1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Môn Phương Pháp Nghiên Cứu đề tài: “Nghiên cứu nhân tố quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên đại học Thương Mại”

35 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 466,22 KB

Nội dung

Chúng em xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu nhân tố quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên đại học Thương Mại” là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép của người khác, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài là một sản phẩm mà nhóm chúng em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học. Để hoàn thành bài thảo luận này, chúng em có tham khảo giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và một số tài liệu liên quan. Những thông tin tham khảo trong bài thảo luận đề được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……… 2

LỜI CAM ĐOAN……….3

LỜI MỞ ĐẦU……… 4

1 Tính cấp thiết của để tài……… 4

2 Mục tiêu của đề tài……… 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 5

4 Phương pháp nghiên cứu……… … 5

5 Bảng câu hỏi khảo sát (Có đính kém) ……… 6

6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu……….… 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT……… 9

I Cơ sở lý thuyết……… ……… 9

II Ngành học và hành vi chọn ngành……… 10

III Mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học của các học sinh của David.W.Chapman ……….…….12

IV Lý thuyết chọn nghề của John Holland……… 14

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU……… 15

1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới……… 15

2 Nghiên cứu ở Việt Nam………17

CHƯƠNG III: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU……….…20

1 Ảnh hưởng của giới tính tới quyết định chọn ngành……….20

2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành của sinh viên………… 21

3 Ảnh hưởng của yếu tố nhà trường……….22

4 Ảnh hưởng của các yếu tố khác………24

5 Cách thức tìm hiểu về chuyên ngành của sinh viên……….….25

6 Những khó khăn khi chọn ngành……….….26

7 Ảnh hưởng của cơ hội tìm kiếm việc làm tới quyết định chọn ngành…… 28

8 Mức độ hài lòng của sinh viên về chuyên ngành đang theo học………… 29

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ………30

I Giải pháp……… 30

II Kiến nghị……… 33

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗtrợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốtthời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè

Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã tiếp thu, học hỏi những nội dungcủa giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học Chúng em xin gửi lời cảm ơnchân thành đến PGS.TS Bùi Xuân Nhàn, PGS.TS Phạm Đức Hiếu, PGS.TS BùiĐức Thọ, PGS.TS Hà Văn Sự, TS Lương Minh Huân, TS.Phan Thanh Tú,PGS.TS Vũ Mạnh Chiến, GT.TS Đinh Văn Sơn đã biên soạn giáo trình

Chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS Lê Tiến Đạt đã tận tâm chỉbảo hướng dẫn chúng em qua từng buổi học, thảo luận về đề tài nghiên cứu Nhờ

có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài thảo luận này chúng em đã hoàn thànhmột cách xuất sắc Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy.Xin kính chúc thầy sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những thế hệtri thức tiếp theo của tương lai

Bài thảo luận được thực hiện trong 4 tháng do đó chúng em còn bỡ ngỡ vìvốn kiến thức còn hạn hẹp, không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rấtmong thầy và các bạn góp ý để bài thảo luận được hoàn hiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 11 năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu nhân tố quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên đại học Thương Mại” là một công trình nghiên

cứu độc lập không có sự sao chép của người khác, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực Đề tài là một sản phẩm mà nhóm chúng em đã

nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học

Để hoàn thành bài thảo luận này, chúng em có tham khảo giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và một số tài liệu liên quan Những thông tin tham khảotrong bài thảo luận đề được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ cách mạng công nghệp 4.0 hứa hẹn về cuộc “đổi đời” cácdoanh nghiệp Việt Nam để đưa ra quyết định lựa chọn một chuyên ngành của mỗihọc sinh khi thi vào đại học là một việc đáng để suy nghĩ và nghiên cứu Với sựphát triển về kinh tế thì các ngành nghề ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạnghơn điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trong nước có thể lựa chọncho mình một ngành nghề phù hợp đồng thời nó cũng đặtra một thách thức khôngnhỏ đó là đứng trước quá nhiều ngành nghề như vậy thìlàm sao có thể chọn chomình một ngành nghề hợp lý Thực tế ở Việt Nam đa số sinh viên chưa có sự hiểubiết rõ ràng về ngành mình học, sinh viên chọn ngành học còn theo cảm tính, theotrào lưu hay theo định hướng gia đình mà chưa cân nhắc kỹ xem ngành mình lựachọn có phù hợp với bản thân không Nhiều thực tế nghiên cứu trước đó cho thấy

đa số sinh viên sau khi vào trường mới biết bản thân mình không phù hợp vớingành, học không theo kịp và nhanh thấy chóng nản trong việc học, nhiều trườnghợp bỏ học đi làm, hoặc đi lại chọn một ngành khác Điều này đã chứng tỏ rằng,khâu định hướng cho học sinh, sinh viên chưa được tốt, gây nên hậu quả là lãngphí công sức, thời gian, tiền bạc cho gia đình, nhà trường và xã hội, ảnh hưởng trựctiếp đến bản thân sinh viên

Để làm rõ hơn vấn đề này nhóm 2 chúng tôi xin lựa chọn đề tài “Nghiên

cứu các nhân tố quyết định đến lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương Mại” làm báo cáo khoa học của mình nhằm mục đích tìm hiểu

xem các nhân tố nào đang ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trườngĐại học Thương Mại và việc chọn ngành như vậy có ảnh hưởng gì đến kết quả họctập của sinh viên không từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị giúp nâng cao hiệuquả của việc chọn ngành cho sinh viên của trường Đại học Thương Mại nói riêng

và sinh viên cả nước nói chung nhằm giúp cho sinh viên có những lựa chọn đúngchuyên ngành mình sẽ học để phù hợp với những yêu cầu đặt ra của nền kinh tế

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Xã hội ngày càng phát triển kèm theo đó ngày càng có nhiều trường đại họcđược thành lập và sự đa dạng của ngành học Có thể nhận thấy một thực tế rằngcác em học sinh hiện nay hầu như không được tư vấn và định hướng đúng cáchtrong việc lựa chọn trường, ngành học Theo các cuộc khảo sát và sự phản ánh củaphương tiện truyền thông một phần lớn học sinh chọn ngành học dựa theo tiêu chí:

Trang 5

Ngành “hot” trên thị trường lao động, nhàn nhã , kiếm được nhiều tiền hoặc dựavào danh tiếng của trường để chọn ngành mà ít quan tâm đến năng lực và trình độthực tế của bản thân Một số khác nghe theo định hướng của gia đình, có nhữngbạn chọn ngành dựa theo cảm tính mà không có sự tìm hiểu và quan tâm nắm bắtnhững thông tin về ngành mình học Để rồi đưa đến tình trạng chán nản trong việchọc, bỏ học giữa chừng, ra trường không có việc làm hoặc làm trái nghề, khôngđam mê với công việc Đứng trước thực tế trên các cấp, ban ngành đã có sự quantâm và tạo điều kiện cho học sinh có thể tiếp cận các thông tin thi tuyển bằng nhiềuhình thức khác nhau như: Đưa thông tin tuyển sinh lên các phương tiện truyềnthông đại chúng, tổ chức các hoạt động tư vấn và giải đáp thắc mắc cho học sinh,nhiều trường đại học còn cử cán bộ về các trường phổ thông để tư vấn cho các emhọc sinh Tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau mà một số hoạt động trên mới chỉphổ biến với học sinh ở thành phố còn vùng sâu vùng xa thì chưa được biết rộngrãi Thậm chí nhiều bạn còn mơ hồ về những thông tin này mà chỉ biết qua nhữngquyển sách tư vấn chọn trường chọn ngành một cách khái quát Có thể thấy việcchọn ngành học tại các trường đại học còn nhiều bất cập, chính vì vậy nhóm 2chúng tôi mong nghiên cứu này có thể tìm hiểu rõ thực trạng của vấn đề và đưa các

đề xuất để góp phần khắc phục những bất cập hiện nay

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu sau:

 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của sinhviên

 Tìm hiểu được nhu cầu về thông tin và kiến thức của sinh viên khi chọnngành nghề

 Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhầm nâng cao công tác hướng nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài các nhân tố quyết định đến lựa chọn chuyênngành của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

 Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Thương Mại

4 Phương pháp nghiên cứu

a Nghiên cứu tài liệu

Trang 6

Tiến hành thu thập và xử lý tài liệu từ nhiều nguồn tham khảo khác nhau:giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học, bài báo, tạp chí,… từ đó khái quát lýthuyết từ đó rút ra cơ sở khoa học cho đề tài.

b Điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi

Bảng câu hỏi được xây dựng theo sát mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đảmbảo cung cấp đầy đủ thông tin cho quá trình phân tích, nghiên cứu đề tài

c Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các phương pháp thống kê trong toán học để xử lý dữ liệu một cáchchính xác làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu

Thực hiện điều tra chọn mẫu

Kích thước mẫu được tính theo công thức sau:

Z α/2 : Z phân phối tương ứng với độ tin cậy α

e: Mức sai số mong đợi

S: Giao động trong tổng thể

5 Bảng câu hỏi khảo sát (Có đính kém)

6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Việc nghiên cứu các nhân tố quyết định quyết định lựa chọn chuyên ngànhcủa sinh viên đại học Thương Mại có ý nghĩa rất quan trọng

Đối với sinh viên: Việc nghiên cứu các nhân tố quyết định đến việc lựa chọnchuyên ngành của sinh viên Thương Mại cho chúng ta biết được những yếu tố,

Trang 7

những lý do gì làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lựa chọn chuyên ngành củasinh viên từ đó tìm ra giải pháp, định hướng đúng đắn để sinh viên đưa ra quyếtđịnh đúng đắn nhất cho việc lựa chọn chuyên ngành của mình Bởi chỉ thật sự yêuthích thì sinh viên mới có thể theo đuổi và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhưvậy sẽ mang lại hiểu quả tốt nhất cho sinh viên, nhà trường và toàn xã hội tránhnhững trường hợp đáng tiếc như chọn chuyên ngành do bố mẹ thích, hay do sự ảnhhưởng của bạn bè để rồi khi theo học thì bỏ giữa chừng hoặc thi lại vì cảm thấykhông phù hợp và còn tệ hơn nữa là theo học đến năm cuối rôi nhưng vì khôngphải chuyên ngành yêu thích nên từ bỏ không theo học nữa vì hay học xong khôngthể xin được việc vì không phải chuyên ngành mình yêu thích thì tất nhiên không

có kinh nghiệm và đam mê để làm nó mà lại làm một công việc có thể nói là khôngliên quan gì đến chuyên ngành mình theo học Như vậy để tránh những trường hợpđâng tiếc trên xảy ra thì việc tìm hiểu các quyết định ảnh hưởng đến việc lựa chọnchuyên ngành rồi đưa ra những giải pháp, định hướng đúng đắn cho sinh viên là vôcùng cần thiết và quan trọng để sinh viên chọn được đúng chuyên ngành mà mìnhyêu thích

Đối với thực tế: Hiện nay có rất nhiều các bạn trẻ sau khi học xong trunghọc phổ thông là thời điểm các bạn bước sang một cánh cửa mới với biết bao điềumới lạ việc chọn ngành học và công việc phù hợp với khả năng, năng lực, sở thíchcũng là một trong những vấn đề mà các bạn phải trải qua bằng việc góp một phầncông sức nhỏ bé của mình đó là nghiên cứu những các nhân tố quyết định đến việclựa chọn chuyên ngành của sinh viên chúng ta đã góp một phần công sức của mìnhcho nghiên cứu giáo dục của nước ta hiện nay, biết được tình hình chung của sinhviên Việt Nam hiện nay từ đó định hướng, nâng cao kiến thức và sự hiểu biết vềcác ngành nghề đào tạo của các trường từ đó đáp ứng được tốc độ phát triển củagiáo dục trên thế giới Điển hình là năm vừa qua thông qua việc nghiên cứu cứucác yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của học sinh, sinh viên nắmđược nhu cầu và mong muốn của các em các trường đã có những định hướng chọnngành nghề một cách phù hợp nhất ngay cả khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường

và kết quả của quả là trong hai năm qua tỉ lệ sĩ tử đăng ký thi đại học giảm đi đáng

kể so với những năm trước thay vào đó các em đã đăng ký vào các trường đào tạonghề để mong muốn có một công việc ổn định hơn Thông qua đó chúng ta có thểthấy được rằng tư tưởng chỉ có con đường đại học mới dẫn ta đến thành công làkhông còn phù hợp với tình hình Việt Nam ta lúc này đó là tình trang “ thừa thầy,

Trang 8

thiếu thợ” thì việc lựa chọn học các trường nghề phù hợp với năng lực của bảnthân không những giúp nước ta thoát khỏi tình trang “ thừa thầy, thiếu thợ” mà còngiúp nước ta giải quyết được vấn đề đang rất là cấp bách hiện nay đó là giải quyếtvấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường.

Như vậy : Việc nghiên cứu các nhân tố quyết định đến lựa chon chuyên

ngành của sinh viên là vô cùng quan trong không chỉ với sinh viên mà còn với cảthực tế hiện tại của nước ta hiện nay

Trang 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Cơ sở lý thuyết

D.W.Chapman đã đề nghị một mô hình tổng quát của việc lựa chọn trườngđại học của các học sinh Dựa vào kết quả thống kê mô tả, ông cho thấy có 2 nhómyếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh Thứ nhất

là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh Thứ hai là một số yếu tố bên ngoàiảnh hưởng cụ thể như các cá nhân ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường đạihọc và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh Bên cạnh đó, có rấtnhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của D.W Chapman và pháttriển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhlựa chọn trường đại học của học sinh:

1 Yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh

Theo D.W.Chapman, trong việc lựa chọn trường đại học, các học sinh bị tácđộng mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình của chính

họ Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiệntheo 3 cách sau: (1) Ý kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một trường đại học

cụ thể nào đó là như thế nào (2) Họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà họcsinh nên tham dự thi (3) Trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân

dự thi cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh

Theo Hossler và Gallagher một lần nữa khẳng định ngoài sự ảnh hưởngmạnh mẽ của bố mẹ, sự ảnh hưởng của bạn bè cũng là một trong những ảnh hưởngmạnh đến quyết định chọn trường của học sinh Bên cạnh đó, Hossler và Gallaghercòn cho rằng ngoài bố mẹ, anh chị và bạn bè, các cá nhân tại trường học cũng cóảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn trường của học sinh Xét trong điềukiện giáo dục của Việt Nam, cá nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trườngcủa học sinh chính là thầy cô của các học sinh Do vậy, gia đình, bố mẹ, anh chị,bạn thân và các thầy cô phổ thông chính là những nhân tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh của học sinh

2 Yếu tố về đặc điểm của trường đại học

Trong nghiên cứu của mình, D.W.Chapman cho rằng các yếu tố cố định củatrường đại học như học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môitrường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh M.J.Burns và các cộng sự đã bổ sung thêm một số M.J Burns và các cộng sự đã bổ

Trang 10

sung thêm một số các yếu tố về đặc điểm của trường đại học có ảnh hưởng đếnquyết định chọn trường của học sinh Cụ thể hơn, yếu tố về học bổng, sự an toàntrong điều kiện ký túc xá, chất lượng của sinh viên tại trường, mức độ nổi tiếng và

uy tín của trường, tỉ lệ chọi đầu vào, điểm chuẩn của trường và mức độ hấp dẫncủa nghành học sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của họcsinh

3 Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh.

D.W.Chapman cho rằng các yếu tố của tự thân cá nhân học sinh là mộttrong những nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của bản thân

họ Trong những yếu tố đó, yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân học sinh làhai yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường đại học rõ nhất

4 Yếu tố về cơ hội học tập cao hơn trong tương lai

D.W.Chpman và Cabrera và La Nasa đều đã khảo sát sự ảnh hưởng của sựmong đợi về học tập trong tương lai đến quyết định chọn trường của học sinh

5.Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai

Theo Cabrera và La Nasa, ngoài mong đợi về việc học tập trong tương lai thìmong đợi về công việc trong tương lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởngđến quyết định chọn trường của học sinh S.G.Wadhburn và các cộng sự còn chorằng sự sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội tìm kiếm được việc làm saukhi tốt nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của họcsinh

6 Yếu tố đặc trưng giới tính của học sinh

Mô hình nghiên cứu của Ruth E Kallio còn cho thấy rằng giới tính cũng cótác động đến quyết định chọn trường Mức độ tác động của các nhóm yếu tố trựctiếp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ của đặc trưng về giới tính của học sinh Ruth E.Kallio cho rằng giới tính khác nhau sẽ có mức độ tác động gián tiếp khác nhau lênquyết định lựa chọn trường đại học của học sinh

II Ngành học và hành vi chọn ngành

1 Ngành

Ngành là tập hợp của các nghề, ngành và nghề có đối tượng trong công việc,yêu cầu đối với người lao động khá giống nhau và đều có chung mục đích hoạtđộng

Trang 11

Ví dụ:

– Trong ngành Y có nghề bác sĩ, nghề y tá, nghề hộ lý…Những nghề này cóyêu cầu chung đối với người lao động là khỏe mạnh, giàu tình thương, giỏi quansát, tư duy logic, phán đoán…và đều hướng tới mục đích là phòng bệnh, chữa bệnh

và bảo vệ sức khoẻ cho người dân

– Ngành công nghệ thông tin có các nghề lập trình viên, thiết kế WEB, kỹthuật viên… Những nghề này đều yêu cầu người lao động khỏe mạnh, ưa hoạtđộng tĩnh, kiên trì, thích kỹ thuật, nhạy cảm với con số, giỏi tư duy trừu tượng…vàđều hướng tới mục đích là chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thậpthông tin

Nhóm ngành là tập hợp của các ngành có đối tượng nghề nghiệp, yêu cầuvới người lao động khá giống nhau, nhưng có mục đích hoạt động khác nhau Cácngành trong từng nhóm ngành thường hướng tới một trong ba loại mục đích sau:

(1) Nhận thức đối tượng như các nghề thanh tra viên, điều tra viên, KCS

(kiểm tra chất lượng sản phẩm), kiểm toán viên…;

(2) Mục đích biến đổi đối tượng như các nghề sư phạm, bác sĩ, sản xuất

công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp…;

(3) Mục đích phát hiện, khám phá những cái mới như nhà khoa học, nhà

sáng tác văn học nghệ thuật, nhà thiết kế thời trang…)

2 Hành vi chọn ngành

Hành vi chọn ngành là hành vi mà cá nhân thể hiện trọng việc tìm kiếm, lựachọn, sử dụng, đánh giá ngành học mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn mong ước, nhucầu cá nhân của họ

Ví dụ: Mỗi bạn học sinh cấp 3 đặc biệt là lớp 12 sẽ tìm hiểu, nghiên cứu, lựachọn ngành học yêu thích phù hợp với bản thân như : Ngành Y, Dược, Sư phạm,Công nghệ thông tin, Kinh doanh,.v.v…

Trang 12

III Mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học của các học sinh của David.W.Chapman

Tính cách của sinh viên

Sự lựa chọn sinh viên của trường

Sự lựa chọn trường của sinh viên

Mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học của các học sinh của

David.W.Chapman

Trang 13

Bảng mã hóa biến khảo sát

X1 Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của Trường

Trường có ngành đào tạo đa dạng và hấp dẫn

Trường là địa chỉ đào tạo có danh tiếng, thương hiệu

Trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy tốtTrường thu học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình

Trường có chế độ học bổng và các chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viêntheo học

Trường có vị trí địa lý gần nhà, thuận tiện cho việc đi lại và học tập

Có cơ hội tìm được việc làm đúng theo chuyên môn được đào tạo sau khi tốt nghiệp Trường

X2 Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường

Trường thực hiện quảng cáo cung cấp đầy đủ thông tin về trường qua các phương tiện truyền thông

Trường có các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tốt

Do đã được đến tham quan trực tiếp tại Trường

X3 Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh

Vì điểm chuẩn đầu vào của Trường phù hợp với năng lực cá nhân

Trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích và nguyện vọng của cá nhân

Vì Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực cá nhân

Vì trường có ngành đào tạo phù hợp với giới tính cá nhân

X4 Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường

Theo ý kiến của cha, mẹ

Theo ý kiến của anh, chị em trong gia đình

Theo ý kiến của thầy/cô giáo chủ nghiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trườngtrung học

Theo ý kiến của bạn bè

Theo ý kiến của các chuyên gia tư vấn, đại diện tuyển sinh

Theo ý kiến của thầy/cô Trường

Theo ý kiến của các anh/chị sinh viên đã và đang học tại Trường

Trang 14

IV Lý thuyết chọn nghề của John Holland

Sau đây chúng tôi xin được giới thiệu sơ lược về lý thuyết chọn nghề củatiến sĩ tâm lí học John Holland Lý thuyết này nghiên cứu về những ngành nghề,hoạt động giải trí phù hợp với tính cách và kỹ năng của từng người Lý thuyết này

có thể làm cơ sở giúp sinh viên chọn nghề tốt hơn

Bảng tóm tắt 6 nhóm tính cách:

1.Nhóm kỹ thuật (realistic)

Tính cách: thực tế, đáng tin cậy, đơn giản, coi trọng truyền thống, thao tác

vận động khéo léo

Đặc điểm: có hứng thú với máy móc, thiết bị, thao tác vận động, xây dựng,

sửa chữa, cắm trại, lái xe, làm việc ngoài trời

Nghề nghiệp: các nghề về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng,

thủy sản, kỹ thuật

2.Nhóm nghiên cứu (investigative)

Tính cách: độc lập, sâu sắc, ham hiểu biết Khả năng tự học, tự tổ chức

nghiên cứu, khả năng phân tích

Đặc điểm: có hứng thú với khoa học, y học, toán học, nghiên cứu, đọc sách,

làm ô chữ, câu đố, khai thác internet

Nghề nghiêp: các ngành thuộc lĩnhvực khoa học- tự nhiên, khoa học xã hội,

y dược, khoa học- công nghệ

3.Nhóm nghệ thuật (artistic)

Tính cách: sáng tạo, độc lập, độc đáo, sức tưởng tượng phong phú, khả năng

âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật

Đặc điểm: thích tự thể hiện, thu thập các tác phẩm nghệ thuật, tham dự các

buổi biểu diễn, chơi các nhạc cụ, quan tâm đến truyền thống văn hóa

Nghề nghiệp: các ngành về văn chương, báo chí, điện ảnh, sân khấu, mỹ

thuật, ca nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa

4.Nhóm xã hội (social)

Tính cách: thích hợp tác, rộng lượng, phục vụ người khác Kỹ năng nói,

nghe, giảng giải và các kỹ năng làm việc với người khác

Trang 15

Đặc điểm: thích làm việc với con người, tham gia các hoạt động tình

nguyện, đọc các sách hoàn thiện bản thân

Nghề nghiệp: sư phạm, giảng viên, huấn luyện viên điền kinh, tư vấn hướng

nghiệp, công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, cảnh sát

5.Nhóm kinh doanh (enterprising)

Tính cách: quyết đoán, tự tin, năng động, thích giao lưu, ưa mạo hiểm, cạch

tranh, có khả năng gây ảnh hưởng, thuyết phục và chỉ đạo người khác

Đặc điểm: có hứng thú với lĩnh vực kinh doanh, chính trị, lãnh đạo, doanh

nhân

Nghề nghiệp: các ngành về quản trị kinh doanh, thương mại, marketing, kế

toán, tài chính, tiếp viên hàng không, thông dịch viên

6.Nhóm công chức (conventional)

Tính cách: sống thực tế, có tổ chức, ngăn nắp, tỉ mỉ, chính xác, tin cậy, ổn

định, hiệu quả

Đặc điểm: có hứng thú trong lĩnh vực tổ chức, quản lí dữ liệu, kế toán, đầu

tư, hệ thống thông tin, tham gia các hoạt động tình nguyện

Nghề nghiệp: các ngành nghề về hành chính, quản trị văn phòng, thư kí,

thống kê, thanh tra ngành

Thông qua mật mã nghề nghiệp Holland, con người hoàn toàn có thể khámphá sở thích bản thân và tìm ra nghề nghiệp phù hợp với mình để tập trung làmđiều mình thích Điều đó sẽ giúp chúng ta phát triển nghề nghiệp theo đúng địnhhướng, giúp mang lại sự hài lòng và thỏa mãn trong công việc dài lâu

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Có thể nói những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có

từ thời cổ đại, tuy nhiên ở dưới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phânchia, phân cấp lao động tùy thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi ngườitrong xã hội Điều này thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị và sự bất bìnhđẳng trong phân công lao động xã hội Đến thế kỷ XIX, khi nền sản xuất xã hộiphát triển cùng với những tư tưởng tích cực về giải phóng con người trên khắp thế

Trang 16

giới thì khoa học hướng nghiệp mới thực sự trở thành một khoa học độc lập Vàonhững năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiên cứu và thừa nhận sựtồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp tác giả đã chỉ ra tương ứngvới mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp đó là một số những nghề nghiệp mà cá nhân

có thể chọn để có được kết quả làm việc cao nhất Lý thuyết này của J.L Holland

đã được sử dụng một cách rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới.Trên cơ sở các luận điểm về hướng nghiệp của C.Mac và V.L Lenin các nhà giáodục Liên Xô như B.F Kappep; X.A Saporinxki; V.A Pôlicop trong tác phẩm vàcông trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra mối quan hệ hướng nghiệp và các hoạtđộng sản xuất xã hội, và nếu sớm được thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho thế

hệ trẻ thì đó sẽ là cơ sở để họ chọn nghề đúng đắn, có sự phù hợp giữa năng lực, sởthích cá nhân với nhu cầu xã hội Đồng thời các tác giả này cũng đã trình bàynhững nguyên tắc, phương pháp thực hành lao động nghề nghiệp cho học sinh phổthông tại các cơ sở học tập - lao động liên trường Mei Tang,Wei Pan và MarkD.Newmeyer đã áp dụng mô hình lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp(SCCT,Lent, Brơn và Hackett,1994) để khảo sát các yếu tố tác động đến xu hướnglựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học Những phát hiện của nghiên cứu nàychứng minh tầm quan trọng của các yếu tố: kinh nghiệm, lợi ích, và kết quả mongđợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của học sinh trung học Mỗi quan hệ củacác yếu tố này là động, vì vậy để can thiệp thành công cần phải xem xét mối quan

hệ phức tạp giữa các yếu tố và kết hợp một loạt các biện pháp can thiệp ở mức độ

đa hệ thống Các nhà tư vấn nên góp phần vào sự phát triển và thực hiên mộtchương trình phát triển nghề nghiệp toàn diện giúp học sinh phát triển năng lựcnghề nghiệp thông qua hoạt động thiết thực Nghiên cứu của Bromley H.Kniveton,trên cơ sở khảo sát 384 thanh thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ câu 14đến 18 tuổi đã đưa ra kết luận: Cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấpnhững thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọnnghề nghiệp của thanh niên Giáo viên có thể xác định những năng khiếu va khảnăng qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gialao động hướng nghiệp hoặc tham gia những cơ sở sản xuất Phụ huynh học sinh

có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sựlựa chọn nghề nghiệp, ngoài ra còn có sự tác động của anh chị em trong gia đìnhbạn bè, Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1949 ở Pháp được xem

là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp Nội dung đã đề cập đến sự phát triển đa

Trang 17

dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp từ đó rút ranhững kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thểthiếu khi xã hội ngày càng phát triển như ngày nay Michael Borchert, trên cơ sởkhảo sát 325 học sinh trung học của trường trung học Germantow, bang Wisconsin

đã đưa ra nhận xét: trong ba yếu nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọnnghề nghiệp là: môi trường, cơ hội và đặc điểm cá nhân thì nhóm yếu tố đặc điểm

cá nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinhtrung học Trong nghiên cứu của mình D.w.Chapman cho rằng các yếu tố cố địnhcủa trường đại học như : học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môitrường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.D.W.Chapaman còn cho rằng, các yếu tố tự thân cá nhân học sinh ra là một trongnhững nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của bản thân họ.M.J.Bums và các công sự, đã mức độ nổi tiếng của trường, đội ngũ giáo viên danhtiếng cũng là những yếu tố ảnh hưởng của học sinh M.L.Buns và các cộng sự, chorằng “tỷ lệ chọi” đầu vào, điểm chuẩn của trường là những yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định chọn trường của học sinh Theo Cabera và La Nasa (được trích bởiM.J.Burns), ngoài mong đợi về học tập trong tương lai thì mong đợi về công việctrong tương lai cũng là một trong những yếu tố đến quyết định chọn ngành chọntrường của sinh viên S.G.Washburn và các cộng sự còn cho rằng sự sẵn sàng củabản thân cho công việc và cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp cũng lànhững yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghành và chọn trường của học sinhD.W.Chapman, trong việc chọn trường, chọn ngành các học sinh bị tác động mạnh

mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình Bên cạnh đó, Hossles

và Gallagher còn cho rằng các cá nhân tại trường học cũng có ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên

2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam giáo dục hướng nghiệp tuy được xếp ngang tầm quan trọng vớicác giáo dục khác như: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục, nhưng bản thân nó lại rấtnon trẻ, mới mẻ cả về nhận thức, lý luận và thực tiễn, rất thiếu về lực lượng, khôngmang tính chuyên nghiệp…Vì vậy việc thực hiện không mang lại nhiều hiệu quả.Vấn đề hướng nghiệp chỉ thực sự nóng lên và được quan tâm khi nền kinh tế đấtnước bước sang cơ cấu thị trường với sự đa dạng của các ngành nghề và nhu cầurất lớn về chất lượng nguồn nhân lực Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm công

Ngày đăng: 23/03/2019, 00:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w