1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM, XQUANG TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI TRÊN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CỦA CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

79 317 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Nội dung khảo sát bao gồm: kết quả chẩn đoán chó bị sỏi niệu bằng siêu âm, X-quang, khảo sát tình hình chó bị sỏi trên hệ tiết niệu được đem đến khám và điều trị tại Trạm với các chỉ tiê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM, X-QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI TRÊN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CỦA CHÓ

VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ Lớp: DH07TY

Ngành: Thú Y Niên khóa: 2007 – 2012

THÁNG 8/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

***************

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM, X-QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI TRÊN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CỦA CHÓ

VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn

TS LÊ QUANG THÔNG

THÁNG 8/2012

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Hà

Tên luận văn: ‘‘Ứng dụng phương pháp siêu âm, X-quang trong chẩn

đoán sỏi trên đường tiết niệu của chó và ghi nhận hiệu quả điều trị’’

Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý

kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp của Khoa Chăn Nuôi Thú

Y, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

TS Lê Quang Thông

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Lời cảm ơn đầu tiên con xin gửi đến gia đình, cha mẹ đã nuôi dưỡng dạy dỗ con ăn học nên người

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS Lê Quang Thông và BSTY

Vũ Kim Chiến đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, giáo viên chủ nhiệm Lê Nguyễn Phương Khanh, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tại trường

Em cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú cùng toàn thể các anh chị đang công tác tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực tập tốt

Cuối cùng, mình cảm ơn tất cả các bạn lớp DH07TY đã cùng mình chia sẻ những khó khăn, những niềm vui, nỗi buồn trong suốt thời gian học và thực tập tốt nghiệp

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài ‘‘Ứng dụng phương pháp siêu âm, X-quang trong chẩn đoán sỏi trên

đường tiết niệu của chó và ghi nhận hiệu quả điều trị’’ được tiến hành từ ngày

1/2/2012 đến ngày 1/6/2012 tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh Nội dung khảo sát bao gồm: kết quả chẩn đoán chó bị sỏi niệu bằng siêu âm, X-quang, khảo sát tình hình chó bị sỏi trên hệ tiết niệu được đem đến khám và điều trị tại Trạm với các chỉ tiêu theo dõi và ghi nhận hiệu quả điều trị Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy có 163 trường hợp chó bị sỏi niệu chiếm

tỉ lệ 37,13% trên tổng số 439 chó mắc bệnh hệ tiết niệu và chiếm 2,51% so với tổng

số 6501 chó đến khám tại Trạm Trong đó có 93 ca chó bị sỏi bàng quang chiếm tỉ

lệ 57,06%, 37 ca bị sỏi thận (22,7%), 18 ca bị sỏi thận và sỏi bàng quang (11,04%),

14 ca bị sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo (8,59%) và 1 ca bị sỏi niệu đạo (0,61%) Chó bị sỏi niệu có những dấu hiệu thường gặp là tiểu ra máu (38,04%), bí tiểu (33,13%) và tiểu khó (30,06%)

Sự khác biệt về tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo yếu tố nhóm giống, nhóm tuổi là có ý nghĩa về mặt thống kê Nhóm giống ngoại có tỉ lệ chó bị sỏi niệu là 39,44% và nhóm giống nội là 27,38% Nhóm tuổi có tỉ lệ chó bị sỏi niệu cao nhất là nhóm từ 5 đến 10 tuổi (49,08%) và tỉ lệ thấp nhất ở nhóm dưới 2 tuổi (3,68%) Không phát hiện ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến nguy cơ bị sỏi niệu trên chó

Tỉ lệ bệnh theo thức ăn viên là 43,37%, thức ăn gia đình là 33,47% và dạng thức ăn kết hợp là 40% Sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng là không có ý nghĩa

Tỉ lệ bệnh sỏi niệu theo phương thức nuôi nhốt là 57,84%, nuôi thả là 27,86%

và nuôi kết hợp là 41,33% Sự khác biệt theo phương thức nuôi là có ý nghĩa Kết quả xét nghiệm máu của 24 chó bị sỏi niệu ghi nhận chỉ số BUN bất thường chiếm 45,83%, creatinine (37,5%), calcium (66,67%), phosphor (62,5%) Hiệu quả điều trị sỏi niệu theo phương pháp ngoại khoa là 89,36% và theo phương pháp nội khoa là 81,90%

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa i

Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ii

Lời cảm tạ iii

Tóm tắt iv

Mục lục v

Danh sách các bảng ix

Danh sách các hình xii

Danh sách các sơ đồ xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Đặc điểm hệ tiết niệu chó 3

2.1.1 Thận 4

2.1.2 Ống dẫn tiểu 5

2.1.3 Bàng quang 5

2.1.4 Ống thoát tiểu 6

2.2 Khái quát về bệnh sỏi trên đường tiết niệu 6

Trang 7

2.2.1 Sơ lược về sỏi niệu 6

2.2.2 Vài nét về các loại sỏi 6

2.2.3 Nguyên nhân hình thành sỏi 9

2.2.4 Triệu chứng của sỏi niệu 10

2.2.4.1 Sỏi thận, sỏi niệu quản 10

2.2.4.2 Sỏi ở bàng quang, niệu đạo 10

2.2.5 Phương pháp chẩn đoán 11

2.2.5.1 Chẩn đoán lâm sàng 11

2.2.5.2 Chẩn đoán hình ảnh 11

2.2.5.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm 11

2.2.6 Điều trị 11

2.2.6.1 Điều trị không phẫu thuật 12

2.2.6.2 Điều trị bằng phẫu thuật 12

2.3 Sơ lược về X-quang 13

2.3.1 Nguyên lý phát sinh tia X 12

2.3.2 Tính chất của tia X 14

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim X-quang 14

2.3.4 X-quang hệ niệu 15

2.4 Đại cương về siêu âm 17

2.4.1 Giới thiệu 16

2.4.2 Cơ sở vật lý của siêu âm 16

2.4.3 Bản chất và tính chất của siêu âm 16

2.4.4 Nguyên lý cấu tạo máy siêu âm 17

Trang 8

2.4.5 Các hình thức siêu âm 19

2.4.6 Sử dụng máy siêu âm 20

2.5 Sơ lược một vài chỉ tiêu sinh hóa máu 21

2.6 Sơ lược về các công trình nghiên cứu có liên quan 21

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Địa điểm và thời gian khảo sát 23

3.2 Đối tượng khảo sát 23

3.3 Nội dung khảo sát 23

3.4 Phương tiện khảo sát 23

3.4.1 Thiết bị - vật liệu 23

3.4.2 Dụng cụ 24

3.4.3 Thuốc thú y 25

3.5 Phương pháp tiến hành 25

3.5.1 Thu thập thông tin 25

3.5.2 Khám lâm sàng 25

3.5.3 Chẩn đoán hình ảnh 26

3.5.3.1 Siêu âm 26

3.5.3.2 X-quang 27

3.5.4 Chẩn đoán phòng thí nghiệm 27

3.5.5 Phương pháp mổ 27

3.5.6 Chăm sóc hậu phẫu 31

3.6 Các chỉ tiêu theo dõi 32

3.7 Phương pháp xử lý số liệu 32

Trang 9

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

4.1 Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng 33

4.2 Tỉ lệ chó bị sỏi theo vị trí trên hệ niệu so với tổng số chó có bệnh lý hệ niệu 34

4.3 Kết quả chẩn đoán hình ảnh sỏi niệu trên chó 35

4.4 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo nhóm giống 39

4.5 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo nhóm tuổi 40

4.6 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo giới tính 42

4.7 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo tình trạng dinh dưỡng 43

4.8 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo phương thức nuôi 45

4.9 Kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó bị sỏi niệu 46

4.10 Phương pháp và hiệu quả điều trị sỏi niệu 48

4.10.1 Điều trị theo hướng nội khoa 48

4.10.2 Điều trị theo hướng ngoại khoa 49

4.10.3 Hiệu quả điều trị 49

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52

5.1 Kết luận 52

5.2 Đề nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined PHỤ LỤC 58

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng 33

Bảng 4.2 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo vị trí 34

Bảng 4.3 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo nhóm giống 39

Bảng 4.4 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo nhóm tuổi 40

Bảng 4.5 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo giới tính 42

Bảng 4.6 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo tình trạng dinh dưỡng 43

Bảng 4.7 Tỉ lệ chó bị sỏi niệu theo phương thức nuôi 45

Bảng 4.8 Kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu 46

Bảng 4.9 Phương pháp và hiệu quả điều trị sỏi niệu 49

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Đường niệu dưới và cơ quan sinh dục ở chó đực 3

Hình 2.2 Đường niệu dưới và cơ quan sinh dục ở chó cái 4

Hình 2.3 Thận và mặt cắt dọc 5

Hình 2.4 Sỏi struvite (trái) và sỏi calcium oxalate (phải) 7

Hình 2.5 Sỏi ammonium urate (trái) và sỏi cystine (phải) 8

Hình 2.6 Sỏi silica (trái) và sỏi phức hợp (phải) 9

Hình 2.7 Máy X-quang 13

Hình 2.8 Máy siêu âm 17

Hình 3.1 Dụng cụ mổ sạn bàng quang ở chó cái (trái) và chó đực (phải) 24

Hình 3.2 Kim, chỉ may (trái) và khăn trùm phẫu thuật, găng vô trùng (phải) 24

Hình 3.3 Chó tiểu ra sạn (trái) và tiểu ra máu (phải) 26

Hình 3.4 Thông tiểu chó đực (trái) và chó cái (phải) 27

Hình 3.5 Mổ vào xoang bụng và bộc lộ bàng quang 29

Hình 3.6 Chọc thủng bàng quang và bộc lộ viên sỏi 29

Hình 3.7 Bàng quang sau khi may 29

Hình 3.8 May da 29

Hình 3.9 Bơm nước muối sinh lý có pha iode để tống sỏi trở lại bàng quang 30

Hình 3.10 Xác định vị trí của viên sỏi trên đường thoát tiểu 30

Hình 3.11 Mổ trên niệu đạo 30

Hình 3.12 Đặt ống thông tiểu vào bàng quang 30

Trang 12

Hình 3.13 Lấy từng viên sỏi ra khỏi ống thoát tiểu 31

Hình 3.14 May ống thoát tiểu (trái) và may da (phải) 31

Hình 3.15 Chó đực sau khi mổ vẫn tiếp tục để ống thông tiểu 32

Hình 4.1 Hình siêu âm sỏi thận phải có kích thước rất lớn làm thận bị biến dạng 36

Hình 4.2 Hình siêu âm chó bị sỏi thận phải và sỏi bàng quang 36

Hình 4.3 Hình ảnh siêu âm chó bị sạn bùn bàng quang 37

Hình 4.4 Hình ảnh siêu âm phát hiện sỏi bàng quang có kích thước rất lớn (5,35 cm) 37

Hình 4.5 Hình siêu âm sỏi ngay tại vị trí cổ bàng quang (trái) và sỏi niệu đạo (phải) 37

Hình 4.6 Hình siêu âm chó bị sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo 37

Hình 4.7 Hình X-quang phát hiện nhiều sỏi trung bình và nhỏ ở bàng quang 38

Hình 4.8 Hình X-quang phát hiện 1 khối sỏi bàng quang có kích thước rất lớn 38

Hình 4.9 Hình X-quang phát hiện 2 khối sỏi rất lớn ở bàng quang 38

Hình 4.10 Hình X-quang cho thấy chó bị sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo 38

Trang 13

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sự tạo thành tia X 13

Trang 14

và chứng sỏi trên đường tiết niệu chó tương đối phổ biến Có thể do điều kiện không cho phép, chủ phải nuôi nhốt, cho chúng thức ăn khô, không cung cấp đủ nước… Vì vậy, nhu cầu chẩn đoán nhanh, chính xác để gia tăng hiệu quả điều trị là không nhỏ Hiện nay, việc ứng dụng các phương pháp siêu âm, X-quang vào việc chẩn đoán bệnh trên gia súc còn ít được phổ biến Các kỹ thuật này chỉ được sử dụng trong các phòng mạch lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong khi đó nhu cầu ứng dụng các phương pháp này để chẩn đoán bệnh cho vật nuôi, nhất là thú cảnh ngày càng cao

Xuất phát từ những thực tế đó, cùng với sự yêu thích loài động vật này, được

sự đồng ý của bộ môn Cơ thể - Ngoại khoa thuộc khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS Lê Quang Thông và BSTY Vũ Kim Chiến, chúng tôi

Trang 15

tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng phương pháp siêu âm, X-quang trong chẩn đoán sỏi trên đường tiết niệu của chó và ghi nhận hiệu quả điều trị” 1.2 Mục đích và yêu cầu

Ghi nhận số ca bệnh lý trên hệ niệu có phát hiện sỏi

Ghi nhận hiệu quả của kỹ thuật siêu âm, X-quang trong chẩn đoán sỏi niệu Theo dõi các yếu tố nhóm giống, lứa tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng và phương thức nuôi có liên quan đến chứng sỏi niệu

Theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu liên quan đến sỏi niệu Theo dõi kết quả điều trị sỏi niệu trên chó

Trang 16

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Đặc điểm hệ tiết niệu chó

Theo Phan Quang Bá (2004), bộ máy tiết niệu bao gồm: thận là nơi sản sinh ra nước tiểu; ống dẫn tiểu để đưa nước tiểu đến bàng quang; bàng quang là nơi tích chứa nước tiểu và cuối cùng là ống thoát tiểu, có nhiệm vụ đưa nước tiểu ra ngoài

Hình 2.1 Đường niệu dưới và cơ quan sinh dục ở chó đực

(Nguồn: http://www.vetmed.wsu.edu/cliented/anatomy/dog-ug.aspx)

Trang 17

Hình 2.2 Đường niệu dưới và cơ quan sinh dục ở chó cái

(Nguồn: http://www.vetmed.wsu.edu/cliented/anatomy/dog-ug.aspx)

2.1.1 Thận

Vị trí: Thận có hình hạt đậu, có màu đỏ sậm Thận phải nằm ở vị trí từ đốt

sống ngực số 13 đến đốt sống thắt lưng số 2 Thận trái bị dạ dày ép về phía sau, ở vị trí từ đốt sống thắt lưng số 1 đến đốt sống thắt lưng số 3

Cấu tạo: Bên ngoài, thận được phủ bởi một lớp bao sợi mỏng Nếu cắt dọc

thận, thấy bên trong chia làm 2 vùng rõ rệt, vùng vỏ ở ngoài và vùng tủy ở trong Giữa vùng vỏ và vùng tủy, có một vùng rất đậm màu, gọi là vòng cung mạch quản,

là nơi mạch máu phân chia làm các mao quản để đến các vi thể thận Đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của thận là các vi thể thận Mỗi thận có đến hàng triệu đơn vị chức năng, mỗi đơn vị thận gồm cầu thận có chức năng lọc, các ống lượn và quai Henle có chức năng tái hấp thu và bài thải

Trang 18

Hình 2.3 Thận và mặt cắt dọc

(Nguồn: http://www.vetmed.wsu.edu/cliented/anatomy/dog-ug.aspx)

Chức năng: Chức năng chủ yếu của thận là tạo nước tiểu và bài tiết nước tiểu,

duy trì hằng số nội môi, giữ cân bằng thể tích và các thành phần ion của dịch cơ thể nhờ chức năng tạo thành nước tiểu của nó Đào thải các sản phẩm sinh ra từ quá trình dị hóa trong cơ thể: urea, acid uric, creatinin…Điều hòa quá trình chuyển hóa canxi và các chuyển hóa khác (Nguyễn Như Pho, 2000)

2.1.2 Ống dẫn tiểu

Là ống dẫn nước tiểu từ thận đi vào bàng quang Ống dẫn tiểu chia làm 2 phần: phần bụng và phần chậu Phần bụng: bắt đầu từ tể thận chạy ra sau, song song với các mạch máu lớn vùng thắt lưng Phần chậu: khi đi vào xoang chậu, các ống dẫn tiểu hơi chếch xuống dưới và vào trong để đổ vào cổ bàng quang

Thành của ống dẫn tiểu cấu tạo gồm 3 lớp:

Lớp bao sợi bên ngoài, gồm nhiều sợi đàn hồi

Lớp cơ gồm 3 lớp: cơ dọc ở trong và ngoài, xen kẽ ở giữa là lớp cơ vòng Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp nhỏ

Trang 19

mạnh gọi là cơ vòng bàng quang; lớp niêm mạc mỏng, màu nhạt và có nhiều nếp nhăn khi bàng quang rỗng (do sự co lại) Bàng quang được cố định nhờ 3 dây treo: dây treo dưới hay dây treo giữa, nối phần trước của bàng quang đến cạnh trước xoang chậu và kéo dài đến tận rốn, gọi là thừng Ouraque; hai dây treo bên là thừng đặc ruột của động mạch rốn

2.1.4 Ống thoát tiểu

Là phần nối tiếp phía sau của bàng quang Trên thú đực, ống thoát tiểu khá dài, gồm 2 phần:

Niệu đạo trong xoang chậu: có cấu tạo dạng xốp và cơ hành xốp

Niệu đạo ngoài xoang chậu: đi vào giữa 2 nhánh của dương vật, nằm ở mặt dưới dương vật và đổ ra qui đầu

Ống thoát tiểu được bao bên ngoài bởi thể hang ống thoát tiểu, sau đó đến lớp

cơ, gọi là cơ hành hang, lớp cơ này góp phần tống các chất tiết của các tuyến sinh dục khi giao hợp cũng như làm sạch nước tiểu trong ống sau khi đi tiểu

Niệu đạo thú cái: tương đương đoạn niệu đạo nằm trong xoang chậu của thú đực nhưng không chứa tuyến

2.2 Khái quát về bệnh sỏi trên đường tiết niệu

2.2.1 Sơ lược về sỏi niệu

Sỏi niệu gồm các tinh thể khoáng (chiếm hơn 90% trọng lượng viên sỏi): magnesium ammonium phosphate, calcium oxalate, calcium phosphate, uric acid và cystine Các tinh thể khoáng chất lắng đọng tập trung vào một nhân protein và mucoprotein (chiếm < 5% thành phần của sỏi) Nước chiếm khoảng 5%, còn lại là các vi lượng như citrate, kim loại kiềm, fluo…(Hodgkinson, 1969) Sỏi phổ biến trên chó là struvite (magnesium ammonium phosphate), thứ hai là calcium oxalate chiếm 25% số trường hợp (trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2000)

2.2.2 Vài nét về các loại sỏi

Sỏi Struvite

Thường chiếm hơn 1/2 sỏi bàng quang, còn lại là triple phosphate hay MAP (magnesium ammonium phosphate) Dạng tròn hoặc nhiều mặt, phẳng hay xù xì,

Trang 20

màu kem hay xám và thường hiện diện trên chó cái ở tất cả các giống ngoại trừ Dalmatians Nguy cơ tạo sỏi có thể là do gen làm tăng sự hình thành tinh thể struvite, phổ biến nhất ở giống Miniature Schnauzer, Shih Tzu và Bichon Frise, do khẩu phần thừa protein hay do thiếu nước uống tạo nước tiểu kiềm làm tăng nhiễm trùng niệu khi gặp các vi khuẩn sản sinh urease, nước tiểu vì lí do nào đó ở lâu trong bàng quang như bị stress, bị nhốt, do khối u gây chèn ép…tạo điều kiện cho tinh thể struvite lắng đọng tạo sỏi

Calcium oxalate

Là sỏi phổ biến thứ hai, chiếm 30 – 50 % số chó bị sỏi và đặc biệt trên chó đực

ở tất cả các giống trừ Dalmatians Sỏi này xuất hiện ở hai dạng monohydrate tròn và phẳng, còn dihydrate luôn có bề mặt xù xì thô ráp, đôi khi thấy cả hai loại sỏi và cũng có khi tìm thấy cùng với các loại sỏi khác như calcium phosphate, struvite hay ammonia urate

Vài yếu tố nguy cơ kết hợp với nhau làm tăng khả năng tạo sỏi như chứng tăng calcium trong máu, trong nước tiểu, đang mắc bệnh Cushing hay đang sử dụng cortisone

Hình 2.4 Sỏi struvite (trái) và sỏi calcium oxalate (phải)

(Nguồn: http://www.acvs.org/AnimalOwners/SmallAnimalTopics/Urolithiasis)

Urate và ammonium urate

Sỏi này phổ biến ở chó Dalmatian, Bulldog, Yorkshire Terrier ở độ tuổi trung bình, thường xuất hiện ở con đực Sự khác biệt này là bởi chúng trao đổi protein khác nhau trong gan, cuối cùng uric acid tạo lập trong nước tiểu Sỏi có dạng oval,

bề mặt phẳng với sự tập trung nhiều vòng khoáng

Trang 21

Sỏi urate và ammonium urate có khuynh hướng tạo thành ở nước tiểu acid và

không liên quan đến nhiễm trùng niệu Hai loại sỏi này thường không cản quang,

nhỏ và nhiều, hình thành trong bàng quang và hay bị nghẽn khi đi qua ống thoát tiểu

ở chó đực

Sỏi cystine

Sỏi có nhiều hình dạng nhưng thường có dạng cầu và luôn luôn phẳng, sỏi

thường thấy ở chó có gen liên quan đến việc giảm khả năng tái hấp thu cystine trong

ống lượn xa dẫn đến cystine niệu Khi cystine không thể hòa tan được nữa, đặc biệt

là trong nước tiểu acid, thì tăng khả năng hình thành sỏi cystine

Theo Hoppe (1994), sự hiện diện của tinh thể cystine niệu thì nhiều khả năng

chó có sỏi cystine, tuy nhiên chó có sỏi cystine thì không có nghĩa là có tinh thể Sỏi

cystine phổ biến ở các giống Dachshund, Bulldog, Chihuahua, Basset Hound, tập

trung trên chó đực và ít phát hiện trên chó non (trích dẫn bởi Huỳnh Thanh Ngọc,

Cơ chế hình thành sỏi silica thì chưa được biết, tuy nhiên có mối quan hệ giữa

loại sỏi này với việc hấp thu silica, acid silica và magnesium silica trong bữa ăn

Việc ăn một lượng lớn gluten bắp và vỏ đậu nành có lượng silica lớn có thể gây

hình thành sỏi Những con chó đực có độ tuổi 6 đến 8 năm thuộc giống chó Old

English Sheepdogs, Golden và Labrador Retrievers thường bị loại sỏi này

Trang 22

Sỏi phức hợp

Sỏi hỗn hợp được tạo ra bởi sự kết hợp các khoáng chất có số lượng tương đương và sỏi phức hợp gồm một lõi khoáng được bao bọc bởi một số ít hơn các khoáng chất khác trong một lớp khác Các loại sỏi này chiếm tỉ lệ thấp

Hình 2.6 Sỏi silica (trái) và sỏi phức hợp (phải)

(Nguồn: http://www.acvs.org/AnimalOwners/SmallAnimalTopics/Urolithiasis)

2.2.3 Nguyên nhân hình thành sỏi

Theo Nguyễn Như Pho (2000), nguyên nhân của sự hình thành sỏi là do các yếu tố sau:

Tinh thể khoáng: nước tiểu bị bão hòa do số lượng khoáng chất vượt quá giới

hạn, các khoáng chất dần dần tích tụ thành viên sỏi Các chất khoáng phổ biến gây nên sỏi ở gia súc là magnesium, phosphorus, calcium và ammonia

Khẩu phần và cách cho ăn uống: có thể làm thay đổi độ pH của nước tiểu,

lượng nước tiểu và khả năng cô đặc làm cho nước tiểu bị bão hòa với một số khoáng như citrate, magnesium, pyrophosphate, glycoprotein, mucopolysacharide

và một số vi lượng kim loại Thức ăn chứa nhiều protein, thực phẩm chua, lượng nước uống vào không đủ nhu cầu hằng ngày cũng dễ gây tích tụ sỏi

pH của nước tiểu: nước tiểu chó có tính hơi acid Nước tiểu quá acid hoặc

kiềm đều tạo nguy cơ hình thành sỏi (nên theo dõi và giữ ổn định pH của nước tiểu

ở mức 5,5 – 6 trong điều trị và phòng ngừa sỏi ở chó)

Vi khuẩn: theo Waltham (1999) thì hầu hết sỏi struvite trên chó đều do nhiễm

trùng niệu Vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng niệu là: Leptospira spp., Escherichia

Trang 23

coli, Staphylococcus spp và Proteus spp., vi khuẩn sinh men urease như Staphylococcus spp và Proteus spp hình thành một môi trường kiềm tính, đây là

yếu tố quan trọng trong sự hình thành một số sỏi niệu ở chó như struvite và calcium phosphate (Osborne et al., 1995)

Dược phẩm: có thể là nguyên nhân tạo sỏi, có thể gây tăng mức calcium trong

nước tiểu, có khi làm tăng hoặc giảm pH nước tiểu, mà pH và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng trong sự tạo lập sỏi Vài loại dược phẩm gây sỏi khi sử dụng một thời gian dài như lasix, cortisone, ascorbic acid, sulfonamide và tetracycline

Nguyên nhân khác: thú không được đi tiểu tự do trong một thời gian dài,

thiếu nước uống, stress Vi khuẩn hiện diện cùng với nước tiểu cô đặc quá mức sẽ làm tăng khả năng tạo sỏi

2.2.4 Triệu chứng của sỏi niệu

2.2.4.1 Sỏi thận, sỏi niệu quản

Thường có những dấu hiệu như đau vùng bụng, tiểu có máu, thận ứ nước hay sưng thận nếu sỏi gây nghẽn dòng chảy của nước tiểu Ngoài ra cũng có sự miễn cưỡng khi nhảy hoặc chạy chơi, lừ đừ và mất tính thèm ăn và có thể sốt nếu có vi khuẩn xâm nhập Đau âm ỉ gặp ở những sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí

bể thận Sỏi di chuyển từ trên bể thận xuống gây căng niệu quản, tăng áp lực trong lòng niệu quản và co thắt niệu quản gây đau

2.2.4.2 Sỏi ở bàng quang, niệu đạo

Tiểu đau đớn: chó có biểu hiện khó khăn, đau đớn trong lúc đi tiểu, nước tiểu

nhỏ giọt; trong nước tiểu có thể có máu lợn cợn hoặc có màng nhầy

Tiểu ra máu: nếu chó tiểu ra máu trong suốt quá trình đi tiểu là do bệnh ở

đường tiết niệu trên Ngoài ra có thể phán đoán bước đầu nguyên nhân gây ra bệnh căn cứ vào đặc điểm của cục máu, nước tiểu có máu tươi chứng tỏ máu ra từ đường niệu dưới, nước tiểu có máu không tươi chứng tỏ máu ra từ đường niệu trên Nước tiểu có lẫn máu dạng sợi hoặc hình con giun, chứng tỏ máu ra từ thận, khi đi qua niệu quản tạo thành các hình thù như vậy Những cục máu tương đối lớn và không

Trang 24

có hình dạng nhất định thường được thải ra từ bàng quang (Lưu Phương Minh và ctv, 2003)

Tiểu có mủ: nước tiểu có màu trắng đục, có vẩn mây, có lẫn máu hay chỉ toàn

mủ nhầy và rất hôi, thường gặp trong quá trình nhiễm trùng đường tiểu dưới, nhiễm trùng bàng quang và kể cả trong viêm thận

Tiểu vắt: chó đi tiểu nhiều lần hơn so với mức bình thường nhưng mỗi lần đi

với một lượng rất ít

Thiểu niệu: chó đi tiểu rất khó, đau đớn, cong oằn lưng để tiểu nhưng không

thể tiểu được, niêm mạc nhợt nhạt, thở khó

2.2.5 Phương pháp chẩn đoán

2.2.5.1 Chẩn đoán lâm sàng

Căn cứ vào các triệu chứng như đau vùng bụng, vùng thận, bàng quang khi sờ nắn; chó đi tiểu khó khăn, đau đớn, tiểu vắt, lượng nước tiểu ít, tiểu có mủ, có máu…

2.2.5.2 Chẩn đoán hình ảnh

Sử dụng kỹ thuật X-quang để chẩn đoán sỏi, trên phim chụp X-quang có thể thấy viên sỏi hiển thị dưới dạng bóng mờ Các loại sỏi cản quang gồm struvite,

calcium oxalate và silica, vài loại không cản quang như ammonium urate và cystine

Phương pháp siêu âm có giá trị trên những viên sỏi rất nhỏ và sỏi có tính cản quang kém hoặc không cản quang

2.2.5.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Phân tích nước tiểu: thường cho thấy các thông tin như huyết niệu, mủ niệu,

protein niệu, tinh thể niệu hoặc có vi khuẩn

Thông số sinh hóa huyết thanh: bất thường nếu có tắc nghẽn sau thận, tăng

calcium nếu có sỏi calcium oxalate

pH nước tiểu: liên quan đến loại sỏi hiện diện, nước tiểu kiềm là sỏi struvite, nước tiểu acid thì liên quan đến sỏi calcium, sỏi uric và cystine

2.2.6 Điều trị

Trang 25

Có hai phương pháp để can thiệp các trường hợp sỏi đường tiết niệu đó là dùng thuốc bài sỏi kết hợp với việc thực hiện chế độ ăn và chăm sóc đặc biệt cho từng cá thể bị bệnh sỏi, cách thứ hai là can thiệp bằng phẫu thuật

2.2.6.1 Điều trị không phẫu thuật

Cho thú uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu, giảm bớt nồng độ các chất hình thành sỏi trong nước tiểu, giảm tinh thể lắng đọng, đồng thời cũng có lợi cho việc bài sỏi ra ngoài

Điều tiết thức ăn: Các trường hợp thú bị sỏi calcium, chúng ta phải hạn chế các loại thức ăn giàu calcium, acid oxalic, tránh cho ăn khẩu phần có quá nhiều protein động vật, nhiều chất đường và mỡ động vật, nên tăng hàm lượng chất xơ trong khẩu phần Các trường hợp thú bị sỏi acid uric không nên cho ăn quá nhiều nội tạng động vật, đây là thực phẩm chứa nhiều hợp chất có nhân vòng purin, qua chuyển hóa sẽ sinh ra nhiều acid uric

Dược phẩm: tùy tính chất hóa học của sỏi, người ta có thể dùng một số loại thuốc để điều chỉnh pH nước tiểu nhằm làm sỏi tan ra, nhỏ lại hoặc hạn chế không cho sỏi phát triển Đối với các trường hợp thú bị sỏi acid uric và sỏi cystine, có thể

sử dụng các loại thuốc như kali citrate, natri citrate, natri bicarbonate để làm kiềm hóa nước tiểu, giúp tan sỏi Đối với sỏi carbonat và sỏi oxalate, có thể sử dụng ammonium chloride để tăng độ acid trong nước tiểu, giúp hòa tan sỏi

2.2.6.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp này mang tính chủ động, thời gian điều trị ngắn

Trong điều kiện hiện nay trong thú y, người ta chủ yếu áp dụng phương pháp

mổ bàng quang để can thiệp lấy sỏi

2.3 Sơ lược về X-quang

2.3.1 Nguyên lý phát sinh tia X

Khi các điện tử được tạo ra từ âm cực và đặt vào dòng điện cao thế khoảng 60

KV làm các electron được gia tốc và đập vào dương cực, sự kiện này tạo ra tia X (0,06%) và nhiệt (99%) và chỉ theo một chiều

Đơn vị bức xạ tia X là Gy (Gray)

Trang 26

Sơ đồ 2.1 Sự tạo thành tia X (Nguồn: Nguyễn Văn Nghĩa, 2010)

Hình 2.7 Máy X-quang

Electrons va chạm anode Electrons tăng tốc

Dây tóc cực âm mA Tạo electrons

kV giữa Cathode và anode

Nhiệt + tia X

Trang 27

Tạo ảnh theo quy luật hình học

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim X-quang

Hiệu điện thế kV: kiểm soát độ xuyên thấu của tia X đầu và ảnh hưởng đến

độ tương phản của hình ảnh

Tác động chiếu: mA x thời gian (mAs)

Cường độ dòng điện mA: điều khiển số electron sinh ra, mA càng cao thì số electron tạo ra từ cathode càng nhiều, do đó điều khiển số tia X sinh ra; mA quy định độ đậm của hình ảnh

Thời gian chụp: thời gian cũng qui định số tia X sinh ra; nên chọn thời gian tối thiểu để phòng hình ảnh bị nhòa do thú cử động

Nếu mAs gấp đôi thì tác động chiếu xạ gấp đôi Với số mAs càng cao, lượng tia X phát ra càng nhiều, hình ảnh càng tăng độ đen Một trong hai yếu tố này có thể thay đổi cho phù hợp nhưng số mAs cần thiết chụp vẫn không thay đổi mA nên càng cao càng tốt để giảm thiểu thời gian chiếu tránh hình ảnh nhòa

Khoảng cách giữa phim và ống tia X (FFD): ảnh hưởng đến độ phóng đại và

độ đen của ảnh trên phim

Ảnh hưởng chi tiết: FFD càng tăng trong giới hạn cho phép, ảnh càng ít bị phóng đại, do đó chi tiết của ảnh càng rõ

Ảnh hưởng độ đen: tia X đi thẳng và tỏa ra trùm lên một diện tích, do đó khoảng cách tiêu điểm phim tăng thì lượng tia X tại vật giảm

Trang 28

Luật bình phương nghịch đảo: “Với những yếu tố chụp hình không đổi, lượng bức xạ tia X thay đổi nghịch đảo với bình phương khoảng cách tiêu điểm phim”

Có dùng lưới chắn xạ phân tán hay không (Grid): Grid làm giảm tác động

của tán xạ hấp thu tia X có năng lượng thấp, vẫn cho tia X ban đầu đi qua phim Khi

sử dụng lưới hấp thụ nhiễu xạ (Grid) lượng mAs cần dùng là mAs cũ nhân với hệ số hấp thụ ghi trên Grid (mAs với Grid = mAs cũ x Grid factor)

Loại phim: có hai loại phim X-quang là phim có màng tăng cường và phim

không có màng tăng cường Màng tăng cường chứa tinh thể phospho, cho ánh sáng khi tiếp xúc phóng xạ, ánh sáng này tạo hình ảnh trên phim Sử dụng màng này làm giảm tiếp xúc phóng xạ để tạo hình ảnh

2.3.4 X-quang hệ niệu

Khi khám X-quang hệ tiết niệu cũng như đối với các phủ tạng khác, người ta thường tiến hành hai phương pháp:

Chụp bụng không sửa soạn

Phim chụp hệ niệu cho phép đánh giá vị trí, hình dáng, kích thước Sử dụng phim 1A (phim lớn 30x40), lấy hết được bộ máy tiết niệu từ cực trên thận đến gờ

mu

Bóng thận chỉ thấy khi lớp mỡ quanh thận đủ dày

Nếu bàng quang không rỗng, có thể thấy được một bóng mờ không đậm Phân tích những hình mờ do đậm độ canxi dù ở trong hay ngoài đường tiết niệu

Tuy nhiên cách chụp này gặp phải một số nhược điểm như không thấy rõ hình dạng, bệnh lý và chức năng sinh lý, ảnh chụp X-quang có thể bị chồng hình

Chụp bụng có sửa soạn

Để khắc phục nhược điểm của cách chụp không sửa soạn người ta tiến hành cách chụp có sửa soạn bằng cách dùng chất cản quang (UIV: urographie intra veineuse), chất cản quang không hề làm chậm trễ những thăm dò khác Sau khi tiêm khoảng 20 phút toàn bộ bể thận chứa đầy thuốc Thú có thể được chuẩn bị trước khi chụp như thụt tháo phân, thông tiểu…

Trang 29

2.4 Đại cương về siêu âm

2.4.1 Giới thiệu

Siêu âm là những chấn động cơ học có cùng bản chất với những âm thanh nghe được nhưng tần số quá cao so với ngưỡng mà tai người có thể cảm thụ được Bình thường, tai người chỉ có thể nghe được sóng âm có tần số từ 20 Hz – 20.000

Hz (1MHz = 1.000.000 Hz) Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp siêu âm là sử dụng sóng âm tần số cao (2 - 10 MHz) để “nhìn” vào bên trong cơ thể Sóng âm là hiện tượng vật lý trong đó năng lượng được dẫn truyền dưới dạng dao động của các phần

tử vật chất Sóng siêu âm truyền đến các bộ phận trong cơ thể nhờ một thiết bị gọi

là đầu dò làm bằng các tinh thể thạch anh Đầu dò phát sóng siêu âm và tiếp nhận sóng phản xạ trở lại, qua quá trình xử lý hiển thị thành hình ảnh

2.4.2 Cơ sở vật lý của siêu âm

Cơ sở vật lý của kỹ thuật ghi hình siêu âm chính là sự tương tác của các tia siêu âm với các tổ chức của cơ thể Sự tương tác này phụ thuộc vào tần số của sóng

âm và bản chất của các tổ chức mô

Cơ chế phát sóng âm: sóng âm được tạo ra do chuyển đổi năng lượng từ điện thành các sóng xung tương tự như phát xạ tia X, phát ra từ các đầu dò, có cấu trúc

cơ bản là gốm áp điện (piezo – electric) Sóng âm thanh chỉ truyền qua vật chất mà không truyền qua được chân không, vì không có hiện tượng rung

Một trong những đặc điểm cơ bản nhất là tần số sóng âm phụ thuộc vào bản chất của vật có độ rung khác nhau Đơn vị đo tần số là Hertz, tức là số chu kỳ dao động trong một giây

2.4.3 Bản chất và tính chất của siêu âm

Bản chất của siêu âm

Sóng âm là sóng cơ học do đó tuân theo mọi quy luật đối với sóng cơ Có thể tạo ra sóng âm bằng cách tác động một lực cơ học vào môi trường truyền âm Sóng

âm là những dao động sóng hình sin có tần số từ 20 Hz – 20.000 Hz Nếu sóng âm

có tần số nhỏ hơn 20 Hz gọi là hạ âm, lớn hơn 20.000 Hz gọi là siêu âm Có 2 loại

Trang 30

sóng: sóng dọc (sự chuyển động của các hạt dọc theo hướng truyền năng lượng) và sóng ngang (sự chuyển động của các hạt vuông góc hướng truyền năng lượng)

Tính chất của siêu âm

Sự lan truyền của sóng âm – sự suy giảm và hấp thu: năng lượng của sóng

bị giảm dần trên đường lan truyền trong các mô Các cơ chế của hiện tượng này rất

đa dạng Đó là những tương tác mà trong đó năng lượng của chùm tia tới được lấy bớt dần để truyền lại theo nhiều hướng khác nhau (phản xạ hay khuếch tán) hoặc bị hấp thụ bởi các mô và chuyển đổi thành nhiệt (do hấp thụ)

Sự phản xạ hay phản hồi: khi một sóng siêu âm truyền từ một môi trường

này qua một môi trường khác thì một phần năng lượng tới bị phản xạ Những điều kiện để phản xạ tại mặt tiếp xúc giữa hai môi trường phụ thuộc vào trở kháng âm học của hai môi trường Trở kháng âm học Z của một mô được xác định bởi tích số giữa mật độ (ρ) và tốc độ lan truyền (C)

Sự khúc xạ, nhiễu âm: khi chùm sóng đi qua mặt phẳng phân cách với một

góc nhỏ, chùm âm phát ra sẽ bị thụt lùi một khoảng so với chùm âm tới còn gọi là nhiễu âm Chính điều này sẽ tạo ra ảnh giả

2.4.4 Nguyên lý cấu tạo máy siêu âm

Hình 2.8 Máy siêu âm

Trang 31

Máy siêu âm được cấu thành từ 2 bộ phận chính đó là đầu dò và bộ phận xử

lý trung tâm và một số bộ phận hỗ trợ

2.4.4.1 Đầu dò siêu âm

Đầu dò có nhiệm vụ phát chùm tia siêu âm vào trong cơ thể và thu nhận chùm tia siêu âm phản xạ quay về Dựa trên nguyên lý áp điện của Pierre Curie và Paul Curie phát minh năm 1880 người ta có thể chế tạo được các đầu dò siêu âm đáp ứng được các yêu cầu trên Hiệu ứng áp điện có tính thuận nghịch: Khi nén và dãn tinh thể thạch anh theo một phương nhất định thì trên bề mặt của tinh thể theo phương vuông góc với lực kéo, dãn sẽ xuất hiện những điện tích trái dấu và một dòng điện được tạo thành, chiều của dòng điện thay đổi theo lực kéo hoặc dãn Ngược lại khi cho một dòng điện xoay chiều chạy qua tinh thể thạch anh, tinh thể sẽ bị nén và dãn liên tục theo tần số dòng điện và tạo thành dao động cơ học Như vậy hiệu ứng áp điện rất thích hợp để chế tạo đầu dò siêu âm Thành phần cơ bản của đầu dò siêu âm

là các chấn tử Mỗi chấn tử bao gồm một tinh thể được nối với dòng điện xoay chiều Khi cho dòng điện chạy qua tinh thể áp điện Chiều dày của các tinh thể càng mỏng tần số càng cao Dựa theo phương thức quét chùm tia siêu âm người ta phân đầu dò làm 2 loại: quét điện tử và quét cơ học Nếu căn cứ vào cách bố trí các chấn

tử trên giá đỡ chúng ta có các kiểu đầu dò: thẳng (linear); đầu dò cong (convex); và đầu dò rẻ quạt (sector) Mỗi loại đầu dò sử dụng cho các mục đích thăm khám khác nhau, đầu dò thẳng dùng để khám các mạch máu ngoại vi, các bộ phận nhỏ, ở nông như tuyến vú, tuyến giáp Đầu dò cong chủ yếu dùng cho các thăm khám ổ bụng

và sản phụ khoa Đầu dò rẻ quạt để khám tim và các mạch máu nội tạng

2.4.4.2 Bộ phận xử lý tín hiệu và thông tin

Tín hiệu siêu âm phản hồi từ cơ thể được đầu dò thu nhận, sau đó biến thành dòng điện Dòng điện này mang theo thông tin về độ chênh lệnh trở kháng âm giữa các cấu trúc mà chùm tia siêu âm đã xuyên qua (khi độ chênh lệch trở kháng âm giữa hai cấu trúc càng lớn, năng lượng của chùm tia siêu âm phản xạ càng cao, sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều càng lớn) và thông tin về khoảng cách từ cấu trúc phản

xạ siêu âm đến đầu dò Những tín hiệu này sau khi xử lý tùy theo kiểu siêu âm mà

Trang 32

cho ta các thông tin khác nhau về cấu trúc và chức năng của các cơ quan mà ta cần nghiên cứu Ngoài ra máy siêu âm còn chứa nhiều chương trình phần mềm khác nhau cho phép chúng ta có thể đo đạc tính toán các thông số như khoảng cách, diện tích, thể tích, thời gian theo không gian hai chiều, ba chiều Từ những thông tin này kết hợp với những chương trình đã được tính toán sẵn sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin cao hơn Những thông tin về cấu trúc và chức năng của các cơ quan

sẽ được hiển thị trên màn hình, đồng thời cũng có thể được lưu trữ lại trong các bộ phận ghi hình qua các phương tiện như video, đĩa quang từ, đĩa CD, máy in và có thể nối mạng với các phương tiện khác Do đó trong thực tế tùy theo yêu cầu cụ thể

và điều kiện kinh tế, chúng ta có thể lựa chọn phương tiện ghi hình cho phù hợp

2.4.5 Các hình thức siêu âm

Siêu âm kiểu A (Amplitude)

Đây là kiểu siêu âm cổ điển nhất, ngày nay chỉ còn sử dụng trong phạm vi hẹp như chuyên khoa mắt với mục đích đo khoảng cách, vì nó rất chính xác trong chức năng này Các tín hiệu thu nhận từ đầu dò được biến thành những xung có đỉnh nhọn, theo nguyên tắc biên độ của sóng siêu âm phản xạ càng lớn, biên độ của xung càng cao và ngược lại Như vậy trên màn hình chúng ta không nhìn thấy hình ảnh

mà chỉ thấy các xung Thời gian xuất hiện các xung sẽ phản ánh chính xác khoảng cách từ các vị trí xuất hiện sóng siêu âm phản xạ

Siêu âm kiểu B (Brightness) hay còn gọi là siêu âm hai chiều (2D)

Kiểu này rất thông dụng trong chụp siêu âm y học Nguyên lý của siêu âm này như sau: những tín hiệu siêu âm phản xạ được đầu dò tiếp nhận sẽ biến thành dòng điện xoay chiều, dòng điện này sẽ mang theo hai thông tin về mức độ chênh lệch trở kháng âm tại biên giới giữa các cấu trúc khác nhau và khoảng cách của các cấu trúc này so với đầu dò Dòng điện sau đó được xử lý biến thành các chấm sáng có mức

độ sáng khác nhau tùy theo dòng điện lớn hay nhỏ và vị trí của chúng theo đúng khoảng cách từ đầu dò đến mặt phân cách có phản hồi âm Như vậy các thông tin này sẽ được thể hiện trên màn hình thành vô vàn những chấm sáng với cường độ khác nhau, được sắp xếp theo một thứ tự nhất định tái tạo nên hình ảnh của các cơ

Trang 33

quan, cấu trúc mà chùm tia đã đi qua Để nghiên cứu các cấu trúc có vận động trong

cơ thể như tim và các mạch máu người ta chế tạo các đầu dò có thể ghi lại rất nhiều hình ảnh vận động của chúng ở các thời điểm khác nhau trong một đơn vị thời gian (> 24 hình/ giây) và như vậy những vận động của các cơ quan này sẽ được thể hiện liên tục giống như vận động thực của nó trong cơ thể và người ta gọi là siêu âm hình ảnh thời gian thực (real time) Tất cả các máy siêu âm hiện nay đều là hình ảnh thời gian thực Sỏi bàng quang được phát hiện bằng siêu âm kiểu B

Siêu âm kiểu TM (Time Motion)

Để đo đạc các thông số siêu âm về khoảng cách, thời gian đối với những cấu trúc có chuyển động, nhiều khi trên siêu âm 2D gặp nhiều khó khăn Do đó để giúp cho việc đo đạc dễ dàng hơn người ta đã tạo ra kiểu siêu âm M-Mode hay còn gọi là

TM, đó là kiểu siêu âm vận động theo thời gian, ở đó chùm tia siêu âm được cắt ở một vị trí nhất định, trục tung của đồ thị biểu hiện biên độ vận động của các cấu trúc, trục hoành thể hiện thời gian Như vậy những cấu trúc không vận động sẽ thành những đường thẳng, còn những cấu trúc vận động sẽ biến thành những đường cong với biên độ tuỳ theo mức độ vận động của các cấu trúc này Sau đó khi dừng hình chúng ta có thể dễ dàng đo được các thông số về khoảng cách, biên độ vận động, thời gian vận động Kiểu TM được sử dụng nhiều trong siêu âm tim mạch

Siêu âm Doppler (động)

Đây cũng là một tiến bộ lớn của siêu âm chẩn đoán vì nó cung cấp thêm những thông tin về huyết động, dùng hiệu ứng Doppler của siêu âm để đo tốc độ tuần hoàn, xác định hướng của dòng máu và đánh giá lưu lượng máu

2.4.6 Sử dụng máy siêu âm

Chọn một đầu dò có tần số thích hợp với đối tượng cần thực hiện

Một keo (gel) giúp đầu dò và da có sự truyền sóng siêu âm hoàn hảo

Thao tác kỹ thuật theo hướng dẫn, các dẫn liệu chụp siêu âm đã phân tích được lưu trữ dưới dạng số trong bộ nhớ hình trước khi hiện lên thang màu xám Phóng to hay thu nhỏ từng vùng khác nhau của hình, làm đậm thêm đường nét bao quanh hình

Trang 34

2.5 Sơ lược một vài chỉ tiêu sinh hóa máu

BUN (blood urea nitrogen): urea được tạo ra chủ yếu ở gan và luôn hiện diện

trong các sản phẩm chuyển hóa protein và amino acid Sau khi được tổng hợp ở gan, urea được đưa vào máu rồi lọc qua thận, 25 – 40% urea được lọc qua cầu thận

sẽ được tái hấp thu khi đi qua ống lượn và urea trong máu sẽ tăng khi khả năng tái hấp thu của ống lượn giảm, có ảnh hưởng trực tiếp lên độ lọc cầu thận Chỉ số BUN luôn tăng cao trong bệnh thận, nặng hơn ở chó bị mất nước và ở chó bị tắc nghẽn ống thoát tiểu

Creatinine: được tạo thành trong chuyển hóa cơ xương, đây cũng là một

protein trao đổi và cũng ảnh hưởng đến độ lọc cầu thận như BUN Tuy nhiên creatinine ít phụ thuộc protein trong khẩu phần và sự xuất huyết ruột như BUN nhưng lại giảm số lượng khi cơ bị tổn hại nghiêm trọng Xét nghiệm creatinine máu

là chỉ tiêu khá quan trọng trong đánh giá chức năng lọc của cầu thận và theo dõi tiến triển của chức năng thận bởi vì creatinine được lọc qua cầu thận, không tái hấp thu

ở ống thận và được thải ra nước tiểu

Phosphorus: tăng P máu khi GFR (glomerular filtration rate) giảm trong bệnh

thận

Calcium: cân bằng Ca bao gồm điều hòa tái hấp thu ion Ca ở thận, hấp thu ion

Ca ở ruột và trao đổi Ca ở xương Khoảng phân nửa canxi huyết tương liên kết với protein Phần không liên kết được lọc qua quản cầu Hầu hết canxi được tái hấp thu

ở ống lượn gần Tuy nhiên điều hòa loại thải ion canxi xảy ra chủ yếu qua quá trình điều hòa tái hấp thu ở nhánh lên quai Henle, ống lượn xa và ống góp Thông thường chỉ khoảng 1 – 2% ion canxi đã lọc qua quản cầu được loại thải trong nước tiểu

2.6 Sơ lược về các công trình nghiên cứu có liên quan

Lê Việt Bảo (2002) khảo sát 108 chó có dấu hiệu bất thường ở đường tiểu đã ghi nhận sỏi đường tiết niệu chiếm 2,67%

Huỳnh Thanh Ngọc (2004) khảo sát 3965 chó tại phòng khám và 350 chó tại

lò mổ đã phát hiện tỉ lệ sỏi trên hệ thống tiết niệu là 2,98% bằng kỹ thuật X-quang

Trang 35

Nguyễn Đoan Trang (2006) khảo sát 4055 ca bệnh tới khám và điều trị tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị ghi nhận 10,28% ca sỏi được phát hiện qua phương pháp siêu âm

La Thế Huy (2006) khảo sát 2037 chó có các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ thống tiết niệu, ghi nhận có 459 ca bị sỏi bàng quang Tiểu có máu, tiểu khó

và bí tiểu là 3 triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất trong các trường hợp phát hiện sỏi bàng quang Tuổi, giống, phương thức quản lý có ảnh hưởng đến nguy cơ tạo sỏi bàng quang nhưng giới tính thì không ảnh hưởng gì

Trang 36

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian khảo sát

Địa điểm: Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú y Thành phố

Hồ Chí Minh - 151 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11, TP Hồ Chí Minh

Thời gian: Từ ngày 1/2/2012 đến ngày 1/6/2012

3.2 Đối tượng khảo sát

Tất cả chó được đưa đến khám và điều trị tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú y TP HCM, với những biểu hiện bất thường ở hệ tiết niệu như tiểu vắt, tiểu khó, tiểu ra máu, tiểu có mủ, đau khi tiểu, thiểu niệu… Những chó này được theo dõi và khảo sát theo độ tuổi, giống, phái tính và tình trạng dinh dưỡng và phương thức chăn nuôi

3.3 Nội dung khảo sát

Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng

Tỉ lệ chó bị sỏi theo vị trí trên hệ niệu so với tổng số chó có bệnh lý hệ niệu Kết quả chẩn đoán chó bị sỏi niệu bằng siêu âm, X-quang

Ảnh hưởng của các yếu tố giống, lứa tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, phương thức nuôi liên quan đến chó bị sỏi niệu

Kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó bị sỏi niệu

Hiệu quả của phương pháp điều trị sỏi niệu được áp dụng tại Trạm

3.4 Phương tiện khảo sát

3.4.1 Thiết bị - vật liệu

Máy X-quang chuyên biệt (SY-HF110 của Hàn Quốc) dùng cho gia súc, chụp không sửa soạn

Phim Fuji khổ 30 x 40

Trang 37

Máy siêu âm chuyên biệt cho gia súc AQUILA (hãng ESAOTE - ITALIA) Đầu dò được sử dụng là đầu dò Convex có tần số 6.5 MHz/ 5MHz

Gel dẫn âm Wavelength MP (Multi – Purpose Ultrasound gel)

3.4.2 Dụng cụ

Nồi hấp khử trùng autoclave, bàn mổ, đèn mổ, dây cột cố định chó, bộ truyền dịch, khăn trùm giải phẫu, khẩu trang, găng tay vô trùng, cán dao và lưỡi dao mổ, dụng cụ banh vết mổ, kéo giải phẫu, kéo cắt chỉ, cắt lông, dụng cụ cạo lông, kẹp cầm kim, kẹp mạch máu, nhíp có mấu và không có mấu, khay thụt rửa bàng quang, ống thông tiểu, ống chích 20ml và dây để hút nước tiểu và thụt rửa, kim may da, kim cong có mũi tròn, mũi tam giác, chỉ nylon, chỉ silk, chỉ vicryl, chỉ catgut, bông tiệt trùng, gạc y tế, băng thun

Trang 38

3.4.3 Thuốc thú y

Thuốc tiền mê: atropin sulfat (0,1 mg/kg P, SC)

Thuốc mê: zoletil 50 (tiletamin và zolazepam, 5 - 7 mg/kg P, IV)

Thuốc tê: lidocain 2%

Kháng sinh: ceftriaxone (50 - 80 mg/kg P, IM hoặc SC); baytril

(enrofloxacin, 2,5 mg/kg P, IM hoặc SC); ampicillin (10 - 20 mg/kg P, IM hoặc SC); clavet - 250 (amoxicillin và acid clavulanic, 12,5 - 13,75 mg/kg P, PO)

Kháng viêm: dexamethasone (0,1 – 0,2 mg/kg P, IM hoặc SC)

Thuốc cầm máu: vitamin K, transamin

Thuốc giảm đau: analgine C

Thuốc lợi tiểu: suopinchon (furosemide)

Thuốc tan sỏi: methionine (30 mg/kg), allopurinon (15 mg/kg)

Thuốc trợ sức, trợ lực: becozyme, lesthionine, vitamin C, glucose 30%

Dung dịch truyền: lactate ringer (50 ml/kg P), glucose 5% (50 ml/kg P)

Thuốc sát trùng: cồn, povidine

3.5 Phương pháp tiến hành

3.5.1 Thu thập thông tin

Sử dụng sổ ghi chép để theo dõi bệnh Ghi nhận các thông tin có liên quan như: giống, tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, phương thức nuôi, bệnh sử (đã từng điều trị và phẫu thuật chưa, thời gian nào, dùng thuốc gì, tình trạng lúc đó như thế nào…)

Trang 39

Kiểm tra vùng thận và bàng quang bằng phương pháp sờ nắn để xem phản ứng của thú Vùng bụng có thể căng cứng do ứ đọng nước tiểu, khi sờ thú sẽ đau đớn Lập bệnh án theo dõi bệnh Chỉ định siêu âm và chụp X-quang vùng bụng để xác định bệnh

Phương pháp siêu âm thận

Tại sụn mấu kiếm, di chuyển đầu dò về phía phải Dùng gan làm cửa sổ siêu

âm để đánh giá độ hồi âm của thận Sau khi có cái nhìn tổng quát thận phải, di chuyển đầu dò về phía trái và dùng lách làm cửa sổ siêu âm cho thận trái

Chú ý 5 đường cắt cơ bản sau đây: đường cắt dọc giữa thận, đường cắt lưng bên của mặt cắt dọc giữa thận, đường cắt ngang qua cực trên thận, đường cắt ngang qua rốn thận, đường cắt ngang qua cực dưới thận

Phương pháp siêu âm bàng quang

Trong siêu âm bàng quang, cần chú ý 2 mặt cắt sau đây: mặt cắt ngang của bàng quang có dạng hình vuông (khi mặt cắt gần đáy bàng quang) hoặc dạng hình tròn (khi mặt cắt gần với đỉnh bàng quang), mặt cắt dọc của bàng quang có dạng hơi giống hình tam giác Đỉnh tam giác trên hình siêu âm ứng với đỉnh bàng quang

Ngày đăng: 22/07/2018, 01:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w