1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ 1:500, 1:1000 KHU VỰC THỊ TRẤN TÂN PHÚ HUYỆN ĐỒNG PHÚTỈNH BÌNH PHƯỚC

101 220 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Đo đạc thành lập bản đồ địa chính là nhiệm vụ cấp bách cho toàn ngành địa chính, không những đáp ứng được yêu cầu của ngành mà còn phục vụ cho các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết những

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ 1:500, 1:1000 KHU VỰC THỊ TRẤN TÂN PHÚ

HUYỆN ĐỒNG PHÚ-TỈNH BÌNH PHƯỚC

SVTH :TRỊNH QUANG HƯNG MSSV :05151007

LỚP :DH05DC KHỐ :2005-2009 NGÀNH :CƠNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

- TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 -

Trang 1

Trang 2

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

TRỊNH QUANG HƯNG

“ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ 1:500, 1:1000 KHU VỰC THỊ TRẤN TÂN PHÚ

HUYỆN ĐỒNG PHÚ- TỈNH BÌNH PHƯỚC”

Giáo viên hướng dẫn: TS NGUYỄN VĂN TÂN

(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

Ký tên:

- Tháng 7 năm 2009 -

Trang 3

XIN CHÂN THÀNH BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN SÂU SẮC ĐẾN:

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản

Quý Thầy, Cô giảng viên trong khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản,

đã truyền đạt những kiến thức quý báu và chỉ bảo tận tình trong quá trình học tập và thời gian làm luận văn tốt nghiệp

Ban giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Phước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Các anh trong tổ đo đạc thuộc Xí Nghiệp Trắc Địa và Bản Đồ-Công Ty

Đo Đạc Địa Chính và Công Trình đã tận tình giúp đỡ trong giai đoạn thực tập

Đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Tân, Trưởng Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập và quá trình thực tập hoàn thành đồ án tốt nghiệp kỹ sư Công Nghệ Địa Chính

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế Kính mong quý thầy cô và quý cơ quan giúp đỡ, đóng góp ý kiến để

đồ án được hoàn thiện hơn

Bình Phước, tháng 7 năm 2009 Sinh viên: Trịnh Quang Hưng

Trang 3

Trang 4

Sinh viên thực hiện: Trịnh Quang Hưng, ngành: Công Nghệ Địa Chính, Khoa

Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đề tài: “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000 khu vực Thị Trấn Tân Phú, Huyện Đồng Phú - Tỉnh Bình Phước”

Giáo viên hướng dẫn: TS NGUYỄN VĂN TÂN, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đo đạc thành lập bản đồ địa chính là nhiệm vụ cấp bách cho toàn ngành địa chính, không những đáp ứng được yêu cầu của ngành mà còn phục vụ cho các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết những vấn đề chủ yếu về quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý khoa học trên phạm vi cả nước

Được sự phân công của khoa Quản lý đất đai và Bất động sản Trường đại học Nông Lâm Tp.HCM, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Văn Tân và sự chấp thuận của Trung Tâm Kỹ Thuật Địa Chính - Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Bình Phước, tôi chọn đề tài: “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000 khu vực thị trấn Tân Phú-huyện Đồng Phú -Tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa

• Đề tài tập trung giải quyết những nội dung chủ yếu sau:

+ Xây dựng lưới khống chế đo vẽ

+ Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung bản đồ địa chính

+ Ứng dụng các phần mềm để xử lý tính toán bình sai và biên tập bản đồ địa chính

+ Công tác nghiệm thu, giao nộp sản phẩm và đánh giá bản đồ thành quả

• Kết quả đạt được như sau:

+ Lưới khống chế đo vẽ gồm 137 điểm kinh vĩ cấp 1

+ Đo vẽ chi tiết thành lập 27 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500, 19 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 khu vực thị trấn Tân Phú

+ Các bảng biểu thống kê diện tích, loại đất

BĐĐC khu đo thị trấn Tân Phú, Huyện Đồng Phú, Tỉnh Bình Phước, được thực hiện theo đúng Phương án kinh tế kỹ thuật đã đựơc phê duyệt Bản đồ được thành lập bằng phương pháp toàn đạc, ứng dụng công nghệ tin học hiện đại để xử lý bình sai, biên tập biên vẽ bản đồ đảm bảo độ chính xác cao Các công đoạn được thực hiện theo quy trình có quan hệ chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ mới

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN I: TỔNG QUAN 3

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .3

I.1.1 Cơ sở khoa học 3

I.1.2 Cơ sở pháp lý 6

I.1.3 Các nguồn tư liệu 6

I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu 9

I.2.1 Đặc điểm tự nhiên 9

I.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 9

I.2.3 Hiện trạng sử dụng đất 11

I.2.4 Tình hình đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ 11

I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện 11

I.3.1 Nội dung nghiên cứu 11

I.3.2 Phương tiện nghiên cứu 11

I.3.3 Phương pháp nghiên cứu 17

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

II.1 XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ 20

II.1.1 Phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ 20

II.1.2 Bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ 22

II.1.3 Kết quả thực hiện 26

II.2 ĐO VẼ CHI TIẾT NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH .26

II.2.1 Yêu cầu trước khi đo vẽ chi tiết 26

II.2.2 Trình tự đo vẽ chi tiết 26

II.2.3 Trút số liệu vào máy tính xử lý số liệu đo chi tiết .27

II.3 BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM FAMIS 27

II.3.1 Quy định chung 27

II.3.2 Phân mảnh, biên tập hồn chỉnh BĐĐC cơ sở 46

II.4 KIỂM TRA NGHIỆM THU, GIAO NỘP SẢN PHẨM VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BẢN ĐỒ THÀNH QUẢ 46

KẾT LUẬN 49

Trang 5

Trang 6

BĐĐC Bản đồ địa chính

HSKT Hồ sơ kỹ thuật

HSĐC Hồ sơ địa chính

CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất

Danh sách các bảng

Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật của lưới đường chuyền kinh vĩ 20

Bảng 2: Chỉ tiêu của lưới đường chuyền toàn đạc 22

Bảng 3: Quy định khoảng cách từ máy đến mia 26

Bảng 4: Bảng phân lớp đối tượng 28

Bảng 5: Danh sách sản phẩm cần giao nộp 47

Danh sách các hình Hình 1: Bản đồ vị trí điểm địa chính 7

Hình 2: Sơ đồ vị trí khu đo thị trấn Tân Phú 10

Hình 3: Cấu trúc, chức năng của phần mềm Famis 15

Danh sách các sơ đồ Sơ đồ 1 : Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc 17

Sơ đồ 2 : Quy trình thành lập bản đồ địa chính khu đo thị trấn Tân Phú 19

Sơ đồ 3: Các thao tác bình sai lưới đường chuyền 23

Sơ đồ 4: Các bước thành lập BĐĐC 30

Trang 7

Phụ lục 1: Sơ đồ phân mảnh BĐĐC

Phụ lục 2: Tọa độ của các điểm địa chính

Phụ lục 3: Kết quả bình sai lưới khống chế đo vẽ

Phụ lục 4: Sơ đồ lưới kinh vĩ

Trang 7

Trang 8

BĐĐC là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ HSĐC và được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn BĐĐC là tài liệu cơ sở để thực hiện việc thống nhất quản lí Nhà Nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, đăng ký cấp giấy CNQSDĐ, thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai và các công tác khác

Để thống nhất quản lý tốt về đất đai đến từng địa phương trong cả nước, để thực hiện việc giao quyền cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cần phải có một hệ thống HSĐC Trong đó việc xây dựng BĐĐC là công tác mũi nhọn đầu tiên cần thực hiện, là một trong những nhiệm

vụ cấp bách của ngành địa chính

Mặc dù vậy, công tác quản lý đất đai đều dựa trên cơ sở quản lý dữ liệu thông tin địa chính theo phương pháp thủ công tức là dựa trên các bản đồ giấy và các sổ sách địa chính nên thông tin được xử lý quá chậm, thiếu chính xác, không đảm bảo việc cập nhật thường xuyên nên không đủ thông tin đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày nay trong cả nước

Vì vậy các đơn vị đo đạc ra đời để khảo sát, đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số nhằm phục vụ cho nhu cầu về quyền sử dụng đất – quyền sở hữu nhà của người dân và các tổ chức đơn vị ngày càng cao

Mục tiêu của công tác này là làm thế nào trong một thời gian ngắn có thể xây dựng xong hệ thống BĐĐC, thực hiện việc quản lý các số liệu về đất đai với nội dung đầy đủ, chính xác, để phục vụ những yêu cầu: quản lý hành chính, kinh tế pháp luật, thống kê đất đai … trong phạm vi toàn quốc Mặt khác BĐĐC là cơ sở ban đầu để phục vụ cho các ngành có liên quan như: dùng để xây dựng qui hoạch sử dụng đất đai, giao thông sử dụng đất đai, giao thông thủy lợi và các ngành kinh tế – xã hội khác

Trong những năm qua, huyện Đồng Phú có nhiều biến động về đất đai Do điều kiện kinh phí khó khăn nên một số xã trong huyện chưa được đầu tư đo vẽ bản đồ địa chính chính quy Công tác cấp giấy CNQSDĐ cho người sử dụng đất chủ yếu dựa vào việc trích đo từng hộ và một phần là đo đạc BĐĐC chính quy Các tài liệu này đáp ứng được phần nào nhu cầu của người sử dụng đất song công tác quản lý Nhà Nước về đất đai của các cấp gặp nhiều khó khăn do chưa có hệ thống bản đồ chính quy hoàn chỉnh

Để làm được điều đó, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là phải thành lập BĐĐC, nhằm giúp cho Nhà Nước quản lý chặt chẻ vốn đất, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai và xác định rõ ràng ranh giới đất đai của từng chủ sử dụng trên từng thửa đất Việc quản lý đến từng thửa đất, chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta biết được các thông tin về thửa đất một cách đầy đủ, chính xác

và kịp thời Cụ thể phải biết chủ sử dụng, vị trí, hình thể, diện tích, mục đích sử dụng đất, tọa độ và hàng loạt các thông tin có liên quan khác Do khối lượng thông tin nhiều, đòi hỏi phải làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả và thống nhất từ trung ương đến địa phương

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và UBND tỉnh về việc từng bước xây dựng bộ bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn tỉnh, ngày 21/11/2007

Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Phước đã có tờ trình số 604/STNMT-ĐKĐĐ

“Xin chủ trương lập phương án đo đạc bản đồ địa chính các xã chưa đo bản đồ địa

Trang 9

Được sự phân công của khoa Quản lý đất đai và Bất động sản Trường đại học Nông Lâm Tp.HCM, dưới sự hướng dẩn của Thầy Nguyễn Văn Tân và sự chấp thuận của Trung Tâm Kỹ Thuật Địa Chính - Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Bình Phước, tôi chọn đề tài: “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000 khu vực thị trấn Tân Phú-huyện Đồng Phú -Tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Dùng phương pháp toàn đạc, sử dụng máy toàn đạc điện tử kết hợp với các phần mềm chuyên dụng, thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm của ngành nhằm hoàn chỉnh hệ thống BĐĐC, thay thế BĐĐC đã lập trước đây

Xác định chính xác ranh giới, vị trí, kích thước, hình thể, diện tích thửa đất của từng chủ sử dụng, hiện trạng quỹ đất, diện tích các mục đích sử dụng đất

Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ, phục vụ chức năng quản lý nhà nước về đất đai, thành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố nội dung của BĐĐC như: ranh thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất…

Phạm vi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính thị trấn Tân Phú-huyện Đồng Phú-Tỉnh Bình Phước

Ứng dụng phương pháp đo vẽ toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử và các phần mềm tích hợp chuyên dùng để thành lập bản đồ địa chính số tỉ lệ 1:500; 1:1000

Yêu cầu

BĐĐC thành lập phải được xây dựng trên cơ sở toán học, hệ quy chiếu và hệ tọa

độ quốc gia hiện hành

Bảo đảm đầy đủ các yếu tố nội dung BĐĐC và độ chính xác theo quy phạm thành lập BĐĐC của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Ứng dụng công nghệ mới nhắm tiết kiệm thời gian thi công, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nhân lực và chi phí

Đáp ứng yêu cầu của phương án KTKT và kế hoạch thi công đã được phê duyệt

Trang 9

Trang 10

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

I.1.1 Cơ sở khoa học

a Khái niệm bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là loại bản đồ chuyên đề được biểu thị bằng số hoặc trên các vật liệu như giấy, Diamat hệ thống các thửa đất của từng chử sử dụng và các yếu tố khác được quy định cụ thể theo không gian, thời gian và theo sự chi phối của hệ thống pháp luật Bản đồ địa chính thường được lập ở tỷ lệ lớn theo đơn vị hành chính cấp

Xã, Phường, Thị trấn

b Cơ sở toán học của bản đồ địa chính

- Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000

Căn cứ quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 cả nước sử dụng chung hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia mới là hệ VN-2000 thay thế hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia cũ HN-72 Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 có các tham số sau:

* Hệ quy chiếu: Elipxoit WGS-84 toàn cầu có kích thước như sau

+ Bán kính trục lớn: a = 6.378 137,000 m

+ Bán kính trục nhỏ: b = 6.635.752,300 m

+ Độ dẹt:α =

257223563,

c Tỉ lệ của bản đồ địa chính

- Theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính:

+ Khu vực ngoại thành thì tỷ lệ bản đồ quy định là 1:1000, 1: 2000

+ Khu vực đô thị đông dân, có những thửa đất nhỏ hẹp thì tỷ lệ đo vẽ là 1:200, 1:500, 1: 1000

+ Tỷ lệ 1:2000, 1:5000 cho khu vực đất trồng cây hằng năm và các mục đích sử dụng đất khác

Trang 11

Trang 11

Trang 12

* Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000

Dựa vào lưới km của hệ tọa độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông Mổi ô có kích thước thực tế là 6x6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 Kích thước hửu ích của bản đồ là 60x60 km ương ứng với diện tích là 3600 ha

Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của tọa độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ Trục tọa độ X tính

từ xích đạo có giá trị X=0 km, trục tọa độ Y có giá trị Y=500km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh

* Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000

Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông Mổi ô vuông có kích thước thực tế

là 3x3 km tương ứng với một mảnh bản tỷ lệ 1:5000 Kích thước hữu ích của bản đồ là 60x60 cm tương ứng với diện tích 900 ha

Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản

đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10

* Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000

Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông Mổi ô vuông có kích thước thực tế 1x1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Kích thước hữu ích của bản đồ

là 50x50 cm tương ứng với diện tích 100 ha

Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông VD: 269564-3 (trong đó 269564 là

số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, 3 là số thứ tự ô vuông)

* Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000

Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 4 ô vuông Mổi ô vuông có kích thước thực tế 0,5x0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 Kích thước hữu ích của bản

đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 25 ha

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a,b,c,d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông VD: 269564-3-c (trong đó 269564-3 là số hiệu mảnh bản đồ 1:2000, c là số thứ tự ô vuông)

* Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500

Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 16 ô vuông Mổi ô vuông có kích thước thực tế 0,25x0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Kích thước hữu ích của bản

đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha

Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ

Trang 13

Trang 13

Trang 14

Căn cứ theo quy định chia mảnh và đánh số tờ bản đồ của quy phạm thành lập BĐĐC và theo kết quả khảo sát thực địa BĐĐC thị trấn Tân Phú được chia làm 57 mảnh gồm các tỷ lệ sau:

BĐĐC tỷ lệ 1:500 là 18 mảnh, diện tích 110 ha

BĐĐC tỷ lệ 1:1000 là 14 mảnh, diện tích 326.7 ha

BĐĐC tỷ lệ 1:2000 là 25 mảnh, diện tích 2470.4 ha

(Nguồn: Phương án KTKT đo vẽ BĐĐC khu vực thị trấn Tân Phú)

Sơ đồ phân mảnh BĐĐC xem phụ lục 1

e Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính

• Điểm khống chế tọa độ, độ cao các cấp: Các điểm khống chế toạ độ và độ cao các cấp, hạng thuộc lưới toạ độ và độ cao Nhà nước, các điểm của lưới địa chính, các điểm thuộc lưới đo vẽ có chôn mốc sử dụng lâu dài phải được thể hiện trên bản đồ địa chính Sai số vị trí không lớn hơn 0.1 mm

• Ranh giới, hình dạng, vi trí, kích thước, số thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất của từng thửa Đây là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính, ranh giới mổi thửa đất phải thể hiện khép kín và thể hiện đầy đủ ba yếu tố chính: số thứ tự, diện tích và mục đích sử dụng đất

• Địa giới hành chính các cấp: Mốc, ranh giới hành chính các cấp và mốc lộ giới phải được thể hiện đầy đủ trên bản đồ địa chính Các yếu tố nội dung này cần phải thống nhất với nội dung trong hồ sơ địa chính và tuân theo quy định ký hiệu địa chính của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

• Hệ thống giao thông, chỉ giới đường của các loại đường và các công trình trên đường như cầu, cống, đập…Trên bản đồ địa chính cần phải thể hiện các loại đường như: đường sắt, đường bộ, đường mòn, đường cấp phối…đo vẽ chính xác vị trí tim đường, chỉ giới đường, các công trình trên đường và tính chất của đường Giới hạn thể hiện giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5mm thì vẽ hai nét, nếu nhỏ hơn thì vẽ một nét ghi chú độ rộng

• Hệ thống thủy văn: Các yếu tố thuỷ văn như hệ thống sông, suối, kênh mương,

ao hồ, đập chứa nước phải được thể hiện trên bản đồ Đo theo mức nước cao nhất hoặc thấp nhất tại thời điểm đo vẽ Sông ngòi, kênh mương thì phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy Độ rộng kênh mương lớn hơn 0,5mm phải thể hiện 2 nét, nếu nhỏ hơn thì phải thể hiện 1 nét theo tim của nó Khi vẽ trong các khu dân cư thì phải thể hiện chính xác các rãnh thoát nước công cộng

• Địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng, các công trình lớn kiên cố Các địa vật độc lập có ý nghĩa chính trị kinh tế, văn hoá được định hướng trên bản đồ địa chính cần thể hiện như tháp nước, tháp chuông, nhà thờ, trạm khí tượng…Khi thể hiện các yếu tố này cần phải chú ý thể hiện chính xác đường ranh giới và có ghi chú tên của chúng

Trang 15

viền khu dân cư và các hộ theo đúng diện tích, vị trí hình thể Thể hiện đầy đủ, chính xác các công trình kinh tế hoặc công trình công cộng như nhà máy, doanh trại quân đội, trường học và phải có ghi chú tên

• Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: Hệ thống hành lang an toàn điện, mốc và ranh giới quy hoạch, các ghi chú thuyết minh như: tỷ lệ, giáp tờ, thửa thêm bớt…

f Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính

Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa (phương pháp toàn đạc): Dùng máy kinh vĩ quang học và toàn đạc điện tử, kết hợp với công nghệ tin học là phương pháp thông dụng và chủ yếu hiện nay trong công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính ở khu vực đô thị và ngoại thành

Phương pháp sử dụng ảnh máy bay kết hợp với đo đạc bổ xung ngoài thực địa, thích hợp cho những vùng nông-lâm nghiệp, đất trống bằng phẳng

Phương pháp biên vẽ, biên tập và đo bổ xung ranh giới thửa đất dựa trên nền của bản đồ địa hình có cùng tỷ lệ

I.1.2 Cơ sở pháp lý

[1] Quyết định số 866/QĐ ĐC ngày 29/12/1997 của tổng cục trưởng tổng cục

địa chính về việc ban hành định mức Kiểm tra kỹ thuật đo đạc thành lập BĐĐC

[2] Kí hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do tổng cục địa

chính (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) ban hành theo quyết định

719/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999

[3] Thông tư 937/2001/TT TCĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục Địa Chính

hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000

[4] Nghị định số 12/2002/NĐ/NĐ-CP ký ngày 22/1/2002 của chính phủ về hoạt

động đo đạc bản đồ

[5] Quyết định 05/2007/QĐ-BTNMT, ngày 27/2/2007 của Bộ Tài Nguyên và

Môi Trường về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ toạ độ quốc tế WGS-84

và hệ toạ độ quốc gia VN-2000

[6] Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000,

1:5000 và 1:10000 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành năm 2008

[7] Luật đất đai 2003

I.1.3 Các nguồn tư liệu

a Tư liệu trắc địa

- Lưới tọa độ nhà nước: trong khu vực đo vẽ và phụ cận có các tọa độ hạng II nhà nước và các điểm ĐCCS thuộc mạng lưới ĐCCS các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu do Tổng Cục Địa Chính xây dựng năm 1999 Tọa độ của các điểm này đã được tính lại về hệ tọa độ VN-2000 Vị trí phân bố và số hiệu điểm được thống kê cụ thể như sau:

Trang 15

Trang 16

1 TT Tân Phú 03 điểm: II-168, 622436, 622437,622438

Trang 17

Hình 1: Sơ đồ vị trí điểm địa chính

Trang 17

Trang 18

Lưới địa chính trong khu đo được thiết kế thành từng cặp thông hướng với nhau hoặc kết hợp với lưới địa chính cơ sở tạo thành cặp thông hướng Toạ độ và độ cao của các điểm địa chính được xác định bằng công nghệ GPS trên cơ sở toạ độ và độ cao của các điểm địa chính cơ sở

Trên cơ sở khảo sát ở thực địa và căn cứ vào yêu cầu thực tế về mật độ điểm địa chính, đã thiết kế 35 điểm tạo thành 18 cặp điểm thông hướng với nhau từng cặp một,

01 điểm thiết kế với điểm địa chính cơ sở 622436 thành một cặp thông hướng Các cặp cạnh thông hướng được thiết kế như sau:

Trang 19

Khu vực đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000 dân cư đông đúc, tại khu UBND huyện, khu vực chợ Tại các khu này mật độ nhà cửa dày đặc độ thông hướng kém, mặt khác các khu vực này có dạng hình tuyến hẹp dài nằm rải rác ở các khu Do đó ở các khu vực đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000 đã thiết kế 26 điểm /793.7 ha với mật độ trung bình là 3,2 điểm/km2 đảm bảo cho việc phát triển lưới đo vẽ

Mạng lưới được thiết kế đo nối GPS dưới dạng lưới tam giác, tứ giác dày đặc, gối vào các điểm địa chính cơ sở do đó kết cấu lưới chặt chẽ Vị trí các điểm được thiết kế

sơ bộ trên bản đồ địa hình sau khi đã thiết kế các tỷ lệ đo vẽ và lựa chọn ngoài thực địa bảo đảm phù hợp với điều kiện của từng khu đo

Tọa độ của các điểm địa chính xem phụ lục 2

b Tư liệu bản đồ

Trong khu vực đo vẽ có các loại bản đồ sau:

+ Bản đồ địa chính thị xã Đồng Xoài thành lập năm 1998 hệ tọa độ HN-72 So với hiện nay mức độ biến động giữa thực tế và tài liệu bản đồ quá lớn

+ Bản đồ địa chính một phần đất thuộc xã Tân Lập, xã Tân Tiến, thị trấn Tân Phú thành lập năm 1997

+ Bản đồ tỷ lệ 1/10000 đất cao su thuộc Công Ty cao su Đồng Phú, bản đồ này được thành lập năm 2006 trên hệ tọa độ VN-2000 kinh tuyến trục 106015’, múi chiếu

30 Bản đồ này có độ tin cậy cao

+ Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:10000 thi công năm 2007, bản đồ này có mức độ tin cậy cao

+ Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 đất lâm nghiệp thi công năm 2008, bản đồ này

có mức độ tin cậy cao

+ Bản đồ tỷ lệ 1:25000 lưới chiếu Gauss do Tổng cục địa chính xuất bản năm

1999 theo tài liệu điều vẽ thực địa năm 1997 và tài liệu bản đồ 364/CT Bản đồ này được dùng để khảo sát, thiết kế lưới địa chính cấp II, tỷ lệ đo vẽ bản đồ

+ Bản đồ địa giới hành chính của các xã, huyện thành lập theo Chỉ thị 364

I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu

I.2.1 Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí khu đo khu đo thị trấn Tân Phú:Từ 106048’ đến 106054’ kinh độ Đông

Từ 11025’ đến 11029’ vĩ độ Bắc

- Ranh giới hành chính: Đông giáp xã Tân Lợi

Tây giáp Tỉnh Bình Dương Nam giáp xã Tân Tiến Bắc giáp xã Tiến Hưng

- Đặc điểm địa hình: Địa hình các khu đo tương đối bằng phẳng Độ cao trung bình khoảng 100m, Tuy nhiên trong từng khu vực, ở các vùng giáp suối thường có độ cao thay đổi cục bộ nên rất khó khăn trong thi công

Trang 20

- Đặc điểm giao thông: Trong khu đo có tuyến đường chính ĐT 741 chạy ngang qua, còn lại là đường đất, đường lô, đường sỏi chạy từ trung tâm xã về các ấp

- Đặc điểm thủy văn: Trong khu đo có các con suối nhỏ, lượng nước không đáng

kể, về mùa khô thường cạn

- Đất đai: Trong khu đo chủ yếu là đất đỏ bazan lẩn sỏi nền cứng và đất thịt thuận tiện cho chôn mốc, bảo quản mốc song vào mùa mưa đất thường dẻo, dính thi công ngoài trời gặp nhiều khó khăn

- Thực vật: Thực vật tương đối đa dạng, chủ yếu là các loại cây trồng như tiêu, điều, còn lại là cao su, mì và một ít lúa Trong khu dân cư thường là các vườn tạp trồng xen canh tiêu điều với cây ngắn ngày, diện tích thực phủ chiếm hơn 80% nên công tác đo đạc thông hướng đo chi tiết gặp nhiều khó khăn

- Khí hậu: trong vùng phân chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình trong mùa mưa khoảng 280C, mùa khô khoảng 320C Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1870mm Số giờ nắng trong năm đạt trên 2600 giờ

I.2.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội

- Đặc điểm kinh tế: Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Công nghiệp chủ yếu là chế biến nông sản Mức sống của người dân ở mức trung bình Ở khu vực trung tâm thị trấn, người dân sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, còn lại các khu vực khác người dân sống bằng nghề làm vườn mà chủ yếu là ngành trồng cây công nghệp dài ngày như cây cao su, cây điều

- Đặc điểm dân cư: dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh Còn lại là dân tộc Stiêng , Khơ Me, Tày, Nùng…

- Thị trấn Tân Phú có 4 khu phố (khu phố Tân Liên, khu phố Tân An, khu phố Thắng Lợi, khu phố Bàu Ké), và ấp Dên Dên Dân cư tập trung chủ yếu ở trung tâm thị trấn và dọc đường ĐT741

Trang 21

Hình 2: Sơ đồ vị trí khu đo thị trấn Tân Phú

Trang 22

I.2.3 Hiện trạng sử dụng đất

Thị trấn Tân Phú: Khu trung tâm và dọc đường ĐT741 cĩ biến động lớn, tình hình mua bán, sang nhượng bất hợp pháp nhiều nên cơng tác đăng ký lập HSĐC gặp rất nhiều khĩ khăn

I.2.4 Tình hình đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ

Hiện nay ở các xã trong huyện đều cĩ hệ thống hồ sơ địa chính gĩp phần rất lớn cho cơng tác quản lý đất đai Tuy nhiên trong giai đoạn hiện tại các cơ quan chuyên mơn, các cấp chính quyền tập trung cho mục tiêu cấp giấy chứng nhận nên nội dung theo dõi và cập nhật các biến động vào hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức Các biến động chưa được cập nhật đầy đủ trên hồ sơ địa chính, mặt khác về phía chủ

sử dụng đất cũng chưa tự giác để khai báo các biến động với UBND địa phương nên

số biến động này cũng khơng được thể hiện trên sổ bộ địa chính

Ngồi ra cịn cĩ tình trạng phổ biến là việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép nên cịn cĩ nhiều trường hợp giấy chứng nhận chưa được chỉnh lý, thậm chí giấy chứng nhận cịn đứng tên của chủ sử dụng cũ trong khi thửa đất đĩ lại do chủ khác sử dụng

Theo số liệu thống kê hiện nay số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo các tài liệu đo lẻ của thị trấn như sau:

Đã cấp giấy chứng nhận theo tài liệu đo lẻ Giấy Thửa đất Số chủ sử dụng Diện tích

1550 3098 1550 2,153.76

(Nguồn: Phương án KTKT đo vẽ BĐĐC khu vực thị trấn Tân Phú)

I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện

I.3.1 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

™ Xây dựng hệ thống lưới khống chế đo vẽ

™ Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung bản đồ địa chính cơ sở

™ Xử lý bình sai tính tốn

™ Biên tập, biên vẽ bản đồ địa chính

™ Tổng hợp, thống kê diện tích đất đai sau đo đạc

™ Kiểm tra nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm

Trang 23

I.3.2 Phương tiện nghiên cứu

1 Các thiết bị thu thập số liệu

Sử dụng các máy toàn đạc điện tử như GTS 220, GTS 226 và SET 510, thước thép, la bàn để thu thập số liệu đo Các loại máy móc thiết bị này đã được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh đảm bảo độ chính xác trước khi đưa vào sử dụng

- Phần mềm bình sai luới đa giác: là chương trình xử lý tính toán bình sai mạng

lưới trắc địa do Ks Vũ Như Thiệu-Công Ty Đo Đạc Địa Chính và Công Trình nghiên cứu ra Phần mềm có các tính năng sau:

¾ Tốc độ xử lý nhanh

¾ Có thể bình sai mạng lưới với số lượng điểm rất lớn

¾ Tự động tính sai số khép hình, phát hiện và dự báo các sai số thô

¾ Kết quả tính toán được in ra theo đúng quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

¾ Sử dụng đơn giản thuận tiện với ngôn ngữ bằng tiếng Việt

¾ Giao diện đơn giản, các module được trình bày hợp lý rất dễ sử dụng

Chương trình được viết trên cơ sở lập và giải các phương trình điều kiện:

- Một phương trình điều kiện phương vị

- Hai phương trình điều kiện tọa độ

- Phần mềm MicroStation: là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) và là môi

trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ Phần mềm này còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như: geovec, irac b, irac c, famis chạy trên đó

- Phần mềm Chế biến: dùng để chuyển đổi định dạng cho flie số liệu trút từ

máy Phần mềm có thể nhận được file số liệu của hầu hết các loại máy đo đạc thông dụng hiện nay và biên tập lại thành file tương thích cho famis hoặc CadMap

Trang 24

- Phần mềm Famis (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software): phần mềm tích hợp đo vẽ bản đồ địa chính, được xây dựng bằng ngôn ngữ

C chạy trên nền MicroStation của của hãng InterGraph, có khả năng thực hiện các công đoạn xử lý số liệu đo ngoại nghiệp và biên tập hoàn chỉnh bản đồ địa chính Đây

là phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính, nó có thể liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để đưa về thành một dữ liệu thống nhất Famis có hai chức năng chính sau:

Trang 25

* Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo

- Quản lý khu đo:

FAMIS quản lý các số liệu theo khu đo Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo Số liệu đo trong 1 khu đo có thể lưu trong một hoặc nhiều file

dữ liệu Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẩn

- Thu nhận số liệu trị đo:

Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến hiện nay như các sổ

đo điện tử, cad nhớ, số liệu đo thủ công ghi trong sổ đo, phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM

- Xử lý hướng đối tượng:

Phần mềm cho phép người dùng bật tắt hiển thị các thông tin cần thiết của trị đo trên màn hình Xây dựng bộ mã chuẩn, bộ mã chuẩn bao gồm hai loại mã: Mã định nghĩa đối tượng mà mã điều khiển Phần mềm có khả năng tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý

- Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo FAMIS cung cấp hai

phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo

+ Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình Người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình

+ Phương pháp 2 : qua bảng danh sách các trị đo Mỗi một trị đo tương ứng với một bản ghi trong bảng này

- Công cụ tích toán:

FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán: giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh thửa v.v Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt nam

- Xuất số liệu:

Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in, máy vẽ Các

số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR

- Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ:

Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo FAMIS cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này

* Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính:

- Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau:

Từ cơ sở dữ liệu trị đo Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính

Trang 26

Từ các hệ thống GIS khác FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file dữ liệu FAMIS nhập những file sau: ARC của phần mềm ARC/INFO (ESRI - USA), MIF của phần mềm MAPINFO (MAPINFO - USA) DXF, DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk - USA), DGN của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH - USA)

Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính như: ảnh

số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC)

- Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn

FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Tổng cục Địa chính

- Tạo vùng, tự động tính diện tích

Tự động sửa lỗi Tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ

số vector

- Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ

Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả

- Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ )

Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa

- Thao tác trên bản đồ địa chính

Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc Tự động vẽ khung bản đồ địa chính Đánh số thửa tự động

- Tạo hồ sơ thửa đất

FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính

- Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất

Trang 27

+ Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu Các số liệu thuộc tính gán với các đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa Đây là một chức năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ

- Liên kết với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính

Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị Hồ sơ Địa chính Các chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành một hệ thống thống nhất Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa 2 cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu Bản đồ Địa chính và cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính, giữa 2 hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB

RA KHỎI

XỬ LÝ TÍNH TOÁN

NHẬP SỐ LIỆU HIỂN THỊ

QUẢN LÝ KHU ĐO

TẠO MỚI KHU ĐO

MỞ 1 KHU ĐO ĐA CÓ

MỞ CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỊ ĐO KẾT NỐI CƠ SỞ DỮ LIỆU

RA KHỎI

CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỊ ĐO

TẠO MÔ TẢ TRỊ ĐO

HIỂN THỊ TRỊ ĐO HIỂN THỊ BẢNG CODE

SỬA CHỮA TRỊ ĐO

NHẬP IMPORT XUẤT EXPORT

IN ẤN XÓA TRỊ ĐO BẢNG SỐ LIỆU TRỊ ĐO

GIAO HỘI NGHỊCH

XỬ LÝ CODE GIAO HỘI THUẬN

VẼ HÌNH CHỮ NHẬT

VẼ HÌNH BÌNH HÀNH CHIA THỬA

Trang 28

Hình 3: cấu trúc chức năng của FAMIS

Trang 29

XỬ LÝ BẢN ĐỒ

BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ĐĂNG KÝ SƠ BỘ

TẠO TOPOLOGY NHẬP SỐ LIỆU

QUẢN LÝ BẢN ĐỒ

HIỂN THỊ BẢN ĐỒ TẠO MỚI MỘT BẢN ĐỒ

KẾT NỐI CƠ SỞ DỮ LIỆU

TẠO VÙNG

SỬA BẢNG NH Ã N

QUI CHỦ TỪ NH Ã N SỬA NH Ã N

IN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ĐÁNH SỐ THỬA TỰ ĐỘNG TẠO KHUNG BẢN ĐỒ TẠO BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TẠO HỒ SƠ KỸ THUẬT THỬA

VẼ NH Ã N THỬA TẠO BẢN ĐỒ CHỦ ĐỀ NẮN BẢN ĐỒ

RA KHỎI

LIÊN KẾT HSĐC

NHẬP TỪ HSĐC CHUYỂN SANG HSĐC

Trang 30

I.3.3 Phương pháp nghiên cứu

Kiểm tra công việc nội nghiệp

Xây dựng hệ thống lưới địa chính,

lưới khống chế đo vẽ

Hoàn chỉnh bản đồ gốc Xác định ranh giới hành chính

Nghiệm thu và đánh giá thành quả

Tính toán diện tích

Công tác chuẩn bị

Chọn lọc các yếu tố địa chính

Kiểm tra chất lượng đo vẽ ngoài trời

Khảo sát thiết kế kỹ thuật

Đo vẽ chi tiết

Trang 31

Sơ đồ 1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc

Trang 32

Cụ thể gồm có các công đoạn sau:

* Công đoạn chuẩn bị:

- Thu thập số liệu, tài liệu bản đồ, nghiên cứu quy trình, quy phạm hiện hành, các văn bản pháp lý, điều tra tình hình đặc điểm khu đo

- Kiểm tra thiết bị máy móc, đánh giá khả năng sử dụng

- Chuẩn bị và bố trí nhân lực, thời gian, biện pháp tổ chức, và triển khai kế hoạch thực hiện

- Dự trù kinh phí và những tình huống khác có thể xãy ra

* Công đoạn thiết kế:

- Khảo sát thực địa, đánh giá tình hình địa bàn khu đo

- Xem xét khả năng sử dụng hệ thống lưới khống chế cấp cao

- Thiết kế sơ bộ lưới khống chế địa chính

- Thiết kế kỹ thuật đo vẽ chi tiết

- Lập phương án KTKT khu đo và trình duyệt

* Công đoạn thi công

- Xác định ranh giới hành chính, phạm vi ranh giới khu đo

- Triển điểm thiết kế lưới khống chế đo vẽ ra thực địa, tiến hành chọn điểm chôn mốc, dựng tiêu

- Đo đạc hệ thống lưới khống chế

- Xử lý số liệu, tính toán bình sai, vẽ sơ đồ hệ thống lưới khống chế

- Tiến hành đo vẽ chi tiết, biên tập BĐĐC cơ sở, đánh số thửa, kết hợp lập sổ dã ngoại

- Kiểm tra chất lượng đo vẽ ngoại nghiệp cần sản xuất

- Lập sổ mục kê, biểu tổng hợp diện tích

* Dựa vào quy trình trên và qua khảo sát thực địa, BĐĐC thị trấn Tân Phú được thành lập theo sơ đồ sau:

Trang 33

Sơ đồ 2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính thị trấn Tân Phú

(Nguồn: Phương án KTKT thành lập bản đồ địa chính thị trấn Tân Phú)

Khảo sát, chuẩn bị tài liệu dụng cụ đo đạc

Xây dựng lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ

các cấp, kiểm tra lưới

Thu thập các loại giấy tờ pháp lý liên quan đến thửa đất, xác định ranh giới thửa đất cùng với

Vẽ lược đồ, xác định các góc ranh đất và các địa vật khác, lập sổ điều tra dã ngoại, đo vẽ chi tiết

Chuyển số liệu đo đạc vào máy, thể hiện ranh giới pháp lý thửa đất, tính diện tích và biên tập

Giao nộp sản phẩm đo đạc bản đồ

Trang 34

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ

II.1.1 Phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ

Khởi của đường chuyền kinh vĩ nói chung là các điểm khống chế tối thiểu cao

hơn 1 cấp trở lên Đường chuyền kinh vĩ có thể xây dựng theo dạng đường chuyền đơn

hoặc lưới có nhiều điểm nút, song nên xây dựng lưới có nhiều điểm nút dựa trên các

điểm toạ độ cấp cao

Lưới khống chế đo vẽ của khu đo được thiết kế dưới dạng mạng lưới đường

chuyền có nhiều điểm nút.Toạ độ các điểm lưới khống chế đo vẽ có thể được xác định

bằng phương pháp đo GPS hoặc phương pháp toàn đạc Trong đề tài này xin đề cập

đến phương pháp toàn đạc

Máy đo góc, cạnh đường chuyền kinh vĩ trong phương án này chỉ dùng các máy

toàn đạc điện tử, chủ yếu là các máy: SET 510, GTS 220, GTS 226…và các máy có độ

chính xác tương đương Các yêu cầu kỹ thuật đối với đường chuyền kinh vĩ cấp 1, 2

được quy định như sau:

Bảng 1: yêu cầu kỹ thuật của lưới đường chuyền kinh vĩ

8 Sai số trung phương đo cạnh sau

11 Sai số khép góc giới hạn trong

đường chuyền không lớn hơn 30” n 30” n

(Nguồn: Quy phạm thành lập BĐĐC)

- Đối với đường chuyền chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa các

điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đã quy định ở bảng trên

- Số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh

Trang 35

- Sai số trung phương đo cạnh trong đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0.010m

- Sai số khép góc trong đường chuyền không được vượt quá đại lượng:

F = 2mβ n (mβ là sai số trung phương đo góc, n là số góc trong đường chuyền)

- Lưới đường chuyền kinh vĩ đựơc bình sai bằng phương pháp gần đúng bằng các phần mềm bình sai đã được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cho phép sử dụng

- Số lần đo góc, cạnh được quy định như sau:

+ Đối với máy toàn đạc điện tử có độ chính xác đo góc từ 1” đến 5” thì góc của đường chuyền kinh vĩ 1,2 đo 1 lần đo Chênh lệch giữa 2 nữa lần đo và chênh lệch hướng quy “0” phải ≤ 20” Đối với máy có độ chính xác từ 6” đến 10” thì đo 2 lần đo, giữa các lần đo thay đổi bàn độ đi 900 Nếu trạm đo có từ 3 hướng trở lên phải đo theo phương pháp toàn vòng

+ Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ được đo 2 lần riêng biệt ở một đầu cạnh, mổi lần đo phải ngắm lại mục tiêu, chênh lệch kết quả giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy) Hệ số cải chính nhiệt độ áp suất, hằng số K được cài đặt trực tiếp vào máy

để xác định ra giá trị cạnh Trong số đo không cần ghi nhiệt độ áp suất

Áp dụng phương pháp đo đơn giản để tiến hành đo:

Đặt máy tại trạm đo, tiến hành dọi tâm, cân bằng máy, nhập trạm đo, điểm định hướng Nữa lần đo thuận kính: quay máy ngắm chính xác điểm định hướng thông qua gương, tiến hành quy 0 cho điểm định hướng và đo khoảng cách, khoảng cách từ máy đến điểm định hướng là khoảng cách ngang từ máy đến gương Quay máy ngắm chính xác điểm trạm đo tiếp theo, đo góc và khoảng cách Nữa lần đo đảo kính: Đảo ống kính, quay máy ngắm điểm trạm đo, đo khoảng cách sau đó tiếp tục đo điểm định hướng, hết 1 lần đo Nếu máy có độ chính xác 6”-10” thì tiến hành đo lần thứ 2

Trong trường hợp đặc biệt như khi gặp các khu vực rậm rạp, không thể đo nối với các điểm khống chế cấp cao hơn thì cho phép bố trí đường chuyền kinh vĩ cấp 2 treo Khi bố trí đường chuyền treo cần chú ý các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

+ Khởi của đường chuyền kinh vĩ treo phải là điểm cấp cao hơn

+ Đường chuyền kinh vĩ treo phải đo theo chiều “thuận, nghịch” , giá trị đưa vào tính toán và giá trị trung bình của lần đo “thuận, nghịch”

+ Số cạnh trong đường chuyền không quá 4 cạnh

+ Số cạnh đưa vào tính toán là giá trị trung bình đo đi và đo về Chênh lệch giá trị đo “thuận, nghịch”: Đối với góc không quá 30”, đối với cạnh Fs/S không quá 1/3000

Vị trí các điểm khống chế đo vẽ bố trí ở thực địa phải đảm bảo thuận tiện cho việc đo góc cạnh và đo chi tiết sau này Các điểm khống chế đo vẽ phải được lưu giữ trong suốt quá trình thi công và phục vụ kiểm tra, nghiệm thu bản đồ

* Tăng dày lưới khống chế:

Trang 36

Khi mật độ tram đo không bảo đảm, cần phải tăng dày lưới khống chế tọa độ bằng phương pháp đường chuyền toàn đạc và điểm dẫn Điểm khởi của đường chuyền toàn đạc và điểm dẫn là các điểm của đường chuyền kinh vĩ cấp 2 trở lên Các chỉ tiêu của đường chuyền toàn đạc tuân theo các quy định sau:

Trang 37

Bảng 2: Chỉ tiêu của lưới đường chuyền toàn đạc

Tỷ lệ bản đồ Chiều dài lớn nhất

của đường chuyền Chiều dài cạnh lớn nhất Số cạnh tối đa trong đường chuyền 1:500 200m 100m 4 1:1000 300m 150m 6

(Nguồn: Phương án KTKT đo vẽ BĐĐC khu vực thị trấn Tân Phú)

Cạnh đường chuyền toàn đạc lấy số đọc đến 01mm hoặc 05mm tùy theo khả năng của máy Cạnh được đo đi, đo về chênh lệch về giá trị cạnh giữa đo đi và đo về không quá 1/300 của chiều dài cạnh đo

Góc trong đường chuyền đo 1 lần đo, số đọc 01” hoặc 05” tùy theo khả năng của máy

Sai số khép góc trong đường chuyền không được vượt quá:

fb= ± 60” n ; n là số góc trong đường chuyền

Sai số khép đường chuyền toàn đạc không được vượt quá:

Fs= ± S/400 n

Trong đó: S là chiều đi của đường chuyền (m)

n là số cạnh trong đường chuyền

Điểm dẫn được phát triển từ các điểm kinh vĩ cấp 2 trở lên, phải đo góc tới 2 điểm định hướng trong đó có một điểm để kiểm tra Chiều dài cạnh điểm dẫn ≤ 100m đối với tỷ lệ 1:500, ≤ 150m đối với tỷ lệ 1:1000 Cạnh được đo đi, đo về, độ chính xác như đo cạnh đường chuyền toàn đạc Tọa độ của điểm dẫn được tính trực tiếp trong phần mềm chuyển vẽ

II.1.2 Bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ

Vào chương trình Norton Commander để khởi phần mềm bình sai

Trước khi nhập số liệu phải đưa tất cả các số liệu lên sơ đồ Để tính cho một lưới nào nên tạo riêng cho lưới đó một thư mục bằng lệnh MD của DOS hoặc F7 trong NC Các công việc tính toán sau đó được thực hiện trong mục này

Dùng các chương trình IPD.exe, IPG.exe để nhập số liệu Bình sai gần đúng bằng chương trình GD.exe, bình sai chính xác bằng chương trình CX.exe Chương trình tự động tính số cải chính độ cao để đưa cạnh về mặt Elipsoid và tự động tính số cải chính chiếu hình Gauss để đưa cạnh từ mặt Elipsoid về mặt chiếu Gauss vì vậy chỉ cần nhập cạnh đo nằm ngang (khoảng cách ngang D)

Các thao tác thực hiện được tiến hành theo những bước sau:

Trang 38

Nhập số liệu đo

Bình sai

Tạo File tọa độ gốc(TDC) Tạo File khai báo điểm khởi cho lưới(KBK)

Tạo File đường tính

Sơ đồ 3: Các thao tác bình sai lưới đường chuyền

Cụ thể các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nhập số liệu đo

Trong thư mục làm việc gõ lệnh IPD để nhập số liệu đo (góc đo, cạnh đo) cho từng đường đơn Số hiệu điểm dùng trong tính toán phải là số nguyên (<32167) và không trùng nhau trong lưới; Tên điểm là tên đầy đủ trên mặt mốc (ví dụ TPH-01) không dài quá 8 ký tự

Để kết thúc 1 đường nhập gõ vào số hiệu điểm âm Lúc này chương trình sẽ quay lại nhập góc, sau đó nhập cạnh

Cạnh nhập vào là cạnh đo nằm ngang

Góc nhập vào là góc đo phía bên trái đường nhập; Nếu nhập góc bên phải thì gõ dấu (-) trước trị góc Trị góc nhập vào gõ dấu (.) sau phần độ, sau đó là 2 ký số cho phần phút, các số tiếp theo cho phần giây và lẻ giây Ví dụ: góc 154 độ 05 phút 32.5 giây thì nhập vào dạng 154.05325

Khi đã nhập hết số liệu đo các đường, nhập các góc tại các nút (có tên 3 hướng đo) bằng chương trình IPG.exe Nhập số hiệu điểm (SHD), số hướng đo, hướng mở đầu, số hiệu và trị hướng của từng hướng

Sau khi nhập hết số liệu đo của các đường và các nút, trong thư mục làm việc chương trình đã tự tạo ra 3 File “G”, “S” và “TENDIEM” Vì vậy không được đặt tên file nào trùng với 3 tên trên để khỏi mất số liệu

Bước 2: Tạo file tọa độ gốc (TDG)

Để tạo mới file này bạn có thể dùng lệnh của DOS hoặc dùng phím ‘Shift’ + ‘F4’ trong NC Đây là fIle chứa SHD và toạ độ các điểm hạng cao mà trong đó có các điểm làm khởi cho lưới đang tính

Dạng số liệu của file này như sau: Mỗi hàng 1 điểm gồm 3 phần tử: SHD (là số nguyên < 32167) toạ độ X, toạ độ Y Các phần tử cách nhau một khoảng trắng hoặc 1 phím TAB

Bước 3: Tạo file khai báo điểm khởi cho lưới (KBK) File này gồm 3 phần:

Phần 1: Khai báo số cặp điểm khởi có phương vị

Trang 39

Dòng đầu tiên ghi số cặp điểm khởi có phương vị Ví dụ 3 cặp thì ghi số 3

Các dòng tiếp theo mỗi dòng ghi 2 số là số hiệu điểm của từng cặp điểm lấy phương vị; lưu ý ghi SHD điểm nằm trong trước, SHD điểm lấy phương vị ghi sau; và giữa 2 số trên cách nhau ít nhất 1 khoảng trắng hoặc 1 tab

Phần 2: Khai báo số điểm khởi độc lập

Dòng đầu ghi tổng số điểm khởi độc lập có trong lưới

Các dòng tiếp theo mỗi dòng ghi SHD 1 điểm khởi độc lập

Phần 3: Khai báo tổng số điểm nút trong lưới

Phần này chỉ có 1 dòng ghi tổng số điểm nút có trong lưới

Ba phần khai báo trên phải được ghi theo thứ tự như trên

Ví dụ: Ta đặt tên file khai báo khởi là (KBK)

Dòng 3: khai báo cặp điểm 300 và 400

Dòng 4: khai báo cặp điểm 600 và 500

Dòng 5: khai báo có 2 điểm khởi độc lập Như vậy phải có 2 dòng tiếp theo để khai báo 2 điểm này

Dòng 6: 800 là SHD của điểm khởi độc lập thứ nhất

Dòng 7: 900 là SHD của điểm khởi độc lập thứ 2

Dòng cuối cùng: số 5 khai báo cho chương trình biết lưới có 5 điểm nút

Bước 4: Tạo file đường tính

Trước khi tạo file này phải lập sơ đồ lưới Trên sơ đồ này mỗi điểm nút hoặc

điểm khởi độc lập chọn một cạnh phương vị tuỳ ý nhưng phải lưu ý:” Trong một đường nhất thiết không được chọn 2 cạnh phương vị cùng nằm trong” trừ trường hợp

đặc biệt

Dùng 3 ký tự ‘D’, ‘G’ và ‘T’ để phân biệt 3 loại đường sau đây:

‘D’: Để chỉ rằng đường này có 2 cạnh phương vị nằm ngoài

‘G’: Để chỉ đường này có 1 cạnh phương vị nằm ngoài, 1 cạnh phương vị nằm trong

Trang 40

‘T’: Để chỉ đường này có 2 cạnh phương vị cùng nằm trong (Đây là trường hợp đặc biệt dùng để tính đường đơn nối giữa 2 điểm khởi không có phương vị hoặc đường tính trong lưới khi lưới không có phương vị khởi nào)

Sau khi đã đánh dấu đầy đủ các cạnh phương vị trên sơ đồ bắt đầu tạo File đường tính

Trong File này khai báo lần lượt tất cả các đường trong lưới không cần theo thứ

tự, đường nào trước cũng được; nhưng trong mỗi đường phải tuân theo nguyên tắc sau: Đối với đường nối với cạnh KHỞI CÓ PHƯƠNG VỊ nhất thiết phải khai báo từ phương vị KHỞI này vào trong

Đối với đường loại ‘G’ nhất thiết phải khai báo đường tính từ phía CẠNH PHƯƠNG VỊ NGOÀI đến phía CẠNH PHƯƠNG VỊ TRONG

Bắt đầu khai báo đường tính cho mỗi đường là 1 dòng chỉ có 1 ký tự kiểu đường (D,G hoặc T)

Mỗi dòng tiếp theo là SỐ HIỆU ĐIỂM (SHĐ) của từng điểm liên tiếp trong đường; chiều khai báo tuân theo nguyên tắc trên

Kết thúc mỗi đường là một dòng trong đó có ghi một số ÂM bất kỳ

Kết thúc đường cuối cùng cũng là kết thúc File đường tính

Bước 5: Bình sai

Sau khi thực hiện xong các bước trên ta có thể tiến hành bình sai Lưới khống chế đo vẽ được bình sai bằng phương pháp bình sai gần đúng

Trong thư mục làm việc gõ lệnh ‘GD’

Sau thông báo mở đầu gõ phím bất kỳ để vào chương trình

Chương trình sẽ yêu cầu lần lượt gõ vào các thông tin sau đây:

1- Tên file TOẠ ĐỘ GỐC

2- Tên file KHAI BÁO CÁC ĐIỂM KHỞI

3- Tên file ĐƯỜNG TÍNH

4- Sai số trung phương đo góc theo quy phạm đối với cấp hạng của lưới 5- Đặt tên file BẢNG TÍNH

6- Đặt tên file THỐNG KÊ TOẠ ĐỘ sau bình sai gần đúng

7- Đặt tên file tính cải chính cạnh (cái chính độ cao và chiếu hình Gauss) 8- Đặt tên file sẽ sử dụng làm KHỞI cho bình sai chính xác sau này

9- Nhập tên của người thực hiện

Nếu chương trình không có lỗi gì thì sau khi tính xong màn hình xuất hiện câu thông báo “ĐÃ TÍNH XONG”; ấn phím bất kỳ chấm dứt chương trình

Mở các file kết quả để xem và in

Cuối file toạ độ sau bình sai có ghi sai số trung phương đo góc trước bình sai và sai số trung phương trọng số đơn vị sau bình sai Hai số này theo quy phạm không được sai khác nhau 1.5 lần

Nếu điều kiện trên không thoả mãn, mở file số liệu khởi cho bình sai chính xác (tên được đặt ở bước 8 phần a) sửa dòng cuối cùng như sau:

Dòng cuối cùng của file này có 3 số: số đầu là sai số trung phương đo góc trước bình sai; số thứ 2 là sai số trung phương tương đối đo cạnh trung bình của lưới, số thứ

3 là sai số trung phương đo cạnh Chỉ được sửa số thứ 2 để thay đổi trọng số Nếu tăng

số này lên thì sẽ làm tăng sai số trung phương trọng số đơn vị và ngược lại

Sau khi sửa số thứ 2 này, lưu file lại và tiến hành bình sai chính xác lại

Ngày đăng: 03/10/2018, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w