Làm việc với cơ sỡ dữ liệu bản đồ

Một phần của tài liệu Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500,1:1000 khu đo phường Xuân An,TP.Phan Thiết,tỉnh Bình Thuận (Trang 45 - 56)

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.1.XÁC ĐỊNH RANH GIỚI KHU ĐO

II.3. ĐO VẼ CHI TIẾT NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

II.3.5. Biên vẽ, biên tập bản đồ địa chính

II.3.5.3. Làm việc với cơ sỡ dữ liệu bản đồ

Trước khi làm việc với cơ sỡ dữ liệu bản đồ ta cần kết nối bản đồ đang hiện hành với cơ sở dữ liệu của nó.

B1 : Kết nối với cở dữ liệu

Chọn <cơ sở dữ liệu bản đồ>→<quản lý bản đồ>→<kết nối với cơ sở dữ liệu>

Hình 13 : kết nối với cơ sở dữ liệu

* Tạo Topology

Topology là một mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ ( không gian ) đã được chuẩn hóa trên toàn thế giới. Mô hình không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý mô tả về vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng lẻ mà còn mô tả được quan hệ về mặt không gian giữa các đối tượng bản đồ như nối nhau, kề nhau.

Đây là nhóm chức năng quan trọng nhất của phần xây dựng bản đồ. Nó bao gồm các chức năng thực hiện và đảm bảo thực hiện đúng công việc đóng vùng các thửa từ các cạnh thửa đã có. Topology là mô hình để đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào cho các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa .v.v. sau này.

B2 : Tự động tìm sửa lỗi (CLEAN)

Trước khi tạo vùng, chúng ta cần tìm và sữa lỗi

-Trang 46-

Chọn <Cơ sở dữ liệu bản đồ>→<Tạo topology>→<Tự động tìm, sửa lỗi(CLEAN)>

Hình 14 : Tự động tìm, sửa lỗi

Chức năng tự động sửa lỗi thông dụng trong bản đồ số như là :

 Bắt quá ( Overshoot )

 Bắt chưa tới ( Undershoot )

 Trùng nhau ( Dupplicate )

Nhấp và parameters, xuất hiện cửa sổ giao diện, đưa các thông số chạy sữa lỗi Hình 15 : Cửa sổ giao diện MRF Clean

-Trang 47-

Hệ số xử lý của mỗi level có giá trị mặc định là (-0.01) tức là không sữa lỗi, đối với lớp thửa thành (0.01) túc là chạy sữa lỗi với lớp này.

+Sữa lỗi (FLAG)

Chọn<cơ sở dữ liệu>→<tạo toppology>→<sữa lỗi(FLAG)>

Hình 16 : Sữa lỗi

Trong chức năng MRF Flag có các công cụ sửa lỗi như:

<Next>: đến vị trí lỗi tiếp theo

< Previous>: quay lại lỗi vừa xử lý

<Zoom in>: phóng lớn vị trí lỗi

<Zoom out>: thu nhỏ vị trí lỗi

<Del Flag>: xóa cờ báo lỗi

<Del Flag+Elm>: xóa cờ báo lỗi và bỏ qua lỗi

<Del All Flag>: xóa tất cả các cờ báo lỗi

Tiến hành sửa lỗi đến khi nút <Next> mờ đi là hết lỗi. Đây là đặc tính kỹ thuật của quy trình nên để tiếp tục các bước biên tập bản đồ tiếp theo phải hoàn thành việc sửa lỗi này.

áo các lỗi đã sữa hết. Ta bắt đầu tạo vùng

-Trang 48- B3 : Tạo vùng

Chọn <Cơ sở dữ liệu bản đồ>→<Tạo topology>→<Tạo vùng>

Hình 17 : Tạo vùng

B4: Phân mảnh,biên tập BĐĐC gốc

* Chia mảnh và đánh số hiệu mảnh BĐĐC gốc

Tiến hành tạo bản chắp, tạo bản chắp là cơ sơ để phân mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính

Vào Menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ  Bản đồ địa chính  Tạo bản đồ địa chính.

-Trang 49-

Hình 18 : Tạo bản đồ địa chính

- Loại: Chọn bản đồ gốc - Tỷ lệ: 1:1000

Chọn vị trí mảnh và nhấp chuột vào bản đồ để chọn mảnh. Chọn tạo bảng chắp rồi nhấp chuột vào góc trái trên và phải dưới của bản đồ để tạo bảng chắp.

Sau khi tạo bản chắp, tiến hành tạo BĐĐC gốc

*Tạo khung bản đồ

Chức năng tạo ra khung bản đồ địa chính với vị trí và cách thể hiện theo đúng qui phạm qui định

Chọn <Cơ sở dữ liệu bản đồ>→<Bản đồ địa chính>→<Tạo khung bản đồ >

Hình 19 : Tạo khung bản đồ

-Trang 50-

* Đánh số thửa tự động

Chức năng đánh số thửa tự động trong tờ bản đồ theo thứ tự từ trên xuống, từ trái sang phải, phương pháp này nhanh , không xót thửa nhưng không thể quản lý số thửa theo yêu cầu của bản thân

Chọn <Cơ sở dữ liệu bản đồ>→<Bản đồ địa chính>→< đánh số thửa tự động >

Hình 20 : Đánh số thửa tự động

B5 : Gán thông tin địa chính

Sau khi đã tạo vùng và đánh số thửa thì tiến hành gán thông tin địa chính cho bản đồ Chọn <Cơ sở dữ liệu bản đồ>→<gán thông tin địa chính ban đầu>→< gán dữ liệu từ nhãn>

-Trang 51-

Hình 21 : Gán dữ liệu từ nhãn

B6: Vẽ nhãn thửa

Một trong những công cụ thường dùng nhất cho sử dụng bản đồ số là vẽ nhãn ( label ) cho các đối tượng bản đồ từ dữ liệu thuộc tính của nó. Một đối tượng bản đồ có thể có rất nhiều loại dữ liệu thuộc tính đi kèm theo. Tại một thời điểm, không thể hiển thị tất cả các dữ liệu liên quan đến ra được. Vì vậy, chức năng vẽ nhãn thửa sẽ cung cấp cho người dùng một công cụ để vẽ ra màn hình mọt số loại dữ liệu thuộc tính do người dùng tự định nghĩa và theo một định dạng cho trước.

Do phần mềm đáp ứng cho quản lý và xử lý bản đồ địa chính nên các đối tượng bản đồ có khả năng vẽ nhãn chỉ là các đối tượng kiểu vùng đã được tạo topology.

Nhãn thửa bao gồm các trường sau đây :loại đất, số hiệu thửa,diện tích Chọn<Cơ sở dữ liệu bản đồ>→<xử lý bản đồ>→<vẽ nhãn thửa>

-Trang 52- Hình 22 : Vẽ nhãn thửa

B7 :Tạo bản đồ kiểm tra

Chức năng này cho phép thể hiện dầy đủ và chính xác kích thước các cạnh của thửa đất để thuận tiện cho việc kiểm tra đối soát ranh giới thửa đất ngoài thực địa.

Thao tác: Menu <Tiện ích>  <Vẽ bản đồ kiểm tra>

Hình 23:Tạo bản đồ kiểm tra

-Trang 53- B8 :In bản đồ, kiểm tra đối soát

Sau khi hoàn tất công tác biên tập,tiến hành in bản đồ để phục vụ cho công tác kiểm tra đối soát thi công.

Nội dung kiểm tra đối soát ngoài thực địa đối với từng thửa đất bao gồm : kích thước, hình dạng,vị trí thửa đất, loại đất, tên chủ sử dụng. Khi phát hiện sai sót người kiểm tra cần ghi chú cẩn thận và đầy đủ để người thực hiện nội nghiệp tiến hành bổ sung và sửa chữa.

B9 :Biên tập hoàn chỉnh Bản đồ Địa chính

Sau khi kiểm tra đối soát và chỉnh sửa hoàn chỉnh theo kết quả kiểm tra, ta mới tiến hành biên tập hoàn chỉnh BĐĐC.

Trình tự biên tập hoàn chỉnh BĐĐC được tiến hành theo các bước như đã trình bày theo sơ đồ quy trình biên tập BĐĐC.

Bản đồ địa chính được thành lập sau khi đã hoàn thành bản đồ địa chính gốc. Bản đồ địa chính được thành lập bằng phương pháp biên tập trực tiếp từ Bản đồ Địa chính gốc đã hoàn thiện theo nguyên tắc một Bản đồ Địa chính gốc biên tập ra một Bản đồ Địa chính.

Bản đồ Địa chính khi in ra phải đảm bảo đúng màu sắc và ký hiệu quy định trong tập kí hiệu bản đồ địa chính. Thửa đất trên bản đồ địa chính phải thể hiện: mục đích sử dụng, số thửa, diện tích. Bản đồ địa chính không thể hiện các điểm khống chế.

Số tờ bản đồ địa chính được đánh từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn và từ trái sang phải, từ trên xuống dưới đối với các bản đồ có cùng tỷ lệ.

Kích thước khung Bản đồ Địa chính là 70 cm x 70 cm. Trường hợp đặc biệt kích thước bản vẽ có thể lớn hơn để bao trọn các thửa đất trong khu vực nhưng không lớn hơn 80 cm x 90 cm. Phân mảnh bản đồ địa chính, số hiệu mảnh tuân quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tu chỉnh Bản đồ Địa chính, khung theo quy định trong tập ký hiệu Bản đồ Địa chính. Toạ độ của các góc khung và lưới Km thể hiện từ đơn vị mét đến hàng ngàn Km đối với trục X, thể hiện từ đơn vị mét đến hàng trăm Km đối với trục Y.

B10 : Lập sổ dã ngoại, tổng hợp và thống kê diện tích

Việc tính toán diện tích các thửa đất được tiến hành một lần bằng Famis. Đơn vị tính là m2 diện tích thửa đất làm tròn đến 01 chữ số thập phân đối với tất cả các tỷ lệ bản đồ.

Sổ dã ngoại được lập theo từng tờ BĐĐC. Nội dung sổ dã ngoại được thể hiện theo các thông tin liên quan đến từng thửa đất như: diện tích, mục đích sử dụng đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ và các ghi chú có liên quan

Sau khi sổ dã ngoại đã được lập tiến hành tổng hợp diện tích từng mục đích sử dụng đất, số lượng trên từng tờ BĐĐC và lập bảng thống kê diện tích đất theo hiện trạng đo đạc BĐĐC.

-Trang 54-

B11 : Xuất hồ sơ kỹ thuật-lập biên bản xác định ranh +Xuất hồ sơ kỹ thuật

Quá trình này tiến hành sau khi việc biện tập BĐĐC đã hoàn thiện, các đơn vị giám sát thi công đã tiến hành nghiêm thu công trình các chỉ tiêu kỹ thuật đã đạt yêu cầu mới tiến hành in hồ sơ kỹ thuật để tránh việc in ấn, sửa chữa nhiều lần.

HSKT được in theo khổ A4, sau khi in xong được đóng thành quyển theo tờ BĐĐC để giao nộp phục vụ cho công tác đăng ký sau này

Chọn<Cơ sở dữ liệu bản đồ><Bản đồ địa chính><Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa>

Hình 24 : Tạo hồ sơ kỹ thuật

-Trang 55- Xuất hiện bảng Hồ sơ thửa đất

Tiến hành chọn thửa, nhấp vào tâm thửa muốn xuất HSKT thửa đất Hình 25 : Hồ sơ kỹ thuật thủa đất

Tiếp tục chon các thửa khác để xuất HSKT

-Trang 56- +Lập biên bản xác định ranh

Sau khi tiến hành đo chi tiết ta tiến hành lập biên bản xác định ranh.Biên bản xác định ranh bao gồm :

+ Phần tên chủ sử dụng.

+ Phần bảng vẽ để tiến hành sơ hoạ hình dạng khái quát thửa đất.

+ Phần mô tả chi tiết : mô tả về vị trí của thửa đất, các ranh thửa đất giáp với các ranh của các chủ sử dung nào, cần mô tả đầy đủ.

+ Phần để chủ sử dụng thửa đất xác nhận những mô tả trên.

B12 : Ghép các mảnh BĐĐC

Sau khi các mảnh BĐĐC đã được kiểm tra nghiệm thu, tiến hành ghép tất cả các mảnh BĐĐC vào một file bản đồ, ghép toàn bộ nội dung bên trong BĐĐC. Thực hiện bằng lệnh Referent của Microstation. Vào: File>Reference. Hiện ra cửa sổ Reference Files: Design Files, vào Tool>Attach để load các file bản đồ.

Sau khi ghép xong loại bỏ các level không cần thiết như khung bản đồ, mủi tên chỉ hướng Bắc…

Nhận xét:

Đo đạc thành lập BĐĐC khu đo phường Xuân An tp.Phan Thiết tỉnh Bình Thuận được thực hiện bằng phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa kết hợp với các phần mềm chuyên ngành để xử lý số liệu và biên tập BĐĐC theo đúng quy phạm của Bộ TN&MT

Phần mềm Famis là phần mềm chuẩn của BTNTM . Độ chính xác cao của phần mềm cao, phụ thuộc nhiều vào nguồn dữ liệu đầu vào. Việc tự động tìm, sửa lối tự động bằng tay giúp độ chính xác của bản đồ tăng lên khi tạo vùng diện tích.

Thời gian thực hiện đảm bảo đúng tiến bộ theo kế hoạch đề ra. Từ kết quả bản đồ có được, xuất sổ dã ngoại và bảng thống kê diện tích các loại đất phục vụ cho nhà đầu tư và các cơ quan có liên quan làm tài liệu.

Một phần của tài liệu Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500,1:1000 khu đo phường Xuân An,TP.Phan Thiết,tỉnh Bình Thuận (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)