1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng mặt hàng thiết bị vệ sinh tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên

73 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 651,5 KB

Nội dung

 Các khái niệm liên quan tới doanh thu bán hàng.- Theo giáo trình Kế Toán Tài Chính- Trường Đại Học Thương Mại: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được t

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt,các doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thìphải xây dựng riêng cho mình một chương trình bán hàng thông suốt Vì vậy, vai tròcủa kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, làvấn đề thường xuyên đặt ra cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổchức một cách khoa học và hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp mình, phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường

Qua thời gian tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty TNHH XNK và Thương mạiTrạng Nguyên trên cơ sở những kiến thức cơ bản đã được học trong nhà trường với đề

tài “Kế toán bán hàng mặt hàng thiết bị vệ sinh tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên” Trong bài khóa luận em trình bày những nội dung cơ

bản sau:

- Những khái niệm về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệpthương mại và phân tích nội dung liên quan đến kế toán bán hàng theo chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành

- Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng nhóm hàng thiết bị vệsinh tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên

- Sau khi nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty TNHH XNK vàThương mại Trạng Nguyên em đã nhận ra thực tế đã đạt được và chưa đạt được trongcông tác hạch toán kế toán bán hàng trong doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra các giảipháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán trong Công ty TNHH XNK và Thương mại

Trạng Nguyên

Em hi vọng đề tài của mình góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện công tác kế toánbán hàng tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cốgắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cô giáo, cô giáo cùngcác bạn

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các cô giáo, cô giáokhoa Kế toán – Kiểm toán trường đại học Thương Mại, đặc biệt là cô giáo Th.S TrầnNguyễn Bích Hiền - người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóaluận này

Qua đây, em cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn của mình tới Ban giám đốc vàcác anh chị trong các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán của Công ty TNHH XNK

và Thương mại Trạng Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tạicông ty, cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành bài khóa luận của mình

Tuy nhiên, do thời gian thực tập và nghiên cứu chưa nhiều cùng với những hạnchế về kiến thức của bản thân nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếusót Em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý từ thầy cô và các bạn để bài khóaluận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014

Sinh viên Nguyễn Duy Hoàng An

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1

4 Phương pháp nghiên cứu: 1

4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu 1

4 2.Phương pháp quan sát: 2

4.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu 3

5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 4

1.1.Một số khái niệm và lý thuyết về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 4

1.1.1 Khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Một số lý thuyết về kế toán bán hàng 5

1.1.2.1 Phương thức bán hàng 5

1.1.2.2 Phương thức thanh toán 7

1.1.2.3 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 8

1.1.2.4 Lập dự phòng phải thu khó đòi 9

1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 12

1.2.1 Kế toán bán hàng theo các chuấn mực kế toán Việt Nam 12

1.2.1.1 Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung 12

1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán 02 “Hàng tồn kho”: 13

1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 14 về “doanh thu và thu nhập khác” 14

Trang 4

1.2.2 Kế toán bán hàng trong DN TM theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện

hành (Theo quyết định số 48/2014-BTC) 16

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng 16

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng trong kế toán bán hàng 17

2.2.2.3 Trình tự hạch toán: 18

1.2.2.4 Sổ kế toán sử dụng 22

- Nhược điểm: Đòi hỏi kế toán phải có phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao 26

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY TNHH XNK VÀ THƯƠNG MẠI TRẠNG NGUYÊN 27

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến công tác kế toán bán hàng 27

2.1.1 Tổng quan tình hình về kế toán bán hàng ở Việt nam hiện nay 27

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng 28

2.1.2.1.Tổng quan về công ty: 28

2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên 29

2.1.2.2.1 Nhân tố vĩ mô 29

2.1.2.2.2 Nhân tố vi mô: 30

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng nhóm hàng thiết bị vệ sinh tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên 32

2.2.1.Đặc điểm hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên 32

2.2.3 Kế toán bán hàng nhóm hàng thiết bị vệ sinh tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên 34

2.2.3.1 Chứng từ kế toán 34

2.2.3.2 Tài khoản kế toán 37

2.2.3.3 Trình tự hạch toán 37

2.2.3.1.Đối với hình thức bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp:.37 2.2.3.2 Đối với hình thức bán đại lý: 40

2.2.2.4 Sổ kế toán 43

Trang 5

Chương III:CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY TNHH XNK VÀ THƯƠNG MẠI TRẠNG

NGUYÊN 45

3.1 Các kết luận về kế toán bán nhóm hàng thiết bị vệ sinh tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên 45

3.1.1 Ưu điểm 45

3.1.1.1.Về bộ máy kế toán: 45

3.1.1.2 Về hình thức sổ kế toán: 45

3.1.1.3.Về việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: 46

3.1.1.4 Về chứng từ kế toán: 46

3.1.2 Những hạn chế tồn tại: 47

3.1.2.1 Hệ thống tài khoản 47

3.1.2.2 Sổ kế toán 47

3.1.2.4 Về trình tự hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế: 47

3.1.2.5 Về các chính sách chiết khấu của công ty 48

3.2 Một số đề xuất kiến nghị về kế toán bán hàng nhóm hàng thiết bị vệ sinh tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên 48

3.2.1 Hoàn thiện việc vận dụng tài khoản sử dụng 48

3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện sổ kế toán 49

3.2.2.1 Hoàn thiện sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu 49

3.2.2.2 Hoàn thiện sổ chi tiết theo dõi doanh thu 49

3.2.3 Các giải pháp khác 50

3.3 Điều kiện thực hiện: 53

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Phụ lục số 01: Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng

Phụ lục số 02: Bảng câu hỏi phỏng vấn

Phụ lục số 03: Phiêu xuất kho

Phụ lục số 04: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Phụ lục số 05: Biểu số 1

Phụ lục số 06: Biểu số 2

Phụ lục số 07: Sổ cái tài khoản 131

Phụ lục số 08: Sổ cái tài khoản 511

Phụ lục số 09: Sổ cái tài khoản 632

Phụ lục số 10: Sổ cái tài khoản 641

Phụ lục số 11: Sổ cái tài khoản 3331

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

DTBH Doanh thu bán hàng

DN, DNTM Doanh nghiệp, Doanh nghiệp thương mại

KKTX Kê khai thường xuyên

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Nói đến bán hàng người ta nghĩ ngay đến một quá trình trao đổi hàng hóa- tiền

tệ giữa hai chủ thể là người mua và người bán, trong đó người bán trao hàng cho ngườimua và người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền để có được quyền sở hữu về hànghóa Trong nền kinh tế và đặc biệt nền kinh tế thị trường như hiện nay thì bán hàng làmột khâu giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là điều kiện để tiến hànánh tái sản xuấtxã hội vừa là cầu nối giữa sản xuất với người tiêu dùng, phản ánh sự gặp nhau giữacung và cầu về hàng hóa, qua đó giúp định hướng cho sản xuất, tiêu dùng và khả năngthanh toán Do vậy, có thể đứng vững trên thị trường thì các DN chủ động thích ứngtăng quá trình bán hàng, tức là tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm vốn và trực tiếp làmtăng lợi nhuận cho DN, từ đó nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên và thực hiện đày

đủ nghĩa vụ với Nhà nước

Bán hàng là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của doanh nghiệp Thôngqua bán hàng doanh nghiệp sẽ thu được doanh thu từ đó vốn được thu hồi nhanh đồngthời tạo ra lợi nhuận Nhận thức được điều đó kết hợp cùng với việc thực tập ở Công

ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên thấy được tổ chức công tác kế toán bánhàng trong công ty vẫn còn những mặt hạn chế như là về cách thức tiêu thụ hàng hóavẫn chưa khai thác được triệu để cách thức tiêu thụ hàng hóa mà chỉ mới dừng lại ởhình thức bán buôn và bán đại lý chưa khai thác hết được hiệu quả của các phươngthức bán hàng Trong công tác hạch toán công ty sử dụng phương pháp tính gía bìnhquân gia quyền tới cuối tháng mới tính được giá xuất kho làm cho quá trình luânchuyển chứng từ bị chậm trễ và không phù hợp với nền kinh tế lạm phát hiện nay

Từ tính cấp thiết của kế toán bán hàng, từ những hạn chế gặp phải tại côngCông ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên, việc hoàn thiện công tác bánhàng là việc cần nghiên cứu Qua tìm hiểu thực tiễn của vấn đề cũng như xuất phát từ

lý luận được đào tạo trong nhà trường, cùng sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Ths.Trần Nguyễn Bích Hiền, em xin nghiên cứu đề tài luận văn:

“Kế toán bán hàng nhóm hàng thiết bị vệ sinh tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên”.

Trang 9

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng

trong doanh nghiệp thương mại

- Về mặt thực tiễn: Khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán bán nhóm hàng thiết bị vệ

sinh tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên Từ đó đề xuất giải phápnhằm hoàn thiện kế toán bán nhóm hàng thiết bị vệ sinh tại Công ty TNHH XNK vàThương mại Trạng Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán hàng nhóm hàng thiết bị vệ sinh

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên

- Về thời gian : Số liệu tháng 2 năm 2014

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu về đề tài “ Kế toán bán hàng nhóm hàngthiết bị vệ sinh tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên ”, để đảm bảonguồn thông tin cũng như các dữ liệu đuược chính xác, đầy đủ, khách quan và đápứng được nhu câù của bài khóa luận thì em sử dụng các phương pháp sau:

4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

Để nghiên cứu viết viết về đề tài này, e đã sử dụng 3 phương pháp thu thập dữ liệu:phương pháp điều tra trắc nghiệm, phương pháp phỏng vấn và phương pháp quan sát

Trong đó, phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

+Xác định thông tin cần thu thập và các đối tượng cần điều tra

Các thông tin cần thu thập ở đây là những thông tin liên quan tới kế toán bánhàng tại Công ty TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên Nguồn thông tin đượctiến hành thu thập trên 3 đối tượng: Giám đốc, Kế toán trưởng, Kế toán bán hàng

+ Thiết lập phiếu điều tra phỏng vấn

Trong phiếu điều tra là những câu hỏi liên quan kế toán bán hàng tại công ty,người được điều tra sẽ nhận mẫu phiếu, đọc và lựa chọn phương án mà bản thân cho làphù hợp nhất

Đối tượng phỏng vấn bao gồm:

- Giám đốc công ty

- Kế toán trưởng

- Kế toán bán hàng

Trang 10

Thời gian phát phiếu điều tra : 15h ngày 10/02/2014

Với số phiếu phát ra 3 phiếu và kết quả thu về 3 phiếu

Sau đó tiến hành tổng hợp kết quả điều tra

Với phương pháp phỏng vấn trực tiếp, được thực hiện như sau:

Xác định nội dụng muốn phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn là:

- Giám đốc công ty

- Kế toán trưởng

- Kế toán bán hàng

Lập câu hỏi phỏng vấn trực tiếp

Các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đưa ra cho từng đối tượng cụ thể với những câuhỏi phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng nhóm hàngthiết bị vệ sinh tại công ty

Tổng hợp các phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn

Sau khi các đối tượng được điều tra phỏng vấn trả lời xong phiếu trắc nghiệm, tôi

sẽ tổng hợp lại phiếu điều tra này và các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp qua từng đốitượng, đưa ra một bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn với các thông tin thu thập được.Dựa vào các thông tin này, và các chứng từ kế toán, các loại sổ sách kế toán được cungcấp, đem so sánh với các quy định trong chuẩn mực và chế độ để phát hiện những tồntại trong công tác kế toán bán hàng tại công ty Qua đó đánh giá và đề xuất những giảipháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty sát với những tồn tại mà công tyđang gặp phải

4 2.Phương pháp quan sát:

Ngoài phương pháp trên, phương pháp này cũng rất quan trọng cho việc nghiêncứu đề tài Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã tiến hành quan sát trình tự hạchtoán, trình tự luân chuyển chứng từ, xem hệ thống sổ kế toán trên máy vi tính, các hóađơn chứng từ thực tế áp dụng tại đơn vị

4.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được những dữ liệu kế toán cần thiêt cho việc viết đề tài khóaluận Em tiến hành chặt lọc, phân tích cụ thể nhằm nổi bật vấn đề

Qua kết qua điều tra, phỏng vấn em sử dụng phương pháp chỉ số nhằm đánh giá

một cách đầy đủ, toàn diện hoạt động kinh doanh của công ty theo hai chỉ số là chỉ số

về giá hàng hóa và chỉ số lượng hàng hóa tiêu thụ Phương pháp so sánh để phân tích

sự biến động của các chỉ tiêu qua các kỳ khác nhau, tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu kỳgốc được chọn làm căn cứ so sánh Để từ đó đưa ra được kết quả chung nhất và chínhsác nhất và đã đánh giá được vấn đề nào là quan trọng và cần thiết phục vụ cho đề tài

Trang 11

Những dữ liệu mà công ty cung cấp bài khóa luận đã sử dụng phương pháp thống kê phân tích, so sánh đối chiếu số liệu giữa các kì, đánh gía tổng hợp và đưa ra

các kết luận cô đọng nhất về kế toán bán hàng nhóm hàng thiết bị vệ sinh tại Công tyTNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên

5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các bảng biểu – sơ đồ, danh mục viếttắt, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận của kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.Chương 2 : Thực trạng về công tác kế toán bán nhóm hàng thiết bị vệ sinh tại Công tyTNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên

Chương 3 : Các kết luận và đề xuất nhằm hoán thiện kế toán bán nhóm hàng thiết bị vệsinh tại TNHH XNK và Thương mại Trạng Nguyên

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH

NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1.Một số khái niệm và lý thuyết về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.

1.1.1 Khái niệm cơ bản

- Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mộtdoanh nghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa

từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đượcđòi tiền ở người mua (Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại – trườngĐại Học Thương Mại)

Trang 12

 Các khái niệm liên quan tới doanh thu bán hàng.

- Theo giáo trình Kế Toán Tài Chính- Trường Đại Học Thương Mại:

“ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế

toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường, góp phần làm tăngvốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu”( Trang 289,Giáo trình Kế Toán Tài Chính – Trường Đại Học Thương Mại, Nhà xuấtbản thống kê )

“ Doanh thu bán hàng hóa: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa đã

được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán của doanh nghiệp ” ( Giáo trình Kế ToánTài Chính – Trường Đại Học Thương Mại, Nhà xuất bản thống kê )

“ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kì, bao gồm:

+ Doanh thu bán buôn: Là doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa v.v…bán cho các cơ quan, đơn vị khác v.v…nhằm mục đích để tiếp tục chuyển bán hoặc giacông, sản cuất

+ Doanh thu bán lẻ: Là doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa…bán cho

cơ quan đơn vị khác cá nhân…nhằm mục đích để tiêu dùng

+ Doanh thu gửi bán đại lý: Là doanh thu của khối lượng hàng gửi bán đại lýtheo hợp đông ký kết.” (Giáo trình Kế Toán Tài Chính – Trường Đại Học Thương Mại,Nhà xuất bản thống kê )

- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong năm, phát sinh

từ các hoạt động tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, được kháchhàng chấp nhận thanh toán ”

 Các khoản giảm trừ doanh thu: Theo đoạn số 03 trong VAS 14:

- Chiết khấu thương mại: “Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán

giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn”

- Giảm giá hàng bán: “Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do

hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu”

Trang 13

- Giá trị hàng bán bị trả lại: “Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng

bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán”

- Chiết khấu thanh toán: “Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm

tiền cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn thanh toáncủa hợp đồng”

1.1.2 Một số lý thuyết về kế toán bán hàng.

1.1.2.1 Phương thức bán hàng

Doanh nghiệp thương mại bán hàng tùy theo đối tượng bán mặt hàng kinh doanh

mà chọn phương thức bán hàng cho phù hợp Các phương thức bán hàng bán gồm có:

a Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh

nghiệp sản xuất Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng vẫn còn nằm trong lĩnh vựclưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng Hàng thường được bán theo lô hoặc bán với sốlượng lớn Trong bán buôn hàng hoá, thường bao gồm hai phương thức:

* Bán buôn qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng bán phải

được xuất đi từ kho bảo quản của doanh nghiệp Bán buôn qua kho có hai hình thức:

+ Bán buôn qua kho theo phương thức giao hàng trực tiếp: bên mua cử đại diện

đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hoá giao trựctiếp cho đại diện bên mua sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiềnhoặc chấp nhận thanh toán thì hàng hoá được xác định là tiêu thụ

+ Bán buôn qua kho kho theo phương thức chuyển hàng: Căn cứ vào hợp đồng

kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng doanh nghiệp xuất kho hàng hoá dùngphương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài chuyển hàng đến kho của bên muatheo qui định trong hợp đồng Hàng hoá được chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp chỉ khi nào bên mua hàng hoá chấp nhận hay không chấp nhận thanhtoán thì hàng hoá mới được coi là tiêu thụ Chi phí vận chuyển trong doanh nghiệp dodoanh nghiệp hay bên mua chịu là do sự thoả thuận từ trước giữa hai bên

* Bán buôn vận chuyển thẳng: là do doanh nghiệp sau khi mua hàng nhận

hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyển thẳng cho bên mua Phương thức bánhàng này gồm hai hình thức:

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (giao tay ba):

Doanh nghiệp sau khi mua hàng giao trực tiếp cho đại diện bên mua hàng tại kho sau

Trang 14

khi giao nhận đại diện bên mua ký nhận đủ hàng đã thanh toán tiền hoặc chấp nhậnthanh toán, hàng được coi là tiêu thụ.

+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: doanh

nghiệp sau khi mua hàng nhận hàng mua dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đithuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho người mua ở địa điểm đã thoả thuận, hànghoá chuyển bán có quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi bên mua thanh toán hoặc chấpnhận thanh toán thỉ hàng hoá chuyển đi mới được chấp nhận là tiêu thụ

b Bán lẻ hàng hoá: Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng

hoặc các tổ chức, các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.Phương thức này thường bán số lượng ít, đơn chiếc, giá bán thường ổn định

+ Bán lẻ thu tiền tập trung: Là nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ

giao hàng cho người mua tách rời nhau Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làmnhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhậnhàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao

+ Bán lẻ trực tiếp: Là nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao

hàng cho khách

+ Bán lẻ tự chọn (hay tự phục vụ): Khách hàng tự chọn lấy hàng và mang đến

bàn tính tiền và thanh toán tiền hàng Nhân viên thu tiền lập hoá đơn bán hàng và thutiền của khách

c Bán đại lý ký gửi:

Bên giao đại lý: Là phương thức bán hàng mà trong đó DNTM giao hàng cho cơ

sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Sau khi bán được hàng,

cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho DN và được hưởng một khoản tiền gọi là hoahồng đại lý Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của cácDNTM, đến khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toánthì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành

Bên nhận đại lý: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng

theo giá mua, giá bán do bên giao đại lý ấn định để được hưởng hoa hồng Mức hoahồng được tính theo tỷ lệ phần trăm do các bên thỏa thuận trên giá mua, giá bán hànghóa

d Bán hàng trả góp:

Bán hàng trả góp là hình thức bán hàng mà người mua không trả tiền ngay màchỉ trả lần đầu một số tiền nào đó, số còn lại được trả dần trong một khoảng thời giannhất định với số tiền mỗi lần trả bằng nhau Khi hạch toán bán hàng trả góp, doanh thu

Trang 15

được gi nhận theo giá bán trả ngay (hoặc giá bán thông thường), thuế GTGT tính trêngiá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả góp (bằng giá bán trả ngay cộng lãitrả góp), với giá bán trả ngay goi là lãi do bán hàng trả góp và được hạch toán vàodoanh thu nhận trước Định kỳ thu tiền, kế toán phản ánh phần lãi của từng kỳ vàodoanh thu hoạt động tài chính.

1.1.2.2 Phương thức thanh toán

Hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển khôngngừng của khoa học kỹ thuật Vì vậy, cũng có rất nhiều phương thức thanh toán khácnhau Việc quyết định thanh toán theo phương thức nào là do sự thỏa thuận của 2 bên

và ghi lại trong hợp đồng Phương thức thanh toán trong thương mại thể hiện được sựtín nhiệm, hiểu biết của hai bên Do đó tùy thuộc vào mục đích, giá trị lô hàng, mức độquan hệ và tín nhiệm lẫn nhau mà DN và người mua có thể lựa chọn các phương thứcthanh toán khác nhau:

a) Phương thức thanh toán ngay:

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được thực hiện trướchoặc ngay sau khi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa Sự vận động của hàng hóa gắnliền với sự vận động của tiền tệ

Việc thực hiện thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, sec, hoặc

có thể bằng hàng hóa (nếu là phương thức hàng đổi hàng) Tuy nhiên, theo quy địnhcủa luật thuế GTGT, một trong những điều kiện để được thực hiện khấu trừ thuếGTGT thì các hóa đơn mua hàng có giá trị từ 20 triệu đồng thì việc thanh toán phảiđược thực hiện thông qua ngân hàng bằng cách chuyển khoản hoặc séc thanh toán

Phương thức thanh toán trực tiếp đảm bảo cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh,hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, phương thức thanh toán có phạm vi

áp dụng hẹp, thường dùng trong phương thức bán lẻ hay khi doanh nghiệp có tài chínhhạn chế hoặc nhận thấy khả năng thanh toán, tư cách tín dụng của khách hàng thấp

b) Phương pháp thanh toán trả chậm:

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao saumột khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa

Phương thức thanh toán trả chậm là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụngcho các khách hàng của mình (tín dụng thương mại) Độ lớn, thời gian của khoản tíndụng đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mối quan hệ với khách hàng; doanh nghiệp

Trang 16

có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài thườngcho phép khách hàng trả chậm trong thời gian dài hơn với khoản nợ lớn hơn so với cácdoanh nghiệp có tiềm lực tài chính hạn chế; đồng thời cũng phụ thuộc vào điều kiệncủa khách hàng như sức mạnh tài chính, khả năng thanh toán, tư cách tín dụng Trongđiều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu các tiêu chuẩn tín dụng quá cao thì doanhnghiệp có thể loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng gây khó khăn trong việc tiêu thụhàng hóa, nhưng nếu tiêu chuẩn tín dụng quá thấp thì có thể làm tăng doanh số bánnhưng cũng làm cho rủi ro tín dụng càng cao, gia tăng các khoản nợ khó đòi, chi phíthu tiền cũng tăng lên Do đó, doanh nghiệp phải xác định rõ chính sách tín dụng củamình phù hợp Đồng thời, khi thực hiện bán trả chậm đòi hỏi doanh nghiệp phải tổchức theo dõi tốt các khoản nợ về mặt giá trị, tình hình thanh toán, thời gian thanhtoán.

1.1.2.3 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính

Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn sovới giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không

bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó

x ( Giá gốchàng tồn khotheo sổ kếtoán

- Giá trị thuần cóthể thực hiệnđược của hàngtồn kho )

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tạitheo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) làgiá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phítiêu thụ(ước tính).( Theo thông tư 228 – BTC)

Trang 17

- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảmgiá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàngbán ra trong kỳ.

- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàngtồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàngbán

1.1.2.4 Lập dự phòng phải thu khó đòi

Dự phòng phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điềukiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiềncòn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết

nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay

nợ hoặc các cam kết nợ khác

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty,doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sảnhoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan phápluật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết

Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn củacác khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theocác chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên Trong đó:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm

Trang 18

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vàotình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bịcác cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổnghợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạchtoán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp

Xử lý khoản dự phòng:

- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập

dự phòng ; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thìdoanh nghiệp không phải trích lập;

- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khóđòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênhlệch;

- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thukhó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lýdoanh nghiệp

Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của kế toán bán hàng.

 Yêu cầu quản lý:

Quản lý về số lượng, chất lượng, giá trị hàng bán ra: Nhà quản lý cần phải nắmbắt được doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào có hiệu quả Phải xác định được xuhướng của các mặt hàng để có thể kịp thời mở rộng phạm vi kinh doanh hay chuyểnhướng kinh doanh mặt hàng khác

Quản lý về giá: Bao gồm lập và theo dõi việc thực nhận những chính sách giá.Đây là một công việc quan trọng trong quá trình bán hàng, đòi hỏi các nhà lãnh đạophải xây dựng một chính sách giá phù hợp với từng mặt hàng, nhóm hàng, từngphương thức bán hàng và từng địa điểm kinh doanh

Quản lý việc thu tiền: Bao gồm thời hạn nợ, khả năng trả nợ, thời điểm thu tiền,

Trang 19

phương thức bán hàng.

 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng:

Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu trên kế toán bán hàng phải thực hiện tốtnhững nhiệm vụ sau:

Ghi chép đầy đủ, kịp thời sự biến động (nhập- xuất) của từng loại hàng hóa trên

cả hai mặt số lượng và giá trị hàng bán trên tổng số và trên từng mặt hàng, từng địađiểm bán hàng, từng phương thức bán hàng

Theo dõi, phản ánh giám sát chặt chẽ quá trình bán hàng, ghi chép kịp thời, đầy

đủ khoản chi phí Thu nhập về bán hàng thông qua doanh thu bán hàng một cách chínhxác

Xác định chính xác đầy đủ, kịp thời các loại doanh thu, chi phí của từng hoạtđộng và của toàn doanh nghiệp trong kỳ hạch toán

Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, đầy đủ về tình hình bán hàng củatừng loại hàng hóa phục vụ hoạt động quản lý doanh nghiệp Lập báo cáo theo yêu cầuquản lý

1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

1.2.1 Kế toán bán hàng theo các chuấn mực kế toán Việt Nam

1.2.1.1 Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung

Chuẩn mực được ban hành và công bố theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 Các nguyên tắc cơ bản trong chuẩn mực áp dụng trong kế toán bán hàng:

Giá gốc

Tài sản nói chung và nhóm hàng may mặc thời trang nói riêng phải được ghinhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đươngtiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sảnđược ghi nhận

Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DN liên quan đến tài sản, nợ

phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thờiđiểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặctương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tàichính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phù hợp với nhau Khi ghi nhận một

Trang 20

khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việctạo ra khoản doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo radoanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi chí phải trả nhưng liên quan đến doanhthu của kỳ đó

+Nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụngthống nhất ít nhất trong một ký kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách vàphương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đối đótrong phần thuyết minh của BCTC

+ Thận trọng

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toántrong điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

 Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn

 Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập

 Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

 Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khẳnăng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng vềkhả năng phát sinh chi phí

1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán 02 “Hàng tồn kho”:

Chuẩn mực được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QD-BTCngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính

Hàng tồn kho được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc:

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quantrực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho tại địa điểm và trạng thái hiện tại

Có 4 phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho

Phương pháp tính theo giá đích danh: Được áp dụng đối với DN có ít loại hàng

hoặc ổn định và nhân diện được

Theo phương pháp này, sản phẩm vật tư hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhậpnào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính Đây là phương án tốt nhất, nótuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp doanh thu thực tế.Giá trị hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Hơn nữa giá trịhàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó Nhưng do phương pháp

Trang 21

này, là giá nhập của lô hàng là bao nhiêu thì khi xuất đúng lô hàng đó lấy giá nhập của

nó làm giá xuất nên sẽ gây khó khăn cho công tác kế toán bán hàng khi doanh nghiệp

có nhiều mặt hàng mà không nhớ hêt giá nhập, phải mất thời gian cho khâu kiểm tragiá nhập của mặt hàng đó, khó khăn trong việc theo dõi vì có nhiều mặt hàng thì phảitheo dõi nhiều giá khác nhau

Phương pháp tính giá bình gia quyền: Giá trị của từng loại HTK được tính theo

giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàngtồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời

kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của DN Trị giáthực tế xuất kho của vật tư, hàng hóa được căn cứ vào số lượng vật tư, hàng hóa xuấtkho và đơn giá bình quân gia quyền, theo công thức:

Phương pháp nhập trước- xuất trước: Phương pháp này được áp dụng dựa trên

giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc được sản xuất trước, và hàng tồn cuối

kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần tới thời điểm cuối kỳ Theo phươngpháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thờiđiểm đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở gần thờiđiểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ hàng còn tồn kho

Phương pháp này giúp cho kế toán tính ngay được trị giá vốn hàng bán, đảm bảocung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo Trị giá vốn của hàngtồn kho cũng sát với giá của thị trường của mặt hàng đó Do vậy mà chie tiêu hàng tồnkho có ý nghĩa thực tế hơn

Phương pháp nhập sau- xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định là hàng

tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, hàng tồn kho còn lại cuối

Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hóa nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân gia quyền

Trang 22

kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trịhàng tồn kho được tính theo giá của lô hàng lần sau hoặc gần sau cùng, giá trị củahàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồnkho Tức là hàng nào nhập sau cùng thì lấy giá của nó làm giá xuất kho, nếu không đủthì lấy lô hàng nhập kế trước của lô sau cùng Tuy nhiên theo phương pháp này thì trịgiá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ không sát với giá thị trường

1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 14 về “doanh thu và thu nhập khác”

Bán hàng sẽ phát sinh doanh thu, và việc ghi nhận doanh thu trong các trườnghợp sẽ tuân thủ theo nguyên tắc nào thì trong chuẩn mực kế toán số 14” doanh thu vàthu nhập khác” sẽ quy định và hướng dẫn Mục đích của chuẩn mục này là quy định vàhướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm:Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu vàthu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Đối với các khoán tiền và tương đương tiền không nhận ngay thì doanh thuđược xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trongtương lai và giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi xuất hiệnhành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩathu được trong tương lai

Khi hàng hóa, dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa dịch vụ tương tự về bảnchất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Khi hàng hoá, dịch vụ được trao đổi lấy hàng hóa dịch vụ không tương tự thì việc traođổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Và doanh thu được xác định bằnggiá trị hợp lý của hàng hóa dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc

Trang 23

tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được gía trị hợp lý củaHH,DV nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của HH, DV đem traođổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền và tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêmDoanh thu được ghi nhận theo giá bán hàng hóa Giá bán hàng hóa của DN được xácđịnh trên nguyên tăc phải đảm bảo bù đắp được giá vốn, chi phí bỏ ra đồng thời đảmbảo cho DN có khoản lợi nhuận định mức Giá bán được xác định như sau:

Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế + Thặng dư thương mại

+ Ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau

- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm, hoặc hàng hóa cho người mua

- DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóahoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Trường hợp DN vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóathi giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghinhận DN còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hìnhthức khác nhau:

- DN còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bìnhthường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường

- Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào ngườimua hàng đó

- Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt nó là một phần quan trọng của hợpđồng mà DN chưa hoàn thành

- Khi người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng vì một lí do nào đó nếu tronghợp đồng mua bán và DN chưa chắc chắn về khả năng hàn bán có bị trả lại hay khôngNếu DN chỉ còn phải chịu một phần rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóathì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận

Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp thu được lợi ích kinh

tế từ giao dịch Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghinhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp

Trang 24

Qui định về lập dự phòng: Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thuđược (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghigiảm doanh thu Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòiđược thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.

1.2.2 Kế toán bán hàng trong DN TM theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Theo quyết định số 48/2014-BTC)

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng

Áp dụng chế độ kế toán cho DN vừa và nhỏ theo quyết định số 48/2014-BTC ngày14/9/2014 của Bộ Tài Chính thì chứng từ sử dụng trong kế toán bán hàng bao gồm:

- Hóa đơn GTGT: Mẫu số 01GTKT-3LL

- Hóa đơn bán hàng: Mẫu số 02GTGT-3LL

- Phiếu xuất kho: Mẫu số 02- VT

- Phiếu thu: Mẫu số 01- TT

- Phiếu chi: Mẫu số 02-TT

- Ngoài ra cũng có các chứng từ sau:Bảng kê bán lẻ hàng hóa, hóa đơn cước

phí vận chuyển, hóa đơn thuê kho bãi, thuê bốc dỡ trong quá trình bán hàng,hợp đồng kinh tế với khách hàng, các chứng từ phản ánh tình hình thanhtoán

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng trong kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng sử dụng các tài khoản chính sau:

Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DNtrong kỳ

Tài khoản 511 đựơc chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2:

- TK 5111 “ Doanh thu bán hàng hóa”

- TK 5112 “ Doanh thu bán thành phẩm”

- TK 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”

- TK 5118 “ Doanh thu khác ”

Tài khoản 521 “ Các khoản giảm trừ doanh thu”

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong

kỳ ( chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại)

Tài khoản 521 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 5211 “ Chiết khấu thương mại”

Trang 25

-Tài khoản 5212 “ Hàng bán bị trả lại ”

-Tài khoản 5213 “ Giảm giá hàng bán ”

TK 632 “ Giá vốn hàng bán ”

Tài khoản này phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu

tư và giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ

* Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải thu của khách hàng

do bán chịu hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ và tình hình thanh toán các khoản phải thucủa khách hàng Ngoài ra tài khoản này còn được dùng để phản ánh số tiền doanhnghiệp nhận ứng trước của khách hàng Ngoài ra còn sử dụng các TK :156, 111, 112,33311,

2.2.2.3 Trình tự hạch toán:

Đối với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường

xuyên, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trình tự hạch toán kế toán đối với các trường hợp bán hàng như sau:

Trường hợp: Bán buôn qua kho

 Hình thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng (bán hàng tại kho):

Sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giao hàng và xem xét hình thức thanh toáncủa khách hàng (thanh toán ngay hay nhận nợ) Nếu đảm bảo các quy định về điềukiện ghi nhận doanh thu,tiến hành lập hoá đơn GTGT căn cứ vào hoá đơn GTGT lậpphiếu xuất kho và căn cứ vào các chứng từ thanh toán kế toán ghi tăng tiền mặt,TGNH hoặc tăng phải thu khách hàng (TK 111,112,131) theo tổng giá thanh toán, ghităng doanh thu (TK 511) theo giá bán chưa thuế, tăng thuế GTGT phải nộp (TK 3331)tương ứng % thuế suất giá trị lô hàng bán, đồng thời ghi tăng chi phí giá vốn hàng bán(TK 632), ghi giảm giá trị thực tế hàng xuất bán

 Hình thức gửi hàng cho khách hàng:

Khi xuất hàng đến một địa điểm để giao hàng theo sự thoả thuận giữa hai bên, căn

cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ghi giảm gía trị hàng hoá trong kho(TK 156) và ghi tăng trị giá hàng gửi bán (TK 157) Khi đã thoả mãn các điều kiện ghinhận doanh thu thì kế toán phản ánh doanh thu và giá vốn của hàng bán như trong hìnhthức giao hàng trực tiếp Giá vốn hàng bán lúc này tăng lên (TK 632) và hàng gửi bán

Trang 26

giảm (TK 157) Chi phí phát sinh trong quá trình gửi hàng nếu doanh nghiệp chịu thìghi tăng chi phí bán hàng (TK 6421)

Trường hợp: Bán buôn vận chuyển thẳng

 Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba:

Hàng hoá không về nhập kho mà khi mua sẽ được chuyển bán thẳng tới khách hàng.Khi hàng hoá đã được giao và khách hàng xác nhận thanh toán thì kế toán căn cứ vàohoá đơn GTGT phản ánh doanh thu bán hàng, và giá vốn hàng bán Vì không nhập khonên không phản ánh giá trị hàng nhập kho(TK 156), ghi tăng chi phí giá vốn hàng bán(TK 632), tăng thuế GTGT được khấu trừ (TK 133) tương ứng % thuế suất giá trị lôhàng và ghi giảm tiền mặt, TGNH hoặc tăng khoản phải trả nhà cung cấp (TK 111,

112, 131) theo tổng giá thanh toán

 Bán buôn vận chuyển thẳng theo phương thức gửi hàng:

Khi doanhnghiệp mua hàng rồi gửi bán luôn thì căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi tăngtrị giá hàng gửi bán (TK 157), đồng thời ghi tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ( TK 133) tương ứng % thuế suất giá trị lô hàng Khi hàng được xác định là đã tiêuthụ, kế toán phản ánh doanh thu và giá vốn bình thường

Trường hợp: Bán lẻ

 Trường hợp lập hóa đơn GTGT:

Ghi nhận doanh thu, giá vốn như trường hợp bán buôn qua kho theo phương pháptrực tiếp

 Trường hợp chưa lập hóa đơn GTGT:

Số hàng đã bán được sẽ theo dõi trên bảng kê bán lẻ, cuối ngày hoặc định kỳ, kếtoán căn cứ vào đó sẽ xác định số hàng đã bán được để ghi nhận doanh thu và giá vốn.Nếu như doanh số bán ra của hàng hoá lớn hơn số tiền mậu dịch viên nộp thì kế toánghi giảm khoản phải thu khác (TK 1388) và quy về trách nhiệm mậu dịch viên phảinộp ghi tăng tiền mặt, TGNH (TK 111,112) hoặc khấu trừ vào lương (TK 334) Ngượclại thì ghi tăng thu nhập khác (TK 711)

Trường hợp: Bán đại lý

 Nếu doanh nghiệp là bên giao đại lý:

Khi xuất hàng cho bên nhận đại lý, căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội

bộ , ghi nhận trị giá hàng gửi bán tăng lên (TK 157) và ghi giảm giá trị hàng hoá (TK

Trang 27

156) Định kỳ, khi bên nhận đại lý bán được số hàng trên sẽ gửi bảng kê thanh toánhàng đại lý Doanh nghiệp căn cứ vào đó để ghi nhận doanh thu và giá vốn của hànggửi bán như bình thường, ghi tăng chi phí giá vốn hàng bán (TK 632) và ghi giảm giátrị hàng gửi bán (TK 157) Lúc này doanh nghiệp sẽ chịu thêm khoản phí hoa hồng gửibán đại lý, khoản phí này sẽ đưa vào chi phí bán hàng (TK 6421), tăng thuế GTGT đầuvào với khoản chi phí hoa hồng (nếu có) Những khoản phí khác doanh nghiêp chịucũng sẽ phản ánh vào chi phí bán hàng (TK 6421).

 Nếu doanh nghiệp là bên nhận đại lý:

Khi nhận hàng gửi bán, kế toán theo dõi trên TK 003 “Hàng hoá nhận bán hộ” Trongquá trình bán hàng, kế toán sẽ không ghi nhận doanh thu số hàng đã bán được mà theo dõitrên bảng kê, định kỳ căn cứ vào bảng kê để lập hoá đơn GTGT đối với số hoa hồng gửibán Và ghi tăng doanh thu dịch vụ (TK 5113) với số hoa hồng nhận được

Trường hợp: Bán hàng trả góp

Khi bán hàng, kế toáncăn cứ vào hoá đơn GTGT ghi giảm giá trị hàng hoá (TK156), ghi tăng chi phí giá vốn hàng bán (TK 632) Đồng thời ghi tăng doanh thu bánhàng (TK 511) theo giá trả tiền một lần, phần chênh lệch giữa giá trả một lần đượchạch toán tăng doanh thu chưa thực hiện (TK 3387),ghi tăng tiền mặt, TGNH hoặc ghităng phải thu của khách hàng (TK 111, 112, 131)

Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán:

- Hàng bán bị trả lại:

+ Khi hàng bán bị trả lại căn cứ vào biên bản trả lại hàng, ghi tăng hàng bán bị trảlại theo giá bán của hàng trả lại chưa có thuế GTGT, giảm thuế đầu ra phải nộp tươngứng với % thuế suất của số hàng bị trả lại, ghi giảm tiền mặt, TGNH khi trả lại tiềncho khách (TK 111, 112)

+ Kết chuyển trị giá thực tế của hàng trả lại: Ghi tăng trị giá hàng hóa (TK 156,157) và ghi giảm chi phí giá vốn hàng bán (TK 632)

+ Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần,ghi giảm doanh thu bán hàng (TK 511) đồng thời ghi giảm hàng bán bị trả lại (TK5212)

- Giảm giá hàng bán:

Trang 28

Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi giảm giá hàng bán chưa có thuế (TK 5213)

và giảm thuế GTGT đầu ra (TK 3331) tương ứng với % thuế suất số hàng giảm giá,giảm tiền được thụ hưởng của bên bán (TK 111,112) Cuối kỳ, kết chuyển số tiền giảmgiá hàng bán để xác định doanh thu thuần ghi giảm (TK 511, 5213)

- Chiết khấu thương mại:

Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua hàngvới số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh

tế hoặc cam kết với người bán Khi phát sinh nghiệp vụ này cũng hạch toán tương tựnhư giảm giá hàng bán nhưng với TK 5211 “Chiết khấu thương mại”

Chú ý : Trường hợp khoản chiết khấu thương mại nếu đã được phản ánh trên Hoá

đơn GTGT thì không sử dụng TK 5211 để phản ánh

- Chiết khấu thanh toán:

Đây là khoản tiền bên bán chiết khấu lại cho bên mua do thanh toán trước thời hạnđã ghi trong hợp đồng kinh tế, hoặc cam kết thanh toán Kế toán chỉ hạch toán khoảnchiêt khấu tín dụng sau khi bên mua đã thanh toán tiền mua hàng Khoản giảm trừ này

kế toán đưa vào chi phí tài chính (TK 635), tăng tiền thực thu của khách (TK 111, 112)đồng thời giảm khoản tiền phải thu khách hàng trên danh nghĩa (TK131)

Cuối kỳ kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh Kế toán ghităng (TK 911) và ghi giảm chi phí tài chính (TK 635) đồng thời ghi giảm doanh thubán hàng (TK 511) và ghi tăng (TK 911)

- Trường hợp thừa, thiếu trong quá trình bán:

- Hàng gửi đi bán phát sinh thiếu hàng hoá chưa xác định rõ nguyên nhân, kế toánchỉ phản ánh doanh thu theo số tiền bên mua chấp nhận thanh toán Kế toán ghi tăngtài sản thiếu chờ xử lý (TK 1381), ghi giảm hàng gửi bán (TK 157)

- Trường hợp phát sinh thừa hàng chưa xác định nguyên nhân, kế toán chỉ phản ánh doanh thu theo hóa đơn bên mua chấp nhận thanh toán Kế toán ghi tăng hàng gửi bán (TK 157), ghi tăng tài sản thừa chờ giải quyết (TK 3381)

b, Doanh nghiệp tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

 Hạch toán tương tự như trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừnhưng không tính thuế GTGT ở mỗi lần phát sinh nghiệp vụ Cuối kỳ kế toán tính toánxác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, đối với hoạt động sản xuất

Trang 29

kinh doanh bằng cách ghi giảm doanh thu bán hàng hoá dịch vụ và ghi tăng khoảnthuế GTGT đầu ra phải nộp (TK 3331).

Dự phòng

- Dự phòng phải thu khó đòi

Khi các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự không đòi được thìđược phép xóa nợ Việc xóa nợ các khoản nợ phải thi khó đòi phải theo chính sách tàichính hiện hành Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi , kếtoán ghi tăng khoản dự phòng phải thu khó đòi ( nếu đã trích lập dự phòng), ghi tăngtài khoản chi phí kinh doanh ( nếu chưa lập dự phòng), ghi giảm tài khoản phải thukhách hàng ( nếu như khách hàng chưa thanh toán), ghi giảm tài khoản phải thukhác( nếu như khách hàng đã thanh toán)

- Dự phòng giảm gía hàng tồn kho

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toánnăm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán nămtrước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi: tăng tài khoản giá vốn hàng bánđồng thời ghi giảm khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toánnăm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán nămtrước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi tăng khoản dự phònggiảm giá hàng tồn kho đồng thời ghi giảm tài khoản giá vốn hàng bán

1.2.2.4 Sổ kế toán sử dụng

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo quyết định48/2014/BTC có các hình thức sổ kế toán sau: Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật

ký - Sổ Cái, Kế toán trên máy vi tính Mỗi hình thức kế toán có chế độ sổ khác nhau

và qui trình ghi sổ khác nhau

 Đối với hình thức sổ kế toán nhật ký chung

- Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật kýchung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó sau

đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

- Các sổ kế toán trong kế toán bán hàng của hình thức này gồm có: Sổ Nhật kýchung; Sổ Cái các TK 511, TK 632, TK 156, TK 5211, TK 5212, TK 5213, TK 33311,

Trang 30

TK 6421, TK 111, TK112, ….; Sổ chi tiết vật tư hàng hoá, Sổ Chi tiết bán hàng, sổthuế GTGT; Các sổ nhật ký chuyên dùng: sổ nhật ký thu, chi tiền, sổ nhật ký bán hàng;

Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng…

- Trình tự ghi sổ (Biểu số 01):

+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổtrước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ, sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ nhật kýchung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp

+ Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối sốphát sinh

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợpchi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính

Về nguyên tắc tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối sốphát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và số phát sinh có trên sổ nhật ký chung( hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt)

- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, thuận tiện cho việc sử dụng máy tính

- Nhược điểm: Việc kiểm tra đối chiếu phải dồn nén để đến cuối kỳ nên thông tin

kế toán có thể không được cung cấp kịp thời

 Đối với hình thức sổ kế toán nhật ký – sổ cái:

- Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký – sổ cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tếtrên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký – sổ cái Căn cứ để ghivào sổ nhật ký – sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toáncùng loại

- Các sổ kế toán trong kế toán bán hàng theo hình thức nhật ký – sổ cái bao gồm:

Sổ Nhật ký, Sổ Cái các tài khoản như TK 511, TK 632, TK 156, TK 5211, TK 5212,

TK 5213, TK 33311, TK 6421, TK 111, TK112, , Sổ chi tiết giống như trong hìnhthức Nhật ký chung

- Trình tự ghi sổ (Biểu số 02):

+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng để làm căn cứ ghi sổ, trước hết xácđịnh tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để ghi vào sổ nhật ký – sổ cái Số liệu của mỗichứng từ được ghi trên một dòng ở cả hai phần nhật ký và sổ cái Bảng tổng hợpchứng từ kế toán được lập cho những chứng từ kế toán cùng loại( phiếu thu, phiếu chi,

Trang 31

phiếu nhập, phiếu xuất,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ từ 1 đến 3ngày.

Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi vào

sổ nhật ký – sổ cái được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

+ Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong thángvào sổ nhật ký – sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệucủa cột số phát sinh ở phần nhật ký và các cột nợ, cột có của từng tài khoản ở phần sổcái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước

và số phát sinh trong tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối thángnày Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra

số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên nhật ký – sổ cái

+ Kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong sổ nhật ký – sổ cái phảiđảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh

“phát sinh” ở phần = nợ của tất cả các = có của tất cả các nhật ký tài khoản tài khoản

Tổng số dư nợ các tài khoản = Tổng số dư có các tài khoản

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh nợ, số phátsinh có để tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khoá sổ củacác đối tượng lập “ bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản Số liệu trên “ bảng tổnghợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh nợ, số phát sinh có của từng tài khoảntrên nhật ký – sổ cái

Số liệu trên sổ nhật ký – sổ cái và trên “ bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khoá sổđược kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ ghi chép và không đòi hỏi chuyên môn cao

- Nhược điểm: Chỉ thích hợp đối với các doanh nghiệp nhỏ, ít tài khoản kế toán

 Đối với hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ:

- Đặc trưng của hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ

kế toán tổng hợp là “ chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái

+ Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng

Trang 32

tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

+ Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc từng năm và

có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

- Các loại sổ kế toán trong kế toán bán hàng theo hình thức chứng từ ghi sổgồm: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản, các sổ, thẻ kếtoán chi tiết liên quan

- Trình tự ghi sổ (Biểu số 03):

+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó đượcdùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổđược ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

+ Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh

nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái Căn cứ trên sổ cái lậpbảng cân đối số phát sinh

+ Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiếtđược dùng để lập báo cáo tài chính

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phátsinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằngtổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tổng số dư nợ và tổng số dư cócủa tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư củatừng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư nợ của từng tài khoảntương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết

- Ưu điểm: Thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, thuận tiện cho việc ápdụng máy vi tính

- Nhược điểm: Việc ghi chép dễ bị trùng lặp, số lượng kế toán ghi chép nhiều nênviệc lập báo cáo dễ bị chậm trễ nhất là trong điều kiện thủ công

 Đối với hình thức kế toán máy vi tính:

- Đặc trưng của hình thức kế toán máy: Công việc kế toán được thực hiện theomột chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kếtheo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế

Trang 33

toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kếtoán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định

- Các loại sổ kế toán trong bán hàng theo hình thức kế toán máy: Phần mềm kếtoán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán

đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

- Trình tự ghi sổ (biểu số 04):

+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ

kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết

kế sẵn trên phần mềm kế toán

Theo quy trình của phần mềm kế toán các thông tin được tự động nhập vào sổ kếtoán tổng hợp (sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan+ Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện cácthao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổnghợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thựctheo thông tin đã được nhập Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa

sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định

Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghibằng tay

- Ưu điểm: Nhanh, giảm bớt được công việc ghi chép cho các kế toán

- Nhược điểm: Đòi hỏi kế toán phải có phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao

Trang 34

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY TNHH XNK VÀ THƯƠNG MẠI TRẠNG NGUYÊN

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến công tác kế toán bán hàng.

2.1.1 Tổng quan tình hình về kế toán bán hàng ở Việt nam hiện nay.

Đề tài nghiên cứu về kế toán bán hàng đã được rất nhiều người nghiên cứu ởnhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, nhưng các đề tài này đều nêu lên được nhữngvấn đề chung nhất về lý luận kế toán bán hàng ở các Doanh nghiệp thương mại, sự vậndụng những chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành có liên quan, và phát hiện ra đượcnhững mặt ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác kế toán bán hàng ở đơn bị nghiêncứu

Xin đưa ra một số những bài viết trên tạp chí kế toán kiểm toán và 3 đề tài nghiên cứucông tác kế toán bán hàng ở các đơn vị:

Bài viết “Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả cho hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ” của TS Đoàn Vân Anh – Trường Đại học

Thương Mại, được tạp chí kế toán cập nhật và đăng trên website

http://www.tapchiketoan.com ngày 28/05/2008 Bài viết trao đổi và làm rõ về hai nộidung đó là, xác định giá gốc hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được củahàng tồn kho trong công thức khi xác định mức dự phòng

- Giá gốc hàng tồn kho (Theo VAS 02): giá gốc của hàng hóa tồn kho bao gồmgiá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc vác trong quátrình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho

- Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng hóa tồn kho (Theo VAS 02): giá trịthuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn khotrong kì sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sảnphẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

Bài viết “Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá” của ThS Lê Ngọc Lợi,

APC ( tapchiketoan.com) số 17 bài viết đưa ra cách hạch toán hoa hồng hàng bán đúnggiá mà đại lý lý được hưởng và cách xác định doanh thu và chi phí cho bên nhận đạilý

Trang 35

Ngoài tham khảo các bài viết trên tạp chí kế toán em còn tham khảo các luận văn củacác khóa trước đó là:

Luận văn: “Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Vinh Vân” của sinh viên Phạm Thị Thúy lớp K43D4 do TS Nguyễn

Viết Tiến hướng dẫn Luận văn đã nêu ra các vấn đề cơ bản của kế toán bán hàng, thựctrạng kế toán bán hàng tại công ty TNHH Vinh Vân, đồng thời phát hiện những hạnchế trong công tác kế toán bán hàng tại công ty như:

- Việc hạch toán bán hàng vận chuyển thẳng

- Phân bổ chi phí mua của lượng hàng xuất bán

- Chưa trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

- Chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Chưa sử dụng phần mềm kế toán

Chưa có bộ phận kế toán quản trị

Luận văn: “Kế toán bán mặt hàng ô tô tại công ty TNHH MTV đầu tư thương mại và dịch vụ Quốc tế (Interserco)” của sinh viên Vi Thị Huyền Anh lớp

K43D5 do Th.S Lưu Thị Duyên hướng dẫn Trong luận văn, tác giả cũng đã đưa ra cácvấn đề cơ bản về kế toán bán hàng, thực trạng kế toán bán hàng tại công ty TNHHMTV đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế và một số giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác kế toán bán hàng của công ty như:

- Giải pháp về chứng từ

- Giải pháp về tài khoản sử dụng

- Giải pháp về phương pháp kế toán

- Giải pháp về sổ sách kế toán

Giải pháp về chính sách bán hàng

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng.

2.1.2.1.Tổng quan về công ty:

Tên giao dịch: Công ty TNHH XNK và thương mại Trạng Nguyên

Trang 36

• Lĩnh vực hoạt động chính : Nhập khẩu, sản xuất và phân phối các sản phẩmthiết bị vệ sinh cao cấp.

Nhập khẩu - sản xuất - kinh doanh thiết bị vệ sinh cao cấp (vòi chậu rửa mặt, vòitắm hoa sen, sen cây cao cấp, vòi nước, phụ kiện và các loại khác), thiết bị nhà bếp(vòi rửa bát)

• Sản xuất - kinh doanh máy móc, trang thiết bị phụ kiện và các sản phẩm trongngành thiết bị vệ sinh, vật liệu xây dựng, vật tư ngành nước

• Tư vấn giải pháp, kỹ thuật, công nghệ về trang thiết bị vệ sinh, nội thất

2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại Công ty TNHHXNK và Thương mại Trạng Nguyên

2.1.2.2.1 Nhân tố vĩ mô

a Pháp luật

Khi kinh tế phát triển kéo theo đó là những thay đổi mạnh mẽ trong cơ chế quản

lý của Nhà nước, không chỉ thay đổi về mặt chính sách, đường lối mà pháp luật cũngthay đổi nhằm thích hơn, trong đó có sự thay đổi về chính sách thuế Việc sửa đổi liêntục các thông tư, nghi định luôn ảnh hưởng tới công tác kế toán tại các doanh nghiệptrong đó công ty Trạng Nguyên cũng không nằm ngoại lệ chẳng hạn như khi bán hàng

có khuyến mại thì theo thông tư cũ TT32/2007/TT-BTC ban hành 09/04/2007 hàngkhuyến mại này vẫn xuất hóa đơn như bán ra, ghi đầy đủ các thông tin trong hóa đơnGTGT hạch toán cả phần thuế đầu ra Tuy nhiên theo thông tư mới đã sửa đổi, hóa đơnđối với hàng khuyến mại chỉ ghi tên hàng hóa, số lượng chứ không ghi cột thuế nhưvậy việc hạch toán đối với hàng hóa này không có thuế đầu ra Việc thay đổi liên tụckhiến các DN chưa kịp cập nhật sẽ ảnh hưởng tới quá trình hạch toán

b Khoa học – kĩ thuật

Ngày đăng: 23/03/2019, 19:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w