xuất rau, hoa quả …theo hình thức này và mang lại hiệuquả tích cực

- Các hộ mua, nhận chuyển nhượng QSDĐ của các hộ khác để mở rộng sản

xuất, trở thành trang trại hoặc các hộ quy mô lớn Hình thức này diễn ra nhiều ở các

Trang 14

tỉnh phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long Việc mua lại QSDĐ giúp

hộ yên tâm đầu tư phát triển lâu dài

- Hình thức hộ thuê đất của các hộ khác để mở rộng sản xuất Đây là một cách

thức giúp tăng quy mô, đưa ruộng đất đến tay người sử dụng hiệu quả nhất, và qua đógiúp tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp Người nông dâncho thuê ruộng vẫn giữ được QSDĐ của mình mà đất nông nghiệp lại không bị bỏhoang, tránh lãng phí tài nguyên của xã hội Đây là một hình thức mang đến cả hiệuquả về mặt kinh tế và xã hội đồng thời khả năng áp dụng và nhân rộng lại cao vì khungpháp lý cho hoạt động này cũng đã tương đối hoàn thiện

- Hình thức doanh nghiệp mua, nhận chuyển nhượng QSDĐ của hộ để mở rộng

sản xuất Hình thức này chưa thực sự phổ biến bởi doanh nghiệp thường không chủđộng mua đất nông nghiệp của hộ để sản xuất quy mô lớn vì giá mua đất nông nghiệpcao nên khó tạo ra lợi nhuận đủ hấp dẫn so với số vốn bỏ ra ban đầu để mua đất nếu chỉsản xuất nông nghiệp Ngoài ra, việc thỏa thuận giá với người dân để hình thành quy

mô ruộng đất lớn cũng rất khó khăn và tốn thời gian

- Hình thức doanh nghiệp thuê đất của hộ nông dân Ở một số địa phương

nhiều doanh nghiệp đã thuê hàng nghìn hecta đất của hộ gia đình, đất công ích củathôn, xã để sản xuất nông nghiệp, như Vincom, TH* True Milk,

Doanh nghiệp sẽ đứng ra ký hợp đồng thuê đất với các hộ nông dân không cónhu cầu sản xuất nông nghiệp để tập trung thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.Chi phí của hình thức này tương đối thấp Thủ tục để thuê đất của người dân đơn giản,người nông dân vừa giữ được QSDĐ của mình, vừa có thêm thu nhập

- Hình thức hộ gia đình góp đất, chuyển giá trị đất thành cổ phần của doanh

nghiệp Mô hình góp đất trồng cao su ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu; mô hình góp đất

của nông dân xã Vân Sơn thuộc huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa) Theo mô hìnhnày, người nông dân vừa giữ được QSDĐ của mình, vừa được tăng thêm thu nhập

từ tiền cổ tức hằng năm theo cổ phần quy đổi về giá trị QSDĐ của người nông dânkhi doanh nghiệp có lãi

1.1.4 Dồn điền đổi thửa

1.1.4.1 Khái niệm DĐĐT

DĐĐT là việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành lớn

giữa các hộ nông dân, đẩy mạnh quá trình tích tụ ruộng đất để đưa nền nông nghiệp vốn manh mún, nhỏ lẻ phát triển thành sản xuất hàng hóa qui mô lớn

Trang 15

Dưới sự chỉ đạo thống nhất của các cán bộ Đảng viên từ cấp Trung Ương đến

địa phương 3mới

1.1.4.2 Ý nghĩa của DĐĐT

Hiệu quả sau dồn điền đổi thửa đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộngđất, tạo được ô thửa lớn Việc này tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tếnông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạobước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hànghóa

DĐĐT đã giúp nông dân đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vậtnuôi, bố trí lại cơ cấu mùa vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đồng thờilàm thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập quán canh tác, phát triển ngành nghề dịch vụtại nông thôn

DĐĐT giúp cho công tác cơ giới hóa đồng ruộng, hỗ trợ nâng cao năng suấtcây trồng, vật nuôi từ đó giải phóng sức lao động, nâng cao thu nhập của ngườinông dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, cho năng suất vượt trội, giá trịcao, đảm bảo an toàn thực phẩm như: Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượngcao; các trang trại trồng trọt sử dụng giống nuôi cấy mô, giống sạch bệnh, hệ thốngtưới tiết kiệm, canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà lưới…từ đó tăng thu nhậpcho người dân

Mặt khác, việc dồn điền đổi thửa còn gắn với công tác quản lý Nhà nước vềđất đai Chuyển đổi ruộng đất là dịp để tổng kiểm tra lại diện tích đất nông nghiệp,hoàn thiện công tác lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy Chứng nhận QSD đất, rà soát, bổsung, xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông thôn, góp phầntăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bàn

1.1.4.3 Trình tự các bước DĐĐT

* Phương pháp dồn điền đổi thửa gắn xây dựng, điều chỉnh, bổ sung lạiquy hoạch sử dụng đất của xã, quy hoạch thiết kế lại đồng ruộng của thôn, dồndiền đổi thửa theo phương pháp này gồm các nội dung sau:

a Tổ chức quán triệt chủ trương dồn điền đổi thửa:

- Các xã, thị trấn căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, các nghị quyết…

tổ chức các hội nghị quán triệt trong Đảng uỷ, HĐND, UBND, các đoàn thể, mặttrận tổ quốc, bí thư chi bộ, trưởng, phó thôn, chủ nhiệm HTX dịch vụ… để thốngnhất chủ trương nâng cao nhận thức, thống nhất biện pháp, nội dung và cách

Trang 16

thực hiện Từ đó, xác định những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức triển khai tớinông dân; xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ Đảng và chính quyền trongviệc giúp nông dân trong công cuộc đổi mới trong nông nghiệp ở nông thôn.

- Tổ chức hội nghị toàn dân tại các thôn, để tuyên truyền, phổ biến cácchủ trương, biện pháp, nội dung thực hiện công tác dồn điền đổi thửa

b Thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác giúp việc cho ban chỉ đạo:

Ban chỉ đạo và tổ công tác có trách nhiệm:

- Chỉ đạo, tập huấn, kiểm tra, đôn đốc các xã thực hiện “Dồn điền đổithửa” theo Nghị quyết của Huyện uỷ và các văn bản Pháp luật hiện hành

- Trình UBND huyện phê duyệt phương án của cấp xã và giải quyết cácvướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền cấp huyện, trực tiếp điều hành tổ côngtác thực hiện các công việc được giao

c Các bước chỉ đạo xây dựng phương án:

Bước 1 Điều tra hiện trạng: Đây thực chất là bước tổng kiểm kê lại quỹ

đất Trên cơ sở tư liệu bản đồ, sổ sách thu nhập được, tổ chức điều tra thống kêdiện tích đất nông nghiệp của xã, thôn (kể cả diện tích đất xâm canh của xãkhác), xác định hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của từng hộ gồm: số lượngthửa, diện tích, loại đất, diện tích đất được giao ổn định lâu dài, diện tích đấtthuê, đấu thầu hoặc quỹ đất công ích hoặc đất nông nghiệp khó giao và chốt lại

số hộ, số khẩu của từng thôn, trong toàn xã được giao đất nông nghiệp ổn định,lâu dài theo Nghị định 64/CP Nội dung này do tổ chuyên môn của Ban chỉ đạo

xã kết hợp với tiểu ban chỉ đạo của thôn cùng làm trong khoảng 15 ngày cho mộtthôn hay một cụm dân cư

Bước 2 Xây dựng quy hoạch và điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất: Xây dựng quy hoạch đồng ruộng, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng,

đường liên thôn, xã, các công trình phúc lợi văn hóa, thể thao… gắn quy hoạchcủa địa phương với quy hoạch của cấp trên Đồng thời căn cứ vào điều kiện thực

tế của từng địa phương, quy hoạch khoanh vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.Quy hoạch đất công ích thành vùng tập trung, giao cho UBND xã quản lý

Bước 3 Xây dựng phương án: Xác định đất thực hiện dồn điền đổi thửa

trong đó khoanh vẽ chi tiết từng nhóm đất được phân theo phương án của xã đãđược người dân trong từng thôn bàn bạc Sau đó xã tổ chức họp nông dân lấy ýkiến thống nhất phương án của xã Tổng hợp diện tích từng vùng, nhóm đất củathôn cân đối với diện tích đất giao cho các hộ Tài liệu cần dùng cho bước này

Trang 17

bao gồm: bản đồ giải thửa, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, phương án giao đất của xã, phương án bổ sung quy hoạch hệthống giao thông thuỷ lợi nội đồng,

Bước 4 Duyệt, tổ chức thực hiện phương án: Tất cả các phương án dồn

điền đổi thửa của xã cũng phải thể hiện trên bản đồ, có văn bản kèm theo trìnhcấp huyện phê duyệt Sau khi được UBND huyện phê duyệt thì phương án mới

có giá trị thực thi

Bước 5 Hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy quyền sử dụng đất:

Sau khi giao đất ngoài thực địa cho dân xong các Ban chỉ đạo xã cùng vớicác tiểu ban chỉ đạo thôn tiến hành:

- Điều chỉnh bản đồ, lập sổ giao nhận diện tích tới từng hộ phù hợp vớihiện trạng sử dụng đất

- Thông báo số thửa, diện tích, loại đất của từng hộ, phát đơn đăng ký quyền

sử dụng đất cho hộ kê khai diện tích sau dồn điền để xét cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng ruộng đất và lập bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Hoàn thiện hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trìnhUBND huyện quyết định và hoàn thành hồ sơ địa chính

1.1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình DĐĐT

Công tác DĐĐT cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, đặc biệt làcấp ủy, chính quyền địa phương xã, huyện

Công tác chuẩn bị giao đất cụ thể cho các hộ như lập phương án, tổ chức tuyêntruyền, học tập, lên bản đồ, cấp hồ sơ giấy tờ… ở nhiều địa phương lúng túng, chậmtriển khai Nhiều huyện chưa phê duyệt được phương án DĐĐT của xã

Công tác DĐĐT đụng chạm tới quyền lợi của hầu hết các hộ dân và khốilượng công việc rất lớn, nên nhìn chung cán bộ địa phương đều ngại khó, khôngmuốn làm

Một số địa phương khi triển khai công tác DĐĐT chưa làm tốt công tác tuyêntruyền, vận động, còn nóng vội, chưa tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân;

cá biệt ở một số nơi, UBND xã, các thôn, đội khi DĐĐT có vận động nhân dân gópđất, dồn đổi vào nơi có vị trí sinh lợi cao nhưng không tổ chức sản xuất, khai thácđúng mục đích sử dụng mà đã bán thu tiền để kiến thiết công trình hạ tầng của địaphương phát sinh đơn thư khiếu kiện, dẫn đến không thực hiện được việc giao đấtthực địa theo kế hoạch

Trình độ chuyên môn của cán bộ một số nơi còn yếu hoặc không tham gia

Trang 18

công tác DĐĐT ngay từ đầu nên khi tiếp quản công việc còn gặp nhiều khó khăn,lúng túng.

Hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính được thành lập từ lâu, hiện trạng đã sai lệchnhiều nên khi chỉnh lý mất nhiều thời gian; hệ thống hồ sơ giao ruộng khi DĐĐTcòn thiếu, không đồng bộ gây nhiều khó khăn khi chỉnh lý bản đồ Nhiều địaphương diện tích thực tế sai khác với bản đồ, hồ sơ địa chính và hồ sơ giao ruộngnên việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn, kéo dài

Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ kết quả thực hiện DĐĐT là thiếu kinh phí trong

đo đạc, dụng cụ, cấp giấy chứng nhận QSD đất…nên tiến độ DĐĐT bị chậm

- Đại hội IX của Đảng đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xãhội nước ta 10 năm (2001-2010) trong đó nông nghiệp nông thôn được quan tâm đặcbiệt Tuy nhiên, một trong những vấn đề đặt ra trong quá trình Công nghiệp hoá - hiệnđại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay là tình trạng đất đai manh mún, phân tán đãgây trở ngại cho quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

- Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 12/03/2003 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấphành Trung ương Đảng Khoá IX về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật vềđất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: “ khuyếnkhích tích tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng đất sản xuất nông nghiệp manh mún.Quá trình tích tụ đất đai cần có sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước, có quy hoạch,

kế hoạch, có bước đi vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực, gắn với chương trìnhphát triển ngành nghề, tạo việc làm Tích tụ đất đai thông qua việc nhận chuyểnnhượng và nhiều biện pháp khác phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng”

- Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩyviệc thực hiện Nghị quyết Trung ương (khoá IX) về kinh tế tập thể: “ Uỷ ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc chuyển đổi ruộng đất

Trang 19

trên nguyên tắc tự nguyện, tự thoả thuận và các bên cùng có lợi, kết hợp tổ chứcquy hoạch lại đồng ruộng, sử dụng đất đai có hiệu quả ”.

- Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trìnhhành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hànhTrung ương Đảng IX: “ Về đất đai: điều chỉnh các cơ chế, chính sách để tạo điều kiệncho nông dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với đất đai như: khuyếnkhích nông dân chuyển đổi ruộng đất; cho phép nông dân sử dụng giá trị quyền sửdụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh ”

- Luật Đất đai năm 1993, năm 2003

- Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định về việcgiao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mụcđích sản xuất nông nghiệp

- Chỉ thị số 10-1998/CT-TTg ngày 20/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ vềđẩy nhanh và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho

hộ nông dân, khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất cho nhau để khắcphục tình trạng phân tán, manh mún ruộng đất

- Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Ban Thường vụ Tỉnh

uỷ Bắc Giang về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ dồn điền,đổi thửa, khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún trong sản xuất nôngnghiệp

- Kế hoạch số 03/KH-UB ngày 30/01/2004 của UBND tỉnh Bắc Giang về thựchiện dồn điền đổi thửa khắc phục tình trạng phân tán manh mún ruộng đất trong sảnxuất nông nghiệp

- Công văn số 120/HD-TNMT ngày 18/02/2004 của Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Bắc Giang về việc hướng dẫn trình tự, nội dung thực hiện dồn điền đổi thửa

1.2.2 Thực tiễn dồn điền đổi thửa ở Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Địa chính năm 1998, bình quân một hộ vùng đồngbằng Sông Hồng có khoảng 07 thửa trong khi ở vùng núi phía Bắc, con số này còncao hơn từ 10 - 20 thửa

Vào năm 1998, Chính phủ đã đề ra chính sách khuyến khích nông dân đổiruộng cho nhau để tạo thành những thửa có diện tích lớn hơn Từ đó, các tỉnh trênmiền Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng đã thành lập các Hội đồng thực

Trang 20

hiện thí điểm công tác đồn điền đổi thửa Theo báo cáo trên toàn quốc khoảng 700

xã ở 20 tỉnh đã và đang thực hiện công tác chuyển đổi ruộng đất, tuy nhiên tiếntrình vẫn còn rất chậm Trên thực tế ở những vùng này đất đai được chia lại cho các

hộ nông dân với mục tiêu là giảm số thửa ruộng (Tổng cục Địa chính, 1998)

Theo báo cáo sơ kết một năm thực hiện Kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày13/9/2013 của UBND tỉnh Hải Dương về dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trangđồng ruộng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến tháng 8/2014 cơ bảncác xã đã triển khai xây dựng đề án, phương án DĐĐT Trong đó đã có 77 thôn, ở

24 xã đã tổ chức triển khai thực hiện DĐĐT trên đồng ruộng với tổng diện tíchDĐĐT là 4.548 ha Số thửa bình quân cơ bản sau khi đổi thửa đạt từ 01- 02 thửa/hộ,diện tích 1 thửa bình quân đạt trên 800 m2

Năm 2003 có 11 tỉnh vùng ĐBSH với 50/69 huyện, thành thị (52,1%) với766/2001 xã, phường thị trấn (38,1%) tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa; Ở PhúThọ đã có 13/13 huyện, thị với 253/274 xã, phường, thị trấn tiến hành dồn điền đổithửa (Báo cáo Bộ NN &PTNT, 2003)

Về số thửa: hầu hết ở các địa phương sau thực hiện DĐĐT, số thửa đều có sựthay đổi theo chiều hướng tích cực, cụ thể: ở Hà Nội, trước dồn đổi bình quân có 06thửa/hộ, sau dồn đổi còn 4,8 thửa/hộ; ở Hà Tây chỉ tiêu này là 9,5 và 4,8 (Tổng cụcĐịa chính, 1998)

Về diện tích mỗi thửa: ở Hà Nội, trước dồn đổi bình quân diện tích/thửa là286,9m2, sau dồn đổi là 357,0m2/thửa; Hà Tây chỉ số này là 216,0m2 và 425,0m2;Hải Dương là 283,0m2 và 684,0m2; Thái Bình là 320,0m2 và 960,0m2 Kết quả trêncho thấy, diện tích thửa đất lớn đã tiết kiệm được diện tích đắp bờ, chia ranh giớithửa đất (Báo cáo bộ Tài nguyên & môi trường, 2005)

Tại tỉnh Bắc Giang việc giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho hộ nông dân

đã được thực hiện từ năm 1993 theo Nghị định số 64/NĐ-CP của Chính phủ Toàntỉnh đã giao 206.126,29ha đất nông nghiệp cho 631.016 hộ nông dân Bình quân sốthửa/hộ từ 10 - 15 thửa, cá biệt có nơi tới 30 thửa/hộ, trung bình mỗi thửa chỉ trêndưới 330m2, cá biệt có thửa đất chỉ có vài chục mét vuông Do tiến độ giao đất nôngnghiệp cho các hộ nông dân theo Nghị định số 64/NĐ-CP diễn ra khá nhanh, đếncuối năm 1995, đã cơ bản hoàn thành trên địa bàn toàn tỉnh Đất được giao phân tántại nhiều xứ đồng khác nhau; số lượng thửa đất của một hộ được giao còn quá lớn(bình quân số thửa/hộ toàn tỉnh từ 10 - 15 thửa; các xã vùng chuyên canh lúa bình

Trang 21

quân 7 - 8 thửa/hộ; nhiều vùng trồng màu bình quân trên 15 thửa/hộ; cá biệt có hộđược giao đến 30 thửa ruộng) Ngoài ra, quỹ đất công ích không tập trung, nhiềunơi chỉ có trên sổ sách, còn trên thực địa nằm lẫn trong diện tích giao ổn định, lâudài của một số hộ nông dân (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, 2004).

1.2.3 Những kinh nghiệm về tích tụ và tập trung ruộng đất của một số nước trên thế giới.

Trung Quốc nông dân không có quyền sở hữu đối với đất đai và đương nhiên

càng không có quyền mua bán Thay vào đó, các quan chức địa phương tiến hànhphân bổ quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình hoặc quyền canh tác trên nhữngmảnh đất chuyên canh

Nông dân không có quyền sở hữu đất đai nên ít chú ý đầu tư để cải thiện đất

và có rất ít tài sản để cầm cố cho các khoản vay, luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn.Rủi ro về khả năng phân bổ lại quyền sử dụng đất đã hạn chế các khoản đầu tư lớnvào các vườn cây, các khu đất trồng rừng hoặc các dự án dài hạn Sở hữu đất bị giớihạn cũng không khuyến khích nông dân bảo tồn đất, ngược lại nông dân có xuhướng trồng và sử dụng các biện pháp có hiệu quả nhanh để thời gian thu hồi vốnngắn, chẳng hạn như sử dụng chất hoá học nồng độ cao Ngoài ra, giữa quyền sởhữu và quyền sử dụng không rõ ràng còn khiến nông dân canh tác theo hướngkhông có lợi cho đất, dẫn tới tình trạng xói mòn nhanh chóng

Theo Luật đất đai mới nhất ban hành năm 1999, hầu hết các quy định đều chorằng các hộ nông dân được phép kéo dài thời gian thuê đất 30 năm để đảm bảo quyền

sử dụng đất cho người dân Luật đất đai được đưa ra cũng nhằm giảm bớt số lần vànhững thất thường trong phân bổ lại quyền sử dụng đất Trung Quốc có chủ trương

“kéo dài thời hạn khoán ruộng đất để khuyến khích nông dân đầu tư bồi bổ sức đất,thực hiện thâm canh” Chủ trương này nhằm kiện toàn chế độ khoán sản phẩm đến hộnông dân, khắc phục tình trạng nông dân bóc ngắn cắn dài, kinh doanh có tính chất quálạm dụng độ màu mỡ của đất đai Thời hạn khoán ruộng đất từ 15 năm trở lên

Trung Quốc đang tiến hành chủ trương dồn điền đổi thửa Nước này dự kiếnđến năm 2020 tăng thêm 1,7 triệu ha đất trồng trọt Công tác tăng cường hiệu quảcho nông nghiệp đang được chính phủ quan tâm chặt chẽ do Trung bình mỗi nămTrung Quốc mất đi khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng côngnghiệp, đô thị (Đăng Kim Sơn, 2008)

Nhật Bản rất coi trọng phát triển nông nghiệp, chăm lo đời sống cho cư dân

Trang 22

nông thôn thông qua hàng loại các chính sách, trong đó có chính sách về đất đai.Đây là những mấu chốt để nông nghiệp Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới…

Năm 1950 quy mô trang trại là 0.8ha năm 1970 là 1.1 ha năm 1990 là 1.4ha.Sau cải cách ruộng đất năm 1950, Chính phủ có chủ trương hạn chế việc bán ruộngđất, đã gây trở ngại cho việc tích tụ ruộng đất Về sau đã thay đổi chủ trương này,nhưng việc tích tụ ruộng đất cũng chậm chạp Tuy nhiên, ở Nhật Bản có kinh nghiệmđáng quan tâm là họ có giải pháp hạn chế việc chia nhỏ quy mô ruộng đất của các hộnông dân Một hộ có nhiều con trai, theo tập quán chỉ có người con trai trưởng mới cónhiệm vụ tiếp tục ở nông thôn làm ruộng và chăm sóc cho mẹ già, còn các con khácphải đi làm nghề khác ngoài nông nghiệp, không chia ruộng cho tất cả các con Vìvậy, Nhật Bản có hơn 127 triệu dân, nhưng chỉ có gần 2 triệu người làm nôngnghiệp Cả nước Nhật Bản chỉ có 4,61 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đódiện tích đất trồng lúa là 2,51 triệu ha

Về chính sách đất đai, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối đaquỹ đất hiện có, đồng thời đảm bảo duy trì dự màu mỡ của đất và nguyên tắc “Ngườicày có ruộng” Đất đai ở Nhật Bản có hình thức thuộc sở hữu tư nhân Chủ sở hữu đấtnông nghiệp bắt buộc phải sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, không được đểhoang hóa quá 1 năm Người sở hữu đất không sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫnmuốn sở hữu có thể ủy thác ngân hàng đất đai cho thuê Khi ủy quyền cho thuê, chủ

sở hữu đất sẽ được miễn các loại thuế có liên quan… Chính yếu tố này đã “giảiphóng”, mở rộng “chiếc áo” hạn điền và đảm bảo sự công bằng cho nhân dân với cácđối tượng nghề nghiệp khác trong xã hội và đảm bảo sự công bằng giữa nhân dân cóđất ủy thác cho ngân hàng và người thuê lại đất từ ngân hàng đất đai…

Ở Đài Loan chính quyền đã thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc

phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu,mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân Điều này đã tạo điềukiện cho ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ Tuy nhiên, quá trình công nghiệphoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trạigia đình nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giáthành sản phẩm Nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ cho dù đã có nhiều ngườituy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp, vì người dâncoi ruộng đất là tiêu chí để đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên ít có sự chuyểnnhượng đất

Năm 1983 Đài loan công bố Luật phát triển nông nghiệp trong đó công nhận

Trang 23

phương thức sản xuất uỷ thác của các hộ nông dân, Nhà nước công nhận sự chuyểnquyền sử dụng ruộng đất cho các hộ khác nhưng chủ ruộng cũ vẫn được thừa nhậnquyền sở hữu, ước tính đã có tới trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để

mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất Ngoài ra để mở rộng quy mô sản xuất các trangtrại trong cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bánchung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp

Hàn Quốc là nước thứ ba trên thế giới có mật độ dân số đông nhất Trong khi

đó, địa hình chủ yếu của Hàn Quốc là đồi núi, chỉ có 1/5 là đất đai trồng trọt Năm

1994, tổng diện tích đất đai toàn quốc và diện tích đất trồng trọt tính theo đầu ngườichỉ tương đương với 0,22 ha và 0,048 ha Bùng nổ dân số làm cho tỷ lệ ngày càngthấp nên việc tận dụng đất đai tối ưu có một ý nghĩa sống còn đối với Hàn Quốc Bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 60, chính sách nông nghiệp của Hàn Quốctập trung tăng sản xuất lúa gạo nhằm đạt mục tiêu tự cung, tự cấp Một mặt, chínhphủ mở rộng những cánh đồng lúa bằng các biện pháp khai hoang, canh tác và cảitạo, biến những cánh đồng khô thành những cánh đồng lúa Mặt khác gần đây bằngbiện pháp quy hoạch “diện tích đất trồng trọt tuyệt đối” và “diện tích đất trồng trọttương đối” chính phủ Hàn Quốc ngăn cấm biến đất trồng trọt thành đất phi nôngnghiệp hay được sử dụng xây dựng các khu đô thị Nghiêm cấm sử dụng nhữngcánh đồng lúa thuộc phạm vi diện tích đất trồng trọt tuyệt đối cho mục đích phinông nghiệp Còn đối với diện tích đất trồng trọt tương đối có thể được dùng chocác mục đích khác tùy thuộc vào chính quyền địa phương Song được quy định rấtchặt Nhờ đó, từ năm 1970 đến 1983, diện tích những cánh đồng lúa được cải thiệnđáng kể mặc dù các khu đô thị không ngừng phát triển và mở rộng (Diệu Linh,www.nchq.org.vn)

1.2.4 Kinh nghiệm dồn điền đổi thửa, tập trung đất đai ở một số địa phương trong nước

Hà Nội: Tính đến tháng 1 năm 2016 toàn thành phố đã thực hiện dồn điền, đổi

thửa được 76.891,67/76.281,57 ha (đạt 100,8%), do có 8 huyện có diện tích dồnđiền, đổi thửa vượt 2.485,43 ha so với kế hoạch Thành phố giao Trong đó cáchuyện: Sóc Sơn (965,34 ha), Ba Vì (770,34 ha), Phú Xuyên (357,19 ha), thị xã SơnTây (146,12 ha)… Từ hiệu quả công tác dồn điền, đổi thửa toàn bộ diện tích đấtnông nghiệp đều được quy hoạch lại và đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng theotiêu chuẩn, tiêu chí nông thôn mới Mỗi hộ gia đình trước dồn điền, đổi thửa có 7-

15 ô, thửa, thậm chí 27-39 ô, thửa như ở Sóc Sơn, Chương Mỹ đến nay chủ yếu

Trang 24

chỉ còn 1-2 ô, thửa, rất thuận lợi cho người dân trong tổ chức sản xuất, giảm đỡngày công, tiết kiệm chi phí vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu nên hầu hết người dânnông thôn của Hà Nội rất phấn khởi tin tưởng hơn vào chủ chương, chính sách củaĐảng, Nhà nước và thành phố.

Sau dồn điền, đổi thửa đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyêncanh tập trung như các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện: Mỹ Đức, ỨngHòa, Phú Xuyên, Đông Anh,….cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúatruyền thống khoảng 20-25%; Vùng sản xuất Rau an toàn ở Đông Anh, Phúc Thọ,Hoài Đức, với giá trị sản xuất từ 400-500 triệu đồng/ha/năm; Vùng trồng cây ănquả ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai ….với giá trị 0,5-1,5 tỷ/ha/năm; vùng trồng hoa, cây cảnh như ở Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín,Đông Anh, Thạch Thất….với giá trị 0,5-1,5 tỷ/ha/năm có nơi đạt trên 2 tỷ/ha/năm…Bên cạnh đó, việc đưa cơ giới vào đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật, công nghệ cao vào sản xuất được tăng cường; hình thành các chuỗi liên kết vàtiêu thụ sản phẩm cung cấp rộng rãi cho thị trường trong nước và hướng tới xuấtkhẩu Nhiều mô hình sản xuất hàng hóa nông nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao.Việc củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã đượcquan tâm, nhiều hợp tác xã, tổ đội sản xuất, hình thức hợp tác mới được hình thành,góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinhdoanh Hiện nay, cơ giới hóa đã và đang được các xã, hợp tác xã và cá nhân đầu tư

ở một số khâu chính như: làm đất, gieo cấy và thu hoạch, tiêu biểu như hầu hết các

xã thuộc huyện Phú Xuyên và một số xã ở các huyện: Chương Mỹ, Thạch Thất, SócSơn, Quốc Oai, Thanh Oai, Thanh Trì…

Bên cạnh đó, diện tích đất dôi dư sau dồn điền, đổi thửa (1.773,78 ha) cũngtạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch mở rộng các công trình phúc lợi, quyhoạch đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới.Một số huyện có diện tích dôi dư nhiều như: Sóc Sơn (870,82 ha); Ba Vì (206,04ha); Mê Linh (203 ha)… (http://tnnn.hoinongdan.org.vn)

Bài học kinh nghiệm:

Với những kết quả trên đã chứng minh, việc chọn dồn điền, đổi thửa gắn vớiquy hoạch sản xuất làm khâu đột phá để phát triển sản xuất nông nghiệp cùng vớiviệc phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, dân được bàn bạc dân chủ, côngkhai, minh bạch những công việc trực tiếp liên quan đến lợi ích như: dồn điền, đổithửa, xây dựng quy hoạch, đề án nông thôn mới… đã được xem là bài học kinh

Trang 25

nghiệm quí giá trong công tác xây dựng Nông thôn mới đối với Thủ đô và các địaphương khác trong cả nước

Hải Dương: Quyết định số 392/2002/QĐ-UB ngày 06-02-2002 về việc phê

duyệt Đề án “Hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa

lớn” kết quả đến năm 2006 đã chuyển đổi cơ bản toàn bộ diện tích đất nông

nghiệp, giảm số thửa bình quân còn 5 - 7 thửa/hộ xuống còn 1 - 3 thửa, như xãHùng Sơn, Hồng Quang (Thanh Miện); xã Hồng Thái (Ninh Giang), Tứ Xuyên (TứKỳ); Đức Xương (Gia Lộc) Đến tháng 8-2014 số thửa bình quân cơ bản sau khi đổithửa đạt từ 1 - 2 thửa hộ, diện tích 1 thửa bình quân đạt trên 800m2 (Báo cáo UBNDtỉnh Hải Dương, 2014)

Bài học kinh nghiệm

Một là, phải thống nhất và tập trung cao sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng Hai là, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền; thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở

cơ sở; dân chủ gắn liền với giữ vững nguyên tắc, mục tiêu và tuân thủ pháp luật

Ba là, Ban Chỉ đạo cấp xã phải tích cực triển khai thực hiện các văn bản chỉđạo của cấp trên (tỉnh và huyện)

Bốn là, kinh nghiệm về giải quyết những khó khăn do lịch sử để lại nảy sinhkhi triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

Năm là, phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cấp trên

Sáu là, kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể gương mẫu trong dồn điền,đổi thửa và hiến đất xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi và các công trình phúclợi của địa phương

Huyện Yên Thủ tỉnh Hòa Bình: Từ thực tiễn đồng ruộng manh mún, trung

bình mỗi hộ có từ 3.000 - 5.000 m2 đất trồng cây hằng năm nhưng lại chia thành

8-12 thửa đất, cá biệt có hộ tới 30 thửa Từ thực tiễn trên, Huyện ủy Yên Thủy banhành Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 17/12/2012 về mục tiêu, nhiệm vụ công táctrọng tâm năm 2013; Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 củaHĐND huyện khóa XVIII, kỳ họp thứ 5 về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2013.Trong đó xác định công tác DĐ,ĐT là nhiệm vụ trọng tâm, là tiền đề để phát triểnsản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện mục tiêu xây dựng NTM.Qua 4 năm thực hiện, đã có 36 xóm trên địa bàn 6 xã thực hiện thành công,mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân Các xóm, xã thực hiện đãkhắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình

Trang 26

quân/hộ giảm 65%, mỗi hộ chỉ còn từ 1-3 thửa, hình thành những thửa ruộng,những cánh đồng lớn, kết hợp xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồngtheo quy hoạch NTM được duyệt, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa, áp dụngtiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thuận lợi cho việc tưới tiêu, chăm sóc vàphòng trừ sâu bệnh, từ đó nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập cho nông dân.Diện tích đất 5%, đất dãn dân, đất nghĩa trang được quy hoạch tập trung thuận tiệncho việc quản lý 100% diện tích đất đã DĐĐT được cơ giới hóa khâu làm đất, khâuthu hoạch lúa Chi phí sản xuất đã giảm 10 triệu đồng/ha/năm Việc thực hiện dồnđiền đổi thửa theo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo được

sự đồng thuận cao trong nhân dân Từ năm 2013 đến nay, UBND huyện không nhậnđược đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác DĐĐT

Những bài học kinh nghiệm

DĐĐT là công việc khó, phức tạp, để thực hiện thành công cần có sự quyết tâmcao của cả hệ thống chính trị, phải có sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể gắn với trách nhiệmcủa từng cá nhân Trong quá trình chỉ đạo phải sâu sát và phù hợp với thực tế, có cơchế giám sát, kiểm soát để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc đôn đốc thựchiện Đặc biệt đề cao vai trò, sự nhiệt tình, trách nhiệm dám nghĩ, dám làm của chi

bộ, ban quản lý xóm, các đoàn thể xóm và sự gương mẫu chấp hành của cán bộ, đảngviên ở xóm thực hiện sẽ quyết định thành công của việc DĐĐT Thực hiện tốt côngtác tuyên truyền, vận động để nông dân hiểu rõ lợi ích thiết thực khi thực hiện DĐĐT.Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phương án DĐĐT phải được nhân dân bànbạc kỹ, thống nhất theo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trongquá trình thực hiện, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân

Việc dồn điền hay đổi thửa phải căn cứ địa hình đất nông nghiệp của từngxóm Nếu diện tích đất nông nghiệp tương đối bằng phẳng thì thực hiện theo cáchdồn điền, nếu địa hình ruộng bậc thang thực hiện theo cách đổi thửa, cần linh hoạttrong quá trình thực hiện Quy hoạch xây dựng NTM phải đi trước một bước làmtiền đề cho công tác dồn điền đổi thửa

1.2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn DĐĐT của các địa phương cho huyện Việt Yên

Phải có sự tập trung, vào cuộc quyết liệt, thống nhất cao, phân công tráchnhiệm rõ ràng của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, từ tỉnhđến cơ sở trong tổ chức thực hiện Vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền

Trang 27

rất quan trọng nhất là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, thực tế cho thấy ở đâu cấp ủy,chính quyền quan tâm, người đứng đầu gương mẫu, trách nhiệm, bám sát thực tiễn,vận dụng sáng tạo phù hợp với đặc điểm của địa phương ở đó thu được kết quả tốt.

Sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định đến sự thành công của dồnđiền, đổi thửa, tổ chức các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, do vậy trong thựchiện cần phát huy vai trò chủ thể của người dân, từng nội dung phải được nhân dânbàn bạc dân chủ, công khai, minh bạch để tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ của các tầnglớp nhân dân; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng là giải pháp quan trọnghàng đầu, làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia đóng góp ýkiến, ngày công, tiền của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình phải đượcthực hiện thường xuyên, sâu rộng, phong phú

Cần có cơ chế chính sách, nguồn lực hỗ trợ kịp thời và phù hợp thực tiễn ở cơsở; xây dựng chương trình, kế hoạch lộ trình cụ thể, có cách làm phù hợp, vận dụngsáng tạo vào điều kiện địa phương, tránh bệnh thành tích, nóng vội mất dân chủ.Dồn điền, đổi thửa phải gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánhđồng mẫu, cánh đồng cho thu nhập cao, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vàosản xuất, tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp liên kết trong quá trình sản xuấtnhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp để người dân thấy đượchiệu quả, lợi ích công tác dồn điền, đổi thửa

Quan tâm làm tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khănvướng mắc, tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và động viên, khen thưởng những gươngđiển hình tiên tiến để nhân rộng; công tác tuyên truyền phải được thực hiện thườngxuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú

Thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thứccủa cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về Chỉ thị của Ban thường vụTỉnh ủy bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng; xác định dồn điền, đổithửa, tổ chức mô hình sản xuất hàng hóa tập trung là nhiệm vụ thường xuyên củacác cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, phát huy vai trò người đứng đầu và người dân

là chủ thể trực tiếp thực hiện

1.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Kim Văn Chinh (2012) quá trình tích tụ tập trung đất đai hướng tới mục tiêunâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất đai nhằm tạo sự ổn định và yêntâm đầu tư vào đất đai và sản xuất nông nghiệp, chính hỗ trợ đào tạo nghề vàchuyển đổi việc làm cho người nông dân, dần dần rút lao động ra khỏi khu vực

Trang 28

nông nghiệp và cuối cùng là chính sách hỗ trợ kinh tế như chính sách vay vốn,chính sách đảm bảo đầu ra cho sản phẩm…

Hoàng Thị Thu Huyền (2016) trong luận án “tích tụ ruộng đất trong nôngnghiệp ở vùng Tây Nam bộ” cho rằng tích tụ ruộng đất có tác động đến đời sốngkinh tế xã hội nông thôn Tây Nam Bộ ở nhiều khía cạnh Bên cạnh việc góp phầnnâng cao sản lượng, năng suất cây trồng, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, cơ giới hóa vàchuyên môn hóa sản xuất của cả vùng, tích tụ ruộng đất còn cải thiện thu nhập, đờisống, thậm chí làm giàu cho hộ gia đình có tích tụ Tuy nhiên, tích tụ ruộng đất cũng

là một trong các yếu tố góp phần tạo ra chênh lệch giàu nghèo từ việc chênh lệchruộng đất Hơn thế nữa, tích tụ ruộng đất cũng là một trong những nguyên nhân củahiện tượng nông dân không đất sản xuất, làm mất đi sinh kế truyền thống, tạo ra tâm

lý tiêu cực trong một bộ phận người dân nông thôn Mặc dù vậy, tích tụ ruộng đất

đã và đang được sự ủng hộ của người dân và vẫn là phương cách phù hợp cho sựphát triển kinh tế nông nghiệp ở vùng Tây Nam Bộ

ThS Phạm Thanh Quế (2011) khi nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tích tụ vàtập trung đất đai đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyên Phú Xuyên-Thành phố Hà Nội Tác giả nhận thấy kết quả công tác chuyển đổi ruộng đất huyệnPhú Xuyên đã làm tăng đáng kể quy mô diện tích thửa và giảm số thửa/hộ Diện tíchbình quân/thửa tăng từ 4 lần đến 5 lần Số thửa đất bình quân/hộ giảm từ 4 lần đến 5lần Số thửa bình quân trên hộ trước chuyển đổi là 6,44 thửa/hộ thì sau chuyển đổi bìnhquân chỉ còn 2,21 thửa/hộ Giá trị ngày công lao động sau chuyển đổi cũng cao hơnnhiều so với trước Trước chuyển đổi GTGT/công/ha thấp nhất đạt 27 nghìnđồng/công, cao nhất đạt 147 nghìn đồng/công thì sau chuyển đổi GTGT/công/ha thấpnhất cũng đã đạt 47 nghìn đồng/công và cao nhất đã đạt đến 950 nghìn đồng/công.Năm 2014 tác giả nghiên cứu điền đổi thửa tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình chothấy sau dồn điền đổi thửa số thửa/hộ giảm từ 4,5 thửa/hộ xuống 1,4 thửa/hộ, diệntích/thửa tăng từ 463m2 lên 1.650m2

Chu Mạnh Tuấn (2007) nghiên cứu dồn điền đổi thửa tại Hà Tây cho thấy thựctrạng manh mún đất đai trước dồn điền đổi thửa xã Liên Bạt là 11,2 thửa/hộ, saudồn điền đổi thửa giảm xuống còn 3,2 Xã Vạn Thái là 8.7 thửa/hộ thửa/hộ sau dồnđiền đổi thửa giảm xuống còn 2,8

Huỳnh Văn Chương (2013) nghiên cứu thực tiễn công tác dồn điền đổi thửatại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả chính sách dồn điền đổi thửatrong gần 10 năm qua đã làm giảm đáng kể số thửa đất canh tác bình quân của hộ,

Trang 29

trung bình chỉ còn 2,26 thửa/ hộ, diện tích của mỗi thửa đất cũng được tăng 747,51

m2 so với trước Đến năm 2011 huyện đã cấp được GCNQSDĐ cho 8.970 hộ, sốGCNQSDĐ đã cấp là 20.855 giấy; Diện tích đất các loại đất luôn biến động trongnhững năm qua Tác động của công tác dồn điền đổi thửa đến việc phát triển nôngnghiệp và nông thôn tại các xã của huyện là khá rõ, hiệu quả sử dụng đất tăng tácđộng tích cực đến kinh tế hộ nông nghiệp và góp phần phát triển nông nghiệp vànông thôn mới thông qua quy hoạch sản xuất, xây dựng hệ thống giao thông, thuỷlợi Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các công trình giao thông, thủy lợi, cấp lạiGCNQSDĐ, mức độ cơ giới hóa vẫn còn chậm

Trần Việt Dũng (2014) nhờ có định hướng đúng, các địa phương đã chủ độngtrong việc dồn điền, đổi thửa, quy hoạch lại hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm mụctiêu cơ giới hóa nông nghiệp Thực tế chuyển đổi ở nhiều nơi cho thấy, do chưa cóchính sách chung, nhất quán nên tình trạng chuyển đổi còn chưa thực hiện đượctriệt để Do vậy, nhiều nơi vẫn chưa phát huy được hiệu quả sản xuất nhằm nângcao năng suất đất và nước Hệ thống thủy lợi nội đồng ở nước ta vẫn còn manhmún, xuống cấp, nhiều nơi còn thiếu, chưa được quan tâm đầu tư, nâng cấp gây lãngphí nước, tưới tiêu không chủ động, hiệu quả sử dụng nước thấp Để có thể thựchiện chuyển đổi và áp dụng phương pháp canh tác tốt, canh tác tiên tiến với việcđưa mực nước thấp vào ruộng và có thời gian để lộ ruộng thì cần phải quy hoạchthành những vùng chuyên canh, dồn điền, đổi thửa, quy hoạch vùng và đặc biệt quyhoạch hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh Quy hoạch hệ thống thủy lợi nội đồngcần được thực hiện song song với dồn điền đổi thửa Theo đó kết cấu đồng ruộngbao gồm các thửa ruộng có diện tích 0,3-1,0 ha có nguồn tưới tiêu chủ động và hệthống đường nội đồng đảm bảo cơ giới hoá các khâu trong sản xuất; công trình mặtruộng phải tạo điều kiện chủ động trong tưới tiêu và thuận lợi trong canh tác Tức làchủ ruộng thực hiện việc canh tác trên thửa ruộng của họ mà không làm cản trở việccanh tác trên các thửa ruộng liền kề

Huỳnh Văn Chương (2013) kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự manh múnđất đai của huyện với bình quân 3,91 thửa/hộ đã làm cản trở và làm tăng chi phí sảnxuất của hộ gia đình cũng như cả cộng đồng lên rất nhiều Công tác dồn điền đổithửa đã giảm số thửa xuống còn 2,26 thửa/hộ và diện tích của mỗi thửa đất cũngđược tăng 747,51m2 so với trước là rất có ý nghĩa đem lại những hiệu quả thiết thực

và làm tăng lợi ích cho cả hộ gia đình và cộng đồng

Trần Thanh Đức (2017) kết quả nghiên cứu cho thấy dồn điền đổi thửa đã làmtăng đáng kể quy mô diện tích thửa từ 593 m2 lên 1.102 m2 và giảm số thửa trên hộ từ

Trang 30

7,2 thửa xuống còn 4,1 thửa Dồn điền đổi thửa đã làm tăng diện tích đất giao thông vàthủy lợi nội đồng; góp phần tăng diện tích, năng suất và sản lượng của một số cây trồngchính Đa số người dân được phỏng vấn đều đồng ý với chính sách dồn điền đổi thửa

và cho rằng sau dồn điền đổi thửa, giao thông, thủy lợi nội đồng và áp dụng cơ giới vàosản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn, giảm thời gian và công sức của người dân trongquá trình sản xuất so với trước dồn điền đổi thửa

Nguyễn Thị Thu Thảo (2015) cho rằng việc thực hiện công tác dồn diền đổithửa đã một phần khắc phục được tình trạng manh mún đất nông nghiệp đang diễn ratại các địa phương trên cả nước, đem lại hiệu quả cho người sử dụng đất Nam Định

là tỉnh có 3/9 huyện hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, nhưng vẫn còn 6/9 huyệnđang gặp khó khăn ở một số bước trong quy trình dồn điền đổi thửa, do vậy nghiêncứu kết quả công tác dồn điền đổi thửa của tỉnh nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiệncông tác dồn điền đổi thửa của tỉnh là có cơ sở thực tiễn cao Kết quả điều tra chothấy sau dồn điền đổi thửa, số thửa/hộ giảm nhiều (số thửa bình quân trên toàn tỉnh là2) và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng đất

Mặc dù chương trình dồn điền đổi thửa đã diễn ra ở nhiều địa phương trong cảnước Tuy nhiên, đến nay vấn đề manh mún đất đai vẫn chưa được giải quyết triệt

để Nhiều địa phương vẫn chưa tham gia dồn điền đổi thửa

Ở huyện Việt Yên đã có một số đề tài nghiên cứu về manh mún đất đai và dồnđiền đổi thửa khoảng những năm 2010 khi đó huyện Việt yên đang thực hiệnchương trình nông thôn mới và dồn điền đổi thửa Trong bối cảnh đó, chưa có nhiều

xã về đích chương trình dồn điền đổi thửa, như vậy việc đánh giá lợi ích kinh tế củaDĐĐT có thể chưa thực sự khách quan, hơn nữa mỗi một giai đoạn thực hiện lạixảy ra những bất cập riêng cần được nghiên cứu rút kinh nghiệm Đặc biệt, những

xã mà tác giả chọn nghiên cứu trong giai đoạn năm 2017 chưa có tác giả nào nghiêncứu Chính vì vậy, việc nghiên cứu DĐĐT ở Việt Yên Trong giai đoạn hiện nay làđiều cần thiết

Trang 31

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang, có phạm viranh giới như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Tân Yên

+ Phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ

+ Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

+ Phía Tây giáp huyện Yên Phong và huyện Hiệp Hoà

Huyện có toạ độ địa lý:

+ 21011’29’’ đến 21020’26’’ vĩ độ Bắc

+ 10600’08’’ đến 10609’57’’ kinh độ Đông

Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội:

là đầu mối của một số tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 37, Tỉnh lộ 298, nốivùng đồng bằng tỉnh Bắc Giang với các huyện miền núi phía Tây Bắc và Bắc củatỉnh và các tỉnh lân cận; có các tuyến giao thông huyết mạch xuyên Việt như quốc lộ1A, đường sắt Bắc Nam và giao thông đường thuỷ trên sông Cầu; Nằm tương đốigần với thủ đô Hà Nội (cách 42km) và một số trung tâm kinh tế - văn hoá - du lịchnhư thành phố Bắc Giang, thành phố Bắc Ninh,… Với vị trí của mình Việt Yên cóđiều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự pháttriển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói riêng và toàn tỉnh Bắc Giang nói chung

2.1.1.2 Địa hình

Địa hình huyện Việt Yên có thể chia thành 3 dạng chính:

- Địa hình đồi núi thấp: dạng địa hình này được phân bố rải rác ở các xã: ViệtTiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung ở phía Bắc và Trung Sơn, Tiên Sơn,Ninh Sơn, Vân Trung ở phía Nam huyện Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161m.Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân 150 (chỉ khoảng 20% diện tích

có độ dốc bình quân dưới 150)

Trang 32

- Địa hình gò thấp: dạng địa hình này được phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắchuyện và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn Độ cao trung bình từ 15 - 25 m sovới mặt biển Hầu hết diện tích này đều đã được đưa vào sử dụng làm đất ở.

- Dạng địa hình vùng đồng bằng có lượn sóng: dạng địa hình này tập trung ở

các xã phía Đông đường Quốc lộ 1A (Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh,…) và một số xã vùng giữa huyện (Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái) Độ cao

bình quân so với mặt biển từ 2,5 - 5 m Độ nghiêng của địa hình theo hướng Bắcxuống Nam và Tây Tây Bắc sang Đông Đông Nam

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Việt Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm có mùa

nóng, ẩm, mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô, lạnh (từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau) Những đặc điểm chung của khí hậu thời tiết như sau:

- Chế độ nhiệt: Các chỉ tiêu chủ yếu về chế độ nhiệt của huyện được tổng hợptrong bảng 2.1

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu chế độ nhiệt trong năm

tính

Cả năm

Mùa nóng (tháng 5-10)

Mùa lạnh (tháng 11-4)

Nhiệt độ bình quân OC 23,4 24,5 - 27,3 15,9 - 23,6Trung bình tối cao OC 26,9 28,7 - 31,1 19,5 - 26,6Trung bình tối thấp OC 20,5 21,0 - 24,3 13,1 - 21,2Biên độ nhiệt ngày đêm OC 6,4 6,8 - 7,3 5,0 - 7,8

Từ bảng trên cho ta thấy chế độ nhiệt của vùng phân hoá theo mùa rõ rệt, trongnăm có 4 tháng nhiệt độ bình quân nhỏ hơn 20OC Đây là yếu tố rất thích hợp choviệc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số loạirau thực phẩm ưa nền nhiệt thấp Với nhiệt độ bình quân cả năm cao, nên tổng tích ônđạt trên 8.500OC cho phép phát triển nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm

- Chế độ mưa và bốc hơi, độ ẩm không khí

Việt Yên có lượng mưa bình quân năm 1.581 mm nhưng phân bố không đều

Lượng mưa trong mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm đến 85,4% tổng lượng

mưa cả năm Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 và tháng 8 Trong hai thángnày thường có những cơn mưa với cường độ lớn gây xói mòn rửa trôi đất và ảnhhưởng lớn đến cây trồng nông nghiệp Ngoài ra một số xã có địa hình trũng thấpthường hay bị úng ngập Mùa khô lượng mưa bình quân 22 mm/tháng

Lượng bốc hơi bình quân của vùng là 1.012 mm/năm Các tháng trong mùa

Trang 33

khô hanh (tháng 11, 12, 1, 2, 3) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,3 - 4,8 lần

gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trong vụ Đông xuân

Độ ẩm bình quân cả năm 81% Thời kỳ độ ẩm thấp tập trung vào mùa khô

hanh nhưng không thấp hơn chỉ số trung bình là mấy (3-4%).

- Gió bão

Hướng gió chủ đạo của vùng là Đông Bắc Tốc độ gió trung bình trong năm là

1,9 m/s, tháng có tốc độ gió cao nhất trung bình là tháng 8 (2,7 m/s) Mỗi năm

thường có 2-3 cơn bão đổ vào kéo theo mưa lớn từ 200 - 300 mm gây ngập úng,thiệt hại cho vụ mùa

Từ những số liệu khí hậu thời tiết nêu trên cho ta thấy vùng có tổng tích ônkhá lớn, độ ẩm trung bình các tháng đều trên 76% cho phép gieo trồng nhiều vụ câyhàng năm trong năm

Nền nhiệt và lượng mưa phân hoá theo mùa thích hợp để phát triển một cơ cấu

cây trồng đa dạng Bên cạnh đó có những hạn chế thời tiết như hạn hán (tháng 12

và tháng 1) và mưa bão (tháng 7, tháng 8) gây ngập úng cho hơn 2.000 ha đất

cư các xã phía Nam huyện và là ranh giới hành chính giữa Việt Yên với huyện YênPhong, Quế Võ và thành phố Bắc Ninh Sông Cầu cho phép các loại xà lan, canôloại vừa và nhỏ tới các xã Tiên Sơn, Vân Hà, Ninh Sơn, Quang Châu và Vân Trung.Ngòi Cầu Sim nằm ở phía Bắc huyện, chảy qua các xã Thượng Lan, Việt Tiến,Minh Đức, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái, Nghĩa Trung,… đổ ra sông Thương Chiều dàichảy qua địa phận huyện khoảng 19 km, độ dốc lớn, sinh thuỷ chủ yếu về mùa mưa.Ngoài sông Cầu và ngòi Cầu Sim trên địa bàn huyện còn có những vùng trũngcục bộ nhỏ, ngắn, dốc chỉ có nước trong mùa mưa và trên 450 ha mặt nước ao hồ

Trang 34

2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên đất

Việt Yên có tổng diện tích tự nhiên 171,4 km² Theo kết quả điều tra thổnhưỡng năm 1997 cho thấy đặc điểm thổ nhưỡng của Việt Yên như sau:

Căn cứ nguồn gốc phát sinh huyện Việt Yên có 2 nhóm đất chính:

+ Nhóm phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá hình thành đất

+ Nhóm bồi tích trong quá trình bồi tụ của phù sa hình thành

(1)- Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1997 của Viện Quy hoạch và Thiết

kế nông nghiệp, toàn huyện có 4 nhóm đất: phù sa, xám bạc màu, đỏ vàng, xói mòntrơ sỏi đá với diện tích 15.820,74 ha và phân thành 9 loại đất chính, quy mô và cơcấu các loại đất được tổng hợp ở bảng 2.2:

Bảng 2.2 Diện tích các loại đất

(ha)

Cơ cấu (%)

Một số loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P), chiếm diện tích nhỏ, đất có thànhphần cơ giới trung bình đến thịt nhẹ, tỷ lệ sét cao, chặt bí Qua số liệu phân tíchtầng mặt cho thấy hàm lượng mùn từ 1,28 - 2,28%, đậm tổng số từ 0,07 - 0,22%,lân 0,04 - 0,08% Đất có phản ứng trung tính (pHKCL=6 - 6,3) Loại đất này thíchhợp cho trồng màu và cây công nghiệp hàng năm

- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ (Pf): Đây là loại đất có tuổi già nhấttrong nhóm đất phù sa Phẫu diện đất đã phát triển đủ mạnh để hình thành rõ tầng tích

tụ B, thành phần cơ giới là thịt trung bình, hàm lượng mùn trung bình 1,8 - 2,6%, đạmtổng số trung bình 0,16 - 2%, lân tổng số nghèo 0,06 - 0,09%, kali tổng số và dễ tiêunghèo 0,04 - 0,05% và 9 - 11mg/100g đất Đất có phản ứng chua đến ít chua,

Trang 35

pHKCL=4,5 - 5,5 Loại đất này thích hợp để chuyên trồng lúa nước, ở những diện tíchđất chân vàm cao thích hợp với trồng màu.

- Đất bạc màu trên phù sa cổ (B): Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa

cổ ở địa hình cao, thoát nước Đất có phản ứng chua (pHKCL= 4,5 - 5), lân tổng số

và lân dễ tiêu nghèo đến rất nghèo, kali tổng số khá, thành phần cơ giới cát pha thịtnhẹ Loại đất này hầu hết nằm trên chân vàn Tuy nghèo lân, mùn, đạm song khágiàu Kali, tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây có củ như khoai lang,khoai tây, lạc…

Nhìn chung, đất đai của xã có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại câytrồng như cây lương thực, cây rau màu và cây lâu năm, cây ăn quả và có thểứng dụng nhiều mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao

b Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê, Việt Yên không có rừng tự nhiên Hiện nay toàn huyện

có 814,04 ha rừng trồng

c Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng

Trên địa bàn huyện đến nay chưa phát hiện các mỏ khoáng sản kim loại nào

Nguồn vật liệu xây dựng như đất sét để làm gạch ngói (trữ lượng khoảng gần

100 triệu tấn) và cát, sỏi nhưng trữ lượng không lớn.

d Tài nguyên nhân văn

Việt Yên là huyện có truyền thống văn hoá phát triển lâu đời Đây là quê hươngcủa rượu Làng Vân nổi tiếng, có làng quan họ và nhiều di tích lịch sử văn hoá như: di

tích Yên Viên (Vân Hà), chùa Bồ Đà (Tiên Sơn), chùa Thổ Hà (Vân Hà), Đình Đông

(Bích Động),… Tổng số có 35 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 32 di tích được xếp

hạng (16 cấp quốc gia và 16 cấp tỉnh) cần được tôn tạo và bảo vệ Huyện có lễ hội

truyền thống là lễ hội chùa Bổ từ ngày 15 tháng 2 âm lịch

Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo, ý chí tựlực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, nhữngthành quả đạt được, Việt Yên có điều kiện để phát triển mạnh kinh tế - xã hội tronggiai đoạn tới

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Trang 36

Mức tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt khá; tổng giá trị sản phẩm trên địa bànước đạt 5.351 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13,4% Giá trị sản xuấtcông nghiệp - xây dựng ước đạt 2.334 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuấtđạt 17,9%, trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 15,2%; giátrị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 1.496 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởngđạt 5,5%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 1.521 tỷ, tốc độ tăng trưởng giá trịsản xuất đạt 15% Tổng

2.1.2.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và KHCN

Thu hút đầu tư trên địa bàn (ngoài KCN) giảm so với cùng kỳ 2015, Ước trongnăm, toàn huyện có 9 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 406,4

tỷ đồng; nâng tổng số dự án trên địa bàn lên 113 dự án; số doanh nghiệp đăng ký thànhlập mới 65 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 1.609 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệptrên địa bàn lên 790 doanh nghiệp Cấp mới giấy chứng nhận kinh doanh: mới 692 hộ

cá thể; cấp lại 154 trường hợp; đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình HTX theo LuậtHTX 2012 và thành lập mới 10 HTX; chấm dứt hoạt động 21 hộ kinh doanh cá thể và

01 HTX, rà soát lập hồ sơ để quyết định giải thể bắt buộc 54 HTX (trong đó: 37 HTXnông nghiệp; 17 HTX phi NN) Toàn huyện có trên 6.000 hộ sản xuất tiểu thủ côngnghiệp, thương mại, dịch vụ tạo việc làm cho gần 14.000 lao động; Tính đến ngày31/10/2016, các doanh nghiệp (do tỉnh và do huyện quản lý thu thuế) đã nộp NSNNtrên 100,9 tỷ đồng, đạt 93,2% dự toán; các hộ kinh doanh nộp NSNN 6,922 tỷ đồng,đạt 100,3% dự toán, tăng 77% so với cùng kỳ năm 2015; điều này góp phần quan trọngvào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương

2.1.2.3 Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

Trồng trọt:

UBND huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất theo hướng sản xuất nông nghiệphàng hoá, tiếp tục đổi mới cơ cấu giống và mùa vụ, tăng cường đầu tư thâm canh,ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốtvào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế Tổng diện tích gieo cấy các loại17.330ha/17.102ha, đạt 101,3% kế hoạch; trong đó cây lúa: 12.986,3ha/12.850ha, đạt101,06% kế hoạch; cây ngô: 282,6 ha/250 ha KH, đạt 113,04 % kế hoạch; cây lạc835,2 ha/835 ha, đạt 100,02 % so với kế hoạch; Cây Khoai lang: 758 ha /711 ha KH,đạt 106,6 % kế hoạch; Rau đậu các loại: 2.191,3 ha/2.000 ha KH, đạt 109,5 % kế

Trang 37

hoạch; cây trồng khác (bao gồm cây dược liệu, hoa cây cảnh, sắn ): 331 ha/456ha,đạt 72,58%; tổng sản lượng lương thực có hạt 78.882 tấn.

Năng suất lúa đạt 58,9 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha với cùng kỳ 2015, sản lượng ước đạt75,912 tấn, tổng giá trị sản xuất trên 1ha đất ước 96,2 triệu đồng, đạt 100,2% so với

kế hoạch, tăng 11,2 triệu/ha so với cùng kỳ 2015

Chăn nuôi:

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn phát triển ổn định, Công tác phòng chốngdịch bệnh được chú trọng, không để dịch bệnh lớn xảy ra Giá cả vật tư, sản phẩmchăn nuôi tương đối ổn định, người chăn nuôi có lãi Trong năm, tiêm phòng 1.770liều vacxin dại cho đàn chó, mèo; 94.630 liều vacxin cúm gia cầm, 13.850 liều Tụhuyết trùng lợn, 17.800 liều dịch tả lợn, 14.520 liều phó thương hàn lợn, 390 liềuE.coly, 390 liều Tai xanh, 177 liều LMLM và 300 liều THT Trâu bò Thường xuyên,kiểm soát giết mổ trâu, bò tại thôn Phúc Lâm; Ước đến 31/12/2016, tổng đàn lợn toànhuyện là 140.800 con, đạt 110,87% kế hoạch, tổng đàn trâu là 1.696 con, đạt 99,76%

kế hoạch; đàn bò 16.893con, đạt 99,4% kế hoạch; tổng đàn gia cầm là 877.000 con, đạt109,6% kế hoạch Sản lượng thịt hơi các loại 21.590 con, giảm so với cùng kỳ 2015

Lâm nghiệp: Tổ chức trồng cây xuân Bính Thân 2016 đồng thời chỉ đạo các

địa phương chăm sóc tốt diện tích rừng, cây phân tán đã trồng, kết quả đã trồngđược khoảng 70.000 cây đạt 111,11% kế hoạch Tổ chức kiểm kê diện tích rừngnăm 2016, tăng cường chỉ đạo kiểm tra, triển khai kế hoạch phòng chống cháy rừng:mua sắm dụng cụ, làm đường băng cản lửa đối với các xã có rừng; tuy nhiên trongnăm vẫn xảy ra 02 vụ cháy rừng tại xã Vân Trung, Hương Mai trong đó thiệt hại vềcây rừng khoảng 1ha

Thủy lợi: Chuẩn bị các điều kiện để ứng phó với mùa mưa bão 2016: kiểm tra,

đánh giá chất lượng, phân loại đê, kè, cống sung yếu để kịp thời sửa chữa, nâng cấpphục vụ công tác PCTT năm 2016; tổng kết công tác PCTT năm 2015 triển khai kếhoạch công tác PCTT năm 2016; kiện toàn BCH- PCTT huyện, phân công nhiệm vụ,địa bàn phụ trách cho các thành viên; phối hợp với Lữ đoàn Tăng thiết giáp 409 -Quân khu 1 thống nhất phương án ứng cứu hộ đê, tìm kiếm cứu nạn, di dời dân,khắc phục hậu quả sau lũ, lụt, bão; chuẩn bị, huy động và sử dụng lực lương,

phương tiện, vật tư, trang thiết bị, các điều kiện khác theo phương trâm 4 tại chỗ.

Thành lập Ban chỉ đạo xử lí vi phạm pháp luật về đê điều và Phòng chống thiên tai

Trang 38

trên địa bàn huyện năm 2016 Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, khắc phục sự cố đêđiều năm 2016, xử lý vi phạm đê điều

2.1.2.4 Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2016 của huyện Việt Yên

Được thể hiện trong Bảng 2.3

Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của huyện Việt Yên

Tổng DT các loại đất trong địa giới hành chính (ha)

Cơ cấu

DT loại đất so với tổng DTTN (%)

2.5 Đất sông suối và mặt nớc chuyên dùng SMN 395,17 2,32

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Việt Yên)

Trang 39

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin về manh mún đất đai, tình hình thựchiện dồn điền đổi thửa tại huyện Việt Yên và 3 xã, xã Thượng Lan; xã Tự Lạn và xãQuảng Minh, huyện Việt Yên tại các cơ quan quản lí nhà nước trực thuộc huyệnViệt Yên như:

- Các văn bản pháp quy có liên quan đến việc sử dụng đất đai

- Các văn bản, tài liệu có liên quan đến công tác chuyển đổi ruộng đất

- Các tài liệu và kết quả nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp

- Các báo cáo của các cấp chính quyền địa phương về tình hình sản xuất nông nghiệp

- Các loại tài liệu khác có liên quan như: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản

đồ thổ nhưỡng…

Công tác dồn điền đổi thửa được đánh giá trên các tiêu chí sau: Diện tích vàbình quân số thửa trên hộ; bình quân thửa trên hộ giảm tại hai thời điểm trước vàsau dồn điền đổi thửa,

2.2.1.2 Phương pháp thu thấp số liệu sơ cấp

a) Chọn điểm nghiên cứu:

Chúng tôi dựa vào sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội, độmanh mún đất đai trước DĐĐT, mức độ thành công trong công tác DĐĐT…là tiêuchí để chọn địa bàn nghiên cứu

+ Về điều kiện tự nhiên:

- Địa hình đồi núi thấp: dạng địa hình này được phân bố rải rác ở các xã: Việt

Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung ở phía Bắc và Trung Sơn, Tiên Sơn,

Ninh Sơn, Vân Trung ở phía Nam huyện Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161 m.Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân 15O (chỉ khoảng 20% diện tích

có độ dốc bình quân dưới 15O)

- Địa hình gò thấp: dạng địa hình này được phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc

huyện và các xã Ninh Sơn, Quảng Minh, Trung Sơn, Tiên Sơn Độ cao trung bình

Trang 40

từ 15-25 m so với mặt biển Hầu hết diện tích này đều đã được đưa vào sử dụng làmđất ở hoặc đất mầu.

- Dạng địa hình vùng đồng bằng có lượn sóng: dạng địa hình này tập trung ở

các xã phía Đông đường quốc lộ 1A (Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh,…) và

một số xã vùng giữa huyện (Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái) Độ cao

bình quân so với mặt biển từ 2,5-5 m Độ nghiêng của địa hình theo hướng Bắcxuống Nam và Tây Tây Bắc sang Đông Đông Nam

+ Về điều kiện kinh tế-xã hội năm 2004

Tự Lạn:

Cơ cấu thu nhập :

- Trồng trọt: 59.27%

- Chăn nuôi: 20.16%

- Phi nông nghiệp: 20.57%

- Số thửa trước khi dồn điền đổi thửa là (17 thửa/hộ)

Thượng Lan:

Cơ cấu thu nhập :

- Trồng trọt: 62.21%

- Chăn nuôi: 23.16%

- Phi nông nghiệp: 14.53%

- Số thửa trước khi dồn điền đổi thửa là (8.2 thửa/hộ)

Quảng Minh

Cơ cấu thu nhập :

- Trồng trọt: 60.22%

- Chăn nuôi: 19.09%

- Phi nông nghiệp: 20.69%

- Số thửa trước khi dồn điền đổi thửa là (12 thửa/hộ)

+ Về kết quả thực hiện công tác DĐĐT (tính đến 5/2017)

Xã Tự Lạn:

Xã Tự Lạn có 14 thôn (Râm, Lửa Hồng, Tân Lập, Đồng Niên, Nguộn, XuânTiến, Xuân Lâm, Đông, Cầu, Trước, Rãnh, Đầu, Quế Võ, Nội Duệ) Đến năm

Ngày đăng: 23/03/2019, 21:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003). Báo cáo thực trạng ruộng đất hiện nay và giải pháp tiếp tục thực hiện việc dồn điền đổi thửa khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp Khác
2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998). Tài liệu tập huấn phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Tập 01, 02. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003). Báo cáo nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp ở ĐBSH (Phần thực trạng và các giải pháp chủ yếu) Khác
4. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2005). Báo cáo tình hình thực hiện công tác đăng ký, lập hồ sơ cấp GCNQSD đất. Vụ đăng ký thống kê Khác
7. Chu Mạnh Tuấn (2007). Nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I Khác
8. Đại Hoàng (2010). Bài học từ dồn điền đổi thửa ở Hải Dương. Báo nhân dân Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w