1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại của các loài lan

82 63 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Để tìm hiểu một số kỹ thuật gây trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại của lan, tôi nghiên cứu khóa luận: “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại của ca

Trang 1

PỜ MÌ NÒ

“NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ

SÂU BỆNH HẠI CỦA CÁC LOÀI LAN: HOÀNG THẢO THẬP HOA –

(DENDROBIUM ADUNCUM, HÀI ĐỐM – (PAPHIOPEDILUM

CONCOLOR), HOÀNG THẢO MÔI TUA - (DENDROBIUM

BRYMERIANUM ) TẠI VƯỜN LAN HỒ NÚI CỐC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp

Khóa học : 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

PỜ MÌ NÒ

“NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ

SÂU BỆNH HẠI CỦA CÁC LOÀI LAN: HOÀNG THẢO THẬP HOA –

(DENDROBIUM ADUNCUM, HÀI ĐỐM – (PAPHIOPEDILUM

CONCOLOR), HOÀNG THẢO MÔI TUA - (DENDROBIUM

BRYMERIANUM ) TẠI VƯỜN LAN HỒ NÚI CỐC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp

Khóa học : 2014 - 2018 Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi

dưới sự hướng dẫn của giảng viên ThS Nguyễn Văn Mạn

Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra,nghiên cứu khoa học trong vườn lan Hồ Núi Cốc hoàn toàn chung thực, khách quan và chưa hề

sử dụng cho một khóa luận nào

Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,…đã được chỉ rõ nguồn gốc Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm

XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

ThS Nguyễn Văn Mạn Pờ Mì Nò

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN

(Ký,họ và tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường thì thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và quan trọng cho mỗi sinh viên Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu, tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất, là cơ hội cho sinh viên tự hoàn thiện kiến thức của bản thân đã được học tập tại trường trong thời gian qua Được sự nhất chí của nhà trường, Ban chủ

nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại của các loài lan: Hoàng thảo thập hoa – (Dendrobium aduncum), hài đốm – (Paphiopedilum concolor), Hoàng thảo môi tua - (Dendrobium brymerianum ) tại vườn lan Hồ Núi Cốc” Tôi đã nhận được sự quan tâm,

giúp đỡ từ nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong những năm qua

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS Nguyễn Văn Mạn người

đã tận tình bảo ban hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Vì thời gian thực tập ngắn, trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót

Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn

để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, năm 2018

Sinh viên

Pờ Mì Nò

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Tổng hợp theo dõi sinh trưởng của lá Hài Đốm ứng với mỗi lần đo 43

Bảng 4.2 Tổng hợp theo dõi sinh trưởng của hoa Lan Hài Đốm 45

Bảng 4.3 Tổng hợp theo dõi sinh trưởng về thân lan Hoàng thảo thập hoa ứng với mỗi lần đo 47

Bảng 4.4 Tổng hợp theo dõi sinh trưởng về thân chồi non lan Hoàng thảo thập hoa ứng với mỗi lần đo 48

Bảng 4.5 Tổng hợp theo dõi sinh trưởng lá lan Hoàng thảo thập hoa ứng với mỗi lần đo 49

Bảng 4.6 Tổng hợp theo dõi sinh trưởng chồi non lá lan Hoàng thảo thập hoa ứng với mỗi lần đo 51

Bảng 4.7 Tổng hợp theo dõi sinh trưởng của hoa lan Hoàng thảo thập hoa 52 Bảng 4.8 Tổng hợp theo dõi sinh trưởng về thân của cây Hoàng thảo môi tua ứng với mỗi lần đo 54

Bảng 4.9 Tổng hợp theo dõi sinh trưởng của lá Hoàng thảo môi tua 55

Bảng 4.10.Tổng hợp Sâu hại loài lan Hài Đốm 56

Bảng 4.11 Tổng hợp Sâu hại loài lan Hoàng thảo thập hoa 58

Bảng 4.12 Tổng hợp theo dõi sâu hại ở Hoàng thảo môi tua 59

Bảng 4.13 Tổng hợp bệnh hại lan ở lan Hài Đốm 60

Bảng 4.14.Tổng hợp bệnh hại ở Lan Hoàng thảo thập hoa 61

Bảng 4.15 Tổng hợp bệnh hại ở Lan Hoàng thảo môi tua 62

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Một số đôn nhựa lan Hài Đốm sau khi hoàn thành 38

Hình 4.2 Một số đôn nhựa Hoàng thảo thập hoa sau khi hoàn thành xong 39

Hình 4.3 Một số chậu gỗ trồng Hoàng thảo môi tua sau khi hoàn thành 40

Hình 4.4 Phân dê 42

Hình 4.5 Phân chì tan chậm 42

Hình 4.6 Biểu đồ sinh trưởng của lá lan Hài đốm ta ứng với mỗi lần đo 44

Hình 4.7 Nụ Hài Đốm 45

Hình 4.8 Hoa Hài Đốm 45

Hình 4.9 Biểu đồ sinh trưởng của thân lan Hoàng thảo thập hoa 47

Hình 4.10 Biểu đồ sinh trưởng của chồi non lan Hoàng thảo thập hoa 48

Hình 4.11 Biểu đồ sinh trưởng của lá lan Hoàng thảo thập hoa 50

Hình 4.12 Biểu đồ sinh trưởng của lá lan Hoàng thảo thập hoa 51

Hình 4.13 Nụ Hoàng thảo thập hoa 52

Hình 4.14 Hoa Hoàng thảo thập hoa 52

Hình 4.15 Biểu đồ sinh trưởng của lan hoàng thảo thập môi tua 54

Hình 4.16 Biểu đồ sự sinh trưởng của lan hoàng thảo môi tua 56

Hình 4.17 Biểu đồ: Biểu diễn sâu hại ở lan Hài đốm 57

Hình 4.18 Biểu đồ theo dõi sâu hại ở Hoàng thảo thập hoa 58

Hình 4.19 Biểu đồ theo dõi sâu hại ở lan Hoàng thảo môi tua 59

Hình 4.20 Biểu đồ theo dõi bệnh hại lan hài đốm 60

Hình 4.21 Biểu đồ theo dõi bệnh đốm lá cây Hoàng thảo môi tua 61

Hình 4.22 Biểu đồ bệnh ở cây Hoàng thảo môi tua 62

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC HÌNH iv

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4

2.1.1 Về cơ sở sinh học 4

2.1.2 Cơ sở thực tiễn 4

2.2 Tổng quan về các loài lan 6

2.2.1 Đặc điểm thực vật 6

2.2.2 Đặc điểm phân bố 6

2.2.3 Đặc điểm hình thái 8

2.3 Tình hình nghiên trên thế giới và Việt Nam 11

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 11

2.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 14

2.4 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 25

2.4.1.Vị trí địa lý 25

2.4.2 Điều kiện địa hình 25

2.4.3 Điều kiện khí hậu thời tiết 26

Trang 8

2.4.4 Về đất đai thổ nhưỡng 26

2.4.5 Về tài nguyên - khoáng sản 26

2.4.6 Kết cấu hạ tầng 26

2.4.7 Nguồn nhân lực 27

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28

3.3 Nội dung nghiên cứu 28

3.4 Phương pháp nghiên cứu 28

3.4.1 Kỹ phương pháp ngoại nghiệp 28

3.4.2.Phương pháp nội nghiệp 37

Phần 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 38

4.1 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 03 loài lan 38

4.1.1 Kỹ thuật gây trồng 38

4.1.2 Kỹ thuật chăm sóc 41

4.2 Khả năng sinh trưởng phát triển của 03 loài lan 43

4.2.1 Khả năng sinh trưởng, phát triển của loài lan Hài đốm 43

4.2.2 Khả năng sinh trưởng, phát triển của loài lan Hoàng thảo thập hoa 47

4.2.3 Khả năng sinh trưởng, phát triển của loài lan Hoàng thảo môi tua 54

4.3 Tình hình sâu hại, bệnh hại 03 loài lan 56

4.3.1 Tình hình sâu hại 56

4.3.2 Bệnh hại 3 loài lan 60

4.4 Đề xuất các biện pháp gây trồng, chăm sóc, bảo tồn các loài lan 63

4.4.1 Đề xuất các biện pháp bảo tồn 63

4.4.2 Đề xuất các biện pháp gây trồng và chăm sóc 63

Trang 9

Phần 5 KẾT LUẬN 64

5.1 Kết luận 64

5.2 Đề Nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC

Trang 10

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoa lan là một món quà của tạo hóa, nó không chỉ là một loài hoa đẹp có giá trị về mặt tinh thần mà còn có giá trị kinh tế cao và hiện đang có thị trường tiêu thụ mạnh trong nước cũng nhưng xuất khẩu Ngày nay, chúng ta

có thể thấy hoa lan ở khắp mọi nơi và dễ bị choáng ngợp trước vẻ đẹp quyến

rũ, biến hóa muôn màu, muôn vẻ của các loài hoa nhưng: Hoàng thảo thập

hoa (Dendrobium aduncum), Hài đốm (Paphiopedilum concolor), Hoàng thảo môi tua (Dendrobium brymerianum) được ưu chuộng phải chăng bởi đó

là biểu tượng của niềm khao khát cuộc sống phong phú và hạnh phúc bền bỉ Trong thế giới các loài hoa, hoa Lan là một trong những loài hoa đẹp nhất Hoa lan có hơn 25.000 giống khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả theo hàng năm Hoa lan không những đẹp về màu sắc mà còn đẹp cả về hình dáng, cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã đến hình dạng thân, lá, cành duyên dáng ít có loài hoa nào sánh nổi

Màu sắc tươi thắm, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang sọc vằn

- Phân bố

Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam

Do có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa thích, các loài Lan rừng

đã bị khai thác cạn kiệt

- Thực trạng

Trang 11

Hiện nay các loài lan rất hiếm trong tự nhiên, hầu hết là gây trồng nhiều trên khắp thế giới ở việt nam thì lan được trồng rất nhiều ở miền bắc và miền nam

Để tìm hiểu một số kỹ thuật gây trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh

hại của lan, tôi nghiên cứu khóa luận: “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại của các loài lan: Hoàng thảo thập hoa – (Dendrobium aduncum), Hài đốm – (Paphiopedilum concolor), Hoàng thảo môi tua - (Dendrobium brymerianum ) tại vườn lan Hồ Núi Cốc”

Trên cơ sở phân tích các số liệu tổng hợp, đề xuất phương pháp gây trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại hợp lý, góp phần bảo vệ nguồn gen quý

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được kỹ thuật gây trồng các loài lan: Hoàng thảo thập hoa (Dendrobium aduncum), Hoàng thảo môi tua (Dendrobium brymerianum),

Hài đốm (Paphiopedilum concolor)

- Đánh giá được khả sinh trưởng của lan: Hoàng thảo thập hoa (Dendrobium aduncum), Hoàng thảo môi tua (Dendrobium brymerianum),

Hài đốm (Paphiopedilum concolor)

- Đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu hại: Hoàng thảo thập hoa (Dendrobium aduncum), Hoàng thảo môi tua (Dendrobium brymerianum), Hài đốm (Paphiopedilum concolor)

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

Việc nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và theo dõi sinh trưởng

và phòng trừ sâu bệnh hại của các loài lan nhằm đề xuất một số biện pháp bảo tồn nguồn gen

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và vai trò mà loài lan mang lại cho cuộc sống Tuyên tryền cho người dân, các cán bộ quản

Trang 12

lý tài nguyên rừng cần có biện pháp bảo vệ và bảo tồn các loài lan một cách hợp lý

Bảo tồn các loài lan quý hiếm

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Thông qua thực hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố lại lượng kiến

thức đã học, và có thêm cơ hội để kiểm chứng những lý thuyết đã học trong nhà trường đúng với phương châm học đi đôi với hành, đồng thời làm quen với công tác nghiên cứu khoa học

- Giúp em hiểu thêm về cách trồng, chăm sóc và các đặc điểm, quá trình sinh trưởng, các phòng trừ một số sâu bệnh hại của các loài lan trong khu vực nghiên cứu

- Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn

- Biết được tầm quan trọng của các loài thực vật quý hiếm nói chung và các loài Lan đang nghiên cứu tại vườn lan Hồ Núi Cốc nói riêng

- Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn nguồn gen và trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay cần có biện pháp bảo vệ và bảo tồn một cách hợp lý

- Biết được giá trị của các loài lan mang lại đối với đời sống tinh thần và vật chất của con người

Trang 13

Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Về cơ sở sinh học

Việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ được đặc điểm sinh học của từng loài lan Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp

và kịp thời, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ

hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật một cách khái quát hơn

Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan là khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất

và phẩm chất

Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động vật Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

Chăm sóc lan rừng

Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan là có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt

"kỵ" với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào)

Trang 14

Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ

và dự trữ

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẫu than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra (gọi là hồ rễ) Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây

Không nên dùng NPK – loài dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp) Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ

để giữ ẩm cho cây

- Kỹ thuật chăm sóc lan ra hoa

Cây sau khi ra hoa nếu không đáp ứng độ ẩm sẽ khiến rễ, lá teo nhăn lại rất khó hồi phục Nếu mới trồng nên tưới phân số 1 (phân nhiều đạm) hay phân số 2 (phân trung hòa đạm và NPK) nồng độ 1 - 2g/lít nước Trung bình nên tưới nước cho cây hai lần/ngày, tưới vào buổi sáng sớm và buổi chiều

mát Làm đúng như vậy thì cây sẽ ra hoa, Cách trồng và chăm sóc hoa lan rừng [16]

Trang 15

2.2 Tổng quan về các loài lan

Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan Hoa lan mọc ở các điều kiện, giá thể khác nhau và được chia làm 4 loại:

1 Epiphytes: Phong lan bám vào cành hay thân cây gỗ đang sống

2 Terestrials: Địa lan mọc dưới đất

3 Lithophytes: Thạch lan mọc ở các kẽ đá

4 Saprophytes: Loại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục

Đối với các loài lan (phong lan và địa lan), hầu như từ trước tới nay, người dân mới biết đến chúng là những loài được sử dụng làm cây cảnh trang trí ở các hộ gia đình mà chưa biết rằng trong số hàng ngàn loài lan đã phát hiện có một số loài còn có tác dụng cung cấp các hoạt chất sinh học làm nguyên liệu chế biến thuốc và thực phẩm chức năng Trong số những loài đó người ta đã phát hiện trong lan Thạch hộc tía và lan kim tuyến có chứa một loại hoạt chất để sản xuất thuốc chữa ung thư Chính vì vậy, giá thị trường hiện nay lên tới 7 triệu đồng/kg lan Thạch hộc tía [17]

2.2.2 Đặc điểm phân bố

Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố

nhiều nơi trên thế giới Gần như có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ các sa mạc và sông băng Phần lớn các loài được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ Chúng cũng được tìm thấy tại

Trang 16

các vĩ độ cao hơn vòng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần với châu Nam Cực Nó chiếm khoảng 6–11% số lượng loài

thực vật có hoa

Theo Helmut Bechtel [12] hiện nay trên thế giới có hơn 750 loài lan rừng, gồm hơn 25.000 giống được xác định, chưa kể một số lượng khổng lồ Lan lai không thể thống kê chính xác số lượng Lan rừng phân bố trên thế giới gồm 05 khu vực:

+ Vùng nhiệt đới Châu Á gồm các giống: Bulbophyllum, Calanthe, Ceologyne, Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedilum, Phaius, Phalaenopsis, Vanda, Anoectochillus…

+ Vùng nhiệt châu Mỹ gồm các giống: Brassavola, Catasetum, Cattleya, Cynoches, Pleurothaillis, Stanhopea, Zygopetalum, Spathoglottis

+ Châu Phi gồm các giống: Lissochilus, Polystachiya, Ansellia, Disa…

+ Châu Úc gồm các giống: Bulbophyllum, Calanthe, Cymbidium, Dendrobium, Eria, Phaius, Pholidota, Sarchochilus…

+ Vùng ôn đới của Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Châu Á gồm các

giống: Cypripedium, Orchis, Spiranthes…

Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bố của họ Orchidaceae:

Nhiệt đới châu Mỹ: 250 - 270 chi

Nhiệt đới châu Á: 260 - 300 chi

Nhiệt đới châu Phi: 230 - 270 chi

Châu Đại Dương: 50 - 70 chi

Châu Âu và ôn đới châu Á: 40 - 60 chi

Bắc Mỹ: 20 - 25 chi

Trang 17

2.2.3 Đặc điểm hình thái

Lan rừng Việt Nam – Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học [15] đã được rất nhiều tác gia để cập đến Có thể tóm tắt đặc điểm thực vật học của lan rừng Việt Nam theo tiêu trí chính sau:

a, Rễ

Rễ lan có 2 nhiệm vụ

- Hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây

- Giữ cho cây bám vào trên cành cây, hốc đá hay dưới đất

b, Thân

Lan có 2 loại thân đa thân và đơn thân Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành) đó là bộ phận giữ trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây khi điều kiện gặp khô hạn khi sống bám trên cao Củ giả hành đa dạng, hình cầu hay thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất thành một thân giả, cấu tạo củ giả, gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy phía ngoài là lớp biểu bì, với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ để trách sự mất nước do mặt trời hun nóng Đa số củ

giả đều xanh bóng để làm nhiệm vụ quang hợp cùng với lá

Loại lan đơn thân (Vanda - Chi lan Vanda)

Loại lan rừng Việt Nam đa thân (Dendrobium - Chi lan Hoàng Thảo) Loại lan thân giả hành (Odontoglossum - Chi Lan răng lưỡi)

c, Lá

Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát trển đầy đủ hệ thống

lá, hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung, hay chỉ gấp lại theo hình chữ V Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp hai mặt

lá khác nhau

Trang 18

d, Hoa

Cấu trúc của một đóa hoa lan thực là độc nhất vô nhị trong số các loài thực vật có hoa Hoa lan tiêu biểu có 3 cánh phía ngoài, 3 cánh phía trong

và một trụ nhụy hoa ở giữa (bao gồm tiểu nhị đực – stamens, gắn liền

với nhụy cái – pistil)

Phía ngoài cùng là 3 cánh đài, trong đó một cánh đài phía trên hay phía sau của hoa gọi là lá đài lý và hai cánh đài ở 2 bên gọi là lá đài cạnh Ba cánh đài giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc Hầu hết các giống lan, lá đài có cùng kích thước và giống như cánh hoa Tuy nhiên, trong một số giống, lá đài lan trở nên to lớn và lòe loẹt, 2 lá đài cạnh thấp ở hai bên đôi khi hợp nhất lại thành ra một, và trong những giống khác tất cả 3 lá đài hợp nhất thành kết cấu hình chuông chung quanh hoa Trong một vài giống, các lá đài hoàn toàn lấn áp hoa thật Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa Cánh hoa bảo vệ bao bọc nụ hoa So với 2 cánh hoa hai bên sườn, cánh hoa phía dưới còn lại gọi là cánh môi Cánh môi đôi khi đặc biệt to lớn khác hẳn với 2 cánh kia Cánh môi thường sặc sỡ, viền cánh hoa dợn sóng hoặc dưới dạng một cái túi, trang hoàng với những cái mũ mào (như mào gà), những cái đuôi, cái sừng, những nốt màu, những cái lông,… Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan Trong một số trường hợp, cánh môi còn là

một cái bẫy dụ dỗ các côn trùng giúp thụ phấn

Cơ quan sinh sản của hoa lan kết hợp thành một trụ Đây là đặc điểm để nhận dạng đầu tiên của hoa Lan Ở trên đầu của trụ hoa là bao phấn bao gồm nhiều hạt phấn gọi là túi phấn Phía dưới túi phấn là nhuỵ cái, vách thường ẩm ướt nơi mà hạt phấn rơi vào thụ tinh Có một bộ phận nhỏ đó là vòi nhuỵ có tác động rào cản bảo vệ ngăn chận tự thụ phấn của chính hoa này Để

ngăn chận việc tự thụ phấn, một số loài chúng có hoa đực và hoa cái riêng rẽ

Trang 19

- Cấu tạo hoa lan

* Cánh môi hay cánh dưới

Cánh hoa thấp phía dưới của hoa Lan Hoa dùng cánh này để cung cấp một “bãi đáp” dành cho những côn trùng thụ phấn

* Trụ nhụy

- Một cấu trúc giống ngón tay, đó là bộ phận sinh dục của hoa

- Đầu nhuỵ (nhụy cái) và phấn hoa (nhị đực) ở dưới đầu nắp bao phấn (nắp)

* Quả lan

Sự tạo quả của hoa lan trong tự nhiên rất khó do cấu tạo đặc biệt của hoa

và thường phải nhờ côn trùng Quả lan thuộc loại quả nang, thời gian tạo quả

đến khi quả chín kéo dài Đối với Cattleya phải từ 12 đến 14 tháng, Vanda 18 tháng hoặc hơn, Cypripedium 1 năm, Dendrobium từ 9 tới 15 tháng Khi chín

quả nở ra theo 3 đến 6 đường nứt dọc mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía

đỉnh và phía gốc

* Hạt lan

Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ty Hạt cấu tạo bởi một khối chưa phân hóa, trên một mạng lưới nhỏ xốp chứa đầy không khí Phải trải qua 2 – 18 tháng hạt mới chín Hạt muốn nẩy mầm trong tự nhiên phải có sự cộng sinh của nấm Phizotonia

Trang 20

2.3 Tình hình nghiên trên thế giới và Việt Nam

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hoa lan (Orcchidaceae) là một trong đỉnh cao của sự tiến hóa của các loài cây có hoa Hoa lan được con người biết đến rất sớm Ở châu Á, danh từ lan là tên có từ xa xưa trong Tứ thư, ngũ kinh và cả trong kinh dịch của Bách Gia Chu Tử (Trung Quốc 551-479 trước công nguyên) Hoa lan được tượng trưng cho người quân tử Khổng Tử đã hết lời ca ngợi hoa lan và có lẽ là người đầu tiên coi hoa lan là vua của các loài lan

Theo Bretchneider: Từ đời vua Thần Nông – Trung Quốc (2800 trước công nguyên) trong một tài liệu về cây thuốc, còn ghi lại hai loài lan được dùng làm thuốc trị bệnh Sau này dựa vào sự mô tả người ta có thể xác định

đó là loài Cymbidium ensifolium và Dendrobium monniliforme

Đời nhà Trần – Trung Quốc (255-206 trước Công nguyên) có một quan thượng thư nghiên cứu và viết một tác phẩm về cây cỏ trong đó có mô tả hai loài hoa lan làm thuốc nới trên

Đến đời nhà Tống – Trung Quốc (960-1279) có một học giả là Mao Siang có viết một cuốn sách về dược thảo và phương pháp dưỡng sinh Trong cuốn sách này có trình bày về công cụ dược học của nhiều hoa lan như: Dendrobium nobile và Dendrobium crumenatum

Từ đời nhà Minh (1278 – 1368) trở đi, hoa lan được họa thành tranh, và tranh hoa lan là loại tranh nghệ thuật quý để trang trí nội thất thời bấy giờ Năm 1728 Matsuka (Nhật Bản) đã viết một quyển sách chỉ dẫn kỹ thuật trồng hoa lan và bón phân, tưới nước cho cây lan

Nói chung các nước ở Châu Á, hoa lan được biết đến và đưa vào nuôi trồng rất sớm Đến thế kỷ 20, người Anh mới đến Singapore mở đầu cho một giai đoạn mới là lập trại nuôi trồng hoa lan và kỹ thuật nuôi trồng lan Các

Trang 21

giống lan được nuôi trồng ở đây là: Arachnis, Vanda, Oncidium Đồng thời lai tạo các loài lan mới

Từ năm 1957, Thái Lan, Indonexia bắt đầu phát triển nuôi trồng lan quy

mô ngày càng lớn phục vụ cho xuất khẩu Các loài lan rừng, lan lai, lan cắt cành của Thái Lan được xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới

Có thể nói Thái Lan là một trong nước điển hình cho ngành nuôi trồng

và xuất khẩu hoa lan ở các nước Châu Á Công nghiệp sản xuất, xuất khẩu hoa lan ở Thái Lan được bắt đầu từ Thong Lor Rakhpa Busobat ở Bangkok

Từ người đầu tiên không biết gì về hoa lan và hầu như không ai chỉ dẫn, Thong Lor Rakhpa Busobat đã đến chơi với hoa lan với tấm lòng say mê vô hạn Ông đã tự mày mò nghiên cứu, trải qua bao nhiêu gian lao vất vả trên bước đường nghiên cứu Thành công nhiều nhưng sai lầm cũng không phải ít

Và như ông đã từng nói: “Chính cây lan dạy tôi mò mẫm từ sai lầm”, cuối cùng ông đã thành công rực rỡ

Sau những thành công của Thong Lor, nhiều người từ các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Philippin đã lần lượt đến Thái Lan học hỏi kinh nghiệm sản xuất

và kinh doanh lan Hiện nay hàng tháng công ty hoa lan của Thong Lor đã gửi hàng trăm chuyến hoa lan xuất khẩu sang các nước Châu Âu, sang Hoa Kỳ, sang Nam Mỹ Các vườn lan của Thong Lor thường có ít nhất là 10.000 cây trở lên Đặc biệt Thong Lor đã lai tạo thành công nhiều loài hoa lan lai mới có hoa với nhiều màu sắc đẹp hấp dẫn người thưởng thức

Nghành hoa Thái Lan ngày càng phát triển mạnh hơn lên với các vườn lan Mountain Orchids và Sai Nam Phung Orchids ở Chiang Mai, đây là những vườn lan lớn với diện tích, số lượng cây và loài đáng chú ý ở Thái Lan

Ở Châu Âu cũng như Châu Á, người Châu Âu đã biết đến hoa lan rất sớm, các tập di cảo dược tính, thảo mộc trong đó có nói đến cây lan đã có từ trước Công nguyên

Trang 22

Lan (Orchidologa) bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại Theo Phrastus (370-285 trước Công nguyên) là người đầu tiên dùng danh từ Orchis trong tác phẩm

“Nghiên cứu về thực vật” để chỉ một loài hoa

Những nghiên cứu về lan

Cây hoa lan được biết đến đầu tiên từ năm 2800 trước công nguyên, trải qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai tạo, nhân nhanh được giống mới đem lại kinh tế cao Chính vì vậy, việc nghiên cứu và sản suất hoa lan trên thế giới ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn, đặc biệt nhất là Thái Lan

Thái Lan có lịch sử nghiên cứu và lai tạo phong lan cách đây khoảng

130 năm Parinda - Sriyaphai (2002) [13] hiện nay Thái Lan là nước đứng đầu về xuất khẩu hoa phong lan trên thế giới (kể cả cây giống và hoa lan cắt cành) trong đó các giống phong lan thuộc chi lan Hoàng Thảo Dendrobium chiếm 80%

Cây lan biết đến đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến lan (được tìm ra đầu tiên

ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan Ở

Phương Đông, lan được chú ý đến bởi vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt vời của hoa Vì vậy trong thực tế lan được chiêm ngưỡng trước tiên là lá chứ không phải màu sắc của hoa (quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã chứ không ưa phô trương sặc sỡ)

Lan đối với người Trung Hoa hay Lan đối với người Nhật, tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý phái và thanh lịch như có người đã nói “Mùi hương của nó tỏa ra trong sự yên lặng và cô đơn” Khổng Tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hương thơm Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm,

từ thế kỷ thứ V trước công nguyên đã có tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ thời Hán Tông

Trang 23

Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đi khắp các miền của địa cầu Lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập, Hạc Đính rồi Kiến Lan, lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới hơn 400 năm nay

Địa lan (Cymbidium) hay còn gọi Thổ lan là một loại hoa lan khá phổ

thông, vì hội đủ điều kiện: Có nhiều hoa, to đẹp, đủ màu sắc và lâu tàn, rất thông dụng cho việc trang trí trưng bày Hiện nay nước Mỹ có nhiều vườn địa lan dùng cho kỹ nghệ cắt bông như Gallup & Tripping ở Santa Barbara nhưng cũng phải nhập hàng triệu đô la mỗi năm từ các nước Âu Châu và Á châu để cung ứng cho thị trường trong nước Trước năm 1930, nước Mỹ không có nhiều giống lan và cũng không có nhiều người thích chơi lan hay vườn lan Nói riêng về California thì chỉ có 2-3 vườn lan ở Oakland và San Francisco, nhưng chỉ dùng cho kỹ nghệ cắt bông, không có bán cây Lúc bấy giờ các vườn

lan chỉ có Cát lan (Cattleya) hay địa lan (Cymbidium) nhưng cũng không có nhiều

giống lan hay hoa đẹp, những giống này được nhập cảng từ nước Anh

2.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

2.3.2.1 Tổng quan về nghiên cứu sinh thái

Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) [2] Đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu Sinh thái thực vật nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh Mỗi loài cây sống trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh

Trang 24

thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh

Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ đồng thời lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường Lê Mộng Chân (2004) [1]

Phan Kế Lộc (1970) [5] Đã xách định hệ thực vật miền bắc Việt Nam có

5609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ, tác giả đã đề nghị áp dụng công thức đánh giá tổ thành loài rừng nhiệt đới

Thái Văn Trừng (1978) [10] Thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ

Nguyễn nghĩa Thìn (1997) [8] Đã thống kê thành phần loài của VQG

có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi,

213 họ thuộc ngành: Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín, các loài này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau

Lê Ngọc Công (2004) [3] Nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ,

468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây quý như: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến,

Đỗ Tất Lợi (1995) [6] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật bản địa hoang dã hữu ích làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay

Lan Hài Đốm - ( Paphiopedilum concolor)

Đặc điểm nhận dạng: Lan Hài Đốm lá thuôn tù, trải rộng ra hai bên, màu xanh bóng có đốm màu xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới màu hung đỏ, dài 10 –

11 cm, rộng 3 – 5 cm

Trang 25

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 3 - 4 Tái sinh bằng hạt, mọc rất rải rác dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng ưu thế và mọc ở các vách núi đá vôi dựng đứng trên cao độ 800-1550m trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi Phân bố

Trong nước: Cây mọc ở Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lâm Đồng

Thế giới: Phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc

Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam là loài Hài rất quý mới được phát hiện, có hoa to, màu sắc sặc sỡ, lạ mắt và rất đẹp, rất được ưa chuộng ở các thị trường Lan nước ngoài Tính đa dạng về màu sắc và hình dáng của cánh hoa bên và môi là điều hấp dẫn nhất đối với những người trồng và lai tạo Hài Tình trạng: Loài có khu phân bố vô cùng hẹp, chỉ mới phát hiện được ở một vùng núi rất nhỏ (thuộc loại hẹp nhất trong số các loài Hài gặp ở nước ta)

và khó tái sinh, lại bị săn lùng để thu hái ồ ạt và triệt để đến cả cây còn rất nhỏ nhằm xuất khẩu lậu qua biên giới nên bị tuyệt chủng trong tự nhiên chỉ sau 6 năm từ khi được phát hiện, và 3 - 4 năm từ khi bị khai thác ồ ạt Đây là một trong vài ví dụ điển hình của việc cây bị tuyệt chủng do tình trạng buôn bán lậu,

vi phạm nghiêm trọng Công ước CITES Theo sách đỏ Việt Nam (2007) [11] Hoàng thảo môi tua - (Dendrobium brymerianum)

Đặc điểm nhận dạng: Lan sống phụ sinh, mọc bụi, thân cao chừng 50

cm, lá xếp 2 dãy, gần hình trụ, rụng lá Hoa nở vào mùa xuân và mùa thu, từ 1 đến 5 chiếc rất thơm, to 5-7.5 cm, mọc từ các đốt của thân đã rụng lá, hoa màu vàng cánh môi có râu tua rất đặc trưng, cựa dài 1,5cm

Sinh học và sinh thái: Hoa nở vào khoảng tháng 5-6 dương lịch, thơm, hoa to cỡ 3-4,5 cm, mọc từ các đốt ngọn của thân trưởng thành, hoa màu vàng

có môi râu tua rất lạ mắt

Trang 26

Phân bố

Trong nước: Cây mọc phổ biến ở biên giới Việt Nam như Cao Bằng, Sapa và có ở Lâm Đồng

Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan

Gía trị: Cây này dùng để làm cảnh vì hoa thơm, hoa có màu vàng rất đẹp Tình trạng: Loài có khu phân bố vô cùng hẹp, chỉ có ở các vùng giáp biên giới

Hoàng thảo thập hoa - (Dendrobium aduncum)

Đặc điểm nhận dạng: Lan sống phụ sinh, thân buông xuống, hình trụ gãy khúc, dài 60cm Lá hình giải nhọn, dài 7 - 8cm, rộng 1 - 2cm Cụm hoa trên thân không lá, có 1 - 5 hoa Hoa màu hồng hay tím nhạt, rộng 3,5cm, cánh môi 3 thùy, thùy giữa nhọn

Sinh học và sinh thái: Chùm hoa mọc từ thân không còn lá, hoa 2-5 chiếc to 2,5-3,5 cm, thơm, lâu tàn, nở vào mùa Xuân

Phân bố

Trong nước: Cây mọc ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng và Đồng Nai

Thế giới: Bhutan, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Thái Lan

Gía trị: Cây dùng đẹp làm cảnh hoa mùi dìu, hoa có màu trắng hồng rất đẹp Tình trạng: Lan Hoàng thảo thập hoa ở nước ta vẫn có nhiều

2.3.2.2 Các nghiên cứu gây trồng và chăm sóc các loài lan rừng ở Việt Nam

Các nghiên cứu gây trồng

Theo Nguyễn Hữu Huy - Phan Ngọc Cấp (1995) [4]: Nước ta có khoảng 91 chi, 463 loài lan và khoảng 1000 giống nguyên thủy Những cây lan này phân bố tại vùng rừng, núi các tỉnh Thái Nguyên, Cao bằng, Lào Cai, Huế, Hải Vân, Quy nhơn, Kontum, Pleiku, Đắc Lắc, Đà lạt, Nam Cát Tiên, Trong số lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và có những cây trước kia chỉ thấy mọc ở Việt

Trang 27

nam như cây lan nữ hài Paphiopedilum delenati, cánh trắng môi hồng do một binh

sĩ người Pháp đã tìm thấy ở miền Tây Bắc Việt Nam vào năm 1913, sau đó đến năm1922 đã phát hiện chúng có phân bố tại miền Trung Việt Nam và đến năm 1990-1991 phát hiện được ở Khánh Hòa

Nghề trồng hoa lan ở Việt Nam có lịch sử rất lâu đời Vua Trần Nhân Tông lập nên "Ngũ bách viên" trong đó có 500 loài hoa quý được sưu tập từ khắp các vùng đất nước, chủ yếu là kiếm lan (loài lan bản địa có nhiều hương) thuộc chi Cymbidium, ngày đó các chậu lan còn được coi là vật báu quốc gia Các loài lan

đó còn tồn tại đến ngày nay, được các nhà nho, quan lại, các gia đình khá giả thích chơi các loài lan này phát triển trong dân gian, hiện nay còn một số loài lan quý hiếm vẫn tồn tại như Thanh Ngọc, Mạc đen, Đại mạc biên, Đại mạc, Hoàng vũ, Thanh trường, Hoàng điểm giá trị mỗi chậu lan nhỏ lên tới vài triệu đồng thậm chí cả chục triệu đồng khi tến đến xuân về

Việt Nam dấu vết những nghiên cứu về lan ở buổi đầu không rõ rệt lắm, có

lẽ người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro - nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1789 trong cuốn “Flora cochin chinensis” gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến Nam phần Việt Nam là aerides, Phaius và Sarcopodium, mà đã được Ben Tham

và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera plante rum” (1862- 1883), theo Nguyễn Hữu Huy - Phan Ngọc Cấp (1995) [4] Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam thì mới có những công trình nghiên cứu được công bố, đáng kể là F.gagnepain và A.gnillaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ

"Thực vật Đông Dương chí" (Flora Genera Indochine) do H Lecomte chủ biên, xuất bản từ những năm 1932 - 1934 Nguồn gen hoa phong lan của Việt Nam rất phong phú trong đó lan Hoàng Thảo chiếm khoảng 30 – 40% trong tổng số các loài lan của Việt Nam, theo Nguyễn Nghĩa Thìn và T.V.Tiệp (2000) [9] Trong điều kiện hội nhập, đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị và du lịch với tốc độ cao,

Trang 28

nhu cầu về hoa cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu gia tăng mạnh Hoa, cây cảnh mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng hoa, đồng thời thúc đẩy du lịch, hội nhập và đời sống văn hóa tinh thần của quốc gia Đã có những công ty hàng năm sản xuất và tiêu thụ hoa lan doanh thu lên hàng tỷ đồng như Sài gòn Orchidex, công ty hoa Hoàng Lan, song các công ty này chủ yếu buôn bán các giống lan nhập nội

Hiện nay trong nước có nhiều người sưu tầm, nghiên cứu về lan, có những Công ty trồng lan để bán trong nước và xuất khẩu nhưng với số vốn hạn hẹp, kỹ thuật thô sơ nên không thể nào cạnh tranh nổi với các nước láng giềng như Thái Lan, Đài Loan đã có mặt trên thị trường quốc tế từ lâu

Viện Công nghệ Sinh học thực vật, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu một số môi trường nhân nhanh một số giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis), theo Nguyễn Quang Thạch và cộng tác viên (2005) [7]

Tóm lại: Những nghiên cứu về Lan rừng ở nước ta đã công bố nhận thấy:

1 Lan rừng Việt Nam rất đa dạng và phong phú về số loài, giống nguyên thủy

2 Số liệu về chi, loài, giống không thống nhất Nguyên nhân do chưa có công trình nào điều tra nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống, vì vậy số liệu công

bố có sự không thống nhất

3 Đã có những công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống (chủ yếu là nuôi cấy mô) cho một số loài đang được thị trường ưa chuộng như lan Đai châu, một số giống lan Hoàng thảo, Chưa có công trình nào nghiên cứu về nhân giống bằng phương pháp giâm hom các loài Lan rừng đặc biệt là đối với những loài thân đốt Những kết quả nghiên cứu trên đây của các tác giả đã công bố là cơ sở để nhiệm

vụ khoa học này lựa chọn phương pháp điều tra đem lại kết quả cao nhất, lựa chọn loài để nghiên cứu phương pháp nuôi cấy mô để tránh nghiên cứu trùng lặp với những kết quả đã công bố

Trang 29

Gía thể trồng của 3 loài lan

Lan Hài Đốm: Hài đốm được trồng trong các đôn nhựa nhỏ màu đen với chất trồng thoát nước dưới là lớp than hầm, trên là đất bùn, sơ dừa chúng có thể khô rất nhanh chóng

Lan Hoàng Thảo Môi Tua: Trồng vào trong các chậu gỗ nhỏ màu xám đen

có các lỗ thoát nước đáy là lớp than hầm, vỏ nhãn, vỏ thông, sơ dừa và các chất hoai mục

Lan Hoàng Thảo Thạp Hoa: Được trồng trong các đôn nhựa màu đen có lỗ thoát nước ở đáy là lớp than củi, vỏ nhãn, vỏ thông, sơ dừa và các chất hoai mục

Các loại giá thể trồng lan thông dụng ở Việt Nam

- Than củi: Được dùng khá phổ biến, là một chất trồng tốt vì không bị mục, sạch bệnh, tạo thông thoáng cho hệ rễ lan phát triển Than sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trính bón phân và cung cấp dưỡng chất qua sức hút rất mạnh của rễ lan Than được dùng ở đây là loại than gỗ rừng, được hun (nung) thật chín Tránh tuyệt đối dùng các loại than gỗ rừng sác (như than đước) vì hàm lượng NACL trong than cao, dễ làm chết lan Than được chặt nhỏ vừa (kích thước 1x3x2 cm) không nên chặt quá nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến hô hấp của rễ Nhược điểm là giữ ẩm kém, giá thành khá cao

- Gỗ vú sữa, gỗ cây me: Là chất trồng thông dụng cho các loại lan rừng có rễ to và thích thoáng khí như ngọc điểm, sóc, hoàng thảo các loại,… vì bản thân lan rừng khi ở trong rừng bám vào các loại cây để sống

- Vỏ dừa chặt khúc: Có khả năng giữ ẩm tốt và chất dinh dưỡng được cung cấp từ phân bón giúp cho rễ phát triển tốt Vỏ dừa chặt khúc nhỏ (1 x 3 x 2 cm) xử

lý bằng nước vôi 5% hoặc NaOH 2% Nhược điểm là không bền, dễ bị rong rêu phát triển trên bề mặt

- Vỏ dừa miếng: Đây là chất trồng lan chủ yếu của người Thái, dễ công nghiệp hóa nếu sản xuất lan đại trà trên quy mô lớn Nhưng do số lượng nhiều và

Trang 30

rất rẻ nên vỏ dừa miếng được trồng thành băng trên hệ thống giàn Nếu dùng vỏ dừa miếng trồng chậu phải hạn chế tưới nước Tốt nhất là tạo điều kiện đảm bảo ẩm độ bên ngoài hơn là trong chậu Vỏ dừa miếng lại là môi trường rất tốt cho đa

số các loài lan thuộc giống Dendrobium Khuyết điểm là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục Đối với chất trồng này phải phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên

- Dớn cọng: Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ (Cybotium baronletz) là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt Sở dĩ dớn cọng được chọn vì không bao giờ đóng rêu, rất lâu mục, ít bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, tạo thông thoáng cho hệ rễ Nhược điểm là hút ẩm và hấp thu phân bón kém Ngoài ra còn có dớn miếng, dớn đá, dớn cây…

- Đất sét nung: Đây là loại giá thể nhân tạo được làm từ đất sét dạng viên lục giác hoặc viên đùn thỏi phù hợp theo kích thước của giá thể than củi hoặc dừa miếng Đất sét nung khá phù hợp cho nhiều loại lan

- Vỏ Cây thông: Có xuất xứ từ Đà Lạt hoặc nhập ngoại Giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều thứ lan cho nên nhiều người dùng Điều bất tiện là thứ này giữ chất muối có sẵn trong nước và trong phân bón, chỉ giữ được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và thông thường sẽ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm

Các loại giá thể trồng lan thông dụng ở Việt Nam [18]

Lan Hài Đốm, Lan Hoàng Thảo Môi Tua, Lan Hoàng Thảo Thạp Hoa: Tưới nước là yếu tố quan trọng nhất và nguyên tắc vàng để cây sinh trưởng tốt để

giữ cho chúng mát mẻ và ẩm ướt

Độ ẩm

Dendrobium cũng giống những loài hoa lan khác chỉ phát triển tốt nhất ở điều kiện không khí ẩm và thoáng Độ ẩm tương đối cần thiết là khoảng 40 –

Trang 31

70% Những cấu tạo giá thể ẩm và úng là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của Dendrobium

Paphiopedilum vì đây là loài không có giả hành nên bộ phận dự trữ nước của

nó chủ yếu ở lá, vì vậy cần bổ sung lượng nước tưới cho cây đều đặn, cần duy trì ẩm độ khoảng 60-70%

Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, ảnh hưởng đến thời kỳ nở hoa Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6 Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân

Phân bón

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa Lan cần các chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng:

+ Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm, Lân (P) và Kali (K)

+ Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca) + Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn),

Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl)

Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn

Trang 32

Phòng trị sâu bệnh cây lan

+ Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp gây nên

+ Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carbenzim, Zin, Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Bend

+ Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp gây nên, bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có

độ ẩm cao Phun thuốc trừ nấm (như trên) Carbenzim + Dipamate: Hỗn hợp thuốc hiệu quả cao hay Cadilac

+ Bệnh thán thư: Do nấm Colletotricum sp gây ra Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa nên phải phòng trừ trước Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 5 - 7 ngày/phun 1 lần: Thio-M, Cabenzim, Bendazolazol

+ Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám

+ Bệnh thối nâu vi khuẩn: Do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra Ban đầu vết bệnh có màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước về sau chuyển thành màu nâu đen Bệnh hại cả thân, lá, mầm làm các bộ phận trên bị thối Sử dụng Kasumin, dùng 1 trong những hỗn hợp: Saipan + Mexyl; Saipan + Alpine; Mexyl + Alpine

để phun phòng trị

+ Bệnh đốm vòng (đốm mắt cua): Do nấm Cercospora resae gây ra

+ Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ, hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già tạo thành nhiều vết nhỏ li ti làm lá vàng, nhanh rụng + Phòng trừ: Dùng thuốc Topsin M 70 WD hoặc Score 250 ND, Bendazol, Carbenzim, Thio-M - Bệnh đốm vòng: Do nấm Alternaria rasae gây ra

Trang 33

Triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có các vòng đồng tâm khá rõ Khi gặp thời tiết ẩm ướt, ấm áp, trên vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu đen gồm cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh Bệnh thường gây hại trên các lá già, lá bánh tẻ làm lá vàng dễ khô rụng + Phòng trừ: Sử dụng Daconil 500 SC, Carbenzim + Dipomate, Cadilac sâu hại lan

+ Rệp vảy: Rệp thường bám trên các thân giả hành còn non Phòng trị bằng cách: Dùng bàn chải chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng, Sagosuper 20EC

+ Bọ trĩ: Gây hại chủ yếu trong mùa nắng Dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1 tuần/lần, phun liên tiếp liên tục trong 3 tuần, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/bình 8 lít

- Phòng trừ sâu bệnh hại cho các loài lan Hài đốm, Hoàng thảo thập hoa, Hoàng thảo môi tua

+ Khi mua lan về trồng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nếu cây khoẻ mạnh không bị sâu bệnh thì mới tiến hành trồng chung với những cây khác

+ Dọn vệ sinh vườn lan sạch sẽ, thông thoáng Trong giàn lan không nên để những cây lạ, to lớn (Ví dụ: xoài, chôm chôm…) trong vườn lan vì dễ bị lây bệnh + Không nên trồng nhiều tầng (Ví dụ: trên treo, dưới luống) vì nguồn bệnh cây trên (nếu có) sẽ lây xuống cây dưới thông qua việc tưới nước hay mưa

+ Khi giá thể trồng đã hư mục thì tiến hành thay kịp thời, tránh động nước, ẩm thấp Thường xuyên sang chậu, kết hợp tách chiết lan

+Quan sát vườn lan thường xuyên để phát hiện những cây bị sâu bệnh kịp thời cách ly, xử lý

+ Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ cho lan [14]

Trang 34

2.4 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.4.1.Vị trí địa lý

Đại từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km

- Phía Bắc giáp huyện Định Hoá

- Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên

- Phía đông giáp huyện Phú Lương

- Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ

2.4.2 Điều kiện địa hình

a) Về đồi núi

Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi

- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m

- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa

- Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m

- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam

b) Sông ngòi thuỷ văn

- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu v.v Cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện

- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện ( đặc biệt là cây chè)

Trang 35

2.4.3 Điều kiện khí hậu thời tiết

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển)

2.4.4 Về đất đai thổ nhưỡng

Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha Trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 28,3%, đất Lâm nghiệp chiếm 48,43%, đất chuyên dùng 10,7%, đất thổ cư 3,4% Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8%, còn lại

6,2% diện tích tự nhiên chưa sử dụng

2.4.5 Về tài nguyên - khoáng sản

Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha

và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy

Tài nguyên khoáng sản

Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh, 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng

Trang 36

Toàn Huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 31/31 xã, thị trấn có điện thoại Hệ thống giao thông thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã, xóm trong kịp thời trong ngày

2.4.7 Nguồn nhân lực

Dân số Đại Từ hiện có 158.721 nhân khẩu (Trong đó dân số nông nghiệp chiếm 94%; Thành thị: 6%) Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56,5% Lao động làm trong các Ngành nghề kinh tế chiếm 90,8%

Trang 37

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là cây lan: Hoàng thảo thập hoa (Dendrobium aduncum), Hoàng thảo môi tua (Dendrobium brymerianum), Hài đốm (Paphiopedilum concolor)

- Giới hạn nghiên cứu khóa luận: Nghiên cứu về trồng, chăm sóc và theo dõi sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh hại của các loài lan nghiên cứu của KL

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: “Tại vườn lan Hồ Núi Cốc”

- Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Kỹ thuật gây trồng 3: Loài lan Hoàng thảo môi tua, Hoàng thảo thập hoa, Hài đốm

- Kỹ thuật chăm sóc 3 loài lan: Hoàng thảo môi tua, Hoàng thảo thập hoa, Hài đốm

- Theo dõi sâu, bệnh hại và phòng trừ sâu bệnh hại cho lan: Hoàng thảo môi tua, Hoàng thảo thập hoa, Hài đốm

- Đề xuât các biện pháp gây trồng, chăm sóc, bảo vệ các loài lan: Hoàng thảo môi tua, Hoàng thảo thập hoa, Hài đốm

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Kỹ phương pháp ngoại nghiệp

- Kỹ thuật trồng lan

Để tiến hành gây trồng cần có khâu chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng

Kỹ thuật trồng lan được tiến hành theo các bước sau

Bước 1 Chọn giá thể

Trang 38

- Dựa vào đặc tính phân bố của loài, đặc tính phân bố sinh thái tiến hành chọn giá thể phù hợp

- Giá thể phong lan: Chọn tất cả các loại cây gỗ, chọn gỗ tốt (tồn tại được lâu giá thể cho cây nó vững) tận dụng các loại gỗ: Sến, nghiến, mật, đinh và các đôn nhựa, chậu gỗ

Bước 2 Chuẩn bị giá thể

- Gía thể địa lan: Dưới có lớp than để thoát nước giữ ẩm cho cây, trên lớp than là các loại vỏ cây, các chất hoai mục nát, lớp than từ 5-6 cm, trộn với đất bùn khoảng 3-4cm, 1 lớp rong biển

Các lớp giá thể này có thể làm cho độ tươi xốp được lâu hơn hấp thụ nước tốt hơn không bị cho cây lan khô

Bước 2 Chuẩn bị giá thể

- Phong lan: Chọn kích thước gỗ phù hợp với các loại lan trồng (cây

to chọn giá thể to, cây bé chọn giá thể bé) và các đôn nhựa, chậu gỗ nhỏ đáy có thoáng nước

+ Khoan lỗ mỗi lỗ cách nhau 2cm đối với gỗ xẻ, khoan được nhiều lỗ gần nhau càng tốt vì tạo tiết diện cho rễ lan bám, tiếp xúc nước nhiều hơn và giữ được

Trang 39

đông đến, làm tăng khả năng chống rét và kịp ra hoa vào dịp Tết Nguyên Đán cho năm tới

+ Cách trồng: Cho 100g than củi vào đáy chậu, trồng lan vào giữa chậu rồi dùng xơ dừa xếp xung quanh rễ giữa cho cây khỏi đổ Tỷ lệ than củi và xơ dừa là 1:1 theo thể tích chậu

+ Chuẩn bị giống lan

+ Được thu hoạch ngoài tự nhiên một số mua của người dân địa phương, mua trên thị trường

+ Yêu cầu của lan giống phải khỏe mạnh, mập không bị thối, không gẫy ngọn non, không lấy những cây không có ngọn non

+ Nếu mua ta nên chọn mua vào đầu mùa sinh trưởng

Bước 3 Trồng lan

Hoàng thảo thập hoa: Trồng lan tiến hành trồng từng cây lan trong các đôn nhựa màu đen có đường kính miệng 22cm, chiều dài thân đôn nhựa là 17cm, đường kính đáy 16cm Cây lan cần đặt đúng theo chiều mọc tụ nhiên của chúng sau đó lấy dây nhựa rút cố định lan với giá thể

Lan được bố trí trên cây theo hình nanh sấu với cự ly cây cách cây 20- 22

cm Sau khi cố định xong cây lan mới trồng, cắt giây rút thừa bỏ đi mỗi đôn trồng 3-4 cây là vừa Sau khi trồng xong lấp 1 lớp rong biển xung quanh để giữ ẩm Chú

ý ko được lấp phủ kín gốc lan, vì phủ kín gốc lan cây lan sẽ bị thối gốc và dẫn đến chết lan

Hoàn chỉnh xong trồng lan phải tiến hành tưới ngay Vitamin B1, Ridomil hoặc ngâm trong dung dịch hỗn hơp Vitamin B1 và Ridomil trong 30 phút trước khi trồng

Hoàng thảo môi tua: Trồng trên các chậu gỗ nhỏ màu xám đen có đường kính miệng 27cm, đường kính thân đôn nhựa là 14cm, đường kính đáy 17cm

Trang 40

chọn giá thể: Dưới là lớp than củi, trên lớp than là vỏ nhãn, sau khi trồng xong lấp

1 lớp rong biển xung quanh để giữ ẩm Chú ý ko được lấp phủ kín gốc lan, vì phủ kín gốc lan cây lan sẽ bị thối gốc và dẫn đến chết lan Hoàn chỉnh xong trồng lan phải tiến hành tưới ngay Vitamin B1, Ridomillan hoăc ngâm trong dung dịch hỗn hơp Vitamin B1 và Ridomil trong 30 phút trước khi trồng

Hài đốm: Trồng trong các đôn nhựa màu trắng có đường kính miệng 26cm, đường kính thân đôn nhựa là 16cm, đường kính đáy 12cm

Lan lấy về phân loại cây to nhỏ riêng để trồng vào các đôn có kích thước thích hợp Khi trồng, cho 1 lớp than hầm xuống đấy đôn Than thoát nước làm nền cho lớp giá thể (than thước khi đem trồng phải ngâm nước vôi trong trong

24 h, nhằm tránh nguòn bệnh và rêu phát triển Trên lớp than là lớp giá thể lan sinh trưởng gồm đá vôi, trộn vỏ cây thông, nhãn, (đá vôi lấy ở các nhũ đá hay tích tụ theo suối là tốt nhất, trước khi đem trồng phải ngâm nước vôi trong 24 h) Trên lớp giá thể nay tiến hành trồng lan hài đốm Moiox đôn trồng 3-4 cây

là vừa Hoàn chỉnh xong trồng lan phải tiến hành tưới ngay Vitamin B1, Ridomilcho lan hoặc ngâm trong dung dịch hỗn hơp Vitamin B1 và Ridomil trong 30 phút trước khi trồng

Theo dõi sinh trưởng

+ Theo dõi sinh trưởng cua rễ

+ Theo dõi sinh trưởng của thân

+ Theo dõi sinh trưởng của lá

+ Theo dõi sinh trưởng của hoa

Hoàng thảo thập hoa, Hoàng thảo môi tua, Hài đốm không cần phải đo rễ

vì đây là cây trồng trong chậu nên nếu đo rễ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, thậm trí lan sẽ chết nên em không tiến hành đo rễ

Ngày đăng: 19/03/2019, 09:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Hữu Huy và Phan Ngọc Cấp (1995) “Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số loài địa Lan Kiếm bản địa có giá trị kinh tế cao vùng miền núi phía Bắc”. Đề tài cấp bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số loài địa Lan Kiếm bản địa có giá trị kinh tế cao vùng miền núi phía Bắc
9. Nguyễn Nghĩa Thìn và T.V.Tiệp (2000), “Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên di truyền thực vật có ích và mức độ chúng bị đe dọa” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên di truyền thực vật có ích và mức độ chúng bị đe dọa
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn và T.V.Tiệp
Năm: 2000
1. Lê Mộng Chân (2004) Thực vật rừng, Nxb Nông Nghiệp Khác
2. Lê Mộng Chân (2000) Nghiên cứu sinh thái các loài thực vật Khác
3. Lê Ngọc Công, (2004) Nghiên cứu phân loại thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên theo phân loại của UNESCO 1973. Tạp chí Khoa học& Công nghệ - Đại học Thái Nguyên Khác
5. Phan Kế Lộc (1970), Bước đầu thống kê một số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam. Tập san Lâm nghiệp Khác
6. Đỗ Tất Lợi (1995) nhưng cây thuốc vào vị thuốc Việt Nam Khác
7. Nguyễn Quang Thạch và cộng tác viên ( 2005), Kỹ thuật chọn tạo, nhân giống lan Hồ điệp, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội Khác
8. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông Nghiệp Hà Nội Khác
10.Thái Văn Trừng (1978) Thảm thực vật rừng Việt Nam, nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Khác
11. Sach đỏ Việt Nam (2007), Thực vật rừng II, Nxb khoa học tự nhiên. II. Tiếng Anh Khác
12. Helmut Bechtel (1982), Windfruchte, Gebundene Ausgabe, Landbuch Verlagsges. mbH, 1982. Gebundene Ausgabe 120 Seiten Ausgabejahr Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w