Luận văn tốt nghiệp ĐH Ngoại Thương - So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS16,38) và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định (VAS03,04)
Trang 1Trờng đại học ngoại thơng
Khoa kinh tế & kinh doanh quốc tế
Sinh viên thực hiện : đặng thanh phơng
Lớp : Anh 14 k45e KTđn– k45e – KTđn – k45e – KTđn
Giáo viên hớng dẫn : Th.s nguyễn thị thu hằng
Hà Nội – 5/2010 5/2010 Danh Mục bảng biểu, hỡnh vẽ :
Bảng 1: Sơ đồ cấu trỳc IASB
Bảng 2: Quy trỡnh chuẩn cho việc soạn thảo cỏc chuẩn mực kế toỏn quốc tế.Bảng 3 : quy trỡnh đưa chuẩn mực kế toỏn Việt Nam về gần với chuẩn mực kếtoỏn quốc tế
Trang 3Chương 1: Một số vấn đề chung về chuẩn mực kế toán : 4
I Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán: 4
1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán : 4
2 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán 4
3 Phân loại chuẩn mực kế toán : 6
II Chuẩn mực kế toán quốc tế: 7
1 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán thế giới : 7
1.1 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế : 7
1.2 Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế: 8
1.2.1 Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) : 8
1.2.1.1 Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh : 8
1.2.1.2 Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và duy trì vai trò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế : 9
1.2.1.3 Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC 10
1.2.1.4 Mốc son năm 2000: 11
1.2.2 Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB): 12
1.3 Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 15
2 Quy trình soạn thảo nên các chuẩn mực kế toán quốc tế : 15
3 Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế : 19
3.1 Lợi ích đối với các nhà đầu tư : 19
3.2 Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia : 19
Trang 43.3 Lợi ích đối với các nước đang phát triển: 20
3.4 Lợi ích đối với các cơ quan thuế: 20
3.5 Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực: 21
3.6 Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán 21
II Chuẩn mực kế toán Việt Nam: 21
1 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam: 21
1.1 Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam : 21
1.2 Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam: 22
1.2.1 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các chuẩn mực kế toán quốc tế : 22
1.2.2 Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương : 23
1.2.3 Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên một Khung Khái niệm (conceptual framework) : 24
2 Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam: 25
3 Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam: 27
3.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam : 27
3.2 Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước : 28
3.3 Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam : 29
Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ 29
I Một số vấn đề chung về TSCĐ : 29
1 Định nghĩa, đặc điềm : 29
1.1 Định nghĩa về tài sản nói chung: 29
1.2 Khái niệm về tài sản cố định : 32
2 Phân loại TSCĐ: 32
2.1 Theo hình thái biểu hiện : 33
Trang 52.1.1 Tài sản cố định hữu hình : 33
2.1.1.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định hữu hình : 33
2.1.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình: 35
2.1.2 Tài sản cố định vô hình : 36
2.1.2.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định vô hình : 36
2.1.2.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình: 37
2.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu : 38
2.3 Phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng : 39
II Những điểm giống nhau và khác nhau trong quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ: 41
1 Về TSCĐ hữu hình : 41
1.1 Ghi nhận TSCĐ hữu hình : 41
1.1.1 Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình: 41
1.1.1.1.Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình : 41
1.1.1.2 Các điểm giống nhau giữa hai chuẩn mực : 43
1.1.1.3 Điểm khác biệt giữa hai chuẩn mực : 45
1.1.2 Áp dụng tiêu chuẩn ghi nhận cho từng trường hợp cụ thể : 46
1.2 Xác định giá trị ban đầu: 48
1.2.1 Nguyên tắc ghi nhận: 48
1.2.2 Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình : 51
1.2.2.1 TSCĐ hữu hình mua sắm: 51
1.2.2.2 TSCĐ hữu hình là do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế : 52
1.2.2.3 TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả góp: 54
1.2.2.4 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi : 55
1.2.2.5 TSCĐ hữu hình bao gồm đất và các công trình kiến trúc gắn liền 57
với đất: 57
1.3 Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu: 58
1.3.1 Phương pháp giá gốc : 59
Trang 61.3.2 Phương pháp đánh giá lại : 60
1.4 Khấu hao TSCĐ hữu hình: 63
1.4.1 Khái niệm khấu hao TSCĐ và cách hạch toán khấu hao TSCĐ : 63
1.4.2.Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình : 64
1.4.3 Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình : 67
1.4.5 Giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình : 73
1.4.6 Thời điểm bắt đầu và ngừng trích khấu hao: 75
1.5 Sự giảm giá trị TSCĐ hữu hình: 76
1.6 Trình bày báo cáo tài chính : 77
1.6.2 Những thông tin mà VAS 3 yêu cầu trình bày còn 16 chỉ khuyến khích trình bày: 77
1.6.3.Những thông tin mà IAS 16 yêu cầu trình bày nhưng VAS 3 không yêu cầu trình bày: 78
1.6.3.1 Những thay đổi trong ước tính kế toán: 78
1.6.3.1 Trình bày các thông tin liên quan tới đánh giá lại tài sản: 78
2 Về TSCĐ vô hình : 79
2.1 Ghi nhận TSCĐ vô hình: 79
2.1.1 Định nghĩa và các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình: 79
2.1.1.1 Định nghĩa về TSCĐ vô hình : 79
2.1.1.2 Các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình : 80
2.1.1.2.1 Tính có thể xác định được : 81
2.1.1.2.2 Khả năng kiểm soát: 83
2.1.1.2.3 Lợi ích kinh tế trong tương lai : 85
2.1.2 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: 86
2.2 Xác định giá trị ban đầu: 88
2.2.1 Trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt : 88
2.2.2 TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm: 90
Trang 72.2.3 TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn : 91
2.2.4 Trường hợp mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp : 92
2.2.5 Trường hợp TSCĐ vô hình được Nhà Nước cấp hay biếu tặng : 93
2.2.6 Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi : 94
2.2.7 lợi thế thương mại được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp: 94
2.2.8 TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp : 94
2.3 Ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình: 96
2.4 Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu: 98
2.5 Khấu hao TSCĐ vô hình : 100
2.5.1 Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình : 100
2.5.2 Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình : 102
2.5.3 Giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình 103
2.6 Ghi giảm TSCĐ vô hình : 104
2.7 Trình bày báo cáo tài chính : 104
2.7.1 Những thông tin mà cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu trình bày: 104
2.7.2 Những thông tin mà VAS 4 yêu cầu trình bày mà IAS 38 không yêu cầu trình bày: 105
2.7.3 Những thông tin mà IAS 38 yêu cầu trình bày mà VAS 4 không yêu cầu trình bày : 106
3 TSCĐ thuê tài chính: 107
3.1 Phân loại thuê tài sản hay tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ thuê tài chính : .107
3.2 Ghi nhận tài sản thuê tài chính và nguyên giá của tài sản: 110
3.2.1 Nguyên tắc ghi nhận: 110
3.2.2 Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: 111
3.2.3 Giá trị hợp lý của tài sản : 112
3.2.4 Chi phí sau ghi nhận ban đầu : 113
3.2.5 Khấu hao TSCĐ thuê tài chính : 113
Trang 8Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn
mực kế toán quốc tế 114
I Đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế là một xu thế tất yếu tại Việt Nam : 114
II Nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế : 115
1 Nhân tố về kinh tế : 115
1.1 Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường : 115
1.2 Mức độ phát triển của nền kinh tế 116
1.3 Mức độ phát triển của thị trường vốn : 117
1.4 Nhu cầu về thông tin kế toán chất lượng cao vẫn ở mức thấp : 117
2 Nhân tố về công nghệ thông tin : 118
3 Nhân tố về hệ thống luật : 119
III Giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế (ở đây chỉ giới hạn trong các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định): 121
1 Phương hướng đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 121
2 Các giải pháp cụ thể để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 123
2.1 Hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực : 123
2.2 Hoàn thiện chuẩn mực kế toán : 124
2.2.1 Bổ sung chuẩn mực kế toán đã có trong bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà chưa có trong bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam : 124
2.2.2 Bổ sung các quy định đã có trong chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam : 125
2.2.2.1 Phương pháp đánh giá lại : 125
Trang 92.2.2.2 Giá trị hợp lý của TSCĐ : 126
2.2.2.3 Tần suất của việc đánh giá lại : 126
2.2.2.4 Nếu một tài sản trong một lớp được đánh giá lại thì toàn bộ lớp tài sản cũng sẽ được đánh giá lại 127
2.2.3 Cập nhật cập nhật sự thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán quốc tế vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng : 127
3 Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán : 128
3.1 Hoàn thiện các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định : 128
Các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực VAS 3 và VAS 4 cần được bổ sung các quy định xử lý chênh lệch khi đánh giá lại tài sản : 128
3.1.1 Nguyên tắc hạch toán : 128
3.1.2 Về tài khoản sử dụng : 130
3.1.3 Về phương pháp hạch toán : 130
3.2 Hoàn thiện quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: .132
4 Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 133
4.1 Sự phát triển của nền kinh tế: 133
4.1 Sự chuẩn bị của các doanh nghiệp: 135
KẾT LUẬN 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
Trang 111 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nềnkinh tế
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này Thế nhưng quá trìnhhội nhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộcchúng ta phải kiên trì và nỗ lực vượt qua
Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệthống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạtđộng kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước
có nền kinh tế thị trường và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hộinhập kinh tế, quốc tế và khu vực
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ
sở các chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xãhội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toánquốc tế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiệnđược Chính nguyên nhân đó đã khiến cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam
dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiềuđiểm khác biệt mang tính trọng yếu
Việc xem xét nghiên cứu những điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kếtoán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết trong nhiều mụcđích
Mục đích thứ nhất là để giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hoạt động ở Việt Nam có thể thấy được những sự khác biệt căn bảngiữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán, từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng
Trang 12thực hiện sự chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sangbáo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc tế (phục vụ cho mục đích báo cáo tậpđoàn) một cách dễ dàng hơn
Mục đích thứ hai là khi nghiên cứu những khác biệt của chuẩn mực kếtoán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta có thể rút ra đượcnhững vấn đề mà cần bổ sung, sửa đổi trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam
để từ đó hoàn thiện hơn hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam phục vụcho mục đích hội nhập kinh tế
Mục đích thứ ba là nghiên cứu những sự khác biệt giữa các hệ thốngchuẩn mực cũng góp phần cho công tác nghiên cứu và tìm hiểu về xu thế hàihòa hóa các quy định kế toán đang diễn ra trên thế giới
Hiện nay, các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam như Deloitte, KPMGhay Ernt & Young đều đã có những nghiên cứu về so sánh các chuẩn mực kếtoán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế Tuy nhiên, chưa có nhữngnghiên cứu sâu vào một đối tượng cụ thể nào đó của báo cáo tài chính Tàisản cố định không chỉ là một đối tượng kế toán quan trọng trên bảng cân đối
kế toán mà còn là một tư liệu lao động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp
Do đó, sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kếtoán quốc tế về tài sản cố định sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc lập và trình bàybáo cáo tài chính Chính vì những nguyên nhân trên mà tác giả bài này đãchọn nghiên cứu sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩnmực kế toán quốc tế về tài sản cố định
2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Bài luận văn này chỉ tập trung vào nghiên cứu sự khác biệt giữa cácchuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế có liên quan trựctiếp tới tài sản cố định là chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3 – Tài sản cố địnhhữu hình; chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4 – Tài sản cố định vô hình vàchuẩn mực kế toán Việt Nam số 6 – Thuê tài sản; Chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 13số 16 – Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ; Chuẩn mực kế toán quốc tế số
38 – Tài sản cố định vô hình và chuẩn mực kế toán Quốc tế số 17 – Thuê tàisản
Bài luận văn này sẽ không đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến tàisản cố định và có liên quan đến các chuẩn mực trên mà được qui định chínhtrong các chuẩn mực khác Như quy định về vốn hóa chi phí lãi vay được quiđịnh chính trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 23- chi phí lãi vay hay quyđịnh về tổn thất giá trị tài sản được quy định chính trong chuẩn mực kế toánquốc tế số 36- Sự giảm giá trị tải sản Những quy định đó có thể được đề cậpnhưng chỉ là để hỗ trợ cho việc tìm hiểu sự khác biệt của các chuẩn mực đượctập trung nghiên cứu
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử để nghiên cứu các vấn đề một cách vừa ở tính toàn diện vừa ở tính cụthể, đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quinạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích sosánh để phân tích vấn đề, so sánh, đánh giá và rút ra vấn đề
4 BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu củakhóa luận bao gồm :
Chương 1: Một số vấn đề chung về tài sản cố định
Chương 2 : Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam
về tài sản cố định
Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần vớichuẩn mực kế toán
Trang 14Chương 1: Một số vấn đề chung về chuẩn mực kế toán :
I Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán:
1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán :
Theo khoản 1 điều 8, luật kế toán số 03/2003/QH11 thì “chuẩn mực kếtoán gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính ”
Như vậy, các chuẩn mực kế toán là các văn bản tập hợp các nguyên tắc
và phương pháp kế toán ở mức độ tổng quát để định hướng cho các doanhnghiệp trong việc ghi sổ kế toán các giao dịch của doanh nghiệp cũng nhưtrong việc ;ập báo cáo tài chính
Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau :
- Mục đích của chuẩn mực
- Phạm vi của chuẩn mực
- Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực
- Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêucầu về lập và trình bày báo cáo tài chính
2 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán
Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán
là để thống nhất hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể làtrong một quốc gia, trong một khu vực hay trên toàn cầu)
Nếu như không có chuẩn mực kế toán , các công ty sẽ sử dụng nhiềuphương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chính của mình Ví dụnếu như không có chuẩn mực kế toán thì sẽ có công ty thì ghi nhận chi phísửa chữa và bảo trì tài sản vào giá trị tài sản với lý do là các chi phí đó giúptài sản duy trì được trạng thái hoạt động tốt và nhờ đó đem lại lợi ích kinh tếcho công ty Thế nhưng sẽ có công ty lại lý luận rằng chi phí sửa chữa và bảo
Trang 15trì tài sản chỉ giúp cho tài sản duy trì trạng thái hiện tại chứ không làm tăngthêm lợi ích kinh tế từ tài sản Do đó, công ty không ghi nhận chi phí đó vàogiá trị tài sản Mỗi công ty đều cho rằng lý luận của mình đúng và lập báo cáotài chính theo những cách khác nhau Và tất yếu, hai báo cáo tài chính của haicông ty không thể đem ra so sánh với nhau được do chúng không được lậptrên cùng một cơ sở
Không chỉ có thế, việc thiếu một bộ chuẩn mực kế toán sẽ là cơ hội chocác công ty sử dụng các thủ pháp kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính Cáccông ty thậm chí có thể biến tình trạng thua lỗ của công ty thành có lãi
Việc thiếu chuẩn mực kế toán cũng tạo cơ hội cho các công ty được tùy
ý trình bày các thông tin có liên quan đến các đối tượng kế toán trên báo cáotài chính Công ty có thể giấu diếm các thông tin bất lợi cho mình và chỉ trìnhbày những thông tin có lợi cho mình
Chính vì những vấn đề trên, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ khôngthể đưa ra một quyết định kinh tế hợp lý dựa vào các thông tin trên báo cáo tàichính được Ví dụ như nhà đầu tư không thể đưa ra quyết định chọn lựa công
ty nào để đầu tư vốn Ngân hàng không thể đánh giá được khả năng trả nợ củacác công ty trong quá trình thẩm định tín dụng để quyết định nên cho công tynào vay Các cơ quan thuế có thể thu không đủ thuế Nhà Nước không thểđánh giá được một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh tế của các doanhnghiệp…
Ngoài ra, việc có một bộ chuẩn mực kế toán cũng giúp ích cho người
sử dụng báo cáo tài chính trong việc đọc và phân tích các báo cáo tài chínhđược dễ dàng hơn Người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được cấu trúccủa báo cáo tài chính, bản chẩt của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, hiểuđược các thuyết minh báo cáo tài chính bằng cách đọc các chuẩn mực kế toán
Từ đó, người sử dụng báo cáo tài chính mới có thể đưa ra các phân tích chínhxác về hiệu quả hoạt động của công ty
Trang 16Một lợi ích nữa mà người sử dụng báo cáo tài chính có thể thu được từcác chuẩn mực kế toán đó là sự đảm bảo rằng các công ty và các kiểm toánviên thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính đã tuân thủ các chuẩn mực kếtoán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Người sử dụng có thểkhông có kiến thức về kế toán cũng như không đủ khả năng để hiểu được cácchuẩn mực kế toán nhưng nếu họ nghi ngờ về tính trung thực và hợp lý củacác báo cáo tài chính thì họ có thể thuê một tổ chức chuyên nghiệp để kiểmđịnh việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán của ban giám đốc các công ty cũngnhư của các kiểm toán viên có liên quan Như vậy, việc ban hành các chuẩnmực kế toán là một cách để tăng thêm lòng tin cho người sử dụng báo cáo tàichính đối với các báo cáo tài chính và ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong việclập và trình bày báo cáo tài chính.
3 Phân loại chuẩn mực kế toán :
Hiện nay trên thế giới đang có hai hệ thống chuẩn mực là chuẩn mực kếtoán quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia
Các chuẩn mực kế toán quốc gia được soạn thảo và ban hành theonhững cơ chế rất khác nhau ở mỗi nước Do mỗi nước có điều kiện kinh tế vàchính trị rất khác nhau nên các chuẩn mực kế toán giữa các nước có nhiều sựkhác biệt
Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và ban hành bởi Hội đồngchuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) Mục đích của việc ban hành chuẩn mực
kế toán quốc tế là để tạo ra một sự hài hòa quốc tế trong lĩnh vực kế toán, đểgiảm bớt các chi phí của việc các báo cáo tài chính được lập và trình bày theonhững chuẩn mực kế toán có nhiều khác biệt giữa các nước Các chuẩn mực
kế toán quốc tế sau một thời gian dài phát triển đã được đón nhận bởi nhiềunước trên thế giới Xu hướng của các nước hiện nay là cố gắng đưa chuẩnmực quốc gia tiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 17II Chuẩn mực kế toán quốc tế:
1 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán thế giới :
1.1 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế :
Sự phát triển của kế toán ở các nước thường có sự khác nhau về các quiđịnh và cách thức hạch toán kế toán cộng thêm sự khác biệt về hệ thống kinh
tế và điều kiện thương mại giữa các nước dẫn đến sự khác nhau giữa các nước
về mô hình và phương pháp kế toán
Sự khác nhau này tạo nên nét đặc trưng của hệ thống kế toán mỗi quốcgia nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thị trường thế giới và cóthể làm giảm sút khả năng hợp tác, tìm kiếm vốn để cạnh tranh một cách cóhiệu quả Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự tồn tại của hệ thống chuẩnmực kế toán quốc tế với vai trò là ngôn ngữ chung để làm cầu nối cho các nềnkinh tế là một nhu cầu tất yếu
Tuy nhiên, rào cản đối với việc tạo lập các chuẩn mực kế toán chung làkhá nhiều:
(a) Sự khác biệt trong mục đích sử dụng báo cáo tài chính giữa các nước : ởmột số nước báo cáo tài chính chỉ đơn thuần được lập cho mục đích tínhthuế, còn ở nước khác là để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của nhàđầu tư Điều đó sẽ khiến cho yêu cầu trình bày báo cáo chi tiết đến mức
độ nào và chi tiết những khoản mục nào là khác nhau giữa các nước(b) Do hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến sự hạn chế của một số hoạtđộng kế toán và điều này đương nhiên sẽ được phản ánh trong các chuẩnmực kế toán
(c) Mỗi nước có một quan điểm khác nhau về người sử dụng báo cáo tàichính và tầm quan trọng của họ Như ở Mỹ thì nhà đầu tư và các tổ chức
Trang 18tín dung được đặt ưu tiên lên hàng đầu trong khi ở Châu Âu thì người laođộng lại được quan tâm nhiều hơn
(d) Các nước đang phát triển hiển nhiên đang chậm chân hơn so với cácnước đã phát triển trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Cónhững quy tắc và những chuẩn mực cơ bản đã được ban hành từ lâu ởcác nước đã phát triển thì nay mới chỉ được các nước đang phát triển tiếnhành soạn thảo
(e) Chủ nghĩa quốc gia cũng góp phần ngăn cản việc sử dụng các chuẩnmực kế toán của nước khác
(f) Sự khác biệt về văn hóa khiến cho mục tiêu của hệ thống kế toán khácnhau giữa các nước
(g) Một vài nước phải ở vào trong những hoàn cảnh đặc biệt như siêu lạmphát, nội chiến, hạn chế lưu thông tiền tệ,… tác động tới mọi mặt của đờisống xã hội cũng như ảnh hưởng lớn tới các công ty khiến cho họ khôngthể lập được các báo cáo theo các tiêu chuẩn bình thường
(h) Một số nước không có một tổ chức kế toán độc lập đủ vững mạnh để tạo
áp lực dư luận giúp cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán tốt hơn vàthúc đẩy sự hài hòa về các nguyên tắc kế toán giữa các quốc gia
1.2 Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế:
1.2.1 Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) 1 :
1.2.1.1 Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh :
Thế nhưng, bất chấp những rào cản kể trên, năm 1973, Ủy ban xây dựngchuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đã ra đời tại London, nước Anh với tư
1 Nguồn tham khảo: Barry J Epstein và Eva K Jermakowicz, Wiley IFRS 2009 : Interpretation and
Application of International Accounting and Financial Reporting Standards, John Wiley & Sons © 2009, chuơng 1.
Trang 19cách là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế Sự ra đời của
nước Autralia, Canada, Pháp, Đức, Nhật,Mexico, Phần Lan, Anh, Ireland và
Mỹ3
IASC được thành lập trong một thời kỳ chứng nhiều biến động trong quyđịnh kế toán Ở Mỹ, hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) vừa mớiđược thành lập Ở Anh, cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gia đầu tiên ra đời(accounting standads committee – ASC) Trong khi đó, EU đang soạn thảonhững điểm chính trong kế hoạch hài hòa hóa hệ thống kế toán của riêngmình (được đánh dấu bởi sự ra đời của chỉ thị số bốn (fourth directive) ban
thời điểm này cũng vừa mới thành lập hội đồng kế toán của riêng mình
1.2.1.2 Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và duy trì vai trò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc
tế :
Đến năm 1977, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được thành lập IASC
đã phải đấu tranh quyết liệt để kháng cự lại những nỗ lực muốn biến IASCthành thành viên của IFAC Cuối cùng, IASC phải đi đến một nhượng bộ là
dù cho IASB vẫn tồn tại độc lập với IFAC nhưng các thành viên của IFAC tựđộng trở thành viên của IASC và IFAC có thể đề cử thành viên cho cơ quansoạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế
Cả UN và OECD trong giai đoạn những năm 70 của thế kỷ 19 đều rấttích cực soạn thảo những nguyên tắc kế toán quốc tế Thế nhưng, IASC đãthành công trong việc thuyết phục UN và OECD hãy để IASC soạn thảo
2 Các hiệp hội nghề nghiệp (professional bodies này đều có liên quan đến kế toán như viện kế toán công chứng Mỹ (IACPA), viện kế toán công chứng Úc (ICAA),…
3 Nguồn : bài viết international accounting standards committee đăng trên wikepedia.org , link
http://en.wikipedia.org/wiki/International_Accounting_Standards_Committee , ngày 6/5/2010
4 Hội đồng liên minh Châu Âu : the council of european communities
Trang 20những nguyên tắc quốc tế về ghi nhận và xác định giá trị của các đối tượng kếtoán
Như vậy, IASC đã thành công trong việc duy trì vai trò của mình là tổ
chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trên thế giới Tuy nhiên,
IASC lại gặp khó khăn trong việc thuyết phục mọi người sử dụng các chuẩnmực do chính mình soạn thảo ra Dù cho các thành viên của IASC đã cam kếtthúc đẩy việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế ở mỗi quốc gia nhưngtrên thực tế thì một số hiệp hội nghề nghiệp thành viên lại ít có ảnh hưởngtrong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc gia, một số hiệp hội thànhviên lại ưa chuộng chuẩn mực kế toán của quốc gia mình hơn là những chuẩnmực kế toán do IASC soạn thảo và ban hành
1.2.1.3 Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC :
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sửdụng các chuẩn mực quốc tế của IASC Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy banchứng khoán Mỹ (US SEC), tổng thư ký IASC, ông David Cairns, đã ký mộtthỏa thuận với tổ chức thế giới các ủy ban chứng khoán (IOSCO) Theo đó,IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có của mình để
có thể thỏa mãn nhu cầu của IOSCO là cần có một tập hợp các chuẩn mựclàm cơ sở chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các công tymuốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài
IASC đã hoàn thành việc sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế vàonăm 1993 Thế nhưng, IOSCO đã đưa ra một quyết định làm cho IASC vôcùng thất vọng Thay vì sử dụng toàn bộ bộ chuẩn mực kế toán quốc tế doIASC soạn thảo, IOSCO chỉ lựa chọn một số chuẩn mực để áp dụng
Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hànhxem xét và sửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được banhành với mong muốn khắc phục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kế
Trang 21toán đó Lần này, với rất nhiều nỗ lực và nhượng bộ, bộ chuẩn mực kế toánquốc tế đã được sửa đổi của IASC đã được IOSCO chấp nhận vào phút chótnhưng đó chỉ mới là sự chấp nhận tạm thời.
Cùng thời gian đó, IASC cũng quan tâm xem xét tới việc tổ chức lại cơcấu của mình Trong vòng 25 năm kể từ khi IASC được thành lập, mô hìnhsoạn thảo chuẩn mực kế toán mà theo đó việc soạn thảo các chuẩn mực là docác hội nghề nghiệp đảm trách, đã và đang dần được thay thể bởi mô hìnhmới Đó là mô hình mà việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán được giao chomột hội đồng quốc gia chuyên trách và độc lập thay vì cho một hội nghềnghiệp kế toán đảm trách Sự chuyển đổi này có thể thấy ở Anh và Mỹ Ở
Mỹ, việc soạn thảo chuẩn mực kế toán được giao cho hội đồng chuẩn mực kếtoán tài chính (FASB) thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Mỹ (AICPA).Còn ở Anh là giao cho ủy ban chuẩn mực kế toán (ASC) sau đổi thành hộiđồng chuẩn mực kế toán (ASB) thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Anh(ACCA)
1.2.1.4 Mốc son năm 2000:
Năm 2000 có thể nói là một năm có nhiều biến động với IASC Tháng 5năm 2000, các thành viên IOSCO đã bỏ phiếu chấp nhận chính thức tất cả cácchuẩn mực kế toán quốc tế của IASC Đây là một bước tiến đáng kể sau rấtnhiều nỗ lực kiên trì và bền bỉ của các thành viên IASC với hai lần sửa đổichuẩn mực kế toán kế toán quốc tế vào năm 1993 và 1995 Giấc mơ về một
bộ chuẩn mực kế toán chung được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới đã có cơhội được trở thành hiện thực bất chấp rất nhiều khó khăn và rào cản IASCcuối cùng đã nhận được sự hậu thuẫn của các cơ quan quản lý chứng khoántoàn cầu thông qua IOSCO
Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu đưa ra tuyên bố sẽ đưa việc sửdụng các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình
Trang 22bày báo cáo tài chính làm điều kiện cho các công ty có ý định niêm yết chứng
khoán tại bất kỳ nước thành viên nào của Liên Minh Châu Âu (EU) Đây làmột thành công ngoài sự mong đợi của IASC Kể từ thời điểm đó, EU đã trởthành một tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tiến trình thúc đẩy sự tiếpnhận của cộng đồng thế giới đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế Quảthực, sự hậu thuẫn từng một thời là cứu cánh của IOSCO đối với IASC nay đãgiảm bớt tầm quan trọng trước tuyên bố trên của Cao Ủy Châu Âu
Tiếp đó, tháng 7 năm 2000, các thành viên của IASC đã bỏ phiếu tánthành chuyển đổi cơ cấu từ chỗ dựa trên các hiệp hội nghề nghiệp thành mộthội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán chuyên trách và độc lập với các hộinghề nghiệp Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) chính thứcđổi tên thành Hội đồng kế toán quốc tế (IASB)
1.2.2 Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB):
Đến năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB –International Accounting Standards Board) ra đời thay thế IASC và tồn tạicho đến ngày nay Cấu trúc của IASB có những cơ quan như sau:
Đứng đầu là Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế(IASC foundation) Đây là một pháp nhân độc lập gồm hai bộ phận – các ủyviên quản trị (trustee) và IASB Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kếtoán quốc tế là cơ quan nắm giữ bản quyền của các chuẩn mực kế toán quốc
tế và các văn bản khác của IASB
Các ủy viên quản trị chỉ định các thành viên của IASB, thực hiện việcgiám sát và gây quỹ cần thiết Còn IASB có toàn bộ trách nhiệm đối với việcsoạn thảo các chuẩn mực kế toán
Ngoài ra, cơ cấu của IASB còn bao gồm hai cơ quan nữa là Hội đồng tưvấn chuẩn mực (Standards Advisory Council –SAC) và ủy ban giải thích các
Trang 23chuẩn mực kế toán quốc tế(International Financial Reporting InterpretationsCommittee – IFRI
Bảng 1 : Sơ đồ cấu trúc IASB 5
Các ủy viên quản trị (trustees) bao gồm một nhóm 20 người đến từnhững khu vực địa lý khác nhau và có những kinh nghiệm hoạt động khácnhau Các ủy viên quản trị bổ nhiệm thành viên của IASB, IFRIC, SAC Bêncạnh việc giám sát IASC để đảm bảo hoạt động hiệu quả của ủy ban này vàgây quỹ, các ủy viên quản trị còn phê chuẩn ngân sách của IASC và chịutrách nhiệm xem xét những thay đổi trong điều lệ hoạt động của hội đồng
5 Barry J Epstein và Eva K Jermakowicz, Wiley IFRS 2009 : Interpretation and Application of International Accounting and Financial Reporting Standards, John Wiley & Sons © 2009, chuơng 1
Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (22 ủy viên)
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (14 thành viên)
Ủy ban giải thích các chuẩn mực kế toán quốc
tế (12 thành viên) Hội đồng tư vấn chuẩn mực
Các tổ chức soạn thảo
chuẩn mực kế toán quốc
gia và các bên liên quan
Chú thích
Bổ nhiệm Báo cáo cho
Có liên hệ với Tham vấn
Trang 24Các ủy viên quản trị được bầu sao cho có 6 người đến từ Bắc Mỹ, 6 ngườiđến từ Châu Âu, 4 người đến từ Châu Á Thái Bình Dương và 3 đến từ cáckhu vực khác để đảm bảo sự cân bằng địa lý.
Hội đồng tư vấn chuẩn mực (Standards Advisory Council - SAC) tạo ramột cầu nối chính thức giúp cho các tổ chức và cá nhân khác, những người
mà đến từ những khu vực địa lý khác nhau và có nền tảng học vấn đa dạng,được đưa ra những ý kiến góp ý cho hội đồng và cũng có thể là tư vấn cho các
ủy viên quản trị Hội đồng này bao gồm 15 thành viên và gặp nhau ít nhất 3lần một năm Hội đồng này được tham vấn bởi IASB trong những dự án quantrọng Hội đồng cũng tư vấn cho IASB về những ưu tiên trong lịch trình hoạtđộng và tác động của các chuẩn mực được đề xuất có ảnh hưởng đến người sửdụng và người lập báo cáo tài chính
Ủy ban giải thích chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRIC) đưa ra những chỉdẫn về cách áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế Ủyban này chịu trách nhiệm về những vấn đề báo cáo tài chính mới xuất hiện màchưa được nêu ra trong các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế hoặc nhữngvấn đề mà chưa có cách giải thích phù hợp hoặc có những sự giải thích tráingược
Trong quá trình hoạt động, hội đồng này đã sửa đổi, bổ sung một sốchuẩn mực kế toán cũ, thay thế chuẩn mực kế toán cũ bằng những nhữngchuẩn mực kế toán bằng trình bày báo cáo tài chính và ban hành một số chuẩnmực kế toán mới về những vấn đề chưa được đề cập trước đó
1.3 Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Ngoài hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, mỗi quốc gia lại cho sự lựachọn riêng để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của mình Có quốc giavận dụng 100% các chuẩn mực kế toán quốc tế mà không cần sự sửa đổi, bổ
Trang 25sung (như Nam Phi, Mông Cổ, Thụy Sỹ,…); có quốc gia tuy vận dụng 100%chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng có thêm phụ lục để bổ sung hoặc bớt đi một
số nội dung (như Malaysia, Singapo,…); có quốc gia vận dụng có chọn lọccác nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế và sửa đổi bổ sung thêm để phùhợp với đặc điểm của nền kinh tế quốc gia mình (như Anh, Pháp, ViệtNam…) và có quốc gia tự xây dựng hệ thống chuẩn mực riêng không sử dụngchuẩn mực kế toán quốc tế (như Mỹ, Thái Lan, )
2 Quy trình soạn thảo nên các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành qua một hệ thống các quytrình chuẩn và được sự tham vấn rộng rãi của cộng đồng quốc tế
Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo một chuẩn mực kế toán quốc tế gồmcác bước sau:
Bước 1: Các nhân viên của IASB sẽ nhận diện, xem xét và đề xuất các vấn đề
mà có thể làm cho hội đồng quan tâm Hội đồng sẽ thảo luận về các dự ántiềm năng và quyết định để theo đuổi một dự án phải được đưa ra trong mộtcuộc họp hội đồng công khai Trước khi đi đến một quyết định như vậy, IASB
sẽ tham vấn SAC để lên một lịch trình hoạt động và đặt ra các ưu tiên
Trang 26Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Bước 2: Khi đưa một dự án vào một lịch trình hoạt động, IASB sẽ quyết định
có thực hiện dự án đó một mình hay là sẽ hợp tác với các tổ chức soạn thảochuẩn mực khác
Đề xuất dự án soạn thảo chuẩn mực kế
toán quốc tế
Xem xét việc hợp tác với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc gia
Thành lập các nhóm làm việc (working group)
Đưa ra văn bản mời thảo luận (discussion paper)
Công bố bản thảo lấy ý kiến công chúng
(exposure draft)
Thu thập và xem xét các nhận xét
Soạn thảo chính thức chuẩn mực kế toán
quốc tế
Trang 27Bước 3: Sau khi xem xét bản chất của vấn đề, IASB sẽ thiết lập một nhóm
làm việc
Bước 4: Mặc dầu một văn bản mời thảo luận không phải là một bước bắt
buộc trong quy trình chuẩn, IASB vẫn thường công bố một văn bản mời thảoluận cho những chủ đề mới quan trọng Thông thường thì một văn bản mờithảo luận sẽ bao gồm một phần tổng quát về vấn đề được bàn luận, các cáchtiếp cận để giải quyết vấn đề, quan điểm ban đầu của tác giả hay của IASB vàmột lời mời đưa ra ý kiến Nếu IASB quyết định bỏ bước này thì IASB phảiđưa ra lý do giải thích
Bước 5: Công bố bản thảo (draft) lấy ý kiến công chúng là một bước bắt buộc
trong quy trình chuẩn Bản thảo này phải được chín thành viên của IASB phêchuẩn Một bản thảo sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểmtrái ngược từ các thành viên IASB không phê chuẩn
Bước 6: IASB sẽ xem xét những lời nhận xét và kết quả của những lần tham
vấn khác
Bước 7: Khi IASB thấy rằng hội đồng đã có thể đưa ra một kết luận về vấn đề
đang được thảo luận, hội đồng sẽ chỉ đạo cho nhân viên của mình soạn thảochính thức các chuẩn mực kế toán quốc tế Một chuẩn mực kế toán mới phảiđược chính thành viên của IASB phê chuẩn Một chuẩn mực kế toán sẽ baogồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm trái ngược từ các thành viênIASB không phê chuẩn
Sự phối hợp chặt chẽ giữa IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kếtoán của các quốc gia là một nhân tố quan trọng giúp cho IASB có thể hoànthành nhiệm vụ của mình IASB đang tìm cách để tạo ra sự hài hòa giữa quytrình chuẩn của IASB và quy trình chuẩn của các quốc gia Đặc biệt, IASBđang đề xuất một quy trình phối hợp giữa IASB và các tổ chức soạn thảochuẩn mực kế toán quốc gia cho những dự án mang tầm quốc tế Quy trình đónhư sau :
Trang 28(a) IASB sẽ phối hợp với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của cácquốc gia để khi IASB bắt đầu thực hiện một dự án, các tổ chức soạn thảochuẩn mực kế toán đó sẽ đưa dự án đó vào kế hoạch hoạt động của mình.Nhờ đó, một sự đồng thuận quốc tế cao trong việc soạn thảo chuẩn mực
kế toán có thể đạt được Tương tự, khi tổ chức soạn thảo chuẩn mực kếtoán của một quốc gia bắt đầu một dự án của họ, IASB cũng sẽ xem xétxem liệu hội đồng có cần soạn thảo một chuẩn mực kế toán mới hay xemxét lại các chuẩn mực kế toán hiện hành Qua một khoảng thời gian hợp
lý, IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ cùngxem xét lại tất cả các chuẩn mực nơi có sự khác biệt đáng kể và ưu tiêncho những vấn đề cso sự khác biệt lớn nhất
(b) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia không bắt buộc phảidựa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế khi soạn thảo các chuẩn mực kếtoán của quốc gia mình vì mỗi nước có quyền tự do lựa chọn có sử dụngcác chuẩn mực kế toán quốc tế có bổ sung sửa đổi một số điều hay là lựachọn các chuẩn mực khác Tuy nhiên, một sự đồng thuận quốc tế sẽ làmột nhân tố mà các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ xemxét đến khi họ soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mình.(c) IASB sẽ tiếp tục công bố bản dự thảo chuẩn mực lấy ý kiến công chúngcủa riêng mình
(d) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia cũng sẽ công bố chocông chúng bản dự thảo chuẩn mực của riêng mình cùng thời gian vớibản dự thảo chuẩn mực của IASB và sẽ cùng kêu gọi những góp ý chonhững sự khác biệt quan trọng trong cả hai bản dự thảo Trong một sốtrường hợp, các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia có thểđưa vào bản dự thảo những quan điểm cụ thể về những vấn đề có liênquan đến quốc gia họ hoặc có thể kèm theo những chỉ dẫn cụ thể thường
có trong những văn bản tương ứng của IASB
Trang 29(e) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ tuân theo quy trìnhsoạn thảo chuẩn mực riêng mà họ cho rằng là hài hòa nhất với quy trìnhsoạn thảo chuẩn mực của IASB Sự hài hòa này sẽ loại bỏ mọi sự trìhoãn không cần thiết trong quá trình soạn thảo chuẩn mực và hạn chế ởmức tối đa những sự khác biệt không cần thiết giữa chuẩn mực kế toánquốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia.
3 Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Các chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời dựa trên nhu cầu thực tế của đờisống Chúng ta có thể liệt kê ra rất nhiều lợi ích của việc có những chuẩn mựcquốc tế chung:
3.1 Lợi ích đối với các nhà đầu tư :
- Các nhà đầu tư, cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, sẽ có thể
so sánh các kết quả tài chính của các công ty khác nhau nằm ở các nước khácnhau trên toàn thế giới cũng như đưa ra các quyết định đầu tư quốc tế mộtcách dễ dàng hơn và tốn kém ít chi phí hơn
3.2 Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia :
- Các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng kêu gọi được vốn đầu tư từ các nhàđầu tư nước ngoài hơn
-Quản lý cũng dễ dàng hơn với các công ty này do cùng được soạn thảotrên một chuẩn mực kế toán chung làm cho các thông tin tài chính đượctruyền tải giữa công ty con và công ty mẹ dễ dàng hơn
-Việc thâu tóm và sáp nhập các công ty nước ngoài cũng dễ dàng hơn.Các công ty đa quốc gia cũng có thể tuân thủ theo các yêu cầu về báo cáo củacác sở giao dịch chứng khoán ở nước ngoài được thuận lợi hơn
-Việc soạn thảo các báo cáo hợp nhất cấp tập đoàn sẽ không phải trải quanhiều bước chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc gia nơi công
Trang 30ty con đóng trụ sở sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán nơi công ty mẹ đóngtrụ sở
-Phí kiểm toán sẽ được giảm bớt do khi các báo cáo cùng được lập trêncùng một cơ sở thì sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán kiểm tra nhanh hơn dẫn đếntốn ít thời gian và chi phí hơn
-Việc điều chuyển các nhân viên kế toán từ nước này sang nươc khác sẽtrở nên dễ dàng hơn
3.3 Lợi ích đối với các nước đang phát triển:
Chính phủ của các nước đang phát triển cũng sẽ tiết kiệm đươc thời giannếu họ có thể sử dụng luôn các chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì phải soạnthảo các chuẩn mực kế toán riêng cho quốc gia mình Nếu các quốc gia này
sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế thì họ có thể kiểm soát tốt hơn hoạtđộng của các công ty đa quốc gia đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ củanước mình Các công ty này không thể viện lý do là họ không thể hiểu bảnchất của các chuẩn mực kế toán quốc gia nên không lập các báo cáo tuân theocác chuẩn mực
3.4 Lợi ích đối với các cơ quan thuế:
việc tính thuế cho các khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngoài của cácnhà đầu tư hay của các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng hơn
3.5 Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực:
Các tổ chức kinh tế khu vực có thể đẩy mạnh giao thương trong một khuvực địa lý nhất định nhờ có các chuẩn mực kế toán chung làm nền tảng choviệc lập và cung cấp các thông tin kế toán được thống nhất Các nước trongkhu vực khu tham gia buôn bán với nhau trong khu vực không phải mất thờigian và chi phí tìm hiểu, nghiên cứu về chuẩn mực kế toán của nước kia và
Trang 31cũng không tốn chi phí phải chuyển đổi báo cáo từ chuẩn mực của nước nàysang chuẩn mực của nước khác.
3.6 Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán
Các công ty kế toán hay kiểm toán cũng sẽ hoạt động dễ dàng hơn trênphạm vi quốc tế khi có các chuẩn mực kế toán quốc tế chung được sử dụng ởnhiều nước trên thế giới
II Chuẩn mực kế toán Việt Nam:
1 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam:
1.1 Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam :
Trước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam không có chuẩn mực kế toán màchỉ có chế độ kế toán Chế độ kế toán là các quy định do doanh nghiệp NhàNước ban hành chủ yếu để hướng dẫn các doanh nghiệp Nhà Nước và Hợptác xã thực hiện công tác kế toán
Đến năm 2000, thời điểm các chuẩn mực kế toán đầu tiên được soạnthảo ở Việt Nam cũng là thời điểm chứng kiến nhiều biến động có ảnh hưởngtới hoạt động kế toán cả trên thế giới và ở Việt Nam Như đã phân tích ở phần1.2.1, năm 2000 được coi là mốc son đánh dấu nhiều thành công sau hơn 30năm nỗ lực không ngừng nghỉ của IASC trong việc thúc đẩy sự tiếp nhận củacộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế IASC đã nhậnđược sự hẫu thuẫn từ IOSCO cũng như từ Cao Ủy Châu Âu với tuyên bố sửdụng các chuẩn mực kế toán quốc tế làm điều kiện cho việc niêm yết chứngkhoán ở tất cả các nước thành viên của EU
Năm 2000 cũng là năm chứng kiến sự ra đời của thị trường chứng khoánViệt Nam ánh dấu bằng sự kiện khai trương Trung tâm Giao dịch chứngkhoán TP HCM ngày 20/7/2000 Sự ra đời của thị trường chứng khoán tạo ra
Trang 32cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một kênh thu hút vốn bằngviệc niêm yết trên tại các trung tâm mà sau này thành các sở giao dịch chứngkhoán tuy nhiên, để có thể thu vốn được thì các doanh nghiệp phải có nhữngbáo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanhnghiệp cũng như có khả năng so sánh được giữa các doanh nghiệp Nhu cầu
đó đòi hỏi sự ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam để thống nhấtcách hạch toán kế toán của các doanh nghiệp
1.2 Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam:
Việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam có cácđặc điểm sau :
1.2.1 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Các chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành nhưng có sửa đổi bố sung một số điều Điều
này được thể hiện rõ ở khoản 2, điều 8 Luật kế toán số 03/2003/QH11: “BộTài Chính quy định chuẩn mực kế toán trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế
về kế toán và theo quy định của Luật này (Luật kế toán)”
Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực
kế toán quốc tế là một bước phát triển từ chỗ hoạt động kế toán chỉ chú trọngcho mục đích tính thuế sang một hệ thống kế toán toàn diên hơn, tiệm cận gầnhơn với những quy định báo cáo tài chính phưc tạp trong các chuẩn mực kếtoán quốc tế, góp phần tạo nên sự hài hòa quốc tế về hoạt động kế toán
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được dịch ra tiếng anh tạo điềukiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực vàtrên toàn thế giới có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống chuẩn mực kế toán ViệtNam Điều này không chỉ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt
Trang 33động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước
có nền kinh tế thị trường mà quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hộinhập kinh tế, quốc tế và khu vực
1.2.2 Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương :
Tính cho đến nay đã có 5 đợt Bộ Tài Chính ban hành các chuẩn mực kếtoán Đợt 1 và đợt 2 là vào ngày 31 tháng 12 năm 2001 với 10 chuẩn mực kếtoán đầu tiên Đợt 3 là vào ngày 30 tháng 12 năm 2003 với 6 chuẩn mực kếtoán Đợt 4 là vào ngày 15 tháng 2 năm 2005 với 6 chuẩn mực kế toán và đợt
5 là vào ngày 28 tháng 12 năm 2005 với 4 chuẩn mực kế toán Sau mỗi lầnban hành chuẩn mực đều có thông tư hướng dẫn đi kèm hướng dẫn cách hạchtoán cụ thể trong từng trường hợp Và cho đến tháng 12/2005, Bộ Tài Chính
đã ban hành được hai mươi sáu chuẩn mực kế toán
Như vậy, so với số lượng 38 chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có (baogồm 9 IFRS và 29 IAS) thì Việt Nam còn thiếu nhiều chuẩn mực tuơngđương Điều đó cho thấy có một số chuẩn mực kế toán mà Việt Nam cònphải nghiên cứu để soạn thảo nhằm đáp ứng nhu cầu hạch toán kế toán củacác doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mà các giao dịch mới phát sinhngày một nhiều và bản chất của các giao dịch kinh tế ngày một phức tạp Việcthiếu các chuẩn mực hướng dẫn cho các doanh nghiệp xử lý các giao dịch khichúng phát sinh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính trung thực và hợp lýcủa báo cáo tài chính cũng như không đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tincho người sử dụng
1.2.3 Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên một Khung Khái niệm (conceptual framework) :
Một vấn đề lớn nữa đối với việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực
Trang 34kế toán ở Việt Nam là chúng ta hiện nay chưa có một khung khái niệm
(conceptual framework) để cung cấp nền tảng và những nguyên tắc cơ bảncho việc soạn thảo cũng như phát triển các chuẩn mực kế toán Mục đích củaviệc xây dưng khung khái niệm là để đảm bảo rằng các chuẩn mực kế toánquốc tế được soạn thảo không mẫu thuẫn với nhau và cung cấp một cơ sở đểđánh giá xem một hành vi không tuân theo chuẩn mực có thể được chấp nhậnhay không nếu như nó không đi ngược lại các nguyên tắc đã được đề ra trongkhung khái niệm Có thể nói, khung khái niệm có chức năng như hiến phápcủa một nước, đề ra các nguyên tắc cơ bản cho một hệ thống kế toán mà cácchuẩn mực kế toán được soạn thảo theo khung khái niệm này không được cóbất cứ quy định nào đi ngược lại tinh thần của khung khái niệm đó
Thiếu một khung khái niệm được xây dựng một cách rõ ràng, hoàn chỉnhdẫn đến việc hệ thống kế toán sẽ phải xây dựng theo hướng dựa trên các quyđịnh và Việt Nam hiện đang đi theo hướng đó Có rất nhiều quy định đượcsoạn thảo để hướng dẫn cách hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể Điều đókhông chỉ làm cho hệ thống kế toán trở nên cồng kềnh mà còn khiến cho cácquy định trong trong chuẩn mực được ban hành trước có thể không thống nhấtvới chẩn mực được ban hành sau
Những vấn đề trong việc xây dừng chuẩn mực kế toán Việt Nam đượcnêu ở trên là điều dễ hiểu vì quan điểm của xây dựng hệ thống chuẩn mực kếtoán Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợpvới đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật,văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toáncủa Việt Nam Những vấn đề này chỉ là tạm thời và sẽ dần dần được giảiquyết khi nền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, trình độ củanguồn nhân lực kế toán tốt hơn
Trang 352 Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam:
Tại Việt nam, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Luật kế toán Bộ TàiChính có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán
Các chuẩn mực kế toán được nghiên cứu và soạn thảo bởi ban chỉ đạonghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam Ban chỉ đạo gồm 13thành viên, ngoài các thành viên từ các cơ quan thuộc Bộ Tài Chính còn bổsung thêm các thành viên từ các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam Vụchế độ kế toán là đơn vị thường trực của các ban chỉ đạo và các tổ soạn thảochuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến vàhoàn chỉnh trình Bộ ký ban hành
Hội đồng quốc gia về kế toán thuộc Bộ Tài Chính có chức năng tư vấncho Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn
đề khác liên quan đến kế toán, kiểm toán Hội đồng bao gồm 1 chủ tịch, 2 phóchủ tịch và 14 ủy viên đến từ Bộ Tài Chính, các trường đại học và các bộngành Bộ phận thường trực của Hội Đồng đặt tại vụ chế độ kế toán – Bộ TàiChính
Theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC,thì Bộ Tài Chính đã có lộ trìnhbàn giao dần chức năng ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán choHội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, có tên gọi tắt theo tiếng Anh là VAA(Vietnamese Association of Accountants and Auditors)
Theo tác giả nhận định thì cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán ở ViệtNam có một số vấn đề sau:
Một là, việc để cơ quan phụ trách soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế
toán là Bộ Tài chính sẽ khiến các chuẩn mực được soạn thảo có thể khôngkhách quan, bị thiên lệch để phục vụ lợi ích của Nhà Nước hay của một nhómlợi ích nào đó Do Bộ Tài Chính cũng phụ trách việc soạn thảo và ban hànhcác thông tư hướng dẫn thi hành các luật thuế cũng như tham gia vào việcquyết định các chính sách tài chính của Nhà Nước, các chuẩn mực kế toán
Trang 36được soạn thảo bởi Bộ Tài Chính có khả năng bị ảnh hưởng bởi các luật thuế
và các chính sách tài chính Các chuẩn mực có khả năng được soạn thảo đểtận thu thuế nhiều nhất hay để phù hợp với các chính sách tài chính của NhàNước Các doanh nghiệp cũng có thể can thiệp vào quá trình soạn thảo bằngviệc vận động hành lang những người có tham gia vào quá trình soạn thảo haynhững người có thẩm quyền quyết định ban hành chuẩn mực kế toán
Hai là, cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng chưa có
chỗ cho việc lấy ý kiến của công chúng đặc biệt là các bên liên quan như cácdoanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hay những người hành nghề kế toán, kiểmtoán Cho dù là việc soạn thảo chuẩn mực kế toán có được thực hiện bởi rấtnhiều người có kinh nghiệm và tri thức về kế toán thì cũng không thể tránhkhỏi việc các chuẩn mực đưa ra các quy định không rõ ràng, thiếu tính thựctiễn, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp Cho nên việc lấy ý kiếncủa công chúng không chỉ được thực hiện sau khi ban hành chuẩn mực mànên được tiến hành khi đang trong quá trình soạn thảo
Ba là, không nên giao việc soạn thảo chuẩn mực kế toán cho Hội kế toán
và kiểm toán Việt Nam (VAA) vì như vậy là đi ngược lại xu hướng chung củathế giới Như đã phân tích ở phần 2.1.1 về hoạt động của IASC, sự thay đổi
từ IASC sang IASB là tuân theo xu hướng chuyển đổi từ mô hình để cho hộinghề nghiệp soạn thảo các chuẩn mực kế toán sang mô hình giao việc soạnthảo các chuẩn mực cho một hội đồng chuyên trách và độc lập Như vậy nếugiao việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán cho VAA là Việt Nam đang đingược lại xu hướng chung của thế giới VAA là hội của những kế toán vàkiểm toán viên, họ là những người phải tuân theo chuẩn mực kế toán trongquá trình hoạt động của mình Nếu để cho những người tuân theo chuẩn mựcphụ trách việc soạn thảo chuẩn mực thì chẳng khác nào để cho họ tự đề ra luậtchơi cho chính mình
Trang 37Do đó, tác giả cho rằng nên thành lập một hội đồng soạn thảo chuẩn mực
kế toán riêng giống như mô hình của Hội đồng các chuẩn mực kế toán tàichính (FASB) của Mỹ hoặc Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh Hộiđồng này sẽ hoàn toàn độc lập với cả Bộ Tài Chính lẫn VAA, chuyên trách vềviệc soạn thảo các chuẩn mực kế toán
3 Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam:
3.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam :
Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc
đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoàidoanh nghiệp nhà nước Trước đây, chúng ta chỉ có những chính sách tàichính, quy định dành riêng cho các doanh nghiệp nhà nước mà không có cácchính sách và quy định đối với doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn,
từ đó, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánhđược Còn ngày nay, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải công khai thông tin một cách hữu hiệu hơn để tăng cườngthu hút đầu tư Thêm vào đó nhu cầu của nhà đầu tư là có một cơ sở để sosánh các công ty với nhau nhằm đưa ra các quyết định đầu tư bắt đầu nảy sinhcùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự thay đổi trongchính sách đầu tư của Việt Nam Đó là Chính phủ Việt Nam ngày càng mongmuốn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam
Do đó, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán đã đáp ứng nhu cầuminh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp thông các báo cáo tài chính có khảnăng phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và tạo một cơ sởchung để so sánh các doanh nghiệp với nhau Không phải chỉ là sự so sánhgiữa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, mà còn có thể so sánh doanhnghiệp Việt Nam với những doanh nghiệp nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp
Trang 38nước ngoài cũng có thể so sánh với doanh nghiệp Việt Nam Vì thế, mục tiêucủa chuẩn mực kế toán là rất cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà ViệtNam đã có từ những năm trước
Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán ViệtNam vì yêu cầu đặt ra đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minhbạch thông tin và báo cáo tài chính trung thực
Đây cũng là một nhân tố tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài do rủi rođối với việc thông tin tài chính không được minh bạch hóa ở Việt Nam đãđược giảm bớt Nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn khi đầu tư ở ViệtNam
Cả hai điều này cộng lại đã giúp doanh nghiệp Việt Nam huy động vốnđược dễ dàng hơn, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
3.2 Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước :
Hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tàichính tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năngnhư thuế, thanh tra tài chính… Đối với các cơ quan chức năng của Nhànước, hệ thống chuẩn mực kế toán là một trong những cơ sở để kiểm tra, kiểmsoát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những người có liên quan đồng thờithông qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp của chính các cơ quanquản lý này Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính phải thườngxuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thường xuyên mới đápứng được yêu cầu công việc
3.3 Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam :
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kếtoán, kiểm toán Kế toán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp được xã hội
Trang 39và pháp luật thừa nhận thì sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán để hướngdẫn và kiểm tra là tất yếu
Thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy
về cơ bản nội dung của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất,không có sự xung đột với các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện
Trang 40Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán
Việt Nam về TSCĐ
I Một số vấn đề chung về TSCĐ :
1 Định nghĩa, đặc điềm :
1.1 Định nghĩa về tài sản nói chung:
Để có thể đưa ra định nghĩa tài sản cố định thì chúng ta cần xem xét địnhnghĩa tài sản vì một nguồn lực muốn thỏa mãn định nghĩa tài sản cố định thìtrước hết phải thỏa mãn định nghĩa về tài sản nói chung
chung - thì “tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu
được lợi ích trong tương lai”
Còn trong đoạn 49(a) trong Khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo
tài chính7 (framework for the preparation and presentation of financialstatements) thì định nghĩa “ tài sản là là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soátphát sinh từ một sự kiện trong quá khứ và doanh nghiệp có thể thu được lợi
Như vậy, cả theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toánquốc tế thì hai nhân tố để cho một nguồn lực tồn tại trong doanh nghiệp đượcghi nhận là tài sản là khả năng kiểm soát của doanh nghiệp và khả năng doanhnghiệp thu được lợi ích kinh tế tương lai từ tài sản
6 Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán số 01, Chuẩn mực chung, ban hành theo quyết định số
165/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
7 Khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính (framework for the preparation and presentation of financial statements) được phê duyệt bởi IASC vào tháng 4/1989 và được công bố vào tháng 7/1989, sau đó được IASB sử dụng chính thức vào tháng 4/2001.
8 “An asset is a resource controlled by the entity as a result of past events and from which future economic
benefits are expected to flow to the enity.” (IASB, Khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính,
đoạn 49(a))