Hệ thống mục lục

Một phần của tài liệu Khảo sát bộ máy tra cứu tin tại trung tâm thông tin thư viện đại học tây bắc (Trang 46)

7. Bố cục của khóa luận

2.3.2Hệ thống mục lục

Đánh giá chất lượng hoạt động của một cơ quan thông tin - thư viện là xem xét hiểu quả của công tác phục vụ người dùng tin. Xây dựng bộ máy tra cứu và tìm kiếm thông tin nói chung, hệ thống mục lục nói riêng là một trong

39

những nội dung quan trọng của công tác xử lý tài liệu tại trung tâm TT - TV Đại học Tây Bắc nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tra cứu của bạn đọc, phục vụ một cách có hiệu quả việc học tập, nghiên cứu của họ.

Để việc đánh giá hiệu quả của hệ thống mục lục được chính xác trong quá trình khảo sát em đã rút 10 tờ phích so sánh với tài liệu gốc để xem xét chất lượng mô tả (đối chiếu với tiêu chuẩn mô tả quốc tế ISBD và nội dung tài liệu gốc). Đồng thời so sánh 10 tờ phích được rút ra với toàn bộ hộp phích xem sắp xếp có đúng với nguyên tắc tổ chức mục lục hay không.

10 tờ phích được rút ngẫu nhiên từ ô phích số 355 phần: 355.01được thể hiện trong bảng sau:

STT Tác giả Tên tài liệu KHPL KH kho

1 Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN

Điều lệ công tác tham mưu tác chiến

355.01 1861

2 Chiến thắng đông xuân 1966-1967 và 5 bài học thành công về chỉ đạo chiến lược quân sự

355.01 99 - 101

3 Claudovit Bàn về chiến tranh 355.01 3289 4 Giáp (Võ Nguyên) Chiến trang giải phóng dân tộc

và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

355.01 2881 - 2882

5 Grudinhin ( I. A) Phép biện chứng và lĩnh vực quân sự hiện đại

355.01 1993 - 1994

6 Học thuyết Mác - Lenin về chiến tranh và quân đội

355.01 5438 - 5439

7 Kinh Bắc Âm mưu và thủ đoạn của biệt kích Mỹ nguỵ

355.01 76 - 77

8 Những cơ sở của phương pháp nghiên cứu khoa học quân sự

40

9 Phrunde ( M. V) Xây dựng quân đội củng cố quốc phòng sẵn sang chiến đấu

355.01 669 - 670

10 Trung Dũng Chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng miền Nam

355.01 123 - 125

Bảng 2.1: Danh sách 10 tờ phích (mẫu)

đƣợc rút ra từ ô phích 355.01 trong hệ thống mục lục

Sau khi đối chiếu các tờ phích rút ra từ các hệ thống mục lục với tài liệu gốc và nguyên tắc mô tả và, tổ chức sắp xếp hệ thống mục lục có thể rút ra một số nhận xét sau:

Về chất lượng mô tả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các tờ phích mô tả trong hệ thống mục lục của Trung tâm TT - TV Đại học Tây Bắc phần lớn đều đúng với với các tiêu chuẩn mô tả quốc tế ISBD.

- Các phích mô tả về cơ bản đã phản ánh đầy đủ các yếu tố theo đúng quy tắc mô tả và thể hiện được các đặc trưng về tài liệu gốc.

Về tổ chức sắp xếp

- Việc tổ chức sắp xếp phích trong hệ thống mục lục của trung tâm Đại học Tây Bắc về cơ bản đúng với nguyên tắc tổ chức mục lục.

- Phích mô tả trong các hộp phích ở MLPL được chi tiết đến cấp 2. Tuy nhiên, việc tổ chức sắp xếp hệ thống mục lục còn bộc lộ một số nhược điểm: Có nhiều phích qua thời gian sử dụng đã bị cũ nát cần thay thế bằng phích mới. Hơn nữa ở trong một số hộp phích số lượng phích còn quá nhiều gây khó khăn cho người dùng tin trong quá trình thao tác để tra cứu tài liệu và thủ thư khi bổ sung thêm phích mới.

41

Để đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng hệ thống mục lục được khách quan, nghiên cứu đã tiến hành thống kê phiếu yêu cầu bị từ chối tại phòng đọc trong 3 ngày để xem nguyên nhân bị từ chối yêu cầu của người dùng tin, kết quả như sau:

Số lƣợng Lý do bị từ chối Ngày 1 Tỉ lệ (%) Ngày 2 Tỉ lệ (%) Ngày 3 Tỉ lệ (%)

Ghi sai ký hiệu 3/50 6,0 0/40 0 5/45 11,1 Tài liệu đó có người

sử dụng

0/50 0 3/40 7.5 2/45 4,4

Nguyên nhân khác 2/50 4,0 1/40 2.5 0/45 0

Bảng 2.2: Bảng thống kê khảo sát phiếu yêu cầu

Như vậy, nguyên nhân khách quan của những yêu cầu bị từ chối là do sách đã có người sử dụng. Nguyên nhân chủ quan là do Trung tâm TT - TV Đại học Tây Bắc chưa có bản hướng dẫn tra cứu trên hệ thống mục lục. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa như tài liệu đã bị mất hay tài liệu cũ nát đã được thanh lý nhưng phích mô tả vẫn chưa rút khỏi hệ thống mục lục.

2.3.3 Kho tài liệu tra cứu

Kho tài liệu tra cứu của trung tâm TT - TV Đại học Tây Bắc hiện có khoảng gần 2000 cuốn, bao gồm tương đối đầy đủ các môn loại như: Từ điển, sách kinh điển… Tuy nhiên số lượng tài liệu còn khá khiêm tốn từ năm 2012 đến nay các tài liệu tra cứu (từ điển, bách khoa thư) chỉ được bổ sung một bản nên hạn chế trong việc mượn và tra cứu của người dùng tin. Ví dụ như từ điển Tiếng Việt là tài liệu có số lượng người dùng tin tra cứu nhiều nhưng sách mới bổ sung về trung tâm chỉ có một cuốn, nên nếu người dùng tin này mượn thì người dùng tin khác phải chờ đợi một thời gian để mượn lại hoặc phải mượn tài liệu cũ.

42

Kho tài liệu tra cứu của trung tâm bên cạnh tài liệu Tiếng Việt là chủ yếu còn có tài liệu tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức. Tuy nhiên theo điều tra quan sát của em thì các tài liệu ngoại văn trên có rất ít người sử dụng. Nguyên nhân chính là do sự cản trở về mặt ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Khảo sát bộ máy tra cứu tin tại trung tâm thông tin thư viện đại học tây bắc (Trang 46)