Phương thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hóa Doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để cho cơ sở này trực tiếp bánhàng, bên nhận đại lý ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, tha
Trang 1TÓM LƯỢC
Đề tài “Kế toán bán các mặt hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam”được nghiên cứu nhằm mục đích góp phần hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổphần đầu tư K&G Việt Nam Để có thể đưa ra được các giải pháp và kiến nghị nhằm hoànthiện công tác bán hàng tại Công ty, đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận liên quan đến kế toánbán hàng trong các doanh nghiệp Việt Nam và kết quả của quá trình nghiên cứu thựctrạng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam từ đó lấy làm nền tảng cho việc nghiêncứu và đề xuất các giải pháp
Từ các thông tin, số liệu thu thập được về kế toán bán hàng tại Công ty, qua nghiêncứu, phân tích kết hợp các lý luận về bán hàng, bài khóa luận đã đưa ra các phát hiện về
ưu điểm, cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại, đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiệncông tác kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tổng hợp và hoàn thành bài khóa luận của mình, em
đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo Trường đại học ThươngMại, các anh chị là nhân viên Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc TS Hoàng Thị Bích Ngọc cùng các anhchị cán bộ phòng Tài chính - kế toán Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam trong thờigian thực tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Với kiến thức của sinh viên thực tập, trình độ năng lực còn hạn chế, bài viết của
em không thể tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy côgiáo và các bạn để bản luận văn của em được hoàn chỉnh hơn và em có thể thực hiện tốthơn
Hà Nội, tháng 3 năm 2018 Sinh viên thực hiện
Phạm Hoài Thu
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 2
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 3
5 Kết cấu của khóa luận 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 5
1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp 5
1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản 5
1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp 6
1.1.2.1 Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp 6
1.1.2.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán bán hàng 10
1.2 Nội dung nghiên cứu của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 13
1.2.1 Kế toán bán hàng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam 13
1.2.1.1 Kế toán bán hàng theo VAS 01 “Chuẩn mực chung” 13
1.2.1.2 Kế toán bán hàng theo VAS 02 “Hàng tồn kho” 14
1.2.1.2 Kế toán bán hàng theo VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác” 18
1.2.2 Kế toán bán hàng theo quy định của chế độ kế toán DN hiện hành (Thông tư 200/2014/TT-BTC) 21
Trang 41.2.2.1 Chứng từ sử dụng 21
1.2.2.2 Tài khoản kế toán và vận dung tài khoản kế toán 22
1.2.2.3 Vận dụng tài khoản 25
1.2.2.4 Tổ chức sổ kế toán 30
1.2.2.5 Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ K&G VIỆT NAM 34
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam 34
2.1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam 34
2.1.1.1 Giới thiệu 34
2.1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển 34
2.1.1.3 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam 35 2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị 36
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán các mặt hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam 36
2.1.2.1 Nhân tố vĩ mô 36
2.1.2.2 Nhân tố vi mô 38
2.2 Đặc điểm hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam 39
2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam 39
2.2.1.1 Đặc điểm bộ máy kế toán 39
2.2.1.2 Chính sách kế toán 40
2.2.2 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam 41
2.2.2.1 Đặc điểm hàng hóa 41
2.2.2.2 Phương thức bán hàng 42
2.2.2.3 Phương pháp thanh toán 45
2.2.2.4 Phương pháp xác định giá vốn 45
2.2.3 Thực trạng kế toán bán các mặt hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam 46
Trang 52.2.3.1 Chứng từ sử dụng 46
2.2.3.2 Tài khoản kế toán 47
2.2.3.3 Định khoản và sổ kế toán 48
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ K&G VIỆT NAM 55
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 55
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 55
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 56
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam 58
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 61
3.3.1 Về phía Nhà nước 61
3.3.2 Về phía doanh nghiệp 61
KẾT LUẬN 63
PHỤ LỤC 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trong lưu thông hàng hóa thì bán hàng là giai đoạn hàng hóa được chuyển từ hìnhthái hiện vật sang hình thái giá trị Thực chất là sự chuyển hóa hình thái giá trị của hànghóa từ hàng sang tiền (H-T), nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sửdụng nhất định, đây chính là khâu cuối cùng có tính chất quyết định của quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh
Đối với một doanh nghiệp thì bán hàng là hoạt động cốt Từ một cơ sở kinh doanhnhỏ lẻ đến một công ty đa quốc gia thì hoạt động duy nhất để có thể duy trì sự tồn tại lànguồn tiền thu về từ hoạt động bán hàng Mọi hoạt động công tác khác đều nhằm mụcđích là bán được hàng hóa và chỉ có bán hàng mới thực hiện được mục tiêu trước mắt đó
là doanh thu Ngoài ra, vòng quay chu chuyển vốn của doanh nghiệp là việc hàng hóachuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ, sau đó doanh nghiệp tiếp tục đi vàohoạt động sản xuất kinh doanh cho vòng quay vốn mới Vì vậy, hoạt động bán hàng sẽ chiphối và quyết định các nghiệp vụ khách hàng khác của doanh nghiệp
Tuy nhiên, muốn hoạt động bán hàng có hiệu quả thì đòi hỏi doanh nghiệp phảilàm tốt công tác quản trị kinh doanh mà hơn hết kế toán chính là công cụ hữu hiệu nhất
Kế toán bán hàng sẽ ghi chép kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hóa dịch vụ bán ra vàtiêu thụ nội bộ, tính đúng đắn giá trị vốn hàng đã bán, chi phí bán hàng và các chi phíkhác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng của doanh nghiệp
Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình bán hàng phục vụ cho lãnh đạo điều hànhhoạt động kinh doanh thương mại
Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, xácđịnh kết quả bán hàng phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp
Sau khi có kết quả bán hàng, kế toán sẽ phân tích, đánh giá kết quả bán hàng củadoanh nghiệp nói chung và của từng mặt hàng, từng bộ phận nói riêng; xác định và tínhtoán cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới kết quả bán hàng Từ đó, đề xuất cácbiện pháp nhằm nâng cao kết quả bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ tới
Trang 8Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam, em được nghiêncứu công tác kế toán tại công ty Công tác kế toán bán hàng tại công ty bên cạnh những
ưu điểm đã đạt được còn có những hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện như : xuất hóa
đơn sai thời điểm, chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi,
sử dụng sai tài khoản theo chế độ kế toán đang áp dung
Từ đó có thể thấy rằng việc nghiên cứu kế toán bán các mặt hàng tại Công ty là
một vấn đề đáng quan tâm ở thời điểm hiện tại Vì vậy em xin chọn đề tài “Kế toán bán các mặt hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam”, cho bài khóa luận của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tiến hành hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản về kế toán bán hàng theochuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành nhằm bổ sung kiến thức cho bản thân và là cơ sởcho việc nghiên cứu thực trạng kế toán bán các mặt hàng tại Công ty CP đầu tư K&G ViệtNam
Nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty CP đầu tư K&G Việt Nam,những nhân tố môi trường tác động đến kế toán bán hàng của công ty Trên cơ sở kết quảnghiên cứu về thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty CP đầu tư K&G Việt Nam, chỉ rađược điểm mạnh, điểm yếu của công tác kế toán bán hàng tại Công ty Từ đó, có những
đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng nói riêng và công tác kếtoán nói chung tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán các mặt hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt
Nam, dựa trên lý luận chung về kế toán bán hàng theo chế độ kế toán hiện hành
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam
Về thời gian: Số liệu kế toán bán mặt hàng được thu thập trong quý I năm 2018
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Để tìm hiểu sâu hơn về công tác kế toán bán hàng em đã sử dụng các phương pháp thuthập dữ liệu sau :
Trang 9- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Phiếu điều tra chuyên sâu: Điều tra chuyên sâu nhằm mục đích hiểu rõ hơn về tình hình
bán các mặt hàng và tổ chức công tác kế toán các mặt hàng tại công ty xem có phù hợpvới chế độ kế toán cũng như bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty hay không, qua đóphát hiện được những tồn tại và có những phương hướng giải quyết hợp lý
Phiếu điều tra được gửi tới kế toán trưởng và các nhân viên kế toán với các câu hỏi về :Chế độ kế toán đang áp dụng, mô hình kế toán của công ty, phương pháp tính thuế,phương pháp kế toán hàng tồn kho, tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, tổ chức lập báo cáotài chính
+ Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát cách làm việc của các nhân viên trong công ty,
đặc biệt là nhân viên kế toán phụ trách kế toán bán hàng, quan sát quy trình thực hiệnnghiệp vụ bán hàng từ lập chứng từ, luân chuyển chứng từ tới ghi sổ kế toán rồi ghi chéplại; nhằm tiếp cận trực tiếp, theo dõi được các hoạt động, các thao tác và quá trình làmviệc của một hệ thống kế toán cụ thể hơn kế toán bán các mặt hàng tại Công ty cổ phầnđầu tư K&G Việt Nam
+ Phương pháp xem xét tài liệu của đơn vị: Nghiên cứu các tài liệu như giấy phép kinh
doanh, các tài liệu về lịch sử hình thành, đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty vàcác chứng từ liên quan đến kế toán bán các mặt hàng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho,phiếu thu, giấy báo có, sổ sách kế toán
- Phương pháp sử dụng dữ liệu thứ cấp: Tham khảo nguồn dữ liệu từ sách báo, các tài
liệu trên internet, thư viện và tham khảo các bài nghiên cứu về kế toán bán hàng
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp so sánh
Phương pháp này được thực hiện trong việc nghiên cứu kế toán bán hàng là việc sosánh, đối chiếu giữa lý luận với thực tế công tác bán hàng trong công ty, đối chiếu số liệutrên các chứng từ gốc với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu ở sổ cái, sổ tổng hợpvới các sổ kế toán chi tiết liên quan
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các kết quả nghiên cứu, tìm hiểu được
Trang 10tại doanh nghiệp, tổng hợp các kết quả phỏng vấn, quan sát thực tế,… Từ đó đưa ra cáckết luận, đánh giá phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp toán học.
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tính toán, phân tích các số liệu thuthập được Sử dụng các công cụ toán học để tính toán các chỉ tiêu như doanh thu, giávốn
5 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu bài khóa luận gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp.
- Chương II: Thực trạng về kế toán bán các mặt hàng tại Công ty cổ phần đầu tư K&G
Việt Nam.
- Chương III: Các kết luận và đề xuất về kế toán bán các mặt hàng tại Công ty cổ phần
đầu tư K&G Việt Nam.
Trang 11CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản
Khái niệm bán hàng
Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, bán hàng được địnhnghĩa là: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào
Khái niệm doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
Theo VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, doanh thu và các khoản giảm trừdoanh thu được định nghĩa như sau:
Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp gópphần tăng vốn chủ sở hữu
Trong chuẩn mực VAS 14 cũng nêu rõ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ kinh tế phátsinh doanh thu như doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa,cung cấp dịch vụ cho khách hàngbao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán( nếu có)
Khi bán hàng, còn phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, tức các khoản theo quyđịnh cuối kỳ được trừ khỏi doanh thu thực tế, bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại Theo VAS 14 định nghĩa như sau:
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với khối lượng lớn
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị
khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Ngoài các khoản giảm trừ doanh thu trên trên còn phát sinh trường hợp là chiếtkhấu thanh toán, theo chuẩn mực số 14 định nghĩa là:
Trang 12Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người
mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng
Khái niệm giá vốn hàng bán
Bên cạnh việc ghi nhận doanh thu kế toán đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:
Theo chuẩn mực VAS 02: giá gốc của hàng xuất kho để bán bao gồm “Chi phí
mua, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại”
Theo Giáo trình “Kế toán tài chính” trường Đại học Thương mại xuất bản năm 2010: “Giá vốn hàng bán là trị giá thực tế xuất kho của thành phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
Giá vốn hàng bán bao gồm:
+ Trị giá của sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do tráchnhiệm cá nhân gây ra
Ngoài ra khi bán hàng các khoản thu khó đòi và việc trích lập dự phòng nợ phải thukhó đòi:
Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải
thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản
phải thu khó có khả năng thu hồi (Theo điểm 1.1 Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Dự phòng phải thu khó đòi được trích trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinhdoanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bùđắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh và cáckhoản nợ phải thu hồi
1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp
1.1.2.1Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp
a Đối tượng bán hàng trong doanh nghiệp
Trang 13Đối tượng bán hàng trong doanh nghiệp bao gồm:
- Bán cho sản xuất: Tức là sản phẩm, hàng hóa sẽ được bán cho các doanh nghiệp để làm
nguyên vật liệu đầu vào; các sản phẩm hàng hóa này sẽ tiếp tục được tham gia vào quátrình sản xuất mới hoặc được gia công, chế biến trước khi trở lại thị trường
- Bán trực tiếp cho người tiêu dùng: Bán cho người cuối cùng sử dụng, tiêu dùng sản
phẩm, hàng hóa, ý tưởng, dịch vụ…
- Bán trong hệ thống thương mại: Bán cho tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh
thương mại; tổ chức lưu chuyển hàng hoán, mua hàng và đem bán ở nơi có nhu cầu nhằmthu lợi nhuận
- Bán xuất khẩu: Là bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài.
b Các phương thức và các hình thức bán hàng trong doanh nghiệp
Phương thức bán buôn hàng hóa
Là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất,các cửa hàng đại lý với số lượng lớn để các đơn vị đó tiếp tục bán cho các cá nhân, tổchức khác nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế
- Đặc điểm của hàng bán buôn :
+ Hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đưa vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậygiá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện
+ Hàng hóa bán theo lô, hoặc số lượng lớn, giá cả biến động
- Trong bán buôn thường bao gồm 2 phương thức:
+ Bán buôn hàng hoá qua kho: là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng
phải được xuất từ kho bảo quản của Doanh nghiệp Có 2 hình thức Bán buôn hàng hoáqua kho:
Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức
này, bên mua cử đại diện đến kho của bên bán để nhận hàng DN xuất kho hàng hoá, giaotrực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiềnhoặc chứng nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ
Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào
hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng DN xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện của
Trang 14mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm mà bênmua quy định trong hợp đồng Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của bên DN,chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàngchuyển giao mới được coi là tiêu thụ.
+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: Doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng
mua không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua Phương thức này có thểthực hiện theo hai hình thức:
Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp: Doanh
nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán Saukhi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng bên mua đã thanh toán tiền hoặc chấpnhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ
Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Doanh nghiệp
sau khi mua hàng nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vậnchuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận Hàng hoá chuyển bántrong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi nhận tiền của bênmua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toánthì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ
Phương thức bán lẻ hàng hóa
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, các đơn vị kinh
tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ
- Đặc điểm:
+ Hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sửdụng của hàng hoá đã được thưc hiện
+ Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện
+ Thường bán đơn chiếc với số lượng nhỏ, giá bán ổn định
- Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
+ Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà trong đó, tách rời
nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua Mỗi quầy hàng
có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết các hoá đơn hoặc tích kê
Trang 15cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao Căn cứ vàohoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định sốlượng hàng đã bán trong ngày và lập báo cáo bán hàng Nhân viên thu tiền làm giấy nộptiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.
+ Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp
thu tiền của khách và giao hàng cho khách Cuối ngày nhân viên bán hàng làm giấy nộptiền và nộp tiền cho thủ quỹ Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượnghàng đã bán trong ngày và lập báo bán hàng
+ Hình thức bán hàng tự phục vụ: Khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến bàn tính
tiền và thanh toán tiền hàng Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền lập hoá đơn bán hàng
và thu tiền của khách hàng
+ Hình thức bán hàng trả góp: Người mua hàng được trả tiền mua hàng thành nhiều lần
cho DN, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm người mua một khoảnlãi do trả chậm
+ Hình thức bán hàng tự động: Các doanh nghiệp sử dụng các máy bán hàng tự động
chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng nào đó đặt ở các nơi công cộng khách hàngsau khi bỏ tiền vào máy, máy tự động đẩy hàng cho người mua
Phương thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hóa
Doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để cho cơ sở này trực tiếp bánhàng, bên nhận đại lý ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởnghoa hồng đại lý bán, số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc về doanhnghiệp cho đến khi doanh nghiệp được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhậnthanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu
số hàng này
c Phương thức thanh toán
Sau khi giao hàng cho bên mua và nhận được chấp nhận thanh toán bên bán có thểnhận tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ vào sự thoả thuận giữa 2 bên màlựa chọn các phương thức thanh toán cho phù hợp Có 3 phương thức thanh toán:
Phương thức thanh toán trực tiếp
Trang 16Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ được chuyển từ người muasang người bán sau khi quyền chuyển sở hữu về hàng hóa bị chuyển giao.Thanh toán trựctiếp có thể bằng tiền mặt, séc hoặc có thể bằng hàng hoá (nếu bán theo phương thức hàngđổi hàng) Theo phương thức thanh toán này thì sự vận động của hàng hoá gắn liền với sựvận động của tiền tệ.
Phương thức thanh toán trả chậm
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao saumột khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hoá Từ phươngthức thanh toán này hình thành nên khoản nợ phải thu của khách hàng Theo phương thứcthanh toán này thì sự vận động của hàng hoá, sự vận động của tiền tệ có khoảng cách vềkhông gian và thời gian
Phương thức thanh toán trả trước
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao trướcthời điểm giao nhận hàng hóa Mục đích của việc thanh toán trước là để chắc chắn việcthực hiện hợp đồng mua hàng hóa của khách hàng Như vậy, theo phương thức thanh toánnày thì sự vận động của hàng hóa và sự vận động của tiền cũng có khoảng cảnh về khônggian và thời gian
1.1.2.2Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán bán hàng
a Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng
Ở bất cứ một hoạt động nào của xã hội yêu cầu quản lý cũng đóng vai trò quantrọng Đối với hoạt động bán hàng, vấn đề quản lý được đặt ra với bộ phận kế toán bánhàng là hết sức cần thiết, nó xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệpquản lý tốt khâu bán hàng thì mới đảm bảo được chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch tiêu thụ vàđánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó
Quản lý doanh thu bán hàng:
Doanh thu phải được xác định và ghi nhận theo đúng thực tế tiêu thụ hàng hóa vàquy định của chế độ kế toán (điều kiện ghi nhận doanh thu và thời điểm ghi nhận doanhthu) Phản ánh và theo dõi các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấuthương mại, các khoản thuế, một cách đầy đủ chính xác và kịp thời Doanh thu bán
Trang 17+ Nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng.
+ Về giá bán: giá bán phải đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi, đồng thời phải được kháchhàng chấp nhận.Giá bán cần có sự linh hoạt để kích thích tiêu thụ, phù hợp với từng điềukiện cụ thể
Để đáp ứng yêu cầu quản lý doanh thu các doanh nghiệp cần phải tổ chức kế toánchi tiết từng khoản doanh thu Việc tổ chức kế toán chi tiết doanh thu cần được tiến hànhtrên cơ sở sổ chi tiết, các tài khoản kế toán chi tiết
+ Sổ chi tiết doanh thu được mở riêng cho từng loại hoạt động : từng loại sản phẩm, hànghóa, dịch vụ, từng nghiệp vụ đầu tư tài chính
+ Tùy theo yêu cầu quản lý doanh thu của từng DN mà sổ chi tiết có thể mở theo kết cấukhông hoàn toàn giống nhau.Tuy nhiên, các sổ chi tiết doanh thu phải đảm bảo được cácnội dung chứng từ sau: TK đối ứng, số lượng, đơn giá, thành tiền của sản phẩm tiêu thụ,các khoản giảm trừ doanh thu
Quản lý tình hình thu hồi tiền bán hàng, tình hình công nợ phải thu.
+ Phải mở sổ chi tiết theo từng đối tượng phải thu và theo từng khoản nợ và từng lầnthanh toán
+ Trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì không phản ánh vào nơ phải thu
+ Khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kỳ cầnphải tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ, nếucần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận nợ bằng văn bản
+ Phải tiến hàng phân loại nợ: loại nợ có thể trả đúng hạn, quá hạn, nợ khó đòi hoặckhông có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng hoặc có biện pháp
xử lý đối với các khoản nợ phải thu không đòi được
Quản lý giá vốn hàng hóa
Trang 18Quá trình vận động của hàng hóa ở doanh nghiệp chính là quá trình vận động củavốn kinh doanh Trong quá trình sản xuất kinh doanh muốn đem lại lợi nhuận tối đa cho
DN, thì phải quản lý chặt chẽ vốn kinh doanh, sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhấtnguồn vốn của doanh nghiệp.Muốn vậy DN phải xác định được một cách chính xác nhấtcác khoản chi phi ra Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọnglớn trong quá trình sản xuất kinh doanh.Muốn quản lý chặt chẽ và xác định đúng giá vốnthì trước hết DN phải nắm bắt được sự hình thành của giá vốn
Tuy nhiên khi tính trị giá của hàng hóa xuất theo phương pháp kế toán cần căn cứgiá mua thực tế là giá ghi trên hóa đơn của người bán, không kể chi phí thu mua.Do đókhi bán được hàng hóa cần phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa bán ra
Các DN có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho sau:phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước, phương pháp thực
tế đích danh, phương pháp bình quân gia quyền
b Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra, bao gồm cả
doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng, từng hoá đơn,từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc (theo các cửa hàng, quầy hàng )
- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ, đồng thời phân bổ chi
phí thu mua cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng
- Kiểm tra, đôn đốc tính hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ; theo dõi
chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tính hình trả nợ
- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh và kết
chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, làm căn cứ để xác định kết quảkinh doanh
- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng
1.2 Nội dung nghiên cứu của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
Trang 191.2.1 Kế toán bán hàng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam
Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại được quy định trực tiếp trongVAS 14 “doanh thu và thu nhập khác”, VAS 01 –“ chuẩn mực chung”, VAS 02” hàngtồn kho”
1.2.1.1 Kế toán bán hàng theo VAS 01 “Chuẩn mực chung”
VAS 01 được ban hành theo QĐ 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn cácchuẩn mực, những nguyên tắc cơ bán Trong đó nguyên tắc chi phối khi ghi nhận doanhthu trong kế toán bán hàng là nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc thận trọng Nguyên tắcliên quan đến giá vốn hàng tồn kho là nguyên tắc giá gốc Ngoài ra còn một số nguyên tắcchi phối như nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc cơ sở dồn tích
- Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc phù hợp quy định việc ghi nhận doanh thu, chi phí
phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoảnchi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanhthu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải trảnhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó
Như vậy chi phí ghi nhận trong kỳ là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việctạo ra doanh thu và thu nhập của kỳ đó, không phụ thuộc khoản chi phí đó được chia ratrong thời kỳ nào
Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánh giáđúng kết quả hoạt động kinh doanh của từng thời kỳ kế toán, giúp cho các nhà quản trị cónhững quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả
- Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để
lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc này yêu cầuviệc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việcghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận ngay từ khi có chứng cứ về khả năng có thểxảy ra
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
Trang 20- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thuđược lợi ích kinh tế;
- Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng có thể về khả năng phát sinh
Tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng sẽ giúp cho DN bảo toàn nguồn vốn, hạn chếrủi ro và tăng khả năng hoạt động liên tục
- Nguyên tắc giá gốc : hàng tồn kho nói chung và hàng hóa nói riêng được ghi nhận theo
nguyên tắc giá gốc
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích : “Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên
quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí được ghi sổ kếtoán vào thời điểm phát sinh, không phát sinh vào thời điểm thực tế hoặc thực tế chi tiềnhoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tàichính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.”
Theo nguyên tắc này, kế toán bán hàng phải ghi nhận doanh thu ngay khi hàng xácđịnh bán, không căn cứ vào thời điểm thực tế doanh nghiệp thu được tiền hay các khoảntương đương tiền
- Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn
phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổichính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sựthay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính
Như vậy trong một kỳ kế toán năm, đơn vị phải thực hiện nhất quán đối với cácphương pháp kế toán đã lựa chọn ảnh hưởng tới kế toán bán hàng như: phương pháp tínhtrị giá hàng xuất kho, hình thức ghi sổ kế toán
1.2.1.2 Kế toán bán hàng theo VAS 02 “Hàng tồn kho”
Công tác hạch toán ghi chép hàng tồn kho chịu sự chi phối của chuẩn mực 02
“Hàng tồn kho”
Chuẩn mực kế toán VAS 02 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán hàng tồn kho Để xác định được trị giá hàng tồn kho và trị giá hàng bán
Trang 21chính xác thì các yếu tố liên quan vào quá trình hạch toán hàng bán, hàng tồn kho phảichính xác, từ đó làm căn cứ lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Nguyên tắc xác định giá vốn hàng hóa: Trị giá hàng gốc theo nguyên tác giá phí.
Trường hợp giá trị thuần cỏ thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được Trong đó, giá gốc hàng bán bao gồm: chi phí mua, chi phíchế biến, và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng hóa ở địa điểm
và trạng thái sẵn sàng sử dụng để bán
- Phương pháp tính giá trị HTK trong kế toán bán hàng:
+ Phương pháp tính giá đích danh: Áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng,
hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế củachính lô hàng đó
Ưu điểm :Tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán : chi phí thực tế phù hợp với doanh
thu thực tế, đơn giản, dễ tính toán, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, thủ công
Nhược điểm: Chỉ phù hợp với đơn vị có giá trị hàng tồn kho lớn, mang tính chất đơn
chiếc, ổn định, theo dõi riêng và nhận diện được từng lô hàng
+ Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong
kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giánhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:
Gía đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ =
Gía thực tế HTK tồnđầu kỳ+Gíatrị HTK nhập trong kỳ
Số lượng HTK tồn đầu kỳ +Số lượng HTK nhập trong kỳ
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng
gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác Ngoài ra, phương pháp này chưa đápứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
+ Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực củahàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:
Trang 22Gía trị bình
quân sau mỗi
lần nhập
= Số lượngthực tế HTK tồnkho saumỗi lầnnhập Gíathực tế HTK tồnkho sau mỗi lầnnhập
Ưu điểm: khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ Nhược điểm: việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức Do đặc điểm trên mà
phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưulượng nhập xuất ít
+ Phương pháp nhập trước – xuất trước ( FIFO)
Theo phương pháp này, giả định là hàng tồn kho được mua về trước hoặc sản xuấttrước thì xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc được sản xuấtgần thời điểm cuối kỳ Do đó, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhậpkho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của
lô hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
Ưu điểm: Phương pháp này áp dụng được cho tất cả các doanh nghiệp có thể quản lý được
thời gian nhập của từng lô hàng cụ thể Tính ngay được giá vốn của từng lô hàng khi xuất,đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu cho kế toán ghi chép và công tác quản lý
Trị giá vốn hàng hóa còn trong kho sát với giá thị trường, chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảngcân đối kế toán có ý nghĩa kinh tế hơn
Nhược điểm: Doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại (Giá trị hàng xuất kho
tương ứng với giá của những lần nhập trước)
Đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại mặt hàng, hoạt động nhập xuất liên tục
áp dụng phương pháp này sẽ khiến cho chi phí hạch toán và khối lượng công việc tănglên rất nhiều
- Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá HTK
+ Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bịgiảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên Việc ghi giảm giá gốc hàngtồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sảnkhông được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng
Trang 23+ Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơngiá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phòng giảm giá hàng tồn khođược lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thựchiện được của chúng Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sởtừng mặt hàng tồn kho Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giáhàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
+ Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằngchứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ước tính này phải tính đến sựbiến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kếtthúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thờiđiểm ước tính
+ Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữhàng tồn kho Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ đểđảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựavào giá trị trong hợp đồng Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồngthì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn
số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính
+ Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thựchiện được của hàng tồn kho cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếukhoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàngtồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập(Theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáotài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặctheo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiệnđược)
Trang 24độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ
kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồithường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghinhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàngtồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàngtồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải đượchoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh
+ Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phùhợp giữa chi phí và doanh thu
+Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố định hoặc
sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này đượchạch toán vào giá trị tài sản cố định
1.2.1.2 Kế toán bán hàng theo VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thời điểm ghi nhậndoanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán vàlập báo cáo tài chính Chuẩn mực này quy định:
Thời điểm ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:
1 DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải như: hàng hóa bị hư hỏng, kémphẩm chất, lạc hậu về mẫu mã và thị hiếu
Trường hợp DN vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóadưới nhiều hình thức khác nhau như:
+ Doanh nghiệp vẫn còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt độngbình thường mà không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường
+ Việc thanh toán tiền hàng còn chưa chắc chắn vì còn phụ thuộc vào khách hàng
Trang 25+ Hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đã được thỏa thuận rõ trong hợpđồng mà DN chưa hoàn thành.
+ Khi người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợpđồng mua bán và DN chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không
Những lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa là khoản tiền thu được từ việcbán hàng hóa hoặc lợi ích, thu nhập ước tính từ việc sử dụng hàng hóa
Khi DN đã chuyển giao phần lớn những rủi ro và lợi ích kể trên thì mới được ghinhận doanh thu bán hàng
2 DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
Trong hầu hết các trường hợp thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trùng vớithời điểm chuyển quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp lại có sự tách rời hai quyền này như: Khi bán hàng trả góp, quyền quản lý vàquyền kiểm soát đã được chuyển giao nhưng quyền sở hữu chưa được chuyển giao, điềunày có nghĩa là phần lớn rủi ro và lợi ích của việc sở hữu hàng hóa gắn liền với quyềnkiểm soát được chuyển giao cho người mua mặc dù quyền sở hữu hợp pháp vẫn thuộc vềngười bán Người mua chỉ thực sự trở thành chủ sở hữu khi đã hoàn thành xong nghĩa vụthanh toán
3 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp xác định được giá trị tương đương củakhoản đã thu hoặc sẽ thu được trong tương lai từ việc bán hàng hóa
4 DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đã tương đối chắc chắn rằng DN nhận được lợi
ích từ các giao dịch Điều này cũng phù hợp với “Nguyên tắc thận trọng”: “Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế”.
5 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Theo “Nguyên tắc phù hợp”: “Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp vớinhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng
Trang 26có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phícủa kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quanđến doanh thu của kỳ đó”.
Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng cụ thể như sau:
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giaohàng trực tiếp: Thời điểm ghi nhận Doanh thu là thời điểm đại diện bên mua ký nhận đủhàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửihàng: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền của bên mua hoặc bênmua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán
- Với phương thức bán lẻ hàng hóa: Thời điểm ghi nhận Doanh thu là thời điểm nhậnđược báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng
- Với phương thức bán hàng đại lý: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm bên nhậnđại lý thanh toán tiền hàng, chấp nhận thanh toán hoặc thông báo hàng đã bán được
Xác định doanh thu
Doanh thu được xác định như sau:
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa DN với bên muahoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu đượchoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán,giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu đượcxác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai
về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực
tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trongtương lai
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bảnchất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không
Trang 27tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trường hợp này,doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khiđiều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xácđịnh được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác địnhbằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoảntiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Doanh thu được ghi nhận theo giá bán hàng hóa Giá bán hàng hóa của doanh nghiệpđược xác định trên nguyên tắc phải đảm bảo bù đắp được giá vốn, chi phí bỏ đã bỏ rađồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận định mức Trên nguyên tắc
đó, giá bán được xác định như sau
Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế + Thặng số thương mại.
Hoặc: Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế X ( 1 + % Thặng số thương mại)
1.2.2 Kế toán bán hàng theo quy định của chế độ kế toán DN hiện hành (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
1.2.2.1Chứng từ sử dụng
Thông tư 200/2014/TT-BTC đưa ra những quy định cụ thể về chứng từ kế toán sửdụng Theo đó thì những chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải thực hiệntheo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004của Chính phủ và các văn bản sửa đồi, bổ sung Những chứng từ này là cơ sở để đối chiếukiểm tra nghiệp vụ cũng như được sử dụng cho công tác hạch toán kế toán
Đối với kế toán bán hàng, chứng từ sử dụng thường bao gồm:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa: Là chứng từ đầu tiên đánh dấu sự phát sinh của nghiệp vụbán hàng
+ Hóa đơn giá trị gia tăng: Là hóa đơn dùng cho các đơn vị tính thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ thuế Hóa đơn do người bán lập khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên ( Liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 giao cho khách hàng,liên 3 dùng làm chứng từ kế toán)
Trang 28+ Hóa đơn bán hàng thông thường: Là hóa đơn dùng cho các doanh nghiệp nộp thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng thuộcdiện không chịu thuế GTGT.
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Là loại chứng từ dùng để theo dõi số lượnghàng hóa di chuyển từ kho này sang kho khác trong nội bộ doanh nghiệp Đây là căn cứ
để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết hàng hóa Phiếu này do bộ phận cungứng lập thành 3 liên: Liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 chuyển cho thủ kho để ghi thẻ kho sau
đó chuyển lên phòng kế toán, liên 3 giao cho khách hàng
+ Các loại hóa đơn, chứng từ khác: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy báo nợ, hóađơn phí vận chuyển…
1.2.2.2Tài khoản kế toán và vận dung tài khoản kế toán
Để phản ánh các khoản liên quan giá bán, doanh thu và các khoản ghi giảm doanhthu về bán hàng cùng với doanh thu thuần về bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản sauđây:
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củadoanh nghiệp trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm vàcung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn
- Kết cấu TK 511:
Bên Nợ:
+ Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
+ Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
+ Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
- Tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2
Trang 29TK 5111 - Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
TK 5118 - Doanh thu khác
Tài khoản 632 – Gía vốn hàng bán
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bấtđộng sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp)bán trong kỳ
- Kết cấu TK 632:
Bên Nợ:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí
sảnxuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi th ường do trách
nhiệm cá nhân gây ra
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào
nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá
hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết)
Bên Có:
+ Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã bán trong kỳ sang TK 911 “Xác
định kết quả kinh doanh”
+ Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết
quả hoạt động kinh doanh
+ Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính(Chênh lệch giữa
số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước)
+ Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
Trang 30Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán cáckhoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá,BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh cáckhoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tácXDCB đã hoàn thành
Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng
Số tiền còn phải thu của khách hàng
Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận
trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối
tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượngphải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”
Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Bên Nợ:
Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
Trang 31 Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá
Bên Có:
Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
Số dư bên Có:
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước
Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ
1.2.2.3Vận dụng tài khoản
a Kế toán bán buôn hàng hóa
Bán buôn qua kho
+ Kế toán bán buôn theo phương pháp giao hàng trực tiếp
Khi xuất kho hàng hóa, căn cứ hóa đơn GTGT kế toán ghi: Nợ TK tiền mặt (111),tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải thu của khách hàng (131) theo giá thanh toán của hànghóa đã bao gồm cả thuế GTGT đồng thời ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theo giáchưa có thuế GTGT và ghi thuế GTGT phải nộp (3331) Căn cứ vào phiếu xuất kho đểghi nhận giá vốn hàng bán Nợ TK giá vốn hàng bán (632), ghi Có TK hàng hóa (156),TKthành phẩm (155) theo giá trị thực tế của hàng xuất kho
Kế toán bán buôn qua kho theo phương pháp gửi hàng cho khách hàng
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh giá thực tế của hàng xuất bán: ghi:
Nợ TK hàng gửi bán (157), ghi Có TK hàng hóa (156) Khi hàng hóa gửi bán được xácđịnh là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghi nhận DT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng(như trường hợp trên) đồng thời phản ánh giá vốn hàng gửi bán: ghi Nợ TK giá vốn hànggửi bán (632), đồng thời ghi Có TK hàng gửi bán (157) theo giá trị thực tế xuất kho
Bán buôn vận chuyển thẳng
+ Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo phương pháp giao tay ba
Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngânhàng (112) hoặc phải thu của khách hàng (131) theo giá thanh toán của hàng hóa đã baogồm cả thuế GTGT, đồng thời ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá chưa có thuế
Trang 32GTGT và ghi thuế GTGT phải nộp (3331) Căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bánhàng do nhà cung cấp lập, kế toán phản ánh GVHB: ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632),ghi nợ TK thuế GTGT đầu vào nếu có (133), đồng thời ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gửingân hàng (112), phải trả người bán (331) theo giá mua đã có thuế GTGT.
Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng
Khi DN mua hàng sau đó chuyển thẳng đi bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặchóa đơn bán hàng của nhà cung cấp, phiếu gửi hàng đi bán, kế toán ghi Nợ TK hàng gửibán (157) theo giá chưa có thuế GTGT, Nợ TK thuế GTGT đầu vào nếu có (133), đồngthời ghi có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải trả người bán (331), khihàng gửi bán được xác định là đã tiêu thụ, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửingân hàng (112), phải thu khách hàng (131) theo giá bán đã có thuế GTGT, đồng thời ghi
Có TK doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế, Có TK thuế GTGT đầu ra phải nộp(3331) Đồng thời phản ánh GVHB: ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632), Có TK hàng gửibán (157)
Kế toán hàng thừa, thiếu trong quá trình bán
Trường hợp hàng gửi đi bán phát sinh thiếu hàng hóa chưa xác định rõ nguyênnhân, kế toán chỉ phản ánh doanh thu theo số tiền bên mua chấp nhận thanh toán Số hàngthiếu chưa xác định nguyên nhân, kế toán ghi Nợ TK hàng thiếu chưa xác định nguyênnhân (1381) theo giá trị hàng hóa thiếu, ghi Có TK hàng gửi bán (157)
Trường hợp phát sinh hàng thừa chưa rõ nguyên nhân, kế toán chỉ phản ánh doanhthu theo hóa đơn bên mua đã chấp nhận thanh toán, phản ánh số hàng thừa kế toán ghi Nợ
TK hàng gửi bán (157) theo giá trị hàng thừa, ghi Có TK hàng thừa chưa xác định rõnguyên nhân (338)
b Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa
Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hóa của nhân viên bánhàng Kế toán xác định giá bán chưa thuế, thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã tiêu thụ.Trường hợp số tiền nhân viên bán hàng thực nộp phù hợp với doanh số bán ra thì kế toántiến hành ghi sổ kế toán: ghi Nợ TK tiền mặt (111) theo tổng giá thanh toán, ghi Có TKdoanh thu (511) theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi có TK thuế GTGT phải nộp (3331)
Trang 33tính trên giá bán.
Trường hợp số tiền nhân viên bán hàng thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng
kê bán lẻ hàng hóa, thì nhân viên bán hàng phải bồi thường, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt(111) ghi Nợ TK phải thu khác (1388) số tiền nhân viên bán hàng thiếu, ghi Có TK doanhthu bán chưa thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp
Trường hợp số tiền nhân viên bán hàng thực nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng kêbán lẻ hàng hóa thì khoản thừa được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp, kế toánghi Nợ TK tiền mặt (111) theo tổng số tiền nhân viên bán hàng thực nộp, ghi Có TK doanhthu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp, ghi Có TK thunhập khác (711) theo số tiền thừa
Xác định giá vốn của số hàng bán kế toán ghi Nợ TK giá vốn (632) theo trị giáthực tế của hàng bán, ghi Có TK hàng hóa (156), TK thành phẩm (155)
c Kế toán nghiệp vụ bán đại lý
Đối với đơn vị giao đại lý
+ Khi đơn vị giao hàng cho cơ sở nhận đại lý: nếu đơn vị xuất kho hàng hóa để giao đại
lý kế toán ghi Nợ TK hàng gửi bán (157), ghi Có TK hàng hóa(156), TK thành phẩm(155) theo giá trị thực tế xuất kho Nếu đơn vị mua hàng và giao thẳng cho cơ sở nhận đại
lý kế toán ghi Nợ TK hàng gửi bán (157) theo giá mua chưa thuế, Nợ TK thuế GTGT đầuvào được khấu trừ (133), ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gừi ngân hàng (112) hoặc phảitrả người bán (331) theo tổng giá thanh toán
+ Khi nhận được bảng thanh toán hàng bán đại lý, ký gửi do cơ sở nhận đại lý lập và cácchứng từ thanh toán, kế toán phản ánh doanh thu, hoa hồng đại lý dành cho bên nhận bánhàng đại lý
Trường hợp bên nhận đại lý đã khấu trừ tiền hoa hồng, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt(111), tiền gửi ngân hàng (112) theo số tiền thực nhận theo giá thanh toán, Nợ TK chi phíbán hàng (6421) số tiền hoa hồng chưa có thuế GTGT, Nợ TK thuế GTGT được khấu trừtính trên số tiền hoa hồng (133), ghi Có TK doanh thu bán hàng theo giá chưa thuế GTGT(511), Có TK thuế GTGT đầu ra phải nộp (3331)
Trường hợp hoa hồng trả theo định kỳ (đơn vị nhận hàng đại lý không khấu trừ
Trang 34ngay tiền hoa hồng), kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gừi ngân hàng (112) hoặckhoản phải thu của khách hàng (131) theo giá bán đã có thuế của hàng hóa đã bán, ghi Có
TK doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế (511), ghi có TK thuế GTGT đầu raphải nộp (3331)
Khi thanh toán tiền hoa hồng cho cơ sở đại lý, kế toán ghi Nợ TK chi phí bán hàng(6421), Nợ TK thuế GTGT được khấu trừ tính trên tiền hoa hồng (133), ghi Có TK tiềnmặt (111), tiền gửi ngân hàng (112)
Xác định giá vốn của số hàng gửi bán đã xác định tiêu thụ, kế toán ghi Nợ TK giá vốn(632), ghi Có TK hàng gửi bán (157) theo giá trị thực tế hàng gửi bán
Đối với đơn vị nhận đại lý
Khi nhận được hàng hóa do cơ sở giao đại lý chuyển đến, căn cứ vào biên bản giaonhận kế toán ghi Nợ TK hàng hóa nhận bán hộ (003)
Khi bán được hàng hóa căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và cácchứng từ liên quan
Khi tính và thanh toán tiền hoa hồng, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt, tiền gửi ngânhàng, ghi Có TK doanh thu bán hàng (5113) số tiền hoa hồng được hưởng, Có TK thuếGTGT phải nộp tính trên khoản tiền hoa hồng được hưởng Đồng thời ghi Có TK hànggửi bán (003) theo giá trị hàng hóa nhận đại lý đã xác định tiêu thụ
Khi thanh toán tiền cho bên giao đại lý, kế toán ghi Nợ TK phải trả người bán(331) số tiền đã thanh toán, ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112)
d Kế toán bán hàng trả chậm, trả góp
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo số tiền trả ngay chưa có thuế GTGT, ghi Nợ
TK phải thu khách hàng (131) theo số tiền còn phải thu, ghi Nợ TK tiền mặt (111) hoặc tiềngửi ngân hàng (112) số tiền trả lần đầu, ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá bán trảtiền ngay chưa có thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331), ghi Có TK doanh thuchưa thực hiện được (3387) phần lãi trả góp
Kế toán xác định giá vốn hàng hóa đã bán trả góp, ghi Nợ TK giá vốn (632), ghi
Có TK hàng hóa (156), TK thành phẩm (155) theo trị giá vốn hàng xuất bán
Định kỳ thu nợ khách hàng kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng
Trang 35(112), ghi Có TK phải thu của khách hàng (131) Đồng thời ghi nhận lãi trả góp vàodoanh thu hoạt động tài chính: ghi Nợ TK doanh thu chưa thực hiện (3387), ghi Có TKdoanh thu tài chính (515) theo số lãi từng kỳ
e Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Trường hợp doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng: Kế toán phản ánhphần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT ghi nợ TK doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ (511), đồng thời ghi nợ TK thuế GTGT phải nộp (3331) phần thuế GTGT trêngiá trị hàng chiết khấu cho khách hàng Ghi có TK phải thu khách hàng (131) tổng giá trịchiết khấu cho khách hàng
Trường hợp doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng: kế toán ghi nợ TKdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511) giá trị giảm giá hàng bán cho khách chưa
có thuế GTGT, ghi nhận phần thuế GTGT vào bên nợ TK thuế GTGT phải nộp (3331).Ghi có TK phải thu khách hàng (131) tổng giá trị giảm giá hàng bán
Trường hợp doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán: Kế toán ghi phần giá trị củahàng trả lại chưa thuế GTGT vào bên nợ TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(511) và ghi nợ TK thuế GTGT phải nộp (3331) phần thuế GTGT trên giá trị hàng bị trảlại Ghi có TK phải thu khách hàng (131) tổng giá trị giảm giá hàng bán bị trả lại
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Trường hợp doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng: kế toán ghi nợ TKdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511) phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuếGTGT và ghi có TK phải thu khách hàng (131)
Trường hợp doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng: Kế toán phản ánh giá trịgiảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế GTGT vào bên nợ TK doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ (511) và ghi có TK phải thu khách hàng (131) phần giá trị giảmgiá hàng bán
Trường hợp doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán: kế toán ghi nợ TK doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511) giá trị hàng bán bị trả lại chưa có thuế GTGT vàghi có TK phải thu khách hàng (131): Tổng giá trị hàng bán bị trả lại
Trang 36- Các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại là giá đã giảm trừ trên hóa đơn (giá bán làgiá đã giảm, trừ- doanh thu thuần) thì không phải ghi nợ vào TK doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ (511).
- Chỉ khi các khoản giảm trừ chưa thể hiện giảm giá trên hóa đơn (xuất riêng hóa đơngiảm giá), hàng bán bị trả lại thì mới được ghi giảm doanh thu bán hàng (ghi nợ TKdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511))
1.2.2.4Tổ chức sổ kế toán
Thông tư 200/2014/TT-BTC cho phép doanh nghiệp được chủ động xây dựng,thiết kế biểu mẫu sổ sách kế toán phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của mìnhnhưng phải đáp ứng được yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minhbạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu
Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng mẫu biểu chứng từ kế toán có thểtham khảo theo biểu mẫu tại phụ lục 03 tại thông tư 200/2014/TT
Dưới đây là một số hình thức sổ kế toán doanh nghiệp thường sử dụng:
a Hình thức kế toán Nhật ký chung
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký,
mà trọng tâm là Sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh
tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các Sổ Nhật ký để ghi SổCái theo từng nghiệp vụ phát sinh
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ Nhật ký đặc biệt: Bao gồm các sổ như Sổ Nhật ký bán hàng, Sổ nhật ký thu tiền, chitiền, Sổ nhật ký tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết vật liệu - sản phẩm - hàng hóa, Sổ chi tiếtthanh toán
- Sổ Cái tài khoản
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Điều kiện áp dụng: Sử dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp: Sản xuất - Thương
mại - Dịch vụ - Xây dựng
Ưu điểm