1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu nâng cao năng lực quản lý thuyền viên tại công ty vận tải biển vinalines

78 703 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Theo đó, các chứng danh này phải đáp ứngcác tiêu chuẩn chuyên môn quy định Bộ luật STCW 95/2010 về các chức năng:Hàng hải; Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa; Kiểm soát hoạt động của

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin đảm bảo rằng luận văn này là nghiên cứu của riêng tôi, dưới sựhướng dẫn, giúp đỡ, của thầy PGS.TS Nguyễn Kim Phương - Phó trưởng KhoaHàng hải - Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam Các kết quả, số liệu, được đưa ratrong bản luận văn này là hoàn toàn khách quan, trung thực và chưa được ai công

bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu khác nào trước đó

Đồng thời, tôi cũng xin đảm bảo rằng, các thông tin được trích dẫn trongluận văn đều đã được chỉ rõ về nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo tính chính xác

Hải Phòng, ngày 10 tháng 09 năm 2015

Tác giả

KS NGUYỄN MINH NGHĨA

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả trân trọng cảm ơn các thầy trong Ban chủ nhiệm Khoa Hàng hải,Viện Đào tạo Sau đại học, các phòng, ban, thư viện, v.v, đã đóng góp, giúp đỡ tácgiả và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp số liệu, tài liệu, v.v, để hoàn thiệnluận văn

Tác giả trân thành cám ơn đến các cán bộ đồng nghiệp trong Công ty vận tảibiển Vinalines, gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, đóng góp nhiều ý kiếnquý báu và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thiện luận văn đúng thời hạn

Tác giả xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới Thầy giáo PGS.TS NguyễnKim Phương đã chỉ dẫn, hướng dẫn tận tình chu đáo trong suốt quá trình làm luậnvăn cũng như quá trình theo học cao học tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Mặc dù tác giả rất cố gắng trong quá trình thực hiện và viết luận văn, nhưngvới nội dung khá lớn, việc thu thập và xử lý tài liệu nhiều và bản thân còn nhữnghạn chế nhất định, vì vậy khó tránh khỏi những khiếm khuyết Tác giả rất mongmuốn nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến xây dựng của các thầy, các đồngnghiệp để luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BGTVT Bộ Giao Thông Vận Tải

VLC Công Ty Vận Tải Biển Vinalines

GCNHLNV Giấy Chứng Nhận Huấn Luyện Nghiệp Vụ

GCNKNCM Giấy Chứng Nhận Khả Năng Chuyên Môn

STCW International Convention On Standards Of Training,

Certification And Watchkeeping For SeafarersIMO International Maritime Organization

ITF International Transport Workers' Federation

MOU Memorandum Of Understanding On Port State ControlVINALINES Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam

Trang 5

1.2 Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo tổng

2.3 Số lượng nhân sự tính theo thành phần 332.4 Số lượng thuyền viên VLC năm 2013-2015 [4] 362.5 Đánh giá số lượng và chất lượng thuyền viên năm

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Vận tải biểnVinalines 242.2 Biểu đồ tỉ lệ tai nạn sự cố đội tàu năm 2013 312.3 Biểu đồ tỉ lệ tai nạn sự cố đội tàu năm 2014 312.4 Biểu đồ tỉ lệ tai nạn sự cố đội tàu năm 2015 322.5 Biểu đồ số lượng nhân sự tính theo thành phầnnăm 2013 332.6 Biểu đồ số lượng nhân sự tính theo thành phầnnăm 2014 342.7 Biểu đồ số lượng nhân sự tính theo thành phầnnăm 2015 342.8 Biểu đồ tỉ trọng cơ cấu trình độ thuyền viên củaVLC 382.9 Biểu đồ thống kê thuyền viên VLC năm 2015theo độ tuổi 412.10 Biểu đồ các nước cung ứng thuyền viên chính 552.11 Dự báo lượng thuyền viên thiếu hụt tới năm 2020 563.1 Màn hình đăng nhập chương trình quản lý thuyềnviên 643.2 Giao diện chương trình quản lý thuyền viên 64

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế thế giới ngày càng phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng thì ngàycàng có nhiều hàng hoá sản xuất ra và được xuất khẩu ra các nước trên thế giới.Việc giao thông buôn bán bằng đường biển nay đã trở thành một hình thức vận tảichiếm tỉ trọng cao trong vận tải hàng hoá giữa các quốc gia bởi những ưu điểmriêng của nó: vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn, khoảng cách vận chuyển xa, giáthành vận chuyển rẻ Đặc biệt đối với nước ta, với hệ thống cảng biển trải dài từBắc tới Nam trên suốt doc bờ biển với hơn ba nghìn km bờ biển kéo dài ra nhiềuvũng, vịnh thì vận tải biển giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống vận tải quốc gia

Từ năm 2001, Việt Nam đã được tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) công nhận

là một trong 71 quốc gia đầu tiên có tên trong danh sách trắng (white list), tức là hệthống đào tạo huấn luyện Hàng hải của Việt Nam đạt tiêu chuẩn chung của Quốc

tế Trong chương trình kiểm tra, đánh giá chéo về hệ thống đào tạo và huấn luyệnHàng hải của Việt Nam vẫn được đánh giá là đáp ứng đầy đủ và hiệu quả theo quyđịnh của STCW 78/2010

Dựa theo các số liệu gần đây của Liên đoàn Vận tải quốc tế (ITF) thì nhucầu thuyền viên cho ngành vận tải biển vẫn tiếp tục phát triển trong những năm tới

Có thể đây là cơ hội tốt để ngành Hàng hải Việt Nam cung cấp sỹ quan thuyền viênchất lượng cao nhằm lấp khoảng trống về nhân lực cho đội tàu biển thế giới

Thời gian qua, đội tàu vận tải biển Việt Nam đã phát triển về cả lượng vàchất Các tàu mới, trọng tải lớn và hiện đại ngày càng được bổ sung vào đội tàuvận tải biển Việt Nam Ngày càng có nhiều các con tàu treo cờ quốc tịch Việt Namxuất hiện ở hầu hết các hải cảng trên thế giới, góp phần quảng bá một ảnh ViệtNam năng động và đổi mới đến với các bạn bè trên khắp năm châu Đội tàu vận tảiViệt Nam đã tiếp cận đến các thị trường trên khắp thế giới Trong khi đó nguồnnhân lực đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của ngành vận tải biển vẫn chưa đủ

về số lượng

Một điều băn khoăn nữa là chất lượng thuyền viên Việt Nam thua kém sovới những nước trong khu vực như Philippines, Indonesia, Thái Lan Thủy thủ,

Trang 8

thợ máy kém hơn về thể lực, nghiệp vụ và ngoại ngữ Sỹ quan, tuy thời gian đàotạo dài hơn, nhưng với phương pháp học nặng về “hàn lâm”, lý thuyết nhiều, thựchành ít lại thiếu điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, vốn ngoại ngữ nghèonàn nên rất dễ lúng túng ở cương vị chỉ huy Chính vì thế phải tổ chức đi thành êkíp thì mới đảm đương được công việc Song với chủ tàu nước ngoài đây lại là trởngại, kém hấp dẫn khi thuê thuyền viên Việt Nam, mặc dù mức lương có khi thấphơn thuê thuyền bộ nước khác.

Mặt khác trong những năm vừa đây, số lượng lớn tàu bị lưu giữ ở nướcngoài đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của những người làm trong ngành hànghải Trong một thời gian dài, thực trạng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam bịlưu giữ ở nước ngoài vẫn luôn ở trạng thái “báo động đỏ” Cho đến tháng 1 năm

2015 vừa qua, sau những nỗ lực cố gắng thực hiện nhiều giải pháp, đội tàu vận tảibiển Việt Nam đã ra khỏi “danh sách đen” của Tokyo MOU Tuy nhiên vẫn cònmột số lượng không nhỏ tàu biển Việt Nam bị lưu giữ và được “ưu tiên” kiểm travới tần suất cao ở các cảng nước ngoài Một trong những nguyên nhân chính gây

ra tình trạng này là sự thiếu sót trong công tác quản lý thuyền viên

Là doanh nghiệp vận tải biển sở hữu đội tàu tương đối lớn thuộc Tổng công

ty Hàng hải Việt Nam, quản lý thuyền viên là một trong số những vấn đề đượcCông ty vận tải biển Vinalines đặc biệt quan tâm để không ngừng nâng cao hiệuquả trong khai thác đội tàu của mình

Đánh giá được tính chất quan trọng của công tác quản lý thuyền viên vàoviệc nâng cao chất lượng thuyền viên, nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu, tác giả

đã tập trung nghiên cứu cơ sở của công tác quản lý thuyền viên, phân tích thựctrạng, nguyên nhân khó khăn và đề xuất các phương hướng nhằm “Nâng cao nănglực quản lý thuyền viên tại Công ty vận tải biển Vinalines”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài được thực hiện nhằm phân tích đánh giá thực trạng của việc quản lýthuyền viên của Công ty Vận tải biển Vinalines, phân tích được nguyên nhân và dovậy đề ra các giải pháp tiến tới nâng cao năng lực quản lý thuyền viên

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu về đội ngũ cán bộ thuyền viên thuộc Công tyVận tải biển Vinalines và các phân tích các hoạt động liên quan đến công tác quản

lý thuyền viên thuộc Công ty

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác quản lý thuyền viêntrong giai đoạn hiện nay của Công ty

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp: Thống kê, khảo sát thực nghiệm, phân tích được sử dụngtổng hợp để phục vụ cho công việc xây dựng nội dung chủ yếu của đề tài Sau khithống kê số liệu về thuyền viên tại công ty, tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giáthực trạng và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, khắcphục một số tồn tại trong nhiệm vụ quản lý thuyền viên tại công ty hiện nay

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã tổng hơp các cơ sở lý luận về hoạt động quản lýthuyền viên tại Việt Nam nói chung và tại Công ty Vận tải biển Vinalines nói riêng

* Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp khả thi có thể đượctriển khai vận dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuyền viên tại Công tyVận tải biển Vinalines

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm về quản lý và quản lý doanh nghiệp [7]

Quản lý là một hoạt động phát sinh một cách khách quan khi cần có sự kếthợp của tập thể vì một mục tiêu chung Hoạt động quản lý diễn ra ở tất cả mức độ

từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn Trình độ xã hội hoá ngày càng phát triển, yêu cầucông tác quản lý càng cao, nhiệm vụ của nó càng tăng lên

Thuật ngữ “quản lý” về mặt nội dung có nhiều thể hiện khác nhau Vớinghĩa phổ biến thì có thể hiểu: quản lý là hành động nhằm tác động tới chủ thểquản lý một cách có tổ chức và định hướng để điều chỉnh các quá trình trong xãhội và hành vi của con người nhằm duy trì sự phát triển và ổn định của các đốitượng theo những mục tiêu đã đề ra

Với định nghĩa trên, hoạt động quản lý gồm những yếu tố sau:

Chủ thể quản lý: là nhân tố tạo ra các tác động quản lý Con người hoặc tổchức là chủ thể tác động lên đối tượng được quản lý bằng các công cụ với nhữngphương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định

Đối tượng quản lý: Chủ thể quản lý trược tiếp trực tiếp sự tác động lên Tuỳthuộc vào các đối tượng khác nhau mà người ta phân loại ra các dạng quản lý khácnhau

Khách thể quản lý: Do chủ thể quản lý tác động hay điều chỉnh, đây chính

là hành vi của con người, các quá trình trong xã hội

Mục đích của hoạt động quản lý là đích mà chúng ta cần phải đạt tới tại mộtthời điểm do chủ thể quản lý định trước Đây là căn cứ để chủ thế quản lý thựchiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp

Sự ra đời của quản lý chính là nhằm đạt đến hiệu quả nhiều hơn, năng suấtcao hơn trong công việc Thực chất của quản lý con người trong đơn vị nhằm đạtđược mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất

Những đặc điểm cơ bản của quản lý bao gồm:

- Quản lý luôn có đối tượng quản lý và chủ thể quản lý

Trang 11

- Quản lý là một quá trình năng động, luôn biến đổi.

- Quản lý vừa là khoa học cũng vừa là nghệ thuật

- Quản lý gắn liền với quyền lực

Từ các định nghĩa trên, ta có thể thấy đối tượng chính của quản lý là nhữngcon người trong cơ quan, đơn vị; thông qua đó tác động đến các yếu tố về vật chấtnhư (vốn, vật tư, công nghệ) để tạo ra mục tiêu cuối cùng của toàn bộ hoạt động

Vì vậy, thực chất mà nói, quản lý chủ yếu là hoạt động quản lý con người (trongbất cứ loại hình hoạt động nào)

Như vậy có thể thấy con người là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động;tuy nhiên điều này hoàn toàn không có nghĩa là các chức năng quản lý có nội dungchỉ là quản lý về mặt nhân sự Nhiều nhà khoa học về quản lý đã nhấn mạnh vềđiều này qua cách thể hiện như: “Quản lý là một quá trình mà bằng và thông quanhững người khác, làm cho những hoạt động được thực hiện với hiệu quả cao,” và

“Các nhà quản lý có nhiệm vụ duy trì các hoạt động thúc đẩy các cá nhân cốnghiến tốt nhất vào các mục tiêu của tổ chức”

Quản lý doanh nghiệp là công việc thường xuyên, hàng ngày của các nhàlàm công tác quản lý Quản lý doanh nghiệp là hướng vào thực hiện mục tiêu bằngviệc duy trì và thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự tồn tại,vận hành của chính doanh nghiệp đó

1.1.2 Thuyền bộ và thuyền viên [3]

Theo Bộ luật Hàng Hải Việt Nam số 40/2005/QH11, khái niệm về thuyền bộ

và thuyền viên được qui định tại Điều 45 và Điều 46 như sau [3]:

Điều 45 Thuyền bộ

Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồmthuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàubiển

Điều 46 Thuyền viên làm việc trên tàu biển

1 Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danhtrên tàu biển Việt Nam

Trang 12

2 Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sauđây:

a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trêntàu biển Việt Nam;

b) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi lao động, khả năng chuyên môn vàchứng chỉ chuyên môn theo quy định;

c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;

5 Bộ trưởng Bộ Y tế phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyđịnh cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển ViệtNam

1.1.3 Một số chức danh làm việc trên tàu biển [9]

Theo Công ước STCW 78/2010 có những chức danh chính làm việc trên tàubiển như sau:

1 Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở tàu;

2 Đại phó là sỹ quan kế cận thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong

trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy tàu;

3 Sỹ quan boong là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy

định tại các điều khoản của Chương II của Công ước STCW;

Trang 13

4 Máy trưởng là sỹ quan máy cao cấp chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học

của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của tàu;

5 Máy hai là sỹ quan máy kế cận máy trưởng và chịu trách nhiệm về sức

đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của tàu trongtrường hợp máy trưởng không còn đủ khả năng đảm nhiệm;

6 Sỹ quan máy là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định

tại các điều khoản của Quy tắc III/1, III/2 hoặc III/3 của Công ước STCW;

7 Sỹ quan kỹ thuật điện là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo

quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/6 của Công ước STCW;

8 Sỹ quan thông tin vô tuyến là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn

theo quy định của các điều khoản của Chương IV của Công ước STCW;

9 Thợ kỹ thuật điện là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo

quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/7 của Công ước STCW;

10 Thuỷ thủ trực ca OS là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định

tại các điều khoản của Quy tắc II/4 của Công ước STCW;

11 Thuỷ thủ trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định

tại các điều khoản của Quy tắc II/4 và Quy tắc II/5 của Công ước STCW;

12 Thợ máy trực ca Oiler là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy

định tại các điều khoản của Quy tắc III/4 của Công ước STCW;

13 Thợ máy trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định

tại các điều khoản của Quy tắc III/4 và Quy tắc III/5 của Công ước STCW

1.2 Cơ sở pháp lý về quản lý thuyền viên

1.2.1 Pháp luật quốc gia

1.2.1.1 Qui định về chức danh và nhiệm vụ theo chức danh và đăng ký trên tàu biển Việt Nam [2]

Thông tư số 07/2012/TT-BGTVT về chức danh và nhiệm vụ theo chức danhcủa thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có hiệulực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2012 và thay thế Quyết định số29/2008/QĐ-BGTVT ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông

Trang 14

vận tải về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyềnviên làm việc trên tàu biển Việt Nam

Thông tư bao gồm 75 điều được chia làm 03 chương với những qui định baophủ toàn diện các vấn đề về chức danh của thuyền viên và nhiệm vụ của từng chứcdanh làm việc trên tàu biển Việt Nam cũng như công tác đăng ký thuyền viên tạiViệt Nam Theo Điều 6, chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam baogồm: thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), máy trưởng, máyhai, sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vôtuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủythủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca, thợ máy chính, thợ máy trực ca, thợ kỹ

thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, phục

vụ viên, bếp trưởng, cấp dưỡng, tổ trưởng phục vụ hành khách, nhân viên phục vụhành khách, tổ trưởng phục vụ bàn, nhân viên phục vụ bàn, quản lý kho hành lý,thợ giặt là, kế toán, thủ quỹ, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, trật tự viên, thợmáy lạnh và thợ bơm Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sửdụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu

1.2.1.2 Qui định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn và định biển an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam [1]

Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định vềtiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên antoàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân,thuyền viên có liên quan đến tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn củathuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam Thông tư baogồm 59 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012 Sau đây lànhững nội dung chính của Thông tư

a Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền viên

Thông tư qui định tại các điều từ Điều 4 đến Điều 8 về tiêu chuẩn chuyênmôn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên; thuyền trưởng, đại phó tàu

từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT; sỹ

Trang 15

quan boong tàu từ 500 GT trở lên; sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GThành trình gần bờ; và thủy thủ trực ca Theo đó, các chứng danh này phải đáp ứngcác tiêu chuẩn chuyên môn quy định Bộ luật STCW 95/2010 về các chức năng:Hàng hải; Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa; Kiểm soát hoạt động của tàu vàchăm sóc người trên tàu; và Thông tin liên lạc.

Đối với bộ phận máy, từ Điều 9 đến Điều 15, Thông tư qui định tiêu chuẩnchuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KWtrở lên; máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới

750 KW và máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW; sỹ quanmáy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên; sỹ quan máy tàu có tổngcông suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW; thợ máy trực ca; sỹ quan kỹthuật điện; thợ kỹ thuật điện Tương ứng từng chức danh theo công suất máy phảiđáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Bộ luật STCW 95/2010 về cácchức năng sau đây:

1 Kỹ thuật máy tàu biển;

2 Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy;

3 Bảo dưỡng và sửa chữa;

4 Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu

b Các loại chứng chỉ chuyên môn

Theo các điều từ Điều 16 đến Điều 20, chứng chỉ chuyên môn của thuyềnviên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây: GCNKNCM và GCNHLNV.Trong đó, GCNHLNV gồm Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sauđây viết tắt là GCNHLNVCB); Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt(sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB) và Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụchuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM) Các giấy chứng nhận do cơ quan

có thẩm quyền cấp và đều có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp

c Điều kiện cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

Điều kiện chung: Theo điều 21 của Thông tư

Để được cấp GCNKNCM, thuyền viên phải có đủ các điều kiện chung sau

Trang 16

1 Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;

2 Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc

kỹ thuật điện tàu tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

3 Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưađủ:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này ở các trườngkhác;

b) Tốt nghiệp chuyên ngành tương tự tại các trường đào tạo chuyên ngànhhàng hải;

c) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máyphương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trườngđào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa

4 Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Mục 5 của Thông tư này;

5 Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tươngứng với từng chức danh quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31,

32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39 của Thông tư này

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên (theo điều 22 của Thông tư)

1 Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học; trường hợptốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề cóthời gian đào tạo 36 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do

Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 3 hoặc Tiếng Anh tương đương chứng chỉ

C trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giaothông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 3000 GT trởlên

Trang 17

2 Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ

500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;

b) Đối với thuyền trưởng:

- Có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu

24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đếndưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GTtrở lên tối thiểu 12 tháng;

- Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng tàu từ 3000 GT trở lên

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ

500 GT trở lên (theo điều 27 của Thông tư)

1 Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳngnghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiểntàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chươngtrình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có Tiếng Anh Hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ tương đương Tiếng Anhchứng chỉ B trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên

2 Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian thực tập được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tốithiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 500 GTtrở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca;

b) Trường hợp đã làm sỹ quan boong trên tàu từ 50 GT đến dưới 500 GThành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên (theo điều 30 Thông tư)

Trang 18

1 Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trườnghợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳngnghề thời gian đào tạo 36 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao

do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 3 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đươngchứng chỉ C trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giaothông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suấtmáy chính từ 3000 KW trở lên

2 Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu cótổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 24 tháng;

b) Đối với máy trưởng:

- Có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máychính từ 3000 KW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máytrưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 12tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000

KW trở lên tối thiểu 12 tháng;

- Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 3000

KW trở lên

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW (theo điều 31 của Thông tư)

1 Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, caođẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khaithác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đàotạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn

Trang 19

thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đươngchứng chỉ B trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giaothông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suấtmáy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW

2 Điều kiện đảm nhiệm chức danh:

a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu cótổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 24 tháng;

b) Đối với máy trưởng:

- Có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máychính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danhmáy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu

12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750

KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 12 tháng;

- Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KWđến dưới 3000 KW

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên (Theo điều 34 của Thông tư)

1 Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, caođẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khaithác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đàotạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoànthành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đươngchứng chỉ B trở lên;

c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750

KW trở lên

Trang 20

2 Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:

a) Có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu

12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộluật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suấtmáy chính từ 750 KW trở lên trong đó phải có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chứcdanh thợ máy trực ca;

b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suấtmáy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu

có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca (theo điều 36 của Thông tư)

1 Thuỷ thủ trực ca OS:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thờigian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàubiển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do BộGiao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;d) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thuỷ thủ trực ca OS 02 tháng

2 Thuỷ thủ trực ca AB:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thờigian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàubiển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do BộGiao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;d) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thuỷ thủ trực ca AB 12 tháng

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca (theo điều 37 của Thông tư)

Trang 21

1 Thợ máy trực ca Oiler:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghềthời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tàubiển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do BộGiao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;d) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca Oiler 02 tháng

2 Thợ máy trực ca AB:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghềthời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tàubiển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do BộGiao thông vận tải quy định;

b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức về an ninh tàu biển;d) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca AB 12 tháng

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện (theo điều 38 của Thông tư)

1 Điều kiện chuyên môn:

a) Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ cao đẳng, caođẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹthuật điện tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đàotạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoànthành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đươngchứng chỉ B trở lên;

c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giaothông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan kỹ thuật điện tàu biển

2 Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian thực tập được ghi

Trang 22

trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyệnđáp ứng các yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biểntối thiểu 36 tháng.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện (theo điều 39 của Thông tư)

1 Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp nghềthời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điệntàu biển trình độ sơ cấp nghề thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do

Bộ Giao thông vận tải quy định;

2 Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

3 Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;

4 Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ kỹ thuật điện 03 tháng

d Quy định về tổ chức thi sỹ quan

Từ điều 40 đến điều 42 của Thông tư đã quy định cụ thể các điều khoản liênquan đến việc thành lập hội đồng thi sỹ quan, thành lập ban giám khảo, huấn luyệnviên chính đồng thời quy định rõ nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của hội đồng, bangiáo khảo, và các huấn luyện viên chính trong vấn đề tổ chức kỳ thi sỹ quan

e Thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, công nhận, xác nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ

Theo Thông tư, các điều từ điều 48 đến điều 55 có quy định cụ thể về thủ tụccấp, gia hạn, cấp lại, công nhận, xác nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn,giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ, trong đó:

Điều 48 Quy định về thủ tục cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khảnăng chuyên môn

Điều 49 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực

ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện

Điều 50 Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

Điều 51 Thủ tục cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận vô tuyến điệnviên hệ GMDSS hạng tổng quát (GOC), Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ

Trang 23

GMDSS hạng hạn chế (ROC) và Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt(GCNHLNVĐB)

Điều 52 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính

Điều 53 Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xácnhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năngchuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính

Điều 54 Thu hồi Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên

Điều 55 Thủ tục phê duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nângcao, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ; dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng và cấpGiấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng

g Quy định về định biên an toàn tối thiểu

Điều 56 và 57 của Thông tư quy định về định biên an toàn tối thiểu đối vớitàu biển Việt Nam Theo các quy định đó thì:

1 Quy định chung đối với tàu biển Việt Nam

* Định biên an toàn tối thiểu bộ phận boong theo tổng dung tích (GT)

Bảng 1.1 Định biên an toàn tối thiểu bộ phận boong theo tổng dung tích

(GT)

Chức danh Dưới

50 GT

Từ 50 GT đến dưới

500 GT

Từ 500 GT đến dưới

3000 GT

Từ 3000 GT trở lên

* Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo tổng công suất máy chính

Trang 24

Từ 750 KW đến dưới

3000 KW

Từ 3000 KW trở lên

3 Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, sốlượng hành khách, vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quy địnhđịnh biên an toàn tối thiểu nhưng phải bố trí thêm ít nhất 01 thuyền viên phụ tráchhành khách so với quy định tại khoản 1 Điều này

4 Đối với tàu công vụ, căn cứ vào cỡ tàu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạtđộng của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu

5 Mẫu Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu theo quy định tại mẫuPhụ lục XVI của Thông tư này

Trang 25

Tại thời điểm được thông qua (01/11/1974), SOLAS 74 chỉ bao gồm cácĐiều khoản và 9 chương (trong đó gồm 1 chương quy định chung và 8 chương kỹthuật) Các điều khoản nêu ra các quy định chung về các thủ tục ký kết, phê chuẩn,chấp nhận, thông qua, tán thành, có hiệu lực, huỷ bỏ, bổ sung sửa đổi đối vớiCông ước Các chương đưa ra các tiêu chuẩn đối với kết cấu, trang thiết bị và khaithác tàu để đảm bảo an toàn.

Các điều khoản đã được sửa đổi trong Nghị định thư 1978 Theo sự bùng nổphát triển của khoa học - công nghệ, cũng như các phát sinh trong thực tiễn hoạtđộng của ngành hàng hải (các tai nạn, sự cố, hư hỏng ), các yêu cầu kỹ thuật củaCông ước đã được bổ sung và sửa đổi liên tục

Cho đến nay cấu trúc của Công ước SOLAS 74 gồm 14 Chương: Quy địnhchung; kết cấu - phân khoang và ổn định; thiết bị động lực và thiết bị điện, kết cấu

về phòng cháy, phát hiện và dập cháy, phương tiện cứu sinh và bổ trí cứu sinh,thông tin vô tuyến, an toàn hàng hải; chở hàng nguy hiểm; tàu hạt nhân; quản lý antoàn (ra đời Bộ luật Quản lý An toàn quốc tế); các biện pháp an toàn tàu cao tốc;các biện pháp đặc biệt để tăng cường an ninh hàng hải (ra đời Bộ luật quốc tế anninh tàu biển và bến cảng); các biện pháp an toàn bổ sung đối với tàu chở hàng rời;kiểm tra sự tuân thủ (có hiệu lực bắt buộc từ 1/1/2016); những biện pháp an toàncho tàu hoạt động ở vùng nước cực (có hiệu lực bắt buộc từ 1/1/2017 và ra đời Bộluật quốc tế về hoạt động của tàu ở vùng nước cực)

Công ước SOLAS 74 được áp dụng cho tất cả các tàu chở khách không phânbiệt lớn nhỏ và các tàu hàng có tổng dung tích từ 500 trở lên Công ước không áp

Trang 26

dụng cho các tàu sau: tàu chiến và tàu quân sự khác; tàu hàng có tổng dung tích GT

< 500; tàu có thiết bị đẩy không phải là cơ giới; tàu gỗ các kết cấu thô sơ; tàu dulịch không tham gia vào các hoạt động thương mại và tàu cá

1.2.2.2 Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca đối với thuyền viên, năm 1978, sửa đổi năm 2010 (International Convention

on Standards of Training, Certification and Watch keeping for STCW78/2010) [9]

Seafarers-Công ước thiết lập các yêu cầu cơ bản về đào tạo, cấp chứng chỉ và trực cađối với người đi biển theo tiêu chuẩn Quốc tế Công ước này bao hàm các yêu cầutổng quát về chất lượng và chứng chỉ cho các bộ phận boong, máy, vô tuyến điện

và thuỷ thủ trực ca Tất cả các thuyền viên làm việc trên tàu phải có đầy đủ giấychúng nhận thoả mãn các yêu cầu của Công ước và tuân theo mẫu thống nhất Cácchứng chỉ dành cho thuyền viên sẽ được cấp cho những đối tượng đáp ứng đủ cácyêu cầu thoả mãn với đòi hỏi của chính quyền hành chính về: thâm niên đi biển(Sea service); tuổi đời (Age); sức khỏe (Medical fitness); huấn luyện (Training);khả năng chuyên môn (Qualification); các kì thi (Examination)

Công ước cũng quy định các nguyên tắc cơ bản cho việc trực ca boong vàmáy và các yêu cầu huấn luyện đặc biệt với người làm việc trên một số loại tàunhư tàu dầu, tàu hoá chất

1.2.2.3 Công ước lao động hàng hải 2006 (Maritime Labor Convention 2006 – MLC 2006) [10]

Công ướcMLC 2006 bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 20-8-2013, nhằm đảmbảo cho tất cả các thuyền viên điều kiện sống và làm việc thỏa đáng không phụthuộc quốc tịch hoặc cờ tàu nước nào MLC 2006 được xây dựng để giải quyếtmâu thuẫn có thể phát sinh nếu những điều kiện trên không đáp ứng được yêu cầutuân thủ Công ước của Cơ quan quản lý cờ tàu Theo nghĩa rộng MLC 2006 baogồm quy định về việc thanh toán tiền lương, điều kiện sống và làm việc an toàn vàđược bảo đảm, các điều khoản hợp đồng thuê thuyền viên công bằng và quyềnđược chăm sóc y tế

Trang 27

Yêu cầu của Công ước áp dụng cho:

- Tàu từ 500 GT trở lên, chạy các tuyến quốc tế; và

- Tàu từ 500 GT trở lên, mang cờ của một quốc gia thành viên và hoạt động

từ một cảng, hoặc giữa các cảng, ở một nước khác

Công ước cho phép Chính quyền cảng thuộc Hiệp hội kiểm tra việc tuân thủMLC của các tàu thuộc Hiệp hội Và tất nhiên, những tàu thuộc quốc gia chưa phêchuẩn Công ước, cũng là đối tượng bị kiểm tra Những tàu tuân thủ không đầy đủyêu cầu Công ước hoặc tàu có thuyền viên khiếu nại về điều kiện sống và làm việccủa họ trên tàu, đều bị chính quyền cảng lưu giữ để kiểm tra

5 Sự tuân thủ và hiệu lực thi hành (Compliance and enforcement)

1.2.3 Quy ước thống nhất quản lý thuyền viên Vinalines

Nhằm cải thiện chất lượng thuyền viên cho đội tàu các doanh nghiệp, Tổngcông ty cùng các doanh nghiệp đã thống nhất tham gia và ký kết "Quy ước thốngnhất quản lý thuyền viên Vinalines", áp dụng cho tất cả thuyền viên Vinalines

Mục đích và yêu cầu của quy ước là thống nhất quản lý thuyền viênVinalines nhằm mục đích nâng cao chất lượng thuyền viên cho đội tàu các doanhnghiệp vận tải biển Tổng công ty Xây dựng thương hiệu Thuyền viên Vinalinesthành thương hiệu mạnh trong khu vực và thế giới; Quy ước được xây dựng trên cơ

sở đồng thuận của các bên tham gia, thuận lợi cho các bên triển khai thực thi; Cácbên tham gia thống nhất cơ chế điều chỉnh, sửa đổi linh hoạt trong quá trình thực

Trang 28

hiện để các nội dung thống nhất trong Quy ước phù hợp với thực tế, đảm bảo mụcđích đề ra.

Nội dung của quy ước đã đề ra cụ thể các quy định và cách thức quản lýThuyền viên Vinalines như: Các tiêu chuẩn của Thuyền viên Vinalines; Quyền lợicủa Thuyền viên Vinalines; Nghĩa vụ của Thuyền viên Vinalines; Quy định về điềuđộng, đề bạt thuyền viên Vinalines; Quy định thống nhất thực hiện chế độ đối vớiThuyền viên Vinalines; Xử lý thuyền viên vi phạm kỉ luật lao động; Quy định traođổi thông tin về thuyền viên Quy ước cũng quy định rõ trách nhiệm giữa các Bên

và vai trò của Tổng công ty, cách thức thực hiện quy ước nhằm đảm bảo quy ướcđược thực hiện đầy đủ và phát huy tốt vai trò quản lý thuyền viên của tổng công ty

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝTHUYỀN VIÊN TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VINALINES VÀ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU THUYỀN VIÊN TRONG NHỮNG NĂM TỚI

2.1 Giới thiệu về Công ty Vận tải biển Vinalines

2.1.1 Giới thiệu về công ty [16, 17]

Tên tiếng Việt: Công ty Vận tải biển Vinalines

Tên tiếng Anh: Vinalines Shipping Company

Trụ sở chính: Địa chỉ: Tầng 14, Toà nhà Ocean Park, Số 1 Đào Duy Anh,Đống Đa, Hà Nội

Tel: (84).4.35770886- Fax: (84).4.35770869/99

Website: http://www.vinalines-shipping.com

Được thành lập ngày 8/5/2002, Công ty Vận tải biển Vinalines (VLC) là mộttrong những đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam(VINALINES), có trụ sở chính tại tầng 14, tòa nhà Hàng Hải, số 1 đường Đào DuyAnh, quận Đống Đa, Hà Nội

Công ty Vận tải biển Vinalines hiện là một trong những đơn vị cung cấp dịch

vụ vận tải hàng khô với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao

Một yếu tố quan trọng làm nên những thành công của Công ty ngoài đội tàuhiện đại với tính ổn định trong khai thác, là đội ngũ nhân viên có trình độ chuyênmôn cao làm việc nhiệt tình và được đào tạo bài bản, luôn có ý thức phục vụ kháchhàng tận tình, chu đáo Do vậy VLC là lựa chọn ưu tiên số một cho các dịch vụVận tải biển ở Việt Nam

Trong thời gian gần đây, VLC đã không ngừng phát triển về mọi mặt vớinhiều lĩnh vực hoạt động và kinh doanh được đầu tư được mở rộng, trong đó tậptrung vào các dịch vụ chính như sau:

- Vận tải hàng khô đường biển

- Cho thuê tàu định hạn

Trong những năm tới, Công ty định hướng mở rộng hợp tác kinh doanh, đadạng hóa các dịch vụ, tập trung xây dựng nguồn nhân lực, đầu tư phát triển phươngtiện vận tải, nâng cấp kết cấu hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện

Trang 30

làm việc để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty [6]

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Vận tải biển Vinalines

- Giám đốc Công ty

Phụ trách chung và trực tiếp phụ trách hoạt động tổ chức chuyên viên, tuyểndụng lao động, thuyền viên, tài chính kế toán và phát triển vốn, đầu tư phát triểnxuất kinh doanh cho Công ty;

Trang 31

Điều hành trực tiếp tất các các hoạt động của Công ty Giám đốc chính làngười quyết định cuối cùng để đảm bảo các chính sách về an toàn cho con người,tàu cũng như môi trường.

- Các Phó giám đốc

+ Phó giám đốc phụ trách khai thác tàu hàng khôChịu trách nhiệm về tổ chức khai thác đội tàu, chủ trì nghiên cứu thị trườngvận tải tàu;

Thực hiện kế hoạch vận tải, các chỉ tiêu kế hoạch vận tải, doanh thu và sảnlượng liên quan đến đội tàu của Công ty, quản lý chi phí liên quan đến hoạt độngkhai thác đội tàu

+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật tàu hàng khôPhụ trách công tác kỹ thuật, vật tư, liên quan đến đội tàu, chịu trách nhiệmquản lý kỹ thuật của đội tàu, duy trì tiêu chuẩn an toàn của Công ty trên các tàu,ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để khai thác thiết bị máy móc liên quan đến đội tàu;

Chủ trì giải quyết sự cố kỹ thuật đội tàu, chỉ đạo các phòng chức năng thựchiện mọi yêu cầu cần thiết của đội tàu về kỹ thuật, phụ tùng vật tư

+ Phó giám đốc phụ trách an toàn và an ninh hàng hảiPhụ trách công tác an toàn/an ninh tàu; sức khỏe nghề nghiệp, môi trường vàchất lượng, phụ trách công tác thuyền viên, phụ trách công tác bảo hiểm và giảiquyết khiếu nại đội tàu, chủ trì giải quyết sự cố hàng hải đội tàu

+ Phó giám đốc phụ trách nội chínhPhụ trách công tác chế độ tiền lương, bảo hiểm liên quan đến người laođộng

- Phòng Quản lý An toàn và Chất lượng

Giám sát, đôn đốc và duy trì việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn và chấtlượng và an ninh tàu nhằm đáp ứng những yêu cầu của các công ước và bộ luậtquốc tế

- Phòng Hàng hải

Quản lý, hỗ trợ thực hiện công việc pháp chế Hàng hải phù hợp với luật

Trang 32

pháp Việt Nam và Quốc tế liên quan đến đội tàu của Công ty;

Trợ giúp, hướng dẫn nghiệp vụ Hành hải, hàng hoá và bảo hiểm cho các tàu.Thực hiện việc giải quyết các tai nạn sự cố, tranh chấp và đòi bồi thường bảo hiểm

- Phòng Vật tư

Xây dựng quy chế quản lý vật tư, phụ tùng, nhiên liệu cùng các định mức sửdụng vật tư liên quan trình Giám đốc để phê duyệt áp dụng, xây dựng định mức antoàn tối thiểu

Thực hiện việc điều động thuyền viên có chức danh theo phân công củaGiám đốc đảm bảo bố trí đầy đủ, kịp thời thuyền viên có chất lượng làm việc trêncác tàu

- Phòng Tổ chức – Tiền lương

Đề xuất việc bố trí, quản lý việc sử dụng nguồn lao động của Công ty theoluật pháp Việt Nam và Quốc tế mà Việt Nam là thành viên phù hợp với đặc điểmcủa Công ty;

Triển khai công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm, bố trí sửdụng chuyên viên trong toàn Công ty…

- Phòng Khai thác

Trang 33

Xây dựng kế hoạch kinh doanh khai thác đội tàu của Công ty, giao dịch vàtrình Giám đốc để thực hiện ký kết hợp đồng thuê tàu theo luật pháp Việt Namthông lệ Quốc tế;

Phân tích thị trường, đánh giá tình hình kinh doanh của đội tàu, đưa ra cácphương án giải phóng tàu nhanh chóng, tăng quay vòng khai thác phương tiện vàcác giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của đội tàu Tìm kiếm khảnăng đầu tư, phát triển thị trường nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanhchung của Công ty;

Tổ chức khai thác đội tàu Chịu trách nhiệm các khoản thu cước phí và cácchi phí khai thác đội tàu

về công tác tài chính kế toán Lập các Báo cáo tài chính theo qui định của Nhànước

- Văn phòng Công ty tại Hải Phòng

Đại diện cho Công ty tại Hải Phòng; phối hợp với các Phòng thực hiện cácnghiệp vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng và quản lý tài sản, nguồn lực khác đượcCông ty giao để tiến hành các nhiệm vụ theo quy định

- Văn phòng Đại diện Công ty tại Hồ Chí Minh

Tham mưu cho Giám đốc nhằm giải quyết các công việc có liên quan củaCông ty tại địa phương và các khu vực lân cận mà văn phòng đặt trụ sở

- Đội đánh giá nội bộ

Đội đánh giá nội bộ tàu và Công ty bao gồm các đánh giá viên nội bộ do đội

Trang 34

đánh giá đề xuất chỉ định và được Giám đốc chấp thuận Các đánh giá viên chịutrách nhiệm kiểm tra xem mọi người có thực hiện theo các quy trình, đánh giá tínhthích hợp và hiệu quả đối với hệ thống quản lý an toàn và chất lượng, xem xét thựchiện các cải tiến đối với Hệ thống.

Chịu trách nhiệm điều khiển đội đánh giá nội bộ hoặc chỉ định người điềukhiển các cuộc đánh giá nội bộ Tuy nhiên, không được đánh giá công việc củaphòng mình

- Đội ứng cứu sự cố

Đội ứng cứu sự cố sẽ được Giám đốc quyết định thành lập trong trường hợp

có tai nạn, sự cố xảy ra trên biển như: tràn dầu xuống biển; có người bị thương khitàu đang trên biển; các tai nạn nghiêm trọng

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty [16, 17]

Công ty Vận tải biển Vinalines đã không ngừng phát triển kể từ khi thành lập(ngày 08 tháng 05 năm 2002) và hiện đang có một đội tàu hàng hiện đại VLCcũng sở hữu một mạng lưới lớn nhiều đại lý ở nước ngoài, cho phép thực hiện khaithác tàu hiệu quả

Công ty cung cấp các dịch vụ chính như sau:

- Cung ứng thuyền viên cho các chủ tàu trong và ngoài nước

- Vận tải đa phương thức

2.1.4 Đội tàu của công ty

Trang 35

Bảng 2.1 Danh sách đội tàu công ty

STT Tên tàu Loại tàu Mớn (m) DWT GRT NRT Năm Năm đóng Nơi đóng

1 Tây Sơn 1 Hàng khô 8,35 13.394 8.280 5.295 2004 Việt Nam

2 Tây Sơn 2 Hàng khô 8,35 13.310 8.280 5.295 2005 Việt Nam

3 Tây Sơn 3 Hàng khô 8,35 13.285 8.280 5.295 2005 Việt Nam

4 Tây Sơn 4 Hàng khô 8,35 13.302 8.280 5.295 2005 Việt Nam

5 VinalinesFreedom Hàng khô 8,35 13.278 8.216 5.295 2010 Việt Nam

6 Vinalines Unity Hàng khô 9,50 22.500 12.560 7.158 2007 Việt Nam

7 VinalinesMighty Hàng khô 9,50 22.500 12.560 7.158 2007 Việt Nam

8 VinalinesFortuna Hàng khô 9,60 26.369 15.867 8.931 1991 Nhật Bản

9 Vinalines Star Hàng khô 9,60 26.456 15.884 8.992 1993 Nhật Bản

10 VinalinesOcean Hàng khô 9,60 26.465 15.884 8.992 1993 Nhật Bản

11 Vinalines Sky Hàng khô 11,37 42.717 24.953 13.547 1997 Nhật Bản

12 Vinalines

Green Hàng khô 11,79 42.271 25.939 16.173 1997 Nhật Bản

13 Vinalines

Brave Hàng khô 12,30 53.529 29.965 18.486 2007 Nhật Bản

14 VinalinesSunrise Hàng khô 12,58 56.057 31.236 18.504 2006 Nhật Bản

15 VinalinesTrader Hàng khô 13,26 69.614 36.592 23.057 1996 Nhật Bản

16 VinalinesGlobal Hàng khô 13,87 73.350 38.479 24.924 1994 Nhật Bản

17 VNL Glory Dầu SF 13.00 50.531 30.042 13.312 2005 Hàn Quốc

18 VNL Galaxy Dầu SF 13.00 50.531 30.042 13.312 2007 Hàn Quốc

Trang 37

Hình 2.3 Biểu đồ tỉ lệ tai nạn sự cố đội tàu năm 2014

Hình 2.4 Biểu đồ tỉ lệ tai nạn sự cố đội tàu năm 2015

2.2 Đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực của công ty giai đoạn từ năm 2013 -2015

2.2.1 Tìm hiểu về số lượng và chất lượng CBCNV trong công ty

Đào tạo nhân sự là một nhiệm vụ quan trọng để giúp cho các nhân viên cótrình độ để hoàn thành tốt các công việc trong hiện tại và tương lai Ta có thể theo

Trang 38

dõi bảng thể hiện trình độ của toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty trong 3năm gần đây [4].

Trang 39

3 Lao động chuyên môn,nghiệp vụ 66 66 67

4 Lao động trực tiếp sản xuất,kinh doanh 654 615 614

Hình 2.5 Biểu đồ số lượng nhân sự tính theo thành phần năm 2013

Ngày đăng: 17/03/2019, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w