Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN khoa lâm nghiệp, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình trồng cây Cải thảo Brassica rapa subsp.. Tuy nhiên bệnh cạnh mặt tích cực
Trang 1LẦU A CẦU
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRỒNG CẢI THẢO
(Brassica rapa subsp pekinensis) TẠI LÀNG KAWAKAMI
TỈNH NAGANO - NHẬT BẢN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2014 - 2018
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 2LẦU A CẦU
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRỒNG CẢI THẢO
(Brassica rapa subsp pekinensis) TẠI LÀNG KAWAKAMI
TỈNH NAGANO - NHẬT BẢN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : ST&BTĐDSH
Lớp : K46 - ST&BTĐDSH
Khoa : Lâm Nghiệp
Khóa học : 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Hoàng Chung
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả thực hiện được trình bàytrong khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôixin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa vàtrường đề ra
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên Với phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn” thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh
viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học và áp dụng mộtcách sáng tạo, linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúpcho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất Từ đó giúp cho sinh viên học hỏi,rút ra những kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất, nhằm nâng caonăng lực chuyên môn để sau khi ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của
xã hội
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN khoa lâm nghiệp, em đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình trồng cây Cải thảo (Brassica rapa subsp pekinensis) tại làng Kawakami – tỉnh Nagano - Nhật Bản”
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn Em xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp và cácthầy cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Đặc biệt em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS Đỗ Hoàng Chung đã chỉ bảo và
hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơntới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em học tập và nghiên cứu
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chếnên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để khóaluận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên Lầu A Cầu
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ÐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện 4
1.2.1 Mục tiêu 4
1.2.2 Yêu cầu 4
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở khoa học 5
2.2 Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại Cải thảo 5
2.2.1 Nguồn gốc cây Cải thảo 5
2.2.2 Sự phân bố của cây Cải thảo 6
2.2.3 Phân loại cây Cải thảo 7
2.2.4 Giá trị dinh dưỡng cây Cải thảo 8
2.2.5 Giá trị kinh tế cây Cải thảo 9
2.2.6 Đặc điểm thực vật học của cải thảo 10
2.3 Tổng quan về cơ sở thực tập 12
2.3.1 Gới thiệu chung về làng kawakamki 12
2.3.2 Giới thiệu chung về gia đình thực tập 13
2.4 Tình hình sản xuất rau trong nước và thế giới 13
2.4.1 Tình hình sản xuất rau trong nước 13
Trang 72.4.2 Tình sản xuất rau tại Nhật Bản 16
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1 Đối tượng 19
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
3.2.1 Địa điểm 19
3.2.2 Thời gian tiến hành 19
3.3 Nội dung nghiên cứu 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
3.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 20
3.3.3 Phương pháp đo 21
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 21
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Tìm hiểu sơ bộ về vị trí địa lý, điều kiện địa hình, khí hậu, kinh tế nông nghiệp và cơ sở vật chất của làng Kawakami và gia đình nơi thực tập 22
4.1.1 Tỉnh Nagano 22
4.1.2 Làng Kawakami 22
4.1.3 Khí hậu làng Kawakami 23
4.1.4 Nông nghiệp làng Kawakami 23
4.1.5 Kinh tế - Xã hội 24
4.1.6 Điều kiện cơ sở vật chất nông hộ thực tập 24
4.2 Đặc điểm sinh thái của cây Cải thảo 25
4.3 Quy trình trồng cây Cải thảo của làng Kawakami 27
4.4 Thực hiện quy trình trồng và kết quả theo dõi 28
4.4.1 Cải tạo đất 28
Trang 84.4.2 Phủ bạt Maruchi 29
4.4.3 Gieo hạt 30
4.4.4 Trồng cây 31
4.4.5 Chăm sóc cây trồng 31
4.4.6 Thu hoạch 32
4.4.7 Bảo quả 33
4.4.8 Thu bạt 34
4.4.9 Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của cải thảo 34
4.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình sản xuất và từ quá trình thực hiện đề tài 36
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
5.1 Kết luận 39
5.2 Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong một số loại rau họ thập tự 6
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng trong 100g cải thảo 8
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2015 - 2016 15
Bảng 4.1 Nguồn nhân lực của gia đình ông Sahara Hideki 25
Bảng 4.2 Các thiết bị phục sản xuất nông nghiệp 25
Bảng 4.3 Tiêu chuẩn cây con khi trồng 30
Bảng 4.4 Trung bình sinh trưởng của cây Cải thảo theo số lần đo 35
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Vị trí tỉnh Nagano – Nhật Bản 22
Hình 4.2 Sơ đồ các quy trình trồng cây Cải thảo 27
Hình 4.3 Bảng kết quả phân tích đất 28
Hình 4.4 Máy phủ bạt Maruchi 29
Hình 4.5 Khay gieo hạt Cải thảo 30
Hình 4.6 Khoảng cách trồng cây Cải thảo 31
Hình 4.7 Hệ thống tưới nước 32
Hình 4.8 Đang thu hoạch Cải thảo 33
Hình 4.9 Máy hút chân không 34
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
Maruchi Bạt Nilong Maruchi
ALIC Agricultural and Livestock corporatio
JA Hiệp hội nông nghiệp
Trang 12Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau là một loại thực phẩm tiêu dùng không thể thiếu trong đời sốngbữa ăn hàng ngày của con người Rau cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng
mà các loại thực phẩm khác không thể có được như là: Cung cấp Chất xơ,vitamin, lipit,… Như chúng ta đã biết từ thời xa xưa con người chúng ta đãbiết háy các loại rau rừng ở ngoài tự nhiên để phục vụ cho các bữa ăn hàngngày của mình Ngày nay tuy cuộc sống của con người đã phát triển và hiệnđại lên rất nhiều, nhưng rau vẫn là một loại thực phẩm tiêu dùng hàng đầukhông thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày Hiện nay do nhu cầu hội nhậtQuốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội, rau đã không chỉ là sản phẩm tiêudùng đơn thuần trong các hộ gia đình hoặc trong một quốc gia nữa mà còn cógiá trị xuất khẩu sang các quốc gia khác Vì vậy nhu cầu tiêu thụ rau ngoài thịtrường ngày càng lớn đã làm cho diện tích trồng rau tăng lên nhanh chóngtrong những năm gần đây
Theo báo cáo tổng quan các nghiên cứu về rau, quả của viện kinh tếnông nghiệp: Trong thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích rau,quả của Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canhcao Tính đến năm 2004, tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt trên
600 nghìn ha, gấp hơn 3 lần so với năm 1991, [6]
Theo báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố HồChí Minh: Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nướcđạt 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 ngàn tấn; so với năm 1999 diện tíchtăng 175,5 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61%/năm), sản lượng tăng3071,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm)
Trang 13Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác 2016 và triển khai kế hoạchnăm 2017 lĩnh vực trồng trọt của Cục trồng trọt tại Hà Nội, ngày 15/12/2016:Diện tích rau ước đạt 900 nghìn ha (tăng 10 nghìn so với năm 2015), năngsuất ước đạt 177,5 tạ/ha (tăng 3,3% với năm 2015), sản lượng ước đạt gần 16triệu tấn (tăng khoảng 650 nghìn tấn so với năm 2015) 2016,[7].
Ở nước ta diện tích rau xanh được trồng tập chung tại 3 vùng sau: Đồngbằng sông Hồng là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rautoàn quốc Điều này là do đất đai ở vùng này tốt hơn, khí hậu mát hơn và gầnthị trường Hà Nội Đồng bằng song cửu Long là vùng trồng rau lớn thứ 2 của
cả nước, chiếm 23% sản lượng rau của cả nước Đà Lạt, Tây Nguyên cũng làvùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thànhthị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và cho cả thị trường xuất khẩu
Nhìn chung trong một số năm trở lại đây diện tích đất trồng rau ở nước
ta đã có sự tăng lên nhanh chóng và đây cũng là một dấu hiệu tích cực vì đãmang lại công ăn, việc làm, tăng nguồn thu nhập cho nhiều người dân gópphần ổn dịnh kinh tế xã hội Tuy nhiên bệnh cạnh mặt tích cực này thì chúng
ta lại phải đối mặt với một thực thế ràng, các sản phẩm của những người nôngdân sản xuất ra hiện nay lại tiềm ẩn những mối nguy hiểm to lớn cho sức khỏengười tiêu dùng Bởi vì nhiều lý do thực thế tế của xã hội đó là sự hội nhậtkinh tế, quốc tế hiện nay đã khiến cho các sản phẩm nông sản của chúng takhông còn được an toàn như trước nữa Do thị trường mở rộng và nhu cầutăng cao, tuy nhiên năng suất lại không được cao do chúng ta vẫn sản xuấttheo phương pháp truyền thống nên nguồn cung bị lệch so với cầu mà giá cảlại ngày một cao Vì vậy những người sản xuất đã lợi dụng xu hướng này sửdụng các loại thuốc để kích thích các loại nông sản đẩy nhanh quá trình sinhtrưởng của chúng lên để sớm được thu hoạch và cũng đồng nghĩa với việt
Trang 14lượng thuốc tồn dư trong các loại nông sản đã gây ảnh hưởng đến sức khỏengười tiêu dùng.
Hiện nay ở Việt Nam chúng ta vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm làvấn đề rất nan giải trong sản xuất rau hiện nay, qui trình sản xuất rau an toàn
đã và đang được ban hành, song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sátthực hiện qui trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấpcủa người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sứckhỏe người tiêu dùng, giảm sức cạnh tranh của nông sản
Những khó khăn mà Việt Nam chúng ta đang gặp phải hiện nay đã vàđang được một số nước có nền nông nghiệp phát tiển trên thế giới giải đáp
Đó là để có được những nông sản sạch, an toàn thì phải có phương pháp vàqui trình sản xuất an toàn ngay từ đầu thì các nông sản khi sản xuất ra mới antoàn và đảm bảo chất lượng Khi nói về nông sản an toàn nhờ có phương pháp
và kỹ thuật sản xuất đặt tiêu chuẩn thì chúng ta có thể nói đến một số nướcnhư: Isarel, Nhật Bản Các nước này cũng có điều kiện khí hậu tương đốigiống với điều kiện khí hậu Việt Nam chúng ta Mới khi nhắc đến Đất nướcmặt trời mộc thì chúng ta lại nghĩ ngay đến nền nông nghiệp phát triển của đấtnước này và khi nói đến Nhật Bản thì không thể không nói đến làng
Kawakami “làng thầng kỳ” đây là ngôi làng có nền nông nghiệp phát triển
nhất Nhật Bản Nghe nói năm 2018 trường mình có tuyển sinh viên sang NhậtBản thực tập, nơi thực tập lại chính là làng thần kì vì vậy em cũng là một sinhviên năm cuối Là một sinh viên, ngoài kiến thức, kỹ năng đã được học tạitrường thì việc đi sang nước ngoài thực tập học hỏi để mở rộng kiến thức xãhội cũng như tần nhìn trong tương lai cũng rất cần thiết nhiện nay
Xuất phát từ những lý do trên em thực hiện đề tài: “Thực hiện quy
trình trồng cải thảo (Brassica rapa subsp Pekinensis) tại làng Kawakami
– Nagano – Nhật Bản”
Trang 151.2 Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện
- Nắm được các quy trình trồng rau, quy tắc phủ bạt nilong, kỹ thuật cảitạo đất, bón phân và quản lý đất sau mùa vụ
- Đánh giá được tác dụng của việc ứng dụng khoa học công nghệ tiêntiến vào đời sống sản xuất
- Biết cách nhìn nhận về tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung vàsản xuất rau tại làng Kawakami nói riêng, Từ đó rút ra bài học kinh nghiệmcho bản thân
Trang 16Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển các loài cây trồngnói riêng vấn đề giống luôn được quan tâm đầu tiên Vì giống là yếu tố quyếtđịnh đến năng suất cũng như chất lượng của nông sản, cho nên việc lựa chọncác loại giống có tiềm năng chống chịu sâu bệnh và yêu cầu ngoại cảnh tốt làrất cần thiết Tuy nhiên mỗi loại giống thì lại có yêu cầu riêng về các yếu tốsinh thái và điều kiện lập địa khác nhau Do đó trong sản xuất nông nghiệp vàphát triển các loại cây trồng thì việc sử dụng các loại giống phù hợp là yêucầu quan trọng đầu tiên Cải thảo là loài cây trồng có nguồn gốc từ TrungQuốc được du nhập vào nước ta và thường được gieo trồng từ tháng 8-10(miền bắc), tháng 7-4 năm sau (miền nam)
Cải thảo là loại rau rất được những người nông dân ưa chuộn vì có thờigian sinh trưởng ngắn, lại cho thu hoạch cao, đồng thời khả năng thu hồi vốnnhanh, lại là loại rau có chất lượng cao, đặc biệt trong Cải thảo có chứa cácloại Vitamin tốt cho sức khỏe người tiêu dùng như: Vitamin A, C và các chấtkhoáng khác (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [2]
2.2 Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại Cải thảo
2.2.1 Nguồn gốc cây Cải thảo
Cải thảo là thành viên của họ thập tự, thuộc chi Brassica, quê hương của nó là vùng Đông Á Dạng tiền bối của nó là B campestris, xuất xứ từ
vùng địa Trung Hải với khí hạu ôn hòa và ẩm Theo Nishi (1980), thì loài nàyđược nhập vào Bắc Âu như là loài cây cho hạt có dầu Sau khi nhập vàoTrung Quốc 2000 năm về trước, nó phân li thành các loài phụ khác nhau (Lee
1982), Từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, loài phụ B campetris subsp râp
Trang 17(cải củ) và B junce (cải lá) đã được nghi nhận ở Trung Quốc Sau đó Cải củ
chỉ được trồng ở phía Bắc Trung Quốc, còn loại Cải thìa trắng lại được trồng
ở phía Nam vào vào thế kỷ thứ 17 Theo Li (1981) thì Cải thảo chính là conlai giữa cải củ và cải thìa trắng tại miền trung Trung Quốc (Dẫn theo Mai ThịPhương Anh, 1999) [1]
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong một số loại rau họ thập tự
(tính trong 100g phần ăn được)
TT Loại rau Nước
(%)
Protein (%)
Chất xơ (g)
Canxi (mg)
Sắt (mg)
VitaminA (µgcaroten eq)
Vitam C (mg)
1,7 1,4 1,6 3,9 3,4 2,8 2,4
0,7 0,6 0,8 1.6 0,8 0,9 1,0
102 49 55 40 86 30 160
2,6 0,7 0,8 1,4 1,4 1,0 2,7
2.305 890 280 50 685 55
1 25
53 38 46 71 111 72 73
Nguồn: Sự tiêu thụ thực phẩm ở Đông Á, 1972 FAO)
2.2.2 Sự phân bố của cây Cải thảo
Cải thảo hay Bắp cải Trung Quốc (Brassica rapa subsp pekinensis) có
nguồn gốc từ Trung Quốc và là một các loại rau được trồng rộng rãi nhất ởChâu Á (Pham Anh Tuan et al., 2012) [10, 11]
Từ Trung Quốc Cải thảo được nhập vào Nhật Bản khoảng năm 1866,sau năm 1920 Cải thảo mới được phát triển rộng rãi ở Nhật Bản
Ở Triều Tiên Cải thảo được mô tả từ thế kỷ thứ 14, tuy nhiên thì mãiđến thế kỷ thứ 19 mới trở thành cây rau quan trọng nhất tại đất nước TriềuTiên
Trang 18Ở Pháp Cải thảo đã được Pepi mô tả đầu tiên vào năm 1840 Còn ở MỹCải thảo được quan tâm từ năm 1883 và được nhập vào đất nước Anh Quốcnăm 1887.
Cải thảo du nhập vào các nước Nam Á tương đối muộn, vài năm gầnđây mới trở nên phổ biến ở Malaisia, Inđônêsia và tây Ấn Độ Ở các nước nàyCải thảo chủ yếu được trồng vào mùa lạnh, khô ở đồng bằng của vùng cậnnhiệt đới, còn ở vùng núi cao nhiệt đới thì trồng quanh năm Ngày nay nhờ cócác chương trình lai tạo giống tiên tiến nên Cải thảo có thể trồng được tại cácvùng đồng bằng nhiệt đới [10]
Hiện nay Cải thảo đã có thể trồng được cả ở Bắc Mỹ, Tây Âu và đượctrồng như cây ôn đới (Mai Thị Phương Anh, 1999) [1]
2.2.3 Phân loại cây Cải thảo
Cải thảo (Brassica rapa subsp pekinensis) thuộc: giới (Plantae), Bộ (Brassicales), Họ (Brassicaceae), Chi (Brassica), Loài (Brassica rapa).
Dựa theo hình dạng, kích thước và các tổ chức của bắp đã phân Cảithảo thành 3 nhóm chính sau (Dixon, 2007) [8]:
Brassica campestris var cephalata: Đây là nhóm có bắp cặt với hìnhdạng khác nhau, chồi cuối phát triển mạnh, đỉnh bắp có thể phẳng, tròn hoặclồi, bắp có hình trứng ngược, hình trái xoăn
Brassica campestris var cylindrical: Đây là nhóm có bắp chặt hìnhdài thẳng đứng, có thể có hoặc không có các lá cuộn trên đỉnh Bắp hơi nhọnphía trên đỉnh
Brassica campestris var laxa: Đây là nhóm có bắp mở, không chặt,
có màu vàng hoặc trắng vàng Trên đỉnh và viền phía trên bắp có thể thẳnghoặc hơi cong ra ngoài
Ngoài ra còn có sự khác nhau về thời gian sinh trưởng, trọng lượngbắp, độ chặt bắp, số lượng lá và màu sắc lá…
Trang 19Các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau và daođộng từ 55 – 110 ngày tính từ khi gieo đến lúc thu hoạch sản phẩm Số lượng
lá của các giống cũng khác nhau chúng dao động từ 20 đến 150 lá/cây Thậmchí ngay cả hệ rễ cũng có trọng lượng khác nhau, từ vài gram cho đến 10kg ởmột số giống (Dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 1999) [1]
2.2.4 Giá trị dinh dưỡng cây Cải thảo
Cải thảo hay còn gọi là cải bao, cải cuốn, thuộc họ cải, có nguồn gốc từTrung Quốc, Cải thảo có màu sắc gần giống với bắp cải, tuy nhiên lớp lá bênngoài có màu xanh đậm, lá non bên trong có màu xanh nhạt, cuốn trong cùng
có màu trắng Cải thảo không chỉ là rau ăn lá bình thường mà còn có tác dụng
là thuốc [9] Theo Đông y, Cải thảo có tính mát, vị ngọt, có công dụng hạ khí,giúp thanh nhiệt, làm giảm cảm giác rát ở cổ họng, đỡ ho, bổ ích thường vị.Còn theo nghiên cứu của khoa học hiện đại thì giá trị ding dưỡng có trong100g cải thảo gồm có:
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng trong 100g cải thảo
CacbonhydrateVitamin AVitamin CProteinCanxiSắtMagiePhotphoKaliKẽmNatriMangan
2.2 g242IU20.5 mg1.0 g58,5 mg0.2 mg9.9 mg
22 mg
181 mg0.2 mg6.8 mg0.1 mg
(Nguồn: h t t p : / / d o c e d u v n / t a i - li e u /d e - t a i -c a c - l o a i - r a u - a n - l a - 1 77 1 / )
Trang 20Ngoài những lợi ích trên thì cải thảo còn có thể được sử dụng làmthuốc chữa một số loại bệnh như sau:
- Cải thảo dùng chữa sốt: Những người thường bị bệnh trường nhiệt,sốt rét hoặc các bệnh khiến tình trạng sốt kéo dài, khi bị sốt thì hay kém ănhoặc không muốn ăn gì vì vậy có thể dùng cải thảo nấu canh cho người bệnh
ăn vừa bổ lại hạ sốt cho người bệnh
- Ngăn ngừa ung thư: Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, cácloại rau thuộc họ cải như xúp lơ xanh, xúp lơ trắng, bong cải, bắp cải, cảithảo…có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư như: Ung thư buồng trứng,ung thư thận, ung thư tụy nhờ vào các hợp chất có trong cải thảo nhưglucosinolat, acid sinapic, flavonoid, thành phần kháng ô xy hóa phenolic [14]
2.2.5 Giá trị kinh tế cây Cải thảo
Cải thảo chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây lương thực nóichung và các loại rau nói riêng Các loại cây lương thực như: Ngô, lúa, khoai,sắn… chủ yếu cung cấp năng lượng cho con người còn các loại cây thựcphẩm như: Rau, đậu…nhằm bổ sung các loại dinh dưỡng khác Trong các loạirau thì cải thảo được gieo trồng nhiều chiếm một diện tích đáng kể trong cơcấu các loại rau Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu hoạch ngắn nhờvậy nó góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, tạo công ăn, việc làm chonhững người nông dân ở các khu vưc nông thôn Ngoài ra cải thảo cũng làloại rau dễ trồng cũng không phải chăm sóc nhiều, sâu bệnh hại cũng ít, lá cảithảo tương đối cao và to nên khi cai thảo phát triền rồi thì cỏ dại cũng khôngxâm nhập vào được do lá cải thảo che kín hết mặt đất vì vậy cũng hạn chếđược cỏ dại phát triển, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân (NguyễnCông Hoan và cs, 1995) [3]
Trang 212.2.6 Đặc điểm thực vật học của cải thảo
Rễ
Cải thảo có hệ rễ chùm rất phát triển với sự phân nhánh mạnh Khi màcác lá thật phát triển trên mặt đất thì rễ chính tiếp tục ăn sâu xuống đất và từ
đó bắt đầu hình thành các rễ ngang Đầu tiên ở giai đoạn cây con cải thảo có
rễ cọc, nhưng do việc cấy chuyền nên rễ này bị đứt sau đó rễ chùm phát triểnmạnh Thời gian đầu các rễ chùm chỉ phát triển trên lớp đất mặt Ở vào giaiđoạn cây trưởng thành thì hệ rễ ăn sâu xuống tầng đất phía dưới mặt đất 35
cm và ăn rộng 40 cm tuy nhiên khi vào giai đoạn sinh sản thì hệ rễ còn pháttriển mạnh hơn nữa
Thân
Trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, thân không phân nhánh,không dài quá 20 cm Trong thời gian này thân tiếp tục lớn lên, đường kính ởphần gốc thân rộng từ 4 – 7 cm Khi cây ở vào giai đoạn sinh trưởng sinhthực, thân sẽ tiếp tục dài ra có khi đạt tới 60 đến 100 cm, xuất hiện các cànhcấp I, II, thường thì các cành phía dưới dài hơn cành phía trên
Lá
Dạng lá biến đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng:
- Lá mầm: Có 2 đốt, hình thận và mộc đối nhâu Lượng dinh dưỡng dự
trữ trong lá mầm cung cấp cho cây ở giai đoạn đầu sau khi nảy mầm Sâu đó
lá mầm sẽ yếu dần và chết
- Lá gốc: Có 2 lá thật mộc đối nhâu trên thân tại cùng một độ cao, hình
thật tự Các lá gốc thường dài, có cuống, dài trung bình từ 8 – 15 cm Sau vàituần những lá này sẽ già và chết đi
- Lá không cuốn: Các lá mọc vòng xung quanh trục chính của thân Mép
lá gợn song, nhưng có hình chữ V tại đáy của bản lá Những lá của vòng trongcùng thường nhỏ, và lớn lên cùng với sự sinh trưởng của cây Các látrưởng
Trang 22thành nhưng chưa cuốn lớn lên rất nhanh và trải rộng ra Chúng là những lá rấtcần cho các lá phía trong để hình thành bắp Các lá này là bộ phận thực hiệnchức năng quang hợp để cung cấp dinh dưỡng cho các lá bên trong.
- Lá bắp: Các lá ngoài cùng của bắp thường có cuống dài, hẹp, hình
trứng Còn các lá bắp bên trong lại có bề ngang phát triển trong khi chiều dàingắn lại và tỷ lệ rộng dài tương đối
- Lá thân: Là những lá mọc lên từ thân hoặc cành hoa Cuống của
những lá này rộng và chặt lại, bó chặt lấy cành hoa Lá có hình trứng ngược,nhỏ hơn rất nhiều so với các lá không cuốn bắp và rất mịn
Hoa
Cành hoa đơn giản, dài, không xác định Các hoa riêng biệt được giữtrên thân chính của cành hoa Hoa lưỡng tính gồm 4 dài, 4 cánh, 6 ống phấntrong đó có 2 ngắn, 4 dài, 2 lá noãn 2 lá noãn này hình thành bầu nhụy vớirãnh giả và hai hàng noãn cong Các cánh hoa màu vàng sáng mọc chéo nhaunên được gọi là họ thập tự
Qủa
Qủa cảu cải thảo thuộc nhóm quả giác, có chiều dài khoảng 7 cm, rộng3,5 cm với hai rãnh chứa hạt nằm dọc bên rìa vách giả Trong quả chứa từ 10– 25 hạt, quả đạt kích thước tối đa sau khi hoa nở 3 – 4 tuần Khi quả chínhoàn toàn, khô, vở quả nứt dọc và hạt già rơi ra ngoài
Hạt
Hạt cải thảo có hình tròn hoặc hình trứng Có đường kính khoảng 1- 2
mm, đầu tiên có màu nâu trắng, sau đó chuyển thành màu đen xám Hạt cínoãn hữu thụ Sauk hi thụ tinh nội nhũ phát triển nhưng phôi lại phát triểnmuộn hơn vài ngày, thậm chí sau hai tuần vẫn còn rất nhỏ Chất dinh dưỡngđược dự trữ trong lá mầm gấp lại với nhau Rễ nhỏ nằm giữa hai lá mầm.Trọng lượng 1000 hạt khoảng 3g (Dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 1999) [1]
Trang 23Lượng mưa trung bình: 83,4 mm
Lượng mưa cao nhất tháng 9: 260 mm
Trang 242.3.2 Giới thiệu chung về gia đình thực tập
Gia đình ông: Sahara Hideki gồm có 7 người: Trong đó lao động chính
là 04 người gồm: Ông Sahara, vợ ông Sahara cùng với 2 ông, bà Còn em gáicủa ông đang làm việc trong cơ quan nhà nước và 3 đứa con đang học cấp Itại làng Kawakami Ngoài ra còn có 2 sinh viên thực tập tại gia đình Gia đìnhông đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và giúp sinh viên họctập, làm việc để tích lũy kinh nghiệm thực tiến
2.4 Tình hình sản xuất rau trong nước và thế giới
2.4.1 Tình hình sản xuất rau trong nước
- Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như:vitamin, chất khoáng axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác…Phát triển sản xuấtrau còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm phát
Trang 25triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị Sản xuất rau quả nói chung là ngành cóhiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt Có khả năng thu hútnhiều lao động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuấtngành trồng trọ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao Với ýnghĩa to lớn trên, rau được phát triển và trở thành một ngành trồng trọt theohướng đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng cao.
Với ý nghĩa to lớn trên rau được phát triển và trở thành một ngành sảnxuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp
- Rau cũng giống như cây ăn quả, là loại sản phẩm chưa nhiều nướcnên dễ bị hư hỏng Sản phẩm của rau đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng tươithoả mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân thành thị cũng như nôngthôn Là loại sản phẩm có khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và lại
dễ hư hỏng, vì vậy tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất phải hợp lý để vừathuận tiện cho việc thâm canh, vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển
và tiêu thụ sản phẩm
Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất rau quả xuấtkhẩu của nước ta còn rất nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm còn thấp,bao bì đơn điệu, giá thành sản phẩm chưa cao có sức cạnh tranh, số lượng sảnxuất chưa nhiều, công tác tiếp thị còn yếu
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đâynhững loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩmcho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau phát triển mạnh cả vềquy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sảnxuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đôngdân cư Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều
Trang 26chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đấtcao (4-3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khác nhau, song mức độkhông an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rauđược trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu Tiêu thụ sản phẩm rất
đa dạng: phục vụ rau tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho côngnghiệp chế biến và xuất khẩu
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu đượchình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuấttrong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trườngbất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống vàsản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính củaIsrael có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2015 - 2016
Trang 272.4.2 Tình sản xuất rau tại Nhật Bản
Tổ chức sản xuất nông nghiệp Nhật Bản
- Ở Nhật Bản về sản xuất nông nghiệp được tổ chức một cách quy cụ,chặt chẽ theo hướng tập chung Nhìn chung sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bảnđược thực hiện theo quy hoạch từng vùng riêng biệt Các khu quy hoạch nôngnghiệp của người Nhật Bản được quy định một cách cụ thể, mới một vùng chỉtrồng một loại cây riêng biệt
- Sản xuất rau, dù là các hộ nông dân hay các hợp tác xã, việc lập kếhoạch sản xuất dựa trên các đơn đặt hàng được làm rất cẩn trọng và chu đáo.Nông dân không hề sản xuất chạy theo phong trào, tất cả nhất định phải theo
kế hoạch, mà kế hoạch này gắn với tiêu thụ ở trong vùng và liên vùng, đượccác cơ quan quản lý của ngành hướng dẫn và giám sát Đây là những lý dokhông hề có chuyện “được mùa, mất giá” ở Nhật
- Hợp tác xã được tổ chức chặt chẽ và họ tham gia sản xuất kinh doanh
đa ngành, kể cả tín dụng và du lịch Sản xuất ở Nhật cũng chuyên môn hóasâu, vì vậy nó tạo được thương hiệu sản phẩm cho từng vùng, ví dụ dưa hấu làvùng Hokkaido hay Chiba, hành lá ở Ibaraki… Sản phẩm khi thu hoạch đưavào siêu thị phải đảm bảo độ đồng đều cực cao, với hệ thống chế biến phânloại hiện đại; ngay cả cải bắp khi thu hoạch, những cây bắp cải dù rất bắt mắt,sạch sẽ nhưng khối lượng, kích thước nhỏ hơn quy định đều bị bỏ lại ruộngcày vùi làm phân bón
- Nhật Bản là quốc gia thuộc "tốp đầu" trong việc nghiên cứu về vi sinhvật, đặc biệt việc ứng dụng vi sinh trong phân bón Phân bón cho sản xuất rau
ở đây phần nhiều là hữu cơ vi sinh Bón như thế nào, bao nhiêu đều dựa trêncác khảo sát và phân tích dinh dưỡng đất một cách thường xuyên
Trang 28- Nguồn gốc của quỹ này được qui định như sau: 60% quỹ được trungương đầu tư; 20% do cấp tỉnh chịu trách nhiệm và 20% còn lại được đónggóp từ các doanh nghiệp sản xuất và nông dân Sản xuất của các doanh nghiệphoặc hợp tác xã tham gia tự nguyện vào quỹ này chịu sự kiểm soát chặt chẽcủa ALIC.
Phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường
- Việc bán và phân phối sản phẩm nông sản Nhật Bản khá đa dạng Hệthống chợ đầu mối và những phiên đấu giá mang tính hệ thống chuyênnghiệp, linh động và hiện đại Chỉ riêng Tokyo đã có tới vài chục chợ đầumối với quy mô từ 20 đến trên 50ha và hệ thống kho lạnh kho mát hoàn hảo
Hệ thống phân phối khép kín với những quy định chặt chẽ từ sản xuất, thumua và chế biến
- Đã có nhiều hợp tác xã tổ chức các cửa hàng bán sản phẩm nông sảncho xã viên, xã viên mang sản phẩm tới bày trên kệ hàng đã được hợp đồng,mỗi hộ có mã số, mã vạch riêng để truy nguyên nguồn gốc, và cửa hàng thutiền, giúp nông dân, giá tùy thuộc chất lượng, mẫu mã để người tiêu dùng cóthể chấp nhận, đây là hình thức bán hàng ủy thác hiện đang mở rộng
Trang 29- Những năm gần đây lại xuất hiện một kiểu bán trực tiếp đó là mộtnhóm người tiêu dùng đặt hàng trực tiếp từ người nông dân hoặc trang trại đểlấy nông sản hàng tuần cho nhóm mình sử dụng Kiểu này được đánh giá là
có độ tin cậy cao vì điều là người quen biết và có địa chỉ rõ ràng, việc buônbán nhanh, gọn mà không cần phải đóng gói nông sản
Trang 30Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu tại làng Kawakami – tỉnh Nagano – Nhật Bản
3.2.2 Thời gian tiến hành
- Thời gian tiến hành từ tháng 5/2018 – 11/2018
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu sơ bộ về vị trí địa lý, điều kiện địa hình, khí hậu, kinh tếnông nghiệp và cơ sở vật chất của làng Kawakami và gia đình nơi thực tập
- Tìm hiểu đặc điểm sinh thái của cây Cải thảo tại làng Kawakami –tỉnh Nagano – Nhật Bản
- Tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây rau cải thảo tại làng Kawakami– tỉnh Nagano – Nhật Bản
- Thực hiện quy trình trồng và kết quả theo dõi cây rau cải thảo tại làngKawakami – Tỉnh Nagano – Nhật Bản
- Bài học kinh nghiệm cho bản thân
Trang 313.4 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo hàng
- Khoảng cách trồng cây cách cây: 50 cm
3.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi
- Chỉ số về chiều cao cây (cm): được đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhấtcủa cây (đo từng cây một ) cách 10 ngày đo một lần
- Chỉ số về cân nặng ( kg): Đo lúc thu hoạch ( dùng cân 30kg để cân)
- Số lá trên cây: Đếm theo phương pháp quan trắc 10 ngày đo đếm 1lần đánh dấu số lá đã đếm ở mỗi lần đo
- Chỉ số về đường kính ngang thân ( cm): đo phần thân bắp ( sử dụngthước 30 cm đo)