của một số giống ổi Bảng 3.3: Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm khảo sát hiệu quả của dịch trích từ ba loại thảo mộc đến tỷ lệ chết của tuyến trùng Meloidogyne sp.. Bảng 4.3: Tỷ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[[[ \\\
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH BƯỚU RỄ DO
TUYẾN TRÙNG Meloidogyne sp CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỔI
VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ BẰNG CÁC BIỆN PHÁP
SINH HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Họ và tên sinh viên: BÙI THẾ BẢO Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Niên khóa: 2006 - 2010
Tháng 7 năm 2010
Trang 2NGHIÊN CỨU TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH BƯỚU RỄ DO
TUYẾN TRÙNG Meloidogyne sp CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỔI VÀ
KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ BẰNG CÁC BIỆN PHÁP SINH HỌC
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Tác giả
BÙI THẾ BẢO
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật
Giáo viên hướng dẫn TH.S VÕ THỊ THU OANH TH.S ĐẶNG THÙY LINH
Tháng 7 năm 2010
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Ba mẹ đã suốt đời vì con
Chân thành biết ơn
Thạc sĩ Đặng Thùy Linh – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
Thạc sĩ Võ Thị Thu Oanh – Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Thạc sĩ Nguyễn Thành Hiếu – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
Đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học,
Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã dìu dắt, dạy dỗ tôi suốt thời gian theo học tại trường
Lãnh đạo Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, các anh chị trong Viện, đặc biệt các anh chị trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài
Những người bạn đã giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong học tập và động viên giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện đề tài
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8/2010 BÙI THẾ BẢO
Trang 4TÓM TẮT
Bùi Thế Bảo, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
“ Nghiên cứu tính chống chịu bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne sp của
một số giống ổi và khả năng phòng trừ bằng các biện pháp sinh học trong điều kiện nhà lưới”
Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Võ Thị Thu Oanh – Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Thạc sĩ Đặng Thùy Linh – Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 01/2010 – 20/07/2010 tại Viện Cây Ăn Quả Miền Nam được một số kết quả sau:
- Các giống ổi không hạt Mã Lai, Ba Tư, xá lỵ SNG có tính chống chịu khá tốt với bệnh bướu rễ
- Dịch trích từ lá của ba loại thảo mộc (Tagetes patula, Crotalaria breviflora,
C spectabilis) cho hiệu quả tiêu diệt tuyến trùng cao, trong đó loài vạn thọ (Tagetes patula) sử dụng ở nồng độ S cho hiệu quả cao nhất
- Ba loài thảo mộc trên phòng trừ hiệu quả tuyến trùng khi được băm nhỏ vùi vào đất, trong đó hiệu quả nhất là cây vạn thọ
- Nấm Paecilomyces sp Cúc và Paecilomyces lilacinus đối kháng tốt với tuyến trùng Meloidogyne sp., sử dụng hai chế phẩm của 2 nấm trên ở mức 3 gam/chậu 3kg
đất (2,7x108 bào tử/gam) thì hiệu quả cao hơn so với 1 gam
- Chế phẩm sinh học Stop 5DD cho hiệu quả phòng trừ tuyến trùng cao, tương đương với sử dụng thuốc hóa học (Regent 0,3G, Map Logic 90WP, Nokaph 10G)
- Các loại thuốc Nokaph 10G, Regent 0,3G, Map Logic 90WP là các loại thuốc hóa học phòng trị tuyến trùng hiệu quả, trong đó hiệu quả cao nhất là Nokaph 10G
- Meloidogyne sp gây hại trên hầu hết các loại cỏ lá rộng trong vườn ổi bị bệnh
bướu rễ, chưa có ghi nhận trường hợp gây hại trên cỏ hòa bản và chác lác
Trang 5MỤC LỤC
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các bảng và đồ thị vi
Danh sách các hình viii
Danh sách các chữ viết tắt ix
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về cây ổi 3
2.1.1 Đặc điểm sinh học của cây ổi 3
2.1.2 Vai trò của cây ổi 3
2.1.3 Các giống ổi 5
2.1.4 Một số sâu bệnh hại trên ổi 5
2.2 Sơ lược về tuyến trùng Meloidogyne sp 7
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 7
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 8
2.2.3 Thành phần loài và đặc điểm sinh học 10
2.2.4 Đặc điểm gây hại và phát sinh phát triển 11
2.2.5 Phổ kí chủ 12
2.3 Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng Meloidogyne sp 13
2.3.1 Biện pháp sinh học 13
2.3.2 Biện pháp hóa học 17
2.3.3 Biện pháp canh tác 17
2.3.2 Các biện pháp khác 18
Trang 6Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20
3.2 Vật liệu nghiên cứu 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1 Đánh giá tính chống chịu bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne sp của một số giống ổi 21
3.3.2 Khảo sát hiệu quả của dịch trích từ ba loại thảo mộc đến tỉ lệ chết của ấu trùng tuổi 2 Meloidogyne sp 25
3.3.3 Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne sp bằng một số loại chế phẩm sinh học, thảo mộc, thuốc hóa học và sinh học 26
3.3.4 Điều tra xác định sự gây hại của Meloidogyne sp trên các loại cỏ trong các vườn ổi bị bệnh bướu rễ 28
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Đánh giá tính chống chịu bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne sp của một số giống ổi 29
4.2 Khảo sát hiệu quả của dịch trích từ ba loại thảo mộc đến tỉ lệ chết của ấu trùng tuổi 2 Meloidogyne sp 33
4.3 Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne sp bằng một số loại chế phẩm sinh học, thảo mộc, thuốc sinh học và hóa học 40
4.4 Điều tra xác định sự gây hại của Meloidogyne sp trên các loại cỏ trong các vườn ổi bị bệnh bướu rễ 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 7DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 3.1: Các loại thuốc hóa học, chế phẩm sinh học sử dụng trong thí nghiệm Bảng 3.2: Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm đánh giá tính chống chịu
bệnh bướu rễ do Meloidogyne spp của một số giống ổi
Bảng 3.3: Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm khảo sát hiệu quả của
dịch trích từ ba loại thảo mộc đến tỷ lệ chết của tuyến trùng Meloidogyne sp
Bảng 3.4: Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng
trừ bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne sp
Bảng 4.1: Chỉ số bướu rễ của các giống ổi 12 và 22 tuần sau chủng ấu trùng
tuổi 2 Meloidogyne sp
Bảng 4.2: Mật số tuyến trùng Meloidogyne sp trong đất của các giống ổi ở 12
và 22 tuần sau chủng ấu trùng tuổi 2 Meloidogyne sp
Bảng 4.3: Tỷ lệ chết của ấu trùng tuổi 2 dưới ảnh hưởng của dịch trích từ ba loại thảo mộc ở 24 giờ sau chủng
Bảng 4.4: Tỷ lệ chết của ấu trùng tuổi 2 dưới ảnh hưởng của dịch trích từ ba loại thảo mộc ở 36 giờ sau chủng
Bảng 4.5: Tỷ lệ chết của ấu trùng tuổi 2 dưới ảnh hưởng của dịch trích từ ba loại thảo mộc ở 48 giờ sau chủng
Bảng 4.6: Tỷ lệ chết của ấu trùng tuổi 2 dưới ảnh hưởng của dịch trích từ ba loại thảo mộc ở 60 giờ sau chủng
Bảng 4.7: Tỷ lệ chết của ấu trùng tuổi 2 dưới ảnh hưởng của dịch trích từ ba loại thảo mộc ở 72 giờ sau chủng
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các loại tác nhân đến chỉ số bướu rễ và mật số tuyến trùng trong 200ml đất ở 12 tuần sau chủng
Bảng 4.9: Sự gây hại của Meloidogyne sp trên các loài cỏ trong các vườn ổi bị
bệnh bướu rễ
Trang 8Đồ thị 4.1: Diễn biến tỷ lệ chết trung bình của ấu trùng tuổi 2 dưới ảnh hưởng của dịch trích từ lá ba loại thảo mộc qua các thời điểm theo dõi
Đồ thị 4.2: Diễn biến mật số tuyến trùng tuổi 2 trong 200ml đất và chỉ số bướu
rễ dưới ảnh hưởng của các loại tác nhân
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Triệu chứng bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne sp biểu hiện
trên lá
Hình 4.1: Bộ rễ của giống ổi Bôm bị xâm nhiễm nặng với tuyến trùng
Meloidogyne sp ở 12 tuần sau chủng
Hình 4.2: Bộ rễ của giống ổi Không hạt Mã Lai ít bị xâm nhiễm bởi tuyến trùng
Meloidogyne sp ở 12 tuần sau chủng
Hình 4.3: Mức độ biểu hiện bướu rễ ở các nghiệm thức thí nghiệm so với đối
chứng A: Đối chứng; B: Nokaph 10G; C: Tagetes patula; D: Stop 5DD
Hình 4.4: Tuyến trùng Meloidogyne sp gây hại nặng trên diếc không cuống và
dây bát
Trang 11xâm nhập gây hại Trong đó, tuyến trùng nốt sưng rễ (Meloidogyne spp.) là loài phân
bố rộng rãi và kí sinh nhiều cây trồng có giá trị kinh tế quan trọng (Sasser, 1979)
Cây ổi (Psidium guajava), thuộc họ Sim (Myrtaceae) có nguồn gốc ở vùng
nhiệt đới châu Mỹ, hiện nay được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới trên thế giới Cây ổi dễ trồng, năng suất cao giúp nông dân tăng thu nhập Chúng có thể phát triển tốt khi thiếu sự chăm sóc và có thể cho trái quanh năm khi được chăm sóc tốt như tưới nước, bón phân, tỉa cành, … Bên cạnh đó, mô hình trồng ổi xen canh cây có múi là giải pháp khắc phục bệnh vàng lá Greening trên cây có múi do trong lá ổi có chất dimethyl disulfide xua đuổi rầy chổng cánh là vectơ truyền bệnh vàng lá Greening
(Nguyễn Minh Châu và ctv., 2007; Rouseff và ctv., 2008) Do đó, diện tích trồng ổi ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không ngừng tăng lên trong những năm gần đây Theo đó, một số sâu bệnh trở thành dịch hại quan trọng đặc biệt là bệnh thối
rễ đang trở nên rất phổ biến đặc biệt ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, , bệnh làm giảm đáng kể năng suất và phẩm chất trái ổi Trên thế giới, trong suốt một phần tư thế
kỉ qua, sản lượng ổi ở Cuba giảm mạnh do áp lực mật số tuyến trùng Meloidogyne spp
tăng (Silveira và Herrera, 1998)
Trước tình hình bệnh bướu rễ ngày càng trầm trọng, người trồng ổi đã áp dụng các biện pháp phòng trừ, chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học Việc quá lạm dụng thuốc BVTV đã đưa tới những hậu quả không tốt cho môi trường, cây trồng và sức khỏe con người Chính vì vậy, trong xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung thì việc tìm ra giống kháng hoặc chống chịu
Trang 12bệnh bướu rễ do Meloidogyne spp trên cây ổi và nghiên cứu các biện pháp phòng trừ
bằng tác nhân sinh học là việc làm cần thiết
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu tính chống chịu bệnh bướu rễ do Meloidogyne
spp của một số giống ổi và khả năng phòng trừ bằng các biện pháp sinh học trong điều kiện nhà lưới.” được thực hiện
- Tìm ra giống ổi chống chịu hoặc kháng bệnh bướu rễ do tuyến trùng
Meloidogyne sp trong điều kiện nhà lưới
- Tìm ra loại dịch trích thảo mộc có hiệu quả cao trong phòng trừ tuyến trùng
- Tìm ra tác nhân sinh học phòng trừ hiệu quả tuyến trùng Meloidogyne sp gây
hại trên cây ổi trong điều kiện nhà lưới
- Xác định các loại cỏ dại là kí chủ phụ của Meloidogyne sp
1.4 Giới hạn đề tài
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 11/1/2010 đến 20/07/2010
- Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
- Tìm ra giống ổi chống chịu hoặc kháng bệnh bướu rễ do tuyến trùng
Meloidogyne sp và tác nhân sinh học phòng trừ hiệu quả tuyến trùng Meloidogyne sp
trên cây ổi trong điều kiện nhà lưới
Trang 13Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây ổi
2.1.1 Đặc điểm sinh học của cây ổi
Theo Từ điển Bách Khoa Nông Nghiệp (1991), cây ổi là loại cây nhỏ, cao 3 – 5m, cành nhỏ có dạng hình vuông cạnh Lá mọc đối có cuống ngắn hình bầu dục, nhẵn hoặc hơi có lông Phiến lá nguyên, ở mặt trên và mặt dưới có lông mịn Soi lên ánh sáng thấy có túi tinh dầu trong Hoa ổi có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá Quả mọng,
vỏ quả giữa dày Quả có hình dáng thay đổi tùy theo giống, ở đầu quả có sẹo của đài tồn tại sau rụng Quả có rất nhiều hạt hình thận, không đều, màu hơi hung nâu Cây ổi
có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ Hiện nay được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới ở Châu Á và Châu Phi
Ổi có khả năng chịu hạn và chịu chua Đặc biệt ổi có khả năng chịu ngập úng khá Tuy nhiên thích hợp nhất với ổi là đất cát pha, đất phù sa nhiều mùn, có độ pH =
5 – 6
Ổi có thể chịu được khí hậu sa mạc cũng như khí hậu rất ẩm, nhiều mưa Ổi có thể chịu được nhiệt độ thấp đến – 20C Tuy vậy, ổi sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có nhiệt độ trung bình hằng năm 25 – 270C, ẩm độ không khí trung bình
70 – 80%, lượng mưa trung bình hằng năm 1000 – 1200mm
Ở nước ta, ổi trồng được khắp các vùng, nhiều nơi ổi mọc hoang dại Ổi không kén đất, tính thích nghi khá rộng Chúng có thể sống được ở nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất sét, đất cao, đất thấp, đất đồi, đất đồng bằng,… Từ đất tốt đến đất ít màu mỡ ổi đều có thể sinh trưởng và cho quả nhiều hoặc ít ( Vũ Công Hậu, 1996)
2.1.2 Vai trò của cây ổi
Ổi là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tiềm năng mang lại lợi tức cao qua việc tiêu thị tươi và nhất là chế biến Ở đồng bằng Sông Cửu Long, ổi được trồng phổ biến trên đất thổ cư, vườn chuyên canh hay trồng xen với các loại cây ăn trái
Trang 14khác Dễ trồng cộng với giá cả ổn định, ổi đang thật sự khẳng định vai trò kinh tế của mình ở ĐBSCL
Ngoài tiêu thụ dạng tươi, ổi đã được chế biến thành rất nhiều sản phẩm như nước ép ổi, mứt ổi, kẹo ổi, rượu ổi, nhân bánh trái cây, pure ổi… Hai mặt hàng nước
ép ổi và Pure ổi chế biến từ ổi ruột đỏ hiện đang được ưa chuộng trên toàn thế giới đã khẳng định giá trị thương mại của cây ổi
Ổi được xem là loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao nhất trong các loại trái cây nhiệt đới Lượng vitamin C trong ổi còn cao hơn lượng vitamin C trong cam tươi 4 – 10 lần Lá ổi chứa 10% tanin, một ít resin, chất béo và eugenol Nước ép từ lá trị bệnh đau bao tử, trị lãi, tiêu chảy Vỏ cây chứa 27 – 30% tanin được dùng làm thuốc nhuộm vải, thuốc rơ miệng
Ngoài các vai trò trên thì ngày nay cây ổi được biết đến là một cây trồng xen xua đuổi hữu hiệu rầy chổng cánh, vector truyền virus gây bệnh Greening trên cây có múi Trong thành phần lá ổi có các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, trong đó Dimetyl
disufide (DMDS) tạo ra mùi xua đuổi rầy chổng cánh (Rouseff và ctv., 2008)
Theo Nguyễn Minh Châu và ctv (2007), chất ly trích từ Hexan (terpenoid –
nhóm hương ổi) có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh, mật số rầy chổng cánh luôn ở mức rất thấp gần như bằng không
Việc trồng cây có múi xen canh ổi cho mật số rầy chổng cánh, rầy mềm và sâu
vẽ bùa rất thấp so với mô hình trồng thuần Tương tự, mô hình trồng cam sành xen ổi tại Cái Bè (Tiền Giang) cũng làm giảm rõ rệt mật số rầy chổng cánh, ít chi phí trong
phòng trừ rầy mềm, rệp sáp, sâu vẽ bùa (Đỗ Hồng Tuấn và ctv., 2006)
Kỹ thuật trồng xen canh ổi – cây có múi được xem là kỹ thuật thân thiện với môi trường, xua đuổi rầy chổng cánh Sử dụng ổi xá lỵ nghệ hoặc ổi không hạt, cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn (bầu đất không chứa mầm bệnh, tuyến trùng …) Chuẩn
bị đất và trồng ổi trước cây có múi từ 6 – 8 tháng, tỷ lệ ổi : cam sành là 1 : 1, mật độ 2,5 x 2,5m, tức mật độ 1000 cây cam sành/ha và 1000 cây ổi/ha Thu hoạch ổi sau 8 tháng, thu hoạch cam sành sau khi trồng 3 năm (Lê Quốc Điền và Đỗ Hồng Tuấn,
Trang 15Mô hình IPM trồng ổi chuyên canh và trồng xen cây có múi góp phần làm thay đổi nhận thức của nông hộ trồng cây có múi trong việc sử dụng cây giống sạch bệnh,
áp dụng kĩ thuật mới trong canh tác, tăng cường bón phân hữu cơ, giảm phân hóa học, tạo thói quen ghi chép cập nhật vật tư sử dụng là hướng đi đúng góp phần sản xuất ra
trái cây an toàn và làm giảm ô nhiễm môi trường (Đoàn Hữu Tiến và ctv, 2008)
2.1.3 Các giống ổi
Có rất nhiều giống ổi được trồng ở nước ta như ổi sẻ, ổi bôm, xá lỵ Đà Lạt, xá
lỵ ruột đỏ, ruột hồng da sần, ruột hồng da láng, ổi Đài Loan Bên cạnh đó là các giống
ổi không hạt Thái Lan, không hạt Malaysia có vỏ bên ngoài sần sùi, dạng trái có hình cầu hơi lệch tâm, trái không đều, không hạt, thịt giòn, ngon (Bùi Thị Mỹ Hồng, 2006) Ngoài ra, còn có các giống ổi như Bangalore (nguồn gốc ở Ấn Độ), Alahabed Safeda, Elizabeth, Ba tư …
Hiện nay ở ĐBSCL, giống ổi xá lỵ nghệ được trồng nhiều nhất do có những đặc điểm nổi bật như trái to, trái khi thu hoạch có da hơi trắng vàng và láng, ít hạt, thịt dày, giòn, vị chua ngọt, cây cho nhiều trái dẫn đến năng suất cao, trái có phẩm chất ngon nên dễ tiêu thụ, giá bán cao Ổi xá lỵ nghệ có khả năng cho sản lượng rất cao Đối với những vườn được chăm sóc tốt: vườn cây 2 – 4 năm tuổi có thể đạt năng suất 20 – 60 tấn/ha/năm, cây từ 5 năm tuổi trở đi có thể đạt năng suất 70 – 80 tấn/ha/năm (Bùi Thị
Mỹ Hồng, 2006)
2.1.4 Một số sâu bệnh hại quan trọng trên ổi
Cây ổi có thể bị gây hại bởi một số loài côn trùng như sâu đục trái (Conogethes
punctiferalis), ruồi đục trái (Bactrocera dorasalis), rệp sáp phấn (Planococcus lilacinus, Planococcus sp., Pseudococcus sp.), rầy phấn trắng (Aleurodicus disperses)…Đối với các loài côn trùng gây hại trên trái thì biện pháp bao trái được coi
là biện pháp phòng trừ hiệu quả, còn đối với các loài rầy rệp thì cần chú trọng công tác
vệ sinh, cắt tỉa vườn, sử dụng thiên địch, sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết Ngoài
ra, cây ổi còn có thể bị xâm nhiễm bởi các loại nấm như Glomerella psidii gây bệnh thán thư, Phytophthora parasunca gây bệnh thối quả, Physalospora psidii gây bệnh
Trang 16loét thân…Đối với các loài nấm bệnh này thì phòng bệnh là chính, chú trọng yếu tố thời tiết, phòng trừ hiệu quả với các loại thuốc gốc đồng
- Bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne sp
Biểu hiện triệu chứng ở giống ổi xá lỵ là rìa lá nâu tím thành từng mảng, xuất hiện rải rác hay thành từng chùm hay trên toàn tán lá Trên giống ổi không hạt tán lá biểu hiện úa vàng, còi cọc suy dinh dưỡng Hệ thống rễ với đầy những nốt u bướu, nếu cây bị bệnh nặng và lâu những khối u bướu bắt đầu thối rữa Trên giống
ổi xá lỵ, những nốt u bướu to và liền nhau nhưng trên giống ổi không hạt, những nốt u bướu nhỏ và rời rạc (Đặng Thùy Linh và Nguyễn Huy Cường, 2009)
Bệnh này đang ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng trên các vườn ổi xen canh cây có múi ở ĐBSCL với số vườn bệnh khá cao (7/12) mặc dù tuổi cây còn khá nhỏ (2 – 2,5 năm) và tỉ lệ bệnh cũng khá cao (56%) tại Cái Bè – Tiền Giang trên cây ổi xá lỵ hạt (Đặng Thùy Linh và Nguyễn Huy Cường, 2009) Do chưa được nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật rộng rãi nên nông dân hầu hết chưa có sự nhận biết rõ ràng về bệnh này, họ lầm tưởng là do phèn nên không
có biện pháp phòng trị kịp thời
Phòng trị:
Không sử dụng cây giống có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng
Sử dụng giống ổi sạch bệnh, rễ không có nốt sưng và bầu đất không có chứa tuyến trùng
Sát trùng đất trước khi trồng, vệ sinh dụng cụ làm vườn
Sử dụng các loại thuốc như Nokaph 10G, Sincocin 0,56SL + Agrispon 0,56SL …
Trang 17
Hình 2.1: Triệu chứng bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp biểu
hiện trên lá
2.2 Sơ lược về tuyến trùng Meloidogyne sp
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tuyến trùng (Nematodes) được biết đến từ lâu ở Ai Cập khoảng 1500 năm trước công nguyên Nhưng mãi đến thời gian gần đây với sự ra đời của các ngành khoa học khác thì tuyến trùng mới được chú trọng và nghiên cứu nhiều Ngành tuyến trùng mới phát triển gần đây là một ngành rất trẻ so với các ngành khoa học khác nhưng đã
có nhiều công trình nghiên cứu làm mở rộng hiểu biết của con người về sinh vật này
và được thực hiện sớm nhất ở Châu Âu Needham (1743) đã tìm ra được tuyến trùng
Anguira tritici gây bệnh ghẻ trên cây lúa mì Việc xác định loài này gây hại trên cây
trồng và cỏ dại đã lên tới hàng vạn loài Trong đó, tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne
sp là loài gây hại nặng trên nhiều cây trồng
Ước tính thiệt hại năng suất hằng năm trên thế giới do tuyến trùng kí sinh gây
ra trung bình là 12,38% (Saser, 1989) Khoảng 20 cây trồng quan trọng có giá trị cho lương thực và xuất khẩu sự thiệt hại lên đến 14% Đối với các quốc gia phát triển, thiệt hại do tuyến trùng gây ra trên một số cây trồng chủ lực khoảng 8,8%, trong khi đó ở các quốc gia đang phát triển là 14,6% Hằng năm trên toàn thế giới thiệt hại do tuyến trùng gây ra khoảng 77 tỷ USD, chỉ tính riêng Hoa Kỳ thiệt hại khoảng 5,8 tỷ USD (Số liệu tính theo giá trị sản phẩm năm 1984) Trong thực tế con số thiệt hại do tuyến trùng gây ra còn lớn hơn rất nhiều, có thể lên đến 100 tỷ USD (Bhatii và Singh, 1992)
Trang 18Năm 1982, nhóm tuyến trùng Meloidogyne gây hại trên cây thuốc lá ở vùng
Bắc Carolina (Hoa Kỳ) làm giảm 0,77% sản lượng, gây thiệt hại 8.932.000 USD (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
Riêng hồ tiêu thiệt hại do tuyến trùng Meloidogyne spp gây ra đã lên đến 16%
ở các nước trong khu vực Đông Nam Châu Á Đối với các nước nhiệt đới, thiệt hại do tuyến trùng bướu rễ trên một số cây trồng chính cũng rất nặng như: cà chua 29%, cà tím 23%, đậu bắp 22%, hồ tiêu 15%, đậu các loại 28%, cải bắp 26%, khoai tây 24%
(Sasser, 1979) Tại Mexico, thiệt hại do M incognita gây ra trên cà chua, khoai tây, cà phê và bắp có thể làm thất thu năng suất từ 30 – 100% Tại Jamaica, tuyến trùng M
incognita đã làm giảm 20 – 100% năng suất cà rốt, bầu bí, thuốc lá và cà chua (Sosa –
Moss, 1985) Tuyến trùng M incognita cũng được ghi nhận gây hại rất nặng tại Brazil,
chỉ trong hai năm 1976 và 1977 hơn 3 triệu cây cà phê đã bị tiêu hủy vì loài tuyến trùng này (Ferraz, 1985)
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000), nhìn chung tình hình nghiên cứu về tuyến trùng ở nước ta phát triển rất chậm tính đến năm 2000, mới chỉ điều tra phát hiện khoảng 250 loài tuyến trùng kí sinh cây trồng Trong một số loài được phát hiện chỉ một phần có tư liệu đầy đủ được xây dựng tương đối hoàn chỉnh gồm mô tả, hình vẽ, số đo trên mẫu Việt Nam cùng với tiêu bản chuẩn Phần lớn số các loài còn lại mặc dù đã được định danh nhưng chưa có số liệu đầy đủ trên cơ sở mẫu ở Việt Nam và số này vẫn còn được lưu giữ chủ yếu trên tiêu bản cố định
Đối với Meloidogyne spp., việc tập trung đi sâu nghiên cứu về đối tượng dịch
hại này còn rất ít Lĩnh vực tập trung nghiên cứu nhiều nhất chủ yếu là điều tra cơ bản
về sự phân bố của một số loài Meloidogyne
Theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000), đến nay có 5 loài
Meloidogyne hiện diện ở Việt Nam:
- Meloidogyne arenaria phân bố ở Sơn La (thị xã Sơn La), Hải Phòng (Minh
Đức), Nam Hà (Lý Nhân), Thái Bình (Quỳnh Giao)
Trang 19- Meloidogyne cynariensis phân bố ở Lâm Đồng (Đà Lạt)
- Meloidogyne graminicola phân bố ở Nghệ An (Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳnh
Lưu, Nam Đàn)
- Meloidogyne incognita phân bố khắp mọi nơi
- Meloidogyne javanica phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Thái
Bình, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Bình, Lâm Đồng Kết quả điều tra nghiên cứu tuyến trùng nốt sưng ở Hà Nội và một số vùng lân
cận cho thấy tuyến trùng Meloidogyne trên cây họ cải biểu hiện rõ nét nhất Trên các
loại đất điều tra, tuyến trùng gây hại mạnh nhất ở đất cát pha vì loại đất này thích hợp cho tuyến trùng di chuyển dễ dàng trong khi tìm kí chủ và khả năng phản ứng nhanh
hơn với những chất hấp dẫn do cây tiết ra, đáng kể nhất là Meloidogyne incognita gây
hại trầm trọng hơn cả
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Thị Thu Cúc (2002) ghi nhận có
một số loài Meloidogyne hiện diện gây hại trên lúa như M graminicola, M incognita,
M javanica, tuy nhiên loài M graminicola chiếm ưu thế hơn còn các loài khác chỉ
thấy rải rác trên một số chân ruộng cao hoặc ruộng luân canh lúa màu Ngoài gây hại
trên lúa M graminicola cũng được ghi nhận gây hại trên cả đậu nành
Trung tâm cây quả Phú Hộ nghiên cứu và lấy mẫu đất và rễ trên 150 giống
chuối, kết quả cho thấy các loài tuyến trùng Helicotilenchus multicinchus, Pratienchus
coffeae và Meloidogyne incognita là những loài gây hại phổ biến trên chuối
Theo Trịnh Thị Thu Thủy và ctv, (2004) các vườn trồng cây hồ tiêu ở Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum có thể phát hiện thấy 29 loài tuyến trùng thuộc 10 họ khác nhau Trong đó chủ yếu và phổ biến rộng rãi nhất là
Meloidogyne incognita là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh nốt sưng rễ –
vàng lá chết cây hồ tiêu, gây tác hại đáng kể cần được quan tâm nghiên cứu phòng trừ
Ở những vườn cây hồ tiêu nhiễm bệnh, phân tích đất và rễ cây bệnh ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cho thấy có tới 94,95% số mẫu rễ cây và 97,11% số mẫu đất
đều có mặt tuyến trùng Meloidogyne spp với số lượng tuyến trùng tuổi 2 gây bệnh đạt
Trang 20tới mức 253 con trên 5 gam rễ và 255 con trên 100 gam đất Số lượng tuyến trùng ký
sinh nói chung và số lượng tuyến trùng nốt sưng rễ Meloidogyne có thể biến động rất
rõ rệt Ở vùng đất Bazan thường có số lượng tuyến trùng cao hơn vùng đất khác Số
lượng tuyến trùng tuổi 2 Meloidogyne tăng dần vào mùa mưa, đạt tới đỉnh cao nhất
vào tháng 1 và tháng 2 ở vùng Quảng Trị và giảm dần tới số lượng thấp nhất vào mùa khô hạn, nắng nóng từ tháng 5 trở đi đến tháng 8, tháng 9 ở vùng Quảng Trị
Quá trình điều tra theo dõi tình hình sản xuất cây ngưu tất từ một số tỉnh thành
miền Bắc nước ta từ 1994 – 2002 cho thấy tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne spp
xuất hiện và gây hại hầu hết ở cả vụ xuân và vụ thu, đặc biệt trên những chân đất trồng dược liệu quanh năm thuộc các vùng: Thanh Trì, Gia Lâm - Hà Nội, Bình Minh, Nghĩa Trai - Hưng Yên, Hà Trung - Thanh Hoá, Tam Đảo - Vĩnh Yên và Sapa - Lào Cai Xác
định loài tuyến trùng gây hại trên cây ngưu tất là Meloidogyne incognita (Ngô Thị Xuyên, 2002)
2.2.3 Thành phần loài và đặc điểm sinh học
Tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne thuộc họ Heteroderidae Filipjev & Sch Stekhoven, 1941 Cho đến nay người ta đã phát hiện trên 88 loài Meloidogyne hại rễ cây trồng, trong đó quan trọng nhất là các loài M incognita (Kofoid et White, 1919) Chitwood, 1949; M arenaria (Neal, 1889) Chitwood, 1949; M javanica (Treub, 1889) Chitwood, 1949; M graminicola và M hapla Chitwood, 1949
Các loài trên có các đặc điểm chung là:
Con cái hình quả lê dài từ 0,47 – 0,85 mm, rộng từ 0,32 – 0,80 mm, kim chích hút dài 14 – 16 µm
Con đực hình lãi kim dài 0,98 – 1,90 mm, kim chích hút dài 19,6 – 23,6 µm Tuyến trùng tuổi 2 dài 0,35 – 0,47 mm, kim chích hút dài 10 – 20,9 µm
Trứng dài 92 – 104,4 µm, rộng 28 – 42,8 µm
Một trong những đặc điểm để phân biệt giữa các loài Meloidogyne với nhau là dựa vào hình dạng và các đường vân lỗ giao phối Meloidogyne incognita lỗ giao phối
Trang 21hình ovan, các đường vân có vòm lưng cao và vuông, tạo các đường nhăn đều, đổ
xuống hai bên, không có đường bên Meloidogyne arenaria lỗ giao phối hình tròn, các đường vân âm hộ thưa hơn so với M incognita và đổ về một bên không rõ, vòm lưng
thấp và tròn, các đường vân mịn màng gợn song, không có đường bên Lỗ giao phối
của tuyến trùng M javanica hơi tròn, các đường vân mảnh, vòm lưng thấp, có 2 đường
vạch nằm ở hai bên rõ nét (Lê Lương Tề, 2007)
2.2.4 Đặc điểm gây hại và phát sinh phát triển
Tuyến trùng Meloidogyne sp xâm nhập bộ rễ ngay từ giai đoạn đầu, tạo u sưng
có kích thước lớn nhỏ nối tiếp nhau tạo thành chuỗi hoặc từng u sưng riêng biệt Tuyến trùng kí sinh trong rễ cây kí chủ, khi xâm nhập vào bên trong mô tế bào rễ (tuyến trùng tuổi 2) tuyến trùng không di chuyển đi các bộ phận khác của cây kí chủ, tiết ra các men và các chất kích thích sinh trưởng làm cho tế bào rễ sinh sản quá độ,
phình to tạo ra các u sưng to nhỏ khác nhau thành chuỗi ở trên rễ M javanica thường
tạo u sưng nhỏ, song trên các cây rau màu (dưa chuột, cà chua, cà pháo, cà bát, bí đỏ, thuốc lá) thì tạo u sưng lớn hơn U sưng được hình thành sau 1 – 2 ngày nhiễm
Meloidogyne sp., một số cây trồng (bông) u sưng chỉ hình thành chỉ sau 24 giờ nhiễm
Cây bị bệnh bướu rễ còi cọc, vàng úa, chết héo, rễ biến dạng, thối hỏng, triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng do các nguyên nhân khác gây ra (Lê Lương
Tề, 2007)
Các giai đoạn phát triển của M incognita từ trứng, ấu trùng, tuyến trùng đực,,
cái diễn ra bên trong rễ cây Trong u sưng có từ 1 – 10 tuyến trùng cái hình quả chanh hoặc quả lê Sau khi trứng nở, ấu trùng tuổi 2 từ trong túi trứng di chuyển vào đất, gặp điều kiện thuận lợi chúng di chuyển xâm nhập gây bệnh trên nhiều rễ cây Tuyến trùng nốt sưng sinh sản chủ yếu lưỡng tính, trứng nở ra phát triển thành con, môi trường và cây kí chủ rất cần cho quá trình sinh trưởng phát triển và sinh sản của tuyến trùng, đồng thời quyết định tỷ lệ đực cái (Lê Lương Tề, 2007)
Chu kì phát triển (vòng đời) phụ thuộc vào nhiệt độ các tháng trong năm và phụ thuộc vào các cây kí chủ: Nhiệt độ thích hợp cho tuyến trùng sinh trưởng và phát triển
là 25 – 280C, M arenaria sinh trưởng và phát triển mạnh ở 260C, còn với M javanica
Trang 22là 300C Ở nhiệt độ 280C, vòng đời của M incognita là 28 – 30 ngày trên cây thuốc lá
Ở nhiệt độ thấp 200C vòng đời của chúng kéo dài trong khoảng 57 – 59 ngày Mỗi con tuyến trùng cái có thể đẻ từ 350 – 3000 quả trứng trong bọc trứng, trung bình nở 200 –
600 ấu trùng tuổi 2 Trứng và ấu trùng tuổi 2 có thể tồn tại ở trong đất hằng năm nếu không gặp điều kiện thuận lợi và cây kí chủ phù hợp (Lê Lương Tề, 2007)
Tuyến trùng gây hại ở các loại đất các loại đất cát pha, thịt nhẹ (M arenaria ưa
đất cát nhẹ), trồng cạn liên tục nhiều năm Mật độ tuyến trùng tập trung nhiều ở độ sâu
từ 6 – 15 cm, ẩm độ khoảng 60% Trong điều kiện khô hạn hoặc ngập nước lâu dài tuyến trùng kém phát triển, số lượng giảm thấp rõ rệt Tuyến trùng nốt sưng có thể tạo vết thương mở đường xâm nhập cho bệnh nấm, vi khuẩn phát triển Ở nước ta đã xuất
hiện nhiều bệnh hại gọi là bệnh hỗn hợp do cả tuyến trùng nốt sưng (M incognita) và bệnh đen than thuốc lá (Phytophthora parasitica var nicotiana) trên giống thuốc lá C176; trên cà chua với bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solani); bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum); héo rũ lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani); héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) Khi lây bệnh hỗn hợp giữa hai loài tuyến trùng (M incognita hoặc
M arenaria) và nấm (F oxysporum) với nhau thì bệnh xuất hiện nặng hơn so với các
công thức gây bệnh riêng rẽ (Lê Lương Tề, 2007)
2.2.5 Phổ kí chủ
Đây là loài tuyến trùng nốt sưng ở vùng nhiệt đới, phân bố rộng trong tự nhiên
ở nhiều vùng và gây hại trên nhiều loại cây trồng và cỏ dại như: cà chua, thuốc lá, ớt,
hồ tiêu, cà pháo, bầu bí, bắp cải, su hào, hoa cẩm chướng, cỏ xước, mướp, mồng tơi,
cà phê, chuối, dứa và các cây dược liệu như: bạch truật, ngưu tất, bạch chỉ,… (Ngô Thị Xuyên, 2002)
Meloidogyne arenaria có phổ kí chủ rộng ở nhiều vùng trên thế giới và cũng là
loại ưa nóng ẩm Kí chủ chính là cây lạc (Arachis hypogea), ngoài ra, M arenaria còn
có mặt trên nhiều loại cây trồng khác như thuốc lá, mía, cà chua, dưa chuột, bí đỏ, rau dền, bạch truật, đậu rồng, khoai tây,… Trên cà chua và dưa chuột thường có nhiều u
sưng có kích thước lớn, tròn Ở nước ta loài M arenaria có mặt trên các cây: đậu
Trang 23tương, cà chua, lạc, thuốc lá, mía, khoai tây và gây thiệt hại đáng kể (Lê Lương Tề, 2007)
Meloidogyne javanica là loài tìm ra lần đầu tiên ở đảo Java trên cây mía, chúng
phân bố rộng trên thế giới song gây hại chủ yếu có ý nghĩa lớn ở các nước nhiệt đới và
cận nhiệt đới M javanica gây hại trên 500 loại cây trồng thậm chí ở một số cây trồng thuộc họ hòa thảo (Gramineae) M javanica kí sinh trên hàng loạt các cây như dưa
chuột, cà chua, cà pháo, cà bát, bí đỏ, thuốc lá, khoai tây, cà rốt, xà lách, cải bắp, đậu
đỗ, củ cải, cẩm chướng, hoa cúc, chuối Ngoài ra, M javanica hại trên hạt của một số
cây như ngô, lúa mì, lúa mạch, lúa nước, anh đào, đào quả, cây óc chó… Một số giống
ớt, dâu tây, lạc, bông, nhiều giống thuốc lá không nhiễm loài M javanica (Lê Lương
Tề, 2007)
2.3 Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng Meloidogyne sp
2.3.1 Biện pháp sinh học
• Vi khuẩn đối kháng tuyến trùng
Vi khuẩn kí sinh tuyến trùng được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới
Bacillus thuringiensis tạo độc tố β-exotoxin giết chết đến 95% ấu trùng Meloidogyne
sp (Rai và Rana, 1979)
Vi khuẩn Pasteuria penestrans cũng được nghiên cứu nhiều vì khả năng kiểm soát tốt tuyến trùng của chúng Pasteuria penestrans là vi khuẩn gram dương kí sinh bậc hai của tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne và các tuyến trùng khác Vi khuẩn này thuộc bộ Bacillales, và có quan hệ gần gũi với Bacillus halodurans và B subtilis nên cũng có tên gọi khác là Bacillus penetrans (Charles và ctv., 2005) Trong tự nhiên, nội bào tử của P penetrans bám vào lớp cutin của ấu trùng tuyến trùng tuổi hai (J2) khi di chuyển trong đất Nội bào tử của P penetrans nảy mầm khi xâm nhập vào bên trong
và được nuôi dưỡng bởi tuyến trùng ( Sayre, 1993) Stirling và Wachtel (1980) đã tạo
ra một lượng lớn bào tử bằng cách chủng vào cây cà chua những ấu trùng
Meloidogyne sp bị nhiễm Sấy khô rễ và sau đó xay thành bột chứa những bào tử Pasteuria sp Phương pháp này có thể ứng dụng để tạo ra nguồn kiểm soát
Trang 24• Nấm đối kháng tuyến trùng
Linfort (1937) có lẽ là người đầu tiên trong việc áp dụng nấm kí sinh tuyến
trùng Tại Ấn Độ, nấm trừ tuyến trùng như Dactylaria eudermata, Dactyllea
cyanopaga, Cytopage sp., Stylopage sp đã được tìm hiểu (Srivastava, 1984)
Paecilomyces lilacinus là loại nấm kí sinh trứng tuyến trùng, chúng bám trên
bề mặt trứng xuyên các sợi nấm vào trong làm trứng bị biến màu và không thể nở do
đó có hiệu quả cao trong việc kiểm soát tuyến trùng Kết quả nghiên cứu của
Cabanillas và ctv., (1986) cho thấy không xuất hiện nốt sưng ở các nghiệm thức chủng trứng tuyến trùng Meloidogyne spp bị xâm nhiễm bởi Paecilomyces lilacinus, xuất
hiện rất ít ở các nghiệm thức chủng đồng thời nấm và tuyến trùng, xuất hiện với số lượng lớn ở các nghiệm thức chỉ chủng tuyến trùng trên cà chua trong phòng thí
nghiệm
Sử dụng P lilacinus làm giảm 71% bướu rễ và 90% túi trứng Meloidogyne
incognita trên cây bắp, trong khi đó sử dụng thuốc Temik 10G (aldicard) làm giảm lần
lượt là 58% và 83% Tương tự, trên cà chua sử dụng P lilacinus làm giảm 66% tỷ lệ
bướu rễ và 81% túi trứng, còn thuốc Temil làm giảm lần lượt 68% và 60% Trên mướp
tây (okra) sử dụng P lilacinus làm giảm túi trứng ở 60 và 90 ngày lần lượt là 91% và 96%, còn sử dụng Temik 10G làm giảm 90% và 91% (Ibrahim và ctv., 1987)
Nấm P lilacinus làm giảm số bướu rễ và mật số tuyến trùng Meloidogyne spp
và hiệu quả càng cao khi kết hợp với các nấm đối kháng khác (Monacrosporium
lysipagum) (Khan và ctv.,2005)
Việc sử dụng nấm hiệu quả cao nhất khi nấm và tuyến trùng được chủng đồng thời hoặc nấm được chủng trước khi chủng tuyến trùng Ngược lại, chủng tuyến trùng trước khi chủng nấm thì không có ý nghĩa trong việc làm giảm số bướu rễ, sản sinh túi trứng, sinh trưởng của cây (Esfahani và Pour, 2006)
Tại Việt Nam, nấm Paecilomyces lilacinus đã được Công ty TNHH Nông Sinh
sản xuất và đăng kí dưới tên Palila 500WP Trong một gam chế phẩm có 500 triệu bào
tử.Sản phẩm đặc trị tuyến trùng, ngăn ngừa bênh chết nhanh chết chậm trên tiêu và
Trang 25Đặc biệt thử nghiệm hiệu quả trên cao su, cà phê, hồ tiêu, đã khảo nghiệm và chất lượng đuợc khẳng đinh tại Đơn Dương - Đức Trọng, Chư sê, Daksong… Trên cây trồng: cải bắp ( sú) , hồ tiêu, cà phê….Chế phẩm có hiệu quả cao đối với tuyến trùng hại cà phê (http://agriviet.com)
• Thảo mộc trừ tuyến trùng
Việc sử dụng cây che phủ trong phòng trừ tuyến trùng cũng đem lại hiệu quả Các loài của vạn thọ (Marigolds), vừng (sesame), nhóm cây họ đậu và một số loài cải
bắp được coi là các loài cây che phủ ngăn ngừa tuyến trùng (Martin Guerena, 2006)
Nhóm vạn thọ Tagetes spp có hiệu quả phòng trừ tuyến trùng cao, hiệu quả nhất là loài Tagetes patula, do hệ thống rễ cây Tagetes spp tiết ra chất α-terthienyl tác động như thuốc trị tuyến trùng Tuy nhiên, Tagetes signata thì không có hiệu quả trong phòng trừ tuyến trùng Phần lớn các loại African marigold (Tagetes erecta) và French marigold (Tagetes patula) có hiệu quả với M incognita và M javanica (NCDA&CS Agronomic Division, 2008) T patula và T erecta ngăn ngừa bướu rễ và
sự sinh sản của Meloidogyne spp xuống mức thấp (Ploeg, 1999)
Tuyến trùng Meloidogyne spp có thể được phòng trừ rất hiệu quả bằng cách
trồng xen hoặc luân canh với cây vạn thọ (Siddiqui và Alam, 1987)
Crotalaria junea có khả năng phòng trị nhóm tuyến trùng nội ký sinh bất động như Meloidogyne spp., Heterodera glycines và Rotylenchulus reniformis Một số loại
Crotalaria khác cũng có khả năng phòng trừ một số loại tuyến trùng di động như
Belonolaimus longicaudatus, Paratrichodorus minor, Xiphinema americanum (Wang
và ctv., 2002)
Cây C juncea kháng mạnh đến sự xâm nhiễm của tuyến trùng Meloidogyne
javanica khi chúng biểu hiện mức nhiễm tuyến trùng trên các đoạn rễ và trên toàn hệ
thống rễ thấp đáng kể so với các cây Dilichos lablab, Sesamun indium và cà chua
(Araya và Caswell – Chen, 1994)
Việc trộn C juncea vào đất trồng bí vàng (Cucurbita pepo) làm tăng trọng lượng dây và rễ, đồng thời làm giảm mật số Meloidogyne incognita nếu mức chủng
Trang 26thấp (bổ sung) và chứa đáng kể nấm đối kháng tuyến trùng Trộn C juncea làm gia tăng Harposporium anguillulae, một loài nấm đối kháng tuyến trùng (Wang và ctv.,
2004)
Hiệu quả trừ tuyến trùng bằng lá cây bông giấy (Bougainvillea spectabilis), húng cây (Oscimum sanctum), hành tây (Allium cepa), cây Prosopis juliflora và cây bọ chét (Leucaena leucacephala) ở mức độ 5 gam/kg đất đối với M incognita trên cây cà chua và Rotylenchus reniformis trên cây đậu (Vigna radiata) đã được khảo sát trong
chậu Tất cả các sản phẩm từ lá làm gia tăng sinh trưởng của cây và cuối cùng ức chế
sự gia tăng dân số của tuyến trùng, với cây Prosopis juliflora cho hiệu quả cao nhất (Sundarababu và ctv., 1990)
Hiệu quả sử dụng dịch trích cây trồng trong phòng trừ tuyến trùng được nghiên cứu bởi nhiều tác giả (Mohammad và ctv., 1981), kết quả cho thấy có hệu quả hạn chế tốt mật số tuyến trùng rễ Trong đó cây vạn thọ được đặt biệt chú ý bởi khả năng diệt tuyến trùng của chúng Verma và Ali Anwar (2000) cũng cho thấy dịch trích từ các phần khác nhau của cây vạn thọ cho thấy hiệu quả khống chế tốt khả năng nở của
trứng và tỉ lệ chết của tuyến trùng M javanica với tỉ lệ khác nhau Trong đó, dịch trích
từ lá vạn thọ cho hiệu quả cao nhất, kế đến là từ rễ, hoa và hạt (Đặng Thị Kim Uyên và Nguyễn Văn Hòa, 2007)
Dịch trích từ rễ và lá 4 loại cây thảo mộc: cây vạn thọ (Marigold plant), lục lạc
lá ổi tròn (Crotalaria spectabilis), lục lạc sợi (Crotalaria juncea), Crotalaria
breviflora có tác dụng trong việc giảm mật số tuyến trùng Meloidogyne spp Đối với
cả 4 loại thảo mộc, các chỉ tiêu ghi nhận: tại thời điểm 24h, 48h, 72h sau khi xử lý đều cho thấy dịch trích từ rễ có hiệu quả cao hơn dịch trích từ lá Như vậy, có thể khuyến cáo trồng xen các cây thảo mộc trên để lấy rễ, băm nát rồi trộn vào đất ở gốc cây trong vườn có thể hạn chế được mật số tuyến trùng bướu rễ gây hại (Phạm Hồng Điệp, 2008)
Theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (1996), chế phẩm từ lá, hạt cây
sầu đâu rừng (Brucea javanica) và từ cây cúc vạn thọ (Tagetes erecta) có hiệu quả diệt
tuyến trùng khá cao
Trang 27Nghiên cứu của Davide (1992) về việc dùng dịch trích chiết từ 8 loại cây thử
độc tính với tuyến trùng M incognita và Radopholus similis cho thấy dịch trích từ cây gáo trắng (Anthocephalus chinensis), lục bình (Eichornia crassipes) và hành tây (Allium cepa) cho kết quả tốt nhất Hoạt chất có tính trừ tuyến trùng được xác định là
phenolic aldehyde ở cây gáo trắng, acid carboxilic trong lục bình và ketone trong dịch chiết hành tây
2.3.2 Biện pháp hóa học
Xử lí D-D mixture (190 lít/ha), fenamiphos và aldicarb (cùng ở 6,8 kg a.i./ha) trước khi trồng khoai tây và hành tây, khi thu hoạch có mật độ quần thể tuyến trùng thấp hơn lô đối chứng (Hall, 1988)
Ở Italia, sử dụng aldicard, fenemifos và cadusaphos xử lý trước khi trồng ở các mức 100, 300 và 500 kg/ha gia tăng năng suất hành tây có ý nghĩa (P = 0,05) với các mức 200, 168, 101% so với đối chứng Tất cả các nghiệm thức đều làm giảm mật số
tuyến trùng có ý nghĩa (P = 0,01) so với không xử lý (Sasanelli và ctv., 1995)
Dùng hỗn hợp Sincosin + Arispon 0,56SL liều lượng 1 lít/ha, Mocap 10G liều lượng 25 kg/ha, Nemacur 10G, Furadan 3H liều lượng 50kg/ha có hiệu quả trong việc làm giảm thành phần và mật số tuyến trùng trên cây thuốc lá (Võ Thị Thu Oanh, 1997)
2.3.3 Biện pháp canh tác
• Luân canh
Luân canh trong vòng 1 – 2 năm với một số cây không phải là cây kí chủ và một số cây trồng có tính kháng cho thấy có hiệu quả làm giảm mật số tuyến trùng bướu rễ Có vài hệ thống canh tác, kể cả việc sử dụng những cây không phải là kí chủ như cây mù tạt, mè, bắp, lúa mì… để khống chế sự gia tăng mật số tuyến trùng bướu
rễ Kanwar (1990) đã nhận thấy cà rốt, ớt, bông cải, tỏi, hành, mù tạt, cải củ, lúa mì và
những giống cà chua kháng là những cây ít thích hợp đối với tuyến trùng Meloidogyne
javanica Trong 15 chu kì canh tác được nghiên cứu mô hình cà chua – hành tây – cà
Trang 28chua giống kháng – đậu bắp cho thấy là mô hình tốt nhất để giảm mật số M javanica
và cho thu nhập kinh tế cao (Jain và ctv., 1992)
Cây hành tây, cà rốt, ớt được khuyến cáo là những cây hoa màu dùng để luân
canh kiểm soát tuyến trùng M javanica (Kanwar và Bhatti, 1992)
Diện tích bị hại nặng sử dụng cho vườn ươm cần thực hiện luân canh 5 – 6 năm, sau đó thử lại bằng cách trồng các cây chỉ thị như cà chua, dưa chuột để xác định lại nguồn bệnh Nếu trong đất vẫn còn nguồn tuyến trùng nốt sưng bắt buộc phải trồng liên tục các giống chống tuyến trùng này, trong thời gian đó chú ý tiêu diệt cỏ dại Tuyến trùng nốt sưng gây hại có phạm vi kí chủ rộng và trong một loài có nhiều chủng sinh học khác nhau, cần thực hiện luân canh giữa các loài cây khác nhau như lúa – thuốc lá – đậu (Vũ Triệu Mân, 2007)
• Xen canh
Các loài của vạn thọ, vừng, nhóm cây họ đậu và một số loài cải bắp được coi
là các loài cây che phủ ngăn ngừa tuyến trùng (Martin Guerena, 2006) Ngoài ra, các
cây Crotalaria spp cũng được ghi nhận là cây có thể xen canh để phòng trừ tuyến
trùng
2.3.4 Các biện pháp khác
Tuyến trùng có thể sống sót trong bướu rễ sau khi thu hoạch nên vệ sinh đồng ruộng loại bỏ tàn dư thực vật mang mầm bệnh là điều rất cần thiết để giảm mật số tuyến trùng ở các vụ sau
Việc bón phân hữu cơ ngoài khả năng về phương diện dinh dưỡng còn có khả năng làm giảm mật số tuyến trùng trong đất và làm năng suất cây trồng gia tăng Dưới tác dụng của vi sinh vật, chất hữu cơ dần dần phân hủy, quá trình này tạo ra các acid hữu cơ như acid fulvic, acid humic, acid acetic, acid n – butyric, acid formic, acid lactic, acid propionic có khả năng giết được tuyến trùng và ngăn chặn sự sinh sản của chúng (Ismail và Don, 1973)
Chất hữu cơ bổ sung cho đất còn làm gia tăng thiên địch của tuyến trùng Các loài nấm thiên địch của tuyến trùng hiện nay được nhận diện trên 100 loài Phân hữu
Trang 29cơ làm gia tăng số lượng các loài nấm đối kháng tuyến trùng như Dactylaria sp.,
Dactylella sp., Arthrobotrys sp.,… Ngoài ra còn làm gia tăng tuyến trùng ăn thịt như Monochus sp., Diplogaster sp., Discolaimus sp., Dorylaimus sp., Seinura sp.,…
(Nguyễn Bá Khương, 1978)
Johnson và ctv., (1981) đã báo cáo rằng những yếu tố vật lý như: cày, bừa, phơi
ải đã làm giảm đáng kể mật số tuyến trùng ký sinh cây Tương tự, xử lý nước nóng trên các bộ phận cây bị nhiễm như rễ, căn hành, củ… đã tỏ ra có hiệu quả (Jain, 1992)
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ tuyến trùng luôn cho hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng một biện pháp riêng rẽ Để phòng trừ tổng hợp tuyến
trùng M javanica trên cà chua nên áp dụng cày sâu vào mùa hè kết hợp xử lý vườn
ươm bằng Aldicarb với nồng độ 0,4kg a.i/m3 và xử lý Aldicarb trên ruộng vào thời điểm trồng cho hiệu quả tối đa so với đối chứng (Jain, 1992)
Cỏ dại cũng là nơi lưu tồn của tuyến trùng cho nên việc dọn sạch cỏ trong vườn cũng là một biện pháp phòng trừ hiệu quả
Trang 30Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại nhà lưới và phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ thực vật
- Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)
3.1.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 11/1/2010 đến tháng 20/07/2010
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- Nhánh ổi của 22 giống được chiết củ tỏi giâm 2 tháng
- Nhánh ổi xá lỵ hạt được chiết củ tỏi 1 tháng 20 ngày
- Nhà lưới, chậu trồng, đất, cát phục vụ cho việc trồng ổi
- Tuyến trùng Meloidogyne sp từ rễ cây ổi
- Nấm Paecilomyces sp., thảo mộc (Tagetes patula, Crotalaria spectabilis,
Crotalaria breviflora), thuốc hóa học, chế phẩm sinh học
- Vật liệu phục vụ việc ly trích tuyến trùng: rây lọc (rây số 30, rây số 60 và rây
số 360), thau, cốc, đĩa Petri, giấy thấm…
- Vật liệu phục vụ việc giám định tuyến trùng: kính hiển vi, kính lúp, kẹp nhỏ, đĩa đếm tuyến trùng …
- Các vật liệu cần thiết khác: bình phun 8 lít, pipet, túi nylon, dao, kéo, bút lông, máy ảnh, cân…
Trang 31Bảng 3.1: Các loại thuốc hóa học, chế phẩm sinh học sử dụng trong thí nghiệm
Hoạt chất Tên thương mại Liều lượng sử dụng Công ty sản xuất
Clinotilolite Map Logic 90WP Rải 1 – 1,5 kg cho
1000m2
Map Pacific Việt Nam
Oligo sacharit Stop 5DD 25ml/ bình 8 lít Công ty TNHH La Ni
Fipronil Regent 0,3G Rải 1 – 1,5 kg cho
1000m2
Tập đoàn Bayer
Cytokinin SIN 100 1 lít pha với 1000 lít
nước phun cho 1ha
Công ty TNHH TM Hữu Lộc
Cytokynin ARG 100 1 lít pha chung với SIN
100
Công ty TNHH TM Hữu Lộc
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá tính chống chịu bệnh bướu rễ do Meloidogyne spp
của một số giống ổi
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 22 nghiệm thức và 3
lần lặp lại Mỗi lần lặp lại là một chậu được trồng một nhánh ổi Các nghiệm thức
được thể hiện trong bảng 3.2
Ổi sau trồng 3 tháng thì chủng ấu trùng Meloidogyne spp tuổi 2 với mật số 400
ấu trùng trên chậu
Trang 32Bảng 3.2: Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm đánh giá tính chống chịu
bệnh bướu rễ do Meloidogyne spp của một số giống ổi
Phương pháp chuẩn bị đất và trồng ổi thí nghiệm:
Đất, cát được thu về loại bỏ, sỏi đá, cục to và được hấp khử trùng bằng 1210C trong 15 phút Đất được trộn với cát theo tỉ lệ 3:1 Hỗn hợp này dùng để làm giá thể cho việc trồng ổi sau này
Trang 33Các nhánh ổi chiết củ tỏi giâm 2 tháng được trồng vào các chậu đã chứa sẵn 3kg đất và cát đã khử trùng Trồng một cây ổi trên mỗi chậu
Phương pháp nhân nuôi, tách trứng tuyến trùng, chuẩn bị và chủng huyền phù
ấu trùng tuổi 2
Nguồn tuyến trùng Meloidogyne sp được lưu giữ trên cây cà chua và cây ổi ở
Bộ môn BVTV, từ nguồn đó tuyến trùng được thu, tách trứng, nhân nuôi và chủng Sau khi sử dụng, nguồn tuyến trùng sẽ tiếp tục được lưu giữ bằng cách chủng vào chậu
cà chua hoặc ổi mẫn cảm với đất đã được thanh trùng trước Đào 4 lỗ sâu 2,5 cm xung quanh gốc cà chua, ổi, sau đó chủng tuyến trùng, lấp đất và tưới đều đặn Tuyến trùng
sẽ xâm nhiễm vào rễ cà chua, ổi và gia tăng mật số Sáu tuần sau chủng tuyến trùng, cà chua, ổi được nhổ lên, rửa sạch đất, lấy các bướu rễ có chứa túi trứng để phục vụ cho việc thu ấu trùng tuổi 2
Chọn rễ có nốt sưng, rửa dưới vòi nước chảy, xem dưới kính lúp SZX-7 ở độ phóng đại 1,8 – 3,2 lần tách lấy túi trứng Chuyển túi trứng qua cốc nước cất và rót qua rây có lót giấy mềm đặt trên đĩa Petri, đáy rây vừa chạm mặt nước và đặt ở nhiệt độ phòng Sau 24 giờ thu ấu trùng nở chui qua lớp giấy thấm vào đĩa petri Đổ phần nước
có chứa tuyến trùng trong đĩa vào cốc pha nước cất đến một thể tích phù hợp và đếm
số lượng tuyến trùng dưới kính hiển vi soi ảnh ngược
Nhánh ổi được giâm 2 tháng trong chậu với đất được khử trùng, đặt trong nhà lưới Đào 3 hố nhỏ sâu 3cm xung quanh gốc ổi trong chậu Dùng Pipet hút huyền phù tuyến trùng chủng vào các hố và lấp đất Trong khi chủng, huyền phù tuyến trùng được thổi liên tục để tuyến trùng phân tán đều trong nước, đảm bảo mật số chủng
Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi
Chỉ tiêu tuyến trùng: chỉ số bướu rễ, mật số tuyến trùng trong đất
Chỉ số bướu rễ được xác định theo thang đánh giá của Taylor và Sasser (1978) với 5 cấp:
0 = không có bướu trên hệ thống rễ cây
1 = 1 – 2 nốt bướu trên hệ thống rễ cây
Trang 342 = 3 – 10 nốt bướu trên hệ thống rễ cây
3 = 11 – 30 nốt bướu trên hệ thống rễ cây
4 = 31 – 100 nốt bướu trên hệ thống rễ cây
5 = trên 100 nốt bướu trên hệ thống rễ cây
Thu mẫu và ghi nhận chỉ tiêu vào các thời điểm 12 và 22 tuần sau chủng tuyến trùng Các cây ổi sẽ được nhổ lên rửa sạch đếm số nốt sưng để tính chỉ số bướu rễ, sau
đó được trồng lại cho đợt lấy chỉ tiêu tiếp theo
Đếm mật số tuyến trùng trong đất
- Thu 200ml đất trong mỗi chậu, trích lọc tuyến trùng dựa vào phương pháp kết hợp của kỹ thuật gạn và rây lọc tuyến trùng của Cobb và kĩ thuật phễu lọc Baermann hiệu chỉnh (Hooper, 1986)
+ Loại bỏ đất, đá to lẫn vào, trộn đều phần đất thu về và loại bỏ theo hình chóp lặp lại cho đến khi còn 200cc đất, cho vào cốc, thêm vào 0,5 lít nước và để khoảng 15 – 20 phút
+ Khuấy đều phần đất trong cốc, đợi 1 phút Lọc qua rây số 30, loại bỏ phần sỏi trên rây, lặp lại 1 – 2 lần
+ Tiếp theo sử dụng rây số 60 lọc lại phần huyền phù tuyến trùng đã lọc ở trên giữ lại phần nước lẫn đất và loại bỏ phần đất trong rây, lặp lại 1 – 2 lần
+ Cuối cùng lấy phần huyền phù đã lọc ở rây 60 lọc qua rây 360, lặp lại 1 – 2 lần Phần trên rây 360 được chuyển sang cốc 100ml
+ Rót phần đất lẫn tuyến trùng lên giấy thấm lót trên lưới rây và đặt trên đĩa Petri có chứa nước cất
+ Để chúng qua đêm và ngày hôm sau quan sát dưới kính hiển vi
+ Lấy ống hút, hút 1 ml cho vào đĩa đếm, dàn đều dung dịch tuyến trùng lên đĩa hoặc đưa sang lam để kiểm tra dưới kính hiển vi soi ảnh ngược Đếm 5 lần và lấy số trung bình để tính mật số của tuyến trùng
Trang 353.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu quả của dịch trích từ ba loại thảo mộc đến tỷ lệ
chết của ấu trùng tuổi 2 Meloidogyne sp
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại Sử
dụng dịch trích từ lá ba loại thảo mộc là: vạn thọ (Tagetes patula), lục lạc lá ổi tròn (Crotalaria spectabilis) và Crotalaria breviflora, mỗi loại thảo mộc thử ở ba mức
nồng độ là S (nồng độ chuẩn ban đầu), S/2 và S/4
Bảng 3.3: Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm khảo sát hiệu quả của
Các loại thảo mộc được trồng tại khuôn viên Viện Cây Ăn Quả Miền Nam Thu
lá của mỗi loại thảo mộc, rửa sạch, cân trọng lượng, 25 gam lá được bổ sung với 75ml nước và nghiền bằng máy, sau đó lọc bằng vải Hỗn hợp được ly tâm trong 2 phút với tốc độ 5000 vòng trên phút, loại bỏ phần cặn bên dưới Dịch trích được lọc 2 lần qua giấy lọc và lọc lần cuối bằng phin lọc Sartorius Dịch trích thu được bằng cách này
Trang 36được coi như nồng độ chuẩn “S” và các dung dịch kế tiếp “S/2” và “S/4” được tạo ra bằng cách pha thêm một lượng nước thích hợp (Muhammad, 2003)
Phương pháp tách trứng tuyến trùng, chuẩn bị huyền phù ấu trùng tuổi 2 giống phương pháp trong mục 3.3.1
Để xem ảnh hưởng của dịch trích thảo mộc đến tỉ lệ chết của ấu trùng thì 0,5ml huyền phù tuyến trùng chứa khoảng 35 con J2 được chủng bằng mcropipet vào eppendort 1.5ml có chứa sẵn 1ml dịch trích “S” sau đó đậy nắp, lắc nhẹ để trộn đều Tương tự với các nồng độ còn lại Nghiệm thức đối chứng thì thay dịch trích bằng nước cất Các eppendort được đặt ở nhiệt độ phòng
Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi
Ghi nhận số ấu trùng tuổi 2 chết và sống trong mỗi eppendort ở các thời điểm
24, 36, 48, 60, 72 giờ sau chủng
Hỗn hợp trong mỗi eppendort được rút ra bằng micropipette (1000µl) cho vào đĩa đếm tuyến trùng Những con không di chuyển, cơ thể trong, duỗi thẳng thì được coi là đã chết
Tỉ lệ chết được tính theo công thức:
Số ấu trùng tuổi 2 chết
Tỉ lệ chết (%) = - x 100
Tổng số ấu trùng tuổi 2
3.3.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh bướu rễ do Meloidogyne
sp bằng một số loại chế phẩm sinh học, thảo mộc, thuốc sinh học và hóa học
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 13 nghiệm thức với 3 lần lặp lại Mỗi lần lặp lại là một chậu được trồng một nhánh ổi xá lị hạt Thí nghiệm
gồm 2 chế phẩm nấm Paecilomyces sp ở 2 mức nồng độ, 3 loại thảo mộc, 2 loại thuốc
sinh học và 3 loại thuốc hóa học Nghiệm thức chủng tuyến trùng nhưng không xử lý
Trang 37thuốc làm đối chứng âm, nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học (Nokaph 10G) làm đối chứng dương Các nghiệm thức được thể hiện trong bảng 3.4
Bảng 3.4: Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng
trừ tuyến trùng Meloidogyne sp
STT Mã số nghiệm thức Nghiệm thức Nồng độ, liều lượng
Ba loại thảo mộc Tagetes patula, Crotalaria spectabilis, Crotalaria breviflora
được trồng tại khuôn viên Viện Cây Ăn Quả Miền Nam Thảo mộc sau khi nhổ được phơi khô, băm nhỏ và trộn vào đất trước khi trồng theo tỉ lệ 1g thảo mộc khô/100g đất khô (Wang, 2004)
Ổi xá lỵ hạt được trồng trước 1 tháng, sau đó chủng ấu trùng Meloidogyne spp
tuổi 2