1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf

76 575 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH œœœ

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

04 - 2004

Trang 2

Lời cám ơn!

Từ đáy lòng, em xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến:

- Các thầy cô Trường Đại học An Giang đã tận tình truyền đạt kiến thức nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về Kinh Tế Doanh Nghiệp và cà kinh nghiệm sống quý báu, thực sự hữu hữu ích cho bản thân em trong thời gian thực tập và cả sau này

- Thầy Bùi Thanh Quang đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ em từ khi chọn đề tài, cách thức tiếp cận thực tiễn tại đơn vị thực tập đến khi hoàn chỉnh luận văn này

- Các cô, chú lãnh đạo Công ty An Thái đã tạo cho em cơ hội được thực tập tại Phòng kế toán tài vụ của Công ty và các cô, chú, anh, chị của các bộ phận, đặc biệt là cô Thiều Thị Bích Vân, kế toán trưởng của Công ty và cô Trần Thái Thanh, phụ trách tính giá thành ở phân xưởng sản xuất đã nhiệt tình hướng dẫn, giải thích và cung cấp các thông tin, số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, giúp em hoàn thành luận văn đúng thời gian, nội dung quy định

Xin chúc quý thầy cô, các cô, chú, anh, chị tại Công ty dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc, chúc quý Công ty kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao

Sinh viên Trương Ngọc Diễm Thúy

Trang 3

Trang

Phần mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần nội dung 4

Chương 1: Cơ sở lý luận 5

1.1 Những nội dung cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 5

1.1.1 Chi phí sản xuất 5

1.1.1.1 Khái niệm 5

1.1.1.2 Phân loại 5

1.1.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 5

1.1.1.2.2 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ 7

1.1.1.2.3 Phân loại chi phí theo phạm vi sử dụng và vai trò của chi phí trong quá trình sản xuất 8

1.1.1.2.4 Phân loại chi phí theo các tiêu thức khác 8

1.1.2 Giá thành sản phẩm 9

1.1.2.1 Khái niệm 9

1.1.2.2 Phân loại 9

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9

1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10

1.2.1 Tập hợp chi phí sản xuất 10

Trang 4

1.2.2 Tổng hợp chi phí sản xuất 11

1.2.3 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 12

1.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 12

1.2.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12

1.2.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương 12

1.2.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo giá thành kế hoạch 13

1.2.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 13

1.2.5.1 Phương pháp giản đơn 13

1.2.5.2 Phương pháp hệ số 14

1.2.5.3 Phương pháp tỷ lệ 14

1.2.5.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 14

1.2.5.5 Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất 14

1.2.5.5.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển song song 15

1.2.5.5.2 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển tuần tự từng khoản mục 15

Chương 2: Công ty TNHH Liên Doanh Công Nghệ Thực Phẩm An Thái 17

Trang 5

Chương 3: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Liên Doanh Công Nghệ Thực Phẩm An Thái 29

3.1 Các bộ phận liên quan trực tiếp đến việc tính giá thành sản phẩm 29

3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 35

3.2.1 Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng 12/2003 35

3.2.2 Kế toán nguyên liệu trực tiếp 35

3.2.2.1 Hệ thống kho nguyên liệu sản xuất và giá trị xuất kho trong tháng 12/2003 36

3.2.2.2 Kế toán chi phí nguyên liệu trực tiếp 38

3.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 46

3.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 47

3.2.5 Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 49

3.2.5.1 Tài khoản 154 (Chi phí sản xuất dỡ dang) của Công ty 49

3.2.5.2 Kết chuyển chi phí sản xuất vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm 49

3.2.5.3 Tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm 52

3.2.6 Phế phẩm 52

3.3 Phân tích một số điểm khác tiêu biểu trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 53

3.3.1 Kế toán chi phí nguyên liệu trực tiếp 53

3.3.2 Giá trị thu hồi phế phẩm 56

3.3.3 Kế toán nguyên vật liệu nhập kho 57

Trang 6

4.1 Một số biện pháp hoàn thiện công tác

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 58

4.1.1 Kế toán chi phí nguyên liệu đầu vào 58

4.1.2 Kế toán chi phí nguyên liệu trực tiếp 59

4.1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kế toán doanh nghiệp 60

Trang 7

Trang

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu - lợi nhuận qua các năm gần đây 28

Bảng Bảng 2.1: Tình hình tài chính qua các năm gần đây 27

Bảng 3.1: Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng 12/2003 35

Bảng 3.2: Bảng kê số 4 37

Bảng 3.3: Bảng cân đối nguyên liệu Tổ gia vị 40

Bảng 3.4: Bảng cân đối thành phẩm gia vị 41

Bảng 3.5: Bảng cân đối nguyên liệu Tổ nồi hơi 42

Bảng 3.6: Bảng cân đối nguyên liệu Tổ soup 43

Bảng 3.7: Bảng tổng hợp giá thành nguyên liệu theo dạng sản phẩm 45

Bảng 3.8: Bảng tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp vào TK 154 46

Bảng 3.9: Bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 47

Bảng 3.10: Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 48

Bảng 3.11: Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung 48

Bảng 3.12: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng dạng sản phẩm 49

Bảng 3.13: Bảng tập hợp chi phí sản xuất 51

Bảng 3.14: Bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm 53

Bảng 3.15: Bảng tính giá thành đơn vị theo từng loại sản phẩm 53

Bảng 3.16: Bảng giá trị thu hồi của phế phẩm 54

Bảng 3.17: Bảng trích TK 154 54

Trang 8

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức toàn Công ty 22

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của phân xưởng sản xuất 30

Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất mì gói 31

Sơ đồ 3.3: Quy trình sản xuất mì ly 32

Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức Phòng kế toán 33

Sơ đồ 3.5: Mô hình tổ chức kế toán tập trung 33

Sơ đồ 3.6: Hệ thống kế toán Chứng từ ghi sổ 34

Sơ đồ 3.7: Khái quát chu trình sản xuất sản phẩm 36

Sơ đồ 3.8: Tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp 38

Sơ đồ 3.9: Tập hợp chí phí nguyên liệu trực tiếp vào TK 154 46

Sơ đồ 3.10: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 47

Sơ đồ 3.11: Tập hợp chi phí sản xuất chung 49

Sơ đồ 3.12: Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhập kho 51

Sơ đồ 3.13: Sơ đồ tổng hợp TK 154 52

Trang 9

œœœ

Trang

Phụ lục 1: Bảng cân đối hàng hóa Kho nguyên liệu 66 Phụ lục 2: Bảng cân đối hàng hóa Kho bao bì - giấy gói 67 Phụ lục 3: Bảng cân đối hàng hóa Kho bao bì – thùng giấy 68 Kế hoạch sản xuất

Hướng dẫn sản xuất

Phiếu giao nhận nguyên vật liệu

Bảng theo dõi kết quả lao động công nhật

Trang 10

- BHXH, BHYT, KPCĐ : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn - CB-CNV : cán bộ - công nhân viên

- CP hoặc cp hoặc Cp : chi phí

- CPSX hoặc cpsx : chi phí sản xuất

- Cpsxdd : chi phí sản xuất dở dang

- CPNVLTT : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - CPNCTT : chi phí nhân công trực tiếp - CPSXC : chi phí sản xuất chung

- CPSXKDDD : chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang - CCDC : công cụ dụng cụ

- DN : doanh nghiệp

- đvsp : đơn vị sản phẩm

- gđ : giai đoạn - ps : phát sinh

- SL : số lượng - SP hoặc sp : sản phẩm - SX : sản xuất - TK : tài khoản - TT : thành tiền

- Z : giá thành sản phẩm

- ZBTP : giá thành bán thành phẩm - ZTP : giá thành thành phẩm - Zđvị : giá thành đơn vị sản phẩm

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

œœœ

1 Lý do chọn đề tài:

Sự cần thiết của cơng việc kế tốn chi phí và tính giá thành sản phẩm cĩ thể được hiểu một cách nhẹ nhàng qua ví dụ sau đây Một người bán hàng rong với gánh chè đậu trên lưng rảo khắp đường phố suốt cả ngày Giá bán 1000đ/chén chè của người bán hàng ấy hẳn nhiên khơng phải do tự nhiên người ấy muốn hay thích bán với giá đĩ, mà nĩ bị ảnh hưởng bởi giá mua đường, đậu, củi,… và cả vì đĩ là giá bán chung của những người bán chè khác (tất nhiên, trước khi bán, người ấy cũng phải tìm hiểu xem người khác bán với giá bán như thế nào) Chỉ với những ghi chép đơn giản cho giá mua các thứ cần thiết để nấu, người bán đã cĩ thể biết được chi phí bỏ ra và tính giá bán, rồi từ đĩ ước lượng xem mình sẽ thu được bao nhiêu tiền, sao cho số tiền ấy sau khi bù đắp được khoản chi phí đã bỏ ra thì cĩ phần lãi để cĩ thể tiếp tục mưu sinh Cĩ thể nĩi, đây là cơng việc "kế tốn chi phí và tính giá thành sản phẩm" đơn giản nhất nhưng khơng kém phần quan trọng và khơng thể thiếu được, cho dù đây chỉ là buơn bán dạo thơi

Trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất cĩ qui mơ lớn, sản xuất những mặt hàng cĩ tính cạnh tranh cao, ngồi các yếu tố nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường,… thì một trong những nội dung cĩ ý nghĩa quan trọng hàng đầu là cơng việc quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường cĩ sự quản lý và điều tiết của nhà nước hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn nên vấn đề giá bán ngày càng giữ vai trị quan trọng vì nĩ chính là cơng cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp Để cĩ được giá bán hợp lý, doanh nghiệp phải hạch tốn và

Trang 12

tính giá thành sản phẩm vừa đúng, vừa chính xác Điều này sẽ tạo nên một cái nền vững chắc, giúp cho việc hạ giá thành sản phẩm một cách hiệu quả hơn nhờ loại bỏ được những chi phí bất hợp lý nhưng vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong suốt thời gian học tập, được tiếp thu những kiến thức về kế toán doanh nghiệp dưới nhiều góc độ: quản trị, chi phí, Trong đó, lĩnh vực em thấy rất hay và hấp dẫn là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sau khi học, em hiểu rõ hơn về cách tính giá thành ở những trường hợp khác nhau Với nền kiến thức ấy, em rất nóng lòng muốn được tiếp cận với thực tế để học hỏi thêm

Thời gian thực tập tại Công ty TNHH Liên Doanh Công Nghệ Thực Phẩm An Thái là khoảng thời gian em phát hiện được nhiều điều mới lạ về lĩnh vực yêu thích của mình trên thực tế Những điều học được ở trường giúp cho em nhận ra sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chính điều này càng thôi thúc và tạo cho em nhiều hứng thú để tìm hiểu sâu hơn

Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình:

“Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại Công Ty TNHH Liên Doanh Công Nghệ Thực Phẩm An Thái”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Khi chọn đề tài này, em muốn tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm và cách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của riêng Công ty Từ đó phân tích một số tác động của cách kế toán này và đề ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 13

3 Nội dung nghiên cứu:

Từ mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào những vấn đề sau:

- Kế toán thu mua nguyên vật liệu

- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục, hạch toán chúng và biểu thị vào sơ đồ tài khoản chữ T

- Tính giá thành sản phẩm

- Phân tích một số điểm khác trong cách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty

- Đề ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN WœX

1.1 Những nội dung cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:

1.1.1 Chi phí sản xuất:1.1.1.1 Khái niệm:

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ

1.1.1.2 Phân loại:

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau Do đó để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán cần phải phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức phù hợp Sau đây là một số tiêu thức phổ biến để phân loại chi phí sản xuất

1.1.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:

Đây là cách phân loại phổ biến nhất vì nó rõ ràng và chi tiết Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại Toàn bộ chi phí được chia thành 2 loại:

- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định

Chi phí sản xuất được chia thành 3 loại:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tất cả chi phí gồm nguyên vật liệu chính,

vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu phí Tuy nhiên, khi nguyên liệu trực tiếp được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm mà không thể xác định mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc

Trang 16

đối tượng chịu chi phí) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp

+ Chi phí nhân công trực tiếp: tất cả các chi phí có liên quan đến bộ phận lao

động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí theo quy định

Chi phí nhân công trực tiếp đươc hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí Cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp

+ Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với

từng phân xưởng sản xuất, là loại chi phí tổng hợp gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất của phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng

Chi phí này được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh hàng tháng và cuối mỗi tháng tiến hành phân bổ và kết chuyển cho các đối tượng hạch toán chi phí

Chi phí sản xuất chung có 4 đặc điểm: • Gồm nhiều khoản mục khác nhau

• Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung đều có tính chất gián tiếp đối với từng đơn vị sản phẩm nên không thể tính thẳng vào sản phẩm dịch vụ phục vụ

• Chi phí sản xuất chung gồm cả biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp Trong đó định phí chiếm tỷ lệ cao nhất

• Do có nhiều khoản mục chi phí nên chúng được nhiều bộ phận khác nhau quản lý và rất khó kiểm soát

Chi phí sản xuất chung cũng được tính vào giá thành sản phẩm Do đặc điểm của nó không thể tính trực tiếp vào sản phẩm nên chúng được tính vào sản phẩm thông qua việc phân bổ theo công thức:

Trang 17

CPSXC thực tế trong kỳ Mức phân bổ CPSX cho

từng đối tượng = Tổng số đơn vị của các đối tượng phân bổ tính theo tiểu thức được chọn

x

Số đơn vị của từng đối tượng tính theo tiêu thức được chọn

- Chi phí ngoài sản xuất:

Để tổ chức và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn chịu một khoản chi phí ngoài khâu sản xuất Đây là những chi phí làm giảm lợi tức trong kỳ nên được gọi là chi phí ngoài sản xuất hay chi phí thời kỳ Nó gồm 2 loại:

+ Chi phí bán hàng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Những chi phí này sẽ xuất hiện trong các báo cáo tài chính như những phí tổn thời kỳ mà chúng phát sinh

ª Tác dụng của cách phân loại này:

- Cho thấy vị trí, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

- Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí - Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập các báo cáo tài chính

1.1.1.2.2 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ:

- Chi phí sản phẩm:

Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào Nó phát sinh trong một thời kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ tính kết quả kinh doanh

- Chi phí thời kỳ:

Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán Chi phí thời kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí

Trang 18

quảng cáo, chi phí thuê nhà, chi phí văn phòng… Những chi phí này được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh

Ở những doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản phẩm phát sinh trong lĩnh vực sản xuất dưới hình thức chi phí sản xuất Sau đó, chúng chuyển hoá thành giá trị thành phẩm tồn kho chờ bán Khi tiêu thụ, chúng chuyển hoá thành giá vốn hàng bán được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ

Ngược lại, chi phí thời kỳ, thời kỳ chúng phát sinh cũng chính là thời kỳ ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh

1.1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo phạm vi sử dụng và vai trò của chi phí trong quá trình sản xuất:

- Chi phí cơ bản: là những chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất sản phẩm, dịch vụ, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí chung: là những chi phí có liên quan đến công tác tổ chức phục vụ sản xuất như chi phí sản xuất chung

1.1.1.2.4 Phân loại chi phí theo các tiêu thức khác:

Ngoài những cách phân loại trên thì chi phí sản xuất còn được phân loại theo các tiêu thức sau:

™ Theo mối quan hệ với mức dộ hoạt động: Chi phí được chia thành 3 loại:

+ Biến phí + Định phí

+ Chi phí hỗn hợp ™ Phân loại nhằm ra quyết định:

+ Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

+ Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được + Chi phí chênh lệch

+ Chi phí cơ hội + Chi phí chìm

Trang 19

1.1.2 Giá thành sản phẩm:1.1.2.1 Khái niệm:

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định

Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại doanh nghiệp, cụ thể là phản ảnh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất là khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và lợi nhuận cao

1.1.2.2 Phân loại:

Trong doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành định mức: giá thành sản phẩm được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn định mức của chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)

- Giá thành kế hoạch (giá thành dự toán): giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kỳ kế hoạch

- Giá thành thực tế: giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh

Giá thành định mức và giá thành kế hoạch thường được lập trước khi sản xuất, còn giá thành thực tế thì hẳn nhiên chỉ có được sau quá trình sản xuất Do đó, doanh nghiệp luôn thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm song song với các kỹ thuật để có được giá thành định mức, giá thành kế hoạch sau đó điều chỉnh về giá thành thực tế

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hoá nhưng lại khác nhau về thời kỳ, phạm vi, giới hạn

Trang 20

Cpsxdd đkỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Giá thành sản xuất sản phẩm Cp thiệt hại

trong sx Cpsxdd cuối kỳ

Kế toán chi phí sản xuất chính xác làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm hoàn thành Bản chất của giá thành là chi phí – chi phí có mục đích - được sắp xếp theo yêu cầu của nhà quản lý Qua việc tính giá thành sản phẩm để kiểm tra việc thực hiện định mức tiêu hao của chi phí sản xuất

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cùng hướng đến mục tiêu: cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận từ đó đưa ra quyết định quản trị sản xuất, quyết định kinh doanh hợp lý; để phục vụ tốt hơn cho quá trình kiểm soát chi phí đạt hiệu quả cao; để phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí

1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.2.1 Tập hợp chi phí sản xuất:

1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi,giới hạn mà chi phí cần được tập hợp Đối tượng tập hợp chi phí có thể là phân xưởng sản

xuất, sản phẩm

1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Phương pháp tập hợp chi phí là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí Quá trình này được tiến hành như sau:

- Tập hợp trực tiếp những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí

- Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức để phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí

Trang 21

Tổng CPSX phát sinh trong kỳ Hệ số phân bổ

chi phí = Tổng tiêu thức phân bổ

Mức phân bổ cho đối tượng i =

Hệ số phân bổ CP x

Tiêu thức phân bổ của đối tượng i

Sơ đồ:

Các TK liên quan CPNVLTT Tập hợp CPNVLTT

CPNCTT Tập hợp CPNCTT

Sơ đồ:

621 (CPNVLTT) 154 (CPSXKDDD) Tập hợp CPNVLTT

622 (CPNCTT)

Tập hợp CHNCTT

627 (CPSXC)

Tập hợp CPSXC

Trang 22

1.2.3 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành:

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị đại lượng, kết quả hoàn thành (thông thường kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ báo cáo kế toán: tháng, quý, năm…)

1.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

1.2.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì tính cả cho sản phẩm hoàn thành

Ưu điểm của phương pháp này là tính toán ít nhưng nhược điểm của nó là độ chính xác không cao

1.2.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương:

Theo phương pháp này thì tính toán phức tạp hơn nhưng kết quả tương đối chính xác cao Vì thế, đây là phương pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp

Cách tính của phương pháp này là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoản mục chi phí sản xuất

Trang 23

1.2.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo giá thành kế hoạch:

Phương pháp này áp dụng phù hợp nhất ở những doanh nghiệp mà hệ thống kế hoạch chi phí có độ chính xác cao Theo phương pháp này, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo giá thành kế hoạch

1.2.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm (Z):

1.2.5.1 Phương pháp giản đơn: (hay phương pháp trực tiếp)

Những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực thì phù hợp với phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm này Bởi vì, quy trình sản xuất giản đơn là chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng có số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang

Công thức tính:

Tổng Z SP hoàn thành

trong kỳ =

Cpsxdd đầu kỳ +

Cpsx ps trong kỳ -

Các khoản làm giảm

CP -

Cpsxdd cuối kỳ

Tổng Z SP hoàn thành trong kỳ Z 1 đvsp =

Trang 24

1.2.5.2 Phương pháp hệ số:

Điều kiện sản xuất thích hợp để áp dụng phương pháp này là trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và không thể tổ chức theo dõi chi tiết từng loại sản phẩm Công việc cần làm là quy đổi các sản phẩm khác nhau đó về một loại sản phẩm duy nhất được gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xác định sẵn

1.2.5.3 Phương pháp tỷ lệ:

Điều kiện sản xuất của phương pháp này cũng tương tự như phương pháp hệ số, tuy nhiên giữa các sản phẩm khác nhau đó lại không xác lập một hệ số quy đổi Để xác định tỷ lệ, người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức: giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm, Thông thường

có thể sử dụng giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức

1.2.5.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:

Điều kiện sản xuất thích hợp áp dụng phương pháp này là trong cùng một quy trình sản xuất cùng với sản phẩm chính được tạo ra thì sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu) cũng xuất hiện Để có giá thành sản phẩm chính xác thì cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Tổng Z thực tế

SP

= Cpsxdd đầu kỳ +

Cpsx ps trong kỳ -

Cpsxdd cuối kỳ -

Giá trị các khoản điều chỉnh giảm Z

-

Giá trị ước tính

SP phụ

1.2.5.5 Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất:

Đây là phương pháp rất thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, để có thành phẩm thì phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, ở mỗi giai đoạn thu được bán thành phẩm với hình thái vật chất khác với giai đoạn trước

Tuỳ theo việc xác định đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất thích hợp

Trang 25

1.2.5.5.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển song song

Khi xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng thì nên chọn phương pháp này

Qua sơ đồ sau thì rất dễ hình dung cách tính này

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

Cpsx ps gđ 1 Cpsx ps gđ 2 … Cpsx ps gđ n

Cpsx ps gđ 1 trong thành phẩm

Cpsx ps gđ 2 trong thành phẩm …

Cpsx ps gđ n trong thành phẩm

Z thực tế SP

Với i là số giai đoạn sản xuất , i=1 n

Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm được tính như sau:

Cpsxdd đkỳ gđ i + Cpsx ps ở gđ i

= x Cpsx gđ i

trong thành

phẩm SL SP dở dang gđ i + SL thành phẩm gđ cuối

SL thành phẩm ở gđ cuối

Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm phải kết chuyển song song từng khoản mục để tính giá thành sản xuất của thành phẩm

n

Z thành phẩm = ∑ Cpsx của gđ i trong thành phẩm 1=1

1.2.5.5.2 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển tuần tự từng khoản mục

Cách tính này sẽ đáp ứng yêu cầu nắm rõ giá trị bán thành phẩm và giá trị thành phẩm của nhà quản trị Kế toán phải tình giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến khi tính giá thành thành phẩm

Trang 26

Sơ đồ sau sẽ cho thấy quá trình tính toán của cách tính này

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Giá thành bán hàng thành phẩm giai

đoạn 1

Giá thành bán hàng thành phẩm giai

giai đoạn 1

Giá thành bán thành phẩm

giai đoạn 2

Giá thành thành phẩm

giai đoạn n

Trình tự tính toán: Giai đoạn 1:

ZBTP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ +

CP ps trong kỳ -

Giá trị SP dở dang cuối kỳ Tổng ZBTP

→ Z BTPđvị =

SL BTP

Từ giai đoạn 2 đến giai đoạn n thì tính theo công thức:

Tổng Z gđ n =

Tổng ZBTP gđ

n-1 +

Giá trị SP dở dang đkỳ gđ n +

CP ps trong kỳ

gđ n -

Giá trị SP dở dang cuối kỳ

gđ n

Tổng Z → ZTP đvị =

SL TP

Về mặt lý thuyết thì có nhiều cách tính giá thành sản phẩm, nhưng trên thực tế, tùy theo từng trường hợp cụ thể và còn tùy thuộc vào cách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của riêng Công ty mà vận dụng kiến thức lý thuyết cho phù hợp và đảm bảo cách kế toán thực tế của Công ty

Trang 27

- Công ty đã hoạt động hết công suất của dây chuyền thiết bị trong hai năm 1994-1995 Do đó đến tháng 6/1996, Công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mì ăn liền công nghệ của Nhật Bản, nâng tổng số vốn đầu tư lên hơn 5 triệu USD và công suất tổng cộng khoảng 200 triệu sản phẩm/năm

- Năm 1997, phía Việt Nam thay đổi đối tác chuyển từ Công ty thương nghiệp tổng hợp sang Công ty du lịch & phát triển miền núi

- Cuối tháng 10/2001, phía đối tác Việt Nam đã mua lại phần vốn góp của phía đối tác nước ngoài để thành công ty có vốn 100% của Việt Nam và thành lập Công ty TNHH liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái, là Công ty TNHH có 2 thành viên có vốn của Nhà nước

Trang 28

- Trong hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã sản xuất và tiêu thụ hơn 1 tỷ đơn vị sản phẩm các loại ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang hơn 25 quốc gia ở khắp 5 châu lục trên thế giới

- Trong thời gian vừa qua, Công ty đã tham dự nhiều Hội chợ triển lãm quốc tế cả trong và ngoài nước, sản phẩm của cty đã đạt được nhiều Huy chương vàng, cúp vàng chất lượng tại các kỳ hội này và nhãn hiệu “Hai con voi” của Công ty đã được bình chọn là nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam

- Hiện nay, với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 25/10/2002, Công ty được biết đến như một công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng cơ bản vẫn thuộc hình thức doanh nghiệp nhà nước Theo kế hoạch, Công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa trong năm 2005 tới đây

- Nguồn vốn kinh doanh:

+ Vốn điều lệ: 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng) + Vốn vay chiếm khoảng 50% nguồn vốn kinh doanh

2.2 Ngành, nghề kinh doanh:

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới nhất, ngành, nghề kinh doanh của công ty: sản xuất và kinh doanh hàng nông sản thực phẩm, sản xuất mì ăn liền, sản xuất và kinh doanh phụ liệu, hương liệu

Sản phẩm chính hiện nay bao gồm:

+ Mì ăn liền (dạng gói & ly) + Phở ăn liền (dạng ly) + Hủ tiếu ăn liền (dạng ly) + Miến ăn liền (dạng ly) + Cháo ăn liền (dạng ly)

Trang 29

2.3 Phạm vi kinh doanh:

Từ lúc còn liên doanh cho đến ngày nay, mục tiêu kinh doanh của Công ty là tập trung vào các thị trường xuất khẩu, vì vậy phạm vi kinh doanh luôn rộng và luôn đối

mặt với nhiều môi trường kinh doanh tương ứng với những yêu cầu khác nhau

Sơ đồ 2.1: Phạm vi kinh doanh

VIỆT NAM

sản phẩm ANTHAIFOOD

Anh, Pháp, Đức, Nga, Tiệp Khắc, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Slovakia

Châu Á

Campuchia Singapore Malaysia

Úc

Nam Phi

Trang 30

Hình 2.2: Sản phẩm xuất khẩu sang các nước

Trang 31

2.4 Thị trường mì ăn liền:

Hiện tượng mì ăn liền đang phát triển mạnh Cạnh tranh hết sức gay gắt và thị trường loại thức ăn này hiện lên đến 6 tỷ USD mỗi năm Ở Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, những công ty mới mở đường vào thị trường đang bị khép chặt, phát động chiến tranh giá cả và giới thiệu hương vị, bao bì mới Thị trường 6 tỷ USD đang tăng trưởng 8% mỗi năm và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2010

Ở Việt Nam, nơi người tiêu dùng mới đầu bị hấp dẫn theo kiểu mì ăn liền Hàn Quốc, nay vẫn phát triển theo hướng này nhưng hương vị ngày càng đổi mới Sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt do nhiều loại mì từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhiều công ty Nhà nước nay thành tư nhân Lợi thế của mì “ngoại” là vốn lớn, hệ thống phân phối tốt Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như thế vẫn có những thương hiệu mì ăn liền đứng được trên thị trường với chìa khóa của sự thành công là sự kết hợp giữa việc tổ chức kinh doanh - sản xuất – phân phối hiện đại với các hình thức chiêu thị bài bản Chất lượng sản phẩm là mấu chốt đồng thời là con dao hai lưỡi: nếu ngon và hợp khẩu vị, lại được tiếp sức bởi quảng bá thương hiệu thì sẽ hòa nhập được vào đời sống tiêu dùng của người dân rất nhanh chóng, ngược lại chỉ một sơ suất nhỏ sẽ giết chết thương hiệu ngay lập tức

Công ty mì An Thái có mặt trên thị trường từ lâu và đã có một thời hoàng kim khi sản phẩm có mặt ở khắp mọi miền trong và ngoài nước, khi mà hoạt động của phân xưởng sản xuất, đội vận tải và các bộ phận khác luôn diễn ra trong bầu không khí nhộn nhịp, tấp nập Đến khi trên thị trường xuất hiện dần dần rồi ào ạt các nhãn hiệu mì ăn liền với các sản phẩm cực kỳ đa dạng, mẫu mã, hương vị thay đổi gần như liên tục trong khi sản phẩm của Công ty thì không có sự thay đổi thích ứng được với thị trường và những chiến lược kinh doanh trên thị trường nội địa không đạt hiệu quả, do đó, Công ty đã mất đi thị phần nội địa đã nắm được trong lòng bàn tay

Trang 32

2.5 Cơ cấu tổ chức:

2.5.1 Sơ đồ tổ chức:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức toàn Công ty

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT & SẢN XUẤT

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH

Phòng KH & XNK

(1)

Phòng Kỹ thuật Điện cơ

Phân xưởng

sản xuất

Phòngtổ chức

& hànhchính

Phòngkế toán

tài vụ

Chi Nhánh

TP HCM

(2)

Văn phòng

đại diện CPC(3)Phòng

kinh doanh

Tổ gia

vị

Tổ vận hành

thiết bị

Tổ thànhphẩm

ca A

Tổ công nhật Tổ

thànhphẩm

Trang 33

2.5.2 Sơ lược chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận:

2.4.2.1 Ban giám đốc:

Ban giám đốc đảm bảo rằng các trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ các vị trí được truyền đạt trong toàn bộ tổ chức để đảm bảo mọi nhân viên thấu hiểu và thực hiện

2.5.2.2 Phòng kế toán tài vụ:

- Tham mưu cho hội đồng thành viên và giám đốc hoạch định chính sách, vận hành nền tài chính của cty trong từng thời kỳ phát triển, xây dựng phương án phân phối, lợi dụng, sử dụng các quỹ

- Tổng hợp, phân tích và lưu trữ các thông tin kinh tế chuyên ngành và các báo cáo quyết toán tài chính

- Yêu cầu các phòng, ban cung cấp các hồ sơ chứng từ, các báo cáo phục vụ cho công tác kế toán thống kê

- Đại diện Công ty trong quan hệ giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước

2.5.2.3 Phòng kế hoạch & xuất nhập khẩu:

- Tham mưu cho giám đốc về định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh, thông tin về giá cả thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, về mặt kỹ thuật chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của Công ty

- Xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, hoạch định chiến lược phát triển 5 năm, 10 năm của Công ty

- Thống kê tổng hợp, theo dõi, báo cáo quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của cty và đề xuất với Ban giám đốc các giải pháp hiệu chỉnh cho từng quý, từng năm

- Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, lập hợp đồng kinh tế nội thương, ngoại thương, theo dõi thực hiện hợp đồng, giao nhận, thanh lý hợp đồng nội thương và thanh toán quốc tế

- Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên vật liệu đầu vào, chất

Trang 34

- Yêu cầu các phòng, ban cung cấp các tài liệu, số liệu, hồ sơ, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và lệnh sản xuất hoặc báo cáo tổng hợp

- Thay mặt Công ty trong việc đàm phán các hợp đồng kinh tế nội thương và ngoại thương trên cơ sở ủy quyền của Giám đốc Công ty

2.5.2.4 Phòng kinh doanh:

- Tham mưu cho Ban giám đốc định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh ở thị trường Campuchia Tổ chức hoạt động kinh doanh hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Campuchia

- Quản lý các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của Công ty ở địa bàn tỉnh An Giang

- Quản lý đội xe tải của Công ty

- Đại diện Công ty đàm phán ký kết các hợp đồng ngoại thương xuất khẩu hàng hóa cho thị trường Campuchia trên cơ sở ủy quyền của Giám đốc Thay mặt Công ty trong việc giao dịch với khách hàng

- Yêu cầu các đơn vị trực thuộc Công ty trong công tác thị trường hoặc làm việc với khách hàng

2.5.2.5 Phòng tổ chức hành chính:

- Tham mưu cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng, đào tạo về chế độ, chính sách lao động, tiền lương của toàn bộ CB-CNV trong Công ty

- Quản lý hành chính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động CB-CNV toàn Công ty, quản lý cấp phát và thu hồi sổ lao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn cty

- Tiếp nhận, quản lý các đơn khiếu nại, tố cáo và tham mưu cho Ban giám đốc giải quyết

- Yêu cầu các đơn vị trực thuộc Công ty cung cấp các số liệu, hồ sơ về nhân sự phục vụ cho công tác tổ chức, hành chính

- Đại diện Công ty trong các vụ kiện dân sự trên cơ sở ủy quyền của Giám đốc

Trang 35

2.5.2.6 Phòng kỹ thuật điện cơ:

- Quản lý kỹ thuật: số lượng, chất lượng, sửa chữa, bảo trì, máy móc thiết bị hiện có của Công ty

- Tham mưu trang bị kỹ thuật: tham mưu cho lãnh đạo trong việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho toàn Công ty

- Nghiên cứu cải tiến kỹ thật: cải tiến, nâng cao công suất máy móc, nghiên cứu, chế tạo các thiết bị lẻ phục vụ sản xuất và nghiên cứu

- Đào tạo: kiểm tra và tham mưu trong tuểyn dụng cán bộ kỹ thuật

- Yêu cầu các bộ phận có liên quan cùng phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc của mình

- Thực hành chức năng quản lý kỹ thuật chuyên ngành trên cơ sở ủy quyền của Giám đốc

2.5.2.7 Phân xưởng sản xuất:

- Thực hiện việc tổ chức sản xuất các sản phẩm của công ty theo quy trình, kế hoạch đã được Ban giám đốc phê duyệt

- Phối hợp với Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu và Phòng kỹ thuật điện cơ nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ sản xuất hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới theo hướng sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng hoặc có dung lượng thị trường lớn

- Tiếp nhận và tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu kế hoạch của công ty - Quản lý lượng lao động hiện có, riêng lao động thời vụ (công nhật) thì phân xưởng sử dụng linh hoạt theo yêu cầu sản xuất kinh doanh

- Cùng với phòng kỹ thuật điện cơ, tổ chức quản lý theo dây chuyền sản xuất bao gồm: cơ sở vật chất, máy móc thiết bị trong phân xưởng sản xuất

- Có quyền điều động nhân sự tạm thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất trong phạm vi phân xưởng sản xuất

- Có quyền tăng, giảm lao động công nhật một cách chủ động nhằm đáp ứng kịp

Trang 36

2.5.2.8 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh:

- Tổ chức mạng lưới kinh doanh sản phẩm của công ty ở thị trường nội địa (trên phạm vi toàn quốc)

- Tổ chức việc giao nhận hàng hóa, nguyên vật liệu của công ty tại TPHCM, đồng thời, thu thập thông tin kinh tế, quản lý, lưu trữ thông tin và báo cáo kịp thời cho lãnh đạo

- Quản lý kho hàng và tài sản tại chi nhánh

- Có quyền thay mặt Công ty trong đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế, tuyển dụng bộ máy nhân sự phục vụ cho công tác kinh doanh của đơn vị trên cơ sở ủy quyền của Giám đốc

- Yêu cầu các đơn vị phối hợp trong công tác thị trường hoặc làm việc với khách hàng

2.6 Tình hình kinh doanh những năm gần đây:

Cho đến hôm nay, sản phẩm của Công ty vẫn còn trong giai đoạn tiếp cận lại với thị trường nội địa nhưng tốc độ còn chậm, mục đích chủ yếu chỉ là không để mất trắng hoàn toàn thị phần nội địa Chiến lược kinh doanh Công ty đang thực hiện: chủ yếu xuất khẩu tạo nguồn lực thâm nhập trở lại thị trường nội địa Đây là một chiến lược mang tính lâu dài vì thị trường nội địa giờ đây theo cách ví von của một tổng giám đốc thương hiệu có tiếng là như một cuộc thi đấu, mà trong đó số huy chương vàng còn rất nhiều và mọi doanh nghiệp đều là những vận động viên có khả năng chiến thắng, vấn đề ở chỗ phải xác định cho được lợi thế và khả năng của mình đang ở đâu

Những năm gần đây là giai đoạn giao thời khi Công ty trở thành 100% vốn của Việt Nam và sắp tới sẽ tiến hành cổ phần hóa, tình hình của Công ty có sự thay đổi về nhiều mặt Nhìn chung, tình hình kinh doanh đã có những dấu hiệu khả quan hơn so với giai đoạn khủng hoảng trước đó Ban lãnh đạo tích cực, chủ động có những hướng xuất khẩu mới song song với việc nỗ lực củng cố lại những thị trường xuất khẩu chủ lực từ lâu, đặc biệt là thị trường Campuchia

Trang 37

Bảng 2.1: Tình hình tài chính những năm gần đây

Doanh thu hàng xuất khẩu luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu hàng năm, cụ thể là 97.55% (năm 2001), 95.37% (năm 2002) và 89.16% (năm 2003) Sự chênh lệch này là do trong quá trình mua lại vốn của nước ngoài, Công ty đã bị mất một số khách hàng xuất khẩu, lượng hàng xuất khẩu giảm, nhưng bù lại doanh thu từ thị trường nội địa có chút khả quan Bởi vì, đây là khoảng thời gian mà Công ty kinh doanh theo hướng lấy dùng nguồn lực có được từ xuất khẩu để khôi phục lại thị phần nội địa Tuy nhiên, trên thực tế, hướng kinh doanh này mặc dù đã đạt được những dấu hiệu tích cực nhưng không được lâu dài Có thể ví như là “lấy muối bỏ biển”, chỉ tồn tại được trong khoảnh khắc rồi lại tan ra Chính vì vậy, chiến lược kinh doanh hiện nay được xác định lại là tập trung xuất khẩu rồi quay trở lại nội địa

Trang 38

Bieu do 2.1: Doanh thu - loi nhuan.

Nam

Doanh thuLoi nhuan

Biểu đồ 2.1: Doanh thu - lợi nhuận

Từ biểu đồ trên ta thấy, doanh thu thì nhiều nhưng chí phí lại quá lớn nên phần lợi nhuận cuối cùng rất ít Đây là một thực tế mà Công ty hiện nay rất quan tâm và tìm hiểu

Ngày đăng: 20/10/2012, 16:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ hạch toán giá thành theo phương pháp giản đơn: - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ h ạch toán giá thành theo phương pháp giản đơn: (Trang 23)
Qua sơ đồ sau thì rất dễ hình dung cách tính này. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
ua sơ đồ sau thì rất dễ hình dung cách tính này (Trang 25)
Sơ đồ sau sẽ cho thấy quá trình tính toán của cách tính này. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ sau sẽ cho thấy quá trình tính toán của cách tính này (Trang 26)
Sơ đồ 2.1:  Phạm vi kinh doanh. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 2.1 Phạm vi kinh doanh (Trang 29)
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức toàn Công ty - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức toàn Công ty (Trang 32)
Bảng 2.1: Tình hình tài chính những năm gần đây. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 2.1 Tình hình tài chính những năm gần đây (Trang 37)
Bảng 2.1: Tình hình tài chính những năm gần đây. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 2.1 Tình hình tài chính những năm gần đây (Trang 37)
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của phân xưởng sản xuất - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của phân xưởng sản xuất (Trang 40)
Sơ đồ 3.2:  Qui trình sản xuất mì gói - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.2 Qui trình sản xuất mì gói (Trang 41)
Cơng ty theo dạng tổ chức kế tốn tập trung là mơ hình tổ chức cĩ đại điểm tồn bộ cơng việc xử lý thơng tin trong tồn doanh nghiệp được thực hiện tậ p trung  - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
ng ty theo dạng tổ chức kế tốn tập trung là mơ hình tổ chức cĩ đại điểm tồn bộ cơng việc xử lý thơng tin trong tồn doanh nghiệp được thực hiện tậ p trung (Trang 43)
Sơ đồ 3.5: Mơ hình tổ chức kế tốn tập trung - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.5 Mơ hình tổ chức kế tốn tập trung (Trang 43)
Sơ đồ 3.4:  Cơ cấu tổ chức Phòng kế toán - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.4 Cơ cấu tổ chức Phòng kế toán (Trang 43)
Sơ đồ 3.5:  Mô hình tổ chức kế toán tập trung - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.5 Mô hình tổ chức kế toán tập trung (Trang 43)
Cơng ty sử dụng hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ, các loại chủ yếu: + Chứng từ ghi sổ - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
ng ty sử dụng hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ, các loại chủ yếu: + Chứng từ ghi sổ (Trang 44)
Sơ đồ 3.6:  Hệ thống kế toán Chứng từ ghi sổ - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.6 Hệ thống kế toán Chứng từ ghi sổ (Trang 44)
Bảng 3.1: Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.1 Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng (Trang 45)
Bảng 3.1:  Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.1 Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng (Trang 45)
Tình hình nhập, xuất nguyên liệu ở các kho trong tháng được khái quát trong Bảng Kê Số 4 ở trang tiếp theo - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
nh hình nhập, xuất nguyên liệu ở các kho trong tháng được khái quát trong Bảng Kê Số 4 ở trang tiếp theo (Trang 46)
Sơ đồ 3.7: Khái quát chu trình sản xuất sản phẩm. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.7 Khái quát chu trình sản xuất sản phẩm (Trang 46)
3.2.2.2. Kế tốn chi phí nguyên liệu trực tiếp: - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
3.2.2.2. Kế tốn chi phí nguyên liệu trực tiếp: (Trang 48)
Từ Bảng Kê Số 4ở trang bên, ở “Phần ghi cĩ đối ứng các TK sau” cho thấy nghiệp vụ xuất kho nguyên liệu được kế tốn như sau:   - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
ng Kê Số 4ở trang bên, ở “Phần ghi cĩ đối ứng các TK sau” cho thấy nghiệp vụ xuất kho nguyên liệu được kế tốn như sau: (Trang 48)
Sơ đồ 3.8: Tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.8 Tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp (Trang 48)
Riêng Tổ gia vị cĩ hai bảng: Bảng cân đối nguyên liệu và Bảng cân đối thành phẩm gia vị - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
i êng Tổ gia vị cĩ hai bảng: Bảng cân đối nguyên liệu và Bảng cân đối thành phẩm gia vị (Trang 49)
Bảng kế toán  Diễn giải Số tiền (đồng) - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng k ế toán Diễn giải Số tiền (đồng) (Trang 49)
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp giá thành nguyên liệu theo loại sản phẩm. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp giá thành nguyên liệu theo loại sản phẩm (Trang 54)
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp giá thành nguyên liệu theo loại sản phẩm. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp giá thành nguyên liệu theo loại sản phẩm (Trang 54)
Bảng 3.8: Bảng tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp vào TK 154. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.8 Bảng tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp vào TK 154 (Trang 55)
Bảng 3.8:  Bảng tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp vào TK 154. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.8 Bảng tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp vào TK 154 (Trang 55)
Bảng 3.9: Bảng tập hợp chi phí nhân cơng trực tiếp. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.9 Bảng tập hợp chi phí nhân cơng trực tiếp (Trang 56)
Bảng 3.9: Bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.9 Bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (Trang 56)
Bảng 3.10: Bảng phân bổ chi phí nhân cơng trực tiếp. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.10 Bảng phân bổ chi phí nhân cơng trực tiếp (Trang 57)
Ghi chú: Mẫu Bảng theo dõi kết quả lao động cơng nhật cĩ thể xe mở phần phụ lục. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
hi chú: Mẫu Bảng theo dõi kết quả lao động cơng nhật cĩ thể xe mở phần phụ lục (Trang 57)
Bảng 3.10:  Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.10 Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (Trang 57)
Bảng 3.11: Tập hợp chi phí sản xuất chung. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.11 Tập hợp chi phí sản xuất chung (Trang 57)
Sơ đồ 3.11:  Tập hợp chi phí sản xuất chung. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.11 Tập hợp chi phí sản xuất chung (Trang 58)
Bảng 3.13: Bảng tập hợp chi phí sản xuất. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.13 Bảng tập hợp chi phí sản xuất (Trang 60)
Sơ đồ 3.12:  Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhập kho. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.12 Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhập kho (Trang 60)
Bảng 3.13:  Bảng tập hợp chi phí sản xuất. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.13 Bảng tập hợp chi phí sản xuất (Trang 60)
Sơ đồ 3.13:  Sơ đồ tổng hợp TK 154. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ 3.13 Sơ đồ tổng hợp TK 154 (Trang 61)
Bảng 3.14: Bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.14 Bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm (Trang 62)
Bảng 3.14:  Bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.14 Bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm (Trang 62)
Bảng 3.15: Bảng giá thành đơn vị theo từng loại sản phẩm. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.15 Bảng giá thành đơn vị theo từng loại sản phẩm (Trang 62)
Bảng 3.16: Giá trị thu hồi của phế phẩm. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.16 Giá trị thu hồi của phế phẩm (Trang 63)
Bảng 3.16: Giá trị thu hồi của phế phẩm. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng 3.16 Giá trị thu hồi của phế phẩm (Trang 63)
Bảng sau đây cho thấy sự khác nhau trong tên gọi của cùng một khoản chi phí.  - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng sau đây cho thấy sự khác nhau trong tên gọi của cùng một khoản chi phí. (Trang 65)
Bảng sau đây cho thấy sự khác nhau trong tên gọi của cùng một khoản chi  phí. - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Bảng sau đây cho thấy sự khác nhau trong tên gọi của cùng một khoản chi phí (Trang 65)
Từ sơ đồ trên nghiên cứu lập ra TK 621 bằng hình thức biểu bảng để theo dõi cho các tổ, tuy nhiên sẽ phát sinh thêm tên cho các tiểu khoản theo dõi chi phí  nguyên liệu cho từng tổ để cĩ thể định khoản số dư của từng tổ vào TK 621 - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
s ơ đồ trên nghiên cứu lập ra TK 621 bằng hình thức biểu bảng để theo dõi cho các tổ, tuy nhiên sẽ phát sinh thêm tên cho các tiểu khoản theo dõi chi phí nguyên liệu cho từng tổ để cĩ thể định khoản số dư của từng tổ vào TK 621 (Trang 70)
Sơ đồ chữ T được minh họa: - luận văn về chi phí tính giá thành sản xuất.pdf
Sơ đồ ch ữ T được minh họa: (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w