Bồi dỡng năng lựccảmthụvăn học cho học sinh lớp 4 - 5 Bồi dỡng nănglựccảmthụvăn học cho học sinh lớp 4 5 I. Đặt vấn đề Cảm thụvăn học là một yêu cầu quan trọng trong chơng trình bồi dỡng học sinh giỏi lớp 4 5. Mặt khác chơng trình môn Tiếng Việt từ lớp 1 5 ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dỡng nănglựccảmthụvăn học cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết bởi vì: - Cảmthụvăn học đem đến cho học sinh nguồn cảm hứng say mê, sự sáng tạo trong t duy của học sinh. Qua đó giúp các em cảm thấy yêu thích tác phẩm thơ - văn, yêu thích các nhà thơ, nhà văn từ đó các em trở nên yêu thích môn Tập làm văn. - Cảmthụvăn học còn giúp các em đọc hiểu và cảm nhận những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa, từ đó thêm mở mang tri thức, phong phú về tâm hồn. Chính vì vậy mà chúng ta cần quan tâm bồi dỡng nănglựccảmthụ cho học sinh. II. Giải quyết vấn đề 1. Trau dồi cho học sinh nguồn cảm hứng khi tiếp xúc với thơ văn - Lứa tuổi học sinh lớp 4- 5 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung rất thích đợc nghe kể chuyện, đọc thơ. Vì vậy, căn cứ vào tâm lí lứa tuổi chúng ta cần giúp học sinh tiếp cận nhiều với thơ văn bằng các biện pháp khác nhau nh: + Cho các em đọc thuộc các bài thơ trong SGK Tiếng Việt. + Tổ chức các cuộc thi kể chuyện, ngâm thơ hoặc sáng tác thơ văn. + Dạy cho học sinh đọc diễn cảm một bài thơ, đoạn văn hay chăm chú quan sát, lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên. Qua đó giúp các em làm thân với văn thơ 1 Bồi dỡng nănglựccảmthụvăn học cho học sinh lớp 4 - 5 + Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình để nhận thức đúng và có tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê yếu tố quan trọng của cảmthụvăn học. 2. Trang bị cho học sinh vốn hiểu biết để giúp các em có thêm cảm nhận đợc vẻ đẹp của thơ văn - Muốn cảm nhận đợc bài thơ, bài văn trớc tiên học sinh cần có vốn hiểu biết nhất định. a) Học sinh cần phải hiểu thế nào là cảmthụvăn học? Hiểu một cách đơn giản cảmthụvăn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tinh tế và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong bài thơ hoặc đoạn văn thậm trí một từ ngữ giá trị trong câu thơ, câu văn. Để giúp học sinh hiểu đợc khái niệm trên, giáo viên cần phải thông qua những dẫn chứng cụ thể trong các bài Tập đọc. Ví dụ 1: Trong bài Tình quê hơng có câu Làng quê tôi đã khuất hẳn nh- ng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Giáo viên cần giúp học sinh thấy đợc giá trị của từ đăm đắm trong câu bằng cách so sánh sự khác nhau về nghĩa giữa từ đăm đắm và chăm chú thì mới thấy chứa chan bao nhiêu cái nhớ thơng qua cái nhìn trong câu văn trên. Cũng là nhìn không dứt vào đối tợng nhng nhìn đăm đắm là nhìn một cách có tính bị thu hút bởi đối tợng, còn nhìn chăm chú không có nét nghĩa này. Ví dụ 2: Trong bài Mùa hoa bởi có câu Rắc trắng vờn nhà những cánh hoa vơng Giáo viên cần phân tích cho học sinh hiểu: rắc chứ không phải là rơi hặc rụng vì rắc là chủ động trang điểm cho khu vờn bằng những cánh hoa. Vờn đẹp nhờ cánh hoa vơng trong khi đó rơi, rụng không làm đẹp mà làm bẩn vờn. Rắc làm cho cây bởi có hồn. Ví dụ 3: Bài Chùm hoa giẻ của nhà thơ Xuân Hoài có câu Cứ thơm hoài xôn xao 2 Bồi dỡng nănglựccảmthụvăn học cho học sinh lớp 4 - 5 Thơm hoài xôn xao chứ không phải thơm ngào ngạt, thơm lừng vì từ xôn xao là từ tợng thanh khiến mùi thơm nh biết nói, biết cất thành lời, thơm đến mức gây ấn tợng xôn xao. Sự chuyển đổi cảm giác còn gợi những gì của tâm trạng xốn xang, xao xuyến cho ta thấy tác giả không thể không yên trớc mùi hơng này. Nh vậy là có cả cảnh, cả tình. Ví dụ 4: Trong bài Tiếng hát mùa gặt có đoạn: Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lỡi hát liếm ngang chân trời. Cả một trờng từ phả, dẫn, nâng, liếm cho ta thấy sự nâng đỡ, ủng hộ lẫn nhau những nắng, gió, cánh cò, thung lúa vàng, tiếng hát, lỡi hái tạo ra một bức tranh hài hoà tràn đầy niềm vui sớng, tự hào của ngời nông dân trong mùa gặt hái. Ví dụ: Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lng. Tác giả so sánh con nằm trên lng là mặt trời của mẹ cho ta thấy ngời mẹ đã coi con là mặt trời, là sự sống là lẽ sống của mình. Có lẽ khó mà tìm đợc cách nói nào nói đợc lòng mẹ yêu con vô cùng, vô tận đến thế. b) Trang bị cho học sinh vốn hiểu biết về các biện pháp tu từ trong Tiếng Việt (Nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác) Bằng cách thông qua các câu thơ, câu văn để giúp học sinh phát hiện những biện pháp tu từ. Ví dụ: Dạy biện pháp tu từ nhân hoá, giáo viên có thể đa ra các câu thơ để tìm hiểu: 3 Bồi dỡng nănglựccảmthụvăn học cho học sinh lớp 4 - 5 Cái na đã tỉnh giấc rồi Đàn chuối đứng vỗ tay cời vui sao Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gơng Trần Đăng Khoa Giáo viên nêu ra các câu hỏi khai thác: + Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để gọi tên các sự vật trong bài thơ? (cái, đàn, nàng, chị) + Những từ ngữ, chi tiết nào cho ta thấy những sự vật vô tri, vô giác giờ đây giống nh con ngời? (na cũng biết tỉnh giấc, chuối cũng biết vỗ tay, tre cũng biết chải tóc, mây biết soi gơng) + Làm thế nào mà tác giả lại có thể biến những sự vật vô tri, vô giác đó thành những sự vật nh con ngời? (bằng cách gán cho chúng những tên gọi, những suy nghĩ, những hành động nh con ngời hoặc có thể tâm sự, trò chuyện với nó nh con ngời). Qua cách phân tích trên giúp học sinh hiểu nh thế nào là phép nhân hoá? Nhân hoá có tác dụng gì? c) Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt Để trau dồi năng lựccảmthụvăn học ở Tiểu học, các em cần nắm vững kiến thức cơ bản đã học trong chơng trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Có hiểu biết về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt. Ví dụ: Qua câu thơ: Dới trăng quyên đã gọi hè Đầu tờng lửa lựu lập loè đơm bông. Bốn phụ âm đầu l đợc lặp lại, các thanh điệu hài hoà, từ lập loè có một tiếng láy mang vần âp (thờng gợi nét nghĩa: Một trạng thái không ổn định lúc 4 Bồi dỡng năng lựccảmthụvăn học cho học sinh lớp 4 - 5 mờ, lúc tỏ, lúc mạnh, lúc yếu) Những hiểu biết đó giúp ta thấy rõ hoa lựu đỏ nh sắc lửa khi ẩn, khi hiện báo hiệu không khí oi bức của mùa hạ đang tới gần. Nắm vững kiến thức ngữ pháp Tiếng Việt các em không chỉ nói, viết tốt mà còn có thể cảm nhận đợc nét đẹp nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo. Ví dụ: Trong những câu văn rất hay của nhà văn Nguyễn Phan Hách có cách đặt câu rất độc đáo: Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. Nếu thiếu đi những trạng ngữ gây ấn tợng về thời gian thoắt cái, không dùng cách đảo bổ ngữ lác đác, đảo vị ngữ trắng long lanh thì những câu văn trên sẽ không thể làm cho ngời đọc cảm nhận đợc vẻ đẹp nên thơ và huyền ảo của thắng cảnh Sa Pa. 3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảmthụvăn học Rèn luyện để nâng cao nănglựccảmthụ là một trong những nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi học sinh Tiểu học. Để làm đợc bài tập về cảmthuvăn học đạt kết quả tốt, các em cần thực hiện nh sau: a) Đọc kĩ đề bài nắm chắc yêu cầu của bài tập phải trả lời đợc điều gì? Cần nêu bật đợc ý gì? b) Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích đợc nêu trong đề bài. Dựa vào yêu cầu của đề bài để tìm hiểu về cách dùng từ, dặt câu, cách dùng hình ảnh, cách sử dụng những biện pháp nghệ thuật quen thuộc nh so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ đã giúp em cảm nhận đợc nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ sâu sắc? c) Viết đoạn văn về cảmthụvăn học (khoảng 5 7 dòng) hớng vào yêu cầu của đề bài. Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu mở đoạn để dẫn dắt ngời đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính, tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài. Cuối cùng có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để gói lại nội dung cảm 5 Bồi dỡng nănglựccảmthụvăn học cho học sinh lớp 4 - 5 thụ. Đoạn văn cần diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ đợc cảm xúc, tránh diễn giải dài dòng hoặc sa vào phân tích quá kĩ bằng giọng văn không phù hợp vói lứa tuổi các em. III. Kết quả Nhờ vận dụng phơng pháp giảng dạy và bồi dỡng trên mà trong năm học qua tôi đã thu đợc những kết quả đáng kể nh sau: - Số học sinh do tôi bồi dỡng giảng dạy đã nắm chắc kiến thức và phơng pháp, biết vận dụng để viết đợc những đoạn cảmthụ khá tốt. - Kết quả bồi dỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt do tôi giảng dạy có 12 em dự kiểm tra khảo sát đội tuyển học sinh giỏi do Phòng Giáo dục tổ chức có 12 em đều đạt (100%). Trong đó có 2 em đạt số điểm khá cao (em Phạm Sao Mai đạt 17,6 điểm, em Nguyễn Minh Thuý đạt 16.0điểm). Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng đạt kết quả. Tôi rất mong đợc sự góp ý của Ban thi đua và Hội đồng xét duyệt. Tôi xin chân thành cám ơn! Xác nhận của nhà trờng Điệp Nông, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ngời viết Nguyễn Thị Loan 6 . Bồi dỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 - 5 Bồi dỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 5 I. Đặt vấn đề Cảm thụ văn học. nội dung cảm 5 Bồi dỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 - 5 thụ. Đoạn văn cần diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ đợc cảm xúc,