1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

59 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 571,5 KB

Nội dung

Do vậy, với mục đích hoàn thiện và phát triển trang tin của công ty cổ phần OTC Việt Nam em đã chọn đề tài về: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty niêm yết trên

Trang 1

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5

1.1 MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 5

1.2 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 5

1.3 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 7

1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động 10

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 11

1.3.3 Các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính 13

1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi 14

1.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh chỉ số thị trường 15

1.3.6 Các chỉ số đặc biệt 17

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN OTC VIỆT NAM 21

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN OTC VIỆT NAM 21

2.1.1 Giới thiệu chung 21

2.1.2 Một số mốc phát triển của công ty 21

2.1.3 Sản phẩm chính của công ty 22

2.1.4 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty 23

2.1.5 Cơ cấu tổ chức 24

2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 24

2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN OTC VIỆT NAM 32

2.2.1 Phân tích ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Mã CP: STB) 32

2.2.2 Phân tích tổng công ty dầu khí Việt Nam (Mã CP: PVI) 34

2.2.3 Đánh giá 37

Trang 2

2.2.3.1 Về hệ thống chỉ tiêu cung cấp 37

2.2.3.2 Về nội dung cung cấp 38

2.2.3.3 Về thông tin ngành 39

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CUNG CẤP 40

THÔNG TIN TÀI CHÍNH 40

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN WEBSITE VINACORP 40

3.1.THỰC TRẠNG CHUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 40

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 41

3.2.1 Đối với các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ 41

3.2.1.1 Dữ liệu đầu vào 41

3.2.1.2 Thông tin ngành 42

3.2.1.3 Bổ sung các chỉ tiêu 42

3.2.2 Đối với loại hình ngân hàng 44

3.2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn 44

3.2.2.2 Phân tích tình hình vốn huy động 49

3.2.2.3 Phân tích tính hình thu nhập – chi phí và lợi nhuận của ngân hàng 51 3.2.2.4 Phân tích tình hình lợi nhuận 51

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng, tính chính xác các chỉ số thị trường của doanh nghiệp 52

3.2.3.1 Chỉ tiêu EPS 52

3.2.3.2 Chỉ số P/E 55

3.2.4 Giải pháp khác 56

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 24

Hình 2: Bảng cân đối kế toán 24

Hình 3: Bảng kết quả kinh doanh 28

Hình 4: Bảng lưu chuyển tiền tệ 29

Hình 5: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 30

Hình 6: Phân loại tài sản – nguồn vốn 45

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ khi Thủ tướng chính phủ ký ban hành nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứngkhoán và thị trường chứng khoán cùng với việc quyết định thành lập hai (02) Trungtâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 2 doanhnghiệp niêm yết ban đầu, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước pháttriển nhanh chóng với số lượng mã cổ phiếu trên sàn Hose hiện tại là hơn 160 doanhnghiệp, sàn Hastc là hơn 200 doanh nghiệp Bên cạnh đó cũng có một thị trường pháttriển rất sôi động nữa ngoài 2 sàn trên đó là thị trường của cổ phiếu OTC có số mã cổphiếu giao dịch lên đến 1715

Cùng với sự phát triển nhanh chóng thị trường chứng khoán Việt Nam thì việc đáp ứngnhu cầu của nhà đầu tư càng được nâng cao Vinacorp.net ra đời với mục đích là trangthông tin tài chính cung cấp cho nhà đầu tư bản phân tích tài chính của các doanhnghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trong thời gian thực tập ở công ty cổphần OTC Việt Nam, em đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về thực tế hoạt động của trangtin, những ưu và nhược điểm trang tin còn đang tồn tại

Do vậy, với mục đích hoàn thiện và phát triển trang tin của công ty cổ phần OTC Việt

Nam em đã chọn đề tài về: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại công ty cổ phần OTC Việt Nam”.

Bản chuyên đề này chính là cái nhìn tổng quan nhất về những ưu và nhược điểm củatrang tin tài chính của công ty trong những năm vừa qua đồng thời cung cấp những biệnpháp nhằm khắc phục những nhược điểm của trang tin

Trong quá trình nghiên cứu về không thể không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến quý báu của cô Ts Trần Thị Thanh Tú để em có thể hoànthành tốt quá trình thực tập của mình

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ chophép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tìnhhình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp đó

Đối với các nhà đầu tư chứng khoán khi nghiên cứu doanh nghiệp, mục tiêu của họ gồm:

- Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểuđược các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tíchtài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo.Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tảnhững quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu

- Thứ hai, nhà đầu tư qua đó biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu – lợi tức cổ phần vàgiá trị tăng thêm của vốn đầu tư Mục tiêu của họ là nhận biết được khả năng sinh lờicủa doanh nghiệp để căn cứ có quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không

1.2 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Mục tiêu chính của phân tích sẽ qui định mức độ chú trọng tương đối đối với mỗi phạm

vi chính trong phân tích, với nhà đầu tư chứng khoán đó là khả năng sinh lợi, thời gianhoàn vốn, hiệu quả hoạt động, rủi ro,… Nhưng mặc dù ý định phân tích thế nào cũngkhông thể bỏ qua hoàn toàn một phạm vi riêng lẻ nào cả và có thể sử dụng một khuônkhổ logic để xem xét một cách có hệ thống đối với thể trạng tài chính của doanh nghiệp.Quy trình phân tích tài chính bao gồm 4 bước:

- Bước đầu tiên trong trình tự này là cần phải cụ thể hóa mục tiêu phân tích mộtcách rõ ràng và đưa ra một hệ thống các câu hỏi then chốt cần phải giải đáp đểđạt được mục tiêu nghiên cứu của nhà đầu tư chứng khoán

- Bước thứ hai là chuẩn bị các dữ liệu cần thiết để thực hiện các mục tiêu cụ thể.Bước này thường đòi hỏi phải chuẩn bị các tỷ lệ chủ yếu và các báo cáo theo quy

mô chung

Trang 6

- Bước thứ ba liên quan tới việc phân tích và giải thích các thông tin số lượng đã

có ở bước hai Nói chung, trước hết nên xem xét các thông tin do việc phân tíchcác tỷ lệ đem lại nhằm đưa ra một cảm nhận bao quát chung về các phạm vi tiềmtàng của vấn đề, sau đó chuyển sang các thông tin chứa đựng trong các báo cáotài chính theo quy mô chung Những câu hỏi và ý kiến sơ bộ đưa ra khi phân tíchcác con số tỷ lệ thường cho ta những hiểu biết sâu sắc có giá trị, có thể giúp choviệc tập trung sức lực vào việc xem xét các báo cáo quy mô chung

- Bước cuối cùng trong khảo sát đòi hỏi nhà phân tích hình thành những kết luậndựa trên những số liệu và trả lời những câu hỏi đã nêu ra trong bước một Những

đề xuất cụ thể với sự hỗ trợ của những số liệu sẵn có được trình bày vào giaiđoạn cuối cùng cùng với những tóm tắt ngắn gọn về những điểm chính đã đượcđưa ra trước đây

Sơ đồ quy trình phân tích tài chính

Kết luận

Phân tích và giải thích các thông tin, dữ

liệu ở bước trước

Chuẩn bị các dữ liệu cần thiết cho mục tiêu cụ thể

Cụ thể hoá mục tiêu phân tích

Trang 7

1.3 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một bộ báo cáo gồm nhiều loại báo cáo tàichính khác nhau do doanh nghiệp lập và báo cáo cho các tổ chức có liên quan theo quyđịnh Ở Việt Nam, theo quy định của bộ tài chính thì doanh nghiệp phải lập các BCTCtheo định kỳ có thể là tháng, quý hay năm bao gồm các loại báo cáo:

1 Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của mộtdoanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một BCTC có ý nghĩarất quan trọng với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan

hệ quản lý với doanh nghiệp

Thông thường bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dưcác tài khoản kế toán: Một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốncủa doanh nghiệp

Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện cóđến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó

là tài sản cố định, tài sản lưu động

Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệpđến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn của chủ và các khoản nợ

Nhìn vào bảng cân đối kế tóan, nhà đầu tư có thể nhận biết được loại hình doanhnghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất cho các nhà đầu tư đánhgiá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đốivốn của doanh nghiệp

2 Báo cáo kết quả kinh doanh: phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh,phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Chobiết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanhnghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.Báo cáo kết quả kinh doanh cho phép nhà đầu tư chứng khoán có thể so sánhdoanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chiphí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở

Trang 8

doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh củadoanh nghiệp là lỗ hay lãi

Báo cáo thu nhập được thể hiện bằng một biểu thức đơn giản như sau:

Doanh thu - Chi phí = Thu nhập thuần (hoặc Lỗ thuần)

Một báo cáo thu nhập bắt đầu bằng doanh thu: số tiền thu được từ việc bán hànghóa và dịch vụ cho khách hàng Một công ty cũng có thể có các khoản doanh thukhác Trong nhiều trường hợp, những khoản này đến từ các khoản đầu tư hoặcthu nhập lãi suất từ số dư tiền mặt Sau đó, lấy doanh thu này trừ đi những chi phíkhác - từ chi phí sản xuất và lưu kho hàng hóa, đến việc khấu hao nhà xưởng vàtrang thiết bị, chi phí lãi suất và thuế Số tiền còn lại là thu nhập thuần, hay còngọi là lợi nhuận thuần, trong thời gian lập báo cáo

3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: thể hiện các nguồn thu chi tiền của công ty, nói cáchkhác là dòng tiền thực nhập quỹ và thực xuất quỹ của công ty vào đầu kỳ và cuối

kỳ Báo cáo này phản ánh tất cả các thay đổi về tiền tệ theo 3 hoạt động: kinhdoanh, đầu tư và tài chính Kế tiếp, nó mô tả công ty đã thu và chi bao nhiêu tiềntrong một khoảng thời gian cụ thể Báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất hữu ích vì nócho biết liệu công ty có khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền không -

và về cơ bản, khả năng đó tạo điều kiện cho công ty thanh toán các khoản nợ.Khả năng thanh toán nợ là khả năng trả các hóa đơn khi đến hạn

Định dạng của báo cáo này phản ánh ba loại hoạt động ảnh hưởng đến tiền tệ Tiền

tệ có thể tăng hoặc giảm vì: (1) hoạt động kinh doanh, (2) mua hoặc bán tài sản, haycòn gọi là đầu tư, hoặc (3) thay đổi các khoản nợ, nhập kho hoặc các hoạt động tàichính khác

4 Thuyết minh báo cáo tài chính: được lập để giải thích và bổ sung thông tin vềtình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quảkinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác khôngthể trình bày rõ ràng và chi tiết Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn vềtình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp

Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau:

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Trang 9

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng

Các chính sách kế toán áp dụng

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh

Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mối quan hệ giữa 4 loại báo cáo TC trong phân tích tài chính:

Có thể nói là 4 loại báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh;báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trongphân tích TC Tùy vào từng đối đối tượng tiếp nhận BCTC có tác dụng riêng

Ví dụ:

- Đối với nhà đầu tư qua BCTC họ nắm được khả năng trả nợ dài hạn và khả năng sinh lợicủa doanh nghiệp từ đó làm cơ sở để họ ra quyết định có bỏ tiền đầu tư vào doanh nghiệphay không

Trong quá trình phân tích tài chính, mỗi BCTC riêng biệt cung cấp một khía cạnh hữuích khác nhau Do vậy sẽ không thể nào có được những kết quả mang tính khái quát vềtình hình tài chính nếu người làm phân tích không có sự kết hợp giữa các BCTC

- Bảng cân đối kế toán cho ta cái nhìn về mối tương quan giữa tài sản và nguồnvốn tại điểm hiện tại của doanh nghiệp nhưng không phản ánh được biến độngcủa doanh nghiệp trong kỳ kế toán do đó cần tới báo cáo kết quả kinh doanh

- Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanhthông qua việc cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận doanh nghiệpđạt được trong một thời kỳ nhất định từ những nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoànthành nhưng nhưng thực tế việc thanh toán tiền hàng lại diễn ra ở những thờiđiểm khác nhau điều này không được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh

do đó cần tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 10

1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty Để nâng cao tỷ sốhoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc không dùng khôngtạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏchúng đi Tỷ số hoạt động đôi khi còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển

a Số vòng quay các khoản phải thu – Accounts receivable turnover ratio:

Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền về do công ty thực hiệnchính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho ngườibán Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanhtoán các khoản phải thu … Khi khách hàng thanh toán tất cả các hoá đơn của họ, lúc đócác khoản phải thu quay được một vòng

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/ Các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/ Doanh thu bình quân ngày

Số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vàochính sách bán chịu của công ty Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém dovốn bị chiếm dụng nhiều Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽgiảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánhgiữa các năm, so sánh với các công ty cùng ngành, công ty cần xem xét kỹ lưỡng từngkhoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đa quá hạn trả và có biện pháp xử lý

Trang 11

b Số vòng quay hàng tồn kho – Inventory turnover ratio:

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn khocủa mình hiệu quả như thế nào

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần/ Hàng tồn kho

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinhdoanh

c Hiệu suất sử dụng tài sản cố định – Sales-to-Fixed assets ratio:

Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Qua

đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định

Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả không phải so sánh với cáccông ty khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước

d Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản – Sales-to-total assets ratio:

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần/ Toàn bộ tài sản

e Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần – Sales-to-equity ratio:

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tàichính của công ty mà sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Vốn cổ phần

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần được xác định bằng:

= Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Bội số tài sản so vốn cổ phần

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

a Tỷ lệ thanh toán hiện hành – Current ratio:

Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một công ty được sử dụng rộng rãinhất là khả năng thanh toán hiện hành

Trang 12

Tỷ số thanh toán hiện hành Rc = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoảnphải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trảtrong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác Tỷ

số Rc cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảothanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty

Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấuhiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra

Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toáncác khoản nợ

Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vìcông ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sảnngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồnkho ứ đọng) Một công ty nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiệnhành cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàngtồn kho phẩm chất Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành khôngphản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty Theo kinh nghiệm, đa số cho rằng

tỷ lệ này ít nhất nên là 2/1 đối với phần lớn các hoạt động kinh doanh

b Tỷ lệ thanh toán nhanh – Quick ratio:

Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “Tài sản có tính thanh khoản“,

“tài sản có tính thanh khoản“ bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho

Tỷ số thanh toán nhanh Rq = (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho ) / Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ thanh toán nhanh = {(tiền mặt) + (các chứng khoán bán được) + (các khoản phải thu)} / (nợ ngắn hạn)

Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một công ty Theo kinh nghiệm, đa

số cho rằng tỷ lệ này ít nhất nên là 1/1 Hai tỷ lệ cuối cùng về tính thanh khoản đolường tốc độ chuyển các khoản phải thu và các khoản dự trữ thành những tài sản lưuđộng linh hoạt hơn

Trang 13

c Vốn lưu động ròng – Net working capital

Chỉ tiêu này được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với tài sản cố địnhròng Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khỏan nợ ngắn hạn khi đếnhạn, đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp đồng thời để đánh giákhả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khảnăng nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp

d Tỷ số dự trữ (tồn kho) trên vốn lưu động ròng

Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm trên vốn lưu động ròng Nếu tỉ sốnày quá cao sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ cũng như cơ cấu tài sản lưuđộng của doanh nghiệp

1.3.3 Các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính

Tỷ số đòn bẩy tài chính giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanhcủa mình bằng vốn vay Khi một công ty vay tiền, công ty luôn phải thực hiện mộtchuỗi thanh toán cố định Vì các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi chi trảcho chủ nợ, nợ vay được xem như là tạo ra đòn bẩy Trong thời kỳ khó khăn, các công

ty có đòn bẩy tài chính cao có khả năng không trả được nợ

Qua tỷ số đòn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đódẫn đến quyết định đầu tư của mình

Các tỷ số đòn bẩy thông thường là:

a Tỷ số nợ trên tài sản – Debt ratio:

Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay

Tỷ số nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản

Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài

chính gồm: các khoản phải trả vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành tráiphiếu dài hạn

Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo

Trang 14

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần = Nợ dài hạn/ Vốn cổ phần

c Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần – Equity multiplier ratio:

Một tỷ số khác cũng được sử dụng đến để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính)

mà công ty đang gánh chịu đó là tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần

Tổng tài sản trên vốn cổ phần = Toàn bộ tài sản/ Vốn cổ phần

d Khả năng thanh toán lãi vay – Times interest earned ratio:

Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết công ty sẵn sàngtrả lãi đến mức nào Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay có thể sửdụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vayhay không Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn đểđảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ

có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản

Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trước thuế và lãi vay/ Lãi vay

Trong công thức trên, phần tử số phản ánh số tiền mà công ty có thể được sử dụng đểtrả lãi vay trong năm Ở đây phải lấy tổng số lợi nhuận trước thuế và lãi vay vì lãi vayđược tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập Phần mẫu số là lãi vay, bao gồm tiềnlãi trả cho các khoản vay ngắn và dài hạn kể cả lãi do phát hành trái phiếu

1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi

Tỷ số sinh lợi đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận nhưdoanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần

Loại tỷ số này bao gồm các chỉ tiêu sau:

a Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu – Net profit margin ratio:

Chỉ tiêu này còn gọi là (Hệ số lợi nhuận ròng) nói lên một đồng doanh thu tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận

Trang 15

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận dòng/ Doanh thu thuần (%)

b Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – Return on total assets ratio (ROA):

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào công ty

Tổng tài sản trên vốn cổ phần = Toàn bộ tài sản/ Vốn cổ phần (%)

c Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần – Return on equity ratio (ROE):

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồngvốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = Lợi nhuận ròng/ Vốn cổ phần (%)

Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần

là do công ty có sử dụng vốn vay Nếu công ty không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽbằng nhau

1.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh chỉ số thị trường

a P/E – Price/Earnings Ratio

Là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập mà nó mang lại Ý nghĩa quan trọng củaP/E là phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng cổ phiếu trong tương lai hơn làkết quả làm ăn đã qua Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành, nếu chỉ số P/Ecủa một công ty nào cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ

ăn nên làm ra trong thời gian tới Một công ty có chỉ số P/E càng cao thì kỳ vọng của thịtrường vào lợi nhuận của công ty càng cao, do đó thu hút được càng nhiều các nhà đầu

tư Còn ngược lại khi họ ít hoặc không kỳ vọng vào khả năng sinh lời lớn của công ty thìmức giá họ sẵn sàng bỏ ra khi mua cổ phiếu thấp, dẫn đến chỉ số P/E thấp, biểu hiện giá

cổ phiếu này đang trên xu hướng giảm

Chỉ số P/E nên dùng để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu chỉ sau khi đãđối chiếu giữa các công ty cùng ngành và quan trọng là sau khi đã theo dõi xu hướngchỉ số này trong một thời gian tương đối dài

Có nhiều loại P/E khác nhau dựa trên yếu tố “E” Nếu E là lãi trên cổ phiếu của năm tàichính gần nhất thường được gọi là “P/E lịch sử” Nếu E là lãi trên cổ phiếu của 4 quýgần nhất thì khái niệm đó là “P/E tính trượt” và nếu E là lãi trên cổ phiếu của năm dựbáo thì đó là “P/E dự báo”

Trang 16

b EPS – Earnings Per Share

Được hiểu là một chỉ số đo lường lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của công ty, đây là phầnlợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trênthị trường EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận củadoanh nghiệp

c Hệ số Beta

Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi làthước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tươngquan với toàn bộ thị trường Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình địnhgiá tài sản vốn (CAPM) Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thểnghĩ về beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sựbiến động của thị trường

Một chứng khoán có beta bằng 1, giá chứng khoán đó sẽ dịch chuyển cùng xu hướng vàcùng một mức độ với thị trường Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứngkhoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường Và ngược lại, beta lớnhơn 1 sẽ chúng ra biết giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thịtrường

Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1 Ngược lại,hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năngtạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn

d P/B – Price to Book ratio

Là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu

đó Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia chogiá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó

Công thức tính như sau:

P/B = Giá cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)

Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷVND, tổng nợ 150 tỷ VND, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ Hiện tại công ty có 2triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND Nếu

Trang 17

Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức

là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đangnghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tàisản của công ty là quá thấp

Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giátrị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiệnkinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhậpdương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông

Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đâythường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao

Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tậptrung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tươngđối lớn

Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi sổ của tàisản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín,bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra Giá trị ghi sổ không có ýnghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn

1.3.6 Các chỉ số đặc biệt

NHTM có đặc điểm giống như các DN khác trong nền kinh tế, cũng sử dụng các yếu tốsản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầuvào, để sản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàngyêu cầu Tuy nhiên khác với các DN khác, NHTM là loại hình DN đặc biệt chuyên kinhdoanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính, trong hoạtđộng kinh doanh thể hiện qua các đặc điểm sau:

Trang 18

- Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng

là đối tựơng kinh doanh của NHTM Và chính đặc điểm này sẽ bao trùm hơn vàrộng hơn so với các loại hình DN khác

- NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác Vốn tự có của NHTM chiếmmột tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTMluôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạohiểm nhất định Bởi vì trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình, NHTMkhông những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi khi loại hình DNkhác, mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng Từ đó chothấy, việc phân tích khả năng thanh khoản của NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng

- Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợptất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngânhàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình DNnào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế Do đó,trong quá trình hoạt động các NHTM phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu,phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phòng ngừa từ xa có hiệu quả.Ngoài ra, điều này cũng đòi hỏi ngân hàng tự đánh giá được khả năng chịu đựng rủi

ro của mình

- Hoạt động kinh doanh của NHTM có những đặc thù riêng mà các DN trong cácngành khác không có Đồng thời, hoạt động kinh doanh của NHTM diễn tiến liên tụctrong mỗi loại hình nghiệp vụ và các sản phẩm của NHTM có mối liên hệ với nhaurất chặt chẽ Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tách riêng từng mặt hoạt động củangân hàng để phân tích kết quả tài chính

Vì vậy, phân tích tài chính đối với NHTM ngoài những nét chung nhất của phân tích tàichính DN thông thường còn có những điểm rất khác biệt cần quan tâm nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng như đặc điểm và nội dung các quan hệ tàichính trong ngân hàng, nội dung phân tích tài chính ngân hàng bao gồm các nhóm sau:

Một là: phân tích cấu trúc tài chính ngân hàng

Cấu trúc tài chính của ngân hàng phản ảnh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cảmối quan hệ giữa tài sản (tài sản có hay tiêu sản) và nguồn vốn (tài sản nợ hay tích sản)

Trang 19

Hai là: Phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận; dưới áp lực phải hạ thấp chi phítrong điều kiện cạnh tranh với những định chế tài chính khác Hiệu quả được xem xéttrên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra

Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sởđánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởngđến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý; là cơ sở cho nhữngquyết định kịp thời và đúng đắn Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp cho ngân hàng đánhgiá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạtđược với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Khác với các DN phi tài chính, đa số tài sản của ngân hàng tồn tại dưới hình thức quyền

về tài chính (các khoản cho vay và chứng khoán) không phải là tài sản cố định (TSCĐ).Tuy nhiên, các TSCĐ tạo ra chi phí hoạt động cố định dứơi dạng khấu hao, thuê tài sản

là những yếu tố làm hình thành đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động này cho phépngân hàng đẩy mạnh thu nhập từ hoạt động nếu có thể gia tăng khối lượng dịch vụ lêntới một mức đủ lớn, tạo được nhiều thu nhập hơn từ việc sử dụng các TSCĐ so với chiphí cho các tài sản đó Tuy nhiên, do TSCĐ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản,các ngân hàng không thể dựa nhiều vào đòn bẩy hoạt động để tăng thu nhập; vì thế họphải sử dụng đòn bẩy tài chính - việc sử dụng vốn vay để đẩy mạnh hoạt động, tạo thu

Trang 20

nhập và duy trì cạnh tranh với những ngành khác trong quá trình huy động vốn và chovay Vì vậy, khi phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng cần chú ý đến đặc điểm này đểđánh giá hiệu quả của từng hoạt động cũng như toàn bộ hoạt động trong ngân hàng Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại gồm: hoạt động huy động vốn, hoạtđộng cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng Do vậy, các nhà đầu tư cầnphải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động Hiện nay, các nhà đầu tư chú trọng đến cácchỉ tiêu hiệu quả từng hoạt động sau: tổng dư nợ trên vốn huy động, hiệu quả sử dụngvốn huy động, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng, lãi suấtbình quân đầu vào, lãi suất bình quân đầu ra

Ngoài việc đo lường hiệu quả cho từng hoạt động, các nhà quản trị cần tính toán các chỉtiêu đánh giá hiệu quả cho tất cả các hoạt động Hiện nay, các ngân hàng thương mạidùng các chỉ tiêu sau: Tổng thu nhập trên tổng tài sản, Tổng chi phí trên tổng thu nhập,

Tỷ lệ lợi nhuận, Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ lệ lợi nhuận trên tổngtài sản (ROA) và dùng các mô hình để phân tích khả năng sinh lời

Ba là: Phân tích rủi ro của ngân hàng.

Phân tích hiệu quả chỉ mới là một mặt để xem xét tình hình tài chính của ngân hàng.Hiệu quả ngân hàng chỉ được xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà ngân hàng cóthể chịu đựng được và ngược lại

Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đối với hoạtđộng ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù Bản chất của hoạt động kinh doanhluôn mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng quan tâm đến rủi ro Quaphân tích nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng, trong thanhkhoản Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, rủi ro chủ yếu tập trung vào các lĩnh vựcsau: khả năng chi trả cho khách hàng, khả năng thu hồi nợ trong cho vay và đầu tưchứng khoán, sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá hối đoái, sự biến động của thu nhập Dovậy, trong phân tích tài chính chú trọng đến các loại rủi ro chủ yếu: rủi ro thanh khoản,rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thu nhập

Tóm lại, từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc điểm hoạt động tàichính của ngân hàng, dẫn đến các ngân hàng thương mại cổ phần có đặc điểm phân tíchtài chính riêng, khác biệt với các DN phi tài chính khác Do đó, cần nghiên cứu đặc

Trang 21

điểm phân tích tài chính của ngân hàng thương mại để phân tích và đánh giá tình hìnhtài chính của các DN này

Trang 22

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN OTC VIỆT NAM

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN OTC VIỆT NAM

2.1.1 Giới thiệu chung

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần OTC Việt Nam

(Tên cũ: Công ty cổ phần Công nghệ Hoàng Minh) Loại hình: Liên doanh với nước ngoài theo hình thức cổ phần

Ngày thành lập: Tháng 12/2006

Trụ sở chính: P1302, tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, Q Ba Đình, TP

Hà Nội

Tel: (84-4) 3514 8654Fax: (84-4) 35148621

Văn phòng đại diện: 72 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận I,

TP Hồ Chí Minh

Tel: (84-8) 6291 0627Fax: (84-8) 62910628

Hỗ trợ khách hàng: (04) 3514 8654 - 01229 399991 - 01229 399992

GPKD/Mã số thuế: Số 0103015092 thay đổi lần thứ ba

Website/Email: www.sanotc.com/contact@sanotc.com

Ý nghĩa logo: “Sàn OTC”, nghĩa la sàn giao dịch các cổ phiếu chưa niêm

yết

2.1.2 Một số mốc phát triển của công ty

- Ngày 1/6/2006 website www.sanotc.com được đăng ký

- Tháng 8 năm 2006 website SANOTC chính thức đi vào hoạt động

- Tháng 12/2006, Công ty cổ phần Công nghệ Hoàng Minh - SANOTC được thànhlập để phát triển và quản lý website www.sanotc.com

- Tháng 3/2007, www.sanotc.com trở thành website chứng khoán tài chính đượcnhiều người truy cập nhất Việt Nam và luôn duy trì được vị trí đó cho đến nay

- Tháng 11/2007 SANOTC chính thức hợp tác với công ty chứng khoán đầu tiên triểnkhai Dịch vụ xác thực lệnh cho các Giao dịch cổ phiếu OTC thông qua websitewww.sanotc.com

Trang 23

- Tháng 12/2007, Quỹ đầu tư IDG của Mỹ chính thức đầu tư vào Công ty cổ phầnCông nghệ Hoàng Minh nhằm phát triển SANOTC thành cổng thông tin chứngkhoán hàng đầu tại Việt Nam

- Tháng 1 năm 2008, SANOTC chính thức triển khai Dịch vụ quan hệ nhà đầu tư - IR

- Tháng 4/2008 đã có 17 công ty chứng khoán chính thức đăng ký tài khoản trênSANOTC để thực hiện Dịch vụ xác thực lệnh

- Ngày 1/11/2008 SanOTC chính thức mở văn phòng đại diện phía nam tại thành phố

Hồ Chí Minh

- Ngày 10/3/2009 Công ty cổ phần Công nghệ Hoàng Minh chính thức đổi tên thànhCông ty cổ phần OTC Việt Nam để phù hợp với định hướng phát triển và quy môhoạt động của Công ty

- Công cụ phục vụ đầu tư

- Công cụ quản lý danh mục đầu tư

- Thông tin doanh nghiệp

Trang 24

- Các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư qua tổng đài 8255 và hệ thống call center bao gồm cácdịch vụ đăng tin mua - bán chứng khoán; dịch vụ đăng tin V.I.P mua - bán chứngkhoán; dịch vụ tra cứu tin dư mua, dư bán, giao dịch chứng khoán…

- Hỗ trợ các doanh nghiệp chưa niêm yết về việc công bố và quản lý thông tin, quan

hệ cổ đông, khách hàng và đối tác

- Đăng tải và cập nhật thường xuyên 24/24 các tin tức về tài chính, chứng khoán, ngânhàng

- Cung cấp thông tin đầy đủ về cổ phiếu đã niêm yết trên sàn HOSE, HaSTC và các

cổ phiếu chưa niêm yết ở Việt Nam

- Dịch vụ cung cấp các thông tin tổng quan, tình hình kinh doanh của các công ty đạichúng có giao dịch trên www.sanotc.com

- Là diễn đàn để các nhà đầu tư trao đổi, bình luận và chia sẻ các thông tin, kiến thức

về cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Xây dựng và tổ chức câu lạc bộ chứng khoán trên SANOTC tại các thành phố lớn như

Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Long Xuyên, Buôn-Mê-Thuột,…

2.1.4 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty

- Trở thành cổng thông tin tổng hợp về Thị trường OTC số 1 tại Việt nam

- Cung cấp thông tin đồng thời với việc cung cấp các công cụ và tiện ích phục vụ đầu

tư dựa trên nền tảng hệ thống phần mềm tiên tiến

- Xây dựng, liên kết cộng đồng tài chính – chứng khoán ở Việt Nam và khu vực

Trang 25

-Báo cáo tài chính

Hình 2: Bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính: VND TÀI SẢN Mã số Thuyết minh 31/3/2009 31/12/2008 31/12/2007

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 696,909,949 749,504,504 1,821,721,926

Văn

phòng

đại diện

Trụ sở chính

Phòng

Marketing

Phòng kinh doanh

Phòng

kế toán

Phòng nội dung

Phòng kinh doanh

Phòng

dự án

Phòng hành chính nhân sự

Phòng

kỹ thuật

Trang 26

Thuyết minh 3/31/2009 31/12/2008 31/12/2007

A NỢ PHẢI TRẢ 300 1,829,606,635 1,875,119,593 2,708,027,369

I Nợ ngắn hạn 310 836,805,223 1,422,110,569 2,397,839,205

1 Vay và nợ ngắn hạn 311 V.9.1 128,989,934 140,806,543 513,968,858

2 Phải trả cho người bán 312 V.9.2 38,019,943 63,398,838 6,261,276

3 Người mua trả tiền 313 V.9.3 162,868,020 162,868,020 53,100,459

Trang 27

C LỢI ÍCH CỦA CỔ

ĐÔNG THIỂU SỐ

11,430,297 11,429,299 NGUỒN VỐN 440 4,194,307,930 4,217,359,316 4,789,612,616

-Tổng nguồn vốn

0 1000000000 2000000000 3000000000 4000000000 5000000000 6000000000

Nhận xét

Trang 28

Về việc giảm nguồn vốn là do nợ phải trả của doanh nghiệp đã giảm Tuy nhiên, nguốnvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua các năm đã có sự tăng lên Điều này chứng tỏ khảnăng thanh toán nợ của doanh nghiệp đã dần được cải thiện, doanh nghiệp đã có thểđảm bảo khả năng trả nợ của năm 2008, 2009 tốt hơn so với năm 2007

Trang 29

Hình 3: Bảng kết quả kinh doanh

15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 53,572 5,084,032 99,058,916

16 Lợi nhuận sau thuế của cổ

Với quý I năm 2009, lợi nhuận doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, tỉ lệ lợinhuận quý I chưa bằng 1/10 so với năm 2008, chứng tỏ dấu hiệu doanh nghiệp đangtrong tình trạng làm ăn đi xuống, doanh nghiệp cần phải tăng khả năng bán hàng cung

Ngày đăng: 22/03/2019, 19:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PTS. Lưu Thị Hương (chủ biên), Nxb giáo dục Khác
2. Slide phân tích và đầu tư chứng khoán, Ths. Nguyễn Đức Hiển Khác
3. Phân tích tài chính doanh nghiệp - Đỗ Văn Thận dịch, Nxb Thống kê 1997 Khác
4. Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Thống kê 1998 Khác
5. Các Website về thị trường tài chính bao gồm:- stox.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w