Hội thi “CHINH PHỤC ĐỈNH BIOLOGYCAL”

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động ngoại khóa chương III, IV sinh học 11 (Trang 39 - 53)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3. Hội thi “CHINH PHỤC ĐỈNH BIOLOGYCAL”

Nhằm mục đích ôn tập củng cố kiến thức về sinh sản ở thực vật chúng tôi đã lựa chọn hình thức trả lời câu hỏi và trò chơi ô chữ với những kiến thức lý thuyết trọng tâm.

Tên hội thi: “CHINH PHỤC ĐỈNH BIOLOGYCAL”

Chủ đề: Tìm hiểu sinh sản ở thực vật

I. Mục tiêu của hoạt động 1. Kiến thức

35

- Ôn tập củng cố kiến thức phần sinh sản ở thực vật.

- Hiểu đƣợc cơ sở khoa học của phƣơng pháp nhân giống vô tính. - Hiểu đƣợc ứng dụng của sinh sản sinh dƣỡng trong đời sống.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng vận dụng những kiến thức một cách linh hoạt.

- Kĩ năng gợi nhớ và vận dụng ngôn ngữ để trả lời chính xác, nhanh chóng và đầy đủ các câu hỏi.

- Kĩ năng làm việc nhóm.

- Rèn luyện tác phong mạnh dạn tự tin.

3. Thái độ

- Nghiêm túc chấp hành các nội quy của nhà trƣờng. - Thực hiện đúng các quy định của buổi sinh hoạt. - Đoàn kết, tránh hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Tích cực, hăng hái, tự tin khi tham gia.

II. Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung

- Các kiến thức liên quan đến sinh sản ở thực vật. - Những phƣơng pháp nhân giống vô tính ở thực vật. - Ứng dụng của sinh sản sinh dƣỡng trong đời sống.

2. Hình thức Gồm 4 phần thi: + Phần 1: Khởi động + Phần 2: Vƣợt chƣớng ngại vật + Phần 3: Tăng tốc + Phần 4: Về đích

III. Công tác chuẩn bị 1. Giáo viên

36

- Họp Ban cán sự các lớp để nêu chủ đề, giới thiệu nội dung kiến thức; cùng Ban cán sự các lớp lên kế hoạch tiến hành, cách đánh giá và chuẩn điểm.

- Thành lập ban tổ chức: + Trƣởng ban:

+ Ban giám khảo: gồm 1 số thầy cô trong tổ Sinh

+ Ban thƣ kí: 2 (nhiệm vụ ghi nhận điểm thi đua của từng đội)

+ MC: 1 (GV hoặc HS có kiến thức vững và có chất giọng tốt)

- Thành lập đội chơi gồm:

+ 4 đội (mỗi đội 6 ngƣời)

+ HS khối lớp 11 (mỗi lớp khối 11 cử đại diện) - Thời gian, địa điểm

+ Thời gian tổ chức:

+ Địa điểm: hội trƣờng lớn

+ Thời lƣợng: 100 phút – 120 phút

- Dự trù kinh phí và báo cáo với lãnh đạo để thông qua kế hoạch và gửi xuống cho các lớp. Chuẩn bị các phần quà.

- Thông báo với đến từng lớp về kế hoạch HĐNK về thời gian địa

điểm tổ chức.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho hội thi: Máy chiếu, phông chiếu, máy tính, ổ cắm, loa đài, bóng bay, dây duy băng trang trí, bảng con, chuông (cờ nhỏ), phấn, rẻ lau bảng…

2. Học sinh

- Chuẩn bị kiến thức và đội hình đi thi (các lớp khối 11 cử đại diện đi thi).

37

- Trang trí và chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ. - Huy động tinh thần tập thể, tập trung cổ vũ, học hỏi.

IV. Tiến hành hoạt động

1. Hoạt động mở đầu (15 phút)

- Mở đầu buổi sinh hoạt bằng một tiết mục văn nghệ (theo sắp xếp sẵn của ban tổ chức).

- Ổn định tổ chức.

- MC giới thiệu trƣởng ban tổ chức lên khai mạc chƣơng trình. - MC giới thiệu các đội chơi.

- Các đội chơi lần lƣợt ra chào khán giả. - MC giới thiệu thành phần ban giám khảo - MC nêu chƣơng trình cuộc thi:

2. Hoạt đông 1: Phần thi khởi động (12 phút)

- MC đọc luật chơi: “Mỗi đội sẽ trả l gói câu hỏi (gồm 5 câu). Sau khi

nghe câu hỏi mỗi đội chơi có 15 giây suy nghĩ và trả lời. Trả lời sai không bị trừ điểm”.

- Các đội chơi bắt đầu chơi.

- Ban giám khảo thống kê câu trả lời, cho điểm và công bố.

* Nội dung câu hỏi:

Đội 1

Câu 1: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng gì?

Đáp án: Thân rễ

Câu 2: Cho 1 tế bào đơn lẻ sống trong môi trường dinh dưỡng và tương quan hoocmôn thích hợp. Sau 1 thời gian phát triển thành cây nguyên vẹn. Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng gì?

38

Câu 3: Trong kĩ thuật giâm cành, để có kết quả tốt người ta thường tác động hoocmôn sinh trưởng nào?

Đáp án: auxin và giberelin

Câu 4: Hình thức tạo ra cơ thể mới do sự kết hợp giữa 2 loại giao tử đực và cái thông qua sự thụ tinh được gọi là:

A: Sinh sản vô tính.

B: Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo. C: Sinh sản hữu tính.

Đáp án: A

Câu 5:Những loại hạt không có nội nhũ chúng lấy chất dinh dưỡng ở đâu để nuôi phôi phát triển ?

Đáp án: Lá mầm

Đội 2

Câu 1: Các loại quả thích nghi với sự phát tán nhờ gió? A: Quả gạo, quả ổi, quả lúa.

B: Quả dâu, quả phượng, quả bắp. C: Quả chò, quả núc nác, quả bông.

Đáp án: C

Câu 2: Trong công nghệ nuôi cấy tế bào, môi trường dinh dưỡng thường được bổ sung với tỉ lệ thích hợp của các loại hoocmon nào?

Đáp án: Axin và xitokinin.

Câu 3: Lấy 1 đoạn thân cây rắn cám xuống đất, sau 1 thời gian tạo thành cây mới. Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng gì?

Đáp án: Giâm.

Câu 4: Quả được hình thành từ đâu?

Đáp án: Bầu nhụy.

39

Đáp án: Thân.

Đội 3

Câu 1: Trong các phương pháp nhân giống vô tính, phương pháp nào cho hiệu quả nhất?

Đáp án: Nuôi cấy mô.

Câu 2: Khoai lang sinh sản bằng gì?

Đáp án: Rễ củ.

Câu 3: Hạt đỗ thuộc loại : A: Quả giả.

B: Quả đơn tính.

C: Hạt không có nội nhũ.

Đáp án: C

Câu 4: Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành gì?

Đáp án: Hạt.

Câu 5: Trong các cây sau đây: cây cau, cây dương xỉ, cây rêu, cây mít. Cây nào thuộc lớp cây 2 lá mầm ?

Đáp án: cây mít.

Đội 4

Câu 1: Bộ phận nào của hoa là nơi diễn ra sự thụ tinh?

Đáp án: Túi phôi.

Câu 2: Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản: A: Phân đôi.

B: Hữu tính. C: Bào tử.

Đáp án: C

Câu 3: Cây cỏ dại thì rất khó tiêu diệt chúng vì chúng sinh sản sinh dưỡng bằng…

40

Đáp án: thân rễ.

Câu 4: Hạt lúa thuộc loại A: Hạt có nội nhũ

B: Hạt không có nội nhũ. C: Quả giả

Đáp án: A

Câu 5: Nguồn gốc nội nhũ trong hạt do đâu ?

Đáp án: Do sự kết hợp của giao tử đực với nhân lưỡng bội.

3. Hoạt động 2: Phần thi vƣợt chƣớng ngại vật (20 phút) - MC đọc luật chơi:

“ Trong phần thi này có 9 từ hàng ngang ứng với 9 câu hỏi mỗi từ

hàng ngang sẽ có 1 hoặc nhiều ô chữ liên quan đến từ hàng dọc.

Các đội chơi lần lượt bấm chuông (phất cờ) để chọn ô chữ hàng ngang sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi các đội sẽ có 15 giây suy nghĩ để cùng giơ bảng đưa ra câu trả lời.

Mỗi câu trả lời đúng được cộng 20 điểm trả lời sai không bị trừ điểm.

Trả lời từ khoá trong ô hàng dọc sau câu hàng ngang thứ hai và trước câu hàng ngang thứ 4 sẽ ghi được 150 điểm nếu trả lời đúng, nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Sau 8 từ hàng ngang các đội sẽ có 5 giây suy nghĩ để trả lời ô hàng dọc, nếu đội nào trả lời đúng từ khóa ô chữ hàng dọc sẽ được cộng 100 điểm.

Các ô chữ các đội chơi chưa trả lời được sẽ dành cho khán giả.”

- Bắt đầu từ đội có điểm thấp nhất đƣợc chọn ô chữ bất kì. - Các đội bắt đầu chơi và trả lời bằng cách giơ bảng.

- Ban giám khảo thống kê câu trả lời, cho điểm và công bố.

41

Hàng ngang 1: Có 6 chữ cái – Tên gọi của tế bào đơn bội do giảm phâm tạo

ra.

 GIAO TỬ

Hàng ngang 2: Có 7 chữ cái – Quá trình này có sự kết hợp giữa giao tử

đực và giao tử cái để tạo hợp tử.

 THỤ TINH

Hàng ngang 3: Có 7 chữ cái – Một bộ phận của hoa sau khi thụ tinh

biến đổi thành quả.

 BẦU NHỤY

Hàng ngang 4: Có 3 chữ cái – Một yếu tố tự nhiên giúp cây thụ phấn,

điển hình nhƣ ngô.

 GIÓ

Hàng ngang 5: Có 8 chữ cái – Tên 1 lớp động vật góp phần thụ phấn cho

hoa.

 CÔN TRÙNG

Hàng ngang 6: Có 3 chữ cái – Là cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín.

 HOA

Hàng ngang 7: Có 6 chữ cái – Là nghành thực vật gồm những cây có hoa.

 HẠT KÍN

Hàng ngang 8: Có 4 chữ cái – Là phƣơng pháp nhân giống vô tính tự

nhiên có thể lấy chồi cành này buộc vào cây khác (cùng loài hoặc khác loài).

 GHÉP

Hàng ngang 9: Có 7 chữ cái – Hiện tƣợng hạt phấn dính và phát triển

42

 THỤ PHẤN

*Câu hỏi hàng dọc: Có 10 chữ cái – Là hình thức thụ tinh đặc biệt ở thực

vật có hoa.

 THỤ TINH KÉP

*Phần thi dành cho khán giả (8 phút)

- MC: “Sau đây là phần thi dành cho các cổ động viên vui tính. Ai

trả lời được các câu đố sau sẽ giành được những phần quà thú vị”.

- Khán giả suy nghĩ và giành quyền trả lời.

- Ban tổ chức công bố đáp án và trao phần thƣởng cho ngƣời có câu trả lời đúng.

Nội dung câu đố

Câu đố 1:

Thở than chỉ có mình ta

Chồng con chẳng có một mình quạnh hiu. Là cây gì (cây thân gỗ)?

Đáp án: Cây sầu riêng.

Câu đố 2:

Có cây mà chẳng có cành

Có quả để dành chắp nối duyên tơ. Là cây gì (cây thân gỗ)?

 Đáp án: Cây cau.

Câu đố 3:

Chị em ai nấy đứng cười

Thân tôi ở góa chín mười mặt con. Là cây gì ?

 Đáp án: Cây chuối.

43 Cây than nguồn đất khó trôi

Đi tìm đại thụ nương nhờ tấm thân. Là cây gì ?

Đáp án: Cây tầm gửi

4. Hoạt động 3: Phần thi tăng tốc (10 phút)

- MC đọc luật chơi: “Phần thi này gồm 4 câu hỏi trả lời nhanh, sau

khi đọc xong câu hỏi các đội có 15 giây suy nghĩ và trả lời. Đội nào bấm chuông (phất cờ) nhanh nhất và trả lời đúng sẽ đƣợc cộng 30 điểm, sai bị trừ 10 điểm. Các đội sau tiếp tục suy nghĩ và trả lời nếu trong 15 giây mà không có đội nào trả lời đƣợc câu hỏi thì chuyển sang câu tiếp theo.”

- Các đội bắt đầu chơi.

- Ban giám khảo thống kê câu trả lời, cho điểm và công bố.

* Nội dung câu hỏi

Câu 1: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng phương pháp nào?

Đáp án: Chiết cành.

Câu 2: Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô thực vật là gì?

Đáp án: Tính toàn năng

Câu 3: Những cây sau đây, toàn cây có hoa: A: Cải, lúa, mít, rêu, hồng.

B: Ngô, táo, bưởi, su hào, mít. C: Mít, hành, rau mợ, hồng, lúa. D: Cải, táo, rau muống, dương xỉ.

Đáp án: B

44

Đáp án: Vì để rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết

trước đặc tính của quả

5. Hoạt động 4: Phần thi về đích (15 phút)

- MC đọc luật chơi: “Gồm 4 gói câu hỏi mỗi gói gồm 3 câu: 1 câu

10 điểm, 2 câu 20 điểm. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 10 giây. Mỗi đội có một lượt lựa chọn và một ngôi sao hi vọng. Trả lời đúng ngôi sao hi vọng được nhân đôi số điểm câu hỏi, nếu sai thì bị trừ số điểm câu hỏi đó. Đội đang chơi trả lời sai các đội còn lại được phép trả lời sau thông báo của người dẫn chương trình, trả lời đúng thì giật điểm của đội kia, trả lời sai thì bị trừ nửa số điểm của câu hỏi”.

- Các đội bắt đầu chơi.

- Ban giám khảo thống kê câu trả lời, cho điểm và công bố.

* Nội dung câu hỏi:

Gói 1:

Câu 1: (10 điểm) Trong những cây sau đây, những cây nào toàn cây 1

năm:

A: Cây xoài, cây bưởi, cây lạc.

B: Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây bí xanh.

C: Cây táo, cây mít, cây đào lộn hột, cây đậu xanh D: Cây su hào, cây cà chua, cây dưa chuột, cây vải.

Đáp án: B

Câu 2: (20 điểm)Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?

Đáp án: Để tập trung nước nuôi nước cành ghép

Câu 3: (20 điểm) Cây đỗ đen và cây lá bỏng cùng sống trong 1 môi trường. Vì một lí do nào đó cả 2 loại cây này đều không ra hoa và kết quả được thì điều gì sẽ xảy ra với 2 cây?

45

Đáp án: Nếu cả 2 cây cùng không cho quả và hạt, có nghĩa là không

duy trì được nòi giống. Tuy nhiên cây lá bỏng con vẫn được sinh ra từ lá bỏng rơi xuống đất, còn cây đỗ xanh không có được cây con.

Gói 2:

Câu 1: (10 điểm) Cây có hạt không có nội nhũ là cây: A: Hai lá mầm.

B: Một lá mầm, Hai lá mầm, Ba lá mầm hoặc tùy loại. C: Một lá mầm.

D: Một lá mầm, Hai lá mầm tùy loại.

Đáp án: A

Câu 2: (20 điểm) Một tế bào mẹ hạt phấn giảm phân cho bao nhiêu hạt phấn?

Đáp án: 4 hạt phấn.

Câu 3: (20 điểm) Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào?

Đáp án: Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm,

tế bào trứng, nhân cực đều mang n.

Gói 3:

Câu 1: (10 điểm) Từ 1 tế bào mẹ trong bao phấn (2n) trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân hình thành:

A: 1 tế bào con B: 4 tế bào con C: 3 tế bào con D: 2 tế bào con

Đáp án: D

Câu 2: (20 điểm) Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

46

Đáp án: 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

Câu 3: (20 điểm) Bộ nhiễm sắc thể có mặt ở tế bào có mặt trong sự hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa như thế nào?

Đáp án: Tế bào mẹ mang 2n; các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế

bào ống phấn, các giao tử đều mang n.

Gói 4:

Câu 1: (10 điểm) Sinh sản bào tử có những ngành thực vật nào. A: Rêu, hạt trần.

B: Rêu, quyết. C: Quyết, hạt kín. D: Quyết, hạt trần.

Đáp án: B

Câu 2: (20 điểm) Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

Đáp án: 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.

Câu 3: (20 điểm) Tại sao mùi vị thơm của quả thuận lợi cho sự phát triển của quả?

Đáp án: Quả chín thơm động vật ăn và mang đi xa.

6. Hoạt động 4: Trao giải (5 phút)

- Ban giám khảo tổng kết điểm để tìm ra các đội nhất, nhì, ba ,tƣ. Điểm đƣợc tính là tổng điểm của cả 3 phần thi và điểm các nội dung khác nhƣ: phần ra mắt thành công, cuốn hút, gây đƣợc sự chú ý; khán giả thuộc lớp của đội chơi nghiêm túc, trật tự, đội nào mà khán giả bên dƣới làm ồn thì tính điểm trừ trực tiếp vào tổng số điểm.

- Công bố đội thắng cuộc và trao giải, chụp ảnh lƣu niệm.

47

- Giáo viên chủ nhiệm lên phát biểu ý kiến, đánh giá nhận xét về kết quả hoạt động, tinh thần tham gia của lớp, của từng học sinh.

48

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

3.1. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ

Nhằm đánh giá chất lƣợng các HĐNK đã soạn thảo, đồng thời kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động ngoại khóa chương III, IV sinh học 11 (Trang 39 - 53)