1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ TÂN AN

104 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ TÂN AN TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Quản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Ở THÀNH PHỐ TÂN AN

Niên khóa: 2006 - 2010

TP Hồ Chí Minh Tháng 7/2010

Trang 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM

VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Ở THÀNH PHỐ TÂN AN

TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn Th.S Lê Tấn Thanh Lâm

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7 năm 2010

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG & TN *******

***********

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN MSSV: 06149044

Khóa học: 2006 – 2010 Lớp: DH06QM

1 Tên đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN

SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ TÂN AN”

2 Nội dung KLTN

9 Chương 1: Mở đầu

9 Chương 2: Tổng quan lý thuyết và hiện trạng địa bàn nghiên cứu

9 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

9 Chương 4: Kết quả và thảo luận

9 Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3 Thời gian thực hiện:…Bắt đầu: tháng 03/2010 Kết thúc: tháng 06/2010

4 Họ tên GVHD : TH.S LÊ TẤN THANH LÂM

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày ….tháng… năm 2010 Ngày 3 tháng 3 năm 2010

Ban chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học vừa qua trên ghế nhà trường Đại học Nông Lâm

Thành phố Hồ Chí Minh, em đã được các thầy cô trong trường đặc biệt là các thầy cô

trong khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức

quý báu Không có gì hơn em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy

Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận

Em xin cảm ơn các anh chị làm việc trong Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh

Long An, các anh chị ở Công ty Công Trình Đô thị Thành phố Tân An đã nhiệt tình

giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận này

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình cũng như tất cả bạn bè đã

tận tình giúp đỡ, ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện

khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, tháng 6 năm 2010 Sinh viên thực hiện

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Kinh tế, xã hội của Thành phố Tân An trong những năm gần đây phát triển rất mạnh góp phần tích cực vào việc nâng cao mức sống nhân dân Song hành cùng sự phát triển đó là sự gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn sinh hoạt Tuy nhiên, hoạt động thu gom, vận chuyển ở địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức

Trước nguy cơ phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường do rác thải thì việc thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác là điều cần thiết Nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ rác, đồng thời đáp ứng nhu cầu ở sạch của người dân Thành phố và tiết kiệm chi phí cho việc thu gom, vận chuyển rác mà đề tài “Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển và

xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Tân An” được thực hiện

Đề tài bao gồm những nội dung chính như sau:

− Thu thập các tài liệu lý thuyết, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn

− Phân tích, đánh giá hệ thống thu gom, vận chuyển hiện tại ở Tân An

− Đưa ra các phương án thu gom và vận chuyển cho địa bàn nghiên cứu

− Tính toán kinh tế cho các phương án

− Lựa chọn phương án, đưa ra các giải pháp về mặt thu phí

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU Error! Bookmark not defined DANH MỤC HÌNH ẢNH vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

Chương 1:MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU 1

1.3 NỘI DUNG 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 3

Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 4

2.1.1 Vị trí địa lý 4

2.1.2 Đặc điểm khí hậu 4

2.1.3 Đặc điểm địa hình 5

2.1.4 Đặc điểm thủy văn 5

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI 5

2.2.1 Tổng quan về dân cư 5

2.2.2 Giao thông 6

2.2.3 Hiện trạng sản xuất kinh doanh 6

2.3 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 7

2.3.1 Chất thải rắn 7

2.3.2 Chất thải rắn đô thị 7

2.3.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị 7

2.3.4 Hoạt động quản lý chất thải rắn 7

2.3.5 Thu gom chất thải rắn 7

2.3.6 Lưu giữ chất thải rắn 7

2.3.7 Vận chuyển chất thải rắn 8

2.3.8 Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn 8

2.4 HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN CHƯA PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN 8

2.4.1 Phương pháp áp dụng cho khu dân cư biệt lập thấp tầng 8

2.4.2 Phương pháp áp dụng cho khu dân cư thấp tầng và trung bình 8

2.4.3 Phương pháp áp dụng cho khu dân cư cao tầng 8

2.4.4 Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp 9

2.5 VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN 9

2.5.1 Vận chuyển bằng đường bộ 9

2.5.2 Vận chuyển bằng đường sắt 9

2.5.3 Vận chuyển bằng đường thủy 10

2.5.4 Vận chuyển bằng khí nén, áp lực hay các hệ thống khác 10

2.6 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở TÂN AN 10

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên iv

2.6.1 Sơ lược về hệ thống quản lý hành chánh chất thải rắn 10

2.6.2 Nguồn gốc phát sinh, khối lượng, thành phần, chất thải rắn sinh hoạt ở Tân An…… 11

2.6.3 Lưu trữ tại nguồn 12

2.6.4 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt 13

2.6.5 Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 15

2.6.6 Hiện trạng các phương tiện thu gom và vận chuyển rác 15

2.7 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN 15

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3 1 XÁC ĐỊNH LƯỢNG RÁC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI 17

3.1.1 Thu thập số liệu 17

3.1.2 Xử lý số liệu 17

3 2 PHƯƠNG PHÁP XÁC THỜI GIAN THU GOM RÁC BẰNG XE ÉP 17

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 17

3.2.2 Xử lý số liệu 17

3 3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CHUYỂN RÁC TỪ XE ĐẨY TAY LÊN XE ÉP 18

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 18

3.3.2 Xử lý số liệu 18

3 4 XÁC ĐỊNH SỐ HỘ DÂN PHÂN BỐ THEO TUYẾN ĐƯỜNG 18

3.4.1 Thu thập số liệu ở các khu phố 18

3.4.2 Tổng hợp số liệu 18

3 5 XÁC ĐỊNH ĐIỂM HẸN 19

3 6 PHƯƠNG PHÁP VẠCH TUYẾN THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN 19

3 7 TÍNH TOÁN KINH TẾ 19

3.6.1 Các công thức tính toán chung 19

3.6.2 Phương pháp tính phí công tác thu gom CTR sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình…… 23

3.6.3 Phương pháp tính toán chi phí vận chuyển CTR về khu xử lý rác 26

3.6.4 Dự toán kinh tế 28

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 29

4.1.1 Các kết quả khảo sát thực tế 29

4.1.2 Vạch tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt 34

4.1.3 Tính toán kinh tế 40

4.2 VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 46

4.2.1 Vạch tuyến 46

4.2.2 Tính toán kinh tế 52

4.3 DỰ TOÁN KINH TẾ 54

4.3.1 Lựa chọn phương án 54

4.3.2 Dự toán kinh tế cho phương án được lựa chọn 55

4.4 GIẢI PHÁP VỀ MẶT THU PHÍ 55

4.4.1 Người dân chi trả toàn bộ chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác 55

4.4.2 Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác 56

4.4.3 Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí 56

4.4.4 Thảo luận chung 62

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

5.1 KẾT LUẬN 63

Trang 8

5.1.1 Kết quả đạt được 63

5.1.2 Hạn chế của đề tài 63

5.2 KIẾN NGHỊ 64

5.2.1 Đối với cấp trung ương 64

5.2.2 Đối với cấp địa phương 64

5.2.3 Đối với doanh nghiệp, tổ chức cá nhân 64

5.2.4 Đối với chủ nguồn thải 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 61

PHỤ LỤC……….62

PHỤ LỤC 1: Bảng khảo sát lượng rác bình quân đầu người……… 63

PHỤ LỤC 2: Bảng bố trí thu gom rác của Công ty Công Trình Đô thị Tân An… 64

PHỤ LỤC 3: Phương pháp tính đơn giá ca máy……… 68

PHỤ LỤC 4: bảng tổng hợp tính toán kinh tế công tác thu gom rác hộ dân trong một năm - phương án 1……….73

PHỤ LỤC 5: Bảng tính toán công tác thu gom rác hộ dân bằng xe đẩy tay trong một năm - phương án 2……… ……… 74

PHỤ LỤC 6: Bảng tính toán công tác thu gom rác hộ dân bằng xe ép 2,5 tấn trong một năm - phương án 2……….75

PHỤ LỤC 7: Bảng tính toán công tác thu gom rác hộ dân bằng xe ép 4,5 tấn trong một năm - phương án 2……… … 76

PHỤ LỤC 8: Bảng tính toán công tác thu gom rác hộ dân bằng xe ép 7,5 tấn trong một năm - phương án 2……… ……… 77

PHỤ LỤC 9: Đơn giá phế liệu trong 1 tấn chất thải rắn……… 78

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH……… 79

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng thống kê dân số qua các năm 5

Bảng 2.2 Bảng thể hiện giá trị tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 6

Bảng 2.3 Bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phố Tân An 12

Bảng 3.1 Thông số phục vụ xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công 21

Bảng 3.2 Đơn giá ca máy và thiết bị thi công trong 1 ca 21

Bảng 3.3 Bảng định mức cho công tác vận chuyển CTR đến BCL 27

Bảng 4.1 Bảng khảo sát thời gian chuyển rác từ xe đẩy tay lên xe ép ở 29

Thành phố Tân An (không có điểm hẹn) 29

Bảng 4.2 Bảng khảo sát thời gian chuyển rác từ xe đẩy tay lên xe ép ở 30

Thành phố Hồ Chí Minh (có điểm hẹn) 30

Bảng 4.3 Bảng đo thời gian thu gom rác bằng xe ép ở Thành phố Tân An 31

Bảng 4.4 Tổng hợp vị trí điểm hẹn thu gom CTR sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình 34 Bảng 4.5 Bảng bố trí thời gian, lộ trình thu gom, số hộ thu gom theo từng chuyến 37

Bảng 4.6 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 40

Bảng 4.7 Số hộ thu gom trong một chuyến bằng xe đẩy tay 40

Bảng 4.8 Thời gian hoạt động mỗi chuyến xe 41

Bảng 4.10 Thời gian thu gom bằng xe đẩy tay 42

Bảng 4.11 Thời gian thu gom từng chuyến bằng xe ép 43

Bảng 4.12 Bảng tổng hợp chi phí thu gom rác của phương án 2 45

Bảng 4.13 Bảng tổng hợp quy trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình… 47

Bảng 4.14 Quy trình vận chuyển CTRSH về khu xử lý – phương án 2 49

Bảng 4.15 Bảng tổng hợp các quy trình, thời gian, cự ly vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về khu xử lý 49

Bảng 4.16 Chi phí thu gom vận chuyển CTR hộ gia đình về khu xử lý trong 1 năm 52

Bảng 4.17 Chi phí thu gom vận chuyển CTR hộ gia đình về khu xử lý trong 1 năm 53

Bảng 4.18 Bảng so sánh chi phí đầu tư và lợi nhuận của 2 phương án 54

Bảng 4.19 Mức phí thu hàng tháng đối với mỗi hộ gia đình giai đoạn 2004 – 2010 58

Bảng 4.20 Bảng tổng hợp mức thu phí tương ứng với từng giả thuyết – phương án nhà nước và nhân dân cùng chi trả 61

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Bản đồ Thành phố Tân An 4

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn Thành phố Tân An 10

Hình 2.3 Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR Thành phố Tân An Error! Bookmark not defined Hình 2.4 Lưu trữ CTRSH tại nguồn 12

Hình 2.5 Thu gom CTRSH hộ gia đình Error! Bookmark not defined Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện thời gian thu gom bằng xe ép 32

Trang 10

VNĐ Đồng (đơn vị tiền tệ của Việt Nam)

Trang 11

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện chủ trương phát triển bền vững thì vấn đề quản lý CTR sinh hoạt tại Tân An đã và đang được chính quyền tỉnh, cơ quan chức năng quan tâm Song với thực tế hạn chế về khả năng tài chính, kinh tế, kỹ thuật và cả về khả năng quản lý mà tình hình chất thải rắn của thành phố vẫn chưa được cải thiện hiệu quả Công tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt do công ty Công trình Đô thị Tân An chuyên trách Thế nhưng, việc thu gom CTR phần lớn chỉ tiến hành ở các phường xã gần trung tâm, nơi đông dân cư Tỷ lệ thu gom thấp (chiếm 50% tổng lượng rác thải toàn thành phố), số còn lại (khoảng 40 tấn/ngày) một phần do các hộ tự xử lý còn đa phần được ném xuống sông, kênh rạch, đổ ra đường, khu đất trống, mương thoát nước… gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và đặt ra cho môi trường sống của Thành phố những thách thức lớn Vì vậy, vấn đề cần thiết, cấp bách là phải nâng cao hiệu quả quản lý CTR, đặc biệt là công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn nhằm góp phần cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe cộng đồng, đồng thời mang lại mỹ quan đô thị mà vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững

Chính vì những lý do trên mà tác giả chọn đề tài “Xây dựng hệ thống thu gom

và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Tân An” làm khóa luận tốt nghiệp

chuyên ngành quản lý môi trường

1.2 MỤC TIÊU

− Phân tích hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hiện nay

ở Tân An

− Xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình phù hợp

− Xậy dựng hệ thống vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt dựa trên điều kiện cụ thể của địa bàn nghiên cứu

Trang 12

− Dự toán kinh tế

1.3 NỘI DUNG

− Thu thập và tổng hợp số liệu về hiện trạng thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt

− Vạch tuyến thu gom CTR sinh hoạt hộ gia đình

− Tổng hợp các số liệu, các công thức cần thiết cho việc tính toán chi phí thu gom CTR sinh hoạt

− Tiến hành tính toán chi phí thu gom CTR sinh hoạt

− Vạch tuyến vận chuyển CTR sinh hoạt

− Tổng hợp các số liệu cần thiết, các công thức cần thiết cho việc tính toán chi phí vận chuyển CTR sinh hoạt

− Tiến hành tính toán chi phí vận chuyển CTR sinh hoạt

− Dự toán kinh tế

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

− Thu thập tài liệu về hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn hiện nay của Tân An trên internet

− Thu thập số liệu giấy về hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn hiện nay của Tân An ở công ty Công Trình Đô Thị Tân An, Sở Tài Nguyên

và Môi Trường Long An

− Khảo sát thực tế về ảnh hưởng của công tác thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt đến môi trường, giao thông và sức khỏe người dân

− Tổng hợp số liệu, dữ liệu về hiện trạng thu gom và vận chuyển bằng Word

− Khảo sát thực tế về vị trí các điểm hẹn

− Thu thập bản đồ 5 phường của Tân An ở sở Tài Nguyên và Môi Trường Long An

− Vẽ lại bản đồ bằng AutoCad

− Vạch tuyến thu gom bằng Autocad

− Vạch tuyến vận chuyển bằng Autocad

− Thu thập dữ liệu về đơn giá vật tư và phương tiện thu gom ở Công ty Công Trình Đô Thị

− Tìm các công thức tính toán chi phí thu gom CTR sinh hoạt trong các luận văn tốt nghiệp, sách giáo khoa ở thư viện giấy

− Tính toán chi phí thu gom bằng Excel

− Thu thập dữ liệu về đơn giá vật tư và phương tiện vận chuyển ở Công ty Công Trình Đô Thị

− Tìm các công thức tính toán chi phí vận chuyển CTR sinh hoạt trong các luận văn tốt nghiệp, sách giáo khoa ở thư viện giấy

− Tính toán chi phí vận chuyển bằng Excel

− Dự toán kinh tế

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 3

− Trình bày nội dung bằng Word

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

− Đối tượng: Chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình

− Phạm vi:

+ Không gian: Đề tài được tiến hành ở các phường 1, 2,3,4,6 của Thành phố Tân An

+ Thời gian:

ƒ Từ 1/2010 đến 4/2010: Điều tra khảo sát tổng hợp tài liệu

ƒ Từ 4/2010 đến 6/2010: Phân tích tính toán xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt hộ gia đình

+ Tạo mỹ quan đô thị

− Xã hội

+ Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động

+ Nâng cao sức khỏe cộng đồng

+ Tạo cái nhìn mới cho bạn bè quốc tế về một đô thị sạch đẹp

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG ĐỊA BÀN

Tân An nằm bên hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây, cách Thành phố Hồ Chí Minh

50 km về phía Tây Nam và cách Thành phố Mỹ Tho 25 km về phía Đông Bắc, phía Bắc giáp huyện Thủ Thừa, phía Đông Nam giáp huyện Châu Thành, phía Đông Bắc giáp huyện Tân Trụ, phía Tây và Nam giáp tỉnh Tiền Giang

Thành phố được giới hạn bởi tọa độ địa lý

Nhiệt độ trung bình năm là 27,9 oC

Độ ẩm tương đối ổn định trong năm với mức bình quân là 79,2%

Trang 15

Hầu hết phần diện tích đất ở hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có những điểm trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch bị ngập nước về mùa mưa Nhìn chung, địa hình Thành phố tương đối thấp, dễ bị tác động khi triều cường hoặc khi lũ Đồng Tháp Mười tràn về

2.1.4 Đặc điểm thủy văn

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Tân An khá chằng chịt mang sắc thái của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217- 235 cm, một chu kỳ triều khoảng 13-14 ngày Do gần cửa biển nên biên độ triều lớn cộng thêm đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng làm cho sông rạch thường bị xâm nhập mặn

Về mùa lũ sông Vàm Cỏ Tây vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu ảnh hưởng của lũ ở vùng Đồng Tháp Mười tràn về Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 nước sông Vàm Cỏ Tây bị nhiễm mặn Tháng 5 có độ mặn cao nhất 5,489g/lít, tháng 1 có

độ mặn thấp nhất 0,079g/l Độ pH trong nước sông Vàm Cỏ Tây từ tháng 6 đến tháng

8 khoảng 3,8 - 4,3 nên không thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI

2.2.1 Tổng quan về dân cư

Trong những năm gần đây do tốc độ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn khá nhanh đã dẫn đến sự gia tăng dân số lớn (chủ yếu là gia tăng cơ học) Năm 2008, số dân của Tân An là 126.468 người, trong đó, dân nội thị chiếm 63% và dân nông thôn chiếm 37% dân số toàn Thành phố Mật độ dân số trung bình của Thành phố là 1.390 người/km2 cao gấp 4,85 lần so với mật độ toàn tỉnh (300 người/km2)

Bảng 2.1 Bảng thống kê dân số qua các năm Năm Dân số Số hộ Năm Dân số Số hộ

Trang 16

(Nguồn: Ủy Ban dân số, gia đình, trẻ em Thành phố Tân An)

2.2.2 Giao thông

Giao thông bộ có các trục giao thông chính đi qua là quốc lộ 1A, tuyến tránh thành phố, quốc lộ 62, tỉnh lộ 827, tỉnh lộ 833, tỉnh lộ H843 Đây là những con đường giao thông huyết mạch, nối kết thành phố với các huyện trong tỉnh và các tỉnh trong vùng, ngoài ra còn có đường cao tốc TPHCM - Trung Lương băng qua quốc lộ 62

cách trung tâm thành phố khoảng 4km Trong nội ô Thành phố Tân An đang tích cực

mở đường, nâng cấp chỉnh trang bộ mặt đô thị để xứng tầm với cương vị đô thị loại 3, nhiều dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đang được thực hiện nhanh chóng

Giao thông thủy có sông Vàm cỏ Đông, sông Bảo Định, Rạch Bình Tâm, Rạch Châu Phê, Rạch Chanh Ngoài ra, còn có hệ thống kênh đào, kênh sáng, kênh vành đai…

2.2.3 Hiện trạng sản xuất kinh doanh

Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất ở Tân An đã đi vào hoạt động ổn định và trên đà phát triển, thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân Theo số liệu thống kê thì hiện nay ở Tân An có 6 ngành sản xuất chính là: ngành cơ khí, ngành lương thực, thực phẩm, ngành chế biến gỗ, ngành văn hóa phẩm, ngành dệt, may mặc, ngành vật liệu xây dựng

Hoạt động thương mại và dịch vụ của Thành phố trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, nhiều cơ sở kinh doanh ra đời Hiện tại, ở Tân An có 356 cơ sở kinh doanh với quy mô khác nhau Đặc biệt là sự quy hoạch lại chợ Tân An và sự đi vào hoạt động của siêu thị Coop- Max tại Tân An đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại trên địa bàn

Bảng 2.2 Bảng thể hiện giá trị tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: tỷ đồng

Công nghiệp- xây dựng 670 714 833 960 1.113 13.303

(Nguồn: Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Long An)

Trang 17

bỏ vì không sử dụng được hoặc không được mong muốn nữa.”

Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007: “Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.”

2.3.2 Chất thải rắn đô thị

Chất thải rắn đô thị là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực

đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy [6] [13]

2.3.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị

Hệ thống quản lý CTR đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về CTR đô thị trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước

về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất…) [2][14]

2.3.4 Hoạt động quản lý chất thải rắn

Theo nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn: “Hoạt động quản lý

chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý

chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.”

2.3.5 Thu gom chất thải rắn

Theo nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn: “Thu gom chất thải

rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều

điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.”

2.3.6 Lưu giữ chất thải rắn

Lưu giữ chất thải rắn (theo nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn) là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan

có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý

Trang 18

Những nơi này thường được gọi là điểm hẹn (nếu khối lượng rác nhỏ và rác không tiếp đất) và gọi là trạm trung chuyển (nếu lượng rác lớn và rác có tiếp đất)

2.3.7 Vận chuyển chất thải rắn

Vận chuyển CTR (theo nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý CTR) là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng

2.3.8 Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn

Chi phí thu gom, vận chuyển CTR (theo nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý CTR) bao gồm chi phí đầu tư phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở thu gom, vận chuyển CTR tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lượng CTR được thu gom, vận chuyển

2.4 HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN CHƯA PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN

2.4.1 Phương pháp áp dụng cho khu dân cư biệt lập thấp tầng

Dịch vụ thu gom lề đường: chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng đã đầy rác ở

lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang thùng đã được đổ bỏ trở về vị trí đặt chúng để tiếp tục chứa chất thải

Dịch vụ thu gom ở lối đi, ngõ hẻm: CTR được bỏ vào thùng rác công cộng, thường đặt ở đầu các lối đi, ngõ hẽm để xe rác dễ dàng thu gom CTR

Dịch vụ thu gom kiểu mang đi - trả về: các thùng chứa CTR được mang đi và trả lại cho chủ nhà sau khi đã đổ bỏ CTR, công việc được thực hiện bởi các đội trợ giúp Đội trợ giúp này cùng với đội thu gom chịu trách nhiệm về việc dỡ tải từ các thùng chứa chất thải rắn lên xe thu gom

Dịch vụ thu gom kiểu mang đi: Dịch vụ thu gom kiểu mang đi cơ bản giống dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về, chỉ khác ở chỗ chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa CTR trở về vị trí ban đầu [2] [64 - 65]

2.4.2 Phương pháp áp dụng cho khu dân cư thấp tầng và trung bình

Dịch vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho khu dân cư thấp tầng

và trung bình Với dịch vụ này, đội thu gom có trách nhiệm đem các thùng chứa đầy chất thải rắn từ các hộ gia đình đến tuyến đường thu gom bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới, tùy thuộc số lượng CTR cần vận chuyển Nếu sử dụng loại thùng chứa lớn, cần cơ giới hóa bằng cách dùng xe rác có thiết bị nâng [2] [66]

2.4.3 Phương pháp áp dụng cho khu dân cư cao tầng

Đối với khu dân cư cao tầng, các thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom CTR Tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng của các thùng chứa được sử dụng mà áp

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 9

dụng phương pháp cơ giới (xe thu gom có trang bị bộ phận nâng các thùng chứa để dễ dàng dỡ tải), hoặc là kéo các thùng chứa đến nơi khác để dỡ tải [2] [66]

2.4.4 Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp

Cả hai phương pháp thủ công và cơ khí đều được sử dụng để thu gom CTR từ khu thương mại Khi áp dụng phương pháp thủ công thì CTR được đặt vào các túi nilon bằng nhựa hoặc các thùng giấy và được đặt dọc theo đường phố để thu gom Phương pháp này thông thường được thực hiện bởi một nhóm có 3 người, trong vài trường hợp có thể đến 4 người, gồm 1 tài xế và từ 2 -3 người đem CTR từ các thùng chứa trên lề đường đổ vào xe thu gom

Nếu tình trạng ùn tắc giao thông không phải là vấn đề chính và khoảng không gian để lưu trữ CTR phù hợp, thì các dịch vụ thu gom CTR tại các trung tâm thương mại – công nghiệp có thể sử dụng các thùng chứa CTR có gắn bánh xe di chuyển được, các thùng chứa CTR có thể gắn kết hai cái lại trong trường hợp các xe ép rác có kích thước lớn và các thùng chứa có dung tích lớn Tùy thuộc vào kích thước và kiểu thùng chứa CTR mà áp dụng phương pháp cơ khí hay dỡ tải tại chỗ hay kéo các thùng chứa CTR đến nơi khác để dỡ tải [2] [66 – 67]

2.5 VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN

2.5.1 Vận chuyển bằng đường bộ

Sử dụng ở những nơi xe vận chuyển có thể vào được Phương tiện thường được

sử dụng để vận chuyển rác từ TTC là xe rơmooc, xe có toa kéo và xe ép rác kín Tất cả các phương tiện đều được dùng cho tất cả các trạm trung chuyển

Thông thường các loại xe sử dụng để vận chuyển trên xa lộ phải đáp ứng các yêu cầu sau

− Chi phí vận chuyển thấp

− Chất thải được phủ kín trong quá trình vận chuyển

− Các loại xe phải được thiết kế phù hợp với giao thông trên xa lộ

− Khối lượng xe và rác không vượt quá khối lượng cho phép

− Phương pháp dỡ tải phải đơn giản và có khả năng thực hiện độc lập (tự hành)

2.5.2 Vận chuyển bằng đường sắt

Mặc dù đường sắt từng là phương tiện vận chuyển CTR thông dụng nhưng hiện nay chỉ còn một vài khu vực trên thế giới sử dụng phương tiện này Tuy nhiên, việc sử dụng để vận chuyển rác đang được quan tâm và phát triển trở lại, đặc biệt là đối với bãi chôn lấp ở xa mà nếu vận chuyển bằng đường bộ thì khó khăn trong khi đã có sẵn

hệ thống đường sắt

Trang 20

2.5.3 Vận chuyển bằng đường thủy

Xà lan và những chiếc tàu đặc biệt đã được dùng để vận chuyển CTR đến nơi

xử lý hay đến bãi đổ như bờ biển, đại dương (tuy nhiên ngày nay người ta không còn

đổ rác vào đại dương nữa)

Trong vận chuyển bằng đường thủy có thể sử dụng một số xà lan tự hành Nhưng thông thường, người ta sử dụng tàu kéo hay những loại tàu đặc biệt để kéo xà lan chở rác Tuy nhiên, vận chuyển CTR bằng đường thủy thường xuyên bị ngưng trệ khi biển động Trong trường hợp đó, rác phải được lưu trữ lại, do đó làm tăng chi phí

sử dụng kho lưu trữ

2.5.4 Vận chuyển bằng khí nén, áp lực hay các hệ thống khác

Cả hai hệ thống vận chuyển bằng ống dẫn khí áp suất thấp và ống dẫn chân không đều đã được sử dụng để vận chuyển CTR Hầu hết chúng được sử dụng để vận chuyển rác từ khu dân cư có mật độ dân cư cao và các khu thương mại đến trạm tập trung để xử lý hay chất lên thiết bị vận chuyển Giá thành lắp đặt cho những hệ thống này cao nên chúng mang hiệu quả kinh tế khi sử dụng cho công trình mới

Vận chuyển bằng sức nước thường được sử dụng để vận chuyển chất thải thực phẩm (ở những gia đình có sử dụng máy nghiền rác gia đình), hệ thống vận chuyển bằng nước có thể áp dụng ở khu vực mà các quá trình tiền xử lý và xử lý bậc cao kết hợp với nhau thành hệ thống xử lý Khả năng ứng dụng của phương pháp này bị hạn chế ở những khu vực có mật độ dân cư cao

Những phương pháp vận chuyển CTR khác đã được đề xuất như băng tải, khí thổi và hệ thống ống dẫn ngầm dưới lòng đất có các giỏ rác di chuyển bằng từ trường [2] [124-125]

2.6 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở TÂN AN 2.6.1 Sơ lược về hệ thống quản lý hành chánh chất thải rắn

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn Thành phố Tân An

Sở TN & MT dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cho việc triển khai thực hiện các hoạt động quản lý CTR trên địa bàn Tân An

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 11

Công ty Công trình Đô Thị Thành phố Tân An chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động quét, thu gom và vận chuyển CTR đường phố, thu gom và vận chuyển CTR từ các trung tâm thương mại, các đơn vị kinh tế, các cơ quan nhà nước và các hộ dân cư, quản lý bãi rác Lợi Bình Nhơn

Quy trình thu gom, vận chuyển CTR (dưới đây tác giả sẽ sử dụng từ “rác” để thay thế) ở Thành phố Tân An được trình bày sơ lược theo sơ đồ

Hình 2.3 Sơ đồ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Thành phố Tân An 2.6.2 Nguồn gốc phát sinh, khối lượng, thành phần, chất thải rắn sinh hoạt ở

Tân An

Thành phố Tân An là trung tâm thương mại- dịch vụ, văn hóa, chính trị của tỉnh Long An và là nơi có mật độ dân cư đông nhất tỉnh nên lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khá lớn Theo thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Long An thì khối lượng CTR sinh hoạt của ba năm liên tiếp ở địa bàn là

Trang 22

Bảng 2.3 Bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phố Tân An

Tỷ lệ (%)

1 Giấy Sách, báo và các vật liệu giấy khác 5,1

3 Kim loại Sắt, nhôm, hợp kim các loại 0,37

4 Nhựa Chai nhựa, bao, túi nilong, các loại khác 7,62

5 Chất hữu cơ dễ phân hủy Thức ăn thừa, rau, trái cây… 79,3

6 Chất thải nguy hại Pin, acquy, sơn, đèn tuýp, hóa chất độc hại… 0,15

7 Xà bần Sành sứ, bê tông, gạch, đá vôi, cát… 2,68

8 Chất hữu cơ khó phân hủy Cao su, da, giả da… 1,93

9 Chất có thể đốt cháy Cành cây, gỗ vụn, lông gia súc… 2,15

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Long An năm 2006)

2.6.3 Lưu trữ tại nguồn

Hình 2.4 Lưu trữ CTRSH tại nguồn

Thông thường các hộ gia đình sử dụng các thùng bằng nhựa, một số hộ dùng

thùng chứa bằng kim loại, bằng giấy hay giỏ tre nứa để chứa rác Sau đó, họ sẽ cho

Trang 23

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 13

vào túi nylon đem đặt trước cổng nhà hay chất thành đống ở lề đường, gốc cây Ở những nơi có đặt thùng rác công cộng thì người dân sẽ đổ chung vào thùng rác công cộng nhưng do số lượng thùng rác còn ít nên người dân thường đặt xung quanh thậm chí để tràn ra lề đường

Ở những nơi xa khu trung tâm Thành phố hay các hẻm nhỏ thì người dân thường tự thu gom và cho vào hố để đốt hay đổ ở các khu đất trống, một số hộ khác đem đổ rác xuống kênh rạch, sông ngòi, mương thoát nước…

2.6.4 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Hình 2.5 Thu gom CTRSH hộ gia đình

Thời gian bắt đầu công việc thu gom là khoảng 12 giờ 30 đối với xe đẩy tay và

14 giờ đối với xe ép rác Vào thời điểm được phân công người công nhân sẽ đến thu gom tại các khu vực được quy định đến khi hoàn tất công việc

Cách thức thu gom CTR sinh hoạt

Ở những nơi xa trung tâm Thành phố các hộ gia đình sẽ đem đặt thùng rác hay các túi nylon trước nhà hoặc trước ngõ hẽm và định kỳ (1-2 tuần/lần) xe ép rác sẽ đến thu gom Tuy nhiên, việc thu gom chỉ tiến hành trên các trục đường chính còn phần lớn rác của người dân nằm sâu bên trong đều được họ tự xử lý

Ở khu dân cư trung tâm

− Đối với hộ gia đình ở dọc các trục giao thông lớn thì người dân đặt túi nylon hay thùng chứa CTR trước nhà hoặc đem đổ vào thùng rác công cộng

để xe ép đến lấy

− Đối với hộ dân ở các hẻm thì người dân sẽ đem đặt túi nylon hay thùng chứa rác ở trước cổng nhà Sau đó, theo định kỳ người công nhân sẽ đưa xe đẩy tay đi thu gom tất cả rác ở khu vực được phân công Do trên địa bàn

Trang 24

không tồn tại hệ thống điểm hẹn nên rác sau khi thu gom sẽ được vận chuyển đến đầu hẻm rồi chất thành đống trên vỉa hè hoặc đặt xe đẩy tay ở lề đường để xe ép rác đến lấy

Phân tích ưu nhược điểm

− Hạn chế được tình trạng cơi nới, chở quá tải, nguy cơ xảy ra sự cố ngã đổ trên đường của các phương tiện thu gom rác

Nhược điểm

− Hình thức giao và lấy rác ở các hẻm của Tân An hiện nay không còn phù hợp với tình hình phát triển của địa bàn và làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực Việc để rác thành đống trên vỉa hè ở đầu các hẻm chiếm hết lối đi của người đi bộ, thậm chí ở nhiều nơi rác bị xếp tràn ra cả lề đường Thêm vào

đó, xe ép rác và xe đẩy tay phải mất nhiều thời gian dừng lại ở đầu hẻm để xếp rác lên vỉa hè hay chuyển rác lên xe ép, điều này đã gây ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông và gây mất mỹ quan đô thị Việc để rác thành đống ở vỉa hè đã tạo điều kiện cho những người thu nhặt phế liệu đổ, xới làm rác vươn vãi xung quanh, người công nhân phải mất thời gian quét và thu gom lại để đổ lên xe ép Nhìn chung, đa số khu vực vỉa hè đầu hẻm khá mất vệ sinh do nước rỉ rác, mùi hôi, ruồi nhặng và lượng rác còn lại sau khi thu gom

− Do đa số các tuyến đường ở Tân An đều rất hẹp và bố trí giờ thu gom chưa hợp lý nên việc thu gom rác sinh hoạt dọc theo các tuyến đường bằng xe ép (đặc biệt là xe 7,5 tấn) đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông (gây ra tình trạng ùn tắc tại một số tuyến đường ở trung tâm vì xe ép rác di chuyển với tốc độ rất chậm và phải dừng lại khá lâu ở những đoạn đường có hẻm, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông do xe ép rác cản trở tầm nhìn của người lưu thông và do người thu gom phải sang đường nhiều lần để thu gom rác hai bên đường) Ngoài ra, trong quá trình thu gom của xe ép còn nảy sinh mùi hôi và nước rỉ rác cộng thêm thời gian dừng lại lâu và di chuyển chậm

đã gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh

− Tốn thời gian và nhiên liệu do việc di chuyển 2-3 lần trên một tuyến đường trong mỗi chuyến thu gom

− Với tốc độ gia tăng khối lượng rác của thành phố hiện nay thì việc thu gom chưa đáp ứng yêu cầu Việc thu gom rác chỉ đạt 50% tổng lượng rác phát sinh trên địa bàn, số còn lại được người dân tự đem đốt, đem đổ ở các khu

Trang 25

− Ở những nơi xa trung tâm thì thời gian thu gom rác là 1-2 tuần/lần nên lượng rác tồn đọng tại nguồn khá lâu

2.6.5 Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Sau khi thu gom CTR dọc theo các tuyến đường đã được phân công thì các xe

ép rác sẽ vận chuyển rác trực tiếp lên bãi rác Lợi Bình Nhơn với cự ly vận chuyển trung bình là 7 km Các xe khởi hành từ điểm thu gom cuối cùng lên bãi rác khoảng 17 giờ 30 và kết thúc sau khi vận chuyển hết lượng rác đã thu gom từ các tuyến đường được phân công trong ngày Trung bình mỗi ngày có khỏang 14 lượt xe đến bãi rác Trong quá trình vận chuyển vẫn còn một số tồn tại một số vấn đề như gây ảnh hưởng đến giao thông và phát sinh nước rỉ rác, mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến dân cư và môi trường

2.6.6 Hiện trạng các phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Theo thống kê của công ty Công trình Đô Thị Thành phố Tân An thì số phương

tiện thu gom và vận chuyển hiện có trên địa bàn là

− Xe ép rác 7,5 tấn : 2 chiếc

− Xe ép rác 4,5 tấn : 2 chiếc

− Xe ép rác 2,5 tấn : 1 chiếc

− Xe đẩy tay : 23 chiếc

Nhìn chung, số lượng các phương tiện thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu của Thành phố Đặc biệt, hiện tại số lượng xe đẩy tay

ở Tân An rất ít nhưng công ty Công trình Đô thị Tân An chưa có kế hoạch trang bị thêm nên sau khi thu gom ở các hẻm thì người công nhân sẽ xếp rác thành đống trên vỉa hè để dùng xe thu gom những hẻm tiếp theo, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người đi đường và người dân khu vực đầu hẻm Một số xe đẩy tay thì khá cũ, không đảm bảo chất lượng nhưng chưa được thay mới nên trong quá trình thu gom nước rỉ rác từ một số xe đẩy tay rò rỉ ra mặt đường làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến người dân

2.7 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN

Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 được Quốc hội thông qua luật số 52/2005/QH11 quy định về các nguyên tắc bảo vệ môi trường

Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về việc Quản lý chất thải rắn

Trang 26

Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn một

số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về việc Quản

Quyết định 13/2007/QĐ-BXD ngày 23/04/2007 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị

Văn bản số 2272/2008/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị

Thông tư 17/2005/TT-BXD ngày 01/11/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị

Thông tư 07/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình

Thông tư 06/2008/TT-BXD ngày 20/03/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn quản

lý chi phí dịch vụ công ích đô thị

Thông tư 03/2006/TT-BXD ngày 22/05/2006 của Bộ xây dựng về hướng dẫn

bổ xung một số nội dung của thông tư số 06/2005/TT-BXD

Nghị định 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung

Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/14/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty nhà nước

Trang 27

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 17

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3 1 XÁC ĐỊNH LƯỢNG RÁC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

Ghi lại khối lượng CTR sinh hoạt đã cân của từng nhà, số người trong mỗi gia đình và địa chỉ của những hộ đã tiến hành khảo sát

3.1.2 Xử lý số liệu

Nhập các dữ liệu đã khảo sát vào bảng Excel

Tính lượng rác trung bình 1 người thải mỗi ngày ra của từng nhà theo công thức

m= M

N Trong đó

− m: Lượng rác trung bình mỗi người thải ra theo từng hộ

− M: Lượng rác cân được của từng hộ

− N: Số người bình quân mỗi hộ

Sử dụng hàm AVERAGE tính lượng rác bình quân đầu người của khu vực

3 2 PHƯƠNG PHÁP XÁC THỜI GIAN THU GOM RÁC BẰNG XE ÉP 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian xe ép thu gom theo từng đoạn đường Đếm số hộ dân xe ép thu gom được theo từng đoạn đường trên

Ghi lại thời gian đã đo, số hộ đếm được, địa chỉ, thời điểm bắt đầu và kết thúc thu gom của từng đoạn đường

3.2.2 Xử lý số liệu

Nhập các số liệu thu thập vào bảng Excel

Tính thời gian thu gom mỗi hộ theo tuyến đường

t = T

Trang 28

NTrong đó

− t: thời gian thu gom bình quân mỗi hộ theo tuyến đường

− T: thời gian thu gom theo từng đoạn đường

− N: số hộ dân tương ứng với từng đoạn đường

Sử dụng hàm AVERAGE tính trung bình thời gian thu gom mỗi hộ bằng xe ép

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Xác định những khu vực có sử dụng xe đẩy tay và thời gian thu gom tại các khu vực này

Sử dụng đồng hồ bấm giây, đo thời gian thu gom rác từ xe đẩy tay lên xe ép Ghi lại những thời gian đã đo, thời điểm và vị trí khảo sát

3.3.2 Xử lý số liệu

Nhập các số liệu thu thập vào bảng Excel

Sử dụng hàm AVERAGE tính trung bình thời gian chuyển rác từ xe đẩy tay lên

xe ép

3 4 XÁC ĐỊNH SỐ HỘ DÂN PHÂN BỐ THEO TUYẾN ĐƯỜNG

3.4.1 Thu thập số liệu ở các khu phố

Chuẩn bị bản đồ giấy của 5 phường

Xác định ranh giới từng khu phố trên bản đồ phường

Dựa vào sổ hộ tịch ở trụ sở khu phố, đếm số hộ dân theo từng tuyến đường (các

hộ ở đường chính và các hộ ở hẻm đếm riêng)

Phân bố số hộ dân của khu phố theo từng tuyến đường lên bản đồ phường (số

hộ dân ở hẻm và số hộ dân ở mặt tiền đường tách riêng)

3.4.2 Tổng hợp số liệu

Vẽ bản đồ 5 phường bằng Autocad

Sau khi đã thu thập đủ số hộ dân của tất cả các khu phố và phân bố số hộ dân lên bản đồ giấy mỗi phường, tổng hợp số hộ dân theo từng tuyến đường mỗi phường (số hộ dân ở hẻm và số hộ dân ở mặt tiền đường cộng riêng)

Trang 29

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 19

Ghi lại số hộ dân lên bản vẽ cad, tổng hợp số hộ dân theo từng tuyền đường của khu vực nghiên cứu (số hộ dân ở hẻm và số hộ dân ở mặt tiền đường cộng riêng)

3 5 XÁC ĐỊNH ĐIỂM HẸN

Việc xác định điểm hẹn phụ thuộc vào các tiêu chí chính như sau:

− Dựa vào lượng rác của cả thành phố và của từng phường

− Trọng lượng riêng của rác sinh hoạt là: 330kg/m3, hệ số sử dụng dung tích thùng 660l là 1,1 Từ đó suy ra khối lượng của một thùng 660l là 239,5 kg/thùng Số lượng thùng tập kết tại mỗi điểm khoảng 5-10 thùng

− Chọn điểm trung tâm của khu vực thu gom là tốt nhất, khoảng cách từ các khu vực thu gom đến điểm hẹn được bố trí ngắn nhất

− Không bố trí điểm hẹn ở những tuyến đường hẹp, lưu lượng xe lớn

− Không bố trí điểm hẹn gần các điểm du lịch, nhà dân, khu đông dân cư…

3 6 PHƯƠNG PHÁP VẠCH TUYẾN THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN

Việc bố trí tuyến thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt cần dựa trên 3 tiêu chí sau:

− Chất lượng các tuyến giao thông trên địa bàn

− Tối ưu về cự ly

− Tránh thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt vào những giờ cao điểm Những yêu cầu khi tiến hành vạch tuyến:

− Chuẩn bị bản đồ vị trí các điểm tập trung chất thải rắn trên đó chỉ rõ số lượng, thông tin nguồn chất thải rắn

− Phải phân tích thông tin và số liệu, cần thiết phải lập bảng tổng hợp thông tin

− Phải sơ bộ chọn tuyến đường theo 2 hay 3 phương án

− So sánh các tuyến đường cân nhắc bằng cách thử dần để chọn tuyến đường hợp lý

3 7 TÍNH TOÁN KINH TẾ

3.6.1 Các công thức tính toán chung

Đơn giá công nhân

Đơn giá ngày lương công nhân thực hiện công tác thu gom CTR sinh hoạt

Đơn giá = LCB * K1* ( 1 + K2)

NLV Trong đó

− LCB: Mức lương tối thiểu chung (VNĐ)

Trang 30

− K1: Hệ số lương theo cấp bậc

− K2: Hệ số ngành và khu vực

− NLV: Số ngày làm việc trong tháng (ngày)

Đơn giá ngày lương tài xế (theo thông tư 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007)

Đơn giá= tiền lương cấp bậc + các khoản lương phụ và phụ cấp

Số công một tháng Trong đó

− Tiền lương cấp bậc là tiền lương tháng của thợ điều khiển máy

− Các khoản lương phụ và phụ cấp lương là tổng số các khoản lương phụ, phụ cấp lương tháng tính theo lương cấp bậc và lương tối thiểu, một số khoản chi phí có thể khoán trực tiếp cho thợ điều khiển máy

− Số công một tháng là số công định mức thợ điều khiển máy phải làm việc trong một tháng

Đơn giá ca máy

Đơn giá ca máy được tính dựa vào thông tư 07/2007/TT-BXD, có công thức tổng quát như sau:

CCM = CKH + CSC + CNL + CCPKTrong đó

− CCM : Chi phí ca máy (VNĐ/ca)

− CKH : Chi phí khấu hao (VNĐ/ca)

− CSC : Chi phí sửa chữa (VNĐ/ca)

− CNL : Chi phí nhiên liệu, năng lượng (VNĐ/ca)

− CCPK: Chi phí khác (VNĐ/ca)

Đơn giá ca máy và thiết bị thi công được trình bày trong bảng 3.2

Phương pháp xác định đơn giá ca máy được trình bày trong phụ lục 2

Trang 31

Định mức khấu hao, sữa chữa, chi phí khác

(% giá tính khấu hao) Định mức tiêu hao năng

lượng, nhiên liệu 1 ca

Nguyên giá (1000 đ) Khấu hao Sữa chữa Chi phí khác

Đơn giá khấu hao, sữa chữa, chi phí khác

(đồng/ca) Đơn giá năng lượng, nhiên liệu

(đồng/ca)

Đơn giá ca máy (đồng/ca)

Đơn giá ca máy (đồng/tấn) Khấu hao Sữa chữa Chi phí khác

Trang 32

Phí quản lý chung

Chi phí quản lý chung là chi phí cho bộ máy quản lý và bộ phận phụ trợ, chi phí phục vụ quản lý sản xuất chung, chi phí phục vụ công nhân (chưa tính trong chi phí nhân công trực tiếp), chi trả lãi vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tiền

ăn giữa ca, các khoản phí, lệ phí và các khoản chi phí khác Chi phí quản lý chung chưa bao gồm chi phí thuê mặt bằng, nhà xưởng (nếu có)

Chi phí quản lý chung trong giá dự toán dịch vụ công ích đô thị được xác định bằng tỷ lệ % so với chi nhân công trực tiếp để thực hiện một khối lượng công tác dịch

vụ công ích đô thị Cụ thể đối với loại dịch vụ là thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

đô thị tại Tân An thì phí quản lý chung có tỷ lệ là 65%

Trường hợp khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị có chi phí sử dụng máy

và thiết bị > 60% chi phí trực tiếp thì chi phí quản lý chung được tính bằng 2,5% chi phí sử dụng xe máy và thiết bị (theo thông tư 06/2008/TT-BXD)

Khối lượng hao phí

Định mức hao phí là số lượng vật tư, vật liệu, nhân công, xe máy thiết bị cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị Định mức hao phí được quy định trong quyết định 13/2007/QĐ-BXD ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2007

Khối lượng hao phí là số lượng vật tư, vật liệu, nhân công, xe máy thiết bị cần thiết để hoàn thành một khối lượng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị Khối lượng hao phí được tính dựa trên định mức hao phí

MH = MĐ * MT

Đ Trong đó

− MH: Khối lượng hao phí

− MĐ: Định mức hao phí

− Đ: Đơn vị tính, tùy vào mỗi bảng định mức mà có các đơn vị tính khác nhau

− MT: Khối lượng công tác cần phải hoàn thành

Thành tiền trước thuế

Tt = MH * Đơn giá

Thành tiền

Với mức thuế giá trị gia tăng = 10%

Ts = 1,1*Tt

Trang 33

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 23

3.6.2 Phương pháp tính phí công tác thu gom CTR sinh hoạt phát sinh từ các

hộ gia đình

Thành phần công việc

Phương án 1: Thu gom chất thải rắn sinh hoạt bằng xe đẩy tay

− Chuẩn bị dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động

− Đẩy xe gom rác dọc ngõ, gõ kẻng và thu rác nhà dân

− Thu nhặt các túi rác hai bên ngõ, đứng đợi người dân bỏ túi rác lên xe gom

− Dùng chổi, xẻng xúc dọn các mô rác dọc ngõ xóm (nếu có) lên xe gom và đẩy về vị trí quy định

− Đối với những ngõ rộng, có vỉa hè, rãnh thoát nước, dùng chổi, xẻng tua vỉa, rãnh và xúc lên xe gom

− Dùng chổi quét, gom rác trên hè, trên ngõ

− Vận chuyển về địa điểm qui định

− Đảm bảo an toàn giao thông

− Vận động, tuyên truyền nhân dân chấp hành qui định về vệ sinh

− Vệ sinh dụng cụ, phương tiện thu gom rác, cất vào nơi quy định

Phương án 2: Thu gom chất thải rắn sinh hoạt bằng xe ép

− Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ và trang bị bảo hộ lao động

− Di chuyển phương tiện đến địa điểm thu gom rác

− Di chuyển phương tiện chậm dọc các tuyến đường

− Thu gom các túi rác trước cổng cho vào xe ép

− Nạp rác từ xe đẩy tay vào máng hứng, ép vào xe

− Đẩy xe đẩy tay đặt lại vị trí cũ

− Điều khiển xe thu gom dọc các tuyến đường, tác nghiệp đến khi đầy rác

− Tiếp tục công việc đến hết ca làm việc, giao ca

Xây dựng định mức

Các công thức tính toán chung cho cả hai phương án

Khối lượng rác bình quân mỗi hộ

m = k * Am Trong đó

− m: Khối lượng rác bình quân mỗi hộ (kg/hộ)

− k: Số người bình quân mỗi hộ (người/hộ)

− Am: Khối lượng rác bình quân đầu người (kg/hộ)

Tổng khối lượng rác phát sinh (tấn/ngày)

M= m * A

Trang 34

1000 Trong đó

− M: Khối lượng rác phát sinh (tấn/ngày)

− m: Khối lượng rác bình quân mỗi hộ (kg/ngày)

− A: Tổng số hộ trong khu vực

Tải trọng xe đẩy tay (thùng 660l)

P = c * ρ * a

Trong đó

− P: Tải trọng xe đẩy tay (kg)

− c: Dung tích xe đẩy tay (m3)

− ρ: Trọng lượng riêng của rác (kg/m3)

− a: Hệ số đầy

Số hộ được thu gom trong 1 chuyến

h= P m

− h: Số hộ được thu gom trong 1 chuyến (hộ)

Khối lượng rác được thu gom trong vòng đời mỗi thiết bị

Mtb = Tkh * n * P Trong đó

− Mtb: Khối lượng rác được thu gom trong vòng đời thiết bị (tấn)

− Tkh: Thời gian khấu hao của vật tư, vật liệu, thiết bị (ngày)

− P: Tải trọng xe thu gom (tấn)

− n: Số chuyến thu gom (chuyến/ngày)

Định mức hao phí vật tư, vật liệu, nhân công, xe máy thiết bị để hoàn thành công tác thu gom cho 1 tấn rác (M Đ )

Khối lượng hao phí

MH = MĐ * M Trong đó

− MH: Khối lượng hao phí thành phần

− M: Khối lượng rác phát sinh (kg, tấn)

MĐ = 1

Mtb

Trang 35

− Thđ: Thời gian hoạt động trung bình mỗi chuyến thu gom (phút)

− Tg: Thời gian gom rác tại mỗi hộ (phút)

− Td: Thời gian di chuyển qua các hộ gom trong 1 chuyến (phút)

− Tv: Thời gian vận chuyển trên đường (phút)

− Tc: Thời gian chết (phút)

Số chuyến hoạt động mỗi xe trong 1 ngày

N= Tlv Thđ Trong đó

− n: Số chuyến hoạt động (chuyến/ngày)

− Tlv: Thời gian làm việc (giờ/ngày)

− Thđ: Thời gian hoạt động (giờ/ngày)

Phương án 2

Tổng thời gian chuyển rác từ xe đẩy tay lên xe ép một chuyến

T1 = t1 * I Trong đó

− T1: Tổng thời gian chuyển rác từ xe đẩy tay lên xe ép (phút/chuyến)

− t1: Thời gian chuyển rác từ 1 xe đẩy tay lên xe ép (phút/chuyến)

Tổng thời gian thu gom rác các hộ ở mặt tiền đường

T 2 = t 2 * h

Trong đó

− T2: Tổng thời gian thu gom rác các hộ ở mặt tiền đường (phút/chuyến)

− t2: Thời gian thu gom bằng xe ép bình quân 1 hộ (phút/hộ)

− h: Số hộ ở mặt tiền đường (hộ/chuyến)

Tổng thời gian xe ép thu gom

Ttg = T1 + T2 + T3

60

Trang 36

− Ttg: thời gian thu gom mỗi chuyến (giờ/chuyến)

− T1: Tổng thời gian thu gom rác các hộ ở mặt tiền đường (phút/chuyến)

− T2: Tổng thời gian chuyển rác từ xe đẩy tay lên xe ép (phút/chuyến)

− T3: Thời gian chết (phút/chuyến)

Tổng thời gian vận chuyển một chuyến

Tvc = T4 + T5

60

− Thđ: Thời gian vận chuyển một chuyến (giờ/chuyến)

− T4: Thời gian di chuyển trên đường (lượt đi và về) ( phút/chuyến)

− T5: Thời gian tại bãi rác (phút/chuyến)

Thời gian thu gom và vận chuyển mỗi chuyến xe

Tlv = Ttg + TvcTrong đó

− Tlv: Thời gian hoạt động mỗi chuyến xe (giờ/chuyến)

Số chuyến hoạt động mỗi ngày

K = Tlv

Thd Trong đó

− k: số chuyến hoạt động mỗi ngày (chuyến/chuyến)

− Tlv: Thời gian làm việc mỗi ngày (giờ/chuyến)

− Thđ: Thời gian hoạt động mỗi chuyến (giờ/chuyến)

3.6.3 Phương pháp tính toán chi phí vận chuyển CTR về khu xử lý rác

Thành phần công việc

− Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động

− Di chuyển phương tiện đến điểm thu gom rác

− Nạp rác từ xe thô sơ (xe đẩy tay) vào máng hứng, ép vào xe

− Thu gom, quét dọn rác rơi vãi lên xe

− Điều khiển xe đến địa điểm thu gom kế tiếp, tác nghiệp đến lúc rác đầy xe

ép

− Điều khiển xe về địa điểm đổ rác

− Cân và đổ rác tại địa điểm đổ rác

− Di chuyển xe ép về điểm đỗ

− Hết ca vệ sinh phương tiện, giao ca

Trang 37

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 27

Bảng định mức

Căn cứ vào bảng MT2.02.00 văn bản số 2272/2008/BXD-VP, công tác thu gom

rác sinh hoạt từ các xe thô sơ (xe đẩy tay) tại các điểm tập kết lên xe ép rác, vận

chuyển đến địa điểm đổ rác với cự ly bình quân 20 km

Bảng 3.3 Bảng định mức cho công tác vận chuyển CTR đến BCL

Nhân công:

- Cấp bậc thợ bình quân 4/7

Máy thi công:

Khi cự ly thu gom và vận chuyển bình quân thay đổi thì định mức hao phí nhân

công và hao phí máy thi công được điều chỉnh với các hệ số sau

Trang 38

3.6.4 Dự toán kinh tế

Căn cứ theo thông tư 06/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 3 năm 2008 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn chi phí quản lý dịch vụ công ích đô thị Theo đó dự toán chi phí dịch vụ công ích được xác định như sau

vụ thu gom, vận chuyển,

xử lý rác

+

Đơn giá của từng loại công tác dịch vụ thu gom, vận chuyển,

xử lý rác

) +

Chi phí quản

lý chung

+

Lợi nhuận định mức

Trang 39

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 29

Chương 4 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ THẢO LUẬN

4.1 THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

4.1.1 Các kết quả khảo sát thực tế

Lượng rác bình quân đầu người

Tác giả đã tiến hành cân lượng rác của 34 hộ gia đình ở Tân An nhằm tính toán khối lượng rác bình quân mỗi người thải ra trong một ngày cho khu vực nghiên cứu

Bảng kết quả khảo sát chi tiết được trình bày trong phụ lục 1 với lượng rác bình quân đầu người tại Tân An là 0,84 kg/người/ngày

Thời gian chuyển rác từ xe đẩy tay lên xe ép

Bảng 4.1 Bảng khảo sát thời gian chuyển rác từ xe đẩy tay lên xe ép ở

Thành phố Tân An (không có điểm hẹn)

STT Địa điểm Ngày khảo sát Thời gian Kết quả

15 Đường Nguyễn Đình Chiểu 14/3/2010 17:18 0:01:39

16 Đường Thủ Khoa Huân 15/3/2010 9:07 0:01:02

17 Đường Võ Công Tồn 15/3/2010 16:39 0:01:25

Trang 40

Bảng 4.2 Bảng khảo sát thời gian chuyển rác từ xe đẩy tay lên xe ép ở

Thành phố Hồ Chí Minh (có điểm hẹn)

Ngày khảo sát

Thời gian Kết quả

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Huỳnh Thị Phép. Luận văn tốt nghiệp cao học: “Đánh giá hiện trạng, đề xuất các biện pháp quy hoạch và xử lý chất thải rắn vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười – Long An” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng, đề xuất các biện pháp quy hoạch và xử lý chất thải rắn vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười – Long An
3. Huỳnh Thị Phép (2009). “Kinh nghiệm nhân rộng mô hình dự án tài trợ nhỏ cho các thị trấn, thị tứ của Tỉnh Long An”.Tỉnh Long An (18/2/2009) http://www.longan. gov.vn/chinhquyen/txta/Pages/depault.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm nhân rộng mô hình dự án tài trợ nhỏ cho các thị trấn, thị tứ của Tỉnh Long An
Tác giả: Huỳnh Thị Phép
Năm: 2009
4. Nguyễn Khoa (2009). “Chi phí xử lý rác ở các bãi rác tại TPHCM: Không đồng nhất do khác công nghệ và phương thức đầu tư”. Báo Sài Gòn giải phóng số 01 (12/07/2009) http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2009/7/196858/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi phí xử lý rác ở các bãi rác tại TPHCM: Không đồng nhất do khác công nghệ và phương thức đầu tư
Tác giả: Nguyễn Khoa
Năm: 2009
5. Thanh Bình (2008). “Long An: Bãi rác Lợi Bình Nhơn bao giờ di dời?”. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (30/06/2008) http://www.monre.gov.vn/monreNet/default. aspx?tabid=209&ItemID=45990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long An: Bãi rác Lợi Bình Nhơn bao giờ di dời
Tác giả: Thanh Bình
Năm: 2008
10. Viện Môi Trường và Tài Nguyên. Đại học quốc gia TP.HCM. Báo các tổng hợp đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn cho tỉnh Long An đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn cho tỉnh Long An đến năm 2020
2. Nguyễn Văn Phước. (2007). Quản lý và xử lý chất thải rắn. NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Khác
6. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái. (2001). Quản lý chất thải rắn tập 1: Chất thải rắn đô thị. NXB Xây dựng Khác
8. Cty Công trình Đô thị Tân An. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của công ty Công trình Đô thị Tân An năm 2008 Khác
9. Sở Tài Nguyên và Môi Trường Long An. Báo cáo khoa học đánh giá môi trường tỉnh Long An năm 2000 – 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w