1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG SỮA BÒ BỊ VIÊM VÚ TIỀM ẨN TẠI MỘT SỐ HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

60 157 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

ii XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Lâm Trường Hải Tên đề tài: “ Khảo sát một số chỉ tiêu về chất lượng sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn tại một số hộ nông dân trên địa bà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI –THÚ Y *************************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG SỮA BÒ

BỊ VIÊM VÚ TIỀM ẨN TẠI MỘT SỐ HỘ NÔNG DÂN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện : LÂM TRƯỜNG HẢI

Niên khóa : 2005 – 2010

Tháng 8/2010

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI –THÚ Y *************************

LÂM TRƯỜNG HẢI

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG SỮA BÒ

BỊ VIÊM VÚ TIỀM ẨN TẠI MỘT SỐ HỘ NÔNG DÂN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn

TS NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 8/2010

Trang 3

ii

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Lâm Trường Hải

Tên đề tài: “ Khảo sát một số chỉ tiêu về chất lượng sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn tại một số hộ nông dân trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh” đã hoàn thành khoá luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý

kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày………

Giáo viên hướng dẫn

TS Nguyễn Văn Phát

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến ba mẹ và gia đình, những người thân yêu nhất đã

nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi ăn học nên người

Xin chân thành cảm ơn:

• TS Nguyễn Văn Phát

• PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải

Đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báo và

tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

• Tất cả các thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi – Thú y

Đã hết lòng dạy dỗ tôi trong những năm học ở Đại học Nông Lâm TPHCM

• Tất cả các thầy cô, anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp đã tận tình giúp đỡ

tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này

• Ban giám đốc nhà máy sữa Thống Nhất

• Ban phát triển nguyên liệu nhà máy sữa Thống Nhất

• Các anh chị tại trạm thu mua sữa

• Các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Hóc Môn

Đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp

Trang 5

iv

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số chỉ tiêu về chất lượng sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn tại một số hộ nông dân trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại khu vực huyện Hóc Môn

Thời gian và địa điểm: đề tài được thực hiện từ 1/3/2010 đến 30/5/2010 tại nhà máy sữa Thống Nhất và Bệnh Xá Thú Y – Phòng Vi Sinh – trường Đại Học Nông Lâm TPHCM

Nội dung khảo sát gồm một số chỉ tiêu như: tỷ lệ kết tủa cồn, tỷ lệ mất màu blue methylen, tổng số vi khuẩn hiếu khí, số lượng tế bào bản thể, hàm lượng béo, vật chất khô, protein Kết quả ghi nhận được như sau:

- Cồn: 40 mẫu kết tủa cồn (55,56 %) và 32 mẫu không kết tủa cồn (44,44 %),

sự kết tủa của cồn tăng theo mức độ viêm rất có ý nghĩa (P<0,001)

- Blue methylen: 14 mẫu mất màu trước 4 giờ (19,44 %) và 58 mẫu mất màu sau 4giờ (80,56 %), thời gian mất màu blue methylen tăng theo mức độ viêm rất có

ý nghĩa (P<0,001)

- Tổng số vi khuẩn hiếu khí: biến động từ 10,29x103 khuẩn lạc/ml đến 1586,03 x 103 khuẩn lạc/ml, sự gia tăng tổng số vi sinh vật hiếu khí theo mức độ viêm là rất có ý nghĩa (P<0,001)

- Số lượng tế bào bản thể: biến động từ 209.882 tế bào/ml đến 5.320.798 tế bào/ml, sự gia tăng số lượng tế bào bản thể theo mức độ viêm là rất có ý nghĩa (P<0,001)

- Các phương pháp trên có sự tương quan thuận với nhau

- Qua phân tích chất lượng sữa: hàm lượng vật chất khô tăng theo mức độ viêm vú từ 10,78 % đến 12,21 % và không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05) Hàm lượng béo trong sữa giảm theo mức độ viêm vú từ 3,46 % xuống còn 2,3 % và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Hàm lượng protein tăng theo mức độ viêm vú

từ 3,26 % đến 3,69 % và có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii

LỜI CẢM ƠN iii TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH x

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH 2

1.3 YÊU CẦU 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 CƠ THỂ VÀ SINH LÝ HỌC BẦU VÚ 3

2.1.1 Cấu trúc bầu vú bò 3

2.1.2 Quá trình tạo sữa ở bầu vú 5

2.1.3 Phản xạ tiết sữa 5

2.2 THÀNH PHẦN CHUNG CỦA SỮA 6

2.2.1 Nước 7

2.2.2 Mỡ sữa 7

2.2.3 Protein 8

2.2.4 Đường lactose 8

2.2.5 Chất khoáng 8

2.2.6 Một số thành phần khác 8

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỮA 8

Trang 7

vi

2.3.1 Con giống 8

2.3.2 Thời kì tiết sữa 9

2.3.3 Dinh dưỡng 10

2.3.4 Bệnh tật 11

2.3.5 Một số nguyên nhân khác 11

2.4 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIÊM VÚ 12

2.4.1 Khái niệm 12

2.4.2 Nguyên nhân 12

2.4.3 Phân loại viêm vú 14

2.4.4 Hậu quả 15

2.4.5 Một số phương pháp chẩn đoán viêm vú tiềm ẩn 16

2.4.6 Điều trị bệnh viêm vú lâm sàng 16

2.4.7 Phòng bệnh 17

2.5. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỮA 18

2.6. TÓM LƯỢC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA 19

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 20

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 20

3.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.4.1 Dụng cụ và hóa chất 20

3.4.2 Phương pháp tiến hành 21

3.4.2.1 Cách lấy mẫu 21

3.4.2.2 Phương pháp thử CMT 22

3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 30

3.6 CÔNG THỨC TÍNH 30

3.7 QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 30

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31

Trang 8

4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ VIÊM CỦA SỮA BẰNG PHƯƠNG

PHÁP THỬ CMT 31

4.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỮA 32

4.2.1 Kết quả phương pháp thử cồn 32

4.2.2 Kết quả phương pháp thử blue methylen 33

4.2.3 Tổng vi khuẩn hiếu khí 34

4.2.4 Số lượng tế bào bản thể trong sữa 35

4.2.5 Sự tương quan giữa 4 phương pháp trên 36

4.2.6 Hàm lượng vật chất khô trong sữa 38

4.2.7 Hàm lượng chất béo ở trong sữa 39

4.2.8 Hàm lượng protein trong sữa 40

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43

5.1 KẾT LUẬN 43

5.2 ĐỀ NGHỊ 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 47

Trang 9

viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CMT : California Mastitis Test

SCC : Somatic Cell Count

TSVKHK : Tổng số vi khuẩn hiếu khí

KL : Khuẩn lạc

TSA : Trypticase soye agar

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Thành phần cấu tạo sữa đầu và sữa thường 7

Bảng 2.2 Thành phần chính trong sữa của một số giống bò 9

Bảng 2.3 Một số vi khuẩn gây viêm vú tiềm ẩn trên bò sữa tại TP.HCM 14

Bảng 3.1 Đọc và ghi nhận kết quả CMT 22

Bảng 3.2 Giải thích kết quả 22

Bảng 3.3 Thành phần hóa học của thuốc nhuộm Newman - Lampert……… 23

Bảng 4.1 Kết quả khảo sát mức độ viêm của sữa 31

Bảng 4.2 Kết quả của phương pháp thử cồn 32

Bảng 4.3 Kết quả thời gian mất màu blue methylen 33

Bảng 4.4 Kết quả đếm tổng số vi khuẩn hiếu khí 34

Bảng 4.5 Kết quả đếm tế bào bản thể trong sữa qua kính hiển vi 35

Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng vệ sinh sữa 36

Bảng 4.7 Hàm lượng vật chất khô ở các tình trạng của sữa 38

Bảng 4.8 Hàm lượng béo ở các tình trạng của sữa 39

Bảng 4.9 Hàm lượng protein ở các tình trạng của sữa 40

Trang 11

x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Tuyến sữa của bò 3

Hình 2.2 Bầu vú bò cắt ngang 4

Hình 2.3 Các tác nhân kích kích 6

Hình 2.4 Nang tuyến sữa bị vi khuẩn tấn công và phá huỷ 13

Hình 3.1 Một số dụng cụ dùng trong đếm tế bào 24

Hình 3.2 Vệt mẫu nhuộm 25

Hình 3.3 Tiêu bản sau khi nhuộm và một vài tế bào xem qua kính 26

Hình 3.4 Các dụng cụ và môi trường cần thiết trước khi trang mẫu 28

Hình 4.1 Các mức độ CMT 41

Hình 4.2 Khuẩn lạc của vi khuẩn hiếu khí trên môi trường TSA 41

Hình 4.3 Kết quả thử mẫu sữa bằng phương pháp thử blue methylen 42

Trang 12

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2.1 Sự thay đổi thành phần béo, protein và lactose trong chu kì tiết sữa ở bò 9

Sơ đồ 2.2 Nguyên nhân gây viêm vú 12

Trang 13

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong tự nhiên không có một sản phẩm nào lại kết hợp hài hoà như sữa Chính vì thế mà sữa và các sản phẩm từ sữa có một ý nghĩa đặc biệt đối với dinh dưỡng con người, nhất là đối với trẻ em, người già và người bệnh Từ tình hình thực

tế đó, nhà nước chú trọng đầu tư, khuyến khích và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa Hiện nay ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh, đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh Theo thống kê của tổng cục thống kê thì tính đến hết tháng 10/2009 cả nước có 115.518 con bò sữa tăng trưởng 7 % so với năm trước Còn sản lượng sữa là 278190 tấn/năm, tốc độ tăng bình quân là 6 % Ngành chăn nuôi bò sữa phát triển không những nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam mà còn góp phần cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập và giải quyết được lao động địa phương

Bên cạnh những mặt tích cực đã thấy, thì người chăn nuôi và nhà sản xuất sữa luôn gặp không ít khó khăn như tình hình bệnh thường xuyên xảy ra: sảy thai,

vô sinh, viêm nhiễm …đặc biệt là bệnh viêm vú Đây là bệnh phổ biến nhất, gây tốn kém nhất, cũng như thiệt hại của bệnh luôn cao gấp 2 lần so với các bệnh sản khoa khác (Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch, 2002) Đối với bệnh viêm vú lâm sàng có thể nhận biết qua việc sờ nắn bầu vú: xơ cứng, nóng… qua quan sát: màu sắc sữa hơi vàng, hồng, hay có sự xuất hiện các tế bào chết trong sữa khi xem qua kính hiển vi Còn đối với viêm vú tiềm ẩn thì xuất hiện âm thầm, kéo dài, gây giảm sản lượng sữa 10 % và một số chỉ tiêu về chất lượng sữa giảm thấp hơn yêu cầu của nhà sản xuất, dẫn đến giảm giá thu mua sữa gây ảnh hưởng đến cuộc sống người nông dân Theo Vinamilk sữa phải có hàm lượng béo ≥ 3,5 %, vật chất khô ≥ 12 %, protein ≥ 3,2 %, thời gian mất màu blue methylen ≥ 4h thì mới đạt yêu cầu Vì thế việc phát hiện bệnh viêm vú, nhất là viêm vú tiềm ẩn một cách nhanh chóng, đơn

Trang 14

giản và chính xác là cần thiết Để có các biện pháp hướng dẫn người chăn nuôi điều trị bệnh sớm nhất có thể nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến từ sữa và đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng

Từ thực tế này, được sự đồng ý của Khoa Chăn Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Phát, chúng tôi

tiến hành đề tài “KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG SỮA

BÒ BỊ VIÊM VÚ TIỀM ẨN TẠI MỘT SỐ HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

1.2 MỤC ĐÍCH

Khảo sát ảnh hưởng của viêm vú tiềm ẩn đến chất lượng sữa

Giúp người chăn nuôi và nhà sản xuất có cái nhìn chính xác hơn về tác hại của bệnh viêm vú trên đàn bò sữa

1.3 YÊU CẦU

Khảo sát mức độ viêm vú tiềm ẩn bằng phương pháp thử CMT

Đánh giá tình trạng vệ sinh sữa bằng một số phương pháp:

Ghi nhận số lượng tế bào bản thể trong sữa

Phương pháp thử cồn Phương pháp thử blue methylen Đếm tổng số vi sinh vật hiếu khí Phân tích thành phần chất lượng sữa: hàm lượng chất béo, vật chất khô, protein

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 CƠ THỂ VÀ SINH LÝ HỌC BẦU VÚ

bể sữa Bể sữa là một xoang rộng, nó thông với đầu vú để đẩy sữa ra ngoài, đối với

Nang

Tiểu thuỳ

Ống dẫn sữa

Bể sữa

Bể núm vú

Cơ co thắt đầu vú

Lỗ thoát sữa

TB phân tiết Mạch máu

Lòng ống

Màng đáy

TB cơ biểu mô tiết

Trang 16

vài giống bò cao sản thì thể tích bể sữa có thể đạt 450 cm3.

Các tổ chức liên kết của tuyến sữa thực hiện chức năng định hình, bảo vệ cơ học và sinh học Bao quanh ống dẫn sữa và bể sữa có hệ thống cơ trơn, phía đầu núm vú có hệ cơ vòng là cơ co thắt bầu vú, sự hoạt động nhịp nhàng của hệ thống

cơ ở trên sẽ giúp đẩy sữa ra ngoài

Cuối cùng là hệ thống mạch máu gồm các động mạch đi từ xoang bụng, thông qua rãnh bẹn, chui qua ống bẹn đi vào bầu vú và các tĩnh mạch tuyến sữa

2.1.1.2 Bầu vú

Bầu vú gồm 4 thùy vú phân biệt, và thường được chia thành 2 nữa: nữa bên phải và nữa bên trái Nhìn từ bên ngoài thì phần nữa bên phải và nữa bên trái dễ phân biệt hơn là nữa trước và nữa sau Nữa vú sau to hơn và chứa nhiều sữa hơn (60

%) nhưng núm vú lại ngắn hơn nữa trước Giữa các vú có các vách ngăn bằng mô liên kết chạy theo chiều ngang dọc và chia bầu vú thành các phần độc lập với nhau

Do vậy có thể khoang này sản suất sữa nhiều hơn khoang kia hay có một khoang nhiễm khuẩn nhưng cũng không ảnh hưởng đến các khoang còn lại

Một bầu vú tốt là bầu vú phải đủ lớn để sản xuất sữa nhưng không được quá lớn vì dẫn đến tình trạng gắn vào cơ thể yếu, bầu vú sẽ bị kéo xuống dễ làm tắc các ống dẫn sữa Núm vú to vừa phải, thẳng đứng, dài khoảng 7 -10 cm Dây chằng chắc chắn Ngoài ra hệ thống tĩnh mạch phải lớn, ngoằn nghèo và nổi rõ

Hình 2.2 Bầu vú bò cắt ngang

(Nguồn: Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2002)

Trang 17

Trọng lượng bầu vú bò Holstein trưởng thành không kể trọng lượng sữa là từ 11,5 – 27 kg (Châu Châu Hoàng, 2009)

Kích thước bầu vú lớn nhưng nếu mô liên kết chống đở chiếm ưu thế thì số lượng các tế bào nang tiết sữa ít vẫn sẽ cho năng suất sữa thấp

2.1.2 Quá trình tạo sữa ở bầu vú

Quá trình điều hoà sinh sữa dựa trên 2 cơ chế thần kinh và thể dịch

Sữa được tổng hợp từ các nguyên liệu trong máu và được tạo ra từ các nang tuyến Từ nang tuyến sữa chảy vào các ống dẫn sữa nhỏ, từ ống sữa nhỏ tập hợp vào ống dẫn sữa lớn, các ống sữa lớn chảy vào bể sữa Bể sữa là nơi dự trữ sữa Bầu vú có 4 bể sữa tách biệt, không thông nhau Cơ vòng ở đầu núm vú giữ cho sữa không tự chảy ra ngoài giữa hai lần vắt sữa

Để sản xuất ra 1 lít sữa thì cần trung bình khoảng 450 – 500 lít máu được chuyển qua bầu vú để cung cấp nguyên liệu Tuyến vú bò sữa chỉ bằng 2-3 % thể trọng nhưng lượng vật chất khô sản xuất ra luôn lớn hơn nhiều so với thể trọng bò

Ví dụ một bò sữa 600 kg, với sản lượng sữa 6.000 lít /chu kỳ thì sản xuất lượng chất khô là 720 kg Mỗi ngày một con bò sữa cao sản sản xuất ra 30 lít có nghĩa là nó tạo ra hơn 1,4 kg đường lactose, 1 kg chất đạm (0,96 – 1,14 kg), 1 kg chất béo và hơn 3 kg chất canxi (3 -3,3 kg) (Vương Ngọc Long, 2007) Vì vậy, cần phải cung ứng đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu sản xuất sữa của bò (chưa kể đến nhu cầu duy trì và nhu cầu nuôi thai)

Trong quá trình vắt sữa, oxytoxin sẽ chấm dứt tiết ra nếu thời gian vắt sữa chậm hơn hiện tượng thải sữa là 5 phút (Vương Ngọc Long, 2007), trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam không có không gian vắt sữa riêng nên khi tiến hành vắt sữa

Trang 18

con này thì các con khác cũng bị kích thích, gây ảnh hưởng đến phản xạ tiết sữa do

đó hầu hết năng suất sữa thật sự từ đàn bò luôn thấp hơn so với thực tế

Các tác nhân kích thích bao gồm:

Thính giác: tiếng bê kêu, tiếng máy vắt sữa, người vắt sữa, xô vắt sữa, … Khứu giác: mùi người vắt sữa, …

Thị giác: nhìn thấy người vắt sữa, máy vắt sữa, nơi vắt sữa, …

Xúc giác: lau bầu vú, xoa bóp bầu vú,…

Hình 2.3 Các tác nhân kích kích

(Nguồn: www.delaval.com.tr)

2.2 THÀNH PHẦN CHUNG CỦA SỮA

Sữa là một sản phẩm được tiết ra từ tuyến vú để nuôi thú con của động vật hữu nhủ Có 2 loại sữa đó là sữa đầu và sữa thường với các thành phần khác nhau (Bảng 2.1) Sữa đầu được tiết ra ngay khi sinh và kéo dài không quá 5 ngày Sữa đầu có nhiều protein, khoáng, mỡ sữa nhưng ít đường lactose hơn sữa thường Ngoài ra ở sữa đầu còn chứa kháng thể nhằm giúp bê tăng khả năng miễn dịch Sữa bao gồm các thành phần sau: nước, mỡ sữa, protein, khoáng, vitamin và lactose Mỗi thành phần chiếm một tỷ lệ nhất định trong sữa Tỷ lệ đó phụ thuộc vào giống, thời kì tiết sữa, chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ của bò, mùa vụ và công tác quản lý đàn

Thành phần của sữa chủ yếu là nước (85,5 % – 89,5 %), phần còn lại là vật chất khô Sữa bò mạnh khoẻ cũng có cả tế bào bản thể và vi khuẩn

Trang 19

Bảng 2.1 Thành phần cấu tạo sữa đầu và sữa thường

Thành phần của acid béo bao gồm các acid béo bão hoà và không bão hoà được tạo nên từ các acid béo của triglyceride có trong máu hoặc được tổng hợp acetate và β - hydroxybutyrate có trong huyết tương Do đó khẩu phần của bò có hàm lượng chất xơ thô tăng thì hàm lượng chất béo trong sữa tăng do hình thành nhiều acid acetic và acid propionic

Vể thương mại mỡ sữa là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sữa tươi vì

mỡ sữa rất giàu năng lượng cho nhu cầu dinh dưỡng cho con người

Trang 20

2.2.3 Protein

Trong thành phần nhóm vật chất khô trong sữa thì protein có cấu trúc lớn thứ

2 sau mỡ sữa Protein trong sữa chủ yếu là casein chiếm 80 % và phần còn lại là protein hoà tan

- Casein: là một loại phosphoprotein chỉ có trong sữa và không có ở nơi khác trong tự nhiên Casein được chia làm 4 loại α, β, γ, κ casein khác nhau chủ yếu ở thành phần photpho Casein dễ dàng tham gia phản ứng với các kim loại kìm để tạo ra caseinat, chất này sẽ kết hợp với canxi phosphat tạo thành phức hợp canxi phosphat caseinat hay còn gọi là mixen Trong 4 loại casein thì κ casein là có tỷ lượng phospho thấp nhất, là protein duy nhất có chứa các gluxit nên rất háo nước

- Protein hoà tan: gồm albumin, immunoglobulin, lysozym, lactoferin

2.2.4 Đường lactose

Đường lactose là loại đường chỉ có trong sữa, chiếm khoảng 4,7 %, kém ngọt hơn so với đường mía, chỉ bằng 1/6 nên trong sữa bình thường không có độ ngọt (Võ Văn Ninh, 1994) Đường này là nguồn năng lượng lớn cùng với chất béo

2.2.5 Chất khoáng

Trong sữa bò có khoảng 40 loại khoáng trong đó chiếm tỷ lệ cao là Ca (0,12

%) và P (0,09 %) Cả 2 loại này đều cần thiết cho sự phát triển mô và xương ở động vật Lượng khoáng trong sữa thay đổi tuỳ theo mùa, chu kì vắt sữa, tình trạng dinh dưỡng của thú Lấy ví dụ như muối, càng về cuối chu kì tiết sữa hay trường hợp bò mắc bệnh ở bầu vú thì lượng muối trong sữa tăng làm sữa có vị mặn

2.2.6 Một số thành phần khác

Vitamin: A, D, B1, B2, E…

Enzyme: gồm khoảng 20 loại như peroxydase, catalase, phosphatase,

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỮA

2.3.1 Con giống

Giống là nhân tố quyết định đến năng suất và chất lượng sữa Thông thường thì hàm lượng mỡ sữa và protein trong sữa tỷ lệ nghịch với sản lượng sữa và đây cũng là 2 yếu tố có khả năng di truyền Các giống bò khác nhau có thành phần sữa khác nhau (Bảng 2.2)

Trang 21

Chu kì tiết sữa (ngày)

Nồng độ

Bảng 2.2 Thành phần chính trong sữa của một số giống bò

Giống Vật chất khô Béo Protein Lactose Tro

2.3.2 Thời kì tiết sữa

Giai đoạn đầu và cuối của chu kì cho sữa ở bò có sự thay đổi về thành phần rất đáng kể nhất là ở sự khác nhau giữa sữa đầu và sữa thường (qua Bảng 2.1) Khi bò mới đẻ sữa có chất lượng rất cao, sau đó chất lượng sữa giảm dần và thấp nhất là lúc 50 – 70 ngày sau khi đẻ

Sơ đồ 2.1 Sự thay đổi thành phần béo, protein và lactose trong chu kì tiết sữa ở bò

( Nguồn:www.ilri.org ) Qua sơ đồ 2.1 cho ta thấy nồng độ vật chất khô, béo tăng cao và lactose giảm lúc bò mới sinh Trong đó nồng độ béo sẽ nhanh chóng giảm từ sau tuần đầu tiên

Trang 22

và tiếp tục ở mức thấp trong thời gian 70 đến 90 ngày kế tiếp và nó sẽ tăng lại mức cao nhất khi bò ở những ngày cuối cùng của chu kì cho sữa Nồng độ lactose có trong sữa đầu thấp nhưng sẽ tăng nhanh sau đó và đạt mức cao nhất vào khoảng

15 ngày đầu tiên của chu kì tiết sữa, và tiếp tục duy trì trong khoảng 40 đến 80 ngày tiếp theo rồi giảm dần cho đến cuối chu kì tiết sữa

2.3.3 Dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với bò sữa Việc cho bò ăn thức

ăn chất lượng cao và cân đối tỉ lệ giữa các thành phần thô và tinh trong khẩu phần

sẽ giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến thành phần sữa là rất phức tạp Khi khẩu phần ít thô nhiều tinh sẽ kích thích bò sản xuất nhiều sữa nhưng giảm lượng vật chất khô và béo trong sữa và ngược lại

Thức ăn cho bò sữa cần đảm bảo cung cân đối 3 thành phần sau: đạm, năng lượng, khoáng

Nhu cầu đạm phụ thuộc vào năng suất sữa Khi thiếu protein, năng suất sữa

và hàm lượng protein trong sữa giảm thấp Số lượng protein cần thiết trong khẩu phần phụ thuộc vào giai đoạn tiết sữa Giai đoạn đầu của chu kì vắt sữa (khoảng 3 tháng đầu), hàm lượng protein trong khẩu phần cần đến 17-18 %, giai đoạn sau chỉ cần 14-15 %, khi cạn sữa là 12-13 % tính theo vật chất khô (Đinh Văn Cải và ctv, 1995)

Nhu cầu năng lượng cho bò được tính dựa vào nhu cầu duy trì và nhu cầu cho sản xuất sữa và cả nhu cầu mang thai (nếu thú đang mang thai) Các chất dinh dưỡng cung năng lượng chủ yếu là xơ thô và chất bột đường Tỷ lệ xơ thô thích hợp là 16-25 % vật chất khô khẩu phần và phụ thuộc vào năng suất sữa (Đinh Văn Cải và ctv, 1995) Các chất xơ có thể tìm thấy trong rơm, cỏ, lá cây bắp, … còn chất bột đường có trong các loài ngũ cốc, khoai lang, ngọn mía, rĩ mật đường Khi cho bò ăn nhiều đọt mía thì sản lượng sữa tăng, mỡ sữa giảm, độ chua tăng (Đinh Văn Cải và ctv, 1995)

Bên cạnh nguồn thức ăn thì nước uống cũng rất cần thiết đối với bò sữa Vì trong thành phần của sữa có tới 85,5 % – 89,5 % là nước Một thí nghiệm trên bò

Trang 23

sữa tăng 10 %, nếu cung cấp nước hai lần trong một ngày thì sản lượng sẽ tăng 5

% so với chỉ uống một lần trong ngày (Payne, 1989) (trích dẫn Tăng Bích Hồng, 1996)

Thời tiết khí hậu: nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng tới lượng thức ăn ăn vào của

bò từ đó làm cho năng suất và chất lượng bị thay đổi rõ rệt đặc biệt là lượng protein

Chế biến bảo quản

Việc dùng nhiệt để loại bỏ vi sinh vật trong chế biến có thể làm ảnh hưởng đến thành phần trong sữa Nhiệt độ càng cao, thời gian tiếp xúc càng lâu thì thành phần sữa càng bị biến đổi nhiều

Mỡ sữa và protein có thể có những thay đổi về hoá học trong thời gian bảo quản Những phản ứng hoá học có thể làm mất mùi thơm, và phá vỡ cấu trúc của protein

Khoảng cách giữa các lần vắt: khoảng cách 2 lần vắt cách xa nhau thì sản lượng sữa cao hơn nhưng tỷ lệ béo thấp hơn, trong khi đó nếu khoảng cách vắt ngắn thì sản lượng sữa thấp hơn nhưng tỷ lệ béo cao hơn (Võ Văn Ninh, 1994)

Trang 24

Thú

Tác nhân vi sinh vật Môi trường

Tính gây độc, độc lực, số lượng…

Sức đề kháng, strees, dinh dưỡng

Nhà ở, trang thiết bị chuồng

trại, vệ sinh, thời tiết…

2.4 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIÊM VÚ

2.4.1 Khái niệm

Viêm vú là sự nhiễm trùng ở một hay nhiều thuỳ vú dẫn đến sự gia tăng số lượng tế bào bạch cầu trong sữa, đồng thời làm thay đổi tính chất vật lý và hoá học của sữa, dẫn đến hậu quả là giảm sản lượng và chất lượng sữa, đặc biệt có trường hợp gây chết thú (Tainturier, 1997) (trích dẫn Nguyễn Văn Phát, 1999)

lỗ đầu vú quá to hay sản lượng sữa cao dễ gây rò rĩ sữa cũng là tác nhân gây viêm nhiễm

Tuổi của gia súc: với tuổi càng cao, sức đề kháng tự nhiên của gia súc càng giảm và bò sữa càng có nguy cơ bị viêm vú

Thời kỳ tiết sữa: trong thời gian hai tuần đầu tiên sau khi đẻ, bầu vú rất mẫn cảm với viêm nhiễm Trong thời kỳ cạn sữa, bầu vú cũng mẫn cảm với vi khuẩn hơn, so với trong thời kỳ tiết sữa Bởi vì trong thời kỳ cạn sữa, có sự giảm tiết một

Trang 25

số protein (ví dụ: lactenine), thêm vào đó các mầm bệnh không còn bị đào thải ra ngoài qua vắt sữa

Các yếu tố stress cũng là nguyên nhân gây viêm vú

2.4.2.2 Do vi sinh vật gây nhiễm

Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm vú Vi sinh vật gây bệnh thường cư trú trên bò quanh bầu vú, chuồng trại, dụng cụ vắt sữa, người vắt sữa…

Vi sinh vật ngoài gây bệnh cho thú còn có khả năng ảnh hưởng đến con người với nhiều loại khác nhau Chúng phát triển nhanh chóng, hấp thu dinh dưỡng từ máu và phá huỷ tế bào Ngoài ra một số vi trùng còn có khả năng sinh độc tố, các độc tố này sẽ ảnh hưởng cơ thể và giảm chức năng hoạt động của cơ quan Ví dụ: khi vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa, nó sẽ tấn công các tế bào tiết sữa để lấy chất dinh dưỡng nên không những ảnh hưởng trước mắt mà còn gây tác hại lâu dài về khả năng sản xuất và thành phần chất lượng của sữa

Có nhiều loại vi trùng gây bệnh viêm vú (Bảng 2.3) với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau

Hình 2.4 Nang tuyến sữa bị vi khuẩn tấn công và phá huỷ

( Nguồn: F Mustafa, 2001)

Tế bào tiết

sữa bị hư hại

Tế bào bản thể tấn công

Trang 26

Bảng 2.3 Một số vi khuẩn gây viêm vú tiềm ẩn trên bò sữa tại TP.HCM

Vi khuẩn

Năm 2007 (%)

Năm 2008 (%)

Tổng cộng (%)

(Nguồn: Nguyễn Văn Dũng và ctv, 2009)

Qua Bảng 2.3 ta thấy, vi khuẩn Streptococcus spp và Staphylococcus spp chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loài gây viêm vú tiềm ẩn và Pseudomonas là loài

2.4.3 Phân loại viêm vú

Theo Quinn và ctv (1998), trích dẫn Nguyễn Như Pho (2004) phân loại:

2.4.3.1 Viêm vú thể lâm sàng

Là tình trạng viêm vú mà có thể quan sát được bằng mắt thường

Thể quá cấp: bầu vú sưng, nóng, sữa có biểu hiện không bình thường như: vón cục, lợn cợn, kèm theo các triệu chứng sốt, suy nhược, biếng ăn

Thể cấp tính: tính chất sữa thay đổi tương tự như thể quá cấp nhưng dấu hiệu toàn thân ít nghiêm trọng hơn như sốt nhẹ

Thể bán cấp: triệu chứng đầu tiên xảy ra là thay đổi thành phần của sữa, có các cục khối trong sữa, bầu vú sưng to, nhưng bò thường không có các phản ứng toàn thân

Thể mãn tính: kích thước bầu vú bình thường, sờ nắn bên trong thuỳ vú thấy các khối to hoặc nhỏ Thể bệnh này là do hậu quả của việc điều trị không

Trang 27

đúng cách hoặc không có biện pháp can thiệp kịp thời khi bò bị viêm vú thể cấp hoặc quá cấp

2.4.3.2 Viêm vú thể tiềm ẩn

Thể bệnh này thường không rõ ràng, khó phát hiện bằng mắt thường, vi khuẩn trong tuyến vú chỉ được phát hiện qua việc cấy vi trùng và phải dùng thuốc thử CMT để chẩn đoán bệnh

2.4.4 Hậu quả

2.4.4.1 Đối với bò bị viêm vú (Theo Nguyễn Văn Phát, 1999)

Thường để lại di chứng sau khi điều trị: các khoang vú bị xơ cứng, bị teo Nhiều bò cái phải loại thải sớm, trước khi đạt tới năng suất tối đa

Bệnh viêm vú làm gia tăng số lượng bạch cầu trong sữa Bình thường nếu một thuỳ vú không có sự hiện diện của vi sinh vật thì số lượng bạch cầu trong 1 ml sữa khoảng 50.000 – 70.000 Nếu khi có nhiễm khuẩn thì số lượng bạch cầu sẽ tăng lên 100.000 Trường hợp bầu vú bị nhiễm trùng thì bạch cầu sẽ tăng một số lượng lớn (trong máu) vài giờ để chống lại vi khuẩn và có thể dẫn đến 1 trong 3 trường hợp sau:

- Sự nhiễm trùng bị loại thải nhanh: thú tự khỏi

- Vi khuẩn mạnh hơn sự chống đỡ của cơ thể: viêm vú lâm sàng

- Vi khuẩn và bạch cầu trong sữa không bên nào thắng: viêm vú tiềm ẩn

2.4.4.2 Thiệt hại về kinh tế

Làm giảm khoảng 10 % sản lượng sữa do tuyến sữa bị tổn thương

Sữa bị giảm chất lượng hoặc bị hỏng, chỉ bán được giá thấp hoặc phải bỏ

Sau khi dùng kháng sinh điều trị cục bộ, trực tiếp vào tuyến vú phải chờ đợi một thời gian, trước khi có thể vắt sữa đem bán

Chi phí điều trị rất tốn kém

Tốn nhân công lao động

2.4.4.3 Đối với người tiêu thụ

Sữa nhiễm bệnh có thể truyền lây một số bệnh cho con người, ví dụ: bệnh lao, bệnh viêm não ở trẻ…

Một số chủng staphyloccoci có thể sinh độc tố làm cho người tiêu dùng bị ngộ độc dẫn đến tiêu chảy, ói mữa, đau đầu

Trang 28

Việc sử dụng sữa có điều trị kháng sinh trong bệnh viêm vú nhẹ có thể gây

dị ứng, nặng có trường hợp tổn hại da và có thể tử vong

2.4.5 Một số phương pháp chẩn đoán viêm vú tiềm ẩn

2.4.5.1 Phát hiện sữa viêm bằng thuốc thử CMT (Nguyễn Văn Phát, 1999)

Test thử nhanh chóng và không đắt tiền, có thể ước tính số lượng tế bào bản thể có trong sữa để xác định mức độ viêm vú tiềm ẩn trên bò

Nguyên tắc: thuốc thử này là một chất có hoạt tính bề mặt (làm thay đổi sức căng bề mặt), có đặc tính làm gel hoá sữa có chứa tế bào Với sự hiện diện của những “ đạm tế bào”, đặc biệt được phóng thích bởi bạch cầu, chất Teepol có trong thuốc thử tạo thành 1 phức hợp “đạm được tẩy sạch” dẫn đến sự thay đổi tính nhớt của sữa Phản ứng gel hoá này có thể đánh giá theo cách bán định lượng và theo mối tương quan với mức độ viêm nhiễm đặc hiệu của bầu vú Chỉ định màu cũng cho phép đánh giá hoạt tính của sữa

2.4.5.2 Dùng máy đếm tế bào bản thể

Mối quan hệ giữa tế bào bản thể và bệnh viêm vú:

Một bò cái không bị viêm vú: tế bào bản thể thấp hơn 100000 tế bào/ml sữa Khi bò bắt đầu nhiễm bệnh: tế bào bản thể tăng lên 200000 tế bào/ml sữa Khi số lượng tế bào bản thể tăng lên hơn 400000 tế bào/ ml sữa thì vú bò

đã bị nhiễm bệnh

Khi bò bị viêm vú lâm sàng: số lượng tế bào là 3200000 tế bào/ml sữa Máy đếm tế bào: đếm trực tiếp trên số lượng tế bào, thời gian thực hiện dưới 45 giây, thao tác trên bàn phím, lưu trữ, tìm kiếm, theo dõi diễn tiến tình hình sức khoẻ của đàn bò

2.4.6 Điều trị bệnh viêm vú lâm sàng

Nên điều trị vào thời kì cạn sữa sẽ tốt hơn vì kháng sinh sẽ giữ trong bầu vú lâu hơn, giảm tỷ lệ viêm vú ở kì cho sữa sau và ít thiệt hại về kinh tế hơn do sữa trong giai đoạn cho sữa có thể sử dụng được

Thời gian điều trị có thể kéo dài từ vài ngày đến lâu hơn tuỳ thuộc vào vú

nhiễm loài Streptococcus spp hay Staphylococcus spp

Cách điều trị: dùng kháng sinh tiêm bắp đồng thời bom trực tiếp vào bầu

Trang 29

Ngoài ra cần có các biện pháp hỗ trợ điều trị như sau: massage bầu vú, nhúng núm vú vào dung dịch iod, cho bò ăn uống đầy đủ (vệ sinh và chất lượng), cung hổn hợp vitamin ADE, nếu bò có dấu hiệu đau và sốt (viêm vú lâm sàng nặng) thì cần dùng anagil và vitamin C

Làm mát chuồng tạọ một bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với bò sữa

để hạn chế stress nhiệt Cần bố trí hệ thống quạt gió hay phun sương vào những lúc trưa nóng để hạ nhiệt độ

Hạn chế các loại stress tác động trên bò sữa: nhiều nơi áp dụng biện pháp

mở nhạc êm dịu cho bò sữa cũng làm tăng sản lượng sữa Bò sữa cần phải được chăm sóc nhẹ nhàng và không thường xuyên thay đổi người chăm sóc Mật độ nuôi phù hợp tránh chèn ép, bò húc lẫn nhau

Khẩu phần nuôi dưỡng phù hợp: khẩu phần phải đáp ứng đầy đủ các chất

dinh dưỡng cho bò sữa, khi thay đổi khẩu phần, lọai thức ăn phải thực hiện từ từ,

sử dụng nitơ phi protein với số lượng hợp lý (không quá 180g/con/ngày), tỷ lệ thức

ăn tinh trong khẩu phần không quá 40 % Đối với bò tơ, bò hậu bị khẩu phần ăn không sử dụng nhiều thức ăn thô xanh họ đậu Phải chú ý đến việc bổ sung vitamin

E và selenium cao trong khẩu phần thức ăn để giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể bò sữa từ đó cũng làm giảm tỉ lệ viêm vú Thức ăn phải sạch sẽ không nhiễm vi trùng, nấm mốc

Trang 30

2.4.7.2 Tình trạng vệ sinh

Chăm sóc, vắt sữa: luôn luôn kiểm tra bầu vú đặc biệt là trong thời gian cạn sữa thực hiện đúng quy trình vắt sữa Đặc biệt phải chú ý đến vệ sinh của người vắt sữa Người vắt sữa có trách nhiệm vệ sinh gia súc, dọn nơi vắt sữa, rửa dụng cụ vắt sữa và rửa tay trước khi bắt đầu vắt sữa Người vắt sữa phải khỏe mạnh không mang vi trùng hay bệnh tật có khả năng truyền vi trùng hoặc lây lan sang gia súc Người vắt sữa phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ

Ngay sau khi vắt sữa, cần sát trùng núm vú bằng cách nhúng núm vú vào một cốc nhựa có dung dịch sát trùng

Nếu bầu vú và núm vú bị bẩn thì phải rửa với nhiều nước (dùng vòi phun), sau đó dùng mảnh vải mềm sạch hoặc tốt nhất là dùng khăn lau bằng giấy (loại dùng một lần) lau khô toàn bộ Nếu bầu vú không quá bẩn thì tốt nhất chỉ cần rửa núm vú mà không cần phải rửa cả bầu vú

2.4.7.3 Một số biện pháp khác

Khi mua bò cần chọn những con có hình dạng bầu vú và núm vú đẹp, cân đối Không chọn những con vú quá chảy xệ, núm vú nhỏ và thụt sâu vào bên trong

Có các biện pháp chống côn trùng (ruồi, muỗi ) hữu hiệu

Hàng tháng tiến hành kiểm tra bằng phương pháp CMT

Sau khi cho bò cạn sữa, bơm thuốc mỡ kháng sinh (nên dùng loại

Cloxamam hoặc Mastijet Fort) trực tiếp vào tất cả các thùy vú

2.5 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỮA

Dựa theo tiêu chuẩn của công ty sữa Việt Nam – nhà máy sữa Thống Nhất: Các chỉ tiêu cảm quan cần chú ý: màu sắc: vàng, kem nhạt; mùi vị đặc trưng của sữa không có mùi lạ, sữa không tủa ở cồn 70-75o; tỷ trọng: 1,03

Các tiêu chuẩn lý, hoá: chất béo ≥3,5 %; tổng số vật chất khô ≥ 12 %; protein

≥3,2 %

Chỉ tiêu vi sinh: thời gian mất màu xanh metylen phải lớn hơn 4 giờ

Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN:2004):

Tổng vi khuẩn hiếu khí trong 1 ml sản phẩm: 1000 x 103 khuẩn lạc/ml

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Cải, Nguyễn Quốc Đạt, Bùi Thế Đức, Nguyễn Hoài Hương, Lê Hà Châu, Nguyễn Văn Liêm, 1995. Nuôi bò sữa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 50 – 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi bò sữa
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
2. Nguyễn Văn Dũng, Huỳnh Hữu Lợi, Trương Thị Kim Châu, Huỳnh Hữu Thọ, Ngô Thị Minh Hiển, Võ Văn Hiếu, 2009. Sự mẫn cảm kháng sinh một số vi khuẩn gây viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa Học Kĩ Thuật Thú Y- tập 16- số 1/2009, trang 60 -65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự mẫn cảm kháng sinh một số vi khuẩn gây viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa tại Thành Phố Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Thị Kim Loan, 2009. Thực hành nghiên cứu vi sinh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành nghiên cứu vi sinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
4. Châu Châu Hoàng, 2009. Giáo trình Chăn Nuôi Trâu Bò. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chăn Nuôi Trâu Bò
5. Tăng Bích Hồng, 1999. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng lên sản lượng và chất lượng sữa tại một số điểm chăn nuôi thuộc huyện Thủ Đức. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng lên sản lượng và chất lượng sữa tại một số điểm chăn nuôi thuộc huyện Thủ Đức
6. Vương Ngọc Long, 2007. Tài liệu tập huấn: kiểm soát bệnh viêm vú trong chăn nuôi bò sữa. Công ty Vinamilk, 46 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn: kiểm soát bệnh viêm vú trong chăn nuôi bò sữa
7. Võ Văn Ninh, 1994. Giá trị thịt sữa trứng trong thức ăn của chúng ta. Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, trang 51-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị thịt sữa trứng trong thức ăn của chúng ta
Nhà XB: Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh
8. Trần Thị Yến Như, 2004. Khảo sát một số chỉ tiêu về chất lượng sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn. Luận văn tốt nghiệp khoa học Chăn Nuôi – Thú Y, Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số chỉ tiêu về chất lượng sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn
9. Nguyễn Văn Phát, 1999. Điều tra bệnh viêm vú trên đàn bò sữa khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra bệnh viêm vú trên đàn bò sữa khu vực thành phố Hồ Chí Minh
10. Nguyễn Như Pho, 2004. Các bệnh thường gặp trên bò. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. trang 22 – 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bệnh thường gặp trên bò
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp. trang 22 – 33
11. Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2002. Khai thác sữa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 104 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác sữa
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
12. Phạm Phú Quốc, 2008. Các phương pháp xác định số lượng tế bào trong sữa, đánh giá chất lượng sữa nguyên liệu và sữa UHT. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp xác định số lượng tế bào trong sữa, đánh giá chất lượng sữa nguyên liệu và sữa UHT
13. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm. Lê Văn Ban, 2001. Giáo Trình Chăn Nuôi Trâu Bò. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, trang 164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Chăn Nuôi Trâu Bò
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp
14. Trương Bảo Trân, 2005. Khảo sát một số chỉ tiêu về chất lượng sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số chỉ tiêu về chất lượng sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn
15. Nguyễn Ngọc Tuân và Lê Thanh Hiền, 2003. Chế biến bảo quản thịt và sữa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 119-155.Phần tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế biến bảo quản thịt và sữa
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
16. Ashworth U.S, Forster T.L. and Luedecke L.O, 1967. Relationship between California Mastiffs Test reaction and composition of milk from opposite quarters.Journal of Dairy Science vol. 50 No. 7. Page 1078-1082 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Dairy Science
2. F. Mustafa, 2001, Mastitis in Dairy Cow, McGill University, 17-07-2010.&lt; http://www.animsci.agrenv.mcgill.ca/courses/450/topics/13.pdf&gt Link
3. F. Mustafa, 2001, Milk Yield and Composition, McGill University, 17-07-2010.&lt; http://animsci.agrenv.mcgill.ca/courses/450/topics/14.pdf&gt Link
17. O’Connor C.B, 1995. Rural Dairy Technology. International Livestock Research Institute Addis Ababa, Ethiopia. Page 85.Phần tài liệu internet Khác
1. F. Mustafa, 2000. Mastitis in Dairy Cattle, University of Maine, 17-07-2010. &lt;http://www.umaine.edu/animlvet/AVS346/Powerpoint/AVS346%20Lec%205%20Mastitis.ppt&gt Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w