Điều 164 BLDS đã xác nhận: “ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật...”.. Theo đó thì quyền sở hữu là t
Trang 1MỞ BÀI
Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án dân sự – hôn nhân và gia đình
có liên quan đến tranh chấp bất động sản với số lượng, mức độ phức tạp ngày càng tăng Do vậy, khi giải quyết các vụ án này, các Tòa án thường lúng túng, thời gian giải quyết thường kéo dài, qua nhiều cấp xét xử và đôi lúc hướng giải quyết còn chưa thống nhất Hiện nay, ở nước ta tình trạng tranh chấp về đất đai và nhà ở xảy ra rất nhiều và rất đa dạng, mọi nguyên do đất đai và nhà ở đương trở thành một tài sản có giá trị rất lớn, do thị trường bất động sản ở nước ta phát triển rất nhanh, tranh chấp đất, nhà ở có thể là: lấn chiếm đất, mượn đất - nhà ở không trả, cho thuê đất - nhà ở không trả, hủy hoại đất, tranh chấp về mốc giới,…
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hướng lớn đến hiệu quả giải quyết tranh chấp bất động sản đó là hệ thống pháp luật về bất động sản hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, những đặc
điểm về quyền sở hữu và sở hữu chung thông qua việc tìm hiểu án thứ 4 “ tranh chấp quyền sở hữu nhà” Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm còn nhiều sai sót Chúng em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý của thầy cô để bài làm được hoàn thiện, giúp chúng em có cách nhìn nhận toàn diện và đúng đắn về vấn đề mình quan tâm
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I Vài nét chung về quyền sở hữu và sở hữu chung
1 Quyền sở hữu:
a Khái niệm:
Trang 2Quyền sở hữu là một trong những quyền tài sản cơ bản, quan trọng nhất của
công dân Điều 58, Luật Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung 2001 đã quy định:
“Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” Đây là
quyền hiến định nhưng đồng thời cũng được ghi nhận trong các văn bản của luật dân sự
Quyền sở hữu là những quyền năng dân sự đối với một tài sản Điều 164
BLDS đã xác nhận: “ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật ” Theo đó thì
quyền sở hữu là tổng hợp một hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và các tài sản khác mà điều 163 BLDS quy định
Do đó, để bảo vệ quyền sở hữu bao gồm các biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu
b Các hình thức của sở hữu:
Trong công cuộc đổi mới, chúng ta đã thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên hình thức dựa trên nhiều hình thức có 5 loại: Sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội; sở hữu chung
2 Sở hữu chung.
a Khái niệm:
Trong thực tế có những trường hợp một tài sản nhưng lại thuộc quyền sở hữu
của hai hay nhiều người Pháp luật dân sự gọi đó là sở hữu chung Tại Điều 214
BLDS quy định rõ về sở hữu chung: ''Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu
đối với tài sản tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung''
Trang 3b Phân loại
Có 4 loại sở chung: sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung cộng đồng Sở hữu chung hỗn hợp
Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với
một khối tài sản chung.Tại khoản 1 Điều 217 BLDS quy định: “Sở hữu chung hợp
nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.”
Trong sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia
và sở hữu chung hợp nhất không phân chia
II Căn cứ pháp lí để giải quyết vụ án:
- Thẩm quyền giải quyết vụ án: Vụ án tranh chấp giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn Minh, đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của đồng nguyên đơn là bà Hoàng Thị Kim Anh và bị đơn ông Nguyễn Văn Hạnh và bà Bùi Thị Thủy là tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nên căn cứ theo
Khoản 7 Điều 25 BLTTDS quy định về những tranh chấp dân sự thuộc thẩm
quyền giải quyết của toà án” Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Khoản 1 Điều 33 BLTTDSThẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh” 1 Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của
Bộ luật này;…”
=> Như vậy, vụ việc tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân
dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
,-
Sở hữu chung theo phần của 2 hộ gia đình như đơn khởi kiện và bản khai tự là cả hai gia đình cùng góp tiền vào để mua mảnh đất này và đã được cấp giấy chứng nhận
Trang 4quyền sở hữu nhà, quyền sở hữu đất ở với diện tích là 46,2m2 nên có thể khẳng định rằng quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất không phải là tài sản riêng của bà Thuỷ, mà là phần tài sản chung theo phần Bởi vậy, mảnh đất chung của 2 gia đình được chia, một phần của nhà bà Thuỷ và một phần của ông Minh Căn cứ Điều 214 BLDS về sở hữu chung, Điều 215 BLDS về xác lập quyền sở hữu chung, Điều 277 Điều 275 quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề, quyền cấp thoát nước qua bất động sản liền kề và Điều 305 quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
=> Qua đó, có thể xác định được hình thức sở hữu mảnh đất là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
- Căn cứ vào khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 50 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia định, cá nhân,
cộng đồng dân cư đang sử dụng đất Khoản 2 điều 136 Luật đất đai năm 2003 (sửa
đổi bổ sung năm 2009)
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 25, điểm a Khoản 1 Điều 33, điểm c Khoản 1 điều 35 Khoản 2 Điều 131, Điều 195, khoản 2 Điều 202, Điều 243, Điều 245 bộ luật tố tụng dân sự
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 7, khoản 1 Điều 11, khoản 3 Điều 77 Nghị định 70/CP ngày 12 tháng 7 năm 1997 của Chính phủ quy định về án phí và lệ phí toà án
- Khoản1, khoản 3 điều 17 Nghị định 84/2007 /NĐ- CP của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
Bên cạnh đó còn căn cứ vào điều 268 BLDS, nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối
với công trình xây dựng liền kề và điều 273 BLDS về quyền sử dụng hạn chế bất
động sản liền kề , điều 277 BLDS quyền về cấp thoát nước qua bất động sản liền kề.
Và theo điều Theo điều 7, điều 8, điều 16 quy chế quản lí và sử dụng nhà ở chung tại
Trang 5đô thị ( ban hành kèm theo quyết định sô 1127/ BXD- QLN ngày 16/8/1994 của Bộ trưởng bộ xây dựng)
III Bình luận về cách giải quyết của Tòa án :
1. Về thủ tục tố tụng: Tòa án đã tiến hành giải quyết vụ việc theo đúng thẩm
quyền và trình tự được pháp luật qui định.
-Tranh chấp giữa bên nguyên và bên đơn đã có thủ tục hòa giải và được lập thành biên bản hòa giải nên Tòa án giải quyết vụ án này là đúng theo trình tự pháp luật quy định Trong Công văn số 116 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ngày 22/7/2004, thì “theo tinh thần quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm
2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp ” Do đó từ ngày 01/07/2004 trở đi, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Toà án
“Điều 135 BLDS Hoà giải tranh chấp đất đai
1 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở
2 Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
có đất Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân
Trang 6dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.”
-Theo khoản 1, Điều 136 Luật đất đai 2003( sửa đổi bổ sung 2009) qui định
về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà
đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỏ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có một trong số các loại giấy tờ qui định tại các khoản 1,2 và 5 điều 50 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án nhân dân giải quyết” Trong vụ án này các bên tranh chấp đã có giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà và quyền sử dụng đất ở nên đương nhiên theo qui định của Luật đất đai ở trên thẩm quyền giải quyết vụ án này thuộc Tòa án nhân quận Hai Bà Trưng thành phố Hà nội
2. Bình luận bản án của Tòa án:
Thứ nhất, tại biên bản hòa giải, cả ông Minh, bà Kim Anh và vợ chồng ông Hạnh,
bà Thủy đều có yêu cầu khởi kiện là: đề nghị tòa án phân chia diện tích nhà đất trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với diện tích 46, 2 m2, còn diện tích ngoài giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở thì đôi bên đều thống nhất không cần tòa án chia Như vậy, tòa án chỉ xem xét diện tích đất
46, 2 m2 nêu trên
Thứ hai, trong bản án Tòa án đã quy định việc dành ra một lối đi để hai hộ sử dụng chung là đúng đắn, hợp lý
Theo Điều 7 Quy chế quản lí và sử dụng nhà ở chung tại đô thị (ban hành kèm
theo Quyết định số 1127/ BXD- QLN ngày 16/8/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
quy định “diện tích dùng chung cho các hộ bao gồm: mái bằng, sân thượng, hành
lang lối đi, cầu thang, khu bếp, khu vệ sinh trong nhà và nhà kho, nhà tắm, nhà phụ, nhà bếp, nhà vệ sinh trong khuôn viên nhà”
Điều 275 Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:
Trang 71 Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu
có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc
và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2 Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3 Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Việc quy định: “lối đi có kích thước 0,8m x 12,82m (chiều rộng tính từ tim tường
chung nhà chính và WC chung với nhà ông Dũng, bức tường sân thì tính từ mép trong trở vào Chiều dài chạy dọc từ ngoài vào đến hết tường hậu nhà WC) nằm trên diện tích được cấp giấy chứng nhận, nằm phía bên tay trái tiếp giáp với tường chung nhà ông Dũng” là đúng với quy định của pháp luật Vợ chồng ông Minh , bà Kim
Anh được sỡ hữu nằm ở phía trong nên để thuận tiện cho cuộc sống việc quy định cụ thể, chi tiết về lối đi chung sẽ đảm bản quyền lợi cho hộ phía trong cũng như tránh tình trạng tranh chấp lối đi sau này
Thứ ba , về việc chia đôi diện tích nhà đất.
- Tòa án xét cho hai hộ được chia tách thửa đất là đúng với pháp luật Theo
khoản 1 Điều 17 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ
"quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
Trang 8đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai" thì diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối
với từng loại đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định căn cứ theo điều kiện cụ thể của địa phương
Khoản 3 Điều 17 Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định: "Không cấp Giấy chứng
nhận đối với trường hợp tự tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh" Tại đơn khởi kiện của ông Minh, bà Kim Anh đề
ngày 09/6/2008 nên theo Quyết định 58/2009/QĐ-UBND ngày 30-3-2009 của UBND TP Hà Nội về hạn mức giao đất ở mới; hạn mức công nhận đất ở đối với thửa
đất có vườn, ao trong khu dân cư; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP Hà Nội được áp dụng cho toàn bộ TP Hà Nội bao gồm tất cả các quận, huyện trực thuộc
“Điều 3 Kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa và việc cấp
Giấy chứng nhận cho thửa đất có diện tích nhỏ hơn mức diện tích tối thiểu ghi tại Điều 1 được quy định như sau:
1) Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa nếu đảm bảo các điều kiện sau thì được cấp Giấy chứng nhận:
a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3 m trở lên; b) Có diện tích không nhỏ hơn 30m2/thửa;”
Theo bản án thì diện tích nhà chung của hai hộ trước đây có diện tích là 46,2m2
do đó đáp ứng được điều kiện để chia tách thửa đất vẫn đảm bảo hai thửa đất sau khi chia được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Việc chia đôi diện tích đất còn lại mỗi hộ sỡ hữu 17,96 m2 đúng đắn Toà án đã
căn cứ vào các sự kiện trên thực tế để xét xử Tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm ông Hạnh, bà Thủy cho rằng nhà đất trên thuộc sở hữu riêng của ông bà vì bà Thủy là chủ hợp đồng thuê nên ông bà không chấp nhận yêu cầu chia của vợ chồng
Trang 9ông Minh, bà Kim Anh Quan điểm của vợ chồng ông Hạnh, bà Thủy là hoàn toàn sai Theo lời trong đơn khởi kiện của vợ chồng ông Minh, bà Kim Anh đã trình bày:
Năm 2000 – 2001, anh em ông đã cùng nhau bỏ tiền ra mua nhà theo Nghị định 61/CP đối với diện tích nhà đất trong hợp đồng thuê là 46,2m2 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở ngày 29/8/2001, trong đó có
04 người đứng tên đồng sở hữu là vợ chồng ông và vợ chồng ông Hạnh Về nội dung này bên bị là ông Hạnh, bà Thủy cũng đã xác nhận là sự thật Trong giấp chứng nhận quyền sử dụng đất có 4 người đồng sỡ hữu là vợ chồng ông Minh và vợ chồng ông
Hạnh Theo Điều 12 Luật nhà ở quy đinh:
“ 3 Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi tên người được các chủ sở hữu
thoả thuận cho đứng tên trong giấy chứng nhận, nếu không có thoả thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì ghi đủ tên của cả vợ và chồng, trường hợp có vợ hoặc chồng không thuộc diện được
sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền
sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
4 Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì ghi tên từng chủ sở hữu đối với phần
sở hữu riêng và giấy chứng nhận đối với nhà ở đó được cấp cho từng chủ sở hữu.”
Vậy chủ sở hữu là những người được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Là chủ hợp đồng thuê nhà không đồng nghĩa với là chủ sỡ hữu của nhà đất
đã thuê đó Xét theo bản chất, thuê nhà là sự chuyển giao quyền sử dụng, quyền
chiếm hữu chứ không hề giao quyền định đoạt Vì thế, bà Thủy khi là chủ hợp đồng thuê nhà, đất không phải là chủ sỡ hữu của nhà và đất trên Do đó, nhà đất còn lại được chia đôi là hoàn toàn hợp lý.
Thứ tư, khi xét chia đôi diện tích nhà cho hai hộ thì mỗi hộ được sỡ hữu giá trị
xây dựng tương ứng gắn liền với diện tích nhà được chia Theo nhóm em, giá trị xây dựng là tiền công xây dựng, không tính tiền nguyên vật liệu phục vụ cho công trình
đó Do yêu cầu phải chia đôi diện tích cho hai hộ và căn cứ theo kết cấu của căn nhà
Trang 10Tòa án xét thấy chia cho hộ ông Minh, bà Kim Anh diện tích sân 2,6m x 3,92m = 10,2m2, diện tích bếp 2,58m x 2,78m = 7,17m2 còn hộ ông Hạnh, bà Thủy không được hưởng phần diện tích này nhưng sẽ được vợ chồng ông Minh, bà Kim Anh đền
bù giá trị xây dựng tương ứng với một khoản tiền hay tức là gia đình ông Hạnh, bà Thuỷ sẽ nhận được số tiền giá trị xây dựng chênh lệch
Vậy, tòa án trong bản án có xét “hộ ông Hạnh, bà Thủy phải thanh toán cho
hộ ông Minh, bà Kim Anh số tiền giá trị xây dựng chênh lệch là 2.719.462” là đúng đắn.
Thứ năm, theo quy định tại Điều 268 BLDS: Nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với
công trình xây dựng liền kề và điều 273 BLDS: quyền sử dụng hạn chế bất động sản
liền kề Điều 277 BLDS Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề : ‘‘Trong
trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy…’’
Theo Điều 8 Quy chế quản lí và sử dụng nhà ở chung tại đô thị (ban hành kèm theo Quyết định số 1127/ BXD- QLN ngày 16/8/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định:
“2 Không tùy tiện thay đổi cơ cấu quy hoạch căn hộ, phòng ở trong ngôi nhà
như: phá bỏ lô-gia mở rộng diện tích căn hộ, phá bỏ khu phụ, nối thông không gian giữa các căn hộ, thay đổi hố xí, bồn tăm, bể nước,…
3 Không gây tiếng ồn, đổ nước thải, rác từ tầng trên xuống, gõ đập ảnh hưởng tới các hộ sống lân cận, sửa chữa khu phụ, hệ thống cấp thoát nước gây thấm, dột xuống căn hộ tầng dưới,…”
Trong bản án xét xử: “hai bên phải giữ nguyên hiện trạng, cống thoát nước của
các bất động sản liền kề chay ngang qua diện tích đất của hộ gia đình, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng chảy làm ảnh hưởng đến sinh hoạt chung và có quyền