Tạo lập và phát triển kho tài liệu số

Một phần của tài liệu Khảo sát bộ máy tra cứu tin tại trung tâm thông tin thư viện đại học tây bắc (Trang 61)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.3Tạo lập và phát triển kho tài liệu số

Tạo lập và phát triển Bộ sưu tập số của riêng mỗi cơ quan TT - TV là vấn đề lớn nhất trong xây dựng thư viện điện tử và thư viện số. Công việc này đòi hỏi phải đầu tư lớn và liên tục. Để làm tốt công việc này, Trung tâm thư viện Đại học Tây Bắc xây dựng kho tài liệu số cần có cách tiếp cận hợp lý, khả thi và kinh tế. Cụ thể là:

Nhất thiết phải lập kế hoạch sát sao và ưu tiên đầu tư cho việc thu thập, xử lý và số hoá nguồn tin cơ bản, nguồn tin tiềm năng của riêng mình. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thậm chí phải triển khai mạnh trước khi bắt tay vào xây dựng thư viện điện tử thư viện số.

Nếu không có sự đi trước này, khi ta xây dựng xong hạ tầng mạng và có các phần mềm hệ thống, phần mềm thư viện điện tử thư viện số đầy đủ nhưng đến lúc đó cơ quan vẫn không có hoặc có rất ít tài liệu số hoá của bản thân chắc chắn thư viện điện tử, thư viện số đó không thể phát huy được hiệu quả; và như vậy không tương xứng với kinh phí đầu tư.

Trong việc lựa chọn tài liệu để số hoá, ta phải ưu tiên các tài liệu đặc thù của thư viện, các tài liệu duy nhất và có giá trị lâu dài để trao đổi, ví dụ: các tài liệu quý hiếm, các sưu tập có giá trị, không ở đâu có...; ưu tiên số hoá trước hết đối với tài liệu chưa ở đâu số hoá, tài liệu hiếm, tiếng Việt,.... Song song với việc số hoá là việc xây dựng các siêu dữ liệu đối với từng tài liệu và

54

cập nhật tài liệu đã được số hoá này vào CSDL tương ứng để phục vụ kịp thời cũng như làm cơ sở cho việc xây dựng thư viện điện tử thư viện số.

Ngoài ra, Trung tâm cũng cần quan tâm đến chất lượng của việc số hoá tài liệu cũng như cần sao lưu đầy đủ, kịp thời các tài liệu số hoá đó để tránh rủi ro cũng như tránh phải làm đi làm lại (lãng phí công sức, tiền của). Điều này phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức, phụ thuộc vào cán bộ thực hiện cũng như thiết bị và quy trình số hoá.

Phải phối hợp, tận dụng sản phẩm số hoá của các cơ quan thông tin - thư viện khác, nhất là của những cơ quan có cùng diện chuyên đề bao quát. Trên cơ sở đó mới có thể tăng nhanh “nguồn tin” của mình, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của.

Trong mạng các cơ quan thông tin - thư viện tiến hành số hoá cần có những chuẩn cũng như các quy định thống nhất đối với việc số hoá tài liệu. Những chuẩn này được xác định trên cơ sở nghiên cứu áp dụng chuẩn của nước ngoài vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Mỗi cơ quant ham gia số hoá đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những chuẩn này sao cho các tài liệu số hoá luôn đảm bảo về mặt chất lượng cũng như về tiến độ thời gian, đồng thời chúng được tổ chức trong các CSDL có cấu trúc tương hợp hoặc dễ dàng trong chuyển đổi dữ liệu.

Trong quá trình xây dựng thư viện điện tử, Trung tâm TT - TV Đại học Tây Bắc đã chú ý nhiều đến việc tạo lập nguồn tài liệu số. Nhưng công việc này cũng chỉ mới ở giai đoạn đầu nên còn gặp nhiều khó khăn trong quy trình xử lý, khai thác và bảo quản tài liệu số. Do vậy, công việc cần phải làm ngay đối với Trung tâm TT - TV là phải hoàn thiện quy trình và phương pháp số hoá tài liệu. Trung tâm TT - TV Đại học Tây Bắc nên tham khảo kinh nghiệm tổ chức số hoá tài liệu của các cơ quan thông tin thư viện lớn khác ở Việt Nam như Cục thông tin Khoa học và công nghệ Quốc Gia, Thư viện Quốc

55

Gia Việt Nam để học tập và rút kinh nghiệm về số hoá và cách bảo quản, khai thác tài liệu số sao cho hiệu quả.

3.2.4 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thƣ viện

Trong mọi công việc, yếu tố con người là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại. Người cán bộ thư viện có vai trò quan trọng trong hoạt động của thư viện bởi vì mọi hoạt động TT - TV đều gắn liền với người cán bộ thư viện - Chủ thể của hoạt động thông tin - thư viện. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tra cứu tin ở thư viện rất cần có một đội ngũ có trình độ học vấn cao, có năng lực chuyên môn, có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.

Đối với cán bộ thông tin - thư viện cần có những phẩm chất sau:

- Có tri thức về khoa học công nghệ, chăm chỉ, có trí nhớ nghề nghiệp tốt, tập trung cao độ và tư duy logic, bình tĩnh khả năng sáng tạo trong công việc.

- Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ họ cần được bồi dưỡng và phát triển về kiến thức tin học văn phòng, công nghệ thông tin, sử dụng máy tính thành thạo và tiếng Anh để xử lý, bảo trì khai thác CSDL để phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất.

Đứng trước yêu cầu đặt ra cấp thiết đòi hỏi thư viện trường Đại học Tây Bắc phải có kế hoạch bồi dưỡng, đầu tư để ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để góp phần hoàn thiện hơn nữa năng lực, trình độ của cán bộ thư viện đáp ứng được yêu cầu của xã hội thông tin trong giai đoạn hiện nay, trong thời gian tới thư viện nên:

+ Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng cho cán bộ thư viện các kiến thức về ngoại ngữ và tin học, giúp điều hành hoạt động của thư viện đạt hiệu quả cao.

+ Mỗi cán bộ cần tự học tập nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cũng như về các lĩnh vực tri thức để có thể hướng dẫn phục vụ NDT nhũng tài liệu phù hợp với nhu cầu của họ một cách nhanh chóng, chính xác.

56

+ Nâng cao năng lực của cán bộ thư viện trong công tác điều hành, tổ chức quản lý và hoạt động TT -TV, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thư viện.

+ Lãnh đạo nhà trường nên tạo điều kiện cho cán bộ thư viện tham quan học hỏi đối với các đơn vị trong khu vực nhằm giao lưu học hỏi kinh nghiệm về công tác chuyên môn cũng như công tác quản lý một hệ thống thư viện hiện đại.

Quá trình đào tạo và tự đào tạo cán bộ phải diễn ra thường xuyên, liên tục trong bất cứ giai đoạn phát triển nào, bởi vì vai trò của người cán bộ thư viện là không thể thiếu cho dù thư viện có tiến hành tin học hoá, hiện đại hoá với các trang thiết bị và phương tiện hiện đại thay thế cho nhiều hoạt động của cán bộ thì vẫn cần có sự quản lý, tổ chức của con người để đảm bảo cho các hoạt động của thư viện được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả tốt nhất.

3.2.5 Đào tạo ngƣời dùng tin

Người dùng tin đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin khoa học và công nghệ. Họ là yếu tố tương tác hai chiều với cơ quan thông tin, vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin vừa là người tạo ra các thông tin mới, và tham gia vào các hoạt động thông tin. NDT là yếu tố thiết yếu của hệ thống thông tin. Vì vầy phải bồi dưỡng hướng dẫn đào tạo cho NDT biết cách sử dụng bộ máy tra cứu tin của thư viện.

Trung tâm TT - TV Đại học Tây Bắc với đối tượng NDT là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên trong nhà trường có nhu cầu thông tin rất lớn về quản lý, nghiên cứu giảng dạy và học tập. Họ thường xuyên đến thư viện và sử dụng dịch vụ của thư viện. Đối với cả bộ máy tra cứu tin truyền thống và hiện đại của thư viện đều cần đào tạo hướng dẫn bạn đọc sử dụng bộ máy tra cứu tin.

NDT cần được giới thiệu về các nguồn tài liệu của thư viện, hướng dẫn NDT thực hiện tốt các nội quy của thư viện, tổ chức các buổi trao đổi để thu

57

thập ý kiến của NDT nhằm khắc phục những nhược điểm trong quá trình phục vụ và phát huy hơn nữa các lợi thế của thư viện.

Để nâng cao chất lượng của công tác đào tạo người dùng tin, trong thời gian tới, thư viện nên thực hiện các biện pháp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cung cấp cho NDT những hiểu biết chung về cơ chế tổ chức và hoạt động và các sản phẩm dịch vụ thông tin của thư viện giúp tăng cường khả năng tìm kiếm tài liệu của NDT một cách hiệu quả và nhanh nhất.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng NDT hàng năm, thư viện có thể phối hợp với nhà trường trong việc đào tạo, bồi dưỡng NDT theo kế hoạch hàng năm nhằm tăng hiệu quả của hoạt động, đồng thời có thể bằng hình thức bắt buộc đối với tất cả đối tượng NDT của thư viện đối với tất cả các đối tượng NDT của thư viện đặc biệt là các sinh viên khoá mới.

- Tăng cường tuyên truyền giới thiệu, phổ biến các tài liệu mới bằng các cuộc triển lãm, tổ chức các buổi toạ đàm trao đổi trực tiếp giữa các cán bộ thư viện với NDT để giải quyết những thắc mắc khó khăn của NDT trong quá trình sử dụng bộ máy tra cứu tin đồngh thời giúp NDT có thể đóng góp cho hoạt động của thư viện, từ đó thư viện có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của NDT.

Được đào tạo và hướng dẫn sẽ giúp người dùng tin sử dụng dễ dàng các công cụ tra cứu qua đó nâng cao tính chủ động sáng tạo trong học tập và nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của bộ máy tra cứu tin tại Trung tâm TT - TV Đại học Tây Bắc.

58

KẾT LUẬN

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã mang đến những đổi thay lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động TT - TV.

Hoà chung với xu thế đó, Trung tâm thông tin thư viện Đại học Tây Bắc đang ngày càng hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động nhằm góp phần đưa Đại học Tây Bắc trở thành trung tâm đào tạo đa ngành đa lĩnh vực lớn và uy tín lớn trong cả nước.

Đại học Tây Bắc là nơi đào tạo, cung cấp cho đất nước đội ngũ cán bộ về các ngành kinh tế, sư phạm…cho cả nước và khu vực Tây Bắc. Xác định rõ ý nghĩa và vai trò quan trọng của bộ máy tra cứu tin hiện nay Trung tâm thông tin thư viện Đại học Tây Bắc vẫn duy trì tổ chức bộ máy tra cứu dưới hai hình thức truyền thống và hiện đại tạo điều kiện để người dùng tin truy cập thông tin một cách nhanh chóng, chính xác đem lại hiệu quả cao. Đồng thời, trong thời kỳ giao lưu thông tin, nhằm chia sẻ những nguồn lực thông tin với các cơ quan trong nước và quốc tế, trung tâm đã kết nối với các mạng thông tin nhằm mở rộng việc truy cập thông tin, góp phần nâng cao kiến thức và trình độ của bạn đọc.

Để phát triển ngang tầm quy mô đào tạo của trường, Trung tâm TT - TV Đại học Tây Bắc đang từng bước khắc phục khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc của nhà trường nói chung và chất lượng bộ máy tra cứu tin nói riêng.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, so với yêu cầu của đất nước, yêu cầu đổi mới giáo dục thì hoạt động TT - TV ở đại học Tây Bắc đặc biệt là bộ máy tra cứu tin còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Ngày nay nhu cầu tin của người dùng tin ngày càng đa dạng hơn, đồng thời đòi hỏi phải được

59

đáp ứng một cách nhanh chóng, chính xác bằng những công cụ tra cứu hiện đại hơn. Bộ máy tra cứu hiện đại bước đầu được thành lập nên còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu tra cứu tin của bạn đọc

Vì vậy việc tổ chức bộ máy tra cứu tin hoàn chỉnh, khoa học là cần thiết, nhằm khai thác triệt để các nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của bạn đọc, phục vụ nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Trong công cuộc đổi mới giáo dục đại học, hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện có vai trò to lớn trong việc phục vụ thông tin cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, học viên cao học, sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Mỗi bộ phận của bộ máy tra cứu tin của Trung tâm Đại học Tây Bắc có tác dụng riêng nhưng chúng luôn bổ sung, hỗ trợ thư viện giới thiệu kho sách một cách tốt nhất, giúp bạn đọc tìm kiếm tài liệu thuận lợi nhất nhằm phục vụ tốt hơn công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường. Để bộ máy tra cứu tin của trung tâm thật sự khoa học phải hợp lý và phát huy hiệu quả cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp:

Chỉnh lý hệ thống mục lục, củng cố và phát triển kho tài liệu tra cứu, đa dạng hoá các sản phẩm thông tin thư mục, tạo lập và phát triển kho tài liệu số, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thư viện, đào tạo người dùng tin.

Bằng việc tích cực thực hiện các giải pháp trên, trong thời gian tới, bộ máy tra cứu tin của trung tâm thư viện Đại học Tây Bắc sẽ được hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu tra cứu tin của bạn đọc, phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước cũng như khu vực trong thời kỳ đổi mới.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thi Chinh, (2001), Công tác nghiên cứu khoa học của Thư viện Quốc gia Việt Nam, Tập san thư viện,(3), tr.15, Văn hóa thông tin, Hà Nội.

2. Nguyển Tiến Hiển, (2002) Quản lý thư viện và Trung tâm thông tin, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

3. Trần Thi Bích Hồng, (2004, Tra cứu thông tin trong hoạt động thư viện thông tin, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

4. Dương Văn Khảm, (1995), Tin học hoá công tác văn thư lưu trữ và thư viện, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Kỷ yếu hội nghị tổng kết hoạt động của hệ thống thư viện công cộng toàn quốc, (2004), Vụ thư viện, Hà Nội.

6. Đoàn Phan Tân, (2006), Thông Tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội1.

7. Nguyễn Trọng Thanh, (2001) Suy nghĩ về công tác thư viện huyện vùng Cao Sơn Động, tập san thư viện (2001),(3).

8. Thư mục học đại cương: Giáo trình dùng cho học sinh đại học thư viện / Cao Bạch Mai, Vũ Đình Giám, Trịnh Kim Chi, Hà Nội.

9. Phan Văn, (1997), Nhập môn khoa học thư viện và thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Phan Văn, (1997), Thư viện học đại cương, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội.

11. Lê Văn Viết, (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Trung tâm Thƣ viện Đại học Tây Bắc

Cán bộ thƣ viện hƣớng dẫn sinh viên tra cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát bộ máy tra cứu tin tại trung tâm thông tin thư viện đại học tây bắc (Trang 61)