Trồng rừng để cung cấp gỗ với mật độ trung bình 1100 cây/ha Srivastava, 1993.2.1.2.Nghiên cứu về nấm Linh Chi đỏ Nấm Linh chi Ganoderma lucidum là một loài nấm thường được tìm thấy ở các
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CỨ A SÈNG
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM LINH CHI ĐỎ
(GANODERMA LUCIDUM) TRÊN GIÁ THỂ MÙN CƯA GỖ KEO TẠI
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : k46-NLKH
Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Văn Định
TS Nguyễn Công Hoan
Thái Nguyên - năm 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân em Các số liệu
và kết quả trong suốt quá trình nghiên cứu và điều tra tại Viện Khoa học Lâmnghiệp Việt Nam hoàn toàn trung thực, khách quan Nội dung khóa luận có thamkhảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,trang web theo danh mục tài liệu của khóa luận.Nếu có gì sai sót em xin chịu hoàntoàn trách nhiệm
Thái Nguyên, ngày…tháng năm 2018
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô củatrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là quý thầy cô khoa Lâm Nghiệptrong Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em thực tập tạiViện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam Hà Nội.cùngvới sự cố gắng hết sức của bảnthân cộng với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của bạn bè và quý thầy cô giáo, em đãhoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình Và em cũng xin chân thành cảm ơn
thầy giáo,TS.Nguyễn Công Hoan Và TS.Vũ Văn Địnhđã nhiệt tình hướng dẫn
em hoàn thành tốt khóa thực tập
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập,khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luậncũng như kinh nghiệm thực tiễn của em còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự ý kiến đóng góp thầy, cô,bạn
bè để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm 22Bảng 4.2: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm 24Bảng 4.3: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột nhẹ (CaCO3) của đến năng xuất nấm Linh chi 25
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo đến năng xuất thể quả nấm Linh chi 28Biểu 4.5: Ảnh hưởng của tỷ lệ cám gạo đến năng xuất thể quả nấm Linh chi 29Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời gian hấp khử trùng đến tỷ lệ nhiễm và hình thànhthể quả 30
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Thể Quả nấm Linh chi đỏ 21
Hình 4.2: Bào tử và hệ sợi nấm Linh chi đỏ 21
Hình 4.3: Sinh trưởng của hệ sợi nấmLinh chiở các thang nhiệt độ khác nhau 23
Hình 4.4: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm 25
Hình 4.5 : Tỷ lệ bột nhẹ 2% 28
Hình 4.6: Nấm Linh chi được nuôi trồng và thu hái ở các mức tỷ lệ cám gạo khác nhau 30
Hình 4.7: Giá thể nuôi trồng nấm Linh chi bị nhiễm nấm tạp 32
Hình 4.8: Giá thể nuôi trồng nấm Linh chi không bị nhiễm nấm tạp 32
Hình 4.9:Phơi nắng thể quả nấm Linh chi 33
Hình 4.10: Sấy nấm công nghiệp 34
Hình ảnh 4.11: Ngân rượu nấm Linh chi 36
Hình 4.12: Thái lát nấm Linh chi đỏ 37
Biểu 4.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm 22
Biểu 4.2: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng của hệ sợi 24
Biểu 4.3: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột nhẹ (CaCO3) của đến năng xuất nấm Linh chi .27
Biểu 4.4: Ảnh hưởng của thời gian hấp khử trùng đến tỷ lệ nhiễm và hình thành thể quả 31
Trang 6JTC Joint Technical Committee( nhu cầu sinh lý của conngười)
KỲ BẠO LỰC VÀ KHÔNG CẢM THẤY ĐAU
Trang 7MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II DANH MỤC CÁC BẢNG III DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ IV DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU V MỤC LỤC VI
PHẤN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Dặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu 1
1.3 Tính mới của vấn đền nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới .3
2.1.1 Tghiên cứu về cây Keo 3
2.1.2 Nghiên cứu về nấm Linh chi đỏ .4
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .11
2.2.1 Nghiên cứu về cây Keo .11
2.2.2 Nghiên cứu về nấm Linh chi đỏ .12
2.2.3 Phân bố nấm Linh chi 14
2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 14
2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu (đức thắng quận bắc từ liêm, thành phố hà nội) 14
2.3.2 Điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu 15
PHẦN 3 DỐI TƯỢNG, PHAM VI, NỘI DUNG, VẬT LIỆUVA PHƯƠNG PHAP NGHIEN CỨU 16
Trang 83.1 Đối tượng va phạm vi nghien cứu 16
3.2 Vật liệu nghien cứu: 16
3.3 Nội dung nghien cứu: 16
3.3.1 Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu, bào tử và hệ sợi nấm nấm Linh chi 16
3.3.2 Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết .16
3.3.3 Nghiên cứu sự hình thành thể quả trên giá thể nhân tạo 16
3.3.4 Đề xuất các phương pháp chế biến, bảo quản nấm Linh chi 16
3.4 Phương phap nghien cứu 16
3.4.1 Phương pháp mô tả đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Linh chi 16
3.4.2 Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết .17
3.4.3 Nghiên cứu sự hình thành thể quả trên giá thể nhân tạo 18
3.4.4 Nghiên cứu bảo quản nấm Linh chi 19
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
4.1 Phương pháp mô tả đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Linh chi 20
4.2 Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết .22
4.3 Nghien cứu sự hinh thanh thể quả tren gia thể nhan tạo 25
4.3.1 Nghiên cứu tỷ lệ bột nhẹ trong hình thành thể quả 25
4.3.2 Nghiên cứu tỷ lệ cám gạo trong hình thành thể quả 28
4.3.3 Nghiên cứu thời gian hấp khử trùng đến tỷ lệ nhiễm và hình thành thể quả 30
4.3 Đề xuất cac phương phap bảo quản, chế biến nấm Linh chi 32
PHÂN V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 39
5.1 Kết luận 39
5.2 Tồn tại 40
5.3 Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 91
Trang 101.1 Đặt vấn đề
PHẤN 1
MỞ ĐẦU
Nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) cung cấp cho cơ thể một nguồn năng
lượng kỳ diệu, nó vừa là thuốc an thần vừa là thuốc bổ, vừa có công dụng hỗtrợ tăng c ư ờng hoạt đ ộ ng m i ễ n dị c h , đồng thời giúp trẻ hóa và cân bằng cơ thể.NấmLinh Chi là một loại siêu thảo dược, không có bất cứ một loại thuốc bổ nào dùĐông y hay Tây y nào có thể so sánh, do cùng lúc chứa nhiều hoạt chất quý hiếmnhư Polysaccharides, Triter-penoids (axit ganoderic), ganopoly, lanostan, vàgermanium (hàm lượng nhiều gấp 18,4 lần Nhân sâm) Ngoài ra, nấm Linh Chi đỏcòn chứa nhiều dược chất thiết yếu khác như carbohydrate, axit amin, protein,steroid, các chất béo, chất xơ, alkaloid, glucoside, dầu dễ bay hơi, vitamin B2(riboflavin), acid ascorbic, acid fumaric, aminoglucos, ergosterol, nitol, coumarin,alkaloid, lacton và các enzym khác nhau Nó cũng chứa các khoáng chất như canxi,kẽm, magiê, đồng, coumarin, mannitol, Nhờ sự đa dạng cua các hoạt chất quí hiếm,nấm Linh chi có tác dụng hỗ trợ điều trị rất n h iều căn bệnh khác nhau
Keo (Acacia) là loài cây sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, gỗ
được dùng làm đồ nội thất, vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấyngoài ra, Keo là loàicây có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong khí quyển rất cao Keo có khả năng thíchứng với nhiều vùng sinh thái, đây là loài cây cải tạo đất, tăng độ phì, độ xốp và cáctính chất lý, hóa khác của đất Keo đã được gây trồng rộng rãi trên khắp cả nước ởquy mô rừng trồng tập trung và trồng cây phân tán Theo thống kê đến 31 tháng 12năm 2013, diện tích rừng trồng cả nước ta là 3.556.294 ha Do vậy phế phụ phẩm từmùn gỗ Keo là rất lớn hiện nay lượng phế thải đó chưa được sử dụng tối đa để đemlại hiệu quả kinh tế cao
Xuất phát từ những lợi ích thực tế trên, em chọn thực hiện đề tài“Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) trên giá thể mùn cưa gỗ Keo”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu
- Xác định được điều kiện sinh trưởng và phát triển tốiưucủa Nấm Linh Chi
Trang 12- Nghiên cứu được kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ
- Đánh giá điều kiện thực trong trồng và chăm sóc nấm Linh chi đỏ
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công
1.3 Tính mới của vấn đền nghiên cứu
- Nghiên cứu nuôi trồng nấm Linh chi đỏ trên mùn cưa gỗ Keo cho năng suất cao, giảm chi phí và tăng tối đa lợi nhuận về mặt kinh tế
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
- Giúp sinh viên có cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn Biết cách thuthập, phân tích và sự lí thông tin cũng như kỹ năng sản xuất và gây trồng nấm Linh chiđỏ
- Làm tiền đề cho sinh viên sau khi ra trường có thêm kiến thức để vữngvàng bước vào cuộc sống sau này
-Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với các quy trình, các thao tác kỹ thuật sửdụng các trang thiết bị nghiên cứu khoa, kỹ năng thực hành họctrong phòng thínghiệm Qua đó kết hợp với các kiến thức lý thuyếtđã được học sinh viên sẽ cónhững hiểu biết chuyên sâu và cái nhìn tổng quát hơn
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Là cơ sở để sản xuất nuôi trồng nấm Linh Chi đỏ bằng giá thể mùn cưa gỗkeo phục vụ trong lĩnh vựcsản xuất Nông - Lâm nghiệp
- Đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong việc nghiên cứu và sản xuấtnuôi trồng nấm Linh Chi đỏ
Trang 13PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1 Nghiên cứu về cây Keo
Keo (Acacia) là loài cây sinh trưởng nhanh, thuộc nhóm loài cây gỗ lớn,
chiều cao có thể đạt tới 30m, đường kính trên 60cm(MacDicken và Brewbaker,1984) Hoa lưỡng tính, tràng hoa màu kem, nhị nhiều vươn dài, hoa có mùi thơm,vịngọt nhẹ Quả có màu xanh lá cây, rộng 3-5mm dài 7-8 cm, lúc chín có màu đen.Quả non thẳng, sau đó quả xoăn lại bện vào nhau thành những bó không đều Cáchạt có màu nâu đen, sáng bóng hạt dài từ 3-5mm và rộng 2-3mm Keo có thân thẳngđẹp, rễ có nốt sần do cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium nên có khả năng cải tạo đất,song có nhược điểm là rễ nông, dễ bị đổ khi có gió bão.Gỗ Keo được dùng làm đồnội thất, vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấy, ván dăm, ván sàn, củi đun, than hoạttính và mùn cưa có thể nuôi trồng nấm
Các tính chất cơ lý của gỗ Keo tăng theo tuổi và biến động rất lớn giữa cáccây Gỗ Keo có trọng lượng trung bình từ 420-600 kg/m3, tỷ trọng trung bình từ0,45-0,5 nhưng ở giai đoạn 12 tuổi có thể đạt 0,59 Keo 14 năm tuổi có tỷ trọng tăng
từ lõi ra vùng giữa thân và giảm tới phần giác
Phân bố và sinh thái: Keo có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea(PNG) và Indonesia đã trở thành một loài cây được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới.Phân bố chủ yếu từ 190 vĩ Nam đến 240 vĩ Bắc, độ cao 100 - 780m trên mặt nướcbiển Keo phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, lượng mưa trung bình từ 1446 –
2970 mm/năm song Keo có thể chịu được ở điều kiện khô hạn 1000 mm/năm Keophù hợp với những nơi có nhiệt độ bình quân từ 25 - 320C, đất hơi chua thoát nướctốt, pH từ 4,5 - 6,5
Hạt Keo có khả năng nảy mầm tốt, hạt sau khi xử lý bằng nước sôi trongvòng 30 giây kích thích sự nảy mầm tốt, hạt có thể gieo trực tiếp vào bầu hoặc gieovào khay đến khi thành cây con thì cấy vào bầu Cây 3 tháng tuổi trong giai đoạnvườn ươm cao từ 25-40 cm(Srivastava, 1993) Keo ở Philippines để lấy hạt khi bón
phân lân tăng khả năng đậu quả (Manubag et al., 1995) Keo tai tượng có thể trồng
Trang 14với các mật độ khác nhau phụ thuộc vào mục đích kinh doanh và độ phì của đất Trồng rừng để cung cấp gỗ với mật độ trung bình 1100 cây/ha (Srivastava, 1993).
2.1.2.Nghiên cứu về nấm Linh Chi đỏ
Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) là một loài nấm thường được tìm thấy ở
các nước Á Đông.Từ xưa đến nay, ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Á khác đã sử dụng nấm Linh chi như một loại thảo dược để giúp tăng cường sức khỏe
và kéo dài tuổi thọ của con người.Đây là một loại nấm lớn, màu tối, vỏ ngoài nhẵn
bóng và nhìn giống như một khúc gỗ Trong tiếng Latin thì lucidus có nghĩa là
«sáng bóng » hay «rực rỡ » và điều này cũng tương thích với hình dáng bên ngoài của nấm Linh chi Nấm được phân bố rộng rãi ở các nước Á Đông và thường mọc trên các thân cây khô hoặc đã chết Những loại nấm Linh chi được sử dụng rộng rãi
trong y học gồm: G lucidum, G luteum Steyaert, G atrum Zhao, Xu and Zhang, G.
tsugae Murrill,G.applanatum (Pers.Wallr.)Pat G.australe (Fr.Pat, G.capense (Lloy
d) Teng, G.tropicum (Jungh.Bres.G tenue Zhao,Xu and Zhang,and G.sinense Zhao,
Xu and Zhang
Ở mỗi nơi nấm Linh chi được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Reishi(Nhật Bản), Lingzhi (Trung Quốc), Yeongji (Hàn Quốc) và Ling-Chih (ĐàiLoan).Ngoài ra còn một số tên gọi khác như nấm vạn niên (Nhật bản) hay nấmtrường sinh (Trung Quốc) Theo 2 cuốc sách rất nổi tiếng mô tả về các loại dượcthảo của Trung Quốc, “Shen Nong Ben Cao Jing” (25- 220 trước Công nguyên,thuộc triều đại Đông Hán) và “Ben Cao Gang Mil” của Li Shi Zhen (1590 trướcCông nguyên, thuộc triều đại nhà Minh), có 6 chủng nấm được biết đến tại thờiđiểm lúc bấy giờ Trong đó có hơn 250 loại nấm linh chi được đề cập.Tuy nhiên,trong các văn bản cổ chỉ đề cập nhiều đến khả năng chữa bệnh của nấm Linh chi đỏ
Theo Wachtel-Galor et al (2011) trong nấm Linh chi tươi, nước là thànhphần chủ yếu chiếm 90% khối lượng Trong 10% còn lại thì protein chiếm 10- 40%,chất béo chiếm từ 2- 8%, carbonhydrate chiếm 3- 28%, chất xơ chiếm 3- 32%, hàmlượng tro chiếm 8- 10% cùng một số loại vitamin và khoáng chất khác như kali,can-xi, phốt pho, ma-giê, selen, sắt, kẽm, trong đó đồng chiếm tỉ lệ nhiều nhất(Borchers et al (1999) Trong một nghiên cứu về những thành phần của nấm, Mau
Trang 15et al (2001) đã xác định được tỷ lệ của các thành phần chủ yếu trong nấm Linh chigồm: tro (1,8%), carbonhydrate (26- 28%), chất béo thô (3- 5%), chất xơ (59%) vàprotein (7- 8%) Hàm lượng của protein trong nấm Linh chi khoảng 7- 8%, thấp hơn
so với nhiều loại nấm khác (Chang et al (1996); Mau et al (2001).Đặc biệt thànhphần protein của nấm Linh chi có rất nhiều các amino acid thiết yếu nhất là lysine
và leucine Hàm lượng chất béo tổng thấp nhưng chứa nhiều acid béo không bãohòa nhiều nối đôi, đây là các hợp chất rất có lợi cho sức khỏe của con người Ngoài
ra trong nấm còn chứa các glycoprotein và các polysaccharide
Bên cạnh đó, nấm Linh chi có chứa rất nhiều những phân tử có hoạt tính sinhhọc như các terpenoid, các steroid, các phenol, các nucleotide và những dẫn xuấtcủa chúng Hoạt tính sinh học của nấm Linh chi có được chủ yếu là do cácpolysaccharide, peptidoglycan và các triterpene mang lại (Boh et al (2007) ; Zhou
et al (2007) Về mặt định lượng, trong một thí nghiệm, Chan et al (2008) đã phântích thành phần của 11 mẫu nấm Linh chi thương mại (được mua tại Hồng Kông) vànhận thấy có sự khác biệt về hàm lượng các triterpene cũng như các polysaccharidegiữa các mẫu, trong đó các triterpen dao động trong khoảng từ 0- 7,8% và cácpolysaccharide thay đổi từ 1,1- 5,8% Theo các tác giả này, có nhiều nguyên nhândẫn đến sự khác biệt về hàm lượng của hai nhóm hoạt chất này, một trong nhữngnguyên nhân chính là sự khác biệt về giống loài, ngoài ra điều kiện môi trườngtrong quá trình nấm phát triển cũng ảnh hưởng khá lớn đến thành phần hoạt chấtcủa nấm
Địa điểm sinh trưởng của nấm Linh chi cũng được xem là yếu tố ảnh hưởngđến hàm lượng của các hoạt chất sinh học có trong nấm Linh chi Trong một nghiêncứu về hoạt tính sinh học của 11 mẫu sản phẩm nấm Linh chi được trồng ở NhậtBản, người ta nhận thấy sự chênh lệch về hàm lượng triterpenoid giữa các mẫu daođộng trong khoảng từ 0-7,8% và hàm lượng các polysaccharide dao động trongkhoảng từ 1,1-5,8% (Lu et al (2012) Sự khác nhau về hàm lượng của các hoạt tínhsinh học trong các sản phẩm thương mại cũng chịu ảnh hưởng bởi quá trình chếbiến hoặc chiết xuất, qua đó cho thấy chiết xuất bằng nước sẽ cho hàm lượngtriterpenoid ít hơn khi chiết xuất bằng ethanol (Lu et al (2012).Bên cạnh đó, điều
Trang 16kiện sinh trưởng cũng ảnh hưởng đến hàm lượng của các hoạt chất sinh học cótrong nấm Linh chi (Lu et al (2012).
Hàm lượng carbonhydrate và hàm lượng chất xơ có trong nấm Linh chi đượcxác định lần lượt từ 26-28% và 59% (Mau et al (2001) Nấm Linh chi có chứa rấtnhiều polysaccharide có khối lượng phân tử lớn, các hợp chất này mang hoạt tínhsinh học và được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của nấm Linh chi Nhiều nhómpolysaccharide có thể được chiết xuất từ thân nấm, bào tử và khuẩn ty Cácpolysaccharide của nấm Linh chi có tác dụng sinh học như chống viêm, hạ đườnghuyết, chống loét, chống lại sự hình thành khối u và tăng cường khả năng miễndịch Người ta thường chiết xuất các polysaccharide trong nấm Linh chi bằng nướcnóng sau đó tiến hành kết tủa chúng bằng dung dịch ethanol hoặc methanol Đôi khicũng có thể chiết xuất bằng nước và dung dịch kiềm Theo kết quả phân tích, thànhphần chủ yếu trong polysaccharide của nấm linh chi (Ganoderma lucidum-polysaccharides: GL- PSs) là đường glucose (Bao et al (2001); Wang et al (2002).Ngoài ra, GL- PSs cũng có cấu trúc polymer mạch thẳng, bao gồm: xylose,mannose, galactose và fucose với nhiều vị trí liên kết β hoặc α khác nhau như 1- 3,1- 4 và 1- 6 với các dạng đồng phân - D hay L (Lee et al (1999); Bao et al (2002).Khả năng chống lại sự hình thành khối u của GL- PSs phụ thuộc vào cấu hình mạchnhánh cũng như tính tan của polysaccharide này (Bao et al (2001); Zhang et al.(2001) Ngoài ra, nấm Linh chi cũng có chứa một mạng lưới chitin, đây là thànhphần mà cơ thể người không tiêu hóa được và đóng vai trò tạo nên độ cứng cho nấmLinh chi (Upton et al (2000)
Có rất nhiều peptidoglycan có hoạt tính sinh học trong nấm Linh chi đã đượcphân lập, bao gồm proteoglycan (GLPG) có tác dụng kháng virus (Li et al (2005),tăng cường miễn dịch (Ji et al (2007) và F3 là một glycoprotein trong cấu trúc cóchứa fucose (Chien et al (2004)
Terpenoid là nhóm chất tự nhiên, có độ dài mạch carbon là một bội số của 5,
ví dụ như menthol (monoterpene) và β- carotene (tetraterpene) Phần lớn cácterpenoid thuộc nhóm alkene, một số có chứa những nhóm chức năng, đa phần cácterpenoid có cấu trúc mạch vòng.Những hợp chất này được tìm thấy trên rất nhiều
Trang 17loài thực vật.Terpenoid có tác dụng chống viêm, chống lại sự hình thành các khối u
và giúp giảm hàm lượng chất béo.Terpenoid được tìm thấy trong các loại thực vật
thuộc nhóm bạch quả, ví dụ như hương thảo (Rosemarinus officinalis) và nhân sâm (Panax ginseng) có tác dụng tăng cường sức khỏe (Mahato et al (1997); Mashour et
al (1998); Haralampidis et al (2002)
Triterpene là một phân lớp của terpenoid và có độ dài mạch carbon là 30 Khối lượng phân tử khoảng từ 400 đến 600 kDa, triterpene có cấu trúc hóa học phức tạp và có khả năng bị oxy hóa cao (Mahato et al (1997); Zhou et al (2007) Nhiều loài cây có khả năng tổng hợp triterpene trong quá trình sinh trưởng và phát triển.Một số có chứa nhiều triterpene trong nhựa, qua đó giúp các cây này chống lại các loại bệnh.Mặc dù có hàng trăm loại triterpene đã được phân lập từ rất nhiều loại thực vật khác nhau và phân nhóm này cũng đã cho thấy có rất nhiều tiềm năng nhưng hiện nay có rất ít những ứng dụng của triterpene được sử dụng trong thực tế Trong nấm Linh chi, cấu trúc hóa học của triterpene có dạng lanostane, đây là chất tham gia vào quá trình tổng hợp nên lanosterol, quá trình sinh tổng hợp giúp hình thành nên các squalene mạch vòng (Haralampidis et al (2002) Trong quá trình chiết xuất triterpene, người ta thường sử dụng các dung môi hữu cơ như methanol, ethanol, acetone, chloroform, ether hoặc là hỗn hợp của chúng Dịch chiết sau đó sẽ được phân tách bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể dùng HPLC thông thường hoặc HPLC pha nghịch đảo (Chen et al (1999); Su et al (2001) Những triterpene đầu tiên được Kubota phân tách từ nấm Linh chi là ganoderic acid A và B (Kubota et al (1982) Kể từ khi đó, hơn 100 loại triterpene cùng với cấu hình của chúng đã được tìm ra Trong số đó, có hơn 50 loại là đặc trưng chỉ được tìm thấy trong nấm Linh chi Đa số các triterpene là các ganoderic và lucidenic acid, nhưng cũng có một số loại khác như là ganoderal, ganoderiol và ganodermic acid (Nishitoba et al ( 1 98 4 ); Sato e t al (198 6 ); B udavari et al (198 9 ) ; Gonzalez et al (1999); Ma et al (2 0 0 2 ); Akih i sa et al ( 2 00 7 ); Zhou et al (2 0 0 7 ); Jiang e t a l (2008); C h en et al (2 0 1 0 )
Tiến hành phân tích thân nấm Linh chi, người ta còn tìm thấy thành phần chất khoáng như phospho, silicon, sulfur, kali, calcium và magnesium chiếm một tỉ
Trang 18lệ khá cao.Bên cạnh đó còn có sắt, nhôm, kẽm, đồng, mangan và strontium với hàmlượng thấp hơn Ngoài ra còn có một số kim loại nặng như chì, cadmium và thủyngân (Chen et al (1998) Trong một nghiên cứu của Chiu được tiến hành vào năm
2000, khi phân tích nấm Linh chi hoang thuộc loài Ganoderma spp, ông đã xác định
được trong hàm lượng chất khoáng của loại nấm này có chứa 10,2% là kali, calcium
và magnesium Cũng trong một nghiên cứu khác thì Falandysz đã không tìm thấycadmium và thủy ngân trong những mẫu nấm Linh chi, nhưng hàm lượng seleniumđược xác định là 72 µg/g
Trong thành phần của nấm Linh chi (Ganoderma spp) có một chất cũng nhận
được rất nhiều sự quan tâm, đó là germanium.Đây là chất có hàm lượng nhiều thứ 5trong các chất khoáng (489 µg/g) có trong nấm Linh chi Chất này tồn tại rất ít ở cácloại thực vật trong tự nhiên, chỉ một phần rất nhỏ được tìm thấy trong nhân sâm, lôhội và tỏi (Mino et al (1980).Mặc dù germanium không phải là thành phần thiếtyếu, nhưng chỉ cần một liều lượng thấp cũng đã có tác dụng tăng cường khả năngmiễn dịch, kháng khối u, chống oxy hóa và chống đột biến (Kolesnikova et al (1997)
Những hợp chất khác cũng được tìm thấy trong nấm Linh chi đó là các loạienzyme như metalloprotease (đây là loại enzyme có tác dụng trì hoãn quá trìnhđông máu).Ngoài ra, ergosterol (provitamin D2), các nucleoside và các nucleotide(như adenosine và guanosine) (Wasser et al (2005); Paterson et al (2006); Kim et
al (2004)) cũng đã được tìm thấy trong nấm Linh chi, đây là những hợp chất có tácdụng ức chế thuận nghịch α-glucosidase và SKG-3
Từ xưa đến nay, ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu
Á khác đã sử dụng nấm Linh chi để giúp tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ
của con người.Trong Dược điển Trung Quốc xuất bản vào năm 2000 đã công bố
nấm Linh chi có tác dụng giảm căng thẳng, giảm ho và hen suyễn, được sử dụng đểđiều trị chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp và khó thở Ngày nay, nấm Linh chi còn đượcbiết đến với tác dụng phòng và chống ung thư, kháng khuẩn, chống nấm, khángvirus (đặc biệt tốt trong điều trị mụn giộp và HIV), chống viêm, tăng cường khảnăng miễn dịch và giúp kéo dài tuổi thọ Nấm Linh chi đỏ đã trở thành loại nấm
Trang 19thảo dược được sử dụng phổ biến nhất ngay cả trong các bài thuốc của người HànQuốc và Nhật Bản.
Trước những lợi ích mà nấm Linh chi đỏ mang lại, hiện nay nấm Linh chi đỏ
đã được sử dụng trong việc phát triển những phương thuốc điều trị bệnh hoặc cácloại thực phẩm chức năng.Đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành trên động vật,trong các mô hình nuôi cấy tế bào trong các ống nghiệm và đã chứng minh đượcnhững tác động tích cực của nấm Linh chi đỏ đối với sức khoẻ con người
Nấm Linh chi đỏ được sử dụng phổ biến trong quá trình hỗ trợ điều trị ungthư nhằm giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho các bệnh nhân bên cạnh áp dụngnhững liệu pháp chữa trị thông thường Mặc dù hiện nay quá trình điều trị bệnh ungthư đã có những tiến bộ nhất định thông qua việc chẩn đoán bệnh sớm cũng nhưnhững phương pháp hoá trị hiện đại, tuy nhiên việc chữa dứt điểm các căn bệnh nàyvẫn còn gặp rất nhiều khó khăn thử thách (theo WHO 2008) Trong quá trình tìmkiếm những phương pháp điều trị và những tác nhân hoá trị mới, người ta đã tìm ratrong hàng trăm loài thực vật, trong đó có cả nấm Linh chi đỏ, những hoạt chất sinhhọc có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành khối u (Wasser et al (1999);Borchers et al (2008) Trong nấm Linh chi có một lượng lớn những hợp chất hoáhọc có thể được chiết xuất từ thân nấm, sợi nấm và bào tử Trong đó, cácpolysaccharide và triterpene là 2 nhóm hợp chất chính trong nấm Linh chi đỏ có tácdụng ngăn ngừa ung thư và ngăn chặn quá trình hình thành khối u, điều này đã đượcchứng minh trong những nghiên cứu của Yuen et al (2005) cũng như của Zaidman
et al (2005) Một trong những tác dụng mới được tìm thấy của dịch chiết nấm Linhchi đỏ là có khả năng hỗ trợ điều trị cho các căn bệnh mãn tính, ví dụ như bệnh ungthư và bệnh liên quan đến gan (Bao et al (2005) Những thí nghiệm trên động vật
đã cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc ức chế sự hình thành và di căn của các tếbào ung thư Tuy nhiên, việc tiến hành những thí nghiệm này trên cơ thể người vẫncòn hạn chế
Những thành phần của nấm Linh chi đã được chứng minh là có tác dụng hạđường huyết đối với động vật Các ganoderan A và B là hai polysaccharide đượcchiết tách từ thân nấm Linh chi, sau khi được tiêm cho chuột bị tiểu đường với liều
Trang 20lượng 100 mg/kg, cho thấy hàm lượng glucose trong máu giảm và tác dụng hạđường huyết vẫn tiếp tục kéo dài suốt 24 giờ (Hikiko et al (1985) Cũng trong mộtthí nghiệm trên chuột, ganoderan B có tác dụng làm tăng lượng insulin, qua đó làmgiảm hàm lượng glucose trong máu và điều chỉnh quá trình tổng hợp glucose dướitác dụng của các enzyme có sẵn trong gan (Hikiko et al (1989).Trong một nghiêncứu khác cũng được tiến hành trên chuột, người ta đã chứng minh được rằng mộtpolysaccharide khác có trong nấm Linh chi được gọi là ganoderan C cũng có tácdụng hạ đường huyết (Hikiko et al (1989); Tomoda et al (1986).
Một số lượng lớn các nghiên c ứ u kh oa học tại Nhật, Mỹ, Anh, và TrungQuốc trong hơn 30 năm qua đã chỉ ra rằng, sử dụng nấm Linh Chi thường xuyên cóthể hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng bệnh, đồng thời tối ưu hóa các chức năng cơ thể
Từ ung th ư , cao huyết áp, tiểu đ ư ờ n g , đến các bệnh về tim mạch vv Tác dụng củanấm Linh Chi đỏ là tích cực và sâu rộng đến hầu hết các cơ quan nội tạng NấmLinh Chi đỏ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cao h u y ết á p , do axit ganoderic làmgiảm lipoprotein và triglyceride (một dạng mỡ máu), giúp giảm cholesterol toànphần và LDL-cholesterol.Nấm Linh chi giúp hỗ trợ ngăn chặn bệnh mạch vành vàcác bệnh về t i m mạc h , do nó chứa một hàm lượng cao các chất trợ tim như steroid,axit ganoderic, coumarin, mannitol, tritepernoids Trong đó tritepernoids tác dụngngăn chặn kết dính tiểu cầu, điều trị và phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đếntim mạch Nấm Linh chi đỏ cũng có công dụng hỗ trợ chống thắt ngực, đau ngực,đánh trống ngực, và giảm các bất thường xuất hiện trên điện tâm đồ.Chấttritepenoids trong nấm Linh Chi đỏ còn có tác dụng khử gốc tự do, chống o x y hó a , giúp cơ thể trẻ lâu, gia tăng tuổi th ọ Ga nopoly làm giảm mức độ của virus siêu vi B(HBV) Đây là loại virus vừa khó điều trị, vừa dễ tái phát sau điều trị
Các polysaccharide gia tăng khả năng sản xuất cytokine mô, đại thực bào và
tế bào l y mpho T kích thích hoạt động của đại thực bào để sản sinh TNF-alpha,
IL-6, và interleukin (tác dụng diệt tế bào ung thư) Ngoài ra, việc sản sinh interferongamma (IFN) từ tế bào lympho T cũng gia tăng mạnh do tác động của PSG.Polysaccharide cũng ức chế sự gia tăng của tế bào khối u JTC -26, một dòng tế bàoung thư của người Nấm Linh Chi đỏ cũng thường được sử dụng trong giai đoạn
Trang 21hóa trị và xạ trị.Hoạt chất Lanostan trong nấm Linh Chi có công dụng kiểm soát và cân bằng hóa chất trong cơ thể, ức chế histamin, thúc đẩy chức năng tuyến thượng thận.
Nấm Linh Chi có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đ ư ờng rất tốt so vớirosiglitazone và metformin (thành phần thuốc trị đái tháo đ ư ờng tr uyền thống).Chấtproteoglycan giúp khắc phục chứng hạ đường huyết lúc đói kèm cường insulin
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Nghiên cứu về cây Keo
Keo là loài cây sinh trưởng nhanh, thuộc nhóm loài cây gỗ lớn, có chiều caođạt tới 30m Với trục thân thẳng tới trên ½ chiều cao cây Keo là loài cây tái sinhnhanh ở rừng nhiệt đới Lúc còn nhỏ lá kép lông chim 2 lần, cuống thường bẹt, lágiả rất rộng bản, rộng tới 5 - 10cm và dài tới 25cm, lá có màu lục sẫm
Hoa hình chùm dài khoảng 10cm, mọc thành từng đôi từ nách lá, cụm hoagồm nhiều hoa nhỏ màu trắng hoặc màu kem Hoa tự gần bông dài gần bằng lá, mọclẻ tập trung 2-4 hoa tự ở nách lá Hoa lưỡng tính, tràng hoa màu vàng, nhị nhiềuvươn dài ra ngoài hoa Sau khi thụ phấn hoa trở thành quả màu xanh lá cây lúc chín
có màu đen Lúc đầu thì thẳng, sau quả xoăn lại bện vào nhau thành những bókhông đều.Quả đậu, dẹt và mỏng lúc non thẳng, khi già cong, cuộn xoắn lại Hạt dẹthình dạng thay đổi từ dài đến ô van hay hình elíp kích thước 3-5 x 2-3mm, nằmngang trong vỏ quả Khi chín màu đen bóng hạt có vỏ dày, cứng, có dính dải màu
đỏ Mỗi kg hạt có từ 52.000 – 95.000 hạt Vỏ quả chín nứt ra theo mép, hạt cứng cómàu đen vẫn treo bởi rốn hạt màu vàng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003); (Lê Đình
Khả et al., 2003).
Keo có hình dáng thân tròn, thẳng nên gỗ Keo được dùng rộng rãi trên thịtrường để đóng đồ gia dụng cung cấp nguyên liệu cho nghành sản xuất ván dăm,ván bóc và đặc biệt là làm nguyên liệu giấy Keo có hiệu xuất làm bột giấy cao, nênvẫn được coi là một trong những loài chính trồng rừng nguyên liệu (Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2003); (Lê Đình Khả et al., 2003); (Hà Huy Thịnh, 2006).
Keo có khả năng cố định đạm trong đất nhờ cộng sinh với vi khuẩnRhizobium tạo ra nốt sần ở rễ vì vậy nó có khả năng cải tạo đất, phát triển đượctrong nhiều hoàn cảnh khác nhau.Keo có thể tồn tại trên đất xấu, độ pH thập và có
Trang 22khả năng cạnh tranh tốt.Keo có khả năng thích ứng rộng từ vùng nhiệt đới ẩm đếnvùng cận nhiệt đới.Keo với tán lá dày và rậm có tác dụng che phủ mặt đất, chốngxói mòn rửa trôi và cải tạo đất nên đây là cây trồng chủ lực của nước ta (Lê Đình
Khả et al., 2003).
Keo thích hợp nơi có nhiệt độ bình quân năm 23-240C, lượng mưa trung bình
từ 1.800 - 2000mm, độ cao dưới 600 - 700m so với mực nước biển, độ dốc dưới 20
- 250 và ưa đất tốt sâu dày, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt, trồng tậptrung và phân tán đều được (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003); (Hà Huy Thịnh, 2006)
2.2.2 Nghiên cứu về nấm Linh Chi đỏ
Ngày nay, theo phân loại nấm Linh chi của con người đã dành gần 50 nămnghiên cứu về lĩnh vực này, đã chia nấm Linh chi ra làm 6 loại:
Nấm Linh chi đỏ: còn được gọi là Linh chi HgS, thường được tìm thấy ở trên
núi Huo Ganoderma lucidum là đại diện chính cho loài nấm này Những đặc điểm
của nấm Linh chi đỏ chính là nắp nấm có hình dạng giống như quả thận hoặc hìnhbán nguyệt, màu nâu đỏ Thân nấm có dạng giống như một thân cây, cùng màu hoặcđậm hơn so với nắp nấm
Nấm Linh chi tím: còn được biết đến với tên gọi là Linh chi gỗ Đặc điểmcủa loại nấm này là nắp nấm có màu nâu hoặc nâu tím Quả thể có màu nâu, bào tử
của chúng lớn hơn nấm Linh chi đỏ Ganoderma sinense là đại diện của loài nấm này.
tím Một cây nấm lớn có thể nặng khoảng 5 kg hoặc hơn, còn cây nấm non thì nặng
khoảng 1,5 đến 2 kg Laetiporus sulphureus là đại diện của loài nấm này Khi tươi
thì nấm này sẽ chứa rất nhiều nước
Linh chi trắng: còn được gọi là nấm Linh chi ngọc bích Theo như Bao Puzi
mô tả thì đây là loại nấm không có chất béo, Fomitopsis officinalis là đại diện cho
loài nấm này Loại nấm này có quả thể màu trắng, hình dáng giống như một cáimóng ngựa Một cây nấm lớn có thể nặng đến nhiều kilogram Loại nấm nàythường mọc trên cây thông và một số loại cây lá kim khác
Linh chi đen: còn được gọi là nấm Linh chi xuân Loại nấm này thường mọc
ở trong những thung lũng, nắp nấm bên ngoài có màu đen bên trong có màu đỏ,
Trang 23thường mọc trên các thân cây, có vị mặn và đắng Amauroderma
rugosum và Polyporus melanopus là 2 đại diện chính của loài nấm này Cả cuống
và nắp của 2 loại nấm này đều có màu đen
Linh chi xanh: còn được gọi là nấm Linh chi rồng Theo Bao Puzi miêu tả thìnấm Linh chi xanh có hình dáng giống như những sợi lông của chim bói
cá Coriolus versicolar là đại diện tiêu biểu cho loài nấm này Đặc điểm của loài
này là mũ nấm cứng và bề mặt được bao phủ bởi những sợi lông ngắn
Trong mỗi loài nấm Linh chi lại được chia ra rất nhiều loại khác nhau.Ví dụ
như nấm Linh chi đỏ thì có Ganoderma lucidum và Ganoderma tsugae được biết đến nhiều nhất.Đối với linh chi tím thì có Ganoderma neojaponicum và Ganoderma
sinense.Tuy nhiên, trong lĩnh vực trồng trọt, y dược và nha khoa, người ta chỉ tập
trung nghiên cứu 2 loại đó là Linh chi đỏ và Linh chi tím Nấm Linh Chi đỏ là mộtloại nấm hóa mộc, cứng khi khô nhưng khi tiếp xúc với nước trở nên hơi mềm.Quảthể nấm Linh chi đỏ gồm:
Mũ nấm: mặt trên thường có một lớp bóng màu nâu đỏ, mặt dưới nấm là thụtầng, hình ống nếu cắt ngang có dạng tổ ong Ngoài thiên nhiên, nấm luôn có dạngbất đối xứng, tức là cuống nấm thường ở một bên như vị trí tay quạt Đối với nấmtrồng, mũ nấm tròn và gần như đối xứng, cuống nấm ở lệch giữa trung tâm do đượctrồng theo từng đơn vị, không có sự chèn ép và ảnh hưởng môi trường bên ngoài
Bào tử: hình thuẩn có gai lõm Một đầu tròn lớn, một đầu nhỏ có lỗ, nơi đâybào tử sẽ nảy mầm cho ra khuẩn ty ăn luồn vào thân cây
Chân nấm: bám vào đài vật như thân cây Chân nấm có thể dài cũng có thểngắn, là bộ phận giúp nấm lấy chất dinh dưỡng
Khuẩn ty: là thân nấm đầu tiên do bào tử nẩy mầm cho ra khuẩn ty, từ ty nàymới cho ra cuống nấm và mủ nấm lộ ra ngoài
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà nấm Linh chi đỏ đến cho sức khoẻ, cũng vì
sự quý hiếm của nó mà ngày xưa nấm linh chi được xem như một sản phẩm rất quý
và đắt tiền.Mãi đến năm 1970, người ta mới bắt đầu trồng nấm Linh chi và đến năm
1980 thì ngành trồng nấm Linh chi đã phát triển rất nhanh chóng ở Trung Quốc
Trang 242.2.3 Phân bố nấm linh chi
Thế giới
Nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) là một loài nấm thường được tìm
thấy ở các nước Á Đông,Từ xưa đến nay, ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số nướcchâu Á khác đã sử dụng nấm Linh chi như một loại thảo dược để giúp tăng cườngsức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người Đây là một loại nấm lớn, màu tối, vỏ
ngoài nhẵn bóng và nhìn giống như một khúc gỗ, Trong tiếng Latin thì lucidus có
nghĩa là «sáng bóng » hay «rực rỡ » và điều này cũng tương thích với hình dáng bênngoài của nấm Linh chi đỏ Nấm được phân bố rộng rãi ở các nước Á Đông vàthường mọc trên các thân cây khô hoặc đã chết Những loại nấm Linh chi được sửdụng rộng rãi trong y học gồm
Nấm Linh chi đỏ phân bố rộng rãi ở vùng rừng rậm nhiệt đới và cận nhiếtđới ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Được khai thác lâu đời nhất ở Trung quốc và
Ấn Độ Hiện được trồng theo công nghệ thâm canh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, TrungQuốc và bắt đầu trồng ở một số nước Đông Nam Á và Nam Mỹ
Nấm Linh chi đỏ(Ganoderma lucidum)có hai hình thức phát triển, một là
nấm không cuống được tìm thấy vùng ôn đới ở Bắc Mỹ và hai là nấm có cuống dài
và dẹp được tìm thấy ở vùng nhiệt đới Tuy nhiên do môi trường, có dạng trunggian giữa hai dạng nêu trên
2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu (Đức Thắng quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội)
Vị trí địa lý
Trang 25Viện Lâm nghiệp Việt Nam có trụ sở tại phường Đức Thắng thuộc quận Bắc
Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam, nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 12km Phường đức thắng tiếp giáp với các phường sau:
+ Phía Bắc giáp phường Xuân Đỉnh, phường Xuân Tảo, phường Cổ Nhuế 2 quận Bắc Từ Liêm
+ Phía Nam giáp phường Mai Dịch, phường Dịch Vọng Hậu, phường NghĩaTân quận Cầu Giấy và phường Phú Diễn quận Bắc Từ Liêm
+ Phía Đông giáp phường Xuâ+n Tảo, phường Xuân La quận Bắc Từ Liêm
và phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy
+ Phía Tây giáp phường Cổ Nhuế 2, phường Phú Diễn quận Bắc Từ Liêm và phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
Phường đức thắng có các tuyến đường chính: đường Phạm Văn Đồng, đườngHoàng Quốc Việt, đường Trần Cung, đường Đặng Thùy Trâm, đường Phạm TuấnTài để đi vào nội thành
Điều kiện địa hình:
Địa Hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sangĐông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồiđắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông
Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác Phần diện tích đồi núi phầnlớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức Khu vực nội thành có một
số gò đồi thấp
2.3.2 Điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ ở Viện LâmNghiệp Việt Nam
Viện Lâm nghiệp Việt Nam có trụ sở tại phường Đức Thắng thuộc quận Bắc
Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam Với điều kiện khí hậu của quận Bắc TừLiêm như sau: Quận nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnhhưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều Một năm có hai mùa rõrệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,nhiệt độ trung bình năm khoảng 240C, lượng mua trung bình năm là 1600mm –1800mm, độ ẩm không khí cao, trung bình khoảng 82%
Trang 26PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHAM VI, NỘI DUNG, VẬT LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
Phạm vi nghiên cứu nấm Linh chi đỏ
3.2 Vật liệu nghiên cứu:
3.3 Nội dung nghiên cứu:
3.3.1 Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu, bào tử và hệ sợi nấm nấm Linh chi
- Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu
- Mô tả đặc điểm bào tử và hệ sợi nấm Linh chi
3.3.2 Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợiNấm
- Ảnh hưởng của ẩm độ không khí đến sinh trưởng của hệ sợi Nấm
3.3.3 Nghiên cứu sự hình thành thể quả trên giá thể nhân tạo
- Nghiên cứu tỷ lệ bột nhẹ trong hình thành thể quả
- Nghiên cứu tỷ lệ cám gạo trong hình thành thể quả
- Nghiên cứu thời gian hấp khử trùng đến tỷ lệ nhiễm và hình thành thể quả
3.3.4 Đề xuất và kiến nghị các giải pháp
3.4 Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1 Phương pháp mô tả đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Linh chi
- Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu.Nấm Linh chi được quan sát bằng mắtthường mô tả về hình dáng, kích thước, màu sắc, mũ nấm, chân nấm
Trang 27- Mô tả đặc điểm bào tử và hệ sợi nấm Linh chi: Bào tử và hệ sợi được quansát trên kính hiển vi Olympus BX50 độ phóng đại 2000 lần về hình dáng, kíchthước, màu sắc
3.4.2 Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết
- Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợinấm Linh chi
Cấy Nấm Linh Chi vào chính giữa hộp lồng có chứa môi trường PDA xếp các hộp lồng này vào tủ định ôn có thang nhiệt độ khác nhau 100C± 1; 150C± 1;
200C±1; 250C ± 1; 300C ±1; 350C ±1, mỗi thang nhiệt độ 10 hộp theo dõi trong 8ngày cứ 48 giờ đo đường kính một lần (đo hai chiều vuông góc rồi lấy trị sốtrung bình) Thí nghiệm được lặp lại 3 lần và lấy trị số đường kính bình quânlàm đại diện cho thí nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ không khí đến sinh trưởng của nấm Linh chi
Bên cạnh nhiệt độ, ẩm độ không khí cũng là một yếu tố quan trọng có ảnhhưởng lớn đến sự sinh trưởng của nấm Phương pháp được tiến hành theo Both.Cpha NaCl với các nồng độ khác nhau trong bình hút ẩm để tạo ra môi trường khôngkhí có độ ẩm không khí (RH%) khác nhau cụ thể như sau:
Dung dịch pha xong đổ vào bình hút ẩm loại lớn mỗi bình 2 lít nước, đậy nắp
để trong tối có nhiệt độ 280C, 48 giờ đo đường kính một lần (đo hai chiều vuônggóc rồi lấy trị số trung bình) Thí nghiệm theo dõi và thu số liệu trong vòng 8ngày.Cấy nấm vào chính giữa hộp lồng có chứa môi trường PDA, mỗi bình hút ẩmđặt 10 hộp lồng sau 2 ngày đo đường kính nấm theo hai chiều vuông góc và lấy trị
số bình quân Thí nghiệm được lặp lại 3 lần và lấy trị số đường kính nấm trung bìnhlàm đại diện cho thí nghiệm
Trang 283.4.3 Nghiên cứu sự hình thành thể quả trên giá thể nhân tạo
- Nghiên cứu tỷ lệ bột nhẹ trong hình thành thể quả.Thí nghiệm được tiến hànhvới 5 công thức bột nhẹ mỗi công thức 30 bịch hấp khử trùng ở nhiệt độ 121 OoC ápxuất 1 atm:
CT1: 0% bột nhẹ + 10 cám gạo + 90% mùn cưa gỗ keo
CT2: 1% bột nhẹ + 10 cám gạo + 89% mùn cưa gỗ keo
CT3: 2% bột nhẹ + 10 cám gạo + 88% mùn cưa gỗ keo
CT4: 3% bột nhẹ + 10 cám gạo + 87% mùn cưa gỗ keo
CT5: 4% bột nhẹ + 10 cám gạo + 86% mùn cưa gỗ keo
Đánh giá khối lượng tươi, khô của nấm sau hình thành thể quả
- Nghiên cứu tỷ lệ cám gạo trong hình thành thể quả
Thí nghiệm được tiến hành với 4 công thức có thành phần cám gạo khác nhaumỗi công thức 30 bịch hấp khử trùng ở nhiệt độ 121 OoC áp xuất 1 atm:
CT1: 2% bột nhẹ + 0% cám gạo + 90% mùn cưa gỗ keo
CT2: 2% bột nhẹ + 5% cám gạo + 93% mùn cưa gỗ keo
CT3: 2% bột nhẹ + 8% cám gạo + 90% mùn cưa gỗ keo
CT4: 2% bột nhẹ + 10% cám gạo + 88% mùn cưa gỗ keo
Đánh giá khối lượng tươi, khô của nấm sau hình thành thể quả
- Nghiên cứu thời gian hấp khử trùng đến tỷ lệ nhiễm và hình thành thể quảThí nghiệm được tiến hành với 4 công thức mỗi công thức có tỷ lệ (2% bộtnhẹ + 10 cám gạo + 88% mùn cưa gỗ keo) 30 bịch hấp khử trùng ở các mức thờigian nhiệt độ 121 OoC áp xuất 1 atm:
Trang 293.4.4 Nghiên cứu Bảo quản nấm Linh chi
Tham khảo tài liệu để đề xuất một số phương pháp Bảo quản chế biến nấmLinh chi theo tài liệu của Đinh Xuân Linh và cộng sự (2012) và Phạm Quang Thu(1990), Trịnh Tam Kiệt (2016)
Trang 30PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp mô tả đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Linh chi
Đặc điểm hình thái, giải phẫu
- Mũ nấm mới sinh có dang u lồi, hơi tròn, dẹt, sau phát triển thành dạng thận,quạt hoặc có khi gần tròn, mặt của nấm có những vòng vâng đồng tâm, lượn songnhiều hay ít, có những vân nhăn dạng phóng xạ Khi nấm đá thành thục mép mũnấm mỏng, gợi song hởi cong về phía trong Mầu mép nấm và mặt dưới của mũnấm có mầu trắng vàng đến mầu tráng của lưu huỳnh, mũ nấm mới sinh có mầutrắng vàng sâu chuyển thành mầu nâu, khi già có mầu nâu nâu tím nhẵn bóng, kíchthước của mũ nấm rất biến động, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nơi thu mẫu kíchthước dao động từ 7 - 15cm độ dày của mũ nấm phụ thuộc vào kích thức của mũnấm chỗ dày nhất là phần sát với cuống và mỏng dần cho đến mép trung bình là 2cm
- Cuống nấm; thể quả có cuống, độ dày của thay đổi và phụ thuộc vào điềukiện tự nhiên, phụ thuộc vào giá thể Qua việc đo đến chiều dài của cuống nấm vàcủa tám nấm cho thấy chiều dài của cuống nấm thường gấp 1.5 – 2 lần đường kínhcủa mũ nấm ,và cuống đỉnh bên, thường đính vào phần lồi của mũ nấm Màu củacuống thường thấm hơn nhiều so với mầu của mũ nấm khi non mầu trắng Khi giàmầu sẫn nâu, khi thành thục cuỗng có mầu nâu tím sẫn, cuống hình trụ gần như trònhoặc hơi dẹp đường kính thường từ 1.5 – 2cm
- Mô nấm là chất bần khi non có mầu trắng, lúc trưởng thành có mầu trắngsữa, chuyển dần thành mầu vàng nhạt rùi mầu vàng nâu, mô không phân tầng, môcủa cuống nấm và tám nấm không khác biệt nhâu, được tạo thành từ những sợi ko
có vách ngăn được gọi là sợi cứng, và những sợi cứng có đường kính nhở hơn phânnhánh mạnh (sợi bện kết) bện kết các sợi cứng lại, đừng kính của sợi từ 1.5 – 6.2
mm Đảm hình chùy không mầu, có kích thước từ 8 -12cm Thể sinh sản dạng ốngmầu nâu nhạt đến nâu, một lớp dày 0.5 – 1 cm , mô của ống là mô của thịt nấm làđồng nhất, miệng ống hình tròn, 1mm² có từ 4 – 5 ống