1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500,1:1000 khu đo phường Xuân An,TP.Phan Thiết,tỉnh Bình Thuận

59 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Bản đồ địa chính gốc Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được Đất đai còn là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các ngành kinh tế, xã hội Để quản lí và sử dụng tốt nguồn tài nguyên này, chúng ta phải

làm tốt công tác đo đạc thành lập Bản đồ Địa chính

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ sở phục vụ cho các mối quan hệ về mặt tự nhiên kinh tế xã hội và pháp lý đến từng thửa đất đối với từng chủ sử dụng Vì vậy công tác

đo đạc thành lập bản đồ địa chính là việc làm hết sức quan trọng và cấp bách hiện nay của ngành địa chính nhằm thống nhất công tác quản lý nhà nước về đất đai

Bản đồ địa chính là thành phần quan trọng trong bộ HSĐC mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai và được xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn BĐĐC là cơ sở để thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị nói riêng, làm cơ sở để lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, qui hoạch xây dựng các khu dân cư, thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai

Thời gian gần đây kỹ thuật đo đạc đã giải quyết được việc lập BĐĐC theo hệ thống tọa độ thống nhất toàn quốc Tất cả các loại bản đồ này có thể đưa ra những quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hoạch định các chính sách đất đai, điều chỉnh pháp luật đất đai đáp ứng nhu cầu cho phát triển đất nước Chính vì vậy Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, các quy trình công nghệ, quy phạm thành lập thống nhất cho toàn ngành về công tác đo đạc thành lập, đồng thời đảm bảo quản lí nhà nước về đất đai được chặt chẽ và chính xác cần phải nguyên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác đo đạc có như vậy mới đẩy nhanh tiến bộ thi công với độ chính xác cao

Trong các năm trước đây, do điều kiện kinh phí còn khó khăn nên công tác đo đạc phường Xuân An chưa được đầu tư đo vẽ bản đồ địa chính chính quy Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất chủ yếu đều dựa vào việc trích đo cho từng hộ Các tài liệu này đáp ứng được phần nào nhu cầu cho người

sử dụng đất song công tác quản lí Nhà nước về đất đai của các cấp gặp nhiều khó khăn

do chưa có hệ thống bản đồ chính quy hoàn chỉnh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh về việc từng bước xây dựng bộ bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn tỉnh Do nhu cầu cấp thiết đặt ra, đòi hỏi phải có 1 hệ thống bản đồ địa chính có tỷ lệ tương đối lớn, độ chính xác cao Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác đo đạc thành lập BĐĐC và được sự phân công bộ môn Công Nghệ Địa Chính khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chính Minh, sự hướng dẫn của thầy Phạm Hồng Sơn,sự chấp thuận của sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Thuận nên em tiến hành

thực hiện đề tài: “ Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500,1:1000 khu đo phường Xuân An,TP.Phan Thiết,tỉnh Bình Thuận” Để thực hiện bài báo cáo tốt

nghiệp cuối khóa

Trang 2

1.Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu các công nghệ mới trong việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho bản đồ địa chính: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

- Tham gia xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 , 1:1000 có độ chính xác theo quy định của quy phạm

2.Yêu cầu đối với bản đồ địa chính được thành lập

Sản phẩm bản đồ địa chính phường Xuân An được lập theo hệ toạ độ Nhà nước VN-2000, kinh tuyến trục 108O30’, múi chiếu 3O, tuân thủ đúng quy trình, quy phạm

do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

3.Đối tượng nghiên cứu

- Các thông tin hình học và phi hình học của bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500,1:1000 gồm ranh giới thửa đất, vị trí thửa đất, diện tích, loại đất, số hiệu thửa và các thông tin

Trang 3

PHẦN I: TỔNG QUAN I.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I.1.1 Cơ sở khoa học

I.1.1.1 Các khái niệm

1 Bản đồ địa chính gốc

Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo khu vực trong khu vực một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một hay các đơn vị hành chính cấp huyện hoặc

số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận Bản đồ địa chính gốc là

cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Các nội dung đã được cập nhật trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc

2 Bản đồ địa chính

Là bản đồ thể hiện trọn thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn được cơ quan thực hiện, ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý cấp tỉnh xác nhận

Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bản

đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất Khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Các yếu tố nội dung khác của bản đồ địa chính phải thể hiện theo quy định của quy phạm thành lập bản đồ địa chính ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008 ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

3 Thửa đất

Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh thửa là đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới (hình thể), diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự Trên bản đồ địa chính ranh giới thửa đất phải thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đất đó Trường hợp ranh giới thửa đất

là cả đường ranh tự nhiên (như bờ thửa, tường ngăn,…) không thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính là mép của đường ranh tự nhiên giáp với thửa đất Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên không thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện là đường trung tâm của đường ranh tự nhiên đó và ghi rõ

độ rộng của đường ranh tự nhiên trên bản đồ địa chính Các trường hợp do thửa đất quá nhỏ không đủ chỗ để ghi số thứ tự, diện tích, loại đất thì được lập bản trích đo địa

Trang 4

chính và thể hiện ở bảng ghi chú ngoài khung bản đồ Trường hợp khu vực có ruộng bậc thang, thửa đất được xác định theo mục đích sử dụng đất của cùng một chủ sử dụng đất (không phân biệt theo các bờ chia cắt bên trong khu đất của một chủ sử dụng)

Trên bản đồ địa chính còn có các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất bao gồm đất xây dựng đường giao thông, đất xây dựng hệ thống thuỷ lợi theo tuyến, đất xây dựng các công trình khác theo tuyến, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến, đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên tờ bản đồ; ranh giới sử dụng đất xây dựng đường giao thông, xây dựng

hệ thống thuỷ lợi theo tuyến, xây dựng các công trình theo tuyến khác được xác định theo chân mái đắp hoặc theo đỉnh mái đào của công trình, trường hợp đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi theo tuyến, các công trình khác theo tuyến không có mái đắp hoặc mái đào thì xác định theo chỉ giới xây dựng công trình; ranh giới đất có mặt nước sông, ngòi, kênh, rạch, suối được xác định theo đường mép nước của mực nước trung bình; ranh giới đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên tờ bản đồ được xác định bằng ranh giới giữa đất chưa sử dụng và các thửa đất đã xác định mục đích sử dụng

4 Loại đất

Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất Trên bản đồ địa chính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất theo quy định Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng sử dụng trong khi đo vẽ lập bản đồ địa chính và được chỉnh lại theo kết quả Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Một thửa đất trên bản đồ địa chính chỉ thể hiện loại đất chính của thửa đất

Trường hợp trong quá trình đo vẽ bản đồ, đăng ký quyền sử dụng đất hoặc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong một thửa đất có hai hay nhiều mục đích

sử dụng chính mà chủ sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai chưa xác định được ranh giới đất sử dụng theo từng mục đích thì trong hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, trên bản đồ địa chính, trong hồ sơ địa chính, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ diện tích đất cho từng mục đích sử dụng

I.1.1.2 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính

1 Hệ quy chiếu: căn cứ vào quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11

năm 2008, hệ quy chiếu của Việt Nam được quy định như sau:

+ Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích thước:

a Bán trục lớn: a = 6378137,0 (m)

b Độ dẹt: f = 1: 298,257223563

Trang 5

d Hằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005 x 108 (m3 s-2)

+ Vị trí ê-líp-xô-ít quy chiếu Quốc gia: ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ

+ Điểm gốc hệ toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội

+ Hệ toạ độ phẳng: hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu

+ Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia: Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn Dấu - Hải Phòng

2 Tỷ lệ bản đồ: chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm

vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế của thửa đất, mức độ khó khăn của từng khu vực, phương tiện, thiết bị và nguồn tài chính phù hợp

Khu vực sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000 Đối với khu vực sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu cực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 và 1:500

Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng:

Các thành phố lớn, các khu vực có thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao, tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500 Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hóa quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 và 1:1000

Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 và 1:2000

Đối với phường Xuân An,tỷ lệ bản đồ được chọn để đo vẽ là 1:500,1:1000

3 Chia mảnh, đánh số hiệu và ghi tên gọi của mảnh bản đồ gốc

+ Nguyên tắc chia mảnh:

a Bản đồ tỷ lệ 1/5000:

Chia tờ bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:10000 thành 4 ô vuông có kích thước mỗi

ô vuông thực tế là 3km x 3km, kích thước hữu ích trên bản đồ là 3 km :5000= 60 cm tương ứng vơi diện tích là 900 ha Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 gồm 6 chữ số: 3

số đầu là số chẵn km tọa độ X, 3 chữ số sau là số chẵn km tọa độ Y

-Trục tọa độ X tính từ xích đạo (X=0) -Trục tọa độ Y có giá trị 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh

Ranh giới tỉnh(ví dụ)

Trang 6

Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:5000 có số hiệu 725 500

b Bản đồ tỷ lệ 1:2000:

chia tờ bản đồ tỷ lệ 1:5000 thành 9 ô vuông có kích thước mỗi ô vuông là 1 km x

1 km, kích thước cơ hữu trên bản đồ là 1 km :2000= 50 cm, tương ứng với diện tích là

100 ha Đánh số thứ tự theo chữ Ả Rập các ô từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ 1:2000 gồm số hiệu mảnh 1:5000 gạch nối số thứ tự ô vuông

Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:2000 có số hiệu 725 500 – 6

c Bản đồ tỷ lệ 1:1000:

chia tờ bản đồ 1:2000 thành 4 ô vuông có kích thước mỗi ô vuông là 0.5 km x 0.5

km, kích thước cơ hữu trên bản đồ là 0,5 km :1000= 50cm, tương ứng với diện tích 25

ha Đánh số các ô vuông theo thứ tự bằng các chữ cái a, b, c,d theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ 1:1000 gồm số hiệu mảnh 1:2000 gạch nối và số thứ tự ô vuông

Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:1000 có số hiệu 725 500 – 6 – d

d Bản đồ tỷ lệ 1:500:

Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha Các ô vuông được đánh

số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ

tự ô vuông trong ngoặc đơn

Trang 7

Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:500 có số hiệu 725 500 – 6 – (11)

e Bản đồ tỷ lệ 1:200:

Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha Các ô vuông được đánh số thứ

tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông

ở mỗi cạch khung bản đồ)

Trang 8

Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã) lập bản đồ Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ địa chính gốc đánh số theo khoản 2.2 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 2008 và

số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánh theo đơn vị hành chính xã bằng số Ả Rập từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho tất cả các tỷ lệ đo vẽ

và không trùng nhau trong một đơn vị hành chính xã

4 Độ chính xác của bản đồ địa chính

+ Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính số so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:

 5cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200

 7cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500

 15cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000

 30cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000

 150cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000

 300cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000

+ Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính in trên giấy (sau khi đã cải chính độ biến dạng của giấy in bản đồ) so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh) gần nhất không được vượt quá 0,3 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và không vượt quá 0,4 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:10000

+ Sai số trung bình độ dài giữa các điểm trên cùng cạnh thửa đất, sai số trung bình độ dài cạnh thửa đất, sai số tương hỗ trung bình giữa các điểm trên hai cạnh thửa đất trên bản đồ địa chính số và trên bản đồ địa chính in trên giấy không vượt quá 1,5

lần quy định tại các Khoản 2.17, 2.18 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 2008

tương ứng với từng dạng bản đồ địa chính

+ Sai số giới hạn vị trí điểm trên ranh giới thửa đất, điểm đỉnh thửa đất, độ dài

cạnh thửa đất; (khi có yêu cầu biểu thị) quy định là 2 lần sai số nêu ở các Khoản 2.17,

2.18, 2.19 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 2008 và không quá 3 lần đối với

các điểm địa vật khác không nằm trên ranh giới thửa đất Khi kiểm tra, sai số lớn nhất không được vượt quá sai số giới hạn Số lượng sai số có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 70% đến 100%) sai số giới hạn không quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống

5 Tiếp biên và xử lý tiếp biên bản đồ

+ Tiếp biên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ:

Về nguyên tắc, sau khi biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính từ bản

đồ địa chính gốc không quy định phải tiếp biên giữa các mảnh bản đồ địa chính trong đơn vị hành chính xã và không quy định phải tiếp biên giữa các mảnh khác đơn vị hành chính xã Tuy nhiên, sau khi biên tập từ bản đồ địa chính gốc thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã vẫn phải kiểm tra lại, nếu có sự sai lệch, trùng hoặc

hở phải kiểm tra lại việc biên tập bản đồ địa chính Không cho phép có sự sai lệch, trùng hoặc hở giữa các mảnh bản đồ địa chính trong một đơn vị hành chính xã cũng như khác đơn vị hành chính xã

+ Tiếp biên bản đồ địa chính khác tỷ lệ:

Trang 9

Trong cùng một công trình đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính nếu có các khu vực

đo vẽ bản đồ địa chính khác tỷ lệ phải tiến hành tiếp biên Độ lệch giữa các địa vật cùng tên không vượt quá đại lượng tính theo công thức:

Trong trường hợp xử lý tiếp biên là cạnh thửa thì phải vẽ lại từ hai điểm gẫy gần nhất Các công trình hình tuyến không đươc tạo thành điểm gẫy không đúng với thực

tế khi tiếp biên

6 Nội dung bản đồ địa chính

+ Điểm khống chế toạ độ, độ cao Nhà nước các hạng, điểm địa chính, điểm độ cao kỹ thuật; điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;

+ Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính các cấp; đường mép nước thủy triều trung bình thấp nhất (đường mép nước triều kiệt) trong nhiều năm (đối với các đơn vị hành chính giáp biển);

+ Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền với đất;

+ Dân cư: yếu tố dân cư trên bản đồ địa chính thực chất là đất ở đô thị và đất ở nông thôn

+ Thủy văn: bao gồm đường bờ (là đường giới hạn mức nước cao nhất tràn qua chảy vào đất canhh tác) và đường mép nước

+ Yếu tố giao thông: bao gồm tất cả các đường giao thông và cuối cùng là đường ranh thửa

+ Các địa vật độc lập định hướng: trên bản đồ địa chính, các địa vật độc lập định hướng chủ yếu thuộc về các yếu tố kinh tế - xã hội, cần thể hiện trên bản đồ địa chính bằng ký hiệu đặc trưng của chúng

+ Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông, thuỷ lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn; ranh giới quy hoạch sử dụng đất;

+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện);

+ Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất (nếu có)

7 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ, tỷ lệ bản đồ, diện tích, hình dạng, kích thước của thửa đất; mức độ đầy đủ, chính xác và độ tin cậy của các nguồn tài liệu hiện có; điều kiện thời gian, vật tư kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật, công nghệ và trình độ của lực lượng cán bộ kỹ thuật để xác định phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc cho phù hợp

Trang 10

Bản đồ địa chính gốc được thành lập bằng các phương pháp chính như sau:

- Thành lập bằng các phương pháp đo đạc trực tiếp trên mặt đất hay còn gọi là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa:

- Thành lập bằng các phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay hoặc các thiết bị bay khác (sau đây gọi tắt là ảnh máy bay) kết hợp với phương pháp đo vẽ bổ sung trực tiếp ở thực địa hay còn gọi là phương pháp đo vẽ ảnh máy bay hoặc đo vẽ ảnh hàng không

Riêng đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000, phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc trên cơ sở đo vẽ ảnh máy bay được thực hiện qua 2 bước sau:

a) Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cơ sở;

b) Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính cơ sở để thành lập bản đồ địa chính gốc

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ, bản đồ gốc phường Xuân An,TP.Phan Thiết,tỉnh Bình Thuận chọn phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa:

sử dụng máy toàn đạc để xác định đồng thời vị trí mặt bằng của các điểm địa hình, địa vật trên mặt đất tại khu vực Đặt máy toàn đạc tại các điểm trạm đo như điểm Nhà nước, điểm Địa chính, điểm khống chế đo vẽ, điểm tăng dày trạm đo, tiến hành xác định tọa độ điểm mia, khoảng cách bằng phương pháp tọa độ cực

Dù bản đồ địa chính gốc được thành lập bằng phương pháp nào cũng phải áp dụng công nghệ số để đo vẽ bản đồ địa chính gốc

Phương phápthành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã(phuờng)

Bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã (sau đây gọi là bản đồ địa chính) được biên tập trên cơ sở bản đồ địa chính gốc, đảm bảo thể hiện trọn thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được xét duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trên nguyên tắc mỗi mảnh bản đồ địa chính gốc biên tập thành một mảnh bản đồ địa chính Bản đồ địa chính phải được thành lập bằng công nghệ số

I.1.2 Cơ sở pháp lý

+ Luật đất đai 2003 ngày 26/11/2003

+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật đất đai

+ Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành ngày 10/11/2008 tại quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT

+ Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 và 1:5000 ban hành theo quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)

+Thông tư số 02/2007TT-BTNMT ngày 12/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “V/v Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ”

+ Quyết định số 3442/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2008 cuả UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận

Trang 11

+ Chỉ thị số 13/2008/CT-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc tăng cường quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

+ Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 05 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức Kinh tế - kỹ thuật công tác đo đạc

và bản đồ

+ Thông tư 03/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn quản

lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ

I.1.3 Cơ sở thực tiễn

Về mặt quản lý Nhà nước: Thành lập bản đồ địa chính nhằm quản lý hiện trạng

sử dụng đất của từng thửa đất; nắm chắc được tình hình biến động về đất đai đến địa bàn cấp phường(xã)

Về mặt quản lý xã hội: việc hoàn thành bản đồ địa chính giúp cho các cấp quản

lý chặc chẽ quỹ đất của địa phương, góp phần ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, mua bán, sang nhượng đất đai trái phép, ổn định tình hình đất đai tại địa phương

Về mặt quản lý kỹ thuật: Sản phẩm bản đồ địa chính phường Xuân An được lập theo tọa độ Nhà nước VN-2000, kinh tuyến trục 108O30’, múi chiếu 3O nhằm chuẩn hóa dữ liệu địa chính theo đúng quy trình, quy phạm do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

I.2.KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

I.2.1 Điều kiện tự nhiên

Phường Xuân An là phường nội thành của thành phố Phan Thiết,mới được tách

ra từ xã Phong Nẫm nên chưa được thể hiện rõ trên bản đồ hành chính,có vị trí địa lý như sau:

-Kinh độ :từ 108º05’53’’ đến 108º06’34’’

-Vĩ độ:từ 10º56’34’’ đến 10º56’40’’

*Tứ cận:

Phía bắc giáp xã Hàm Liêm huyện Hàm Thuận Bắc

Phía đông giáp phường Phú thủy

Phía tây giáp xã Phong Nẫm

Phía nam giáp phường Phú Trinh và phường Phú Tài

Trang 12

Sơ đồ vị trí khu đo phường Xuân An(xã Phong Nẫm)

Trang 13

Diện tích tự nhiên là 220,0352ha cách trung tâm tp.Phan Thiết khoảng 3km vế phía Đông Bắc,là cửa ngõ vào trung tâm tp.Phan Thiết phía Đông bắc,có hệ thống giao thông khá thuận lợi.Có quốc lộ 1A chạy qua,cách tp.Hố Chí Minh khoảng 200km vế phía Nam,cách tỉnh Lâm Đồng 95km về phía Bắc theo quốc lộ 28

Với vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phường Xuân An phát triển trên các lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội,lưu thông hàng hóa,tiếp thu thông tin khoa học kỹ thuật và thị trường trong tương lai

I.2.2 Đặc điểm địa hình địa vật

Đây là vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão,

không có sương muối

Mạng lưới giao thông đối ngoại và các trục đường chính của phường đã được hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho quy hoạch

Quỹ đất đai dành cho phát triển đô thị của phường còn nhiều, do phường tách ra

từ xã Phong Nẫm cho nên rất thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng các khu dân cư

và mạng lưới kỹ thuật hạ tầng để phát triển

Tuy nhiên hiện nay do đất đai của phường đa số là đất nông nghiệp, ruộng, ao,

hồ, đầm, trũng Rất khó khăn cho việc phát triển xây dựng kỹ thuật hạ tầng và tốn kém

về kinh phí đầu tư xây dựng và xử lý kỹ thuật đất đai đô thị

Tình hình xây dựng các công trình nhà cửa còn chấp vá, thiếu sự đồng bộ cho

bộ mặt chung của thành phố

I.2.3.Tình hình quản lí và sử dụng đất

Hiện nay phường đã có hệ thống hồ sơ địa chính góp phần rất lớn cho công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp Tuy nhiên trong giai đoạn hiện tại các cơ quan chuyên môn, các cấp chính quyền tập trung cho mục tiêu cấp giấy chứng nhận nên nội dung theo dõi và cập nhật các biến động vào hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức Các biến động chưa được cập nhật đầy đủ trên hồ sơ địa chính, mặt khác về phía chủ

sử dụng đất cũng chưa tự giác để khai báo các biến động với UBND địa phương nên

số biến động này cũng không được thể hiện trên sổ bộ địa chính

Khu vực có biến động lớn, tình hình mua bán, sang nhượng bất hợp pháp nhiều nên công tác đăng ký,lập hồ sơ địa chính gặp rất nhiều khó khăn

Ngoài ra còn có tình trạng phổ biến là việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép nên còn nhiều trường hợp giấy chứng nhận chưa được chỉnh lý, thậm chí giấy chứng nhận còn đứng tên của chủ sử dụng cũ trong khi thủa đất đó lại do chủ khác sử dụng

I.2.4 Nguồn tài liệu trắc địa, bản đồ hiện có

1.Tư liệu trắc địa

Trong khu đo có 02 mốc địa chính cơ sở hạng III: (937409, 937434) Hiện trạng còn tốt, ổn định, thông hướng giữa các cặp điểm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật cho công tác phát triển lưới địa chính cấp II phục vụ lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1.000 Lưới địa chính trong khu đo được thiết kế thành từng cặp thông hướng với nhau hoặc kết hợp với lưới địa chính cơ sở tạo thành cặp thông hướng Toạ độ và độ cao của

Trang 14

các điểm địa chính được xác định bằng công nghệ GPS trên cơ sở toạ độ và độ cao của các điểm địa chính cơ sở

Khu vực cần khảo sát có diện tích khoảng 220,0352ha,mạng lưới khống chế được bố trí bao trùm và phủ đều khu đo Trên cơ sở các điểm toạ độ địa chính cơ sở đã

có trong khu đo,để phục vụ cho công tác đo vẽ và dựa trên kết quả khảo sát,khu đo phường Xuân An đã thiết kế mới 6 điểm lưới GPS(Các điểm lưới khống chế này phải thông hướng với nhau, làm cơ sở cho việc phát triển các lưới đường chuyền và được

đo nối từ các điểm tọa độ nhà nước,riêng phường Xuân An có 2 điểm tọa độ nhà nước lần lượt có số hiệu 937409 và 937434 Tọa độ các điểm này đã được đưa chuyển về theo đúng hệ tọa độ VN2000)

Cụ thể đã xây dựng được 6 điểm GPS.Từ 6 điểm này tạo thành những cặp điểm thông hướng với nhau như sau: PTII-765PTII-770 , PTII-766PTII-767 , PTII-768PTII-769

Trang 15

Sơ đồ lưới địa chính phường Xuân An

Trang 16

Bảng 2: Bảng thống kê tọa độ các điểm địa chính

- Bản đồ giải thửa 299 TTg tỷ lệ 1/2.000 được thành lập từ năm 1989 đến năm

1991, đo vẽ theo hệ tọa độ độc lập riêng lẻ từng khu, thành lập bản đồ bằng máy kinh

vĩ, máy bàn đạc, chưa được cập nhật chỉnh lý, độ chính xác thấp không thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng và quản lý

- Bản đồ địa giới hành chính 364 tỷ lệ 1/50.000 Gauss do Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1995

- Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 có bổ sung đường bình độ với khoảng cao đều 5m được thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh hàng không, xuất bản tháng 4 năm 2006 Hệ tọa độ và độ cao quốc gia VN-2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục

và phân mảnh bản đồ các loại tỷ lệ theo quy phạm hiện hành

Đánh giá nguồn tài liệu hiện có: các tài liệu trên được lập theo chuẩn quy trình, quy phạm của Bộ tài nguyên và môi trường và đã được Trung Tâm kiểm định chất lượng sản phẩm đo đạc bản đồ Bộ tài nguyên môi trường kiểm tra đánh giá đạt chất lượng

Trang 17

I.3.PHƯƠNG TIỆN,NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.3.1 Phương tiện nghiên cứu

I.3.1.1 Thiết bị đo đạc

Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tiến độ thi công, tổ đo đạc BĐĐC Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Thuân sử dụng các thiết bị phục vụ cho công tác ngoại nghiệp chủ yếu máy toàn đạc điện tử: NTS-305B, ngoài ra còn có mia gương, thước thép, thước dây Tất cả các loại thiết bị và máy móc đều được kiểm tra và hiệu chỉnh đảm bảo độ chính xác trước khi đưa vào sử dụng

Máy NTS-305B do SOUTH sản xuất dùng để đo lưới kinh vĩ và đo vẽ chi tiết nội dung BĐĐC

Máy bộ đàm:6 cái

Máy vi tính:3 cái

Máy in laser:1 cái

Bảng 1: Thông số kĩ thuật của máy toàn đạc điện tử NTS-305B

STT Tên máy Hãng sản xuất xác đo góc Độ chính Độ chính xác đo cạnh Khoảng cách

b.Phần mềm

Phần mềm bình sai Pronet 2002

+ Là phần mềm xử lý các số liệu trắc địa phục vụ cho đo vẽ bản đồ địa hình và địa chính Đây là phần mềm được xây dựng từ năm 1998 chuyên dụng trong việc tự động hóa công tác xử lý số liệu trắc địa trên máy tính, đặc biệt với số lượng lớn

+ Phần mềm Pronet có ưu điểm là tốc độ xử lý nhanh, bình sai các mạng lưới phức tạp, kết quả chính xác, được cài đặt trên môi trường của hệ điều hành Window,

có giao diện bằng tiếng Việt

+ Phần mềm có các chức năng chính sau:

- Các thao tác với tập tin số liệu

- Bình sai lưới mặt bằng

- Bình sai lưới độ cao

- Ước tính độ chính xác lưới mặt bằng, độ cao

- Tính tọa độ, xuất đồ hình lưới ra tập tin DXF

+ Cấu trúc tệp dữ liệu bình sai lưới mặt bằng:

Trang 18

Bình sai lưới mặt bằng chỉ cần một tệp dữ liệu, các tệp dữ liệu trong bình sai lưới

mặt bằng được đặt tên bất kỳ *.DAT hoặc *.SL Sau quá trình tính khái lược và bình

sai chương trình sẽ tạo ra thêm 4 tệp mới đó là:

*.ERR: đây là tập tin báo lỗi chính tả Trong qúa trình nhập dữ liệu nếu vào sai

khuôn dạng dữ liệu thì PRONET sẽ báo lỗi chính xác đến từng dòng cho ta sửa một cách dễ dàng

*.XY: đây là tập tin tọa độ khái lược để phục vụ bình sai

*.KL: đây là tập tin kết quả tính khái lược Trước lúc bình sai PRONET thực hiện

kiểm tra sơ bộ kết qủa đo để phát hiện sai số thô do vào số liệu hoặc chỉ ra các tuyến

đo sai để tiến hành đo lại PRONET có thể dự báo được các tuyến, các góc sai bao nhiêu độ, bao nhiêu phút hoặc bao nhiêu mét

*.BS: đây là tập tin kết quả bình sai

Phần mềm chế biến máy địa chính máy toàn đạc điện tử

Là phần mềm trung gian chạy trong môi trường Window Phần mềm được sử dụng để chế biến các phai số liệu đo đạc của các máy toàn đạc điện tử

Phần mềm cho phép định dạng và chuyển đổi để cho ra các file chuẩn liên kết với các phần mềm biên tập bản đồ

Phần mềm MicroStation

Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lí các đối tượng đồ họa và thể hiện các yếu tố bản đồ Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như: Famis, IRAC, IRAB, GEOVEC, MSFC, Mrfclean, Mrffag,… Chạy trên đó

Các công cụ của Mirostation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ

Mirostation còn cung cấp công cụ nhập xuất (Import, Export) dữ liệu đồ họa từ các phần mền khác qua các file (DXF), DWG

Phần mềm FAMIS

 FAMIS : Phần mềm tích hợp cho đo vẽ bản đồ địa chính là một phần mềm nằm

trong hệ thống phần mềm chuẩn, thống nhất trong ngành địa chính, phục vụ lập bản

đồ và hồ sơ địa chính

 FAMIS : cho phép thực hiện các công đoạn từ việc xử lí các số liệu đo ngoại nghiệp đến việc hoàn chỉnh bản đồ địa chính

Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành Địa chính phục vụ lập bản

đồ và hồ sơ địa chính bao gồm 2 phần mềm lớn:

+ Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral

Mapping Intergrated Software – FAMIS): có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp,

xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số

Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành lập một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất

+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (Cadastral Document Database Management System – CADDB): là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin về hồ

sơ địa chính Hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết để thành lập bộ hồ sơ địa

Trang 19

chính Hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra, quản lý sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê tình hình sử dụng đất…

 Chức năng của phần mềm FAMIS: Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm chính :

* Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo

Quản lí khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo Một đơn vị hành

chính có thể được chia thành nhiều khu đo Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn

Thu nhận dữ liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ

biến nhất ở Việt Nam hiện nay như:

- Từ các sổ đo điện tử ( Electronic Field Book ) của SOKKIA, TOPCON

- Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo

- Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM

Xử lí hướng đối tượng: Phần mềm cho phép người sử dụng bật/tắt hiển thị các

thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình, xây dựng bộ mã chuẩn bao gồm mã đối tượng, mã định nghĩa Đồng thời tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lí mã

Giao diện hiển thị, sửa chửa rất tiện ích, mềm dẽo: FAMIS cung cấp hai

phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chửa trị đo

Công cụ tính toán: FAMIS cung cấp rất đầy đủ và phong phú các công cụ tính

toán như giao hội thuận, giao hội nghịch, vẽ theo hướng vuông góc, dóng hướng, điểm kiểm giao, cắt cạnh thửa… Các công cụ thực hiện đơn giản, chính xác

xuất dữ liệu : Dữ liệu trị đo có thể được in bằng các thiết bị khác nhau và xuất

ra các dạng file dữ liệu khác nhau để trao đổi với các hệ thống phần mềm khác

Quản lý và xử lí các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua

tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào thông qua vị trí các điểm đo FAMIS cung cấp công cụ để người sử dụng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chửa và các thao tác chỉnh sửa trên lớp thông tin này

+ Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 20

Sơ đồ 1: Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo của phần mềm FAMIS

Export

Import Chuyển sang file ASCII

Bảng số liệu trị đo Sửa chửa trị đo

Quản lí khu đo

Ghi lại với tên khác Ghi lại

Mở cơ sở dữ liệu trị đo Tạo mới khu đo

Vẽ hình bình hành chia thửa Giao hội nghịch

Ra khỏi trị đo

Cơ sở dữ liệu trị đo

Trang 21

* Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính

Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau : Từ cơ sở dữ liệu trị đo Từ các

hệ thống GIS khác Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số

Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi Tự động phát hiện các lỗi

còn lại và cho phép người dùng tự sửa Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo

đúng mô hình topology cho bản đồ số vector

Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực hiện dựa trên

thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả

Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ

bản đồ gốc Tự động vẽ khung bản đồ địa chính Đánh số thửa tự động

Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất

bao gồm : Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận

+ Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 22

Sơ đồ 2: Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ của phần mềm FAMIS

Quản lí bản đồ

Hiển thị bản đồ Tạo mới một bản đồ

Kết nối cơ sở dữ liệu

Tự động tìm, sữa lỗi Sữa lỗi Xóa Topology

Kiểm tra thửa nhỏ

Gán thông tin địa chính ban đầu

Sửa bảng nhãn thửa

Gán dữ liệu từ nhãn Sửa nhãn thửa

Xử lí bản đồ

Vẽ nhãn thửa Tạo bản đồ chủ đề Nắn bản đồ

Ra khỏi FAMIS

Liên kết với CSDL HSĐC

Tạo hồ sơ kỷ thuật thửa

đấĐánh số thửa tự động

Cơ sở dữ liệu bản

đồ

Trang 23

I.3.2 Nội dung nghiên cứu

 Kế thừa hệ thống lưới địa chính

 Xây dựng lưới khống chế đo vẽ(lưới kinh vĩ cấp 1,2)

 Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung Bản đồ Địa chính

 Biên tập Bản đồ Địa chính

 Kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá chất lượng sản phẩm đạt được

 Đánh giá quy trình công nghệ đo đạc lập Bản đồ Địa chính bằng phương pháp toàn đạc điện tử

I.3.3 Phương pháp nghiên cứu

Bản đồ được thành lập bằng công nghệ bản đồ số, phương pháp toàn đạc Sử dụng máy toàn đạc điện tử, thu thập số liệu đo, ứng dụng phần mềm bình sai và Famis

để bình sai và biên tập BĐĐC theo quy trình công nghệ và quy phạm thành lập BĐĐC

I.3.4 Quy trình thực hiện

Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc theo Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) gồm những nội dung sau:

Sơ đồ 3: Quy trình thành lập BĐĐC bằng pp toàn đạc theo Tổng Cục Địa Chính

Chuẩn bị tài liệu, số liệu khảo sát thiết kế kỹ thuật

Chọn lọc các yếu tố địa chính

Hoàn chỉnh bản đồ gốc

Xác định ranh giới hành chính

Xác định ranh giới khu đo

Đo vẽ chi tiết

Kiểm tra chất lượng đo vẽ

Trang 24

Cụ thể gồm có các công đoạn sau:

* Công đoạn chuẩn bị

- Thu thập số liệu, tài liệu bản đồ, nghiên cứu quy trình, quy phạm hiện hành, các văn bản pháp lý, điều tra tình hình đặc điểm khu đo

- Kiểm tra thiết bị máy móc, đánh giá khả năng sử dụng

- Chuẩn bị và bố trí nhân lực, thời gian, biện pháp tổ chức, và triển khai kế hoạch thực hiện

- Dự trù kinh phí và những tình huống khác có thể xãy ra

* Công đoạn thiết kế

- Khảo sát thực địa, đánh giá tình hình địa bàn khu đo

- Xem xét khả năng sử dụng hệ thống lưới khống chế cấp cao

- Thiết kế sơ bộ lưới khống chế địa chính

- Thiết kế kỹ thuật đo vẽ chi tiết

- Lập phương án KTKT khu đo và trình duyệt

* Công đoạn thi công

- Xác định ranh giới , phạm vi khu đo

- Trên cơ sở lưới đã thiết kế tiến hành bố trí ra thực địa, chọn điểm chôn mốc

- Đo đạc hệ thống lưới khống chế

- Xử lý tính toán bình sai, xây dựng bản vẽ hệ thống lưới khống chế

- Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung BĐĐC

- Hoàn chỉnh bản đồ gốc, tính toán diện tích

- Kiểm tra chất lượng công tác nội nghiệp

- Kiểm tra nghiệm thu, đánh giá chất lượng sản phẩm và giao nộp sản phẩm Ngoài các bước nêu trên còn một số bước bổ sung cho phù hợp với phương pháp

và thiết bị, nâng cao độ chính xác, tiết kiệm thời gian

Tuy nhiên quy trình công nghệ thành lập BĐĐC bằng phương pháp toàn đạc theo Tổng cục Địa chính là một quy trình chung Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp toàn đạc tùy thuộc vào từng địa phương mà có các quy trình riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương đó

Để phù hợp với tình hình thực tế chúng tôi đã xây dựng và thực hiện quy trình công nghệ đo đạc Bản đồ Địa chính bằng phương pháp toàn đạc cho khu đo phường Xuân An,thành phố Phan Thiết,tỉnh Bình thuận theo đúng quy phạm thành lập Bản đồ Địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường có nội dung cụ thể như sau:

Trang 25

Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ thành lập BĐĐC cho khu đo phường Xuân An thành

phố Phan Thiết tỉnh Bình thuận (Nguồn: Phương án KTKT thành lập bản đồ địa chính phường Xuân An)

Xây dựng lưới khống chế đo vẽ các cấp, kiểm tra lưới

Thu thập các giấy tờ pháp lý liên quan đến thửa đất, xác định ranh giới thửa cùng với chủ sử đất dụng

Vẽ lược đồ, xác định các góc ranh đất và các địa vật

khác, lập sổ điều tra dã ngoại

Chuyển số liệu đo đạc vào máy, thể hiện ranh giới pháp

lý thửa đất, tính diện tích và biên tập bản đồ địa chính

gốc trên máy vi tính Khảo sát, chuẩn bị tài liệu dụng cụ đo đạc

Trang 26

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.1.XÁC ĐỊNH RANH GIỚI KHU ĐO

Dựa vào nguồn tài liệu thu thập cùng với khảo sát thực địa tiến hành xác định

ranh giới khu đo Đơn vị thi công phải xác định chính xác ranh giới hành chính theo tài

liệu 364/CT cùng với cán bộ địa chính phường Xác định ranh giới hành chính phường

và ranh giới khu đo chính xác và đóng cọc vững chắc là khâu quan trọng để phục vụ

đo vẽ chi tiết và công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng

Trước khi đo vẽ phải thông báo với địa phương, đơn vị thi công phải lên lịch cụ

thể cho từng khu đo để người dân có sự thỏa thuận thống nhất vị trí chính xác ranh đất,

trong các khu vực dân cư, vị trí ranh đất phải được đánh dấu bằng cọc, sơn đỏ Khu

vực đất canh tác có bờ ruộng không cần đóng cọc ranh

II.2.XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ (LƯỚI KINH VĨ 1,2)

II.2.1 Giai đoạn khảo sát thiết kế

II.2.1.1.Khái quát chung

Lưới khống chế đo vẽ được thành lập nhằm tăng dày mật độ điểm, đảm bảo cho

công việc đo vẽ bản đồ địa chính Cơ sở để phát triển lưới khống chế đo vẽ là các điểm

đường chuyền địa chính trở lên Các điểm khống chế đo vẽ được đóng cọc gỗ hay đinh

sắt và có dấu chữ thập (x) làm tâm điểm Nếu trên đường nhựa hoặc nên bêtông thì

đóng đinh sắt sát xuống mặt đường

Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng chủ yếu gọn theo từng đơn vị địa phương

Số liệu được ghi trực tiếp vào sổ bằng bút chì hoặc có thể dưới dạng file kèm theo

số liệu đo in thành sổ đo

Vị trí các điểm lưới khống chế đo vẽ bố trí ngoài thực địa phải thuận tiện cho việc

đo góc, đo cạnh và đo chi tiết sau này Điểm nên bố trí vào lề đường, các bờ lớn…và

đảm bảo không cản trở giao thông

Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết phải xác định rõ khu vực cần lập lưới Căn cứ

vào vị trí các điểm địa chính còn sử dụng được và các điểm nhà nước trên khu đo; căn

cứ vào mật độ thửa, khả năng thông hướng và điều kiện cụ thể của khu đo để tiến hành

bố trí điểm kinh vĩ Điểm kinh vĩ cấp 1, cấp 2 phải bố trí sao cho tại các điểm này có

thể đo chi tiết xung quanh được nhiều nhất và phải có khả năng phát triển đường

chuyền toàn đạc, cọc phụ khi cần và lưu giữ được lâu dài để phục vụ kiểm tra, nghiệm

thu; cố gắng bố trí ở chỗ nền đất cứng như lề đường, vỉa hè, góc phố, dọc theo các ngõ

phố, ngã ba, ngã tư để tránh sự va chạm làm sai lệch vị trí

II.2.1.2.Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ cấp 1,2 tuân theo

phương án kỹ tuật đã được duyệt, gồm các chỉ tiêu cơ bản sau:

Bảng 3 : Các yếu tố của lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 1,2

STT Yếu tố lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 1,2 Chỉ tiêu kỹ thuật

Trang 27

04 Chiều dài cạnh đường chuyền ngắn nhất 20 m 5 m

07 Sai số khép góc giới hạn trong đường chuyền ± 30” n ± 30” n

08 Sai số khép giới hạn đường chuyền fs/[s] 1/4000 1/2500

10 Số lần đo cạnh trong đường chuyền 2 lần đo 1 lần đo(Nguồn: Luận chứng kinh tế kỹ thuật)

II.2.2 Giai đoạn thi công

II.2.2.1.Chọn điểm chôn mốc, đóng cọc

Chọn điểm trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, vị trí điểm thiết kế phải đảm bảo độ ổn định lâu dài, thoáng, tầm nhìn rộng, có khả năng đo được nhiều điểm chi tiết có thể

Điểm không chế đo vẽ nếu nằm trên đường nhựa, đường cấp phối phải được đóng bằng đinh thép, nếu trên đường đất, bờ ruộng thì được đóng bằng cọc gỗ, trên có đóng đinh thép

Mốc các điểm khống chế đo vẽ được làm bằng cọc gỗ có kích thước 3 cm x 3 cm

x 30 cm, mặt móc được đóng đinh sắt nhỏ 2 mm làm tâm mốc

II.2.2.2 Đo lưới khống chế đo vẽ

Sau khi chôn mốc ổn định tiến hành đo lưới khống chế đo vẽ

Đo góc

Góc được đo bằng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 5-10” bằng phương pháp đo thuận nghịch, chênh lệch giữa 2 lần đo thuận nghịch không vượt quá 8’’ Trường hợp tại các trạm đo có từ 3 hướng trở lên ta sử dụng phương pháp đo toàn vòng Sai số định tâm không quá 2mm

Đo cạnh

Các cạnh trong lưới đều được đo đồng thời với đo góc Chênh lệch giữa 2 lần đo đi

và đo về không vượt quá 6.10-6 Dmm(D: khoảng cách đo)

Độ chính xác đo khoảng cách được đánh giá theo công thức sau :

Ms=(a+b.10-6 D)mm

a,b : hằng số máy

D: khoảng cách máy

II.2.2.3.Tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ

Số đại lượng đo cần thiết, tối thiểu để có thể tính được giá trị của các đại lượng cần xác định, trong phạm vi của các vấn đề đặt ra gọi là số lượng đại lượng đo cần thiết

Trong lưới khống chế trắc địa vị trí ( tọa độ) của điểm đầu dùng để tính chuyền tọa độ cho các điểm khác gọi là số liệu gốc tối thiểu hay số liệu khởi tính

Để tăng độ chính xác của công tác trắc địa, ngoài các số lượng gốc cần thiết còn

có các số liệu gốc thừa gồm cạnh gốc, góc định hướng gốc, và tọa độ gốc

Các số liệu gốc và các yếu tố hình học của lưới có mối liên hệ chặc chẽ với nhau Các biểu thức toán học biểu diễn các mối liên hệ này được gọi là phương trình điều kiện của lưới

Các công tác trắc địa không tránh khỏi sai số, nghĩa là các đại lượng đo có chứa các sai số đo vậy nên các phương trình điều kiện không được thỏa mãn Hiệu số của

Trang 28

các giá trị của phương trình điều kiện tính theo giá trị đại lượng đo và giá trị lý thuyết (giá trị gần đúng) hoặc cho trước gọi là sai số khép của phương trình điều kiện

Để thỏa mãn các phương trình điều kiện trong lưới nghĩa là phải khử bỏ những sai số khép của phương trình điều kiện, phải loại trừ những sai số trong đại lượng đo

và tìm ra giá trị tin cậy của chúng Công việc này gọi là tính toán bình sai lưới trắc địa

và giá trị tin cậy đó gọi là giá trị bình sai của chúng

Toàn bộ lưới trắc địa là một thể thống nhất, đối với lưới địa chính để tính toán chính xác các kết quả phải dùng phương pháp bình sai chặc chẽ, tức là phải xét toàn bộ mối quan hệ hình học của các yếu tố trong lưới đồng thời

+ Tạo tập tin chứa số liệu cần bình sai (đối với phần mềm PRONET 2002):

Tập tin dữ liệu *.SL có cấu trúc cụ thể như sau:

Trang 29

Bảng 4: Cấu trúc dữ liệu dùng cho phần mềm bình sai Pronet2002

Số

1 LUOI DC Tên lưới: 1 dòng, không quá 80 ký tự

2 I1 I2 I3 I4 I5 Các tham số của lưới (1 dòng)

I1: tổng số góc đo I2: tổng số cạnh đo I3: tổng số phương vị đo I4: tổng số điểm cần xác định I5: tổng số điểm gốc

3 R1 R2 R3 R4 R5 Các tham số độ chính xác của lưới

R1: sai số trung phương đo góc R2: Hệ số a của máy đo dài (cm) R3: Hệ số b của máy đo dài (cm) R4: khoảng cách các mắt lưới chữ thập R5: hệ số K khi tính trong hệ tọa độ UTM

4 I1 R2 R3 Tọa độ điểm gốc, số dòng bằng số điểm gốc:

I1: Số hiệu điểm gốc R2: Tọa độ X (m) R3: Tọa độ Y (m)

5 C1 [R2] Khai báo tên điểm: tên điểm 8 ký tự

Số dòng = số điểm cần xác định + Số điểm gốc C1: Tên điểm

[R2]: độ cao (m) có thể có hoặc không

6 I1 I2 I3 I4 I5 I6 I7 [R8]

Đo góc ( hệ góc: độ phút giây)

Số dòng = tổng số góc đo I1: Số thứ tự góc đo I2: số hiệu đỉnh trái I3: số hiệu đỉnh giữa I4: số hiệu đỉnh phải I5, I6, I7: độ, phút, giây [R8] sai số góc đo ( khi góc đo không cùng độ chính xác)

7 I1 I2 I3 R4 [R5] Cạnh đo: số dòng = số cạnh đo

I1: số thứ tự cạnh đo I2: Số hiệu đỉnh trái I3: số hiệu đỉnh phải R4: giá trị cạnh đo (m) [R5]: Sai số cạnh đo ( khi cạnh đo không cùng

độ chính xác)

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w