Giai đoạn thi công

Một phần của tài liệu Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500,1:1000 khu đo phường Xuân An,TP.Phan Thiết,tỉnh Bình Thuận (Trang 27 - 31)

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.1.XÁC ĐỊNH RANH GIỚI KHU ĐO

II.2. XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ (LƯỚI KINH VĨ 1,2)

II.2.2. Giai đoạn thi công

II.2.2.1.Chọn điểm chôn mốc, đóng cọc

Chọn điểm trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, vị trí điểm thiết kế phải đảm bảo độ ổn định lâu dài, thoáng, tầm nhìn rộng, có khả năng đo được nhiều điểm chi tiết có thể.

Điểm không chế đo vẽ nếu nằm trên đường nhựa, đường cấp phối phải được đóng bằng đinh thép, nếu trên đường đất, bờ ruộng thì được đóng bằng cọc gỗ, trên có đóng đinh thép.

Mốc các điểm khống chế đo vẽ được làm bằng cọc gỗ có kích thước 3 cm x 3 cm x 30 cm, mặt móc được đóng đinh sắt nhỏ 2 mm làm tâm mốc.

II.2.2.2. Đo lưới khống chế đo vẽ

Sau khi chôn mốc ổn định tiến hành đo lưới khống chế đo vẽ Đo góc

Góc được đo bằng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 5-10” bằng phương pháp đo thuận nghịch, chênh lệch giữa 2 lần đo thuận nghịch không vượt quá 8’’.

Trường hợp tại các trạm đo có từ 3 hướng trở lên ta sử dụng phương pháp đo toàn vòng. Sai số định tâm không quá 2mm.

Đo cạnh

Các cạnh trong lưới đều được đo đồng thời với đo góc. Chênh lệch giữa 2 lần đo đi và đo về không vượt quá 6.10-6 Dmm(D: khoảng cách đo).

Độ chính xác đo khoảng cách được đánh giá theo công thức sau : Ms=(a+b.10-6 D)mm

a,b : hằng số máy D: khoảng cách máy

II.2.2.3.Tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ

Số đại lượng đo cần thiết, tối thiểu để có thể tính được giá trị của các đại lượng cần xác định, trong phạm vi của các vấn đề đặt ra gọi là số lượng đại lượng đo cần thiết.

Trong lưới khống chế trắc địa vị trí ( tọa độ) của điểm đầu dùng để tính chuyền tọa độ cho các điểm khác gọi là số liệu gốc tối thiểu hay số liệu khởi tính.

Để tăng độ chính xác của công tác trắc địa, ngoài các số lượng gốc cần thiết còn có các số liệu gốc thừa gồm cạnh gốc, góc định hướng gốc, và tọa độ gốc.

Các số liệu gốc và các yếu tố hình học của lưới có mối liên hệ chặc chẽ với nhau.

Các biểu thức toán học biểu diễn các mối liên hệ này được gọi là phương trình điều kiện của lưới.

Các công tác trắc địa không tránh khỏi sai số, nghĩa là các đại lượng đo có chứa các sai số đo vậy nên các phương trình điều kiện không được thỏa mãn. Hiệu số của

-Trang 28-

các giá trị của phương trình điều kiện tính theo giá trị đại lượng đo và giá trị lý thuyết (giá trị gần đúng) hoặc cho trước gọi là sai số khép của phương trình điều kiện.

Để thỏa mãn các phương trình điều kiện trong lưới nghĩa là phải khử bỏ những sai số khép của phương trình điều kiện, phải loại trừ những sai số trong đại lượng đo và tìm ra giá trị tin cậy của chúng. Công việc này gọi là tính toán bình sai lưới trắc địa và giá trị tin cậy đó gọi là giá trị bình sai của chúng.

Toàn bộ lưới trắc địa là một thể thống nhất, đối với lưới địa chính để tính toán chính xác các kết quả phải dùng phương pháp bình sai chặc chẽ, tức là phải xét toàn bộ mối quan hệ hình học của các yếu tố trong lưới đồng thời.

1. Công tác chun b:

+ Vẽ sơ đồ lưới: sơ đồ lưới càng giống thực địa càng tốt. Trên sơ đồ lưới cần ghi đầy đủ tên điểm gốc và điểm cần xác định.

+ Tiến hành đưa kết quả đo lên sơ đồ lưới: bao gồm tất cả các góc đo, cạnh đo, phương vị đo, tọa độ các điểm gốc lên sơ đồ lưới và thực hiện ghi hết sức rõ ràng.

+ Đánh số hiệu điểm: các điểm được đánh số thứ tự từ 1 cho đến hết.

+ Tạo tập tin chứa số liệu cần bình sai (đối với phần mềm PRONET 2002):

Tập tin dữ liệu *.SL có cấu trúc cụ thể như sau:

-Trang 29-

Bảng 4: Cấu trúc dữ liệu dùng cho phần mềm bình sai Pronet2002 Số

TT CẤU TRÚC DỮ LIỆU GIẢI THÍCH

1 LUOI DC Tên lưới: 1 dòng, không quá 80 ký tự 2 I1 I2 I3 I4 I5 Các tham số của lưới (1 dòng)

I1: tổng số góc đo I2: tổng số cạnh đo I3: tổng số phương vị đo I4: tổng số điểm cần xác định I5: tổng số điểm gốc

3 R1 R2 R3 R4 R5 Các tham số độ chính xác của lưới R1: sai số trung phương đo góc R2: Hệ số a của máy đo dài (cm) R3: Hệ số b của máy đo dài (cm) R4: khoảng cách các mắt lưới chữ thập R5: hệ số K khi tính trong hệ tọa độ UTM 4 I1 R2 R3 Tọa độ điểm gốc, số dòng bằng số điểm gốc:

I1: Số hiệu điểm gốc R2: Tọa độ X (m) R3: Tọa độ Y (m)

5 C1 [R2] Khai báo tên điểm: tên điểm 8 ký tự

Số dòng = số điểm cần xác định + Số điểm gốc C1: Tên điểm

[R2]: độ cao (m) có thể có hoặc không.

6 I1 I2 I3 I4 I5 I6 I7 [R8]

Đo góc ( hệ góc: độ phút giây) Số dòng = tổng số góc đo I1: Số thứ tự góc đo I2: số hiệu đỉnh trái I3: số hiệu đỉnh giữa I4: số hiệu đỉnh phải I5, I6, I7: độ, phút, giây

[R8] sai số góc đo ( khi góc đo không cùng độ chính xác)

7 I1 I2 I3 R4 [R5] Cạnh đo: số dòng = số cạnh đo I1: số thứ tự cạnh đo

I2: Số hiệu đỉnh trái I3: số hiệu đỉnh phải R4: giá trị cạnh đo (m)

[R5]: Sai số cạnh đo ( khi cạnh đo không cùng độ chính xác)

-Trang 30-

8 I1 I2 I3 I4 I5 R6 Phương vị đo: số dòng = số phương vị đo I1: số thứ tự phương vị đo

I2: Số hiệu đỉnh trái I3: Số hiệu đỉnh phải

I4, I5, I6: Phương vị đo ( độ, phút, giây) 9 1 010002003004010 Các điều kiện kiểm tra

1: số thứ tự điều kiện kiểm tra

010,002,…số hiệu điểm của các điểm tương ứng

10 000 Kết thúc file số liệu

2. Tiến hành bình sai:

Giao diện phần mềm bình sai PRONET 2002

Hình : Giao diện phần mềm PRONET 2002

a. Mở tập tin số liệu lưới: chọn Bình sai lưới mt bng1 - Chn file s liu

→ chỉ nơi lưu tập tin số liệu đã nhập sẵn.

Quá trình chọn tập tin số liệu, nếu có những sai sót trong tập tin thì sẽ được thông báo hộp thoại:

b. Tính khái lược mạng lưới:

Nếu tập tin dữ liệu hoàn tất thì vào bình sai lưới mặt bằng tính khái lược mạng lưới. Việc tính khái lược mạng lưới cho kết quả ra tập tin *.KL, trước lúc bình sai PRONET thực hiện kiểm tra sơ bộ kết quả đo để phát hiện sai số thô do tập tin số liệu hoặc chỉ ra tuyến đo sai để tiến hành đo lại. PRONET có thể dự báo được các tuyến, các góc sai bao nhiêu độ, bao nhiêu phút hoặc bao nhiêu mét. Đồng thời cũng cho kết quả *. XY cho ra tọa độ khái lược để phục vụ bình sai.

Chọn Bình sai lưới mt bng2 - Tính khái lượt mng lưới Trong tập tin *.KL có các thông số:

- Các chỉ tiêu của lưới - Số liệu khởi tính

- Kiểm tra lưới đường chuyền: tuyến, chiều dài tuyến, số cạnh, khép phương vị, khép tọa độ, sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền

- Sai số đo góc

-Trang 31- - Sai số đo cạnh.trung bình

- Chiều dài cạnh đo trung bình.

c. Xem sơ đồ lưới kinh vỹ:

Khi tính xong khái lược mạng lưới có thể coi được sơ đồ hình lưới. Phải kiểm tra coi đồ hình lưới được vẽ trước khi bình sai và sau khi bình sai có giống nhau không, sau đó thực hiện các bước tiếp theo.

Chọn Bình sai lưới mt bng3 - Sơ đồ lưới d. Bình sai lưới mặt bằng:

Sau khi tính khái lược mạng lưới thực hiện bình sai lưới mặt bằng.

Chọn Bình sai lưới mt bng4 - Bình sai lưới mt bng

Sau khi bình sai lưới mặt bằng sẽ cho kết quả bình sai trong tập tin *.BS gồm:

- Chỉ tiêu kỹ thuật lưới - Số liệu khởi tính

- Bảng thành quả tọa độ bình sai - Bảng tương hỗ vị trí điểm - Kết quả đánh giá chính xác lưới

- Bảng trị đo, số hiệu chỉnh và trị bình sai góc - Bảng trị đo, số hiệu chỉnh và trị bình sai cạnh.

Một phần của tài liệu Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500,1:1000 khu đo phường Xuân An,TP.Phan Thiết,tỉnh Bình Thuận (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)