1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech

52 88 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 187,78 KB
File đính kèm 577.rar (184 KB)

Nội dung

5. Kết cấu của đề tài Nội dung của khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia thành 3 chương chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong Doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech. Chương 3: Các kết luận và đề xuất kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài khóa luận dươi đây là do bản thân em tự tìm hiểu thực tế thực trạng tại Công ty TNHH 1TV Môi trường Dong Yeon Envatech và được sự hướngdẫn nhiệt tình của TS Hoàng Thị Bích Ngọc Các nội dung, kết quả trong bài khóa luận này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của

trường Đại học Thương mại và Khoa Kế toán – Kiểm toán nói chung đặc biệt là cô TS Hoàng Thị Bích Ngọc đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực

tập

Bài khóa luận được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng Bước đầu đi vào thực tế, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn

Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán và cô

TS Hoàng Thị Bích Ngọc thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ

mệnh cao đẹp của mình truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau Em xin chúc các thầy

cô công tác tốt

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1 Lý luận cơ bản về Kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong Doanh nghiệp 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan về Kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong Doanh nghiệp 4

1.1.2.Các quy định liên quan đến kế toán các khoản thanh toán với người lao động 6

1.1.3 Yêu cầu và nhiệm vụ Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Doanh nghiệp 11

1.2 Nội dung Kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong Doanh nghiệp 12

1.2.1 Kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam 12

1.2.2.Kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MÔI

Trang 4

2.1 Tổng quan và tình hình các nhân tố ảnh hưởng đến Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech 22

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon

Envatech 22 2.1.2 Tình hình các nhân tố ảnh hưởng đến Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech 27

2.2 Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trương Dong Yeon Envatech 28

2.2.1 Đặc điểm và nội dung về kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech 28 2.2.2 Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech 33

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾ TOÁN CÁC KHOẢN

THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MÔI TRƯỜNG DONG YEON ENVATECH 39 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH 1TV Môi trường Dong Yeon Envatech 39

3.1.1 Các kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu 39 3.1.2 Những tồn tại và hạn chế 40

3.2 Các đề xuất thực hiện nhằm hoàn thiện công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH 1TV Môi trương Dong Yeon

Envatech 41 KẾT LUẬN 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH SÁCH PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 6 Bảng 2: Bảng tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm 9 Bảng 3: Danh sách chứng từ kế toán liên quan đến Kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo TT200 13

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị 24

Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán 26

Trang 6

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

NDLD Người sử dụng lao động

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào không thể thiếu của mỗi Doanh nghiệp Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như việc sử dụng sao cho thật hiệu quả nguồn nhân lực để đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất mà vẫn đảm bảo sự công bằng là một trong những vấn đề rất quan trọng mà tất cả các Doanh nghiệp trên thị trường hiện nayđều quan tâm tới

Các khoản thanh toán với người lao động tại mỗi doanh nghiệp là một trong những khoản chi phí mà Doanh nghiệp phải bỏ ra để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Các khoản thanh toán với người lao động ngoài tiền lương còn bao gồm các khoản trích theo lương

Đối với một Doanh nghiệp việc xây dựng tốt chính sách tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một cách phù hợp, đảm bảo tính công bằng, quyền lợi cho người lao động sẽ tạo ra sự kích thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.Từ đó tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp

Chính vì tầm quan trọng của tiền lương đối với bản thân người lao động và với Doanh nghiệp mà việc theo dõi và hạch toán một cách chính xác, đáng tin cậy các khoản thanh toán với người lao động là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi nhà quản lý nói riêng và trong các Doanh nghiệp nói chung Kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong một Doanh nghiệp có được xây dựng một cách có hệ thống và chặt chẽ thì mới có thể phát huy tốt sứ mệnh của phần hành kế toán này nhằm tạo môi trường làm việc công bằng đối với người lao động và đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà quản lý

Nhận thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ Kế toán các khoản thanh toán với người lao động, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech em đánh giá bộ phận này của Công ty còn một số hạn chế nên đã

quyết định tiến hành nghiên cứu và chọn lựa đề tài: “Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech” nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác Kế

Trang 8

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Thông qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường

Dong Yeon Envatech và việc lựa chọn đề tài: “Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon

Envatech” nhằm mục đích hướng tới 2 mục tiêu sau:

-Mục tiêu lý luận: Hệ thống hóa lại các vấn đề lý luận về kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo quy định

-Mục tiêu thực tế: Khảo sát thực tế tình hình kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty TNHH 1 thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech Từ

đó phát hiện ưu, nhược điểm và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

-Đối tượng nghiên cứu: Kế toán thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech

-Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi để tiến hành nghiên cứu Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech bao gồm cả về không gian và thời gian, cụ thể như sau:

Về không gian: Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon

Envatech

Về thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu là 3 tháng quý I năm 2018, số liệu được đưa ra nghiên cứu là số liệu tháng 3 năm 2018

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu trên, em đã tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu bằng các phương pháp sau:

-Với quá trình thu thập dữ liệu: Dữ liệu thu thập bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu sơ cấp: Là những dữ liệu chưa có sẵn và được thu thập lần đầu

Trong quá trình khảo sát về tình hình kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại đơn vị em đã thu thập dữ liệu thứ cấp bằng cách phỏng vấn một số nhân viên tại các phòng ban khác nhau để có cách nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn nữa về tình hình kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một

Trang 9

thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech.

Dữ liệu thứ cấp: Là những dữ liệu đã có sẵn, đã được công bố trước đó

Đối với dữ liệu thứ cấp em tiến hành tìm kiếm bằng việc thu thập các tài liệu của công ty liên quan đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng và các khoản thanh toán khác với người lao động tại công ty Các dữ liệu đó bao gồm các quy định, chính sách của công

ty được quy định trong hợp đồng lao động do công ty xây dựng với người lao động, trong quy định của công ty về cách thức tính lương làm thêm giờ; các khoản trợ cấp, các khoản thưởng cho nhân viên

-Với quá trình xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu bao gồm cả dữ liệu sơ cấp

và dữ liệu thứ cấp em tiến hành xử lý dữ liệu bằng phương pháp phân tích Phân tích các dữ liệu để nghiên cứu và đưa ra các kết luận về ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại trong công tác nghiệp vụ Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công nhằm xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech

5 Kết cấu của đề tài

Nội dung của khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia thành 3 chương chính sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong Doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng về kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech

Chương 3: Các kết luận và đề xuất kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Môi trường Dong Yeon Envatech

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN

VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.

1.1 Lý luận cơ bản về Kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong Doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan về Kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong Doanh nghiệp

1.1.1.1 Các khoản phải trả người lao động

Tiền lương

Theo Công ước về bảo vệ tiền lương (1949) có nêu: Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm

Tại điều 55, chương IV “Tiền lương” của Bộ luật lao động ban hành năm 1994

có ghi: “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động

và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”

Nói tóm lại, tiền lương là số tiền thù lao mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh

Tiền thưởng

Tại Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công hai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Phụ cấp

Tại điểm b, khoản 1 Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày

23/06/2015: “Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương”

Trang 11

Các khoản trích theo lương

Ngoài khoản tiền lương mà người sử dụng lao động thanh toán với người lao động bên cạnh đó các khoản thanh toán với người lao động còn bao gồm các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công đoàn (KPCĐ), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Cụ thể như sau:

-Bảo hiểm xã hội:

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “BHXH là sự đảm bỏ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp, tử tuất, già yếu, mất việc làm trên cơ sở hình thành một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm, có sự bảo hộ của Nhà nươc theo đúng pháp luật Nhằm bảo đảm sự an toàn, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo xã hội”

-Bảo hiểm y tế:

Theo giáo trình Kế toán tài chính 1, 2 Trường Đại học thương mại: “Bảo hiểm y

tế là ngân quỹ được sử dụng để hỗ trợ chi cho việc khám chữa bệnh của người lao động trong Doanh nghiệp”

-Kinh phí công đoàn:

Theo Giáo trình Kế toán tài chính 1, 2 Trường Đại học Thương mại: “Kinh phí công đoàn là ngân quỹ để chi cho hoạt động của các tổ chức công đoàn trong đó bao gồm cả tổ chức công đoàn của Doanh nghiệp”

-Bảo hiểm thất nghiệp:

Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ

nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Tạm ứng lương

Là khoản tiền mà người lao động đề nghị Doanh nghiệp ứng cho mình khi có nhucầu mà chưa đến ngày lĩnh lương Khoản tiền tạm ứng này sẽ được trừ vào lương của

Trang 12

1.1.1.2 Các khoản phải thu người lao động

Khoản bồi thường

Trong qua trình lao động, vì lý do nào đó mà người lao động làm hư hại đến tài sản của công ty hoặc làm mất mát, thất thoát tài sản thì phải bồi thường theo quyết

định của công ty

Khoản hoàn ứng

Khoản tiền mà người lao động tạm ứng trước đó nếu sử dụng không hết thì ngườilao động có trách nhiệm hoàn ứng khoản tiền còn lại đó cho Doanh nghiệp

Thuế TNCN

Theo Giáo trình Kế toán thuế của Trường Đại học Thương mại: “Thuế thu nhập

cá nhân là sắc thuê trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong một khoảngthời gian nhất định (thời gian tính thuế thường là một năm)”

1.1.2.Các quy định liên quan đến kế toán các khoản thanh toán với người lao

động

1.1.2.1 Các quy định về các khoản phải trả người lao động

Các quy định về tiền lương

Bảng 1: Mức lương tối thiểu vùng năm 2018

Vùng Mức lương tối thiểu

vùng năm 2108

Mức lương tối thiểuvùng năm 2017

Tỷ lệ tăng sovới năm 2017

Mức lương tăng sovới năm 2017

Trang 13

- NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn Trường hợp đặcbiệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 1 tháng và NSDLĐphải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương Việc NSDLĐ không trảlương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn là một trong những căn cứ để NLĐthực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

- NSDLĐ không được dùng hình thức cắt lương thay việc xử lý kỷ luật laođộng, trừ trường hợp khấu trừ tiền lương của NLĐ để bồi thường thiệt hại do làm hưhỏng dụng cụ, thiết bị của NSDLĐ theo quy định

d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lươngngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của

Trang 14

 Các quy định về tiền thưởng

Căn cứ vào điều 103 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về tiền thưởng nhưsau:

“1 Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động

2 Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012, việc thưởng cho người lao động hay không là quyền của người sử dụng lao động Căn cứ chung để xác định tiền thưởng cho người lao động là kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của người sử dụng lao động và mức độ hoàn thành công việc của người lao động Những vấn đề cụ thể như nguyên tắc, các trường hợp, tiêu chuẩn, thời gian, mức, cách thức, nguồn kinh phí thực hiện…thưởng sẽ được quy định trong quy chế của doanh nghiệp Cũng có những trường hợp, tiền thưởng của người lao động sẽ được thỏa thuận ghi trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động của hai bên

 Các quy định về tiền phụ cấp

Mỗi Doanh nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh mà có các khoản phụ cấp cho người lao động khác nhau Ví dụ như khoản phụ cấp ăn trưa hiện nay pháp luật quy định như sau:

Theo điều 22, thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH có quy định: “Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”

Ngoài ra còn một số khoản phụ cấp như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp xăng xe, phụ cấp tiền điện thoại…

 Quy định về các khoản trích theo lương

Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được thực hiện theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm

xã hội Việt Nam

Trang 15

- Về mức đóng BHXH, phía doanh nghiệp chỉ còn đóng 17% vào quỹ Bảo hiểm

xã hội (3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất)

- Ngoài 17% nêu trên, doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

+ Trước ngày 1/6/2017: đóng 1% trên tiền lương đóng BHXH của người lao động

+ Nhưng kể từ ngày 1/6/2017 chỉ phải đóng là 0,5% trên tiền lương đóng BHXH của người lao động (Theo điều 22 của QĐ 595)

 Riêng mức đóng BHYT và BHTN không thay đổi

Bảng 2: Bảng tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm

(Mức đóng bảo hiểm = Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH X Tỷ lệ trích các

khoản bảo hiểm)

(Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH)

Trang 16

 Quy định về tạm ứng tiền lương

Căn cứ vào khoản 1, điều 100 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định như sau:

“1 Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.”

1.1.2.2 Quy định về các khoản phải thu của người lao động

 Khoản tiền bồi thường

Căn cứ Điều 130 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về việc bồi thường trong trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động như sau:

“1 Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này

2 Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”

 Khoản tiền hoàn ứng

Đối với khoản tiền mà người lao động đã tạm ứng trước đó, sau khi xong việc màchưa dùng hết thì phải hoàn ứng lại cho Công ty số tiền còn lại

 Thuế TNCN

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất

Trang 17

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được - các khoản được miễn thuế

a, Tổng lương nhận được bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản

thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được kể cả các khoản tiền thưởng lễ, tết

b, Các khoản miễn thuế bao gồm:

- Tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca

Trang 18

1.1.3 Yêu cầu và nhiệm vụ Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Doanh nghiệp.

1.1.3.1 Yêu cầu của Kế toán các khoản thanh toán với người lao động

Quản lý quá trình phải thu và phải trả các khoản thanh toán với người lao động làmột yêu cầu thực tế xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp quản

lý tốt các khâu thanh toán với người lao động thì mới đảm bảo và đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó những vấn đề quản lý nghiệp

vụ các khoản thanh toán với NLĐ cần đặt ra là :

-Thanh toán cho người lao động kịp thời, đầy đủ đảm bảo uy tín cho người lao động

-Kế toán các khoản thanh toán với người lao động cần quan tâm sát sao tới vấn

đề các khoản phải thu, phải trả người lao động thường xuyên Khi cần thiết phải lên danh sách các khoản đến hạn phải thu, phải trả , quy mô và đối tượng cụ thể

-Quản lý chặt chẽ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản thanhtoán với người lao động vào sổ tổng hợp, sổ chi tiết đầy đủ

-Thường xuyên đối chiếu số liệu giữa các sổ tránh trường hợp khai khống, bỏ sótnghiệp vụ kế toán

1.1.3.2 Yêu cầu nhiệm vụ của Kế toán các khoản thanh toán với người lao động

Kế toán các khoản thanh toán với người lao động cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

-Theo dõi ghi chép và tính toán chính xác tiền lương và các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHTN, BHYT trong toàn Doanh nghiệp cũng như theo từng bộ phận sử dụng lao động

-Tính toán và phân bổ một cách chính xác, đầy đủ tiền lương và các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

-Kiểm tra đôn đốc và thanh toán kịp thời đầy đủ, chính xác các khoản bảo hiểm đối với người lao động, thu nộp đầy đủ, kịp thời các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn với ngân sách nhà nước

Trang 19

1.2 Nội dung Kế toán các khoản thanh toán với người lao động trong Doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Kế toán các khoản thanh toán với người lao động chịu sự chi phối của Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung” Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tốcủa báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Theo chuẩn mực kế toán số 01, Kế toán các khoản thanh toán với người lao độngcần được ghi nhận theo các nguyên tắc sau:

-Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải trả người lao động thì phải được hạch toán ngay vào sổ tại thời điểm phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi tiền của Doanh nghiệp

-Nguyên tắc phù hợp: Theo nguyên tắc này thì chi phí liên quan đến khoản phải trả người lao động phát sinh trong kỳ nào phải được ghi nhận ngay trong kỳ đó mà không phụ thuộc khoản chi phí đó được chi ra trong kỳ nào, nhằm xác định và đánh giá đúng kết quả kinh doanh của từng thời kỳ kế toán giúp cho các nhà quản trị có những quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả

Và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-Yêu cầu trung thực: Trong Doanh nghiệp khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải trả người lao động, kế toán tiến hành hạch toán vào sổ và các chứng từ

có liên quan như bảng chấm công,… phải đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiên trạng bản chất nội dung cac nghiệp vụ phát sinh

-Yêu cầu khách quan: Các số liệu hạch toán liên quan đến các khoản phải trả người lao động phải được ghi chép đầy đủ, không bị bop méo, hay xuyên tạc nội dung

1.2.2 Kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

Theo chế độ kế toán áp dụng Thông tư 200 hiện nay, Kế toán các khoản thanh toán với người lao động gồm các quy định như sau:

 Chứng từ kế toán

Trang 20

Bảng 3: Danh sách chứng từ kế toán liên quan đến Kế toán các khoản thanh toán

với người lao động theo TT200 STT Tên chứng từ Mẫu chứng từ số Mục đích

1

Bảng chấm công 01a- LĐTL Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc,

nghỉ việc, để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội

2

Bảng chấm công

làm thêm giờ

01b- LĐTL Theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ

để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị

động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác

và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp

7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 07-LĐTL Căn cứ xác định thanh toán tiền làm thêm giờ cho người lao động

9

Hợp đồng giao

khoán

09- LĐTL Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người

giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận

về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán

12- LĐTL Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương tiền

công thực tế phải trả trong tháng

Trang 21

Một số mẫu chứng từ cơ bản:

2 Bảng chấm công theo thông tư 200 (Phụ lục số 1.1)

3 Bảng thanh toán tiền lương theo thông tư 200 (Phụ lục số 1.2)

 Tài khoản kế toán

Các tài khoản sử dụng

Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động có 2 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình

hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiềnlương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khácthuộc về thu nhập của công nhân viên

- Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và

tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viêncủa doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và cáckhoản khác thuộc về thu nhập của người lao động

Kết cấu của tài khoản 334

Trang 22

khoản khác cho người lao động.

Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”

Tài khoản này phản ánh số tiền trich và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN

Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác có 8 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết:

- Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn:

- Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội:

- Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế:

- Tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hoá:

- Tài khoản 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp:

- Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Kết cấu tài khoản 338:

-Bên Nợ:

Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị

Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn

-Bên Có:

Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặckhấu trừ vào lương của công nhân viên

Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể

Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán

- TK 353: Quỹ khen thưởng, phúc lợi

-TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Trang 23

-TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công

-TK627: Chi phí sản xuất chung

- TK 641: Chi phí quản lý Doanh nghiệp

- TK 642: Chi phí bán hàng

Vận dụng Tài khoản

Trường hợp vận dụng tài khoản đối với các khoản phải trả người lao động

- Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động,

Kế toán ghi nhận tăng các tài khoản chi phí: Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622), chiphí sản xuất chung (TK 627), chi phí quản lý doanh nghiệp (TK641), chi phí bán hàng(TK 642) đồng thời ghi tăng cả khoản phải trả người lao động (TK 334)

- Khi trả lương cho nhân viên, tùy thuộc vào hình thức trả lương bằng tiền mặthay chuyển khoản qua ngân hàng mà Kế toán tiến hành ghi nhận giảm khoản tiền mặt(TK 111) hoặc khoản tiền gửi ngân hàng (TK 112) và đồng thời ghi nhận giảm khoảnphải trả người lao động (TK 334)

-Đối với khoản tiền thưởng trả cho nhân viên:

+ Trong trường hợp xác định số tiền thưởng trả cho nhân viên lấy từ quỹ khenthưởng, Kế toán ghi nhận tăng khoản phải trả người lao động (TK 334) và giảm khoảnquỹ khen thưởng của công ty (TK 353)

+ Trường hợp Doanh nghiệp dùng tiền mặt tại quỹ để chi thưởng cho nhân viên,

Kế toán ghi giảm tiền mặt (TK 111) và đồng thời ghi giảm cho tài khoản khoản phảitrả công nhân (TK 334)

-Khi nhân viên trong công ty tạm ứng tiền lương, Kế toán ghi tăng giảm tiền mặt(TK 111) đồng thời ghi nhận giảm khoản phải trả người lao động (TK334)

- Khi tiến hành tính các khoản trích theo lương mà Doanh nghiệp phải nộp chonhà nước theo nghĩa vụ, Kế toán ghi nhận tăng các khoản chi phí: Chi phí nhân côngtrực tiếp (TK622, chi phí sản xuất chung (TK 627), chi phí quản lý doanh nghiệp (TK641), chi phí bán hàng (TK 642) đồng thời ghi tăng khoản trích theo lương phải nộpcho Nhà nước (TK 338)

- Khi doanh nghiệp tiến hành nộp các khoản trích theo lương theo quy định, Kếtoán ghi giảm khoản tiền mặt (TK 111) hoặc tiền gửi ngân hàng (TK 112) đồng thời

Trang 24

-Khi Doanh nghiệp phát hiện tài sản thiếu:

+ Trường hợp chưa phát hiện được nguyên nhân, Kế toán ghi nhận tăng khoảnphải tài sản thiếu chờ xử lý (TK 1381) và đồng thời ghi giảm giá trị của tài sản pháthiện thiếu (TK 152, TK155, TK156…)

Khi Doanh nghiệp xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý đối với tàisản bị thiếu, nếu do người lao động làm mất và buộc người lao động phải bồi thườngthì Kế toán ghi nhận tăng khoản tiền (TK111, TK 112) khi người lao động nộp tiền bồithường hoặc ghi giảm khoản phải trả người lao động (TK 334) trong trường hợp trừvào lương người lao động

+ Trường hợp Doanh nghiệp phát hiện tài sản bị thiếu mà xác định được nguyênnhân là do người lao động luôn, căn cứ vào quyết định buộc bồi thường mà Kế toánghi nhận giảm khoản phải trả người lao động (TK 334) và giảm giá trị của tài sản (TK

Trong trường hợp đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi

sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được ghi vào Sổ kế toán chi tiếtTài khoản 334

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm:

Cộng số liệu trên Sổ cái Tài khoản 334 lập bảng cân đối phát sinh Sau khi đãkiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu trên Sổ cái Tài khoản 334 và sổ Tổng hợp chi tiết(được lập từ Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 334) được dùng để lập BCTC Về nguyêntắc, tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phảibằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung

Trang 25

Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra

số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái

Sổ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh

Trang 26

Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

-Hình thức ghi sổ Chứng từ - ghi sổ

Hàng ngày:

Căn cứ vào các chứng từ kế toán như: Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng hay các chứng từ thanh toán khác đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào

Sổ Cái TK 334 Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ kế toán chi tiết TK 334

Cuối tháng:

Phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của TK 334 Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối tài khoản

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính

Ngày đăng: 17/03/2019, 18:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w