1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH Ở ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

73 559 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 615,5 KB

Nội dung

18 2.5 Xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán bệnh trên đường tiết niệu ..... Đối với bệnh lý ở đường tiết niệu là một trong những bệnh nội khoa phổ biến trên các loài động vật nói chung v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

******

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH Ở ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN

CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ KIM NHỚ

Niên khóa : 2005 – 2010

Tháng 08/2010

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA CHĂN NUÔI THÚ - Y

******

LÊ THỊ KIM NHỚ

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH Ở ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN

CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn:

TS ĐỖ HIẾU LIÊM

Tháng 08/2010

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ KIM NHỚ

Tên luận văn: “KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH Ở ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN

CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ”

Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận

xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa

Ngày……tháng……năm……

Giáo viên hướng dẫn

TS ĐỖ HIẾU LIÊM

Trang 4

LỜI CẢM ƠN   0 

Chân thành cảm ơn

TIẾN SĨ ĐỖ HIẾU LIÊM

đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong việc thực hiện và hoàn thành đề tài tốt

nghiệp

Cảm ơn tất cả các thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Ban Giám Hiệu đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp

Chân Thành cảm ơn Phòng bộ môn Sinh lý – Sinh hóa và Phòng Điều trị

187 Lý Chính Thắng thuộc Trạm phòng chống dịch và kiểm dịch động vật thuộc Chi Cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh

Đặc biệt cảm ơn BSTY Ngô Ngọc An, BSTY Võ Văn Bùi đã nhiệt tình

giúp đỡ, cung cấp tài liệu và đống góp nhiều ý kiến chuyên môn hữu ích

Cảm ơn và chia sẽ những thành quả đạt được với cha mẹ, anh chị và các bạn

đã tạo nguồn động viên to lớn cho tôi

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số bệnh ở đường tiết niệu trên chó và ghi

nhận kết quả điều trị” được tiến hành tại Trạm phòng chống dịch và kiểm dịch động vật thuộc Chi cục Thú y TP.HCM thời gian từ tháng 02/2010 đến tháng 05/2010 với kết quả được ghi nhận như sau:

Trong thời gian thực hiện đề tài, Trạm tiếp nhận 2302 ca bệnh, trong đó có

258 ca có biểu hiện bệnh lý trên đường tiết niệu chiếm 21,11 % bao gồm 48 ca bệnh viêm thận, 34 ca sạn thận, 14 ca thận ứ nước, 119 ca viêm bàng quang, 42 ca sạn bàng quang, 1 ca sa bàng quang lần lượt chiếm tỷ lệ 18,60 %; 13,19 %; 5,43 %; 46,12 %; 16,28 %; 0,39 % bệnh viêm bàng quang chiếm tỷ lệ cao nhất 46,12 %

Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận bệnh lý trên đường tiết niệu sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa phái tính, riêng về nhóm tuổi và nhóm giống

có ý nghĩa về mặt thống kê

Siêu âm tổng quát phát hiện được 32 ca viêm thận, 21 ca thận ứ nước, 12 ca sạn thận, 69 ca viêm bàng quang, 38 ca sạn bàng quang, 1 ca sa bàng quang đạt hiệu quả so với chẩn đoán lâm sàng lần lượt chiếm tỷ lệ lần lượt 66,67 %; 61,76 %; 85,71 %; 57,98 %; 90,78 %; 100 % Riêng đối với phương pháp chụp X - quang chỉ

áp dụng trong bệnh sạn bàng quang phát hiện 40 ca đạt hiệu quả 95,24 %

Trang 6

MỤC LỤC

 0 

TRANG Trang tựa ii

Lời cảm ơn iii

Tóm tắt luận văn iv

Mục lục v

Danh sách các bảng ix

Danh sách các hình x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 2

1.3 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN N 3

2.1 Cấu tạo cơ thể học và mô học của cơ quan tiết niệu 3

2.1.1 Thận 3

2.1.1.1 Hình thái 3

2.1.1.2 Vị trí 4

2.1.1.3 Cấu tạo 4

2.1.1.4 Chức năng 5

2.1.2 Niệu quản 5

2.1.2.1 Vị trí 5

2.1.2.2 Cấu tạo 6

2.1.3 Bàng Quang 6

2.1.3.1 Hình dạng 6

2.1.3.2 Vị trí 6

2.1.3.3 Cấu tạo 7

2.1.4 Ống thoát tiểu 7

Trang 7

2.2 Một số đặc điểm sinh lý 8

2.2.1 Thân nhiệt 8

2.2.2 Tần số hô hấp 8

2.2.3 Nhịp tim 8

2.2.4 Một vài chỉ tiêu sinh lý nước tiểu trên chó trưởng thành 9

2.3 Một số trường hợp bệnh lý ở đường tiết niệu 9

2.3.1 Sỏi niệu 9

2.3.2 Viêm thận 12

2.3.3 Thận ứ nước 14

2.3.4 Viêm bàng quang 15

2.3.5 Sa bàng quang 16

2.4 Các triệu chứng thông thường của bệnh hệ tiết niệu 17

2.4.1 Những biểu hiện ở nước tiểu 17

2.4.2 Phù thũng 18

2.5 Xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán bệnh trên đường tiết niệu 18

2.5.1 Phương pháp lấy mẫu nước tiểu 18

2.5.2 Phương pháp xét nghiệm 19

2.5.3 Một vài chỉ tiêu hóa tính nước tiểu, cặn nước tiểu trên chó bình thường 19

2.6 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu 20

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 22

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát 22

3.1.1 Thời gian 22

3.1.2 Địa điểm 22

3.2 Vật liệu 22

3.2.1 Dụng cụ 22

3.2.2 Hóa chất 22

3.2.3 Thú khảo sát 23

3.3 Nội dung khảo sát 23

Trang 8

3.3.1 Nội dung 1: “Tỷ lệ và tần suất các triệu chứng lâm sàng trên chó có bệnh lý ở

đường tiết niệu theo nhóm bệnh, giống, tuổi và giới tính” 23

3.3.1.1 Mục đích 23

3.3.1.2 Đối tượng và bố trí khảo sát 23

3.3.1.3 Thú khảo sát 24

3.3.1.4 Các chỉ tiêu khảo sát 24

3.3.2 Nội dung 2: “Nhận định một số kết quả chẩn đoán siêu âm, X - quang, một số chỉ tiêu lý hóa nước tiểu và cặn nước tiểu” 26

3.3.2.1 Mục đích 26

3.3.2.2 Đối tượng và bố trí khảo sát 26

3.3.2.3 Chỉ tiêu khảo sát 27

3.3.3 Nội dung 3: “Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị” 27

3.3.3.1 Mục tiêu 27

3.3.3.2 Đối tượng và bố trí khảo sát 27

3.3.3.3 Chỉ tiêu khảo sát 28

3.4 Phương pháp nghiên cứu 28

3.4.1 Thu thập số liệu 28

3.4.2 Tại phòng khám 28

3.4.3 Xét nghiệm nước tiểu 29

3.4.4 Theo dõi hiệu quả điều trị 29

3.5 Xử lý số liệu 29

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Tỷ lệ chó có bệnh lý trên đường tiết niệu 30

4.1.1 Tỷ lệ chó có bệnh lý trên đường tiết niệu trên tổng số chó khảo sát 30

4.1.2 Tỷ lệ chó có bệnh lý trên đường tiết niệu theo giống, tuổi và phái tính 31

4.2 Tần suất các dấu hiệu lâm sàng và tỷ lệ các nhóm bệnh 33

4.2.1 Tần suất các dấu hiệu lâm sàng 33

4.2.2 Tỷ lệ các nhóm bệnh trên đường tiết niệu 34

Trang 9

4.3 Nhận định hiệu quả của việc chẩn đoán bệnh đường tiết niệu 41

4.3.1 Hiệu quả chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật siêu âm và X - quang 41

4.4 Hiệu quả điều trị bệnh trên đường tiết niệu 49

4.4.1 Viêm thận 49

4.4.2 Sạn thận 50

4.4.3 Thận ứ nước 50

4.4.4 Viêm bàng quang 50

4.4.5 Sỏi bàng quang 51

4.4.6 Sa bàng quang 51

Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 52

5.1 Kết luận 52

5.2 Tồn tại 53

5.3 Đề nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 58

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

 0 

Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu sinh lý nước tiểu trên chó trưởng thành 9

Bảng 3.3 Số chó theo dõi điều trị ở các trường hợp bệnh lý 27

Bảng 4.2 Tỷ lệ chó có bệnh lý trên đường tiết niệu theo giống, tuổi và phái tính 31

Bảng 4.3 Tần suất các dấu hiệu lâm sàng trên chó có bệnh lý ở đường tiết niệu 33 Bảng 4.4 Các dạng bệnh lý trên đường tiết niệu dựa vào chẩn đoán lâm sàng 35

Bảng 4.5 Hiệu quả chẩn đoán lâm sàng so với siêu âm và X – quang 41

Bảng 4.6 Các chỉ tiêu hóa lý nước tiểu của 7 chó bị bệnh viêm thận 42

Bảng 4.7 Các chỉ tiêu hóa lý nước tiểu của 5 chó bị bệnh viêm bàng quang 45

Bảng 4.8 Các chỉ tiêu hóa lý nước tiểu của 16 chó bị bệnh sạn bàng quang 47

Bảng 4.9 Tỷ lệ khỏi bệnh các dạng bệnh lý ở đường tiết niệu trên chó 49

Trang 11

Hình 4.1 Ảnh siêu âm chó ta 8 năm tuổi bị viêm thận 42

Hình 4.2 Ảnh siêu âm chó Griffon, 9 năm tuổi bị sạn thận 43

Hình 4.3 Ảnh siêu âm chó Nhật, 5 tuổi bị thận ứ nước 44

Hình 4.4 Ảnh siêu âm chó Berger, 6 năm tuổi bị viêm bàng quang 44

Hình 4.5 Ảnh siêu âm chó cái Nhật, 5 tuổi bị sỏi bàng quang 46

Hình 4.6 Phim X-quang chó cái Nhật, 5 tuổi bị sỏi bàng quang 46

Trang 12

Trong số các loài thú cưng đang được nuôi, chó là loài phổ biến nhất vì tính trung thành, thông minh… Trước đây, do tập quán nuôi chó chỉ để trông nhà hay giết thịt, con người ít quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của những vật nuôi Ngày nay, với tầm quan trọng ngày càng tăng (về vật chất lẫn tinh thần), chó còn

được chủ xem như một thành viên trong gia đình Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe đang dần trở thành một nhu cầu cần thiết, từ đó đòi hỏi những người tham gia công

tác chẩn đoán và điều trị chó mèo phải ngày càng chuyên sâu hơn với trang thiết bị chẩn đoán hiện đại hơn

Hơn nữa, bệnh trên chó cũng rất đa dạng, từ bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, Đối với bệnh lý ở đường tiết niệu là một trong những bệnh nội khoa phổ biến trên các loài động vật nói chung và ở chó nói riêng, đặc biệt là: sỏi hệ tiết niệu, suy thận mãn tính, dị tật bẩm sinh… những bệnh

lý này chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng

Vì thế việc chẩn đoán và điều trị cũng như phòng ngừa bệnh cho chó trở thành một trong những nhu cầu của chủ nuôi Nắm bắt nhu cầu thiết yếu đó nhiều phòng mạch thú y, trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó đã mở ra ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Trang 13

Việc chẩn đoán bệnh đường tiết niệu thường dựa vào khám lâm sàng Ngày nay, bên cạnh việc chẩn đoán lâm sàng các nhà chuyên môn còn được hỗ trợ bởi nhiều phương tiện chẩn đoán phi lâm sàng như: xét nghiệm nước tiểu, X - quang, siêu âm Điều này giúp công tác chẩn đoán bệnh và xây dựng phác đồ điều trị đạt hiệu quả hơn

Được sự đồng ý của Bộ môn Sinh Lý - Sinh Hóa, Khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm và Chi cục Thú y Thành phố HCM, dưới sự hướng dẫn của Tiến

sĩ Đỗ Hiếu Liêm, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH Ở ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ”

1.2 Mục đích

Tìm hiểu càc trường hợp bệnh lý ở đường tiết niệu của chó dựa vào kỹ thuật chẩn đoán lâm sàng và phi lâm sàng theo nhóm giống, phái tính, tuổi Đồng thời nhận định các liệu pháp điều trị bệnh đường tiết niệu

Ghi nhận kết quả xét nghiệm nước tiểu, cặn nước tiểu một số trường hợp bệnh

lý ở đường tiết niệu

Ghi nhận phương thức và kết quả điều trị các trường hợp bệnh lý đường tiết niệu

Trang 14

Chương 2

T Ổ NG QUAN N

2.1 Cấu tạo cơ thể học và mô học của cơ quan tiết niệu

Chức năng chính của hệ tiết niệu là bài xuất ra ngoài những sản phẩm trung gian

và nước thải Hệ tiết niệu có thể được chia thành 2 phần như sau: đường tiết niệu trên và đường tiết niệu dưới

Đường tiết niệu trên bao gồm: thận và niệu quản (là những ống dẫn nước tiểu từ

thận đến bàng quang)

Đường tiết niệu dưới bao gồm: bàng quang và niệu đạo (là những ống được bao

quanh bởi tuyến tiền liệt ở con đực)

2.1.1 Thận

2.1.1.1 Hình thái

Hình 2.1 Thận và mặt cắt của thận

(Nguồn: Petshealth, 2004)

Trang 15

Thận gồm thận phải và thận trái, thận có dạng hình hạt đậu, màu đỏ sậm, nặng khoảng 42,5 – 56,7 gram, mặt dưới được bao phủ bởi lớp phúc mạc Bên ngoài, thận được bao bọc bởi 1 lớp màng mô liên kết, lớp này rất dễ bóc khi thận bình thường và dính sát khi thận bị viêm (Phan Quang Bá, 2004)

2.1.1.2 Vị trí

Thận nằm ở xoang bụng, hai bên các đốt sống thắt lưng Thận trái nằm ở khoảng đốt sống thắt lưng 2 - 3 - 4, sát động mạch chủ sau ở cạnh trong Mặt bên, thận tiếp giáp với các cơ của thắt lưng, mặt dưới tiếp giáp với ruột, đầu trước liên hệ với dạ dày, tụy Thận phải nằm về phía phải và hơi ở về phía trước hơn so với thận trái, ngang với 3 đốt sống thắt lưng đầu tiên Tĩnh mạch chủ sau chạy sát phía trong thận này Mặt trên thận tiếp giáp với các cơ của thắt lưng, mặt dưới tiếp giáp với ruột, đầu trước liên hệ với gan

Ở giữa vùng vỏ và vùng tủy, có một vùng rất sậm màu, gọi là vòng cung

mạch quản, là nơi mạch máu phân chia làm các mao quản để đến các đơn vị thận (Phan Quang Bá, 2004)

Bể thận là một xoang chứa nằm gần tể thận, là nơi tích chứa nước tiểu từ các

ống góp Thận chứa vô số đơn vị sản xuất nước tiểu gọi là đơn vị thận Đơn vị cấu

tạo nhỏ nhất của thận là nephron, mỗi thận có khoảng một triệu nephron

Chó có 400.000 đơn vị thận ở mỗi quản cầu Mỗi đơn vị thận có quản cầu thận và ống thận Quản cầu thận là búi mao mạch nằm ở vùng vỏ Mao mạch quản

Trang 16

cầu cho các tiểu động mạch vào Búi mao mạch được cấp máu từ tiểu động mạch vào

Ống thận gồm 4 phần: ống xoắn gần đặt trong vùng vỏ, phần kế tiếp là quai

Henle đi vào vùng tủy, nhiều ống xoắn xa đi vào 1 ống góp Các ống góp nhỏ liên kết thành ống góp lớn đi vào vùng tủy đổ nước tiểu vào bể thận (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007)

2.1.1.4 Chức năng

Chức năng chủ yếu của thận là tạo nước tiểu Trong việc tạo nước tiểu, thận hoàn thành một số chức năng để duy trì toàn vẹn khối dịch ngoại bào Các tiến trình

đó có thể được tóm tắt lược như sau:

Hoàn trả lại cho cơ thể đủ khối lượng các chất mà cơ thể cần (nước, các cation cần thiết, glucose và acid amin), còn khối lượng dư thừa được tiết vào nước tiểu

Loại thải những sản phẩm cuối cùng có chứa nitơ của quá trình biến dưỡng protein, creatinine, NH3

Loại thải ion hydro dư thừa và duy trì pH bình thường của thể dịch

Loại thải những hợp chất hữu cơ phức tạp có nguồn gốc nội ngoại sinh Ngoài ra, thận còn tiết ra 2 chất quan trọng là erythroprotein có nhiệm vụ trong việc tạo hồng cầu và renin có liên quan đến việc điều hòa aldosterone của vỏ thượng thận

Trang 17

2.1.2.2 Cấu tạo

Thành của ống dẫn tiểu cấu tạo gồm 3 lớp:

Lớp bao sợi bên ngoài: gồm nhiều sợi đàn hồi

Lớp cơ gồm 3 lớp: cơ dọc ở trong và ngoài, xen kẽ ở giữa là lớp cơ vòng Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp nhỏ

2.1.3 Bàng Quang

2.1.3.1 Hình dạng

Bàng quang là một túi cơ, có kích thước rất thay đổi tùy thuộc vào lượng nước tiểu đang chứa Nếu bàng quang rỗng sẽ có dạng hình quả lê, nằm co lại hoàn toàn trong xoang chậu Nếu bàng quang đầy sẽ có dạng hình bầu dục, phần trước lấn vào khối ruột để đi vào xoang bụng

Trang 18

Mặt dưới của bàng quang nằm trên sàn xoang chậu, mặt trên tiếp xúc với trực tràng, đoạn cuối ống dẫn tinh, túi tinh nang (đối với thú đực); với thân tử cung

và âm đạo (đối với thú cái)

Bàng quang được cố định nhờ ba dây treo Dây treo dưới hay dây treo giữa, dây này nối phần trước của bàng quang đến cạnh trước xoang chậu và kéo đến tận rốn, gọi là thừng Ouraque Hai dây treo bên, có chứa vết tích của hai động mạch rốn khi còn là bào thai (Phan Quang Bá, 2004)

2.1.3.3 Cấu tạo

Thành bàng quang có 3 lớp:

Lớp mô liên kết bên ngoài (hay lá tạng của màng bụng)

Lớp cơ gần hai lớp cơ trơn, cơ dọc và cơ chéo Riêng ở phần cổ bàng quang

có một lớp cơ vòng rất mạnh gọi là cơ vòng bàng quang

Lớp niêm mạc mỏng, màu nhạt có nhiều nếp nhăn khi bàng quang rỗng (do

sự co lại)

2.1.4 Ống thoát tiểu

Là phần nối tiếp phía sau của bàng quang để thải nước tiểu ra ngoài

Chó đực: trên thú đực ống thoát tiểu khá dài, bao gồm hai phần:

Đoạn trong chậu: dài 10 - 12 cm, trên các thú lớn, có ranh giới khó phân biệt

với cổ bàng quang, chạy về phía sau đến cung tọa Bên trong liên hệ với trực tràng, tuyến nhiếp hộ và tuyến hành Phía dưới liên hệ với các cơ bên trong

Chỗ bàng quang nối tiếp với ống thoát tiểu luôn đóng kín (trừ khi thải nước tiểu) nhờ vào cơ vòng bàng quang rất dày và mạnh Phía sau cơ vòng này có các lỗ

hở đổ vào túi tinh nang, tuyến nhiếp hộ và ống dẫn tinh

Đoạn ngoài chậu: đi vào giữa hai nhánh của dương vật, nằm ở mặt dưới

dương vật và đổ ra qui đầu

Ống thoát tiểu được bao bọc bên ngoài bởi thể hang ống thoát tiểu, sao đó đến lớp cơ gọi là hành hang, lớp cơ này góp phần tống các chất tiết của các tuyến

sinh dục ra ngoài khi giao hợp, cũng như làm sạch nước tiểu trong ống sau khi tiểu

Trang 19

• Chó cái: niệu đạo đi từ cổ bàng quang đến âm hộ ở đáy chậu Đường đi hơi chếch xuống dưới ra trước, song song với âm đạo Niệu đạo thú cái có cấu tạo dạng xốp và cơ hoành xốp, không có chứa tuyến Niệu đạo thú cái bắt nguồn từ bàng quang và kết thúc tại lỗ thoát tiểu nằm trên mặt bụng âm đạo Thú cái niệu đạo tương đối ngắn nhưng đường kính rộng hơn thú đực

2.2 Một số đặc điểm sinh lý

2.2.1 Thân nhiệt

Chó trưởng thành có thân nhiệt từ 37,9 - 39,90C, chó con có thân nhiệt từ 35,5 - 36,10C Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tuổi tác (thú non cao hơn thú già), phái tính (thú cái cao hơn thú đực), sự hoạt

động (thú hoạt động cao hơn thú nghỉ ngơi), nhiệt độ xung quanh,… Thông thường,

nhiệt độ buổi sáng sớm thấp hơn buổi chiều sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể giữa hai buổi khoảng 0,2 - 0,5 % (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007)

2.2.2 Tần số hô hấp

Chó trưởng thành có tần số hô hấp từ 10 – 30 lần/phút, chó con từ 15 - 35 lần/phút Chó thở thể ngực, giống chó lớn con tần số hô hấp thấp hơn chó nhỏ con Tần số hô hấp thay đổi do các yếu tố sau: nhiệt độ bên ngoài, thời gian trong ngày, tuổi tác, thú mang thai, những hoạt động mạnh (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007)

2.2.3 Nhịp tim

Nhịp tim chó trưởng thành từ 70 – 120 lần/ phút, chó con từ 200 – 220 lần/ phút Nhịp tim có thể thay đổi do loài, tuổi, tầm vóc, nhu cầu biến dưỡng của thú, tình trạng dinh dưỡng, công do động vật cung cấp, nhiệt độ bên ngoài và thân nhiệt (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007)

Trang 20

2.2.4 Một vài chỉ tiêu sinh lý nước tiểu trên chó trưởng thành

Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu hóa lý nước tiểu trên chó trưởng thành

Chỉ tiêu Thông số lý thuyết Đơn vị

Nitrit Âm tính Hồng cầu Âm tính Tế bào/µL

Bạch cầu Âm tính Tế bào/µL

(Nguồn: Rick, Ronald và James, 1999)

2.3 Một số trường hợp bệnh lý ở đường tiết niệu

Trang 21

Hình 2.3 Sỏi bàng quang

(Nguồn: Petshealth, năm 2010)

(b) Nguyên nhân hình thành sỏi

Tinh thể khoáng: nước tiểu bị bão hòa do số lượng khoáng chất vượt qua giới hạn, các khoáng chất dần dần tích tụ thành viên sỏi Thông thường nước tiểu có chứa citrate, magnesium, pyrophosphat ngăn chặn hình thành sỏi Hàm lượng thấp những chất ức chế này (đặc biệt là citrate) góp phần hình thành sỏi

Khẩu phần: khẩu phần và cách cho ăn uống có thể làm thay đổi độ pH của nước tiểu, lượng nước tiểu và khả năng cô đặc làm nước tiểu bị bão hòa với một số khoáng

PH của nước tiểu: nước tiểu chó có tính acid (5,5 - 6) Nước tiểu acid hoặc kiềm đều tạo nguy cơ hình thành sỏi

Vi khuẩn: thường là Leptospira spp, Echerichia coli, vi khuẩn sinh men urease như Staphylococcus spp và Proteus spp hình thành một môi trường kiềm tính dễ tạo

sỏi

Dược phẩm có thể là nguyên nhân tạo sỏi, có thể gây tăng mức calcium trong nước tiểu, có khi làm tăng hoặc làm giảm pH nước tiểu Vài loại dược phẩm gây sỏi

Trang 22

khi sử dụng một thời gian dài như: corticoide, ascorbic acid, sulfonamide và tetracyline

Nguyên nhân khác: thú không được đi tiểu tự do trong một thời gian dài, thiếu nước uống, stress Vi khuẩn hiện diện cùng với lượng nước tiểu cô đặc quá mức sẽ làm tăng khả năng tạo sỏi

(c) Triệu chứng

Sỏi thận: đau vùng bụng, tiểu có máu, thận ứ nước hay sưng thận nếu sỏi gây nghẽn dòng chảy của nước tiểu Ngoài ra cũng có thể có sự miễn cưỡng khi chạy nhảy, lừ đừ và mất tính thèm ăn và có thể sốt nếu có vi khuẩn xâm nhập

Sỏi bàng quang: tiểu són đau, tiểu ra máu, tiểu vắt hay bàng quang nhỏ do bài tiết thường xuyên nhưng không tắt nghẽn và không có dấu hiệu toàn thân

Giai đoạn đầu, thú có biểu hiện:

Đái buốt khi di chuyển mạnh Đồng thời đau vùng trên xương mu, đau lan

xuống tầng sinh môn, vùng hậu môn, dương vật

Đái vắt: đái vắt nhiều lần và mỗi lần chỉ được một ít

Đái máu: không nhiều lắm, thường xảy ra sau mỗi khi thú di chuyển mạnh Đái tắc: đang đái thông tốt thì viên sỏi từ đáy bàng quang theo nước tiểu chảy đến làm bít lỗ cổ bàng quang gây tắc đái đột ngột

Đái rỉ rỉ: đái không thành tia

Giai đoạn sau, thú biểu hiện bệnh rõ ràng hơn

Đái buốt và đái rắt thường xuyên

Đái mủ: chứng tỏ tình trạng nhiễm trùng đã lâu và đang trở nên trầm trọng

(d) Chẩn đoán lâm sàng

Thú đi tiểu khó khăn, co rúm người, oằn lưng khi tiểu, tiểu máu.Vùng bụng sau căng cứng

(e) Chẩn đoán phi lâm sàng

Siêu âm: phương pháp rất hữu hiệu cho việc phát hiện sỏi ở thận và bàng quang

kể cả sỏi không cản quang

Trang 23

X - quang: là một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán sỏi bàng quang Nó chỉ ra sự hiện diện của sỏi: vị trí, hình dạng, kích thước, số lượng

Xét nghiệm nước tiểu: huyết niệu, mủ niệu, protein niệu, tinh thể niệu, hoặc có

vi khuẩn, pH (liên quan đến loại sỏi hiện diện)

(f) Điều trị sỏi bàng quang

Việc điều trị sỏi bàng quang sẽ dễ dàng và đơn giản hơn nếu được phát hiện sớm Khi đã xác định chắc chắn có sự hiện diện của sỏi ở bàng quang thì bác sĩ sẽ

đưa ra phương pháp can thiệp thích hợp tùy thuộc vào kích thước, vị trí và tính chất

của viên sỏi

Điều trị nội khoa: dùng kháng sinh như: amoxicilline, ampiciline, cefadroxil

Khuyến cáo chủ nuôi cung cấp cho chó khẩu phần ăn thích hợp tùy theo loại sỏi mà chó mắc phải, cho chó uống nhiều nước

Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật lấy sỏi là lựa chọn tối ưu Sau đó chăm sóc hậu

phẫu để ngăn ngừa nhiễm trùng

2.3.2 Viêm thận

(a) Đặc điểm

Bệnh gây xuất huyết ở quản cầu thận với các đặc điểm đau vùng thận, bí tiểu, nước tiểu có albumin, máu, trường hợp nặng sẽ có trường hợp phù thũng

(b) Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nguyên phát: do sử dụng sulfamide với liệu trình dài mà không lưu

ý đến việc tăng cường lượng nước uống Do tác nhân dị ứng, thận bị chấn thương

do yếu tố cơ học, do vi trùng trực tiếp xâm nhập vào máu đến thận gây bệnh

Nguyên nhân kế phát: Kế phát từ các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể như: viêm xoang ngực, viêm phúc mạc Kế phát từ các trường hợp ngộ độc cấp tính, các chất

độc qua thức ăn hoặc các chất độc do vi sinh vật sản xuất trong quá trình gây bệnh

trước đó Sự trào ngược nước tiểu lên thận gây viêm thận cấp do chèn ép niệu quản (thú mang thai), do sỏi niệu quản, sỏi thận hoặc do tắc niệu đạo

Trang 24

(c) Triệu chứng

Chó có dấu hiệu sốt cao

Vùng thận bị đau, ấn tay vào vùng thận chó có phản ứng đau Quan sát trên chó thấy chó đi khó khăn, lưng cong

Vùng thận sưng to, có thể quan sát bên ngoài hay khám qua trực tràng

Lượng nước tiểu giảm, nhiều khi thú hoàn toàn không đi tiểu, tuy vậy vẫn có dấu hiệu rặn tiểu

Nước tiểu có máu, thượng bì, bạch cầu và các loại trụ niệu

Hàm lượng urê máu tăng cao (2 - 3 gam %)

Protein niệu khoảng 2 %

Vào giai đoạn cuối của bệnh, do tình trạng ứ máu ở thận nên chó bị phù thũng toàn thân

Tình trạng huyết áp cao kéo dài làm tim tăng cường hoạt động, dẫn đến giãn tâm thất trái sau cùng làm tim suy yếu

(d) Chẩn đoán lâm sàng

Thú ít đi tiểu

Thú có phản ứng đau ở vùng thận khi sờ vào

Vùng thận sưng to có thể quan sát

(e) Chẩn đoán phi lâm sàng

Xét nghiệm nước tiểu: albumin niệu, huyết niệu, cặn nước tiểu, bao gồm các

tế bào máu, hoặc tế bào thượng bì, ống dẫn trụ niệu, huyết cầu

Xét nghiệm máu: thường bị nhiễm khuẩn huyết, tiểu cầu giảm, BUN và creatinine tăng cao

Siêu âm cũng cho kết quả tối ưu

(f) Điều trị

Chăm sóc nuôi dưỡng: không cho ăn mặn vì ăn mặn NaCl không bài thải được qua nước tiểu, gây phù thũng nặng Nếu thú ít đi tiểu, có dấu hiệu urê máu, cần hạng chế tỷ lệ đạm trong thức ăn để tránh ngộ độc urê

Trang 25

Điều trị nội khoa sử dụng các loại thuốc

Kháng sinh: enrofloxacin, streptomycine, kanamycine

Thuốc lợi tiểu: furosamide

Tăng cường giải độc bằng Serum glucose

2.3.3 Thận ứ nước

Là do sự giãn đài - bể thận ở 1 hay cả 2 bên

(a) Nguyên nhân

Do tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn niệu quản làm cho nước tiểu ứ động lại trong thận

Nếu chỉ tắc nghẽn một niệu quản thì chỉ có thận cùng bên ứ nước

Nếu tắc nghẽn ở đường niệu dưới (bàng quang, ống thoát tiểu) thì cả hai thận bị

ứ nước

Mức độ ứ nước tùy thuộc vào độ tắc nghẽn Chướng ngoại vật làm tắc nghẽn

đường niệu có thể là do sỏi ở đài thận, điểm nối ở giữa đài bể thận, sỏi niệu quản,

bướu hoặc núm thận bị hoại tử gây nên Ngoài ra còn do hẹp niệu quản bẩm sinh hay viêm, phì tuyến tiền liệt

(b) Triệu chứng lâm sàng

Nếu một thận bị chấn thương thì thận còn lại sẽ triển dưỡng để bù đắp Khi có

vi trùng xâm nhập sẽ gây viêm thận, thận ứ mủ

Thận ứ nước một bên một phần hay hoàn toàn mà thận kia vẫn còn chức năng thì một thời gian dài không biểu hiện triệu chứng

Thận ứ nước hai bên không hoàn toàn gây tổn thương ống thận kẽ hình thành sỏi, thú có biểu hiện chán ăn, ói, đa niệu

Thận ứ nước hai bên hoàn toàn thì thận trở nên phì đại, mất chức năng Thú có biểu hiện thiểu niệu, đa niệu

(c) Chẩn đoán phi lâm sàng

Xét nghiệm nước tiểu: có hồng cầu (nếu tắc nghẽn do sỏi), protein niệu (nếu viêm thận kết hợp)

Trang 26

Xét nghiệm máu: BUN, creatinne tăng (tắc nghẽn hoàn toàn)

X - quang: bóng thận nở to, tròn đều, nhu mô mỏng đi (nếu ứ nước kéo dài), giãn đài bể thận

Siêu âm: bề dài nhu mô thận hẹp lại phụ thuộc vào mức độ ứ nước của thận, bể thận giãn rộng, mức độ nặng không phân biệt được vùng vỏ và vùng tủy

(a) Nguyên nhân

Do nhiễm trùng bàng quang: E.coli, Staphylococcus, Streptococcus

Do sỏi ở bàng quang hoặc thông tiểu không đúng kỹ thuật làm xây sát niêm mạc bàng quang

Thú sốt vừa hoặc sốt cao

Thú rặn tiểu liên tục, thường chỉ có vài giọt nước tiểu, nước tiểu đục

Sờ nắn vùng bụng dưới thú có phản ứng đau

Thú bỏ ăn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt

Khi vi khuẩn nhiễm đủ lâu và tạo ổ cho việc hình thành sỏi có thể làm cho thú tiểu có máu

Trường hợp viêm cơ vòng gây bí tiểu, nếu để lâu có thể có triệu chứng tăng urê máu, gây ngộ độc urê

Trang 27

(c) Chẩn đoán phi lâm sàng

Xét nghiệm nước tiểu: nước tiểu đục có nhiều dịch nhầy, có thể có máu hoặc màng giả, tùy thuộc vào thể viêm Cặn nước tiểu có tế bào hồng cầu, bạch cầu, xác

vi sinh vật và tế bào thượng bì bàng quang

Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính

Siêu âm: bàng quang chứa đầy nước tiểu, thành bàng quang dày

X - quang: bóng thành bàng quang dày

(d) Điều trị

Chăm sóc: cho ăn thức ăn ngon miệng, cho uống nước tự do nếu thú đi tiểu

được, trường hợp thú bí tiểu do viêm cơ vòng phải hạn chế uống nước

Sử dụng thuốc:

Sát trùng đường tiểu: urotropin 30 mg/kg P

Kháng sinh: nhóm Quinolone thế hệ III, hoặc β – lactam

Kháng viêm: dexamethasone

Trường hợp thú bí tiểu, nên tiến hành thông tiểu rửa bàng quang (chó cái)

2.3.5 Sa bàng quang

Là tình trạng bàng quang lệch khỏi vị trí bình thường

(a) Nguyên nhân

Khi các cơ, dây chằng và các mô phụ trợ yếu hơn, khả năng nâng giữ các bộ phận ở trong vùng bụng dưới như tử cung, bàng quang bị kém đi, trong khi trọng lực lại kéo các bộ phận này tụt xuống Do các tác nhân cơ học bên ngoài

(b) Triệu chứng

Đi tiểu bình thường hoặc khó tiểu Đôi lúc bị bí tiểu do niệu đạo bị chèn ép khi

bàng quang bị sa xuống

(c) Chẩn đoán phi lâm sàng

Siêu âm để khẳng định chắc chắn bàng quang không nằm ở vị trí bình thường Trường hợp này phải can thiệp bằng ngoại khoa để đưa bàng quang vào trong xoang bụng như bình thường

Trang 28

2.4 Các triệu chứng thông thường của bệnh hệ tiết niệu

2.4.1 Những biểu hiện ở nước tiểu

(1) Đa niệu

Là hiện tượng chó tiểu thường xuyên với lượng lớn nước tiểu do đó chó có biểu hiện uống nhiều nước Nguyên nhân là do tăng lộc ở cầu thận hoặc do giảm tái hấp thu ở ống thận Đây là biểu hiện thường gặp trong các bệnh lý như: viêm thận cấp trong giai đoạn đầu, xơ thận, tiểu đường, hội chứng Cushing, u năng tuyến giáp và ngộ độc

(2) Thiểu niệu

Là lượng nước tiểu giảm dưới mức bình thường với biểu hiện: bàng quang căng, chó oằn lưng để tiểu nhưng không tiểu được hoặc tiểu khó, tiểu gắt Có thể do các nguyên nhân sau: giảm lọc ở cầu thận nhưng ở ống thận vẫn tái hấp thu bình thường Giảm lọc ở cầu thận đồng thời tăng tái hấp thu ở ống thận,viêm bàng quang, huyết khối bàng quang, sỏi bàng quang (nhất là đối với thú đực), nghẽn mạch ở ống thoát tiểu

(3) Vô niệu

Bàng quang hầu như không có nước tiểu (6 giờ sau khi cho uống nước thì đặt

ống thông tiểu ở niệu đạo nhưng vẫn không thu được nước tiểu) Nguyên nhân có

thể là: viêm thận cấp, huyết khối mạch thận, sỏi bể thận, sỏi niệu quản, dị vật hay

do khối u chèn ép niệu quản

(4) Tiểu không kiểm soát

Chó thường có biểu hiện tiểu không tự ý, cảm giác căng tức muốn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu không nhiều Thường thấy ở chó bị viêm đường niệu,

chó có dị tật bẩm sinh ống dẫn tiểu lạc chỗ

(5) Tiểu són

Chó có biểu hiện đau đớn trong lúc đi tiểu, muốn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu nhỏ giọt Thường thấy ở chó có bệnh lý như: viêm bàng quang, khối u ở bàng quang, sỏi thận, sỏi to ở bàng quang

Trang 29

Sự bí tiểu sẽ làm sự bài thải nước khó khăn, đồng thời các ion Na, K không bài thải được, tích tụ trong máu sau đó vào kẽ gian bào, kéo theo nước gây phù thũng

2.5 Xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán bệnh trên đường tiết niệu

Xét nghiệm nước tiểu là phân tích các thành phần trong nước tiểu Phương pháp này có thể phát hiện được các bệnh lý xảy ra ở hệ tiết niệu

2.5.1 Phương pháp lấy mẫu nước tiểu

Nước tiểu của thú cần được lấy giữa dòng để đảm bảo sự chính xác khi xét nghiệm Thú bệnh cần được vệ sinh cơ quan sinh dục trước khi lấy nước tiểu Khi thú bắt đầu đi tiểu, cần bỏ phần nước tiểu đầu, sau đó hứng vào lọ sạch, vô trùng để gửi đến phòng xét nghiệm Nếu thú không đi tiểu được, có thể dùng phương pháp thông tiểu để lấy nước tiểu Dùng một ống thông tiểu theo kích cỡ phù hợp đưa từ

từ vào bàng quang để lấy mẫu nước tiểu Khi nước tiểu chảy ra, bỏ phần nước tiểu

đầu, sau đó lấy khoảng 7 - 20 ml tùy theo lượng nước tiểu nhiều hay ít Ngoài ra, có

Trang 30

thể lấy nước tiểu trong khi phẫu thuật bàng quang bằng cách dùng kim chọc hút vào bàng quang Trước hết, phải xác định chính xác bàng quang, sau đó dùng syringe hút khoảng 7 - 20 ml tùy theo lượng nước tiểu có trong bàng quang

Nước tiểu sau khi lấy cần bảo quản kỹ, tốt nhất là tiến hành xét nghiệm ngay sau khi lấy Nếu chưa kịp xét nghiệm ngay thì cần bảo quản ở nhiệt độ thấp 40C và chỉ bảo quản trong 24 giờ

2.5.2 Phương pháp xét nghiệm

Quan sát bằng mắt các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, độ đục Sau đó sử dụng giấy thử Multiple reagent strips for urinalysis của công ty Bayer và đọc bằng máy so màu tự động Clinitex 100

Kiểm tra cặn nước tiểu bằng cách đem nước tiểu đi ly tâm với tốc độ 3000 vòng/6phút Gạt bỏ phần nước nổi, lấy cặn phết lên lam kính và đậy lamelle lại Mẫu được xem dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 100 và 400 Ghi nhận

sự xuất hiện của các loại cặn có trong nước tiểu

2.5.3 Một vài chỉ tiêu hóa tính nước tiểu, cặn nước tiểu trên chó bình thường

Khối lượng: ở chó lượng nước tiểu khoảng 0,25 - 2 lít/24giờ Lượng nước tiểu thay đổi tùy theo chế độ ăn, điều kiện khí hậu và chế độ làm việc khác nhau

Màu sắc: bình thường nước tiểu chó có màu vàng nhạt đến vàng tươi, có khi vàng đậm, lâu có cặn

PH: nước tiểu của chó thường hơi có tính acid, pH khoảng 6 - 7 Con vật ăn

nhiều protein nước tiểu có tính acid, con vật ăn nhiều ngũ cốc nước tiểu có tính

bazơ

Tỷ trọng: bình thường tỉ trọng nước tiểu: 1,025 - 1,050 Tỷ trọng nước tiểu thay đổi theo chế độ ăn uống, chế độ làm việc

Glucose, protein : bình thường không có trong nước tiểu thú khỏe

Hồng cầu: nước tiểu gia súc khỏe không có hồng cầu

Bạch cầu: đối với gia súc khỏe, rất hiếm khi hoặc không có sự hiện diện của

bạch cầu Bạch cầu trong nước tiểu thường thay đổi hình dạng Trong nước tiểu

Trang 31

toan tính, bạch cầu co tròn lại, to hơn hồng cầu nhiều; trong nước tiểu kiềm tính thì

bạch cầu phình to, vỡ ra, hạt trong nguyên sinh chất biến mất

Những cặn vô cơ: trong nước tiểu loài ăn thịt có mấy loại:

+ Canxi oxalat: kết tinh hình cầu, hình phiến, hình 8 mặt Nếu trong nước tiểu

có quá nhiều canxi oxalat là do rối loạn trao đổi chất; và thấy trong viêm thận mãn tính, một số bệnh thần kinh

+ Canxi sunphat: kết tủa hình lăng trụ dài, hình kim, thành từng bó…

+ Axit uric: kết tinh thành hình đá mài hình lá Lượng axit uric tăng nhiều trong nước tiểu lúc đói, bệnh gây sốt cao

+ Muối urat (chủ yếu là Kali và Natri urat): kết tinh hình hạt nhỏ, màu vàng nâu Lượng muối urat có nhiều trong nước tiểu khi xảy ra quá trình phân giải protit mạnh

2.6 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu

The Chinese Society of Verterinary Pathology (CSVP), đầu năm 2004, xác định

độc tính trên thận liên quan đến melamine và acid cyarunic có trong thức ăn của chó

và mèo diễn ra tại Đài Loan và các quốc gia ở Châu Á Hàm lượng nitrogen, urea máu, creatinine và phospho tăng lên ở mức độ rất nghiêm trọng nhưng sodium và chloride lại giảm, tắt nghẽn đường niệu do calcium tích tụ nhiều ở đường tiết niệu với kích thước và hình dạng khá nhau

Kết quả phân tích thành phần sinh hóa máu cho thấy các chó bị suy thận nặng

và gan bị tổn thương, nhưng mức độ nhẹ Tất cả các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên sẽ

được ghi nhận sau một tháng khi cho chó bú theo chế độ với những triệu chứng:

giảm chức năng thận, giảm ăn, bỏ ăn, giảm cân, tình trạng mọc lông xấu,… ( Jeong

và ctv., 2006)

Huỳnh Thanh Ngọc (2004) ghi nhận được 750 trường hợp chó có bệnh lý hệ tiết niệu trên 3965 ca khảo sát (chiếm tỉ lệ 18,62 %) Trong 18,62 % đó suy thận mãn chiếm tỷ lệ cao nhất (8,52 %), kế đến là suy thận cấp (4,04 %), sỏi niệu xảy ra

Trang 32

nhiều (2,98 %), bệnh ở bàng quang chiếm tỷ lệ (0,88 %), tiểu không kiểm soát chiếm tỷ lệ (0,83 %) và bệnh ở tiền liệt tuyến chiếm tỷ lệ (0,76 %)

Khương Trần Phúc Nguyên (2006) ghi nhận chó có bệnh lý hệ tiết niệu là 7,1

% trên chó mang đến khám Tỷ lệ chó bệnh hệ tiết niệu tăng theo độ tuổi nhưng không có sự khác biệt theo giống và giới tính Trong các cơ quan thuộc hệ tiết niệu chó, tỷ lệ bệnh cao nhất ở bàng quang (60,76 %), kế đến là thận (29,97 % , và thấp nhất là ở niệu quản (0,41%) Dạng bệnh lý phổ biến nhất là sỏi niệu (65,76 %), kế

đến là bệnh thận ứ nước (10,96 %) và viêm bàng quang (8,66 %), các dạng bệnh lý

khác chiếm tỷ lệ không đáng kể

Nguyễn Đoan Trang (2006) ghi nhận được 260 trường hợp bệnh lý hệ tiết niệu nhờ vào kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh siêu âm Trong đó dấu hiệu bệnh lý ở thận chiếm tỷ lệ 12,48 %, bệnh lý ở bàng quang chiếm tỷ lệ 25,7 %

Brow, Jeong, Poppenga và ctv (2007) Xác định suy thận liên quan với melamine và acid cyanuric ở chó và mèo trong năm 2004 và năm 2007

Trương Thị Ngọc Hạnh (2007) ghi nhận được 297 ca bệnh lý hệ tiết niệu chiếm 41,51 %, trong đó bệnh lý ở thận chiếm 27,95 %, bệnh lý ở bàng quang chiếm 72,05

%

Nguyễn Thị tố Nga (2008) ghi nhận trong 4278 ca bệnh đến khám có 649 ca

được chỉ định siêu âm tổng quát Kết quả bệnh lý trên hệ tiết niệu chiếm 50,69 %

trong đó bệnh lý trên thận chiếm 31 %, bệnh lý bàng quang chiếm 69 %

Dobson, Smotlagh, Quijano và ctv (2008) Xác định tính độc hại của melamine chất gây nhiễm trong thực phẩm thú nuôi gây độc tính trên thận ở chó và mèo

Trang 33

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát

Các dụng cụ và hóa chất phục vụ cho việc chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị và một số dụng cụ khác

3.2.2 Hóa chất

Thuốc sát trùng: cồn 700, oxy già, povidine

Các loại thuốc điều trị:

Kháng sinh: Septotryl, Baytril 5 %, ceftriaxone, …

Kháng viêm: dexamethasone

Thuốc lợi tiểu: furosemide

Trợ lực, trợ sức: Vitamin C 500mg, B - complex, Biodyl, Lesthionine C…

Hạ sốt: analgine

Trang 34

Dịch truyền: lactated ringer’s, glucose 5%

Chống ói: atropin sulfat, primperan

Cầm máu: vitamin K1, acid tranexamic

3.2.3 Thú khảo sát

Đối tượng khảo sát là tất cả chó được đem đến khám và điều trị tại trạm có

các biểu hiện lâm sàng của bệnh trên đường tiết niệu

3.3 Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát gồm có 3 phần:

- Nội dung 1: tỷ lệ và tần suất các triệu chứng lâm sàng trên chó có bệnh lý ở

đường tiết niệu theo nhóm bệnh, giống, tuổi và giới tính

- Nội dung 2: nhận định một số kết quả chẩn đoán cận lâm sàng: siêu âm, X quang, xét nghiệm một số chỉ tiêu nước tiểu và cặn nước tiểu của chó mắc bệnh lý ở

-đường tiết niệu

- Nội dung 3: theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị

3.3.1 Nội dung 1: “Tỷ lệ và tần suất các triệu chứng lâm sàng trên chó có bệnh

lý ở đường tiết niệu theo nhóm bệnh, giống, tuổi và giới tính”

3.3.1.1 Mục đích

Xác định triệu chứng lâm sàng trên các chó ngi ngờ có bệnh lý trên đường tiết niệu, phân tích các biểu hiện đặc trưng cho từng nhóm bệnh

3.3.1.2 Đối tượng và bố trí khảo sát

Tất cả các chó bệnh mang đến phòng khám được khảo sát qua các bước: Các thông tin chẩn đoán lâm sàng được thu thập dựa vào lời khai của chủ nuôi và khám trực tiếp trên thú, bao gồm:

Ghi nhận lý lịch và tiền sử bệnh lý

Khảo sát ngoại hình để xác định giống và xem răng để ước lượng tuổi Quan sát tổng quát hành vi, thể trạng và ghi nhận các biểu hiện ở da, niêm mạc, màu sắc nước tiểu

Đo thân nhiệt cơ thể ở trực tràng bằng nhiệt kế thủy ngân, hỏi chủ nuôi về

Trang 35

những triệu chứng hiện có, thời gian xảy ra bệnh, quá trình điều trị trước đó

Triệu chứng lâm sàng được theo dõi trên các chó nghi ngờ bệnh lý trên

đường tiết niệu gồm: bỏ ăn, ăn ít, sốt, tiểu ít, tiểu có máu, tiểu khó, bí tiểu, bụng to,

ói, đi lại khúm núm, …

3.3.1.3 Thú khảo sát

Khảo sát được tiến hành trên 2302 chó bệnh được mang đến khám và điều trị tại Trạm Phòng Chống Dịch và Kiểm Dịch Động Vật thuộc Chi Cục Thú Y Tp.Hồ Chí Minh Xác định 258 chó có những triệu chứng lâm sàng nghi ngờ là bệnh lý trên đường tiết niệu

Dựa vào những thông tin trong quá trình khám lâm sàng, các chó bệnh đường tiết niệu được phân chia theo nhóm bệnh, nhóm giống, nhóm tuổi và phái tính (Bảng 3.1)

Nhóm bệnh: bệnh trên thận, bệnh trên bàng quang

Nhóm giống: nhóm chó nội và nhóm chó ngoại

Nhóm tuổi: < 6 tháng tuổi, 6 tháng – 2 năm tuổi, > 2 – 10 năm tuổi, > 10 năm tuổi

Nhóm giới tính: chó cái và chó đực

3.3.1.4 Các chỉ tiêu khảo sát

(1) Tỷ lệ chó có bệnh lý trên đường tiết niệu trên tổng số chó khảo sát

(2) Tỷ lệ chó bệnh lý trên đường tiết niệu theo giống, tuổi và phái tính

(3) Tần suất các triệu chứng lâm sàng trên chó nghi bệnh lý trên đường tiết niệu (4) Tỷ lệ từng nhóm bệnh lý dựa vào dấu hiệu lâm sàng

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Quang Bá, 2004. Giáo trình Cơ thể học. Tủ sách Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Cơ thể học
2. Lê Việt Bảo, 2002. Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh thận trên chó. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh thận trên chó
3. Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007. Sinh lý vật nuôi. Nhà xuất bản nông nghiệp, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý vật nuôi
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
4. Nguyễn Đức Dũng, 2005. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu, nước tiểu và biến đổi bệnh lý gan – thận trên chó. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu, nước tiểu và biến đổi bệnh lý gan – thận trên chó
5. Trương Thị Ngọc Hạnh, 2007. Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu trên chó. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu trên chó
6. Nguyễn Văn Khanh, 1999. Bài giảng giải phẫu chuyên khoa. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng giải phẫu chuyên khoa
7. Nguyễn Thị Tố Nga, 2008. Ứng dụng siêu âm và xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiết niệu trên chó. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng siêu âm và xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiết niệu trên ch
8. Nguyễn Như Pho, 2000. Giáo trình nội chẩn. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nội chẩn
9. Phạm Ngọc Thạch, 2006. Giáo trình bệnh Nội khao gia súc. Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh Nội khao gia súc
10. Nguyễn Xuân Thành, 2010. Khảo sát một số bệnh ở bàng quang và biện pháp điều trị ở chó tại Trạm Chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị - Chi cục Thú y Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, trường Đại Học Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số bệnh ở bàng quang và biện pháp điều trị ở chó tại Trạm Chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị - Chi cục Thú y Thành Phố Hồ Chí Minh
11. Nguyễn Tất Toàn, 2004. Bài giảng chẩn đoán sinh hóa lâm sàng. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chẩn đoán sinh hóa lâm sàng
12. Nguyễn Đoan Trang, 2006. Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán các bệnh lý ở hệ tiết niệu và hệ sinh dục trên chó. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán các bệnh lý ở hệ tiết niệu và hệ sinh dục trên chó
13. Nguyễn Ngọc Ửng, 2010. Khảo sát bệnh thận trên chó và hiệu quả điều trị ở chó tại Trạm Chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị - Chi cục Thú y Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, trường Đại Học Tây Nguyên.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh thận trên chó và hiệu quả điều trị ở chó tại Trạm Chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị - Chi cục Thú y Thành Phố Hồ Chí Minh
14. Brown CA, Jeong KS, Poppenga RH, et al. Outbreaks of renal failure associated with melamineand cyanuric acid in dogs and cats in 2004 and 2007. J Vet Diagn Invest 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Vet Diagn Invest
15. Dobson RL, Motlagh S, Quijano M, et al. Identification and characterization of toxicity of contaminants in pet food leading to an outbreak of renal toxicity in cats and dogs. Toxicol Sci 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toxicol Sci
16. Ettinger S. J. and Feldman E.C., 2005. Veterynary internal medicine. Vol 2. 6 th ed, Elsevier Saunders, United States, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Veterynary internal medicine
17. Ronald W. G., 1996. Small animal ultrasound. Lippincott – Raven Publishers, Philadelphia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Small animal ultrasound
18. The veterinary of Merck manual (2006). Infectious of the urinary system in small animals. The veterinary of Merck manual edition 9 th . 2006. Merck &amp; Co., Inc.USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Infectious of the urinary system in small animals
Tác giả: The veterinary of Merck manual
Năm: 2006
19. The veterinary of Merck manual (2006). Noninfectious of the urinary system in small animals. The veterinary of Merck manual edition 9 th . 2006. Merck &amp;Co., Inc. USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Noninfectious of the urinary system in small animals
Tác giả: The veterinary of Merck manual
Năm: 2006
20. “Feline Renal Failure”. The library of columbia Animal Hospital. Truy cập ngày 22tháng 3 năm 2010. &lt;http://www.petshealth.com/dr_liblary/felrenfail.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feline Renal Failure

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w