Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình, phương pháp đo đạc thành lập bản đồ địa chính theo quy phạm mới nhất của BTNMT được ban hành ngày 10/11/2008 bằng việc ứng dụng các công nghệ mới t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ
1:1000 VÀ 1:2000 KHU ĐO XÃ LONG VĨNH, HUYỆN CHÂU THÀNH,
Trang 22010-BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH
DANH THANH TỒNG
ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ
1:1000 VÀ 1:2000 KHU ĐO XÃ LONG VĨNH, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH TÂY NINH
Giáo viên hướng dẫn: TS NGUYỄN VĂN TÂN
(Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
Ký tên………
-TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm
Trang 32010-Lời đầu tiên cho con được tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ, người đã có công sinh thành và nuôi con khôn lớn, đó là công ơn mà suốt cuộc đời này con phải trân trọng và đền đáp thật xứng đáng
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian bốn năm học tại trường
Em xin gởi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô khoa Quản Lí Đất Đai và Bất Động Sản trường Đại học Nông Lâm tận tình giúp đỡ tận tình em hoàn thành tốt dề tài
Đặc biệt em xin gửi cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Tân, là người đã động viên, hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Xí nghiệp Trắc Địa Bản
Đồ 305-Công ty Đo Đạc Địa Chính và Công Trình, các anh em trong tổ đo đạc địa chính, đặc biệt là Anh Nguyễn Văn Sơn đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này
Mặc dù đã rất cố gắng, song vẫn còn những nhiều thiếu sót rất mong
sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị và các bạn
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người
Trang 4Sinh viên thực hiện: Danh Thanh Tồng, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Đề tài: “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000 khu đo xã
Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.”
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Tân, Trưởng khoa Quản lý Đất đai và
Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
BĐĐC là tài liệu quan trọng hàng đầu trong viêc quản lý hành chính về đất đai Trong đó, công tác đo đạc thành lập BĐĐC là bước đi đầu tiên vô cùng cần thiết trong lĩnh vực quản lý đất đai đặc biệt là đối với những địa phương chủ yếu còn sử dụng nguồn tài liệu bản đồ giấy để quản lý như trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình, phương pháp đo đạc thành lập bản đồ địa chính theo quy phạm mới nhất của BTNMT được ban hành ngày 10/11/2008 bằng việc ứng dụng các công nghệ mới trong đo đạc và xử lý số liệu đo bằng các phần mềm chuyên ngành
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề sau:
Nghiên cứu quy trình, quy phạm hiện hành, Luận chứng KTKT và kế hoạch thi công đã được phê duyệt
Xây dựng hệ thống lưới địa chính bằng công nghệ GPS và hệ thống lưới khống chế đo vẽ khu đo xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Đo vẽ chi tiết nội dung BĐĐC trích đo
Biên tập BĐĐC và bảng thống kê tổng hợp diện tích các loại đất, tên chủ sử dụng Kiểm tra nghiệm thu và đánh giá kết quả đạt được
Kết quả đạt được của đề tài như sau:
Xây dựng được hệ thống lưới địa chính bằng công nghệ GPS theo đúng quy phạm của BTNMT
Xây dựng được hệ thống bản đồ số và bản đồ giấy toàn khu đo gồm 44 mảnh với diện tích 3200 ha
Xuất 44 cuốn số dã ngoại và bảng thống kê diện tích các loại đất phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường, giải tỏa các hộ dân trên địa bàn khu đo
Kết quả đạt được được kiểm tra nghiệm thu đạt chất lượng và đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong luận chứng KTKT
Trang 5Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu : 3
I.1.1 Cơ sở khoa học: 3
I.1.2 Cơ sở Pháp lý: 9
I.2 Đặc điểm khu đo : 9
I.2.1 Vị trí địa lý, phạm vi hành chính: 9
I.2.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên 10
I.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội: 11
I.2.5 Nguồn tài liệu trắc địa, bản đồ hiện có: 12
I.3 Nội dung, phương tiện, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện 13
I.3.1 Nội dung nghiên cứu : 13
I.3.2 Phương tiện nghiên cứu : 13
I.3.3 Phương pháp nghiên cứu : 20
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
II.1 Xây dựng lưới khống chế đo vẽ: 23
II.1.1 Giai đoạn khảo sát thiết kế: 23
II.1.2 Đo đạc đường chuyền kinh vĩ: 24
II.1.3 Tính toán bình sai và đánh giá độ chính xác: 25
II.1.4 Thành quả và nhận xét 31
II.2 Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính: 32
II.2.1 Yêu cầu trước khi đo vẽ 32
II.2.2 Yêu cầu trong đo chi tiết 32
II.2.3 Thao tác tai trạm đo chi tiết 33
II.2.4 Xử lý số liệu trước khi biên vẽ 34
II.3 Biên vẽ, biên tập bản đồ địa chính 34
II.3.1 Quy trình công nghệ biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm FAMIS 35
II.3.2 Các bước cơ bản của FAMIS trong thành lập BĐĐC 36
II.4 Kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm đạt được 54
II.4.1 Kiểm tra kỹ thuật, chất lượng trong quá trình thi công 54
II.4.2 Đối chiếu và so sánh kết quả kiểm tra với thiết kế được duyệt 55
II.4.3 Giao nộp sản phẩm 55
II.4.4 Đánh giá chất lượng sản phẩm 56
II.5 Đánh giá kết quả thực hiện 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
Trang 6BĐ : Bản đồ GPS : Global positioning sytem KT-XH : Kinh tế- xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân KTKT : Kinh tế kỹ thuật CSDL : Cơ sở dữ liệu HSĐC : Hồ sơ địa chính BĐĐC : Bản đồ địa chính BTN&MT : Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Các thông số kỹ thuật của máy toàn đạc điện tử
Bảng 2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ cấp 1,2
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo của phần mềm FAMIS
Sơ đồ 2: Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ của phần mềm FAMIS
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ thành lập BĐĐC bằng phương pháp toàn đạc
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ thành lập BĐĐC cho khu đo xã Long Vĩnh
Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ biên tập Bản đồ Địa chính bằng phần mềm FAMIS
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thành quả tính toán bình sai lưới GPS
Phụ lục 2: Thành quả tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ lưới KVI
Phụ lục 3: Thành quả tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ lưới KVII
Phụ lục 4: Sơ đồ lưới địa chính cơ sở
Phụ lục 5: Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ
Phụ lục 6: Sơ đồ phân mảnh
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tất cả các điều kiện cần thiết để quá trình sản xuất được thực hiện, tạo
ra của cải vật chất, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người thì đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất (SDĐ) của con người ngày càng tăng trong khi đất đai thì hữu hạn, cả về chất lẫn
về lượng Trong thời kỳ đổi mới như hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với việc gia nhập WTO thì nhu cầu SDĐ để phục vụ cho phát triển nền kinh tế xã hội
là vô cùng cấp thiết
Do đó việc thống nhất quản lý tốt về đất đai đến từng địa phương trong cả nước, thực hiện việc giao quyền cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cần phải có một hệ thống HSĐC Trong đó việc xây dựng BĐĐC là công tác mũi nhọn đầu tiên cần thực hiện, là một trong những nhiệm vụ cấp bách của ngành địa chính
Để làm được điều đó, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là phải thành lập BĐĐC, nhằm giúp cho Nhà Nước quản lý chặt chẻ vốn đất, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai và xác định rõ ràng ranh giới đất đai của từng chủ sử dụng trên từng thửa đất Việc quản lý đến từng thửa đất, chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta biết được các thông tin về thửa đất một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời Cụ thể phải biết chủ sử dụng, vị trí, hình thể, diện tích, mục đích sử dụng đất, tọa độ và hàng loạt các thông tin có liên quan khác Do khối lượng thông tin nhiều, đòi hỏi phải làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả và thống nhất từ trung ương đến địa phương
Được sự phân công của khoa Quản lý đất đai và Bất động sản Trường đại học Nông Lâm Tp.HCM, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Văn Tân và sự chấp thuận của Xí Nghiệp Trắc Địa Bản Đồ 305, tôi chọn đề tài: “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000 khu đo xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh” làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Dùng phương pháp toàn đạc, sử dụng máy toàn đạc điện tử kết hợp với các phần mềm chuyên dụng, thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm của ngành nhằm hoàn chỉnh hệ thống BĐĐC, thay thế BĐĐC đã lập trước đây
Trang 8Xác định chính xác ranh giới, vị trí, kích thước, hình thể, diện tích thửa đất của từng chủ sử dụng, hiện trạng quỹ đất, diện tích các mục đích sử dụng đất Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ, phục vụ chức năng quản lý nhà nước về đất đai, thành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố nội dung của BĐĐC như: ranh thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất…
Phạm vi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Ứng dụng phương pháp đo vẽ toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử và các phần mềm chuyên dùng để thành lập bản đồ địa chính số tỉ lệ 1:1000; 1:2000
Trang 9PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu :
I.1.1 Cơ sở khoa học:
1.Các Khái niệm và định nghĩa liên quan:
Bản đồ địa chính gốc:( Bản đồ địa chính cơ sở)
Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo khu vực trong phạm
vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận
Bản đồ địa chính:
Là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận
Thửa đất:
Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh thửa là đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định
Loại đất:
Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất Trên bản đồ địa chính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất theo quy định Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng sử dụng trong khi đo vẽ lập bản đồ địa chính và được chỉnh lại theo kết quả Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Một thửa đất trên bản đồ địa chính chỉ thể hiện loại đất chính của thửa đất
Diện tích thửa đất:
Được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một (01) chữ số thập phân
Trang 10 Hồ sơ địa chính:
Là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính), sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính:
Hệ quy chiếu:
Căn cứ vào quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008,
hệ quy chiếu của Việt Nam được quy định như sau:
+ Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích thước:
+ Điểm gốc hệ toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội
+ Hệ toạ độ phẳng: hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu
+ Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia: Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn Dấu - Hải Phòng
Tỷ lệ bản đồ:
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài đoạn thẳng S trên bản đồ và chiều dài thực S của nó trên thực địa, ký hiệu là 1:Mbd
Trang 11Chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính : phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khăn về giao thông, về kinh tế, về mức độ chia cắt địa hình, về độ che khuất, về quan hệ xã hội… của từng khu vực, mật độ thửa trung bình trên một (01) ha, quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất của từng khu vực trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ cho phù hợp Không nhất thiết trong mỗi đơn vị hành chính xã phải lập bản đồ địa chính ở cùng một tỷ lệ nhưng phải xác định tỷ lệ cơ bản cho đo
vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính xã
Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính quy định như sau:
- Theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính:
+ Khu vực ngoại thành thì tỷ lệ bản đồ quy định là 1:1000, 1: 2000
+ Khu vực đô thị đông dân, có những thửa đất nhỏ hẹp thì tỷ lệ đo vẽ là 1:200, 1:500, 1: 1000
+ Tỷ lệ 1:2000, 1:5000 cho khu vực đất trồng cây hằng năm và các mục đích
sử dụng đất khác
+ Tỷ lệ 1:10000, cho khu đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp
Chia mảnh, đánh số hiệu và ghi tên gọi của mảnh bản đồ:
o Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000
Dựa vào lưới km của hệ tọa độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh
và xích đạo, chia thành các ô vuông Mổi ô có kích thước thực tế là 6x6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 Kích thước hửu ích của bản đồ là 60x60
km ương ứng với diện tích là 3600 ha
Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của tọa độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ Trục tọa
độ X tính từ xích đạo có giá trị X=0 km, trục tọa độ Y có giá trị Y=500km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh
o Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông Mổi ô vuông có kích thước thực
tế là 3x3 km tương ứng với một mảnh bản tỷ lệ 1:5000 Kích thước hữu ích của bản đồ là 60x60 cm tương ứng với diện tích 900 ha
Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10
Trang 12o Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông Mổi ô vuông có kích thước thực
tế 1x1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 100 ha
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông VD: 269564-3 (trong đó 269564 là số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, 3 là số thứ tự ô vuông)
o Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 4 ô vuông Mổi ô vuông có kích thước thực
tế 0,5x0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 25 ha
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a,b,c,d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông VD: 269564-3-c (trong đó 269564-3 là số hiệu mảnh bản đồ 1:2000, c là số thứ tự ô vuông)
o Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 16 ô vuông Mổi ô vuông có kích thước thực
tế 0,25x0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn VD: 269564-3-(10) (trong đó 269564-3 là số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, (10) là số thứ tự ô vuông)
o Chia mảnh BĐĐC xã Long Vĩnh như sau:
Căn cứ theo quy định chia mảnh và đánh số tờ bản đồ của quy phạm thành lập BĐĐC và theo kết quả khảo sát thực địa BĐĐC xã Long Vĩnh được chia làm
Trang 133.Các yếu tố nội dung bản đồ địa chính:
o Điểm khống chế toạ độ và độ cao lưới địa chính
Điểm khống chế tọa độ, độ cao các cấp: Các điểm khống chế toạ độ và độ cao các cấp, hạng thuộc lưới toạ độ và độ cao Nhà nước, các điểm của lưới địa chính, các điểm thuộc lưới đo vẽ có chôn mốc sử dụng lâu dài phải được thể hiện trên bản đồ địa chính Sai số vị trí không lớn hơn 0.1 mm
o Địa giới hành chính và mốc giới hành chính các cấp
- Do yêu cầu đo vẽ BĐĐC theo phạm vi cấp xã, phường và thị trấn nên phải biểu thị chính xác đường ranh giới hành chính xã, phường hoặc thị trấn cũng như mốc giới cụ thể theo Thông Tư 364
- Các cấp đường địa giới trùng nhau thì chỉ biểu thị đường địa giới cấp cao nhất, còn các mốc giới các cấp có trong khu vực đo vẽ thì biểu thị đầy đủ, chính xác Nếu có đường địa giới chưa xác định thì phải vẽ bằng ký hiệu Ký hiệu đường địa giới phải tuân theo quy phạm thành lập BĐĐC Mốc giới biểu thị với sai số vị trí ≤ 0,1mm trên bản đồ
o Ranh giới thửa đất:
Ranh giới, hình dạng, vi trí, kích thước, số thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất của từng thửa Đây là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính, ranh giới mổi thửa đất phải thể hiện khép kín và thể hiện đầy đủ ba yếu tố chính: số thứ tự, diện tích
và mục đích sử dụng đất
o Hệ thống đường giao thông
Trên BĐĐC tất cả các đường giao thông phải biểu thị đầy đủ và chính xác theo tỷ lệ đo vẽ và theo bảng phân loại của nó (Chú ý: Tuỳ theo tỷ lệ bản đồ mà thể hiện các đối tượng theo tỷ lệ hay bán tỷ lệ)
Tất cả các đường giao thông có vật liệu rải mặt đều phải ghi chú đầy đủ Ngoài ra, còn phải thể hiện các ký hiệu công trình liên quan đến giao thông như: cầu cống, kho bãi, bến xe…
o Yếu tố thủy văn
Hệ thống thủy văn: Các yếu tố thuỷ văn như hệ thống sông, suối, kênh mương, ao hồ, đập chứa nước phải được thể hiện trên bản đồ Đo theo mức nước cao nhất hoặc thấp nhất tại thời điểm đo vẽ Sông ngòi, kênh mương thì phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy Độ rộng kênh mương lớn hơn 0,5mm phải thể hiện 2 nét, nếu nhỏ hơn thì phải thể hiện 1 nét theo tim của nó Khi vẽ trong các khu dân cư thì phải thể hiện chính xác các rãnh thoát nước công cộng
Trang 14o Dân cư
Dân cư là yếu tố rất quan trọng thể hiện trên BĐĐC thông qua loại đất ở Việc biểu thị vùng đất ở phải chính xác về vị trí, khoảng cách và diện tích của thửa đất Bởi giá trị kinh tế của thửa đất rất cao, đồng thời đất ở chiếm phần lớn trong giao dịch thị trường bất động sản
Trên BĐĐC phải thể hiện và ghi chú đầy đủ tên các cơ quan công sở, xí nghiệp, nhà máy, khu văn hóa, thể thao, nhà thờ… nhằm phục vụ công tác thống
kê đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
o Các địa vật độc lập, định hướng ( kinh tế–xã hội )
Thường trên bản đồ các đối tượng kinh tế – xã hội ( nhà máy, nhà thờ, trường học, bệnh viện,…) đều có ranh giới thửa đất và các công trình xây dựng chúng, người ta sử dụng các ký hiệu tương ứng của các đối tượng bố trí vào trung tâm đồ hình của công trình đó và đều phải ghi chú tên gọi trong phạm vi ranh giới thửa đất
o Mốc giới và chỉ giới quy hoạch
Tất cả các dự án đã được phê duyệt đều phải tiến hành đo vẽ cắm mốc giới
và xác định đường chỉ giới trên bản đồ Biểu thị mốc giới, chỉ giới hành lang đê điều đường dây tải điện và các khu vực cấm khác
o Yếu tố địa hình
Trên BĐĐC không biểu thị điểm độ cao, đường đồng mức, chỉ được vẽ ở những khu vực đặc biệt như: trung du, miền núi Đường đồng mức vẽ màu nâu, lực nét 0,25mm và chỉ vẽ đường đồng mức cái
Trang 15I.1.2 Cơ sở Pháp lý:
[1] Quyết định số 866/QĐ ĐC ngày 29/12/1997 của tổng cục trưởng tổng
cục địa chính về việc ban hành định mức Kiểm tra kỹ thuật đo đạc thành lập BĐĐC
[2] Kí hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do tổng
cục địa chính (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) ban hành theo quyết định 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999
[3] Thông tư 937/2001/TT TCĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục Địa Chính
hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000
[4] Nghị định số 12/2002/NĐ/NĐ-CP ký ngày 22/1/2002 của chính phủ về
hoạt động đo đạc bản đồ
[5] Quyết định 05/2007/QĐ-BTNMT, ngày 27/2/2007 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ toạ độ quốc tế WGS-84 và hệ toạ độ quốc gia VN-2000
- Phía bắc giáp xã Long Thành Nam - huyện Hòa Thành
- Phía tây giáp xã Ninh Điền - huyện Châu Thành
- Phía tây bắc giáp xã Thanh Điền - huyện Châu Thành
- Phía đông giáp xã Trường Đông - huyện Hòa Thành
- Phía đông bắc giáp xã Trường Tây - huyện Hòa Thành
- Phía đông nam giáp xã Giang - huyện Gò Dầu
- Phía nam giáp xã Long Chữ - huyện Bến Cầu
Trang 16Từ tháng 9 đến hết tháng 12 hàng năm, các khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông thường ngập nước trên diện tích rộng ảnh hưởng nhiều đến tiến độ đo vẽ bản đồ
2 Địa chất :
Đất đai vùng dân cư nông thôn và đa số đất nông nghiệp chủ yếu thuộc nhóm đất thịt pha cát, nền đất ổn định và chịu lực tốt thuận lợi cho công tác chôn mốc, bảo quản mốc Riêng phần dọc theo sông Vàm Cỏ Đông của huyện ở vùng đất thấp chuyên trồng lúa có một số ít là đất thịt vào mùa mưa thường bị ngập lụt,
độ ổn định và khả năng chịu lực không tốt
Trang 17Trong khu dân cư các xã thực phủ tương đối dày đặc Ở khu vực dân cư và
giáp khu dân cư hầu hết là vườn tạp trồng cây lâu năm như điều, nhãn, xoài, tầm vông…xen lẫn một ít trồng hoa màu, mức độ che khuất khoảng 75% rất khó khăn cho việc chọn điểm và đo ngắm Ở khu vực đất nông nghiệp chủ yếu là trồng mía vào thời gian từ tháng 8 đến tháng 11, ở tuổi trưởng thành mía có chiều cao từ 1,5 đến 2 m Vì vậy vào thời gian này ở những khu vực trồng mía rất khó chọn điểm địa chính cũng như đo chi tiết Ngoài ra còn một số diện tích trồng lúa tầm thông thoáng tốt tuy nhiên về mùa mưa thường ngập nước khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển trang thiết bị
5 Khí hậu:
Xã Long Vĩnh chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới, số giờ nắng
trong năm khoảng 2700 giờ nên nhiệt độ và độ bức xạ khá cao Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 270 C, độ bốc hơi nước đạt từ 5mm/ ngày trở lên Khí hậu phân chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 cho đến tháng 4 của năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1520 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa
I.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội:
1 Hiện trạng đất đai:
Tình hình sử dụng đất đai của nhân dân địa phương trong những năm gần đây diễn ra tương đối phức tạp Đất nông nghiệp hầu hết đã được cấp giấy theo tài liệu bản đồ 299 song tình trạng sang nhượng, mua bán đất đai bất hợp pháp rất phổ biến Bản đồ 299 và sổ mục kê đất đai khu vực đất nông nghiệp được lập từ những năm của thập kỷ 80 nhưng không được cập nhật nên không còn phù hợp với hiện trạng sử dụng Hình thể thửa đất đã thay đổi nhiều do tách hoặc gộp thửa Tên chủ
sử dụng đất của nhiều thửa đất đã thay đổi do sang nhượng hoặc đổi thửa Nhiều thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm gần giáp khu dân cư đã chuyển đổi mục đích sang trồng cây lâu năm
Trang 182 Kinh tế xã hội:
Hiện tại, nền kinh tế các xã còn lại chủ yếu dựa vào nông nghiệp như canh tác lúa, màu,trồng cây công nghiệp… Tuy vậy, trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay, tỉnh đã có những kế hoạch cụ thể để phát triển nhanh chóng nền nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ , du lịch xứng đáng với tiềm năng của xã trong khu vực
3 Y tế :
Trong khu đo không có bệnh viện cấp huyện mà có hệ thống trạm xá của
xã Trong các năm gần đây không có dịch bệnh nào nguy hiểm trong địa bàn Tuy nhiên do giao thông hạn chế, đơn vị thi công cần chủ động các loại thuốc phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh khác
4 Giao thông :
Trên địa bàn toàn xã có một tỉnh lộ nhựa nối liền với xã Ninh Điền, còn lại giao thông trong xã chỉ có các đường đất đỏ liên xã và các đường liên ấp Hệ thống giao thông hạn chế cả về số lượng cũng như chất lượng Đường liên ấp và một số đường liên xã thường ngoằn nghèo tầm thông hướng hạn chế, mùa mưa mặt nền thường nhão, trơn ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công
Giao thông đường thủy chủ yếu tập trung dọc theo sông Vàm Cỏ Đông
5 Dân cư:
Dân cư phân bố thành từng cụm rải rác đều trên địa bàn xã chủ yếu là dọc theo các tuyến giao thông , nhà ở phân bố không theo quy hoạch, đan xen với các vùng đất canh tác nông nghiệp Đa số dân cư là người địa phương, dân tộc Kinh và một số ít KhơMe, tôn giáo chủ yếu đạo Phật Đời sống kinh tế tương đối ổn định, tình hình an ninh trật tự tốt
I.2.5 Nguồn tài liệu trắc địa, bản đồ hiện có:
1 Tư liệu trắc địa :
- Lưới địa chính: Trong toàn khu đo có 2 điểm ĐCI : CTI-05, CTI-06 Các điểm này được thiết kế thông hướng với nhau và đo bằng công nghệ GPS do Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305- Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thi công năm 2003
- Sau khi khảo sát thiết kế và lập phương án kinh tế kĩ thuật thì Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305 – Công ty đo đạc Địa chính và Công trình đã thi công tiếp 26 điểm địa chính cơ sở nữa để phục vụ cho công tác đo vẽ và thành lập bản đồ xã Long Vĩnh có đính kèm phụ lục tọa độ các điểm địa chính cơ sở xem phụ lục 1
Trang 192 Tư liệu bản đồ :
Bản đồ địa chính một phần đất của xã Long Vĩnh chủ yếu là đất thổ cư được thành lập các năm 2000, 2001 theo hệ tọa độ HN-72
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 lưới chiếu Gauss kinh tuyến trung ương 1050
do Tổng Cục Địa chính xuất bản năm 1997 được dùng để khảo sát, thiết kế lưới địa chính cấp II, tỷ lệ đo vẽ bản đồ
Bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/5.000 được can vẽ và chỉnh lý từ ảnh máy bay không có tọa độ, so với hiện nay đã biến động nhiều nên chỉ dùng để tham khảo trong khảo sát lập lưới khống chế đo vẽ và đăng ký đất đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trước đây đã cấp theo tài liệu này
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã tỷ lệ 1/10 000 Tài liệu này cung cấp hiện trạng sử dụng đất và mục đích sử dụng của các thửa đất cho bản đồ địa chính sau này Địa giới hành chính thể hiện trên bản đồ hiện trạng có độ tin cậy cao
- Ngoài ra còn bản đồ địa giới hành chính của các xã, huyện thành lập theo Chỉ thị 364
Nhận xét:
Tất cả các tài liệu trên được lưu giữ và bảo quản tốt đảm bảo cho việc phục
vụ công tác khảo sát thiết kế lưới khống chế đo vẽ, xác định ranh giới hành chính, đăng ký cấp giấy
I.3 Nội dung, phương tiện, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện I.3.1 Nội dung nghiên cứu :
- Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính như sau:
- Xác định ranh giới hành chính xã
- Xây dựng lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ cấp 1, 2
- Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung bản đồ địa chính
- Biên tập bản đồ địa chính
- Kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá chất lượng sản phẩm đạt được
- Đánh giá quy trình công nghệ đo đạc lập Bản đồ Địa chính bằng phương
pháp toàn đạc điện tử
I.3.2 Phương tiện nghiên cứu :
1 Thiết bị đo đạc:
Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tiến độ thi công, tổ đo đạc BĐĐC
xã Long Vĩnh - huyện Châu Thành - tỉnh Tây Ninh sử dụng các thiết bị phục vụ cho công tác ngoại nghiệp chủ yếu máy toàn đạc điện tử: GTS-226, ngoài ra còn
có mia gương, thước thép, thước dây Tất cả các loại thiết bị và máy móc đều được kiểm tra và hiệu chỉnh đảm bảo độ chính xác trước khi đưa vào sử dụng
Trang 20Bảng 1: Các thông số kỹ thuật của máy toàn đạc điện tử
Tên máy Độ phóng đại Độ chính xác đo góc Tầm ngắm trung bình
(Nguồn: hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc GTS-226)
2 Thiết bị xử lí tính toán, biên vẽ bản đồ:
phần cứng:
Máy vi tính Pentium IV, VGA card 256m, Hard Disk 80 GB, Ram 1 GB, màn hình LCD 17 inch Ngoài ra còn có máy in, dây cáp truyền tải dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử vào máy vi tính
phần mềm:
o Phần mềm chế biến máy địa chính máy toàn đạc điện tử:
Là phần mềm trung gian chạy trong môi trường Window Phần mềm được
sử dụng để chế biến các file số liệu đo đạc của các máy toàn đạc điện tử
Phần mềm cho phép định dạng và chuyển đổi để cho ra các file chuẩn liên kết với các phần mềm biên tập bản đồ
o Phần mềm bình sai lưới đa giác:
Phần mềm bình sai được lập trình trên ngôn ngữ PASCAL, C và C++ do phòng Kỹ thuật- Công nghệ Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình viết chạy trên hệ điều hành MS-DOS
Phần mềm gồm có bốn file :
- CX.EXE được dùng để bình sai chính xác lưới đa giác
- GD.EXE được dùng để bình sai gần đúng lưới đa giác
- IPD.EXE khai báo số liệu góc cạnh tại các điểm trạm máy
- IPG.EXE dùng khai báo số liệu góc cạnh tại các điểm nút
Chương trình này ngày càng hoàn thiện hơn để ứng dụng cho việc xử lí mạng lưới trắc địa với các tính năng như sau:
Trang 21- FAMIS : cho phép thực hiện các công đoạn từ việc xử lí các số liệu đo ngoại nghiệp đến việc hoàn chỉnh bản đồ địa chính
Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành Địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính bao gồm 2 phần mềm lớn:
+ Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software – FAMIS): có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số
Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành lập một cơ sở dữ liệu về bản đồ và
Chức năng của phần mềm FAMIS: Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm chính :
+ Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo:
Quản lí khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu
Trang 22trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn
Thu nhận dữ liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay như:
- Từ các sổ đo điện tử ( Electronic Field Book ) của SOKKIA, TOPCON
- Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo
- Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM
Xử lí hướng đối tượng: Phần mềm cho phép người sử dụng bật/tắt hiển thị
các thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình, xây dựng bộ mã chuẩn bao gồm mã đối tượng, mã định nghĩa Đồng thời tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử
lí mã
Giao diện hiển thị, sửa chửa rất tiện ích, mềm dẽo: FAMIS cung cấp hai
phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chửa trị đo
Công cụ tính toán: FAMIS cung cấp rất đầy đủ và phong phú các công cụ tính toán như giao hội thuận, giao hội nghịch, vẽ theo hướng vuông góc, dóng hướng, điểm kiểm giao, cắt cạnh thửa… Các công cụ thực hiện đơn giản, chính xác
Xuất dữ liệu : Dữ liệu trị đo có thể được in bằng các thiết bị khác nhau và xuất ra các dạng file dữ liệu khác nhau để trao đổi với các hệ thống phần mềm khác
Quản lý và xử lí các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra
qua tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào thông qua vị trí các điểm đo FAMIS cung cấp công cụ để người sử dụng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chửa và các thao tác chỉnh sửa trên lớp thông tin này
Trang 23Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo của phần mềm FAMIS
Export
Import Chuyển sang file ASCII
Bảng số liệu trị đo Sửa chửa trị đo
Quản lí khu đo
Ghi lại với tên khác Ghi lại
Mở cơ sở dữ liệu trị đo Tạo mới khu đo
Vẽ hình bình hành chia thửa Giao hội nghịch
Ra khỏi trị đo
Cơ sở dữ liệu trị đo
Trang 24+ Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính :
Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau : Từ cơ sở dữ liệu trị đo Từ
các hệ thống GIS khác Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số
Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi Tự động phát hiện các
lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector
Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực
hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả
Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa
chính từ bản đồ gốc Tự động vẽ khung bản đồ địa chính Đánh số thửa tự động
Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về
thửa đất bao gồm : Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận
Trang 25Chức năng làm việc với cơ sở dữ bản đồ thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ của phần mềm FAMIS
Quản lí bản đồ
Hiển thị bản đồ Tạo mới một bản đồ
Kết nối cơ sở dữ liệu
Tự động tìm, sữa lỗi Sữa lỗi Xóa Topology
Kiểm tra thửa nhỏ
Gán thông tin địa chính
ban đầu
Sửa bảng nhãn thửa
Gán dữ liệu từ nhãn Sửa nhãn thửa
Xử lí bản đồ
Vẽ nhãn thửa Tạo bản đồ chủ đề Nắn bản đồ
Ra khỏi FAMIS
liên kết với CSDL HSDC
Cơ sở dữ liệu bản đồ
Trang 26I.3.3 Phương pháp nghiên cứu :
1 Phương pháp chung
Bản đồ được thành lập bằng công nghệ bản đồ số, phương pháp toàn đạc
Sử dụng máy toàn đạc điện tử, thu thập số liệu đo, ứng dụng phần mềm bình sai và Famis để bình sai và biên tập BĐĐC theo quy trình công nghệ và quy phạm thành lập BĐĐC
Xây dựng hệ thống lưới địa chính cơ sỡ
Xây dựng lưới địa chính cấp I ,II
Xây dựng lưới khống chế đo vẽ
Công tác chuẩn bị
Khảo sát thiết kế
kỹ thuật
Tính toán diện tích
Kiểm tra công việc nội nghiệp
Nghiện thu đánh giá sản phẩm
Trang 27Cụ thể gồm có các công đoạn sau:
Công đoạn chuẩn bị:
- Thu thập số liệu, tài liệu bản đồ, nghiên cứu quy trình, quy phạm hiện hành, các văn bản pháp lý, điều tra tình hình đặc điểm khu đo
- Kiểm tra thiết bị máy móc, đánh giá khả năng sử dụng
- Chuẩn bị và bố trí nhân lực, thời gian, biện pháp tổ chức, và triển khai kế hoạch thực hiện
- Dự trù kinh phí và những tình huống khác có thể xãy ra
Công đoạn thiết kế:
- Khảo sát thực địa, đánh giá tình hình địa bàn khu đo
- Xem xét khả năng sử dụng hệ thống lưới khống chế cấp cao
- Thiết kế sơ bộ lưới khống chế địa chính
- Thiết kế kỹ thuật đo vẽ chi tiết
- Lập phương án KTKT khu đo và trình duyệt
Công đoạn thi công:
- Xác định ranh giới hành chính, phạm vi ranh giới khu đo
- Triển điểm thiết kế lưới khống chế đo vẽ ra thực địa, tiến hành chọn điểm chôn mốc, dựng tiêu
- Đo đạc hệ thống lưới khống chế
- Xử lý số liệu, tính toán bình sai, vẽ sơ đồ hệ thống lưới khống chế
- Tiến hành đo vẽ chi tiết, biên tập BĐĐC cơ sở, đánh số thửa, kết hợp lập
Trang 28* Dựa vào quy trình trên và qua khảo sát thực địa, BĐĐC xã Long Vĩnh được thành lập theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ thành lập BĐĐC cho khu đo xã Long Vĩnh, huyện Châu
Thành, tỉnh Tây Ninh.(Nguồn luận chứng kinh tế kỉ thuật )
Khảo sát, chuẩn bị tài liệu dụng cụ đo đạc
Xây dựng lưới khống chế đo vẽ các cấp
Xác định ranh giới thửa đất cùng với chủ sử dụng
Đo vẽ chi tiết, vẽ lược đồ, xác định các góc ranh đất và các địa
vật khác, lập sổ điều tra dã ngoại
Chuyển số liệu đo đạc vào máy và biên tập bản đồ gốc trên máy
vi tính.
Kiểm tra bản vẽ gốc ngoại nghiệp, ghép biên cùng tỷ lệ và khác
tỷ lệ, chỉnh sửa.
Biên tập bản đồ địa chính theo địa giới hành chính
Chỉnh sửa bản đồ gốc, bản đồ địa chính sau đăng ký thống kê
Đóng gói giao nộp thành quả
Nghiệm thu sản phẩm
In và giao nộp sản phẩm công đoạn đo đạc
Đóng gói giao nộp thành quả Đăng ký thống kê cấp giấy chứng nhận QSDĐ
In chính thức bản đồ gốc, bản đồ địa chính
Trang 29PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Xây dựng lưới khống chế đo vẽ:
II.1.1 Giai đoạn khảo sát thiết kế:
1 Xác định ranh giới hành chính khu đo :
Đơn vị thi công phải xác định chính xác ranh giới hành chính theo tài liệu 364/CT cùng với cán bộ địa chính xã Nếu có sai lệch giữa ranh giới sử dụng đất
và ranh giới hành chính theo bản đồ 364 thì phải lập báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Khi biên tập bản đồ thì phải thể hiện cả 2 đường ranh giới trên
Trước khi đo vẽ phải thông báo với địa phương, đơn vị thi công phải lên lịch cụ thể cho từng khu đo để người dân có sự thỏa thuận thống nhất vị trí chính xác ranh đất, trong các khu vực dân cư, vị trí ranh đất phải được đánh dấu bằng cọc, sơn đỏ Khu vực đất canh tác có bờ ruộng không cần đóng cọc ranh
Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dưới dạng đường chuyền đơn, đường chuyền khép kín tạo nhiều điểm nút Đối với khu vực đặc biệt bố trí dạng đường chuyền treo nhưng không vượt quá 2 điểm theo thiết kế kỹ thuật công trình
Các điểm được thiết kế sao cho đảm bảo thuận tiện cho việc đo góc, đo cạnh và đo chi tiết và được đánh dấu bằng cọc gỗ hoặc đinh sắt
Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ cấp 1,2 gồm các chỉ tiêu cơ bản sau:
Trang 30Yếu tố đường chuyền kinh vĩ Chỉ tiêu kỹ thuật
KV1 KV2
Chiều dài lớn nhất của đường chuyền 2000 m 1000 m
Sai số khép tương đối giới hạn đường chuyền 1:4000 1:2000
Chiều dài cạnh đường chuyền
Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai 0.015m 0.015m
Sai số khép góc trong đường chuyền 30’’ n 30’’ n
Số cạnh trong đường chuyền không quá 15 15
Bảng 2: (Nguồn: Quy phạm thành lập BĐĐC, Hà Nội 2008)
II.1.2 Đo đạc đường chuyền kinh vĩ:
Tọa độ các điểm lưới khống chế đo vẽ được xác định bằng phương pháp
phương pháp toàn đạc
Khu đo sử dụng phương tiện đo ngắm máy toàn đạc điện tử GTS-226 có độ
chính xác đo góc 5” để đo lưới khống chế đo vẽ
-Đo góc: dùng phương pháp đo đơn giản với 1 lần đo, chênh lệch giữa hai
nửa lần đo và chênh lệch hướng quy 0 phải nhỏ hơn hoặc bằng 20” Trường hợp
tại trạm đo có từ 3 hướng trở lên thì đo theo phương pháp toàn vòng
Sai số lệch tâm máy không được vượt quá 2mm
Thao tác đo bằng máy toàn đạc điện tử GTS-226:
+Ấn vào nút POWER để khởi động máy
+Ấn Menu để vào menu các chức năng của máy
+Đầu tiên chọn F1 để đặt tên File lưu số liệu đo, xong rồi tiếp tục chọn:
-F1: để đặt tên Điểm trạm máy
-F2: đặt tên Điểm định hướng
+ Định hướng: quay máy ngắm vào giữa chân gương, khoá bàn độ ngang
rồi chọn F2 (Oset) để đưa góc ngang về 000 00’ 00”, xong chọn F4 để đo cạnh
định hướng
Trang 31+ Định hướng xong, ấn F3 để bắt đầu nhập số hiệu điểm kinh vĩ cần đo Quay máy ngắm vào giữa chân gương đặt tại điểm kinh vĩ vừa nhập, khoá bàn độ rồi nhấn F4 (All) để đo góc, cạnh
Đo xong máy sẽ tự động lưu kết quả vừa đo vào máy
- Đo cạnh: chiều dài cạnh lưới khống chế đo vẽ được đo đồng thời với việc
đo góc Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ được đo 2 lần riêng biệt ở một đầu cạnh, mỗi lần đo phải ngắm lại mục tiêu, chênh lệch kết quả giữa các lần đo ≤2a (a là hằng số của máy)
II.1.3 Tính toán bình sai và đánh giá độ chính xác:
-Ý nghĩa việc tính toán bình sai: Việc tính toán bình sai đường chuyền là xác định toạ độ các điểm đường chuyền Do trong quá trình đo lưới còn có các sai số như là: Góc, cạnh, định tâm máy…Nên trước khi tính toạ độ điểm chính thức cần phát hiện ra các sai số đó, rồi tính toán hiệu chỉnh phân phối các sai số cho các đại lượng theo các điều kiện hình học trong lưới khống chế
Toàn bộ hệ thống lưới đường chuyền tại khu đo được bình sai chặt chẽ bằng phần mềm bình sai lưới đa giác do phòng Kỹ thuật- công nghệ của Công ty Đo Đạc Địa Chính Và Công Trình viết ra, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cho phép sủ dụng
Phần mềm bình sai được lập trình trên ngôn ngữ PASCAL, C và C++, chạy trên hệ điều hành MS-DOS
Phần mềm gồm có bốn file :
CX.EXE được dùng để bình sai chính xác lưới đa giác
GD.EXE được dùng để bình sai gần đúng lưới đa giác
IPD.EXE khai báo số liệu góc cạnh tại các điểm trạm máy
PG.EXE dùng khai báo số liệu góc cạnh tại các điểm nút
Bước 1: Nhập số liệu đo
Trong thư mục làm việc bạn gõ lệnh IPD.exe để nhập số liệu cho từng đường đơn: + Số hiệu điểm dùng để tính toán ( lưu ý số liệu này phải là số nguyên<32167) Tên điểm đầy đủ, ví dụ: 1KV-312 Để kết thúc đường nhập SHĐ bạn gõ dấu âm bất kì
Trang 32+ Sau đó chương trình sẽ quay lại nhập góc, hết góc chương trình sẽ yêu cầu nhập cạnh
+ Góc nhập vào là góc đo phía trái đường nhập ; nếu nhập góc phải thì gõ dấu (-) trước trị góc Trị góc nhập vào gõ dấu chấp (.) sau phần độ , sau đó là phút và giây vd góc 159 độ 24 phút 40 giây nhập vào là 159.2440
+ Cạnh nhập vào là cạnh ngang
Sau khi nhập hết số liệu trị đo của các đường và các nút trong thư mục làm việc chương trình tự tạo 3 file “S” ,”G”và “TENDIEM”