1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH

88 545 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

TRƯỜNG THPT CHẾ LAN VIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ TIẾNG ANH Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Quảng Trị, ngày tháng 2 năm 2017 THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC

Trang 1

TRƯỜNG THPT CHẾ LAN VIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ TIẾNG ANH Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

Quảng Trị, ngày tháng 2 năm 2017

THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC

MÔN TIẾNG ANH

Trong những năm qua, việc dạy học bộ môn tiếng Anh đã nhận được sự quan tâmđầu tư rất nhiều từ phía lãnh đạo ngành, của nhà trường cũng như sự trăn trở suy nghĩcủa tập thể các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn này Làm sao việc học bộmôn Tiếng Anh của học sinh ngày càng tiến bộ? Làm sao để nâng cao chất lượng làmbài thi của học sinh, đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia? Đó là những câu hỏi đặt racho rất nhiều trường phổ thông trong cả tỉnh nói chung và THPT Chế Lan Viên nóiriêng

1.2 Thực trạng về tình hình học tập bộ môn Tiếng Anh của học sinh:

- Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp so với mặt bằng chung trong toàn tỉnh.Học sinh yếu không những về kiến thức cơ bản mà còn về cả ý thức học tập Đặc biệt

là môn Tiếng Anh thì các em hầu như không biết gì

- Môn tiếng Anh là một môn học xã hội, đòi hỏi học sinh phải siêng năng, đầu tưnhiều thời gian để học từ vựng và ngữ pháp Nhưng phần lớn các em còn chưa thực sựchăm chỉ học tập, ít chịu ghi nhớ từ, không tích cực luyện tập và học thuộc ngữ pháp,cấu trúc câu, chuẩn bị bài mới còn mang tính đối phó, không chú ý trong giờ học,nhiều em tiếp thu chậm, sự linh hoạt, sáng tạo chưa cao

- Sự tự ti của học sinh về vốn kiến thức ít ỏi cho nên các em còn rụt rè, nhút nhát,chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, bày tỏ quan điểm của mình

- Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụvui chơi, giải trí hấp dẫn cũng góp phần làm xao nhãng việc học tập của các em

- Môn tiếng Anh là một môn học khó, nếu các em mất căn bản sẽ dẫn đến việc họccàng ngày càng sa sút, đồng thời phần lớn học sinh có hoàn cảnh còn khó khăn, nhiềuphụ huynh chưa có điều kiện đầu tư đúng mức, thiếu quan tâm đến việc học của con

em mình, coi việc học của con em họ là việc của nhà trường Điều này cũng dẫn đếnviệc theo dõi quá trình học tập ở nhà của học sinh cũng bị hạn chế

Trang 2

- Phần lớn học sinh chúng ta chưa xác định được phương pháp học ngoại ngữ.Việc vận dụng tiếng Anh ở mức đơn giản còn nhiều hạn chế, các em không dám nóibằng tiếng Anh, giao tiếp với bạn bè không dám sử dụng tiếng Anh; giáo viên giớithiệu hoặc hỏi - sử dụng tiếng Anh các em không dám trả lời Hơn nữa, trong quá trìnhhọc các em còn yếu về kỹ năng làm bài kiểm tra, vốn từ vựng quá ít ỏi, ngữ pháp, cấutrúc câu còn rất lúng túng.

1.3 Chất lượng làm bài kiểm tra học kỳ I năm học 2017, những điểm yếu và cách khắc phục:

1.3.1 Đề kiểm tra HKI

- Cơ bản bám sát nội dung kiến thức của chương trình học kỳ I

- Đề dài, phần lớn đòi hỏi học sinh phải hiểu nội dung -> khó đối với đối tượnghọc sinh ở trường Chế Lan Viên

- Các câu hỏi về từ vựng: nghĩa các từ gần giống nhau -> HS khó chọn lựa đượcđáp án đúng

- Một số câu nằm ở chương trình học kỳ II (phrasal verbs, so sánh kép)

=> Chất lượng làm bài của học sinh không cao

1.3.2 Những điểm yếu của học sinh

- Học sinh đa phần rỗng kiến thức: vốn từ vựng hầu như không có, cấu trúc câu,kiến thức ngữ pháp yếu

- Kỹ năng làm bài yếu

1.3.3 Cách khắc phục:

- Đề ra cần bám sát phân phối chương trình

- Chú trọng hơn nữa công tác luyện kỹ năng làm bài tự luận cho HS

1.4 Những khó khăn chủ yếu mà học sinh gặp phải khi học tập bộ môn Tiếng Anh và khi kiểm tra đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm khách quan:

- Phát âm không chuẩn

- Vốn từ vựng quá it, cấu trúc câu, kiến thức ngữ pháp yếu

- Phương pháp học và làm bài kiểm tra

Trước thực trạng học tập bộ môn Tiếng Anh như vậy, đặc biệt đối với một trườngcòn non trẻ như THPT Chế Lan Viên thì để việc dạy và học tiếng Anh có một kết quảngang bằng với các trường trong tỉnh là một vấn đề không đơn giản chút nào

2 GIẢI PHÁP:

2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng làm bài thi của học sinh, định hướng làm bài thi THPT Quốc gia 2017

Trong công tác đổi mới cách làm bài thi hiện nay, khó khăn nhất là khi phải ôn bài

để chuẩn bị thi, đặc biệt là thi tốt nghiệp vì cùng một lúc các em phải học rất nhiều nộidung, nhiều môn học Vì vậy, dạy và học như thế nào để học sinh hiểu được bài, khắcsâu được kiến thức và vận dụng trong quá trình làm bài để đạt hiệu quả cao là vấn đề

Trang 3

hết sức cần thiết đối với các em nhất là việc các em phải đối diện với quá trình đổi mớithi cử, đổi mới ra đề và đánh giá như hiện nay.

Trong quá trình dạy và học ôn thi THPT của học sinh và giáo viên ở trong nhàtrường như hiện nay, qua nhiều năm rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, nhằmgóp phần nâng cao chất lượng tốt nghiệp môn tiếng Anh, chúng tôi xin nêu ra một sốgiải pháp nâng cao chất lượng làm bài thi và định hướng làm bài thi của học sinh 12như sau:

2.1.1 Đối với nhà trường, giáo viên trực tiếp giảng dạy:

2.1.1 1 Tìm hiểu và phân luồng đối tượng học sinh:

Đây là giai đoạn quan trọng đầu tiên mà người dạy lớp 12 cần thực hiện ngaynhững ngày đầu năm học Trước hết phải tìm hiểu kết quả tổng kết môn tiếng Anh củacác em ở năm học trước, sau đó tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em, đặc điểmtình hình lớp học, tình cảm, mức độ say mê yêu thích của các em đối với bộ môn, vừadùng những câu hỏi gợi lại kiến thức đã học nhằm đánh giá sơ bộ về trình độ của các

em trong tiết ôn tập và kiểm tra đầu năm

Dựa vào kết quả khảo sát, phân loại học sinh, chia ra cụ thể từng nhóm đối tượnghọc sinh theo lực học của các em thì tiến hành lập kế hoạch giảng dạy bộ môn Từ tìnhhình thực tế, tổ bộ môn lập kế hoạch giảng dạy sẽ cụ thể, sát thực nội dung, địnhhướng ra đề của Bộ GD trong những năm gần đây, đáp ứng được nhu cầu của từngnhóm đối tượng học sinh với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy

2.1.1.2 Giúp học sinh hiểu cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia:

Nhằm lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên và định hướng tốt cho học sinh, giáoviên giảng dạy cần phải nghiên cứu kỹ cấu trúc, nội dung kiến thức của một đề thiTHPT Quốc Gia Một khi đã có một cái nhìn khái quát về đề thi, giáo viên và học sinh

có thể vạch ra cho riêng mình những cách tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất

2.1.1.3 Dạy từng nội dung kiến thức, từng chuyên đề theo cấu trúc đề thi cho học sinh:

Sau khi đã nắm vững được cấu trúc đề thi, giáo viên tiến hành cung cấp nhữngkiến thức mà một đề thi THPT Quốc Gia yêu cầu

Giáo viên cần lưu ý cung cấp những kiến thức mà từ kiến thức đó có thể giúp họcsinh tiếp thu những kiến thức khác hay rèn luyện những kĩ năng khác Ví dụ, trongviệc học tiếng Anh, ngữ pháp và từ vựng là hai mãn lĩnh vực hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợnhững kĩ năng khác như đọc hiểu, viết câu, làm bài sửa lỗi

Ngoài ra, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những kiến thức đa dạng về cấp độ:

Từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao

2.1.1.4 Tạo ngân hàng đề phong phú, bám sát theo cấu trúc đề thi của bộ và luyện đề cho học sinh:

a Tạo ngân hàng đề:

Để tạo ngân hàng đề đa dạng và phong phú, giáo viên cần thực hiện các bước sau đây:

Trang 4

Bước 1: Sưu tập bộ đề từ các nguồn như sách, thư viện đề thi, các trang web phổ

biến,

Bước 2: Tạo ma trận đề theo cấu trúc đề thi của bộ

Bước 3: Tạo bộ đề mẫu theo cấu trúc và ma trận đề

b Luyện đề:

- Giáo viên áp dụng nhiều hình thức như: Phát đề về nhà cho học sinh làm, đến lớpgiáo viên yêu cầu học sinh cho đáp án và giải thích bài giải của mình hoặc cho họcsinh làm tại lớp, giáo viên chấm, sửa bài và giải thích

- Tùy theo lớp học khá giỏi hay lớp yếu mà chúng ta chọn lựa những phươngpháp, mức độ đề thích hợp theo từng đối tượng học sinh

- Kiểm tra và đánh giá thường xuyên giúp cho giáo viên nắm được khả năng tiếpthu bài của học sinh, phân loại trình độ, từ đó có kế hoạch cụ thể giúp học sinh nângcao trình độ và phụ đạo thêm đối với học sinh yếu kém; đồng thời giúp giáo viên thayđổi phương pháp và thủ thuật giảng dạy phù hợp với khả năng và trình độ của họcsinh

2.1.2 Đối với học sinh:

2.1.2.1 Lập kế hoạch ôn tập:

Việc ôn tập cần được học sinh thực hiện đều đặn mỗi ngày Mỗi ngày học một sốlượng cấu trúc và từ vựng vừa phải sẽ hiệu quả hơn so với việc học nhồi nhét Liệt kêcác nội dung cần ôn tập và lập kế hoạch cụ thể, đồng thời, tham khảo các tài liệuhướng dẫn ôn thi của Bộ Giáo dục - đào tạo

2.1.2.2 Chủ động ôn tập:

Để ôn tập thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đạt kết quảcao, học sinh cần nắm vững các điểm văn phạm căn bản và cách làm bài thi trắcnghiệm Các điểm văn phạm căn bản gồm sự hòa hợp giữa các thì, câu bị động, câugián tiếp, mệnh đề tính từ, mệnh đề trạng từ, câu điều kiện, sự hòa hợp giữa chủ từ vàđộng từ

Muốn đạt điểm cao, học sinh cần luyện từ nhiều Làm nhiều bài tập luyện để có kỹnăng làm bài và củng cố kiến thức Tập trung vào từng mảng kiến thức, vận dụng kiếnthức cả lý thuyết và cấu trúc câu

2.1.2.3 Coi trọng luyện tập ngữ pháp, để ý cấu trúc và làm giàu vốn từ vựng:

Với đề thi tiếng Anh, thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản Làm nhiềubài tập và khi làm phải hiểu được tại sao lại là như thế, do cấu trúc nào, tại sao lại sai,phải sửa lại như thế nào cho đúng

Về từ vựng, học nên ôn theo từng chủ đề bài học Ở mỗi bài học, cần chú ý từvựng chính của bài (key word) và mở rộng thêm phần học từ/từ loại của những từchính này

Trang 5

Mỗi khi phát hiện ra lỗ hổng kiến thức ngữ pháp hay từ vựng thì nên chuẩn bị mộtcuốn sổ tay ghi lại tất cả những từ, cấu trúc mình sử dụng sai đó nhằm tránh nhầm lẫnlần sau.

2.1.2.4 Sử dụng các thủ thuật, kỹ năng làm bài:

Khi làm bài thi, học sinh cần nắm vững các kỹ năng sau:

- Lướt nhanh qua một lượt đề thi: khi nhận đề, kiểm tra đề có thiếu sót, nhòe, mờ

gì không Nếu tranh thủ thời gian, học sinh sẽ có thêm gần 10p để làm bài

- Không nên đặt bút làm ngay mà đọc lướt qua hết một lượt đề thi, xem phần nàochắc chắn thì làm trước Học sinh nên làm theo từng phần để tránh bị sót câu, câu nàochưa làm được thì khoanh lại, sau khi xong các câu khác sẽ quay lại Không nên quátập trung vào một câu để tiết kiệm thời gian

- Tô trực tiếp vào giấy làm bài trắc nghiệm: Lý do là thời gian không nhiều để cóthể chép lại nhiều lần Khi tô, phải tô kín và tô đúng câu, dùng bút chì 2B để dễ tô và

dễ tẩy xóa Phải mang kèm theo một cục tẩy nữa để tẩy cho sạch

- Quay lại câu chưa làm: Sau khi làm những phần mình chắc chắn rồi, quay lại cáccâu còn lại, rồi đọc lướt một lần nữa đề thi và giấy làm bài, dò xem có sót câu nàokhông

- Sử dụng mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn tiếng Anh dùng phương pháp loại suy:Đối với những câu mình chưa chắc chắn, có thể dùng phương pháp loại suy loại bỏngay những phương án sai hoàn toàn, tập trung xem xét những phương án còn lại đểchọn ra câu trả lời đúng

2.2 Giải pháp về hướng dẫn học sinh học tập bộ môn Tiếng Anh và giúp học sinh học tập đạt kết quả

Việc để giúp học sinh học tập có kết quả tốt cần phải thực hiện đồng bộ, theochúng tôi cần có những giải pháp sau:

Thứ nhất: Giáo viên phải đóng vai trò then chốt, bởi vì giáo viên là người quyết

định rất nhiều đến sự thành công trong công việc học tập của các em Phải đồng bộgiữa các cấp học từ tiểu học cho đến bậc THPT Việc phân loại học sinh, soạn giảngtheo đúng đối tượng, ra đề kiểm tra có tính phân hóa, kiểm tra tra đánh giá nghiêm túc,khách quan, động viên khích lệ tinh thần học tập của các em một cách kịp thời theochúng tôi thiết nghĩ đây là những công việc thiết thực, cụ thể để các em học sinh ngàycàng yêu thích bộ môn tiếng Anh

Thứ hai: Việc tăng cường tự học trau dồi chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên

đứng lớp cực kì quan trọng Việc dự giờ đồng nghiệp là một công việc học tập thườngxuyên trong nhà trường, nếu công việc này được đầu tư nghiêm túc bài dạy từ phíangười thao giảng và sự góp ý nhiệt tình, thẳng thắn của người dự giờ thì chúng tôi nghĩrằng người dạy cũng như người dự giờ sẽ rút ra được những kinh nghiệm hay chomình để áp dụng cụ thể cho việc giảng dạy của từng lớp , vì đối tượng học sinh cơ bản

là như nhau (vì cùng chung một trường, hay khối lớp)

Trang 6

Ngoài bài dạy trong một tiết học thì việc hướng dẫn học sinh nhiệm vụ học tập ởnhà rất quan trọng Phải hướng dẫn kĩ cho các em ôn lại những kiến thức trọng tâmnào trong bài học, giao các bài tập cũng cố vừa sức cho các em để các em không phải “sợ” phải học như trong quá trình khảo sát mà chúng tôi nhận được từ rất nhiều họcsinh ( khoảng 60%) Bên cạnh đó việc hướng dẫn cho học sinh soạn bài mới trước khiđến lớp là không kém phần quan trọng Bởi vì dạy học theo phương pháp mới ai trongchúng ta cũng biết rằng lấy học sinh làm trung tâm, vì vậy việc các em chủ độngchiếm lĩnh tri thức của một bài học thì theo chúng tôi công việc chuẩn bị bài mới củacác em phải chu đáo, có nhiều trăn trở để đến lớp các em có hứng thú học tập và dễtiếp thu bài hơn Vì vậy việc dành một thời lượng phù hợp để dặn dò và giao nhiệm vụ

ở nhà cho học sinh theo chúng tôi thiết nghĩ là rất cần thiết trong phân phối thời giancủa một tiết lên lớp

Trong đợt khảo sát vừa qua khi được hỏi thì đa số học sinh chỉ chú trọng học ngữpháp để làm bài tập với tỉ lệ là trên 70% các em được hỏi Trong khi đó các kỹ năngnghe và nói các em quả thực rất “ ngại” Vì vậy việc học tiếng Anh hiện nay ở trườngTHPT Chế Lan Viên vẫn còn mang nặng về học tập để thi cử, kiểm tra chứ các emchưa thực sự coi việc học tiếng Anh để giao tiếp Vì vậy phải chăng các em cần phải

có môi trường để giao tiếp khi đó việc học tiếng Anh của các em sẽ cảm thấy nhẹnhàng và hiệu quả hơn Việc thành lập các câu lạc bộ tiếng Anh giữa các khối lớp thực

sự là cần thiết, từ đó các em có cơ hội không những luyện tập được tổng hợp các kỹnăng mà còn phát triển được kỹ năng Nghe và Nói một cách tự nhiên hơn Ví dụ: tổchức các câu lạc bộ tiếng Anh vào thứ 7 cuối mỗi tháng (Chơi các trò chơi, đóng kịch,nghe, nói, hát, thuyết trình theo chủ đề bằng Tiếng Anh); MC dẫn chương trình bằngTiếng Anh

Một giải pháp chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra là tạo môi trường giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh từ trong sách ra thực tiễn:

Tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp tiếng Anh trong hầu hết các hoạt động (nóiTiếng Anh trong giờ học, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp ) Tạo môitrường giao tiếp cho cả giáo viên và học sinh trong trường, 100% giáo viên trong nhàtrường học những câu giao tiếp đơn giản, chào hỏi và các khẩu lệnh trong lớp học, HStrong nhà trường chào các thầy cô bằng tiếng Anh Mỗi ngày dành 3 đến 5 phút ở tất

cả các lớp luyện chào hỏi, giao tiếp đơn giản bằng Tiếng Anh Hàng tuần vào thứ 5 cómột bản tin ngắn bằng tiếng Anh

Ngoài tạo môi trường giao tiếp như trên, thì hình thành các phòng, góc học tập môn TiếngAnh

Tận dụng tối đa CSVC hiện có, xây dựng các góc học tập Tiếng Anh Tích cựctrang trí các phòng, góc học tập những khẩu hiệu bằng Tiếng Anh; sưu tầm những mẩuchuyện, câu chuyện cười, thơ lục bát bằng Tiếng Anh Tận dụng mọi không gian đểtạo không khí, môi trường học Tiếng Anh: Các khẩu hiệu trên sân trường, trong lớphọc, hành lang… đều sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh

Trang 7

Sử dụng bản đồ tư duy theo chủ đề, chủ điểm, cấu trúc ngữ pháp treo ở những vịtrí học sinh dễ quan sát để tạo điều kiện cho học sinh được học ở mọi lúc, mọi nơi.Với một số giải pháp trên, tổ tiếng Anh trường THPT Chế Lan Viên hy vọng sẽtạo được một sân chơi trong học tập và rèn luyện tiếng Anh ngày càng có tính giao tiếphơn, gắn liền với thực tế cuộc sống hơn để các em học sinh có động lực học tập ngàycàng được rõ ràng hơn.

2.3 Giải pháp về bổ sung kiến thức, phụ đạo cho học sinh yếu:

Thứ nhất: Tạo sự hứng thú, yêu thích học tập môn tiếng Anh cho học sinh bằng

cách luôn tạo bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, lồng ghép trò chơi vào cáchoạt động dạy học, … Từ đó học sinh thay đổi thái độ đối với bộ môn, tự giác học,làm bài tập và soạn bài

Thứ hai: Phân loại đối tượng học sinh.Trong quá trình giảng dạy, giáo viên

thường xuyên theo dõi tình hình học tập của học sinh đễ kịp thời phát hiện những họcsinh còn yếu kém, chưa tiếp thu kịp bài học do năng lực hoặc những học sinh khônghọc tốt do chưa có phương pháp tự học tốt ở nhà hoặc lười học từ vựng, văn phạm để

từ đó có hướng điều chỉnh việc dạy của mình Bù lấp kiến thức cơ bản cho học sinhyếu kém để các em kịp thời hòa nhập với lớp

Thứ ba: Đầu tư về giáo án trong soạn giảng kết hợp khai thác ứng dụng CNTT

phù hợp với từng khối lớp Chú trọng khâu hướng dẫn học bài, làm bài tập ở nhà vàchuẩn bị bài mới chi tiết, cụ thể

Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằmtạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp

Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đốitượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em đượctham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mìnhtrong tập thể

Thứ tư: Kiểm tra chặt chẽ việc soạn bài, học bài và làm bài tập của học sinh Thứ năm: Kèm cặp học sinh yếu kém

Trong giờ học ở lớp, khi tổ chức các hoat động theo cặp/ nhóm, giáo viên chú ýđến việc phân nhóm có học sinh khá kèm học sinh yếu để cho học sinh khá giúp đỡcác bạn yếu, kém về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức

Thứ sáu: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh để nắm bắt tìnhhình học tập ở nhà của học sinh và kịp thời chấn chỉnh việc học tập của học sinh

Để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải có niềm say mê, tình yêuthương đối với mọi học trò, tính kiên nhẫn , có niềm tin và không ngại khó Là giáoviên đứng lớp, được tiếp xúc với các em hàng ngày, hiểu được tâm lí của lứa tuổi họctrò, luôn tạo cho các em niềm tin: “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Khi các

em đã yêu thích môn học rồi thì việc hạn chế được tỉ lệ học sinh yếu kém là khôngkhó

Trang 8

Trên đây là Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh trongnhà trường do Tổ bộ môn Tiếng Anh Trường THPT Chế Lan Viên thực hiện.

Kính chúc quý vị đại biểu, toàn thể Hội nghị và gia đình dồi dào sức khoẻ, hạnhphúc, có nhiều thành công trong công việc và cuộc sống

Xin trân trọng cám ơn !

Trang 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

BÁO CÁO THAM LUẬN

HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH TRONG CÁC TRƯỜNG THPT

Thực hiện Công văn số 111/SGDĐT-GDTrH ngày 07/02/2017 của Sở Giáo dục và

Đào tạo về kế hoạch tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong các trường THPT”.

Căn cứ kết quả hội thảo ở tổ, tổ Tiếng Anh trường THPT Chu Văn An xin trình bàytham luận của tổ

I Đánh giá thực trạng:

1 Thực trạng dạy và học bộ môn Tiếng Anh tại đơn vị trong những năm gần đây:

- Chất lượng bộ môn hằng năm nhìn chung rất thấp Tỷ lệ học sinh kém có giảm, tỷ lệhọc sinh trung bình tăng, song tỷ lệ học sinh khá, giỏi lại giảm, tỷ lệ học sinh yếu cóphần tăng

- Tỷ lệ học sinh trên điểm trung bình trong các kì thi THPT quốc gia những năm gầnđây liên tục thấp hơn 5% Điểm từ 3,5 đến 4,0 chiếm khoảng 30% Số điểm từ 2,0 đến3.0 chiếm đa số (trên 60%)

- Đánh giá chất lượng qua bài kiểm tra học kì I năm học 2016-2017 cho thấy tình hìnhkhông mấy khả quan hơn: tỷ lệ học sinh đạt điểm dưới 3,5 vẫn còn cao (tính cả 3khối), đặc biệt khối 12 (thi theo đề chung của Sở) số lượng bài thi < 2 chiếm gần 15%

2 Thực trạng về tình hình học tập bộ môn của học sinh:

- Chất lượng đầu vào thấp, học sinh học yếu Mặc dù học sinh đã được học Tiếng Anh

4 năm ở bậc THCS nhưng khi vào lớp 10 rất nhiều em học sinh không biết viết và nói1số từ Tiếng Anh thông dụng (tên, tuổi, nơi ở ), hay không biết phân biệt các từ loại:danh từ, động từ, tính từ, không biết đâu là chủ ngữ, động từ để có thể diễn đạt mộtcâu trọn vẹn

- Tiếng Anh là môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT nhưng rất nhiều học sinh vẫnkhông chịu khó học, hoặc chỉ học đối phó, chủ quan dẫn đến mất gốc, học kém, tâm lýtập trung học các môn khác, dựa vào các môn khác để kéo môn Tiếng Anh lên Họcsinh hầu như chỉ tập trung vào học 1 số môn thi đại học, ít chú ý trau dồi môn TiếngAnh hoặc có tâm lý “khi nào lên đại học sẽ hay”

Trang 10

- Học sinh nói chung thường hay ngại ngùng khi nói trước đám đông Các em không

có thói quen tranh luận trong lớp hoặc nêu ý kiến của mình dù đúng hay sai, nhất làkhi có mặt thầy cô giáo Tập thể lớp cũng không có thái độ ủng hộ Ví dụ: một bạnđứng lên nói sai, các bạn khác trong lớp thường cười ồ lên hoặc sửa lại một cách châmbiếm Hiện tượng này đã làm hạn chế sự tham gia bài học của học sinh

- Trong lớp học sinh thường rất hiếu động, nghiêng về mặt tiêu cực hơn là tích cực,việc nói chuyện riêng hoặc phân tán tư tưởng trong giờ học còn rất phổ biến Tácphong này phản ánh rất rõ trong các giờ học tiếng, những giờ đòi hỏi học sinh phảitham gia vào nhiều hình thức luyện tập khác nhau như luyện theo cặp (pair work),luyện nhóm (group work), hay luyện những kỹ năng đòi hỏi học sinh phải chuyển chỗ,rời chỗ trong lớp… Những bài tập như vậy thường tạo ra sự lộn xộn Và nhiều khichúng ta cảm thấy hiệu quả kém của một giờ học không phụ thuộc vào kỹ thuật vànhiệt tình lên lớp của giáo viên mà chủ yếu là do thái độ học tập của học sinh

- Nhiều học sinh chưa xác định được động cơ học tập, thiếu ý chí phấn đấu, lười học, ỷlại, ham chơi, thiếu ý thức tự học, thiếu ý thức hợp tác với giáo viên Ví dụ: giáo viêngiao nhiệm vụ, hướng dẫn các em về nhà chuẩn bị để hôm sau trình bày nhưng một số

em không thực hiện; giáo viên tạo tình huống giao tiếp, các em không tham gia (sốlượng học sinh như thế khá đông ở các lớp yếu) Với một lớp sĩ số đông như hiện nay,việc vi phạm thường không xử lí triệt để được

- Phương thức thi cử cho đến nay vẫn còn nghiêng về kiểm tra kiến thức ngữ pháp và

từ vựng, nên tâm lí học sinh nếu có chủ tâm học thì chỉ học như thế nào để làm bài thiđạt điểm cao chứ không phải để có thể giao tiếp

3 Những khó khăn chủ yếu mà học sinh gặp phải khi học Tiếng Anh:

- Đại bộ phận học sinh hổng kiến thức, kĩ năng cơ bản THCS nên gặp khó khăn trongviệc tiếp thu các kiến thức mới

- Học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học nên chưa có sự đầu tưthời gian, chưa nỗ lực học tập, thậm chí không muốn học

- Tâm lý “sợ” “ngại” môn Tiếng Anh nên không học cũng có 2,0 điểm (nhờ đánh trắcnghiệm)

- Một số học sinh có cố gắng nhưng chưa có phương pháp học phù hợp (chưa có ýthức tự giác trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức ngôn ngữ cơ bản chậm và thấp,học vẹt) nên không có khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành

Trang 11

- Một số học sinh học khá tốt nhưng mục đích chỉ học để thi, để đạt điểm cao trong cácbài kiểm tra nên chỉ tập trung từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu

- Tâm lí học chỉ để thi, không phải để thực hành nên không chú trọng luyện tập kỹnăng giao tiếp (nghe, nói)

- Chương trình SGK khá nặng ( hiện tại trường vẫn đang học sách cũ), đối với nhữnghọc sinh đã mất gốc thì không thể theo được (số lượng này khá đông) Mặt khác họcsinh phải học quá nhiều môn, thời gian dành cho học thêm , do vậy mà thời gian dànhcho môn Tiếng Anh càng bị san sẻ

- Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theohướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụngđược với một số bài, một số tiết dạy và một số bộ phận học sinh Nguyên nhân là mộtphần là do nội dung chương trình sách giáo khoa quá tải, sĩ số đông trong một lớp, sứchọc của học sinh còn hạn chế; một phần do một số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vàocác tiết dạy, ít quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đốitượng học sinh nên chất lượng và hiệu quả dạy học của bộ môn chưa thực sự nhưmong muốn

- Vì chủ yếu là đối tượng học sinh yếu, nên mục tiêu ôn tập trong phạm vi 6 hoặc 7điểm (những câu, dạng khó quá thì chỉ dành riêng cho học sinh giỏi)

- Đặc trưng của môn Tiếng Anh là kiến thức xuyên suốt và có liên quan với nhau từnăm này sang năm như những vòng tròn đồng tâm mở rộng Các chủ đề ngữ phápđược hỏi trong đề minh họa tuy không phức tạp như những năm trước nhưng lại dễgây nhầm lẫn và yêu cầu học sinh phải có kiến thức nền tảng tốt Vì vậy, thay vì việctìm hiểu những phần ngữ pháp khó, phức tạp, hướng dẫn các em nên nắm thật chắc cáccấu trúc ngữ pháp thông dụng

Trang 12

- Một số hiện tượng từ vựng, cụm động từ được hỏi trong đề minh họa và đề thửnghiệm lần này đã được liệt kê trong sách giáo khoa, vì vậy giúp các em lưu ý việc học

từ vựng từ các bài khóa trong chương trình

- Trong đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh kiểm tra tất cả các kỹ năng dưới hìnhthức trắc nghiệm Các chủ đề ngữ pháp và từ vựng ở mức độ khó, trung bình, dễ khácnhau và khá đa dạng Các câu ở mức độ dễ và trung bình thường tập trung chủ yếu vàophần ngữ âm, tìm lỗi sai, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ loại,… Các câu ở mức độ khóthường ở phần từ vựng và vận dụng nhiều kĩ năng/kiến thức như nối câu, điền từ vàochỗ trống, đọc hiểu (các câu phải suy luận) Giáo viên có thể dựa vào đó để ôn tập chohọc sinh

2 Giải pháp về hướng dẫn học sinh học tập môn Tiếng Anh và những giải pháp giúp học sinh học tập đạt kết quả.

- Phải thay đổi cách nhìn của học sinh đối với bộ môn Phải giáo dục ý thức học tậpcho học sinh và tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong xã hội cũng như trong cuộcsống để tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, sẽ giúp cho học sinh có ý thứcvươn lên

- Giáo viên cần tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ nhữngkhó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình Giáo viên phải tạo chobầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không dùng lời thiếu tôn trọng đối vớihọc sinh, đừng để cho các em cảm thấy sợ giáo viên mà không học được

- Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu kém đúng với những đặc điểmvốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp

- Trong quá trình thiết kế bài giảng, cần cân nhắc các mục tiêu đề ra và chuẩn kiếnthức kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho học sinh yếu kém được củng cố và luyện tập phùhợp Trong bài dạy cần phân hóa đối tượng học sinh trong từng hoạt động, dành chođối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em

có cơ hội được tham gia trình bày trước lớp

- Trong giờ học, giáo viên phải là người quản lý, phải chịu trách nhiệm hình thành tìnhhuống để phát huy hoạt động giao tiếp.Trong khi học sinh giao tiếp, giáo viên lại đóngvai trò cố vấn, giúp người học vượt qua khó khăn khi sử dụng từ, hướng dẫn cho họphối hợp lời nói và hành vi giao tiếp

Trang 13

- Tiếp tục kiểm tra đánh giá học sinh theo Cv 5333 để khuyến khích học sinh họcTiếng Anh với mục đích giao tiếp

- Bản thân giáo viên cũng nên đầu tư thêm về chuyên môn, tìm tòi và vận dụngphương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh Ví dụ: cùng 1 bài học nhưng dạy ởlớp chọn sử dụng phương pháp này thì không thể dùng phương pháp này ở một lớpthường mà phải tìm phương pháp khác Ngoài ra 1 yếu tố quan trọng để nâng cao chấtlượng dạy học môn Tiếng Anh là đánh giá lại chất lượng đề kiểm tra, đề thi (về ngữ

âm, ngữ pháp, từ vựng, chủ điểm, chủ đề có trong chương trình hay không, đúng trọngtâm không, đưa nó vào bài tập trắc nghiệm, tự luận có phù hợp không, quá trình dạy kĩnăng nghe, nói phát âm đã chuẩn hay chưa ?), chúng ta cũng cần đúc rút kinh nghiệmlại

- Học sinh cần phải chịu trách nhiệm về việc học của bản thân mình Trong lớp chú ýnghe giảng, khắc sâu kiến thức; về nhà nghiêm túc thực hiện giờ tự học, làm đầy đủbài tập được giao, học ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài mới; biết liên hệ thực tế với nhữngbài đã học; tự tạo thành nhóm để thực hành bài giảng ở trường, đặc biệt là phầnspeaking, để tạo thói quen trong phản xạ

- Phát huy tới mức tối đa các phương tiện nghe nhìn, hỗ trợ cho học tập

3 Giải pháp bổ sung kiến thức, phụ đạo cho học sinh yếu:

- Tận dụng các tiết tự chọn (ở trường hiện tại khối 12 gồm 2 tiết tự chọn/tuần; khối 10,

11 gồm 1 tiết tự chọn/ tuần) để bổ sung kiến thức cơ bản cho học sinh

- Mở các lớp phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh ở từng khối lớp để các em cómột kiến thức cơ bản về môn tiếng Anh, giúp các em có hứng thú học bộ môn nàyhơn Quan trọng nhất là động viên các em theo học một cách tự giác

- Mặc dù số lượng học sinh khá giỏi rất hiếm hoi (một lớp chỉ có 1 hoặc 2 em, có lớpkhông có em nào), giáo viên cũng nên tận dụng những học sinh này để giúp đỡ thêmhọc sinh yếu kém, có sự giám sát, kiểm tra của giáo viên Tổ chức cho các em thànhlập nhóm học tập, thi đua giữa các nhóm học tập mà trong đó có những học sinh yếu.Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ

III Đánh giá về ưu điểm, hạn chế và định hướng triển khai cộng đồng học tập ngoại ngữ thông qua việc xây dựng câu lạc bộ Tiếng Anh theo công văn 1003/ SGDĐT-GDTrH.

1 Ưu điểm:

Trang 14

- Đối với chương trình THPT, phần lớn thời lượng được dành để dạy kiến thức cơ bản,chủ yếu dành cho từ vựng, văn phạm và đọc Trong khi phần thực hành rất hạn chế,thời lượng dành cho các kỹ năng nghe, nói thật quá ít ỏi! Việc xây dựng và đưa vàohoạt động của câu lạc bộ Tiếng Anh thực sự tạo nên sân chơi bổ ích, thú vị và ý nghĩađối với học sinh, tạo điều kiện cho các em có cơ hội sống trong môi trường giao tiếphoàn toàn bằng Tiếng Anh.

2 Thực tế và những hạn chế

a Thuận lợi:

- Các thành viên trong tổ đều nhất trí thống nhất trong việc xây dựng kế hoạch hoạtđộng của câu lạc bộ, đóng góp ý tưởng xây dựng nội dung, hình thức tổ chức Ví dụ:nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ được xây dựng theo chủ đề Trong đó có kèm theocác hình thức trò chơi (quick answers/ whispering/ guessing objects/ cross words/guessing pictures/ guessing toppic ), tạo điều kiện cho học sinh sử dụng Tiếng Anhcàng nhiều càng tốt

- Nhà trường luôn có sự động viên,khuyến khích tích cực cho hoạt động của câu lạc

bộ Chi phí hoạt động của câu lạc bộ được Nhà trường ủng hộ 100%

b Khó khăn

- Sau khi có kế hoạch tổ chức câu lạc bộ, số học sinh hào hứng, sẵn sàng tham gia chỉkhoảng gần 15 em (gồm học sinh 3 khối) Do vậy, giáo viên phụ trách mỗi khối phảilập danh sách yêu cầu bắt buộc học sinh tham gia (ít nhất 10 em/khối)

- Thời gian để tổ chức câu lạc bộ còn nhiều hạn chế: do kế hoạch công tác của nhàtrường, do điều kiện nhân sự (nhiều giáo viên đau ốm dài ngày ) nên việc tổ chứcchưa được thường xuyên như dự định

- Chương trình hoạt động phải thường xuyên có sự thay đổi, cải tiến hoặc làm mớicác hoạt động để không ngừng nâng cao hiệu quả của câu lạc bộ

Trang 15

- Ban tổ chức cũng cần có sự thay đổi về thiết kế sân khấu, cách xếp đặt, trang trí hộitrường…

- Việc cuối cùng là sau mỗi đợt sinh hoạt ban tổ chức nên họp để kiểm điểm tráchnhiệm, công việc và rút ra các bài học kinh nghiệm

Trên đây là tham luận của tổ Tiếng Anh – trường THPT Chu Văn An Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị đại biểu Xin chân thành cảm ơn!

Trang 16

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

THPT Chuyên Lê Quý Đôn

TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

NGUYÊN NHÂN & GIẢI PHÁP

Ngày nay, chúng ta đã thấy rõ rằng ngoại ngữ là yếu tố đặc biệt góp phần phát

triển quá trình toàn cầu hóa Cùng với sự phát triển vũ bão của cuộc “Cách mạng khoa học-công nghệ”, chiến lược phát triển ngoại ngữ đã trở thành bộ phận tất yếu của chiến

lược con người cho tương lai ở mọi quốc gia

Việt Nam đang đứng trước thách thức to lớn có tính chất sống còn trong lịch

sử : phải tìm ra con đường sáng tạo để có thể hội nhập vào khu vực và thế giới, thựchiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, xây dựng, phát triển đất nướctrong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin Với bối cảnh đó, ngoại ngữ đã có một vaitrò, vị trí mới về chất Đó là:

- Thực sự trở thành công cụ giao tiếp cần thiết, phương tiện thông tin nhạy bén

1 Tình hình giảng dạy và học tập môn tiếng Anh:

Cùng với cả nước, việc học Tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị trong 10 năm trở lạiđây đã khởi sắc và có những tiến bộ rõ rệt

Nhìn chung, chất lượng dạy học của giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu nộidung chương trình giảng dạy Hầu hết giáo viên đều yêu nghề, nhiệt tình trong côngtác cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh.Liêntiếp trong nhiều năm qua, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã tổ chức các đợt tập huấn thaysách giáo khoa cũng như bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên Tiếng Anhtoàn tỉnh nên tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực,

Trang 17

cùng với các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị, khả năng dạy học củagiáo viên ngày càng được nâng lên về chất.

Về phía học sinh, Tiếng Anh là một môn học khó đối với đa phần học sinh.Song do nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này đối với xã hội, đối với bảnthân, các em đã cố gắng nhiều và có thái độ động cơ học tập đúng đắn Việc học TiếngAnh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội Chất lượng học tậpđại trà ngày càng được cải thiện rõ rệt

Trong các kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi, đội tuyển học sinh Tiếng Anh củatỉnh đã đạt được những thành tích rất đáng khen ngợi Năm nào cũng đạt được giải vànhững năm sau này số giải càng nhiều so với tổng số học sinh dự thi Tuy chưa có giảiNhất nhưng đó đã là một kết quả đáng phấn khởi

Về cơ sở vật chất: Một số trường trọng điểm đã xây dựng được phòng học bộmôn Tất cả các trường đều đảm bảo thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy họctối thiểu môn Tiếng Anh Đối với khối các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, hệ thống vănbản pháp qui tương đối đầy đủ để làm căn cứ và hướng dẫn việc thực hiện việc dạyhọc tiếng Anh ở các Trung tâm, các Cơ sở ngoại ngữ Bên cạnh các Trung tâm củaNhà nước, đã có nhiều cơ sở tư nhân tham gia đào tạo ngoại ngữ cho học sinh, sinhviên và nhân dân

2 Nguyên nhân của việc dạy tiếng anh chưa hiệu quả:

Thực tế hiện nay, hiệu quả việc dạy học Tiếng Anh vẫn còn là một vấn đề cầnphải tiếp tục suy nghĩ Chúng tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân sau:

a

Về phía người dạy: giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng

phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưnggiáo viên chỉ có thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phậnhọc sinh Nguyên nhân một phần là do nội dung chương trình sách giáo khoa quá tải,

sĩ số học sinh đông trong một lớp, sức học của học sinh còn hạn chế, một phần do một

số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, quan tâm tìm tòi những phươngpháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng, hiệu quả dạy họccủa bộ môn này chưa thật sự như mong muốn Qua thanh, kiểm tra cho thấy có rấtnhiều tiết học học sinh còn thụ động, giờ học ít sinh động mặc dù giáo viên có quantâm đến việc tổ chức các hoạt động học tập để phát huy sự hoạt động tích cực, sáng

Trang 18

tạo của học sinh Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hìnhthức, chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng qui trình nên chưa đạthiệu quả cao Các đối tượng học sinh yếu kém chưa được quan tâm đúng mức để tạođiều kiện cho các em vươn lên Một bộ phận giáo viên phát âm Tiếng Anh còn chưachuẩn xác, sai sót kiến thức cơ bản Đây là một vấn đề đòi hỏi sự tự bồi dưỡng khôngngừng của bản thân mỗi thầy cô giáo vì không thể có một khóa bồi dưỡng chuyên đềngắn hạn nào có thể giúp giáo viên giải quyết nhược điểm này.

b Về phía học sinh: bên cạnh những học sinh có hứng thú học ngoại ngữ vẫn

còn không ít học sinh cảm thấy không thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong việchọc bộ môn này Tiếng Anh là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và cũng

là môn thi bắt buộc vào trường chuyên Mặc dù là môn thi quan trọng, nhưng rất nhiềuhọc sinh vẫn học lệch, học đối phó hoặc chủ quan dẫn đến mất căn bản, học kém và do

đó không đạt kết quả trong các kỳ thi Đa phần học sinh ở nông thôn không có điềukiện tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh hay Internet để họconline Chương trình học thì nặng và khô khan nên phần nào gây sự chán nản và bỏmặc Sự quan tâm của gia đình còn rất hạn chế Do đó, chất lượng học đại trà, đặc biệt

ở các trường thuộc nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa cao

Chương trình, sách giáo khoa quá tải, nhất là đối với các khối từ khối 8 trở lên

Vì vậy, để truyền tải hết nội dung sách giáo khoa theo phân phối chương trình, giáoviên không thể đi sâu giảng kỹ Sách giáo khoa mới chú trọng vào việc rèn luyện các

kỹ năng, nhưng thực tế thi cử lại chú trọng vào ngữ pháp và kỹ năng đọc nên phần ngữpháp của học sinh không sâu Thêm nữa, khác với các quốc gia khác, ở Việt Nam, môitrường vận dụng ngoại ngữ còn rất hạn chế, do đó học sinh không có điều kiện để rènluyện kỹ năng

c.

T rang thiế t bị , đồ dù ng dạ y họ c: Thiết bị dạy học cần thiết như băng, đĩa

máy cassette hầu hết các trường đều có trang bị Tuy nhiên còn rất nhiều trường, máycassette hư hỏng hoặc chất lượng sử dụng không tốt dẫn đến việc giáo viên phải đọccho học sinh nghe hoặc chất lượng nghe không tốt trong giờ luyện nghe TiếngAnh Sách tham khảo, các loại từ điển và các sách công cụ khác trong thư viện chưaphong phú Phòng học bộ môn Tiếng Anh có được trang bị nhưng chỉ mới ở một sốtrường và hiệu quả sử dụng của các phòng này cũng chưa cao

Trang 19

Nhìn chung trang thiết bị dành cho việc giảng dạy tiếng Anh còn nghèo nàn vàchưa được sử dụng tốt.

Dựa vào hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng Tiếng Anh, các tổ bộmôn rà soát lại sách giáo khoa, làm tinh gọn các nội dung để giảm quá tải bài, soạn lạinội dung giảng dạy thống nhất trong tổ trước khi đưa vào giảng dạy Việc Bộ GD-ĐTđưa ra chuẩn kiến thức đã tạo thuận lợi rất nhiều cho giáo viên trong việc soạn giảng.Nhưng giáo viên vẫn có xu hướng bám sát sách giáo khoa bởi vì như thế giáo viênkhông phải đầu tư nhiều Cần phải yêu cầu giáo viên năng động, tích cực hơn để thựchiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình

3.2 Trong giờ học, người thầy phải là người quản lý, phải chịu trách nhiệm hìnhthành tình huống để phát huy hoạt động giao tiếp Ví dụ dạy chủ đề mua bán, ngườithầy phải gợi ra tình huống cụ thể như hỏi giá, bình phẩm hàng hoá… rồi lùi vào mộtgóc lớp học để quan sát học trò “mua bán” Trong khi học sinh giao tiếp, người thầylại đóng vai trò cố vấn, giúp người học vượt qua khó khăn khi sử dụng từ, hướng dẫncho họ phối hợp lời nói và hành vi giao tiếp Sau mỗi tình huống, người thầy lại đóngvai trò người đánh giá, không phải phát hiện lỗi sai của người học để trừng phạt, màphát hiện lỗi sai của chính mình trước Người thầy sẽ nhìn thấy nhược điểm giảng dạy,

kể cả lỗ hổng kiến thức của chính mình qua mức độ thành công hay thất bại trong giaotiếp của người học

Trang 20

3.3 Nên dạy bằng cách hỏi chứ không dạy bằng cách kể Thay vì kể cho ngườihọc nghe cách bảo vệ môi trường như thế nào, giáo viên có thể cho học sinh quan sátmột vài bức tranh khác nhau về sự ô nhiễm môi trường rồi hỏi “Các em nghĩ xem làmthế nào để môi trường của chúng ta xanh, sạch đẹp hơn?” Dĩ nhiên người học cần có

sự giúp đỡ để đi tới câu trả lời đúng nhưng làm như vậy người học vừa học được cáchlập luận, vừa tạo ra được ý nghĩa riêng của mình Đây được gọi là “sự khám phá cóhướng dẫn” Bên cạnh đó giáo viên cần phải nêu ra những câu hỏi có trình độ cao hơnbuộc người học phải lập luận Chẳng hạn, hãy hỏi những câu hỏi thuộc loại “Sẽ cóchuyện gì xãy ra nếu…?” hoặc ra những bài tập đòi hỏi người học phải có tư duy sángtạo, phải giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, hình thành ý kiến …

3.4 Học sinh cần phải chịu trách nhiệm về việc học của bản thân mình Ngoài ra,nên để học sinh tự đánh giá hơn là giáo viên đánh giá Có ý kiến cho rằng các bài kiểmtra của giáo viên sẽ khuyến khích học sinh học vẹt và học vì điểm hơn là thực sự học

và phát triển bản thân Sự đánh giá của giáo viên cũng có thể làm cho học sinh sợ hãi

và khó có thể tiến bộ được Phải chăng chúng ta nên yêu cầu học sinh tự đánh giá bàilàm hoặc phần việc của mình, và chỉ đưa ra đánh giá của giáo viên nếu việc tự đánhgiá đó chưa thoả đáng

Để học một cách có ý thức, người học không những cần phải biết mình sẽ phảithực hiện nhiệm vụ gì và kỹ năng dùng để thực hiện nhiệm vụ đó (ví dụ như học ngoạingữ phải tra từ điển và kỹ năng tra từ điển như thế nào cho hiệu quả) mà còn tự mìnhthực hiện những kỹ năng đó để ngày càng thành thạo trong việc sử dụng những kỹnăng học tập Những kỹ năng cần nắm vững là:

- Kỹ năng sử dụng từ điển

- Kỹ năng sử dụng thư viện

- Kỹ năng sử dụng những phương tiện nghe-nhìn

- Kỹ năng nghe-nói

- Kỹ năng đọc hiểu

- Kỹ năng viết-ghi chép

- Kỹ năng dự thi

Trang 21

3.5 Để đạt được mục đích giảng dạy tiếng Anh theo hướng giao tiếp, những giờtrên lớp, giáo viên phải chú ý tăng cường vốn từ vựng hơn là tăng cường phân tích ngữpháp (vì mục đích của chúng ta không phải đào tạo ra những “cuốn sách ngữ pháp biếtđi”), chú trọng vào kỹ năng nghe-nói chứ không phải đọc-viết và đặc biệt chú trọngviệc phát âm.

Trong lớp học cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng tiếng mẹ đẻ Ngoài ngônngữ bằng lời (verbal language), người thầy nên sử dụng cử chỉ, điệu bộ (bodylanguage) của mình để giúp người học hiểu bài Mọi hoạt động trên lớp phải thể hiệnđược quy trình giao tiếp Ai giao tiếp? Trò chứ không phải thầy Người thầy sẽ trởthành nhân tố tạo điều kiện cho người học giao tiếp

3.6 Thường xuyên tổ chức hội thảo, các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình

độ cho giáo viên Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có cơ hội thực hành tiếng trongmôi trường bản ngữ Tìm phương hướng cấu tạo một khoá học mang tính đổi mớinhưng phù hợp với điều kiện của Tỉnh nhà và phản ánh được hình ảnh của thế giới.Tiến đến xu hướng kiểm tra, đánh giá hiện đại

Giáo viên tăng cường việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để đápứng yêu cầu giảng dạy theo Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốcdân giai đoạn 2008-2020 cũng như chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiếng Anh trườngTHCS và THPT Cụ thể : đối với giáo viên dạy THCS phải có trình độ năng lực TiếngAnh tương đương bậc 4 (B2) và bậc 5 (C1) trở lên đối với giáo viên THPT của KhungTham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu Sở GD-ĐT sẽ kết hợp với một tổ chứcquốc tế có uy tín hoặc một trường đại học để khảo sát năng lực của toàn bộ giáo viênTiếng Anh trong năm học đến

Tất các trường phải trang bị thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Anh có chấtlượng tốt Đầu tư xây dựng phòng học bộ môn ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu giảng dạytrong tình hình mới

Sắp xếp lại các cơ sở ngoại tin học và thành lập các Trung tâm ngoại tin học đủ điều kiện Tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy-học ngoại ngữ-tinhọc, thanh tra, kiểm tra thường xuyên và định kỳ theo qui định

Trang 22

ngữ-Trên đây là một vài nhận định về thực trạng và một số giải pháp đề xuất thựchiện để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh, sinh viên và nhândân ở tỉnh Quảng Trị Rất mong ý kiến đóng góp của các quý thầy cô giáo.

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Trang 23

VIỆC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ 2020 TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN:

THỰC TRẠNG, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Trong thời đại toàn cầu hóa, vai trò của ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh ngàycàng được khẳng định là một công cụ quan trọng Việc Bộ GD&ĐT chọn Ngoại Ngữ

là 1 trong 3 môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc cũng minh chứng cho điều này Tuynhiên, một thực tế là chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trong các trường phổthông còn nhiều bất cập Kết quả trong kì thi tốt nghiệp THPT năm vừa qua khá thấtvọng, đặt ra nhiều câu hỏi cần giải đáp

Đối với trường THPT chuyên Lê Quý Đốn, mặc dù là trường trọng điểm vềchất lượng của tỉnh nhà, học sinh sinh chuyên có những thuận lợi nhất định như: sốlượng học sinh trong lớp không quá đông, có sự hỗ trợ của tình nguyện viên, mặt bằngnhìn chung cao hơn các trường trong tỉnh, nhưng trong quá trình thực hiện đề án,chúng tôi cũng gặp phải những khó khăn sau:

- Về phía học sinh:

+ Nhiều học sinh thấy Tiếng Anh là môn học khó vì là tiếng nước ngoài, từ đónảy sinh tâm lý sợ học môn Tiếng Anh, hoặc chỉ học đối phó ở trên lớp, trong khi mônhọc này đòi hỏi sự chịu khó và đầu tư nhiều thời gian Học sinh khối 12 đa số tập trungvào học các môn thi đại học, không quan tâm đến Tiếng Anh hoặc có tâm lý “thi đỗđại học rồi tính sau”

+ Thông thường khi nói đến HS chuyên, chúng ta có ý nghĩ đó là những HSgiỏi Nhưng không, đa số các em chỉ giỏi môn chuyên của mình, còn các môn còn lại

có khi các em rất yếu HS trường chuyên đến từ khắp các huyện thị trên địa bàn toàntình chứ không chỉ ở Đông Hà, vì thế nhiều em do thiếu điều kiện học tiếng Anh, khivào trường gặp rất nhiều khó khăn Thực tế, học sinh các lớp chuyên Sử, Địa, Tin,Sinh đa phần mất gốc Các lớp còn lại thì có sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm đầu vànhóm cuối khiến cho việc dạy cũng như kiểm tra đánh giá rất khó khăn

+ Do thiếu môi trường thực hành tiếng nên HS không có điều kiện thực hànhcủng cố, từ đó dẫn đến việc thiếu động lực cho môn học này

- Về chương trình học:

Trang 24

+ Chương trình SGK mới hay nhưng khó, với những học sinh đã mất gốc thìkhông thể theo được Các bài đọc thì rất dài và nhiều chủ đề mang tính chuyên môncao Cụ thể: SGK 10: U2 (reading), U3 (culture), U7 (reading), SGK 11: SGK 12: U3(reading), U4 (reading), U5 (reading)… Các tiết ngôn ngữ hầu như không thể đi hếtnội dung trong vòng 45 phút Nhiều chủ điểm ngữ pháp quan trọng nhưng không cóthời gian ôn lại mà chì nhắc thoáng qua, vì vậy kết quả phần thực hành ngôn ngữkhông tốt như mong đợi Chương trình thiết kế tập trung thực hành được cả 4 kỹ năng

là tốt, nhưng ví dụ phần viết, có những nội dung không thể gói gọn trong 1 tiết học, ví

dụ viết báo cáo, viết mô tả sơ đồ biểu bảng, bài luận Đa số HS, ngay cả HS chuyêncũng cần luyện tập trong hàng tháng trời mới nắm bắt được Vậy nên thông thườngvào tiết viết, HS chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” mà không có thời gian thực hành trênlớp Giao bài về nhà thì hầu như các em không làm vì còn phải chuẩn bị bài cho tiếttiếp theo và còn nhiều môn khác nữa

+ Do SGK mới được đưa vào sử dụng chưa lâu nên các nguồn tham khảo chưanhiều, đặc biệt là các bài tập mở rộng Với HS khối 12, đề thi THPT Quốc gia khôngkiểm tra kỹ năng nghe, nói, thậm chí phần viết cũng chỉ một vài câu trắc nghiệm đơngiản nên HS chỉ chú tâm học đế thi đỗ chứ không phải học để sử dụng Tâm lý nàythậm chí cũng ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ HS khối lớp 10 và 11, đặc biệtcác em có lực học non Các em chỉ chú tâm vào các tiết đọc và ngôn ngữ để hy vọnglàm được bài kiểm tra cuối kỳ, còn các tiết kỹ năng khác các em không muốn học

- Về phía giáo viên:

+ Mặc dù đa số GV luôn nỗ lực tìm tòi để nâng cao chất lượng dạy và học,nhưng vì chương trình mới nên cần thêm thời gian để thầy cô có thể rút kinh nghiệm

từ những giờ dạy trước và hoàn thiện hơn giáo án của mình

+ Như đã nói ở trên, tài liệu tham khảo, đặc biệt là các bài đọc cũng chủ đề, chủđiểm với SGK mới chưa nhiều nên việc thiết kế bài kiểm tra rất mất nhiều thời gian Ởtrường chúng tôi, phần lớn GV phải tự soạn lại từng câu hỏi kiểm tra dựa trên ngữ liệutrong SGK Vì muốn nội dung thật sát với chương trình, chúng tôi khá vất vả trongviệc chọn lựa bài đọc và thiết kế lại câu hỏi cho phù hợp với trình độ của HS

Trên cơ sở những vướng mắc trên, tổ Ngoại ngữ trường THPT chuyên Lê QuýĐôn có những giải pháp sau:

Trang 25

- Xây dựng các mô hình học tập đa dạng để khuyến khích các em sử dụng tiếngAnh Một hoạt động mà năm vừa qua chúng tôi triển khai và được sự hưởng ứng rấtnhiệt tình của các HS là câu lạc bộ Tiếng Anh do các em chủ trì GV chỉ tham gia vớivai trò cố vấn Đây là một sân chơi lành mạnh và ý nghĩa, khuyến khích được vai tròdẫn dắt của các HS giỏi và nâng cao tự tin cho những HS nhút nhát.

- Đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá để tạo động lực cho HS Ví dụ ởnhững lớp khá, nhóm HS tự chọn chủ điểm trong bài học và chuẩn bị các bài nói theocác chủ điểm đó Thường thì các em trình bày dùng Powerpoint và làm rất tốt Phầntrình bày này GV cho điểm nói hoặc điểm miệng Hình thức học này vừa giúp các emnắm bắt nội dung dễ dàng hơn, sâu rộng hơn vừa tạo hứng thú cho người học, khi màcác em là người kiểm soát thông tin chứ không phải giáo viên

- Nâng cao động lực cho HS bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoạingữ trong cuộc sống hàng ngày Cho các em chơi những trò chơi gắn với môn chuyênnhưng sử dụng tiếng Anh, ví dụ giải toán, giải các câu đố Hóa học bằng Tiếng anh.Thông qua các hoạt động này, các em vừa có thể sử dụng kiến thức môn chuyên đểhọc tiếng, vừa giúp các em thấy được sự gắn bó giữa môn học của mình với TiếngAnh

- Tổ tạo tài khoản mega để các thành viên tiện chia sẻ đề kiểm tra, sách thamkhảo và các nguồn khác Tích cực khai thác trí tuệ tập thể để cao chất lượng công việccủa mỗi cá nhân

- Tổ chuyên môn chúng tôi cũng tích cực phối hợp với các tổ chức tình nguyện

để đưa các tình nguyện viên nói Tiếng Anh về dạy tại trường 2 năm học vừa qua, mỗibài học, HS trường chuyên đều có 1 tiết nói với người bản xứ Các em tỏ ra hứng thúhơn khi có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài

Trên đây là một số chia sẻ của trường chúng tôi đến hội thảo Xin chân thànhcảm ơn

LÊ NGỌC TRANG THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Trang 26

BÁO CÁO VỀ CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐÔNG HÀ QUẢNG TRỊ

Kể từ đầu năm học 2016-2017, mô hình Câu lạc bộ Tiếng Anh đã được tổ chứctại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đông Hà Quảng Trị Câu lạc bộ được tổ chứcvào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng, do lần lượt 3 lớp 12 Anh, 11 Anh và 10 Anhchịu trách nhiệm về mặt nội dung và các hoạt động trong mỗi buổi sinh hoạt Đốitượng tham gia sinh hoạt câu lạc bộ là tập thể 3 lớp chuyên anh và các học sinh yêuthích môn học Tiếng Anh Trong học kì 1 năm học 2016-2017 này, câu lạc bộ đã tổchức được 3 số vào tháng 10/2016, tháng 11/2016 và tháng 1/2017 Qua một học kìhoạt động, mặc dù không tránh được một vài hạn chế cần khắc phục, câu lạc bộ TiếngAnh đã đạt được những kết quả nhất định

Kết quả 1: Đoàn kết và chia sẻ

Một buổi sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh là một cơ hội để 3 lớp chuyên anh gặpmặt, trao đổi, chia sẻ và học tập lẫn nhau Trong một buổi sinh hoạt câu lạc bộ sẽ cónhững trò chơi tập thể liên quan đến chủ đề của tháng, nhờ đó, học sinh tham gia trướchết sẽ có kỹ năng hoạt động nhóm, chia sẻ thông tin, sau đó sẽ làm quen và có thể chia

sẻ tài liệu học tập trong thời gian tiếp theo sau câu lạc bộ

Kết quả 2: Rèn luyện kỹ năng sống

Nội dung và các hoạt động trong mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ đều do học sinhhình thành ý tưởng, lên kịch bản và chủ động tổ chức Học sinh cũng là người lựa chọnchủ đề của tháng Do đó, học sinh hoàn toàn chủ động, sáng tạo Hơn nữa, qua nhữngbuổi sinh hoạt câu lạc bộ, học sinh được rèn luyên kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năngnói trước đám đông, kỹ năng phân bố và quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp liên nhân,

kỹ năng thuyết phục và kỹ năng tìm kiếm thông tin Đây là những kỹ năng cần thiếtcho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12, để chuẩn bị bước vào môi trường đại học

Kết quả 3: Yêu thích môn học

Tham gia câu lạc bộ, học sinh được tiếp cận với Tiếng Anh qua một kênh mới,hoàn toàn khác với những tiết học trên lớp Học sinh có thể chủ động tiếp nhận từ bạn

bè những từ vựng, những cụm từ của cùng một chủ đề, hay những cấu trúc, những câunói thông qua những trò chơi, lời ca tiếng hát Học sinh cũng có cơ hội để tìm hiểu

Trang 27

thêm về văn hóa của các nước nói Tiếng Anh trên toàn thế giới Điều này làm choTiếng Anh thực sự gần gũi hơn, thiết thực hơn với học sinh

Hạn chế 1: Áp lực thời gian

Do học sinh phải chuẩn bị toàn bộ từ nội dung đến hoạt động của câu lạc bộ bêncạnh việc học nền và học chuyên sâu ở trường nên phải chịu áp lực thời gian khá lớn.Tuy nhiên hạn chế này phần nào sẽ được khắc phục bằng cách phân công công việcmột cách chi tiết và cụ thể đến từng cá nhân học sinh

Hạn chế 2: Việc sử dụng Tiếng Việt và sự e ngại

Một số học sinh vẫn chưa sủ dụng hoàn toàn Tiếng Anh trong câu lạc bộ dochưa đủ vốn từ Tiếng Anh để giải thích ý muốn nói Một số học sinh khác còn e ngạitrong giao tiếp bằng Tiếng Anh nên khá dè dặt, chưa mạnh dạn Điều này cần thời gian

để khắc phục Hơn nữa, câu lạc bộ vẫn chưa thu hút được nhiều học sinh ở các lớpchuyên khác tham gia do tâm lý sợ phát âm sai, sợ không hiểu hoặc là do Tiếng Anhkhông phải là môn thi đại học của những học sinh đó

Hạn chế 3: Kinh phí hoạt động

Do không thu phí hoạt động của thành viên nên toàn bộ kinh phí cho mỗi lầnsinh hoạt CLB do Tổ chuyên môn đảm nhận, trích từ kinh phí của Tổ Hội Phụ huynhnhà trường cũng ủng hộ một ít kinh phí Chính vì vậy, kinh phí cho sinh hoạt CLB vẫncòn rất hạn hẹp

Kế hoạch hoạt động tiếp theo: Câu lạc bộ Tiếng Anh trong những kì sinh hoạt

tiếp theo sẽ tập trung nhiều hơn vào chuyên môn, bao gồm những trò chơi ngôn ngữ đểgiúp học sinh học được những cụm từ, thành ngữ thông dụng, có thể sử dụng trong kìthi tốt nghiệp THPT quốc gia và các kì thi học sinh giỏi

Trên đây là một vài ý kiến về những nét tích cực và hạn chế của mô hình CLBTiếng Anh của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG THPT Chuyên Lê Quý Đôn

TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG

Trang 28

TỔ TOÁN

-THAM LUẬN HỘI THẢO CẤP TỈNH

MÔN TOÁN

Tiêu đề:

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG

THPT CỬA TÙNG

Vĩnh Linh, tháng 1 năm 2017

MỞ ĐẦU

Kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2016 - 2017 đã đến gần, chỉ còn

khoảng 4 tháng nữa các em học sinh khối 12 bắt đầu bước vào kỳ thi quan

trọng của mình Đây là kỳ thi vừa xét tốt nghiệp THPT vừa để xét vào các trường Đại học,cao đẳng nên các em đã xác định được mục tiêu của mình để lực chọn các môn thi phù hợp.Được sự quan tâm của BGH và phụ huynh, nhà trường đã tổ chức ôn tập kỳ thi THPT Quốcgia ngay từ đầu năm học nên đến nay nhiều học sinh đã khá tự tin để bước vào kỳ thi vớinhững môn học và tổ hợp đã chọn, nhưng cũng không ít học sinh vẫn chưa có ý thức họctập, chưa thấy được sự quan trọng của kỳ thi nên còn lơ là, ham chơi Đó cũng là lý do mànhững năm trước nhiều em không đỗ tốt nghiệp THPT, đặc biệt có nhiều em bị điểm liệtmôn toán (năm 2015 có 8 em, năm 2016 có 3 em) Để nhìn nhận về thực trạng dạy và họcmôn toán của trường THPT Cửa Tùng đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bộmôn Toán cho tất cả học sinh, đặc biệt là nâng cao chất lượng điểm thi môn Toán trong kỳ

Trang 29

thi THPT Quốc gia năm 2017 Tổ Toán trường THPT Cửa Tùng xin trình bày về tham luận

“Thực trạng dạy và họcmôn Toán và một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT Cửa Tùng”

I.THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN Ở

-Điều kiện kinh tế ở địa phương đang khó khăn, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn

xa nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của các em Nhiều phụ huynh chưa quantâm đúng mức đến sự học của con em mình

-Địa bàn học sinh rất rộng, nhiều em đi xa (xã Vĩnh Thạch, Gio Hải ) ảnh hưởngđến các hoạt động của nhà trường

-Đổi mới thi quá nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh Phương pháp giảngdạy của giáo viên cũng chưa bắt kịp sự thay đổi của Bộ

-Tình trạng không tìm được việc làm sau khi học Đại học, cao đẳng làm chokhông ít học sinh không còn hứng thú với việc học và thi cử

-Tình trạng “sống ảo” trên facebook cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập củahọc sinh

3 Thực trạng dạy và học toán ở trường THPT Cửa Tùng.

-Tổ toán trường có 8 giáo viên, trong đó có 1 đc là Phó Hiệu trưởng Tuổi đời từ

27 đến 41

-Trường có 25 lớp do đó mỗi giáo viên đều dạy từ 3 đến 4 lớp

-Hình thức kiểm tra 45p: Kiểm tra theo đề chung của tổ

-Thực trạng của học sinh khối 10: Một số em có năng lực môn Toán nên chămhọc, tham gia giải Tóan qua mạng internet, các bài kiểm tra đạt kết quả cao Tuy nhiêncòn nhiều em không học, ham chơi, không làm bài kiểm tra hoặc làm một cách sơ sài

do đó có một số em điểm TBM dưới 1,0 Mặc dù giáo viên đã ôn tập kỹ nội dung kiểmtra HK1 nhưng nhiều em vẫn bị điểm kém Cụ thể điểm kiểm tra HK1 của khối 10:

Trang 30

-Với học sinh khối 11: Các em cơ bản đã làm quen với phương pháp học tập ở bậcTHPT Nhiều em đạt kết quả cao trong HK1 Tỉ lệ yếu kém giảm so với khối 10 Cụthể kết quả HK1 như sau:

+Điểm kiểm tra HK1:

-Kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2016:

+Có 294 em dự thi, điểm bình quân môn toán 4,11đ thấp hơn điểm bình quân mônToán toàn tỉnh 0,15đ(Quảng trị 4,26đ)

1.Đối với những học sinh khá giỏi môn toán.

-Ngay từ lớp 10, tổ đã tập hợp học sinh, phân công giáo viên bồi dưỡng kiến thứcnâng cao cho các em

-Tổ thống nhất ra bài tập nâng cao thêm cho các học sinh khá giỏi trên lớp

2.Đối với học sinh yếu kém môn toán.

Trang 31

-Nhà trường đã bố trí học tự chọn bám sát cho cả ba khối lớp đối với môn Toánnên giáo viên có thêm các tiết củng cố kiến thức cơ bản cho học sinh Tổ đã thống nhấtdành 2 tiết tự chọn để ôn tập trước khi kiểm tra 45p.

-Tổ chức dạy phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu kém môn toán (đã thực hiệcđược 3 năm học, mỗi tuần 2 tiết vào chiều thứ 7 hàng tuần) GV lập danh sách, theodõi các buổi học kết hợp với GVCN để quản lí

-Mỗi chương, GV trong tổ đều thống nhất nội dung ôn tập và kiểm tra chung theo

đề của tổ để có sự đánh giá khách quan, công bằng

3.Riêng đối với khối 12.

-Tổ đã tham mưu cho BGH và đã thực hiện phân loại đối tượng ôn tốt nghiệpTHPT Quốc gia Trường đã cho hs đăng ký theo lớp cơ bản, nâng cao Nhờ vậy cáctiết ôn tập kỳ thi THPT Quốc gia có chất lượng và phù hợp hơn đối với từng đối tượnghọc sinh

-Nội dung ôn tập cho kỳ thi THPT QG cũng được tổ thống nhất về các đơn vị kiếnthức cũng như các bài tập ôn tập

-Yêu cầu GV dạy khối 12 lòng ghép nội dung hướng dẫn cách làm bài trắc nghiệmvào các tiết dạy

III MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC CHƯƠNG ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM-GT12 BAN CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KỲ THI THPT QUỐC GIA 016.

1.Những khó khăn chủ yếu mà học sinh gặp phải khi học chương: Ứng dụng của đạo hàm khi kiểm tra, đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm khách quan:

- Đây là chương ứng dụng của các kiến thức được học ở học kỳ II lớp 11 gồm:Giới hạn, liên tục của hàm số, khái niệm đạo hàm, công thức đạo hàm, viết phươngtrình tiếp tuyến, Qua thời gian nghỉ hè đa số các em đều ở nhà phụ giúp gia đình làmkinh tế nên việc các em nhớ nhanh và chính xác các khái niệm, công thức phục vụ choviệc làm kiểm tra trắc nghiệm còn nhiều hạn chế

-Học sinh vẫn sử dụng nhiều thời gian khi làm 1 câu trắc nghiệm vì vẫn theo thóiquen với cách giải tự luận lớp 11 và trong bài 1 tiết vẫn cả 2 phần trắc nghiệm và tựluận

-Với việc phải nhớ nhiều kiến thức, lựa chọn và vận dụng nhanh làm cho các em

dễ nhớ nhầm và nhầm lẫn kiến thức, ví dụ: điểm cực trị, cực trị của hàm số, điểm cựctrị của đồ thị hàm số,

-Nhiều học sinh kỉ năng tính toán, kỉ năng biến đổi biểu thức còn yếu chưa thíchứng được phương thức thi trắc nghiệm khách quan

-Trong từng câu hỏi đã có phương án trả lời và luôn có 1 phương án đúng nênnhiều em sẽ có hướng suy luận làm sao để tìm được phương án đúng hơn là suy nghĩ,giải để tìm ra đáp án ảnh hưởng rẩt nhiều đến tư duy môn Toán của các em Đặc biệttrên mạng ngày càng có nhiều chiêu trò tìm ra phương án đúng chỉ nhờ thao tác bấmmáy

-Các em rất căng thẳng khi làm bài kiểm tra vì kiến thức vận dụng quá nhiều, thờigian làm bài ít Các câu ở cấp độ vận dụng khó tìm ra cách giải và tính đúng kết quảkhi thời gian bị khống chế (Căn cứ đề kiểm tra một tiết, đề kiểm tra kì I, đề minh họa

và đề thử nghiệm)

2 Một số giải pháp.

-Phân tích rõ cho học sinh cách thi mới, các yêu cầu cần đạt trước khi thi, tạo sựchuyển biến trong nhận thức của các em

Trang 32

-Dành tiết ôn tập, tự chọn đầu năm để ôn tập, hệ thống các kiến thức về đạo hàm

đã học lớp 11 để học chương ứng dụng

-Dành thời gian yêu cầu học sinh nắm chắc và đầy đủ các khái niệm, đưa câu hỏitrắc nghiệm cho phù hợp, qua các phương án nhiễu giúp các em phân biệt và nhớchính xác các khái niệm liên quan đến hàm số, đồ thị hàm số

-Rèn luyện kỉ năng tính toán, kỉ năng biến đổi biểu thức, kỉ năng tính toán trênmáy tính cầm tay qua các bài toán tự luận và trắc nghiệm khách quan, lưu ý học sinhphân biệt hai cách giải và các yêu cầu tương ứng

-Rèn cách tư duy cho đối tượng khá, giỏi không ỷ lại hoàn toàn vào sự thông minhcủa máy tính trừ các bài toán cho phép làm ngược nhanh hơn Trên cơ sở có sự phânloại học sinh theo năng lực, giáo viên có các yêu cầu phù hợp đặc biệt là đổi tượngdưới trung bình, tăng cương làm đề trắc nghiệm để hình thành, tạo thói quen và có tâm

lý tự tin khi làm kiểm tra trắc nghiệm

-Rà soát toàn bộ chương trình ôn tập khối 12 để phân phối các nội dung một cáchhợp lí cho các đối tượng học sinh đã phân loại (CB,NC) Thống nhất nội dung ôn tậptrong toàn tổ

Để chất lượng bộ môn Toán ngày càng cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhàtrường, phụ huynh và giáo viên bộ môn, sự nỗ lực phấn đấu của học sinh Sự đánh giánăng lực học tập tương đối sát thực giữa các cấp học cũng giúp học sin có ý thức họctập hơn

V.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

-Tổ chức thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp để học sinh có ý thức học tập hơn và

có cơ sở đánh giá đầu vào Số lượng chỉ tiêu cần xem xét thực tế địa phương để giao

số lương cho từng đơn vị

-Không so sánh tỉ lệ văn hóa, hạnh kiểm giữa các đơn vị và không căn cứ sự sosánh đó để xét các danh hiệu thi đua để tránh hiện tượng chạy theo thành tích giữa cácđơn vị trên địa bàn tỉnh Cần so sánh v2 đánh giá kết quả giữa các đơn vị trong các kỳthi có tổ chức từ cấp tỉnh trở lên để đánh giá, xét các danh hiệu thi đua

-Sở cần tổ chức khảo sát chất lượng môn toán khối 9, 10 ở một vài đơn vị để cócác giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán

-Cần có sự đánh giá khách quan, chính xác ở các cấp học dưới để học sinh, phụhuynh biết được trình độ, năng lực của con em mình nhằm giúp học sinh và phụ huynh

có kế hoạch bổ sung kiến thức một cách kịp thời

Cửa Tùng, ngày 18 tháng 01 năm 2017

TTCM Nguyễn Quang Hưng

TRƯỜNG PTDTNT TỈNH

Trang 33

- Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường.

Tổ Ngoại ngữ Trường PTDT nội trú tỉnh đã tiến hành sinh hoạt tổ chuyên môn, thảo luận lấy ý kiến học sinh đã đưa ra một số đánh giá và giải pháp như sau:

I Đánh giá:

- Chất lượng học bộ môn của học sinh trường nội trú chưa cao do đặc thù học sinh là dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào theo khảo sát đầu năm còn thấp, 80% dưới điểm trung bình.

- Ngoại ngữ là bộ môn phải rèn luyện hàng ngày, song đối với các em học sinh trường dân tộc nội trú thì chưa có thói quen như thế, các em chỉ học khi nào có tiết học ở lớp còn về nhà các em không sử dụng, chưa kể 3 tháng hè các em bỏ quên – không có sách giáo khoa để tự học ở nhà.

- Hơn nữa những năm trước đây học sinh được thi môn thay thế trong kì thi TNTHPTQG, tư tưởng học sinh vẫn được thay thế trong những năm tiếp theo nên các em không chụi khó học.

- Về đề kiểm tra học kì I năm học 2016 – 2017:

+ Giáo viên đã hướng dẫn ôn tập phù hợp nội dung chủ đề, bám sát SGK + Đưa ra đề của những năm gần đây để học sinh tham khảo, làm quen + Học sinh được hướng dẫn cụ thể để học sinh làm quen nhiều dạng bài tập khác nhau.

Kết quả: Do khả năng vận dụng của học sinh còn hạn chế, nhanh quên, từ vựng

ít nên kết quả còn thấp.

II Giải pháp và kiến nghị:

- Tăng cường số giờ phụ đạo, hiện tại mỗi tuần học sinh được học phụ đạo 01 tiết bắt đầu học kì II.

- Có kế hoạch dạy phụ đạo rõ ràng, thống nhất chương trình trong toàn tổ.

- Sưu tầm đề thi TNTHPTQG theo dạng mới để học sinh làm quen.

- Động viên, khích lệ tinh thần học tập, tạo hứng thú cho các em.

- Tăng cường kiểm tra bài cũ, hướng dẫn học sinh học bài mới cụ thể sau mỗi tiết học.

III Đánh giá ưu điểm, hạn chế và định hướng triển khai cộng đồng học tập môn ngoại ngữ thông qua việc xây dụng câu lạc bộ Tiếng Anh:

 Ưu điểm: Những học sinh thích học Tiếng anh đều húng thú với các hoạt động ngoại khóa bằng Tiếng Anh

 Hạn chế:

- Số lượng học sinh tham gia ít.

- Nhiều học sinh còn rụt rè, khả năng từ vựng ít.

- Chưa chụi khóc học, nhanh quên.

- Chưa vận dụng được vào ngữ cảnh nói.

Trang 34

Trên đây là một số đánh giá và giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng anh của trường PTDT nội trú Tỉnh Kính mong quý thầy cô và đồng nghiệp góp

ý để chất lượng bộ môn của trường được nâng cao.

Xin chân thành cảm ơn.

Thị xã Quảng Trị ngày 16 tháng 02 năm 2017

Trong quá trình dạy học tiếng Anh THPT, đặc biệt là khối 12, tôi nhận thấy một số vấn

đề như sau:

- ngoại trừ những học sinh định hướng thi vào khối D, hầu hết các em đều học tiếng Anh với mục đích qua điểm liệt Mà với 1 môn học thi 100% trắc nghiệm như tiếng Anh, theo nhận xét của các em thì việc qua điểm liệt là quá dễ dàng Đa số học sinh không ý thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh Ở khu vực nông thôn như huyện Hải Lăng, tiếng Anh hầu như không được ứng dụng vào thực tiễn Do đó với các học sinh định hướng vào khối A, B, hay C, tiếng Anh mặc dù có thể cần thiết cho tương lai nhưng hầu như không đóng một vai trò nào trong kỳ thi vào đại học sắp tới Các em dành nhiều thời gian hơn cho việc học các môn chuyên sâu, không tập trung vào việc học tiếng Anh

- có rất nhiều học sinh vào cấp 3 nhưng khả năng tiếng Anh vô cùng hạn chế, có thể nói là mất gốc, dẫn đến không thể theo kịp giáo trình mới, vốn dĩ đã khá khó với lượngkiến thức cần truyền tải lớn nhưng thời gian lên lớp có hạn

- tình trạng một số trường học sách thí điểm, một số trường học sách cũ dẫn đến sự không thống nhất trong chương trình Trong kỳ thi sắp tới, học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia học sách mới nhưng có thể phải ôn cả sách cũ, gây ra quá tải bởi tiếng Anh không phải là môn duy nhất mà các em phải ôn luyện

- không giống các môn học khác như toán giải theo công thức phương trình, văn ôn những tác phẩm cụ thể; tiếng Anh là ngoại ngữ, mà ngôn ngữ thì không có giới hạn cụ thể nào Nắm vững ngữ pháp tiếng Anh, học sinh chưa chắc đã đạt điểm cao, bởi vốn

từ vựng mà các em học được lại có khả năng không có trong đề thi Rất nhiều các từ, cụm từ trong các bài tập đọc hiểu, trắc nghiệm chưa từng xuất hiện trong chương trình hay sách giáo khoa THPT, hiển nhiên là những học sinh không học thêm chuyên sâu vào bộ môn tiếng Anh sẽ không làm được Ngay cả bản thân giáo viên ôn luyện cho học sinh cũng không dám chắc những gì mình dạy sẽ được bao nhiêu phần trong đề

- tình trạng quá tải trong học sinh THPT cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tiếngAnh của các em Một học sinh bình thường nếu muốn thi đại học phải nắm vững và chuyên sâu 3 môn khối mình thi, Toán, Văn, Tiếng Anh, và 3 môn thuộc khối tự

Trang 35

nhiên/ xã hội mà các em lựa chọn Mặc dù trong các nhóm môn đó sẽ có sự trùng lặp, nhưng lịch học của các em vẫn sẽ dày đặc, bao gồm cả học chính khóa, học thêm nâng cao, học phụ đạo… dẫn đến việc lơ là hoặc chậm tiếp thu một số môn.

- đề thi các môn Toán, Lý,… có phần ra riêng cho học sinh học sách nâng cao, còn đề môn tiếng Anh thì một đề chung cho tất cả các loại sách, tất nhiên sẽ dẫn đến sự khập khiễng

- thực tế trong dạy học, giáo viên được yêu cầu dạy theo định hướng giao tiếp, nhưng thi lại là thi trắc nghiệm Có thể nói là dạy một đường, thi một nẻo Cách biệt giữa học

và thi quá lớn, thời gian lại có hạn Giáo viên không thể vừa đáp ứng hoàn toàn về mặtphương pháp và chương trình , vừa ôn tập sâu sát cho các em Thực tế mà nói, học ở trung tâm Tiếng Anh một tháng, học sinh chuyên tâm vào thì sẽ tiến bộ hơn cả một năm ở trên ghế nhà trường, bởi người ta cần bổ sung kỹ năng nào thì học kỹ năng đó,

và học cái gì thi cái đó Luyện nghe sẽ thi nghe, luyện đọc thi đọc, luyện giao tiếp sẽ thi giao tiếp Còn ở trường THPT, học sinh học tổng hợp nghe nói đọc viết, nhưng thi thì thi trắc nghiệm, 3 trong số 4 kỹ năng mà các em học đã không được áp dụng vào bài thi, nghĩa là ¾ thời gian học tiếng Anh là không liên quan đến thi tốt nghiệp

- bên cạnh nhưng nguyên nhân khách quan tất nhiên cũng có thể do nguyên nhân chủ quan: một số học sinh ham chơi, lười học, phương pháp dạy của thầy cô chưa phù hợp với học sinh

II Đề xuất kiến nghị

Với thực trạng trên, tôi xin mạnh dạn góp ý cho bộ môn tiếng Anh như sau:

- Thứ nhất, hoặc là thống nhất chương trình học tiếng Anh trên toàn quốc, hoặc là phải

ra đề riêng cho từng đối tượng: sách cơ bản, sách nâng cao, sách cũ, sách thí điểm

- Đề thi phải có khoảng 80% bám sát vào nội dung sách giáo khoa, đặc biệt chú ý vào phần đọc hiểu và từ vựng

- Cần thống nhất giữa nội dung thi và phương pháp dạy Nếu dạy theo định hướng giaotiếp thì thi theo định hướng giao tiếp, dạy theo định hướng trắc nghiệm thì thi theo định hướng trắc nghiệm

- Cần giảm tải môn thi TN cho học sinh Giáo dục phát triển toàn diện không có nghĩa

là ôm đồm, cái gì học sinh cũng phải biết, chọn lĩnh vực nào thì phải thi tất cả các môncủa lĩnh vực đó Kiến thức là vô hạn nhưng khả năng ghi nhớ của con người là có giới hạn

- Thay vì liên tục tập huấn đổi mới phương pháp cho giáo viên tiếng Anh, liên tục thayđổi chương trình, chủ trương, và phương án thi, cần phải có một phương án thống nhất, chắc chắn, hợp lý để cả giáo viên lẫn học sinh có thời gian kịp thích nghi Nếu trong sinh hoạt, con người đột ngột thay đổi thói quen, hay thời tiết thay đổi thì sẽ sinhbệnh; trong học tập cũng vậy Những năm qua giáo dục Việt Nam nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng không ngừng cải cách, cải cách quá nhiều nhưng chất lượng không tăng lên mà còn giảm sút là một phần vì lý do đó Học sinh có tiềm năng đến mấy nhưng không thích nghi được với cách học, cách ra đề thì tiềm năng ấy cũng sẽ mai một

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI MÔN TIẾNG

ANH

KỲ THI THPT QUỐC GIA 2017

I Đặt vấn đề

Trang 36

Mặc dù từ lâu tiếng Anh đã được giảng dạy như một môn học bắt buộc ở các trường phổ thông cũng như các trường Cao đẳng và Đại học trên cả nước, song vẫn có thể nói đây là bộ môn chưa được phát triển ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Trị nói riêng Việc giảng dạy tiếng Anh hiện nay đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp và kỹ thuật giảng dạy của giáo viên dạy tiếng Tuy nhiên, tình hình thực tế đào tạo tại các trường Cao Đẳng và Đại học hiện nay cho thấy có những lý do và những khó khăn nhất định khiến các giáo viên dạy tiếng khó tiếp cận được với bộ môn để

có thể nâng cao phương pháp giảng dạy của mình.

II Thực trạng dạy và học tiếng Anh tại trường THPT Hướng Hóa trong những năm qua.

1 Điều kiện dạy và học

Điều đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất ở một lớp học tiếng Anh hiện nay là sĩ số học sinh Một lớp học thông thường không dưới 40, có lớp lên đến 50, 60 Con số này thường làm cho các nhà giáo học pháp phải đau đầu và là một trong những câu hỏi khó trả lời nhất trong hệ thống FAQs (Frequently Asked Questions): “ How do I divide the class into pairs?” (Marc Helgesen, et.al.,1999: page 16)

Bên cạnh đó phương tiện nghe nhìn trong các lớp học ngoại ngữ còn quá nghèo nàn Đa số các phòng học chưa được trang bị video hay máy ghi âm…vì vậy chưa thu hút được người học đến với môi trường bản ngữ, chưa đưa được thực tiễn cuộc sống vào trong lớp học.

2 Thái độ học tập của học sinh:

+ Trình độ ngoại ngữ của học sinh còn yếu lại không chịu

khó học nên nhiều khi lên lớp giáo viên thường độc thoại là chính

+ Biểu hiện rõ nhất là vốn từ Tiếng Anh của học sinh còn nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp , không phát âm chuẩn

kỹ năng tạo lập văn bản ( nói , viết ) chưa đạt yêu cầu và kỹ năng nghe còn kém nên một bộ phận không nhỏ học sinh thường học cho qua chuyện hoặc đối phó Điều này cũng làm cho giáo viên phần nào bị ức chế và không mặn mà trong những giờ học nghe.

+ Một bộ phận học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh nên chưa có đầu tư đúng mức, ít quan tâm đến tình hình kinh tế xã hội, lại chịu tác động bên ngoài

Trang 37

xã hội như các trò chỏi trực tuyến, games, hay dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội hơn là việc học.

+ Đại bộ phận học sinh mất cơ bản về môn Tiếng Anh điều này có thể thấy rất rõ qua các đợt khảo sát đầu năm.

+ Môn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp Tuy nhiên một số học sinh hầu như chỉ tập trung vào các môn học khác, ít chú ý quan tâm trau dồi ngoại ngữ hoặc có tâm lý ngại khó, dựa vào các môn học khác để kéo môn Tiếng Anh lên.

+ Học sinh ít được tiếp cận với các phương tiện như băng hình, máy vi tính hay phòng học ngoại ngữ chuyên dụng Từ đó học sinh ít có điều kiện thực hành làm quen với ngôn ngữ Tiếng Anh chính thống.

+ Học sinh thường hay ngại ngùng khi nói trước đám đông.

Họ không có thói quen tranh luận trong lớp hoặc nêu ý kiến của mình dù đúng hay sai, nhất là khi có mặt thầy cô giáo Tập thể lớp cũng không có thái độ ủng hộ: một bạn đứng lên nói sai, các bạn khác trong lớp thường cười ồ lên hoặc sửa lại một cách châm biếm Hiện tượng này đã làm hạn chế sự tham gia bài học của học sinh.

+ Trong lớp học sinh thường rất hiếu động, nghiêng về mặt tiêu cực hơn là tích cực, việc nói chuyện riêng hoặc phân tán tư tưởng trong giờ học còn rất phổ biến Tác phong này phản ánh rất rõ trong các giờ học tiếng, những giờ đòi hỏi học sinh phải tham gia vào nhiều hình thức luyện tập khác nhau như luyện theo cặp (pairs work), luyện nhóm (group work), hay luyện những kỹ năng đòi hỏi học sinh phải chuyển chỗ, rời chỗ trong lớp… Những bài tập như vậy thường tạo ra sự lộn xộn Và nhiều khi chúng ta cảm thấy hiệu quả kém của một giờ học không phụ thuộc vào kỹ thuật và nhiệt tình lên lớp của giáo viên mà chủ yếu là do thái độ học tập của học sinh.

3 Phương pháp dạy và học

Truyền thống dạy coi bài giảng của thầy chỉ hết khả năng của mình để chiếm lĩnh thời gian trên lớp, còn học sinh thì thu mình lại một cách quá khiêm tốn Cách học như vậy chỉ có thể chấp nhận được đối với nhiều môn học lý thuyết, nhưng học ngoại ngữ lại là một qui trình thực hành học của chúng ta mang xu hướng truyền bá thông tin một chiều: thầy giảng, học sinh ghi chép Học sinh thường phụ thuộc nặng nề vào giáo

Trang 38

viên: đến lớp chờ thầy nói, ghi lại lời giảng đó, về học thuộc lòng Tỷ lệ học sinh có thái độ học tập, thuần tuý, thực hành tới mức nhuần nhuyễn, biến những điều mình hiểu được thành những điều mình sử dụng được.là một phần kiến thức cần có, chỉ là định hướng, rất ít Thói quen đã ăn sâu này làm cho người thầy thường phát huy

Đa số giáo viên dạy tiếng Anh là người Việt, chỉ được đào tạo dưới nhiều hình thức trong nước, không có nhiều cơ hội để thực hành tiếng trong môi trường bản ngữ Kiến thức thực tế về đất nước, văn hoá… của ngôn ngữ đó còn rất hạn chế Khả năng tiếp thu, cập nhật kiến thức mới, phương pháp mới thông qua hệ thống mạng Internet còn yếu kém Nguồn bổ sung giáo viên cho các trường hàng năm đều là những sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa được đào tạo chu đáo về mặtnghiệp

vụ Chính vì thế người trò ra trường dạy theo thầy, theo kiểu thầy đã dạy mình

Cứ như vậy qui trình dạy ngoại ngữ trên lớp qua nhiều thế hệ đã trở thành đa dạng theo nghĩa tiêu cực.

Học sinh, đa phần chưa nắm được phương pháp học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để tăng cường vốn

từ vựng, làm thế nào để nghe hiểu được người Anh nói, cách sử dụng từ điển ra sao, luyện nghe bằng băng ghi âm có mấy bước…Điều này chứng tỏ người học cần được chỉ rõ không những con đường đi mà còn cả cách đi nữa sao cho phù hợp với

xu thế hội nhập hiện nay.

Việt Nam là một nước đang phát triển, đời sống kinh tế, xã hội chưa cao vì thế việc đòi hỏi giáo viên tiếng Anh dành toàn bộ thời gian của mình vào việc soạn giảng, tìm tư liệu phù hợp với từng chủ đề, hàng ngày đến trường làm việc theo nhóm để chuẩn bị cho bài giảng là việc không dễ thực hiện được.

4 Nội dung đào tạo

Nội dung của một khoá học phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, thời gian dành cho mỗi bài học chỉ đủ để khai thác ngữ liệu mới và chữa bài tập, tỷ lệ thời giạn luyện tập tính theo đầu học sinh còn rất thấp Chính vì vậy giáo viên không thể phát huy được các loại hình khác mang đặc thù ngoại ngữ như luyện âm, trò chơi ngôn ngữ…, không mở rộng được phạm vi hoạt động cho người học như đọc truyện, kể truyện bằng lời và bằng văn bản …

5 Kiểm tra, đánh giá học sinh

Phương thức thi cử cho đến nay vẫn còn nghiêng về kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ vựng Việc ra đề thi chưa được coi trọng, những loại hình thi chuẩn quốc tế chưa được áp dụng nên chưa

Trang 39

kích thích được người học sử dụng tiếng Anh như một công cụ để giao tiếp.

III) Đánh giá chất lượng bài kiểm tra học kỳ I năm học 2016- 2017 :

Kết thúc học kỳ I năm học 2016- 2017 học sinh nhà trường tham gia kỳ thi theo đề chung của Sở GD&ĐT Quảng Trị Qua việc chấm bài theo quy định chúng tôi nhận thấy chất lượng của

bộ môn Tiếng Ạnh thấp tỷ lệ học sinh đạt điểm từ 5 trở lên chỉ chiếm rất thấp, tỷ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình là: cao,

tỷ lệ chung thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh.

Trên cơ sở đó chúng tôi nhận thấy những điểm yếu trong học sinh cụ thể như sau:

+ Thứ nhất: Phần lớn học sinh không nắm được yêu cầu của câu hỏi, không phân biệt được nội dung yêu cầu trong phần ngữ

âm như dấu nhấn ( stress), cách phát âm của từ nhất là các âm cuối.

+ Thứ hai: Lượng từ vựng của học sinh quá ít không đủ để bao quát được nội dung đề thi dẫn đến học sinh chọn theo tỷ lệ may rủi nhiều hơn là áp dụng kiến thức để làm bài.

+ Thứ ba; Kiến thức ngữ pháp cơ bản yếu, thậm chí là mất kiến thức cơ bản dù đã học ở lớp dưới nên rất khó khăn trong việc tìm đáp án đúng, cũng như xây dựng câu trong Tiếng Anh.

Thứ tư: Học sinh đa số không năm được kỹ năng làm bài đọc hiểu , cộng thêm vốn từ vựng nghèo nàn nên các em rất sợ bài đọc hiểu nếu có làm thì đa số chọn cho xong chuyện không áp dụng được kỹ năng suy luận , kỹ năng xữ lý thông tin trong bài làm.

 Giải pháp :

 Học sinh cần phải tự trao dồi thêm từ vựng của mình thông qua việc tự học ở nhà, kết hợp với việc đọc sách bản ngữ, nghe nhạc, đọc các tài liệu phù hợp với lứa tuổi đồng thời tăng cường trao đổi giao lưu với các bạn để làm giàu thêm từ vựng cho bản thân.

 Phải nắm chắc ngữ pháp cơ bản, tăng cường luyện tập trao đổi, đọc tài liệu tham khảo.

 Giáo viên cần dạy cho học sinh biết cách nhận diện câu hỏi trong bài đọc hiểu từ đó xác định được câu trả lời một cách chính xác.

Trang 40

 Đưa ra các dạng bài tập khác nhau để các em có cơ hội luyện tập trao dồi kiến thức đã học Giáo viên chọn những câu hỏi mang tính thực tế gần gũi với cuộc sống hằng ngày để các em dể hiểu áp dung được kiến thức đã học, cấu trúc câu Tăng dần độ dài của câu nhằm kích thích các em suy nghĩ tìm tòi, sang tạo.

 Động viên giúp đỡ học sinh tham gia phát biểu sôi nổi nhất là đối với học sinh trung bình và yếu.

 Sử dụng các phần mềm hổ trợ dạy học, bảng phụ bảng nhóm để học sinh để học sinh làm các bài tự luận hiệu quả hơn.

IV) Những khó khăn chủ yếu mà học sinh gặp phải khi làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Tiếng Anh.

Mặc dù hình thức thi TNKQ đã được áp dụng khá lâu và phổ biến đối với bộ môn Tiếng Anh song, chúng tôi nhận thấy học sinh vẫn còn gặp không ít khó khăn khi làm bài thi trắc nghiệm.

Một là: Thời gian thi trắc nghiệm thường ngắn, học sinh

vừa phải đọc , suy luận tư duy trong một khoảng thời gian hạn chế nên các em thường làm theo cảm tính nhiều hơn.

Hai là: Số lượng câu hỏi trong đề thi nhiều, câu hỏi có độ

khó đòi hỏi phải vân dụng rất nhanh và chắc kiến thức về ngũ pháp từ vựng Hơn nữa bài đọc hiểu thường chiếm số lượng câu hỏi nhiều nên ảnh hưởng khá lớn đến kết quả làm bài của các

em Chỉ những học sinh khá giỏi ( chiếm tỷ lệ ít) mới có thể vận dụng được

Ba là: Hs thường chủ quan theo lối tư duy củ là thi trắc

nghiệm nên có thể đánh may rủi, xác suất miễn là qua được điểm liệt Một số khác trông chờ và hy vọng sẽ ngồi gần các

em khá giỏi có cơ hội hỏi bài và hoàn thành trong thòi gian ngắn.

V Một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

Tình hình thực tiễn nêu trên đã gợi cho chúng ta một hướng tư duy tích cực để xây dựng một hệ thống giảng dạy có chất lượng phù hợp với xu thế hội nhập của nước nhà Hệ thống đó phải mang tính đổi mới nhưng phù hợp với điều kiện của Việt Nam nói chung và của Quảng Trị nói riêng và phản ánh được tình hình của thế giới Phát huy tới mức tối đa các phương tiện nghe nhìn, hỗ trợ cho học tập và tiến tới

xu hướng kiểm tra, đánh giá hiện đại.

Ngày đăng: 23/03/2019, 01:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w