1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàntrên địa bàn nông thôn giai đoạn 2008 - 2012

5 555 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2008 *** Số: 127 KL/TWĐTN KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ BA BAN THƯỜNG VỤ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHOÁ IX về một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2008 - 2012 ---------------- Thanh niên nông thôn hiện có trên 12 triệu người, chiếm 53% tổng số thanh niên cả nước. Đại đa số thanh niên nông thôn hiền lành, chăm chỉ, chịu khó lao động, sống tình nghĩa; tuy nhiên, đời sống, thu nhập của thanh niên nông thôn còn thấp. Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, cơ cấu nghề nghiệp trong thanh niên nông thôn sẽ có nhiều biến đổi, hình thành một bộ phận công nhân trong nông nghiệp, tỷ lệ thanh niên đi làm ăn xa ở các khu đô thị, thành phố ngày càng tăng. Hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn chưa theo kịp với sự phát triển của tình hình thành niên, thiếu chủ động, sáng tạo, chưa gắn với nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên; một bộ phận cán bộ Đoànnông thôn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ công tác thanh niên; tỷ lệ đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn nông thôn còn thấp. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn là yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kết luận một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2008 – 2012, như sau: I- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 1- Quan điểm Nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn gắn liền với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn. Hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn phải xuất phát và gắn liền với nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của địa phương. 2- Mục tiêu 2.1- Mục tiêu chung Tạo sự chuyển biến mới về chất lượng tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam trên địa bàn nông thôn; thu hẹp cơ sở yếu kém, tăng tỷ lệ thanh niên được tập hợp; hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. 2.2- Mục tiêu cụ thể - Phấn đấu đến năm 2012, mỗi Đoàn xã thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả ít nhất 01 tổ hợp tác thanh niên; 01 tổ tiết kiệm và vay vốn hoặc 01 hình thức liên kết, hợp tác phát triển kinh tế. - Phối hợp với Ngân hành chính sách xã hội khai thác và sử dụng hiệu quả 8.000 tỷ đồng cho thanh niên nông thôn vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập. - 100% Đoàn cấp xã thành lập các đội thanh niên tình nguyện phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường; 100% cán bộ Đoàn chủ chốt cấp xã được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác thanh niên; tỉ lệ tập hợp thanh niên đạt ít nhất 50% vào năm 2012. II- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 1- Xây dựng và phát triển các hình thức liên kết, hợp tác phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn - Xây dựng và phát triển các hình thức tổ hợp tác thanh niên; tổ tiết kiệm và vay vốn, các mô hình liên kết phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, như: các hợp tác xã thanh niên, tổ dịch vụ thanh niên, trang trại trẻ, làng thanh niên, khu kinh tế thanh niên - Phối hợp xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, tổ chức các hoạt động phát huy vai trò xung kích của thanh niên nông thôn tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện phương châm “Đồng hành với thanh niên nông thôn vượt khó làm giàu”. - Phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên trong vận động gia đình và nhân dân tự nguyện tham gia phát triển các loại hình hợp tác phát triển kinh tế. 2- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh niên nông thôn lập thân, lập nghiệp - Thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu mô hình, các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả; nghiên cứu sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho thanh niên nông thôn. - Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động các Câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật trẻ; Nhà nông trẻ; các điểm trình diễn kỹ thuật; điểm tuyên truyền, phổ biến khoa học công nghệ và truy cập Internet . trong thanh niên nông thôn. - Tổ chức tư vấn, hỗ trợ thanh niên nông thôn về nghề nghiệp, việc làm, kỹ năng quản lý kinh tế, kiến thức khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp; chú trọng các hoạt động hỗ trợ, trang bị kiến thức cho thanh niên nông thôn đi làm ăn xa. 2 - Chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, hướng dẫn thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ, đội, nhóm trợ vốn giúp nhau lập nghiệp trong thanh niên, phát huy nội lực và đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, tích luỹ của đoàn viên, thanh niên, động viên đông đảo thanh niên nông thôn mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thanh niên thi đua thực hiện bốn nội dung mới nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong thanh niên nông thôn; chủ động đảm nhận các chương trình, công trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, góp phần tạo môi trường cho thanh niên rèn luyện. - Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, như: tổng đội Thanh niên xung phong, làng thanh niên lập nghiệp, khu kinh tế thanh niên… Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên dương, nhân rộng các điển hình thanh niên nông thôn vượt khó làm giàu. 3- Thường xuyên tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho thanh niên nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp - Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, các hoạt động lễ, hội lành mạnh; tham gia tu sửa, làm đẹp các công trình, di tích lịch sử, văn hoá, gương mẫu thực hiện các quy ước của cộng đồng. - Phối hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả các Điểm Bưu điện văn hóa xã, Nhà văn hoá, Nhà sinh hoạt cộng đồng phục vụ các hoạt động của thanh niên nông thôn. - Thành lập các tổ, trung tâm tư vấn pháp lý cung cấp kiến thức, thông tin về tình yêu, hôn nhân, gia đình; tệ nạn xã hội và cách phòng tránh trong thanh niên nông thôn. Duy trì và phát triển các loại hình câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ dân số . - Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao giữa tổ chức Đoàn địa phương với thanh niên lực lượng vũ trang, thanh niên trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn. 4- Phát huy vai trò xung kích của thanh niên nông thôn tham gia bảo vệ môi trường, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu nhi và nhân dân về tác động của môi trường đối với sức khỏe và đời sống; trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, tích cực tham gia chương trình bảo vệ dòng sông quê hương. - Vận động đoàn viên, thanh niên và nhân dân tích cực bảo vệ môi trường. Tổ chức các đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương, phát hiện và phối hợp xử lý những hành vi cố tình huỷ hoại môi trường. - Thành lập các đội thanh niên tình nguyện chuyên, trực tiếp tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh tại địa phương. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ thanh niên phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn. 3 - Thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn, con em các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo. 5- Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên nông thôn - Tham mưu cho cấp ủy Đảng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ; lựa chọn cán bộ có năng lực, nhiệt tình, tâm huyêt, gắn bó với địa phương làm công tác Đoàn ở cơ sở. - Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho đội ngũ bí thư chi đoàn, đoàn cơ sở. - Đổi mới công tác phát triển đoàn viên theo hướng coi trọng chất lượng, bắt đầu từ việc tổ chức các lớp tìm hiểu về Đoàn, đến lễ kết nạp và lễ trao thẻ đoàn viên đảm bảo trang trọng, đúng qui trình, gắn với các sự kiện chính trị của địa phương, đất nước và Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam. - Thường xuyên nắm bắt, quản lý đoàn viên trên địa bàn và số đoàn viên đi làm ăn xa. Khuyến khích, động viên đoàn viên đang học tập trong các nhà trường, công tác trong các cơ quan tham gia các hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn. - Tổ chức các hoạt động liên kết giữa các chi đoàn trên địa bàn nông thôn. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn, cung cấp tài liệu sinh hoạt theo ngành nghề, sở thích, gắn với nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên nông thôn. - Khảo sát, đánh giá, phân loại chính xác chất lượng chi đoàn, đoàn cơ sở; xây dựng kế hoạch củng cố tổ chức cơ sở Đoàn yếu kém ở địa bàn nông thôn. Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn 4 chủ động: chủ động nắm bắt tình hình; chủ động xây dựng kế hoạch công tác; chủ động thực hiện nhiệm vụ; chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, phối hợp với các tổ chức liên quan trọng thực hiện nhiệm vụ. III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. - Nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm các mô hình, hình thức hoạt động của Đoàn, Hội trên địa bàn nông thôn, xây dựng mô hình, hình thức hoạt động phù hợp, chỉ đạo điểm và nhân rộng mô hình. Biên soạn tài liệu hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện. - Chỉ đạo điểm và nhân rộng mô hình phát triển kinh tế- xã hội có hiệu quả trong thanh niên nông thôn. Phát hiện khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân trong việc chăm lo, hỗ trợ thanh niên nông thôn. 4 - Giao Ban Thanh niên Nông thôn là đơn vị thường trực, phối hợp các ban, đơn vị liên quan giúp Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn theo dõi đôn đốc, định kỳ kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kết luận. 2- Các tỉnh, thành Đoàn - Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các nội dung kết luận này. Phối hợp với các ban, ngành, các tổ chức kinh tế triển khai các hoạt động Đoàn trên địa bàn nông thôn. - Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động Đoàn, Hội, đề ra các giải pháp xây dựng tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn, Hội trên địa bàn nông thôn. - Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện kết luận ở cơ sở, báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đoàn kết quả thực hiện trong báo cáo hàng tháng, 6 tháng và báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hằng năm. TM. BAN THƯỜNG VỤ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN BÍ THƯ THỨ NHẤT Nơi nhận: - Đ/c Trương Tấn Sang, UVBCT, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng (để b/c); - Đ/c Hà Thị Khiết, UVBCH TW Đảng, Trưởng ban Dân vận TW (để b/c); (Đã ký) - Đ/c Trần Lưu Hải, UVBCH TW Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức TW (để b/c); - Văn phòng, Ban Dân vận, Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra TW Đảng (để b/c); - Các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc; Võ Văn Thưởng - Các ban, đơn vị TW Đoàn; - Các đ/c UV BCH, BTV TW Đoàn; - Lưu VP. 5 . pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2008 - 2012 -- -- - -- - -- - -- - -- Thanh niên nông thôn hiện có trên 12 triệu người,. số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2008 – 2012, như sau: I- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 1- Quan điểm Nâng cao chất

Ngày đăng: 25/08/2013, 10:10

Xem thêm: giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàntrên địa bàn nông thôn giai đoạn 2008 - 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w