1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA 5 MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA BẮP LAI TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TẠI BÌNH ĐỊNH

104 161 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA 5 MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA BẮP LAI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA 5 MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG

VÀ NĂNG SUẤT CỦA BẮP LAI TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM

Trang 2

ẢNH HƯỞNG CỦA 5 MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA BẮP LAI TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TẠI

BÌNH ĐỊNH

TRẦN QUỐC ĐẠT Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành

Nông học

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S TRẦN THỊ DẠ THẢO

Tp Hồ chí Minh Tháng 08 năm 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con xin khắc ghi công ơn Cha Mẹ đã cho con có được ngày hôm nay

Xin trân trọng biết ơn:

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học

Quí Thầy Cô Khoa Nông Học đã truyền đạt những kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tại trường

Với lòng biết ơn sâu sắc:

Thạc sĩ Trần Thị Dạ Thảo, Giảng viên bộ môn cây lương thực, khoa Nông Học đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo giúp tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này

Chân thành biết ơn:

Các bạn nông học 32 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

TP Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 8 năm 2010

Sinh viên

Trần Quốc Đạt

Trang 4

TÓM TẮT

TRẦN QUỐC ĐẠT, Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Tháng 8/2010 ẢNH

HƯỞNG CỦA 5 MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA BẮP LAI TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TẠI BÌNH ĐỊNH

Giáo viên hướng dẫn: Th.S TRẦN THỊ DẠ THẢO

Đạm là yếu tố hàng đầu quyết định năng suất bắp Hiện nay lượng phân đạm bón cho bắp biến động khá lớn Vì vậy việc khảo sát ảnh hưởng của 5 mức đạm bón trên nền phân lân và phân kali đến sinh trưởng và năng suất của bắp lai là rất cần thiết

Đề tài được thực hiện từ 11/01/2010 đến 30/05/2010 trong vụ Xuân –Hè 2010 tại huyện An Lão, Bình Định nhằm tìm ra mức phân đạm hợp lí trên nền phân lân và phân kali để có thể khuyến cáo cho người dân địa phương áp dụng

Thí nghiệm trên giống bắp lai G02 được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) 1 yếu tố, 4 lần lặp lại, với 5 nghiệm thức tương ứng với 5 mức phân đạm N (50 kg N/ha) (đối chứng), 100 kg N/ha, 150 kg N/ha, 200 kg N/ha, 250 kg N/ha)

Kết quả thí nghiệm cho thấy:

- Năng suất thực tế biến thiên từ 4520 kg/ha ở NT1 (50 kg N/ha) đến 6616 kg/ha

ở NT3 (150 kg N/ha)

- Có mối tương quan khá giữa mức phân bón đạm và năng suất thực thu theo phương trình: -0,0917 X2 + 35,414 X + 2937,5, với hệ số R2 = 0,6156

- Năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế nhất ở mức phân 150 kg N/ha

Tóm lại, với mức phân ở NT3 (150 kg N/ha) trên nền 80 kg KCl/ha và 80 kg P2O5/ha

sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn các nghiệm thức còn lại

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv DANH SÁCH CÁC HÌNH vii DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

2.5 Những nghiên cứu về phân đạm trên bắp trên thế giới và trong nước 6

2.5.1 Những nghiên cứu về phân đạm trên bắp trên thế giới 6

2.5.2 Những nghiên cứu về phân đạm trên bắp trong nước 10 Chương 3 13 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 13 3.1 Điều kiện tự nhiên 13 3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 13 3.1.2 Thành phần thí nghiệm 13

Trang 6

3.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết 13 3.2 Vật liệu 13 3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm 13 3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 14 3.4.2 Đặc điểm hình thái cây 14 3.4.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao 14 3.4.2.2 Số lá và tốc độ ra lá 15 3.4.2.3 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) 15 3.4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống đổ ngã 15 3.4.3 Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô 16 3.4.4 Đặc điểm hình thái trái 16 3.4.5 Tình hình sâu bệnh 16 3.4.5.1 Sâu hại 16 3.4.5.2 Bệnh hại 16

3.4.5.2.1 Bệnh khô vằn (do nấm Rhizoctonia solani) 16 3.4.5.2.2 Bệnh đốm lá nhỏ (do nấm Helminthosporium maydis) 16

3.4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 17 3.4.6.1 Các yếu tố cấu thành năng suất 17 3.4.6.2 Công thức tính năng suất 17 3.6 Phương pháp xử lý số liệu 17 3.7.1 Kĩ thuật trồng 18 3.7.2 Kĩ thuật chăm sóc 18 3.7.3 Kĩ thuật bón phân 18 3.7.4 Thu hoạch 18 Chương 4 19 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục 19 4.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao 20 4.2.1 Chiều cao cây (cm) 20 4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao 22 4.3 Số lá và tốc độ ra lá 24

Trang 7

4.3.1 Số lá 24 4.3.2 Tốc độ ra lá 25 4.4.1 Diện tích lá 25

4.7 Đặc điểm trái 32 4.8 Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô 33 4.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 34 4.10 Hiệu quả kinh tế 36 Chương 5 38 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38 5.1 Kết luận 38 5.2 Đề nghị 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC 41

PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA RUỘNG BẮP THÍ NGHIỆM 89

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm ở giai đoạn cây con (17 NSG) 89  Hình 2.2 Toàn cảnh khu thí nghiệm ở giai đoạn cây con (40 NSG) 89 Hình 2.3 Toàn cảnh thí nghiệm thời kỳ trổ cờ 90 Hình 2.4 Toàn cảnh thí nghiệm thời kỳ tung phấn, phun râu 90 Hình 2.5 Giai đoạn phun râu 91  Hình 2.6 Giai đoạn tung phấn 91  Hình 2.7 Các dạng trái của bắp 0902 ở năm mức phân đạm vụ Xuân Hè 2010 tại

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới giai đoạn 2004 - 2008 3

Bảng 2.2 Các nước sản xuất bắp đứng hàng đầu thế giới năm 2008 4

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2008 4

Bảng 2.4 Tình hình sản xuất bắp ở Bình Định 5 Bảng 2.5 Lượng chất dinh dưỡng (kg/ha) mà các bộ phận của cây bắp lấy đi từ đất 7

Bảng 2.6 Ảnh hưởng của thời kì bón và cách bón đến lượng phân bón cho cây bắp 9

Bảng 2.7 Ảnh hưởng của việc áp dụng phân bón đến các cây trồng chính ở Đài Loan 9

Bảng 2.8 Lượng phân và loại phân bón ở các thời kì khác nhau của cây bắp 11

Bảng 2.9 Liều lượng phân bón trên các loại đất khác nhau: 12

Bảng 2.10 Tỉ lệ bón phân cho bắp ở các thời kì 12

Bảng 3.1 Số liệu khí hậu thời tiết 5 tháng đầu năm 2010 tại Bình Định 13

Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục (NSG) của bắp lai 0902 ở năm mức phân

đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010 19

Bảng 4.2 Chiều cao cây (cm) ở các thời kì sinh trưởng của bắp lai 0902 ở năm mức

phân đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010 21

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) của bắp lai 0902 ở năm mức

phân đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010 22

Bảng 4.4 Số lá (lá/cây) của bắp lai 0902 ở năm mức phân đạm tại Bình Định vụ Xuân

Bảng 4.5 Diện tích lá (dm2/cây) ở các thời kỳ sinh trưởng của bắp lai 0902 ở năm mức

phân đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010 26

Bảng 4.6 Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất)của bắp lai 0902 ở năm mức phân đạm tại

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của 5 mức phân đạm đến khả năng chống đổ ngã của bắp lai

0902 tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010 29

Bảng 4.8 Tình hình nhiễm các loại bệnh hại chính trên giống bắp lai 0902 ở năm mức

phân đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010 30

Trang 10

Bảng 4.9 Tình hình sâu hại của bắp lai 0902 ở năm mức phân đạm tại Bình Định vụ

Bảng 4.10 Đặc điểm trái của bắp lai 0902 ở năm mức phân đạm tại Bình Định vụ

Bảng 4.11 Trọng lượng chất khô (g/cây) và tốc độ tích lũy chất khô (g/cây/ngày) của

bắp lai 0902 ở năm mức phân đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010 33

Bảng 4.12 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của bắp lai 0902 ở năm mức

phân đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010 34

Bảng 4.13 Mức đầu tư các yếu tố nền (đồng/ha/vụ) 36 Bảng 4.14 Mức đầu tư về phân đạm (đồng/ha/vụ) 36 Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế (1000 đồng/ha/vụ) của bắp lai G02 ở năm mức phân đạm

tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010 37

Trang 12

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSB : Chỉ số bệnh

CV(%) : Coefficient of variation ( hệ số biến động)

Ctv : Cộng tác viên

CCĐT : Chiều cao đóng trái

CCC : Chiều cao cây

Ck : chất khô

ĐC : Đối chứng

LSD 0,01 : Giá trị sai biệt nhỏ nhất ở độ tin cậy 99 %

LSD 0,05 :Giá trị sai biệt nhỏ nhất ở độ tin cậy 95%

NSLT : Năng suất lí thuyết

NSTT : Năng suất thực tế

NSG : Ngày sau gieo

NS : Non significant (không có ý nghĩa trong thống kê)

NT : Nghiệm thức

R : pearson correlation coefficient (hệ số tương quan)

RCBD : randomized complete block design (kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên) TLB : Tỉ lệ bệnh

TLH : Tỉ lệ hại

UAN : urea-amonia nitrate (dung dịch)

P1000 hạt : Trọng lượng một nghìn hạt

Trang 13

Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Cây bắp (Zea mays L.) là cây lương thực thiết yếu trong nền kinh tế nông

nghiệp toàn cầu Với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn lúa mì và gạo, cây bắp góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số thế giới Ở Việt Nam cây bắp có vai trò rất quan trọng Ngoài công dụng vừa là cây lương thực chính ở một số vùng núi, cây bắp còn cung cấp một lượng nguyên liệu lớn phục vụ chăn nuôi, góp phần nâng cao mức sống của người dân

Điều kiện khí hậu của nước ta rất thích hợp cho cây bắp sinh trưởng và phát triển do cây bắp có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm Bắp là cây lương thực có khả năng thâm canh tốt, năng suất cao, nhất là các giống bắp lai Một trong những biện pháp chủ yếu để tăng năng suất bắp là phải sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm Nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới đều cho rằng phân đạm có tác dụng làm tăng năng suất bắp mạnh mẽ nhất, thiếu đạm năng suất bắp bị giảm mạnh hơn bất cứ nguyên tố nào khác Đạm có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến dinh dưỡng của cây, nhất là trong thời kỳ dinh dưỡng Đạm ở trong cây dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau, protid và tất cả các dạng của protid, các chất diệp lục có tác dụng rất quan trọng đối với việc hình thành các chất hữu cơ, các chất sinh trưởng, các vitamin, các men, đạm là thành phần quan trọng của tất cả các chất trên Để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất cần phải xác định liều lượng đạm thích hợp nhất

Vì vậy, đề tài: “Ảnh hưởng của năm mức phân đạm đến sinh trưởng và năng

suất của bắp lai tại Bình Định” được tiến hành

Trang 14

1.2 Mục đích - Yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Xác định liều lượng phân đạm thích hợp để cho giống 0902 đạt năng suất cao

và có hiệu quả kinh tế nhất trên vùng đất cát pha Bình Định

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây bắp

Bắp (Zea mays L.) là cây hoa màu thường niên, có nguồn gốc nhiệt đới, bộ

phận thu hoạch chủ yếu là hạt dùng làm thức ăn cho người và gia súc Cây bắp do khả năng thích ứng rộng với điều kiện tự nhiên nên được trồng ở khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là ở châu Mỹ, với sản lượng cao vượt trội so với bất kỳ cây lương thực nào Bắp là cây có tiềm năng năng suất rất cao, năng suất kỉ lục của thế giới đã đạt 22 tấn hạt/ha (Nguyễn Như Hà, 2006)

2.2 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới

Hiện nay trên thế giới bắp đứng thứ nhất về sản lượng và năng suất, thứ ba về diện tích so với các cây trồng khác Năm 2007-2008 diện tích trồng bắp trên thế giới là 157,00 triệu ha đạt sản lượng 766,20 triệu tấn bắp Năng suất bắp bình quân trên toàn thế giới là 4,90 tấn/ha Sản lượng bắp sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong tương lai

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới giai đoạn 2004 - 2008

Trang 16

Bảng 2.2 Các nước sản xuất bắp đứng hàng đầu thế giới năm 2008

Quốc gia Diện tích (ha) Năng suất

(tấn/ha) Sản lượng (tấn)

Hoa kỳ 31.825.600 9,66 307.383.552 Trung Quốc 29.882.998 5,55 166.035.097 Braxin 14.445.264 4,08 59.017.716

Ấn Độ 8.300.000 3,32 19.290.000 Mexico 7.353.940 3,30 24.320.100 Thế giới 161.016.542 5,10 822.712.527 Nguồn: Faostat, 2010

2.3 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam

Ở Việt Nam bắp là cây lương thực quan trọng đứng sau cây lúa, đặt biệt cây bắp là cây lương thực chính của một số dân tộc thiểu số Cây bắp được trồng khắp cả nước với diện tích năm 2008 là 1125,90 nghìn ha, đạt năng suất 4,02 tấn/ha, với sản lượng 4531,20 nghìn tấn

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2008

Năm Diện tích (1000

ha)

Năng suất (tấn/ha)

Tổng sản lượng (1000 tấn)

Trang 17

2.4 Vai trò của phân đạm đối với cây bắp

Cây bắp sinh trưởng, phát triển nhanh trong thời gian ngắn nên cần nhiều đạm

để cấu tạo cơ thể, cho nên đạm có vai trò quyết định đối với sinh trưởng, phát triển của cây bắp Khi có đầy đủ đạm cây bắp mọc nhanh, thân lá phát triển tốt, màu sắc lá xanh tươi mỡ màng Có đủ đạm ảnh hưởng tốt đến sự phân hóa và hình thành cơ quan sinh sản, bông cờ to, nhiều cánh, nhiều hoa, túi phấn đẫy, các mầm nách có nhiều khả năng phát triển thành bắp, bắp dài, to, nhiều hạt, hạt mẫy, đều đặn, trọng lượng hạt cao, cây cho năng suất hạt cao Thời gian từ cây con đến trổ cờ, phun râu lượng đạm cây bắp hút được chiếm 81,8 % tổng lượng đạm trong thời gian sinh trưởng Từ thời kì hạt bắp trở đi lượng đạm cây bắp hút được giảm dần Cường độ hút đạm của bắp lớn nhất vào thời kì trổ cờ, lúc này mỗi ngày một cây bắp có thể hút tới 164 mg đạm (Đường Hồng Dật, 2004)

Trang 18

Phân đạm đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống cây bắp Đạm tham gia vào thành phần các acid amin, protein, trong diệp lục, và các chất có hoạt tính sinh lý cao, các chất này rất quan trọng trong việc kiến tạo nên các cơ quan, bộ phận và các sản phẩm quang hợp của cây trồng (Nguyễn Thế Hùng, 2001)

- Thiếu đạm chóp lá có màu vàng, màu vàng lan rộng theo thân lá (Đường Hồng Dật, 2004)

- Thiếu đạm ở thời kỳ cây con làm cho cây bắp chậm lớn, lá vàng Nếu thiếu đạm kéo dài sẽ làm cây còi cọc, chóp lá màu vàng, vết vàng lan dần dọc theo gân lá, thân và lá bắp kém phát triển (Nguyễn Thế Hùng, 2001)

- Thiếu đạm biểu hiện ở các bộ phận sinh sản: bắp trổ cờ, tung phấn, phun râu không đều, bông cờ nhỏ, số nhánh ít, số hoa ít, bắp nhỏ, hàm lượng protein thấp, hạt đầu bắp nhỏ (Nguyễn Thế Hùng, 2001)

- Khi bắp thừa đạm ở đạm ở đầu vụ có thể tạo hiện tượng thân mọc chồi (Đường Hồng Dật, 2004)

- Cây bắp là cây có khả năng hút lượng đạm rất lớn, nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy khi bón đến 350 kg N/ha cây bắp vẫn sinh trưởng phát triển tốt, không có triệu chứng lốp đổ như lúa và một số cây trồng khác Trên đồng ruộng hiện tượng thừa đạm thể hiện cây bắp phát triển mạnh, vươn cao, lá có màu xanh thẫm, thời gian sinh trưởng kéo dài, khi thu hoạch bắp đã đủ tiêu chuẩn thu hoạch nhưng lá bi vẫn còn xanh (Nguyễn Thế Hùng, 2001)

Quản lý phân đạm trên cây trồng nói chung và cây bắp nói riêng là một trong những vấn đề đã được nghiên cứu nhiều Bởi vì, đạm là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và tác động lên năng suất hạt của cây bắp cũng như các cây trồng khác

2.5 Những nghiên cứu về phân đạm trên bắp trên thế giới và trong nước

2.5.1 Những nghiên cứu về phân đạm trên bắp trên thế giới

Theo Gross A (1968), Đạm là nguyên tố hàng đầu quyết định năng suất cây bắp Tiến bộ kĩ thuật phải trước hết làm tăng khả năng hấp thu đạm một cách có hiệu quả Khi các điều kiện để cây sinh trưởng tốt được thỏa mãn (nước, kết cấu đất, khí hậu, dinh dưỡng khoáng khác) thì chính mức đạm cho phép khai thác đến mức tối đa tiềm lực năng suất của cây bắp

Trang 19

Trích từ Nguyễn Như Hà (2006): Viện nghiên cứu Lân và Kali Atlanta (Mỹ) đã nghiên cứu khi thu hoạch 10 tấn bắp hạt, cây bắp đã lấy đi từ đất một lượng chất dinh dưỡng rất lớn thể hiện ở bảng 2.5:

Bảng 2.5 Lượng chất dinh dưỡng (kg/ha) mà các bộ phận của cây bắp lấy đi từ đất

Bộ

phận N P2O5 K2O MgO CaO S Ck Fe Mn Zn Cu B

Hạt

bắp 190 78 54 18 45 16 9,8 Thân,

lá, rễ 79 33 215 38 18 9,0 Tổng

số 269 111 269 56 45 34 18,8 3,4 0,6 0,6 0,2 0,1

Qua bảng 2.5 cho thấy sau một vụ trồng cây bắp lấy từ đất một lượng chất dinh dưỡng rất lớn 269 kg N, 269 kg K2O, 111 kg P2O5 Vì vậy, để trồng bắp có năng suất cao đòi hỏi phải bón phân bổ sung đầy đủ cho cây bắp ngoài nguồn dinh dưỡng có sẵn trong đất

Theo Nour A.M, Lazim M.E và Fattah A.A, trong thí nghiệm “Ảnh hưởng của đạm

và lân đến sinh trưởng và năng suất của cây bắp lai PAN-6480” ở Sudan, trong 4 mức đạm: 0, 86, 129 và 172 kg N/ha thì mức đạm 86 kg N/ha cho thấy sau 3 mùa thu hoạch bắp cho hiệu quả kinh tế nhất, và họ đã khuyến cáo nên sử dụng mức phân này tại thời điểm gieo hạt ở địa phương (nguồn: www.arcsudan.sd)

Trang 20

Theo Đường Hồng Dật (2002), để đạt năng suất cao, một số nước đã sử dụng một lượng phân bón khá lớn:

¾ Ở Braxin để đạt được 160 tạ ha bắp hạt, nông dân bón 485 kg N, 485 kg P2O5,

510 kg K2O, 440 kg S, 1 kg B, và 6,9 kg Zn cho một ha

¾ Ở Canada để đạt năng suất 184 tạ bắp hạt/ha người ta đã bón 640 kgN, 240 kg

P2O5, 432 kg K2O và Ca, Mg, S, Zn, Mn, Cu, B với mật độ 90.000 cây/ha

¾ Ở Philipin để đạt năng suất 156 tạ bắp hạt/ha với mật độ 90.000 cây/ha người ta

đã bón 500 kg N, 300 kg P2O5, 300 kg K2O cho một ha.Để trồng bắp đạt năng suất cao thì yêu cầu về lượng phân bón khá lớn đòi hỏi vốn đầu tư nhiều mà không phải nông dân nào cũng đáp ứng được

Tại các nước phát triển, với khoa học công nghệ tiên tiến, trình độ cơ giới hóa cao, việc áp dụng phân đạm ở dạng lỏng UAN để tiêm vào đất tỏ ra rất có hiệu quả, cho bắp năng suất cao

Theo Đại học bang Pensylvania Hoa Kì, có thể hạn chế việc bốc hơi đạm bằng cách bón đạm vào sâu trong đất hoặc dùng đạm lỏng để tiêm vào đất Một số cách áp dụng phổ biến một số dạng phân đạm để hạn chế bốc hơi đạm là:

- Bón anhydrous ammonia vào đất ở độ sâu 15,24 - 20,32 cm, lúc bón đất phải

ẩm Bón vào giữa hai hàng vào lúc gieo và vào lúc cây bắp được 25 - 41 cm là thời kì thích hợp nhất

- Bón urea vào thời điểm 24 - 36 giờ để hạn chế sự bốc hơi đạm, nên bón trước lúc mưa, bón vùi sâu trong đất ở giữa hai hàng là cách tốt nhất

- Dùng UAN tiêm nhỏ giọt vào đất

- Các dạng ammonium nitrate, ammonium sulfate và ammoniated phosphates có thể bón trên bề mặt đất mà không bốc hơi đạm

Trang 21

Cũng theo Đại học Pensylvania, liều lượng phân bón thay đổi theo cách bón và thời kì

bón đạm:

Bảng 2.6 Ảnh hưởng của thời kì bón và cách bón đến lượng phân bón cho cây bắp

Gieo hạt Bề mặt 100,01 Gieo hạt Lấp đất 104,53

Chú ý: bón thúc giữa hàng khi bắp đạt 25- 50 cm là cách tốt nhất để cải thiện khả

năng hữu dụng của phân đạm

Nguồn: http://agguide.agronomy.psu.edu/cm/sec4/sec44d.cfm

Theo Đại học bang North Dakota, Hoa Kỳ Để tạo ra 30 kg bắp hạt cần 0,57 kg N,

0,27 kg P2O5, 0,63 kg K2O (nguồn:http://www.ag.ndsu.edu/procrop/crn/crnftr05.htm ).

Theo S.Lian (1991), khoa Nông hóa, Viện nghiên cứu nông nghiệp Wufeng,

Đài Loan, nghiên cứu về ảnh hưởng của việc áp dụng phân bón đến các cây trồng

Bảng 2.7 cho thấy mía đường, khoai lang, bắp, đậu nành có phản ứng với phân đạm rõ

hơn cây lúa

Khi bón đạm ở độ sâu hơn bình thường cây bắp sẽ cho năng suất cao hơn do khả năng

giữ đạm khỏi bị thất thoát lớn

Trang 22

2.5.2 Những nghiên cứu về phân đạm trên bắp trong nước

Theo Đường Hồng Dật (2004), bón phân cho bắp cần dựa vào nhu cầu sinh lí của cây bắp qua các thời kì sinh trưởng, tình trạng sức khỏe của cây bắp trên ruộng, điều

kiện thời tiết, tính chất đất đai và đặc điểm của loại phân sử dụng

Theo Đường Hồng Dật (2002), việc bón phân cho cây trồng phải theo nguyên tắt

“bón phân hợp lí” tức là phải thực hiện 4 đúng và một cân đối:

¾ Đúng loại phân

¾ Bón đúng lúc

¾ Đúng thời tiết, mùa vụ

¾ Bón đúng cách

¾ Bón phân cân đối

Trong nước các hoạt động nghiên cứu phân đạm để ứng dụng vào sản xuất đại trà đang ngày càng mang lại hiệu quả Liều lượng phân bón áp dụng cho bắp thay đổi tùy thuộc vào giống, đặt điểm của đất và thời vụ trồng Với giống có thời gian sinh trưởng dài, năng suất cao cần bón lượng phân cao hơn, đối với đất chua cần bón nhiều lân hơn Trên đất có sa cấu nhẹ với thời vụ gieo trồng có nhiệt độ thấp cần bón nhiều kali hơn Việc xác định liều lượng phân bón cho bắp đã được tác giả trong nước đề cập khá nhiều

Theo Đường hồng Dật (2002), khuyến cáo liều lượng phân bón với các giống khác nhau ở các loại đất khác nhau ở phía Bắc:

Với các giống bắp chín trung bình và chín muộn:

¾ Trên đất phù sa: phân chuồng 8 - 10 tấn, 150 - 180 kg N, 70 - 90 kg P2O5,

Trang 23

120 - 130 kg K2O/ha

Theo Phạm Đình Thái và ctv (1995), trong chu kì sống của cây bắp, phân đạm đóng một vai trò rất quan trọng, đạm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của cây Đạm là một trong những thành phần cấu tạo nên protein và thành phần diệp lục tố giúp cây quang hợp và tổng hợp các chất hữu cơ

Theo các tác giả của Viện Nghiên Cứu Cây Ngô, đối với các giống bắp thụ phấn tự do nên bón liều lượng: 80 - 100 kg N, 80 kg K2O và 40 - 60 kg P2O5/ha Còn đối với các giống lai qui ước, liều lượng phân bón cao hơn: 160 kg N, 80 kg K2O và

100 kg P2O5/ha Ngoài ra còn bón thêm phân chuồng với liều lượng 7 - 10 tấn/ha

Theo Bộ nông nghiệp khuyến cáo: lượng phân cho bắp thay đổi đến 250 kg ure,

400 - 450kg super Lân và 90 - 100 kg Kali cho 1 ha tùy vùng đất Ở đất kém màu mỡ cần bón nhiều phân hơn Phân chuồng bón từ 5 - 10 tấn/ha nhất là trên đất sét nặng để cung cấp chất mùn, một phần dinh dưỡng cho đất

Bảng 2.8 Lượng phân và loại phân bón ở các thời kì khác nhau của cây bắp

Loại phân Đơn vị Tổng số Bón lót Bón thúc

10 (NSG) 20 NSG 30 NSG Phân chuồng Tấn/ha 5 - 10 5 - 10 0 0 0

Super Lân Kg/ha 400 - 450 400 - 450 - - -

Ure Kg/ha 250 0 50 100 100 KCl Kg/ha 90 - 100 0 30 30 30 - 40 Nguồn:http://pmard.mard.gov.vn

Cây bắp có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên cây bắp thích hợp nhất là trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh

tác dày, độ pH: 6 - 7

Theo Nguyễn Như Hà (2006), xác định lượng phân bón cho bắp nên dựa vào loại đất trồng, giống, và mục đích sản xuất để phát huy tiềm năng năng suất của cây bắp

Trang 24

Theo Công ty cổ phần vật tư nông sản khuyến cáo liều lượng phân bón trên các loại đất khác nhau:

Bảng 2.9 Liều lượng phân bón trên các loại đất khác nhau:

Đạm (kg/ha) Lân (kg/ha) Kali (kg/ha)

N Urea P2O5 Super lân K2O KCl

Đất đỏ

bazan 8 - 10 120 - 150 260 - 326 60 - 75 352 - 440 60-90 100-150 Đất xám 8 - 10 120 - 150 260 - 326 75 - 90 440-530 60-90 100-150 Đất phù

sa 5 - 8 90 - 120 195 - 260 45 - 60 260-352 45-60 75-100 Nguồn: http://www.apromaco.vn

Theo Đường Hồng Dật (2002), để đạt năng suất trung bình 60 tạ/ha bắp hạt, cây bắp lấy từ đất 155 kg N, 60 kg P2O5 và 115 kg K2O ( tương đương với 337 kg urea,

360 kg super lân và 192 kg clorua kali)

Theo Nguyễn Như Hà (2006), tỉ lệ phân bón thích hợp cho bắp ở các thời kì khác nhau là khác nhau, tức là bón phân theo nhu cầu của cây

Bảng 2.10 Tỉ lệ bón phân cho bắp ở các thời kì

N P2O5 K2O Lót khi trồng 25-30 55-60 20-25 10-15 NSG (4-6 lá) 40-45 20-25 25-30 35-40 NSG (9-12 lá) 30-35 20 45-50

Tóm lại, vai trò của phân đạm trong việc thâm canh bắp để đạt năng suất cao là rất cần thiết Do vậy tùy từng điều kiện từng vùng đất, mùa vụ cùng với các điều kiện khác mà chúng ta linh động áp dụng các công thức phân ở các thời kì khác nhau của cây bắp một cách thích hợp để cây bắp đạt năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 25

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

¾ Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân Hè từ ngày 11/01/2010 đến 30/05/2010

¾ Thí nghiệm được tiến hành tại xã An Hòa, huyện An Lão, tỉnh Bình Định

3.1.2 Thành phần thí nghiệm

Địa hình hơi dốc, đất cát pha, chủ động nguồn nước tưới

3.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết

Bảng 3.1 Số liệu khí hậu thời tiết 5 tháng đầu năm 2010 tại Bình Định

Tháng Số giờ nắng (h) Nhiệt độ(oC) Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ đất (oC) Tháng 1 186,3 24,5 83 110,4 27,0

¾ Thí nghiệm gồm có giống bắp lai đơn 0902 nhập nội nguồn gốc Trung Quốc,

do đại học nông nghiệp Vân Nam lai tạo

¾ Phân đạm dạng Urea (năm mức phân đạm) bón theo các nghiệm thức:

NT1(50 kg N/ha), NT2 (100 kgN/ha), NT3 (150 kg N/ha), NT4 (200 kg N/ha) và NT5 (250 kg N/ha)

¾ Phân lân dạng superphotphat (liều lượng 80 kg P2O5/ ha)

¾ Phân kali dạng kaliclorat (liều lượng 80 kg KCl/ ha)

3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên RCBD đơn yếu tố (phân

Trang 26

đạm), gồm 5 mức phân bón tương ứng với 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại

Sơ đồ bố trí nghiệm của các mức đạm vụ Xuân Hè năm 2010 tại An Lão, Bình Định:

REP 4 REP 3 REP 2 REP 1

NT1 NT4 NT5 NT2 NT5 NT1 NT3 NT4 NT4 NT3 NT2 NT1 NT2 NT5 NT4 NT3

Hướng dốc

3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Được thực hiện theo quy trình của Viện Nghiên Cứu Ngô Quốc Gia

3.4.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục

Ngày mọc mầm, giai đoạn 3 - 4 lá, 9 - 10 lá, tung phấn, phun râu, chín sinh lý Tất cả các chỉ tiêu hoàn thành khi có 70 % số cây hoàn thành giai đoạn đó

3.4.2 Đặc điểm hình thái cây

Theo dõi 10 cây đại diện/ô và thực hiện cho 4 lần lặp lại

3.4.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao

¾ Bắt đầu thực hiện vào 20 NSG, định kì 10 ngày/lần cho đến khi cây trổ cờ

¾ Đo bằng phương pháp vuốt lá: đo từ cổ rễ đến chóp lá cao nhất (cm/cây/ngày)

Trang 27

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được tính theo công thức:

∆h = (h2 - h1)/∆t

h1 : chiều cao cây (cm) đo lần trước

h2 : chiều cao cây (cm) đo lần sau

∆t : thời gian giữa hai lần đo (ngày)

∆h : tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/cây/ngày)

∆l : thời gian giữa hai lần đếm (ngày)

3.4.2.3 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI)

Diện tích lá: bắt đầu đo 20 NSG, định kì 20 ngày/lần (đo đến trước khi thu hoạch)

Diện tích lá (S) tính theo công thức

S = a x b x k

S : diện tích lá (dm2)

a : chiều rộng lá (dm) đo nơi rộng nhất của lá

b : chiều dài lá (dm) đo từ cổ lá đến chóp lá

k : hệ số lá (k = 0.7)

Chỉ số diện tích lá (LAI)

Công thức: LAI = m2 lá/m2 đất

3.4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống đổ ngã

- Đường kính gốc (cm): đo cách gốc 10 cm (trước thu hoạch) trên 10 cây đại diện

- Chiều cao thân chính (cm): đo từ gốc (cổ rễ) đến chóp bông cờ

- Tỉ lệ chiều cao đóng trái và chiều cao thân chính (%)

- Chiều cao đóng trái (cm): đo từ gốc (cổ rễ) đến đốt mang trái trên cùng

Trang 28

- Tỉ lệ đổ ngã (% ) = ∑cây đổ ngã/∑ cây bốn hàng giữa x 100

3.4.3 Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô

Trọng lượng chất khô (g/cây): Mỗi nghiệm thức chọn 03 cây đại diện: cân trọng

lượng tươi, băm nhỏ thân, rễ, lá, hạt trộn đều Lấy 200 gr mẫu, sấy khô kiệt ở 105oC Cân lại và tính trọng lượng chất khô của cây, chỉ tiêu này thực hiện ở giai đoạn thu hoạch

Tốc độ tích lũy chất khô (g/cây/ngày), kí hiệu ∆P

∆P = Trọng lượng chất khô của cây/ Thời gian sinh trưởng

3.4.4 Đặc điểm hình thái trái

Chiều dài sinh học, chiều dài kết hạt, đường kính trái, đường kính lõi: mỗi nghiệm thức đo 05 trái đại diện và thực hiện cho 04 lần lặp lại

3.4.5 Tình hình sâu bệnh

3.4.5.1 Sâu hại

Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis)

Công thức tính tỉ lệ hại: TLH (%) = (Số cây bị hại/Số cây điều tra) x 100

N : tổng số cây điều tra

N1 : số cây có bẹ lá mang trái bị bệnh

N2 : số cây có bẹ lá thứ nhất, dưới lá mang trái bị bệnh

N3 : số cây có bẹ lá thứ hai, dưới lá mang trái bị bệnh

N4 : số cây có bẹ lá dưới chân gốc bị bệnh

3.4.5.2.2 Bệnh đốm lá nhỏ (do nấm Helminthosporium maydis)

Công thức tính:

Tỉ lệ bệnh % = (∑lá bệnh/∑lá điều tra) x 100

Chỉ số bệnh % = (a+ 2b+ 3c+ 4d+ 5e)/(5f)

Trang 29

f : tổng số lá điều tra của điểm đại diện

3.4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

3.4.6.1 Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số trái hữu hiệu/cây = ∑ trái hữu hiệu/∑cây thu hoạch

- Số hàng trên trái: đếm số hàng của 05 trái đại diện trong 1 ô và thực hiện cho 4 lần lặp lại

- Số hạt trên hàng: trên cùng 1 trái đếm số hạt trên hàng và thực hiện cho 4 lần lặp lại

- Trọng lượng 1000 hạt (g) quy về ẩm độ 15 %

3.4.6.2 Công thức tính năng suất

Năng suất lý thuyết (NSLT)

NSLT (kg/ha) = ((bắp hh/cây) x (mật độ cây/ha) x (số hàng/trái) x (số hạt/hàng) x (P1000 hạt (A015%)) x 10-6

Năng suất thực thu (NSTT)

NSTT(kg/ha) = P bắp x (100-A0)/(100-15) x (Tỉ lệ hạt/trái) x 10000/S

Trong đó:

P(kg) : trọng lượng bắp thu hoạch

A0 (%) : độ ẩm khi thu hoạch

S (m2) : diện tích thu hoạch

3.6 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý và phân tích thống kê bằng phần mềm Excel và

MSTAT-C

Trang 30

- Cây cách cây tương ứng với mật độ 61.538 cây/ha

- Tưới nước đủ ẩm trước khi gieo 1 ngày

- Xẻ rãnh, bón lót toàn bộ phân lân, phân hữu cơ, lấp đất dày 2 – 3 cm trước khi gieo hạt

- Gieo hạt: gieo theo hốc, mỗi hốc 1-2 hạt, mỗi ô trồng 6 hàng

3.7.2 Kĩ thuật chăm sóc

- Dặm cây: tiến hành dặm vào 5 - 7 NSG

- Tỉa cây: tỉa định cây 12 - 15 NSG

Trang 31

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục

Thời gian sinh trưởng của cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp chúng ta bố trí thời vụ hợp lý và có các biện pháp kĩ thuật thích hợp cho từng thời kì sinh trưởng của cây trồng

Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục (NSG) của bắp lai 0902 ở năm mức phân

đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010

NT

Mức phân (kg

Phun râu Chín

Thời kỳ mọc: bảng 4.1 cho thấy các NT đều mọc 4 NSG nên không có sự khác biệt nhau Có lẽ do gieo giống có phẩm chất tốt nên tỉ lệ nẩy mầm cao và đồng đều

Thời kỳ 3 - 4 lá: bảng 4.1 và phụ lục 1.1 cho thấy tất cả các NT đều đạt 3 - 4 lá ở khoảng 14 - 16 NSG, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê do ở thời kỳ này cây sử dụng chủ yếu dinh dưỡng ở hạt, ít bị ảnh hưởng của dinh dưỡng bón vào

Trang 32

Thời kỳ 9 - 10 lá: bảng 4.1 và phụ lục 1.2, phụ lục 1.2.1 cho thấy thời gian để cây đạt

9 - 10 lá giữa các NT biến động từ 35,75 đến 38,25 NSG và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó NT đối chứng đạt 38,25 NSG, NT2 (100 kg N/ha) cũng hoàn thành thời kỳ này ở 37,75 NSG và không có sự khác biệt so với đối chứng Các NT3 (150 kg N/ha), NT4 (200 kg N/ha) và NT5 (250 kg N/ha) hoàn thành thời kỳ này vào khoảng 36-37 NSG sớm hơn đối chứng

Bảng 4.1 và phụ lục 1.3 cho thấy ngày trổ cờ của các NT biến động từ 52,00 đến 53,00 NSG và sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

Theo Wooky (1962): ”Thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu càng ngắn thì cây bắp có xu hướng cho năng suất càng cao, thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu càng dài, năng suất càng thấp”

Bảng 4.1 và phụ lục 1.4 cho thấy thời kỳ tung phấn của các NT biến động từ 54,75 đến 55,75 NSG và sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

Bảng 4.1 và phụ lục 1.5 cho thấy thời kỳ phun râu của các NT biến động từ 57,50 đến 60,00 NSG và sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

Bảng 4.1 và phụ lục 1.6, phụ lục 1.6.1 cho thấy ngày chín sinh lý của các NT biến thiên từ 94,00 đến 96,50 NSG và sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó chín sớm nhất là NT1 (50 kg N/ha) và NT2 (100 kg N/ha) ở 94 NSG Các

NT còn lại có thời gian chín sinh lý muộn hơn ở khoảng 96,30 - 96,50 NSG Như vậy bón ít đạm làm cho bắp có thời gian chín sinh lý sớm hơn

4.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao

4.2.1 Chiều cao cây (cm)

Chiều cao cây là đặc trưng hình thái của cây bắp, biểu hiện phần nào sức sống

và tình hình sinh trưởng của cây Chiều cao cây chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh, giống và kĩ thuật canh tác

Trang 33

Bảng 4.2 Chiều cao cây (cm) ở các thời kì sinh trưởng của bắp lai 0902 ở năm mức

phân đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010

92,29 c 99,70 bc 111,88 a 106,51 ab 110,90 ab

149,70 c 154,15 bc 175,81 a 164,68 abc 168,20 ab

187,45 192,55 216,66 200,81 197,93

Thời kỳ 30 NSG: bảng 4.2 và phụ lục 1.8, phụ lục 1.8.1 cho thấy chiều cao cây của các

NT biến thiên từ 92,29 cm đến 111,88 cm, sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó chiều cao cây của NT đối chứng (50 kg N/ha) đạt 92,29 cm, chiều cao cây của NT3 (150 kg N/ha), NT4 (200 kg N/ha), NT5 (250 kg N/ha) đạt khoảng

110 - 112 cm cao hơn so với NT đối chứng

Thời kỳ 40 NSG: bảng 4.2 và phụ lục 1.9, phụ lục 1.9.1 chiều cao cây giữa các NT biến thiên từ 149,70 cm đến 168,20 cm và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống

kê Trong đó chiều cao cây của NT đối chứng (50 kg N/ha) đạt 149,70 cm, chiều cao cây của NT4 (200 kg N/ha), NT2 (100 kg N/ha) từ 154 - 165 cm không khác biệt NT đối chứng (50 kg N/ha) Chiều cao cây của NT3 (150 kg N/ha), NT5 (250 kg N/ha) đạt khoảng 168 - 176 cm cao hơn so với NT đối chứng

Thời kỳ 50 NSG: bảng 4.2 và phụ lục 1.10 cho thấy chiều cao cây giữa các NT biến thiên từ 187,45 cm ở NT1 (50 kg N/ha) đến 216,66 cm ở NT3 (150 kg N/ha) và sự

Trang 34

khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

Như vậy chiều cao cây tăng dần qua các thời kỳ và đạt cao nhất ở thời kỳ 50 NSG Chiều cao cây chịu ảnh hưởng của các mức đạm bón, lượng đạm cao có xu hướng cho chiều cao cây lớn, thể hiện rõ nhất ở NT3 với mức đạm 150 kg N/ha, lượng đạm tăng lên nữa thì chiều cao cây lại giảm ở NT4 (200 kg N/ha) và NT5 (250 kg N/ha) Ở thời

kỳ 50 NSG, do nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất tăng cao, nắng nhiều làm cho hiệu lực phân bón tương đối thấp, do đó ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây của cây bắp không rõ ràng

4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cho biết mức độ sinh trưởng của cây ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây bắp

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) của bắp lai 0902 ở năm

mức phân đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010

Trang 35

Thời kỳ 20 - 30 NSG: bảng 4.3 và phụ lục 1.12 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các NT biến thiên từ 4,18 cm/cây/ngày đến 5,08 cm/cây/ngày và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó NT2 (100 kg N/ha), NT4 (200 kg N/ha) và NT5 (250 kg N/ha) đạt khoảng 4 - 5 cm/cây/ngày không khác biệt so với NT đối chứng đạt 4,31 cm/cây/ngày Tốc độ tăng trưởng chiều cao của NT3 (150 kg N/ha) ở thời kỳ này là 5,08 cm/cây/ngày cao hơn so với NT đối chứng

Thời kỳ 30 - 40 NSG: bảng 4.3 và phụ lục 1.13 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các NT biến thiên từ 5,45 cm/cây/ngày đến 6,39 cm/cây/ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

Thời kỳ 40 - 50 NSG: bảng 4.3 và phụ lục 1.14 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các NT biến thiên từ 2,97 cm/cây/ngày đến 4,09 cm/cây/ngày và sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê Thời kỳ này tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm dần so với các thời kỳ trước đó

Tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt cao nhất ở giai đoạn 30 – 40 NSG, do thời kỳ này cây bắp sinh trưởng thân lá rất nhanh, bộ rễ ăn sâu và lan rộng chuẩn bị bước vào giai đoạn trổ cờ.

Trang 36

4.3 Số lá và tốc độ ra lá

4.3.1 Số lá

Theo Graxencop số lá là đặc tính cố định của giống, không thay đổi theo điều

kiện trồng trọt, giới hạn thay đổi số lá là 1 - 2 lá Số lá là một trong những yếu tố ảnh

hưởng đến năng suất cây bắp

Bảng 4.4 Số lá (lá/cây) của bắp lai 0902 ở năm mức phân đạm tại Bình Định vụ

(Ghi chú: các giá trị theo sau có cùng một kí tự thì sự khác biệt không có ý nghĩa về

mặt thống kê)

Giai đoạn mọc – 10 NSG: bảng 4.4 và phụ lục 1.15 cho thấy số lá giữa các NT biến

thiên từ 2,95 ở NT2 (100 kg N/ha) đến 3,18 lá ở NT4 (200 kg N/ha) và NT5 (250 kg

N/ha) và sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

Giai đoạn 10 - 20 NSG: bảng 4.4 và phụ lục 1.16 cho thấy số lá giữa các NT biến thiên

5,90 lá ở NT1 (50 kg N/ha) đến 6,20 lá ở NT4 (200 kg N/ha) và NT5 (250 kg N/ha) và

sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

Giai đoạn 20 - 30 NSG: bảng 4.4 và phụ lục 1.17 cho thấy số lá giữa các NT biến thiên

từ 7,90 lá ở NT1 (50 kg N/ha) đến 8,10 lá ở NT4 (200 kg N/ha), NT3 (150 kg N/ha) và

NT5 (250 kg N/ha) và sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

Giai đoạn 30 - 40 NSG: bảng 4.4 và phụ lục 1.18 cho thấy số lá giữa các NT biến thiên

từ 10,25 lá ở NT1 (50 kg N/ha) đến 11,00 lá ở NT3 (150 kg N/ha), sự khác biệt này

không có ý nghĩa về mặt thống kê

Giai đoạn 40 - 50 NSG: bảng 4.4 và phụ lục 1.19 và phụ lục 1.19.1 cho thấy số lá giữa

Trang 37

.các NT biến thiên từ 15,10 lá ở NT1 (50 kg N/ha) đến 16,60 lá ở NT3 (150 kg N/ha),

sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó số lá của NT đối chứng đạt 15,10 lá Các NT2, NT3,NT4 và NT5 đạt số lá ở giai đoạn này khoảng 16-17 lá cao hơn so với NT đối chứng

Như vậy, bón lượng phân đạm từ 100 - 250 kg N/ha cây bắp 0902 cho nhiều lá hơn so với so với bón lượng phân đạm quá ít 50 kg N/ha

4.3.2 Tốc độ ra lá

Tốc độ ra lá thể hiện mức độ sinh trưởng của cây ở từng thời kì khác nhau

Đồ thị 4.1 Tốc độ ra lá của bắp 0902 ở năm mức phân đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè

2010

Nhìn vào đồ thị 4.2 cho thấy: tốc độ ra lá thấp nhất vào giai đoạn 20 – 30 NSG, giai đoạn này tốc độ ra lá của cây bắp khoảng 0,2 lá/cây/ngày Tốc độ ra lá đạt cực đại vào giai đoạn 40 – 50 NSG, ở giai đoạn này cây bắp mọc thêm 0,5 – 0,6 lá/cây/ngày

Trang 38

Bảng 4.5 Diện tích lá (dm2/cây) ở các thời kỳ sinh trưởng của bắp lai 0902 ở năm mức phân đạm tại Bình Định vụ Xuân Hè 2010

Thời kỳ 20 NSG: bảng 4.5 và phụ lục 1.20 cho thấy diện tích lá của các NT biến thiên

từ 1,67 dm2/cây ở NT1 (50 kg N/ha) đến 2,24 dm2/cây ở NT4 (200 kg N/ha), sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

Thời kỳ 40 NSG: bảng 4.5, phụ lục 1.21 và phụ lục 1.21.1 cho thấy diện tích lá của các

NT biến thiên từ 19,33 dm2/cây ở NT1 (50 kg N/ha) đến 29,14 dm2/cây ở NT3 (150 kg N/ha) và sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó diện tích lá của NT đối chứng là 19,33 dm2/cây, diện tích lá của NT2, NT4, NT5 ở thời kỳ này đạt khoảng 21-24 dm2/cây không khác biệt so với NT đối chứng Diện tích lá của NT3 (150 kg N/ha) là 29,14 dm2/cây cao hơn so với NT đối chứng

Thời kỳ 60 NSG: bảng 4.5, phụ lục 1.22 và phụ lục 1.22.1 cho thấy diện tích lá của các

NT biến thiên từ 51,69 dm2/cây đến 61,69 dm2/cây, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó diện tích lá của NT đối chứng (50 kg N/ha) đạt 52,80 dm2/cây Diện tích lá của NT2 (100 kg N/ha), NT4 (200 kg N/ha), NT5 (250 kg N/ha) đạt khoảng 51-58 dm2/cây không khác biệt so với NT đối chứng Diện tích lá của NT3 (150 kg N/ha) là 61,69 dm2/cây cao hơn so với NT đối chứng

Thời kỳ 80 NSG: bảng 4.5, phụ lục 1.23 và phụ lục 1.23.1 cho thấy diện tích lá của các

Trang 39

NT biến thiên từ 48,28 dm2/cây đến 59,80 dm2/cây, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê Diện tích lá của NT đối chứng (50 kg N/ha) đạt 48,28 dm2/cây Diện tích lá của các NT2, NT4, NT5 đạt khoảng 49-56 dm2/cây không khác biệt so với đối chứng Diện tích lá của NT3 (150 kg N/ha) là 59,80 dm2/cây cao hơn so với NT đối chứng (50 kg N/ha)

Như vậy với mức phân đạm từ 50 – 150 kg N/ha diện tích lá tăng theo mức phân đạm bón, cao nhất ở NT3 (150 kg N/ha), ở mức phân 200 kg N/ha, 250 kg N/ha diện tích lá

có chiều hướng giảm xuống

Trang 40

lá/ m2 đất ở NT3 (150 kg N/ha), sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê, chỉ số

diện tích lá tăng dần qua các giai đoạn và đạt cao nhất vào giai đoạn 40 NSG Chỉ số

diện tích lá của NT đối chứng (50 kg N/ha) là 1,22 m2 lá/ m2 đất Chỉ số diện tích lá

của các NT2, NT4, NT5 nằm trong khoảng 1,30 - 1,50 m2 lá/ m2 đất không khác biệt

so với NT đối chứng Chỉ số diện tích lá của NT3 (150 kg N/ha) là 1,84 m2 lá/ m2 đất

cao hơn so với NT đối chứng (50 kg N/ha)

Thời kỳ 60 NSG: bảng 4.6, phụ lục 1.26 và phụ lục 1.26.1 cho thấy chỉ số diện tích lá

của các NT biến thiên từ 3,26 m2 lá/ m2 đất ở NT2 (100 kg N/ha) đến 3,89 m2 lá/ m2 đất ở NT3 (150 kg N/ha) và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống

kê Trong đó chỉ số diện tích lá của NT đối chứng đạt 3,33 m2 lá/ m2 đất Chỉ số diện

tích lá của NT2, NT4 và NT5 đạt khoảng 3,2-3,7 m2 lá/ m2 đất không khác biệt so với

đối chứng Chỉ số diện tích lá của NT3 (150 kg N/ha) đạt 3,89 m2 lá/ m2 đất cao hơn so

với NT đối chứng

Thời kỳ 80 NSG: bảng 4.6, phụ lục 1.27 và phụ lục 1.27.1 cho thấy chỉ số diện tích lá

của các NT biến thiên từ 2,95 m2 lá/ m2 đất ở NT2 (100 kg N/ha) đến 3,77 m2 lá/ m2

đất ở NT3 (150 kg N/ha) và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó chỉ

số diện tích lá của đối chứng 3,04 m2 lá/ m2 đất Chỉ số diện tích lá của NT2 (100 kg

N/ha), NT4 (200 kg N/ha) và NT5 (250 kg N/ha) đạt 3,0-3,5 m2 lá/ m2 đất không khác

biệt so với NT đối chứng Chỉ số diện tích lá của NT3 (150 kg N/ha) sau 80 ngày có

chỉ số diện tích lá là 3,77 m2 lá/ m2 đất cao hơn so với đối chứng

Như vậy với mức phân đạm từ 50 – 150 kg N/ha chỉ số diện tích lá tăng theo mức

phân đạm bón, cao nhất ở NT3 (150 kg N/ha), ở mức phân 200 kg N/ha, 250 kg N/ha

chỉ số diện tích lá có chiều hướng giảm xuống

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w