1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI GỖ CÓ KHẢ NĂNG LÀM MẶT CẦU

67 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 819,92 KB

Nội dung

Xuất phát từ nhu cầu thực tế và được sự hướng dẫn của TS.Hoàng thị Thanh Hương, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tính chất cơ học của một số loại gỗ có khả năng làm mặt cầu” n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÂM NGHIỆP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÂM NGHIỆP

KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI

GỖ CÓ KHẢ NĂNG LÀM MẶT CẦU

Người hướng dẫn :TS.Hoàng Thị Thanh Hương Sinh viên thực hiện : Hồ Chí Công

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 8/2007

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt, tôi luôn luôn nhận được sự động viên và giúp đỡ của gia đình cùng với sự quan tâm, dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức - những kinh nghiệm vô cùng quí báu của quí cô, quí thầy trường Đại Học Nông Lâm TPHCM để làm hành trang bước vào cuộc sống Qua luận văn này, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha, mẹ Tất cả những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM

- Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp

- Toàn thể quí cô, quí thầy trong Khoa Lâm Nghiệp

- Tiến Sĩ Hoàng thị Thanh Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm và tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này

- Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty chế biến gỗ Tân

Mỹ Trân

-Toàn thể cán bộ công nhân viên tại xưởng chế biến gỗ Lâm Hà

-Các cán bộ kỹ thuật viên của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 - Biên Hoà - Đồng Nai

- Tất cả bạn bè thân hữu và tập thể lớp chế biến lâm K29 đã đóng góp ý kiến

và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã cố gắng hết sức mình nhưng cũng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong sự thông cảm của quí cô, quí thầy và các bạn

Hồ Chí Công

Trang 6

Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi được sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Hoàng thị Thanh Hương đã thực hiện đề tài: “Khảo sát tính chất cơ học của một số loại gỗ làm mặt cầu” Tìm hiểu đặc điểm và khảo sát tính chất cơ học của các loại gỗ như : sao lá to, chò chỉ, dầu đỏ, xoan đào thông qua việc thử 4 chỉ tiêu tính chất cơ học :

độ bền nén ngang thớ cục bộ, độ cứng tĩnh, lực bám đinh vít, độ bền uốn tĩnh Qua các kết quả thử nghiệm cho thấy các loại gỗ đều đáp ứng được các chỉ tiêu đề ra và

có khả năng sử dụng làm mặt cầu

Các chỉ tiêu tính chất cơ học của các loại gỗ đã được thử nghiệm

 Tính chất cơ học gỗ Sao lá to

- Ứng suất nén ngang thớ cục bộ : 18.9 MPa

- Ứng suất uốn tĩnh : 81.4 MPa

- Lực bám đinh vít : 109 N/mm

Trang 7

 Tính chất cơ học gỗ chò chỉ

- Ứng suất nén ngang thớ cục bộ : 18.5 MPa

- Ứng suất uốn tĩnh : 114 MPa

- Độ cứng tĩnh : 68.1 Mpa

- Lực bám đinh vít : 173 N/mm

 Tính chất cơ học gỗ Dầu đỏ

- Ứng suất nén ngang thớ cục bộ : 11.2 MPa

- Ứng suất uốn tĩnh : 80.4 MPa

- Độ cứng tĩnh : 75.6 Mpa

- Lực bám đinh vít : 86.7 N/mm

 Tính chất cơ học gỗ Xoan đào

- Ứng suất nén ngang thớ cục bộ : 20.9 MPa

- Ứng suất uốn tĩnh : 107 MPa

- Độ cứng tĩnh : 101.4 Mpa

- Lực bám đinh vít : 179 N/mm

Trang 8

ABSTRACT

ENGINEER GRADUATIONTHESIS: INVESTIGATION ON MECHANICAL PROPERTIES OF SOME TYPE OF WOODS HAVE ABLITY TO MAKE BRIDGE DECK IN VIETNAM was performed in Faculty of Forestry- Nong Lam University from March, 2007 to July, 2007

Real situation in the western province, problem of using bridge desk woods was developing not in comformity with purpose and requirement In order to improving capacity using and creating basic of choice raw material, we have to researching mechanical properties of some type of woods which have capacity to do bridge desk

In 2007, from practical demand, under the supporting and monitoring from Hoang thi Thanh Hưong DSc, we have performed engineer graduationthesis:

“Investigation on mechanical properties of some type of woods have ability to make bridge desk in Viet Nam Researching mechanical properties of some woods as : peakwood, toona , keruing, batighan with four norm of mechanical properties as: limits of compressive strengths, limits of static bending strengths, strength, limits of ahering screw strengths It has passed some results as follow:

Mechanical properties of some woods:

 Peakwood

Limits of compressive strengths : 18.9 MPa

Limits of static bending strengths: 81.4 MPa

Limits of ahering screw strengths: 109 N/mm

Trang 10

MỤC LỤC Trang

Lời Cảm Ơn iii

Tóm Tắt iv

Abstract vi

Mục lục viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG x

DANH SÁCH CÁC HÌNH xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiii

Lời Nói Đầu xiv

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết đề tài 1

1.2 Mục tiêu - Mục đích 1

1.2.1 Mục tiêu 1

1.2.2 Mục đích 2

1.3 Nội dung, phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Nội dung nghiên cứu 2

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu 3

Chương 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Tổng quan nghiên cứu 4

2.1.1 Tình hình sử dụng các loại cầu gỗ trong nước 4

2.1.2 Tổng quan các loại gỗ sử dụng làm mặt cầu trong nước 6

2.2 Các căn cứ xác định các loại gỗ sử dụng làm mặt cầu 6

2.2.1 Bảng phân loại các loại gỗ 6

2.1.2 Các tiêu chuẩn chất lượng gỗ 9

2.3 Đặc điểm cấu tạo, tính chất của nguyên liệu gỗ làm mặt cầu 10

2.3.1 Đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ XOAN ĐÀO 10

Trang 11

2.3.2 Đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ Sao lá to 13

2.3.3 Đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ Dầu đỏ 14

2.3.4 Đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ Chò chỉ (chò đen) 16

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Nội dung nghiên cứu 18

3.1.1 Nội dung 18

3.1.2 Các bước tiến hành thí nghiệm 18

3.2 Phương pháp nghiên cứu 19

3.2.1 Nguyên liệu khảo sát 19

3.2.2 Phương pháp lấy mẫu 20

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 23

Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 31

4.1 Tính chất cơ học 31

4.1.1 Tính chất cơ học gỗ Sao lá to 31

4.1.2 Tính chất cơ học gỗ Chò chỉ 35

4.1.3 Tính chất cơ học gỗ Dầu đỏ 39

4.1.4 Tính chất cơ học gỗ Xoan Đào 42

4.2 Đánh giá chung cho 4 loại gỗ 46

Chương 5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 47

5.1 Kết luận 47

5.2 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Phụ lục 51

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang

Bảng2.1 Yêu cầu sử dụng đối với các loại gỗ 9

Bảng 3.1 : Số lượng và quy cách mẫu của các loại gỗ nghiên cứu 20

Bảng 4.1 Kết quả thử các tính chất cơ học của gỗ sao lá to 31

Bảng 4.2 Kết quả thử ứng suất nén ngang cục bộ gỗ sao lá to 32

Bảng 4.3 Kết quả thử ứng suất uốn tĩnh gỗ sao lá to 33

Bảng 4.4 Kết quả thử độ cứng tĩnh gỗ sao lá to 33

Bảng 4.5: Kết quả thử lực bám đinh gỗ sao lá to 34

Bảng 4.6 Kết quả thử các tính chất cơ học của gỗ Chò chỉ 35

Bảng 4.7 Kết quả thử ứng suất nén ngang cục bộ Chò chỉ 36

Bảng 4.8 Kết quả thử ứng suất uốn tĩnh Chò chỉ 36

Bảng 4.9 Kết quả thử độ cứng tĩnh Chò chỉ 37

Bảng 4.10 Kết quả thử lực bám đinh vít Chò chỉ 38

Bảng 4.11 Kết quả thử các tính chất cơ học của gỗ Dầu đỏ 39

Bảng 4.12 Kết quả thử ứng suất nén ngang cục bộ Dầu đỏ 39

Bảng 4.13 Kết quả thử ứng suất uốn tĩnh Dầu đỏ 40

Bảng 4.14 Kết quả thử độ cứng tĩnh Dầu đỏ 41

Bảng 4.15 Kết quả thử lực bám đinh Dầu đỏ 42

Bảng 4.16 Kết quả thử các tính chất cơ học của gỗ Xoan Đào 42

Bảng 4.17 Kết quả thử ứng suất nén ngang cục bộ Xoan Đào 43

Bảng 4.18 Kết quả thử ứng suất uốn tĩnh Xoan Đào 44

Bảng 4.19 Kết quả thử độ cứng tĩnh Xoan Đào 44

Bảng 4.20 Kết quả thử lực bám đinh Xoan Đào 45

Bảng 4.21 Bảng tổng hợp các tiêu chuẩn của 4 loại gỗ 46

Trang 13

DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang

Hình 3.1 Sơ đồ xẻ gỗ thành thanh 22

Hình 3.2 Sơ đồ pha mẫu thử 1( xẻ phần dưới của tấm gỗ

ở giữa đoạn phía ngọn) 22

Hình 3.3 Sơ đồ pha mẫu thử 1( xẻ phần dưới của tấm gỗ

ở giữa đoạn phía ngọn) 23

Hình 3.4: Mẫu thử ứng suất nén ngang thớ cục bộ 25

Hình 3.5: Mẫu thử ứng suất uốn tĩnh 27

Hình 3.6: Mẫu thử độ cứng tĩnh 29

Hình 3.7 Mẫu thí nghiệm lực bám đinh vít 30

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên ứng suất nén

ngang cục bộ của 5 mẫu gỗ sao lá to 32

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên ứng suất uốn tĩnh

của 5 mẫu gỗ sao lá to 33

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên độ cứng tĩnh

của 5 mẫu gỗ sao lá to 34

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên lực bám đinh

của 5 mẫu gỗ sao lá to 35

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên ứng suất nén ngang cục bộ

của 5 mẫu gỗ chò chỉ 36

Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên ứng suất uốn tĩnh

của 5 mẫu gỗ chò chỉ 37

Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên độ cứng tĩnh

của 5 mẫu gỗ chò chỉ 38

Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên lực bám đinh

của 5 mẫu gỗ chò chỉ 38

Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên ứng suất nén ngang cục bộ

của 5 mẫu gỗ dầu đỏ 40

Trang 14

Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên ứng suất uốn tĩnh

của 5 mẫu gỗ dầu đỏ 41

Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên độ cứng tĩnh

của 5 mẫu gỗ dầu đỏ 41

Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên lực bám đinh

của 5 mẫu gỗ dầu đỏ 42

Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên ứng suất nén ngang cục bộ

của 5 mẫu gỗ xoan đào 43

Hình 4.14 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên ứng suất uốn tĩnh

của 5 mẫu gỗ xoan đào 44

Hình 4.15 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên độ cứng tĩnh

của 5 mẫu gỗ xoan đào 45

Hình 4.16 Biểu đồ thể hiện độ biến thiên lực bám đinh

của 5 mẫu gỗ xoan đào 45

Trang 15

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 16

LỜI NÓI ĐẦU



iao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống của mọi người Giao thông vận tải

có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đời sống, phục vụ đắc lực cho

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của nước ta có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên giao thông đường bộ gắn liền với những nhịp cầu bắc ngang những dòng sông, kênh ngòi Trong những điều kiện hiện đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, mặc dù đã xuất hiện rất nhiều vật liệu khác nhưng gỗ vẫn không đánh mất giá trị của mình.Gỗ có những đặc tính,

ưu điểm mà các loại vật liệu khác không có được như là : bền, nhẹ, dễ gia công chế biến… Gỗ không những vẫn được sử dụng trong việc xây dựng cầu đường mà còn được xem là phương án khả thi đối với tình hình kinh tế của nước ta so với các vật liệu khác Do nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng mà nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm nên cần phải mở rộng nghiên cứu thêm một số loại gỗ khác ngoài quy định cùa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nhằm giúp cho một số tỉnh miền Tây có cơ sở để lựa chọn nguyên liệu gỗ làm mặt cầu Tuy nhiên việc nghiên cứu các loại gỗ thích hợp để sử dụng làm mặt cầu vẫn chưa được tiến hành một cách hoàn chỉnh Xuất phát từ nhu cầu thực tế và được sự hướng dẫn của TS.Hoàng thị Thanh Hương, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tính chất cơ học của một số loại gỗ có khả năng làm mặt cầu” nhằm hoàn thiện và bổ sung cho việc sử dụng gỗ làm mặt cầu

G

Trang 17

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết đề tài

Thực trạng ở các tỉnh miền Tây việc giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn

do hệ thống sông ngói chằng chịt Hệ thống cầu đường được phát triển để thuận tiện cho việc đi lại Điều kiện khó khăn và kinh phí hạn hẹp nên việc xây dựng cầu bêtông rất hạn chế chủ yếu là cầu khung sắt mặt gỗ Hiện nay ở các tỉnh miền Tây vấn đề sử dụng gỗ làm mặt cầu đang phát triển theo hướng tự phát chưa đúng mục đích và yêu cầu sử dụng Việc làm này vừa không đảm bảo được yêu cầu về chất lượng cũng như là khả năng sử dụng một cách hữu ích các loại gỗ được đem vào sử dụng Qua đợt khảo sát tình trạng sử dụng gỗ làm mặt cầu tại tỉnh Long An, cho thấy các loại gỗ đang được sử dụng làm mặt cầu tại đây không đảm bảo được các chỉ tiêu về độ bền cơ học, độ bền tự nhiên như Trám, Chiêu liêu, Cám, Gáo… Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tính chất cơ học của một số loại gỗ làm mặt cầu” nhằm giúp cho ngành giao thông có thể lựa chọn được các loại

gỗ thích hợp để làm mặt cầu Đây là một vấn đề hết sức cấp thiết và có ý nghĩa nhiều mặt

1.2 Mục tiêu - Mục đích

1.2.1 Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát chỉ tiêu tính chất cơ học (độ cứng, lực bám đinh vít, độ bền nén ngang thớ, độ bền uốn tĩnh) của 4 loại gỗ:

gỗ sao Hải Nam, chò chỉ, dầu đỏ, xoan đào nhằm:

Làm cơ sở khoa học cho việc thiết kế, tính toán kiểm tra bền và sử dụng các

loại gỗ này làm mặt cầu ở các tỉnh miền Tây

Trang 18

1.3 Nội dung, phương pháp và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Nội dung nghiên cứu

Khảo sát đặc điểm tính chất ( cấu tạo, tính chất cơ lý) của các loại gỗ có khả năng sử dụng làm mặt cầu như là gỗ sao lá to, chò chỉ, dầu đỏ ,xoan đào Khảo sát 4 chỉ tiêu tính chất cơ học (độ cứng, lực bám đinh vít, độ bền nén ngang thớ, độ bền uốn tĩnh) Gia công mẩu thử 4 chỉ tiêu trên theo tiêu chuẩn Xử lý số liệu, đánh giá kết quả

Kết luận và kiến nghị một số hướng phát triển

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

 Khảo sát 4 tính chất cơ học theo TCVN (độ cứng, lực bám đinh, độ nén ngang thớ, độ bền uốn tĩnh) Mẫu được gia công đúng quy cách của tiêu chuẩn thử và điều kiện máy thử Xác định chỉ số trên máy thử tính chất cơ học

Phương pháp xử lí số liệu :

Xử lý trên máy tính bằng phần mềm Microsorft Excel

Phương pháp lấy mẫu

Dựa theo tiêu chuẩn: TCVN 355 - 70 về phương pháp chọn rừng, chọn cây, cưa khúc nghiên cứu tính chất cơ lý Trong đề tài nghiên cứu chọn gỗ Sao lá to khai thác tại tỉnh Gia Lai-Kon Tum , gỗ Dầu đỏ khai thác ở tỉnh Tây Ninh và gỗ Xoan đào khai thác tại tỉnh Đắc Lắc, gỗ Chò chỉ được khai thác tại tỉnh Phú Yên Cây sau khi cưa cắt đúng qui định đưa về phòng thí nghiệm xác định tính chất cơ học

Trang 19

Thiết bị thí ngiệm thí nghiệm:

 Tủ sấy thí nghiệm với nhiệt độ sấy tối đa 200 0C

 Cân điện tử với độ chính xác (±0,01g, trọng lượng cân tối đa 200 g)

Có khá nhiều tính chất cơ học như : ứng suất uốn tĩnh (xuyên tâm, tiếp tuyến),

độ cứng tĩnh, môđun đàn hồi, độ bền nén ngang và dọc thớ…nhưng để phù hợp với mục đích sử dụng, trong phạm vi đề tài chúng tôi chọn nghiên cứu 4 tính chất cơ học đó là : ứng suất uốn tĩnh, độ cứng tĩnh, độ bền nén dọc, lực bám đinh vít đối với các loại gỗ : sao lá to, chò chỉ, dầu đỏ, xoan đào Sở dĩ chúng tôi lựa chọn nghiên cứu các loại gỗ này là do đây là những loại gỗ tính chất cơ lý cao, độ dẽo dai lớn, sức chịu lực cao nhưng dễ tìm kiếm thông dụng và giá thành hợp lý

Trang 20

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan nghiên cứu

2.1.1 Tình hình sử dụng các loại cầu gỗ trong nước

Ở nước ta do sự phân bố hệ thống sông ngòi kênh rạch nên việc sử dụng cầu

gỗ tập trung đa số tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ Do điều kiện lịch sử và tự nhiên, vùng đất trù phú miền Tây Nam Bộ ở Việt Nam đã hình thành nên một miền sông nước với hàng ngàn chiếc “cầu khỉ” bắc qua sông rạch kênh mương chằng chịt Những chiếc cầu gây khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển, nhưng không dễ xóa

bỏ trong ký ức người dân miền Tây Nam Bộ

Một hệ thống kênh rạch ước lượng dài hơn 2500 km với tác dụng vừa dẫn nước xả mặn rửa phèn, vừa làm phương tiện giao thông đường thủy Hệ thống này còn là huyết mạch kinh tế của người dân nông thôn Không những thế, hệ thống sông rạch kênh mương ở đây còn là một nét đẹp hết sức độc đáo về cảnh quan và sinh hoạt của người dân đồng bằng sông Cửu Long Hiện tại ở các vùng thành thị không nhiều như trước, nhưng về đến các vùng nông thôn ta sẽ bắt gặp ngay những cây cầu gỗ, cầu khỉ Khi nhắc đến làng quê miền Tây Nam Bộ, người ta nghĩ ngay đến vùng sông nước mênh mông trù phú, cùng với các chiếc cầu khỉ đã đi vào ký ức của những người con xa xứ mà họ xem như một vị trí văn hóa trong đời sống

Ngày nay theo nhịp độ phát triển của xã hội và đô thị hóa nông thôn, những chiếc cầu khỉ ấy giảm đi rất nhiều, chỉ tập trung ở các vùng sâu vùng xa Chính những cây cầu khỉ còn sót lại này, làm giảm một phần lớn nhịp độ phát triển về đời sống, kinh tế ở nông thôn Một số gia đình có điều kiện muốn phát triển kinh tế nhưng lo ngại chuyện đi lại bất tiện, họ đành phải di chuyển ra thị xã, thị trấn

Trang 21

Những thương gia ở các vùng kinh tế phát triển cũng ái ngại, không dám đến những vùng lưu thông khó khăn để đầu tư Dần dần về sau, những vùng nông thôn có mạng lưới kênh rạch dày đặc, trở thành một vùng sâu vùng xa, ít ai muốn đặt chân đến để làm giàu hay phát triển kinh tế

Mặt khác, nguyên liệu làm cầu khỉ được ghép nối từ những thân cây thông thường như: tre, dừa, cau… rất dễ mục gãy làm ảnh hưởng đến tính mạng con người Hàng năm ở miền Tây có rất nhiều cụ già và trẻ em thiệt mạng vì những cây cầu sụp gãy, nhất là vào những mùa nước nổi

Từ năm 1992 đến nay, chính quyền địa phương các tỉnh ĐBSCL đứng ra sang sửa cầu đường, phần nhiều là tập trung xóa bỏ các cầu khỉ Nhiều đơn vị cá nhân đã vận động các nhà hảo tâm ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đóng góp xây dựng cầu bê-tông, gỗ ván thay thế những chiếc cầu khỉ nguy hiểm đã lên hơn 40 cây Theo những người trực tiếp tham gia "Chương trình xóa cầu khỉ nông thôn" thì mỗi chiếc cầu làm hoàn chỉnh giá từ 20 đến 30 triệu đồng, còn tùy theo độ dài ngắn bắt qua sông, kênh rạch Nhưng đây chỉ là tiền nguyên liệu, còn về nhân công, chi phí ăn uống đều do người dân địa phương đóng góp Tuỳ thuộc điều kiện đi lại từng nơi, địa phương sẽ xây dựng cầu bê-tông hay ván gỗ Tuy nhiên do điều kiện của địa phương và nguồn kinh phí hạn hẹp chưa thể thay thế ngay cầu khỉ bằng cầu bê-tông nên đa số các tỉnh ở đây vẫn sử dụng loại cầu khung sắt mặt gỗ Thời gian qua, chương trình tập trung làm nhiều nhất ở tỉnh Đồng Tháp, vì địa lý vùng này sông rạch rất chằng chịt Cho nên, những nông thôn có cây cầu tre khẳng khiu bắt qua xóm làng vắng vẻ trước đây giờ đã nhộn nhịp lên hẳn, do lưu thông thuận lợi, kinh

tế phát triển

Những cây cầu khung sắt ván gỗ được nhắc đến với niềm tự hào như một địa danh của xóm làng.Từ khi đổi mới cây cầu này, người dân thấy mọi thuận tiện đến với mình Nông dân ngày trước ra đồng phải gánh vác, trong khi bây giờ chạy xe gắn máy đến tận nơi Nói về văn minh văn hóa cũng phát triển hẳn lên Đời sống của người dân được cải thiện và phát triển rõ rệt

Trang 22

2.1.2 Tổng quan các loại gỗ sử dụng làm mặt cầu trong nước

Gỗ là vật liệu được cấu tạo từ các tế bào, khi tế bào gỗ trưởng thành chúng trở thành dạng hình ống và tạo nên cấu trúc rỗng xốp trong gỗ Chính vì vậy mà gỗ luôn có những ưu điểm vượt trội hơn so với các vật liệu nhân tạo khác: cách điện, cách nhiệt, nhiệt dãn nở thấp, mềm dễ gia công, cắt gọt, dẻo có thể uốn cong, dễ nối ghép bằng các liên kết đinh, vít, mộng , keo trong các kết cấu sản phẩm mộc Ngoài ra gỗ còn có vân thớ tự nhiên đẹp, dễ nhuộm màu, tẩy màu, nguyên liệu dễ gây trồng, chăm sóc và chế biến

Trong quá trình sử dụng gỗ, các nhà kinh doanh luôn quan tâm đến các đặc tính cơ học – vật lý và các đặc điểm về thẩm mỹ, trong đó đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu “Tỷ trọng” Tỷ trọng càng lớn thì gỗ càng tốt, được đo ở trạng thái gỗ còn

độ ẩm 15%, và được chia thành các bậc sau:

lý cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao nhưng dễ tìm kiếm thông dụng và giá thành hợp lý như Chò chỉ, Xoan Đào, Dầu đỏ, Sao lá to

2.2 Các căn cứ xác định các loại gỗ sử dụng làm mặt cầu

2.2.1 Bảng phân loại các loại gỗ

Căn cứ vào nghị định số 2198/CNR ngày 26 tháng 11 năm 1977 ban hành bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước của bộ Lâm Nghiệp và cách phân loại gỗ theo tính chất cơ lý ,phân loại gỗ theo mục đích sử

Trang 23

dụng , phân loại theo khối lượng thể tích theo TCVN 1072-74 chúng tôi đã chọn ra một số loại gỗ có tính chất và mục đích sử dụng phù hợp để đưa vào nghiên cứu Hiện nay với công nghệ chế biến và hiện đại, các loài cây gỗ từ nhỏ đến lớn, từ

gỗ mềm, nhẹ, màu nhạt đến gỗ cứng, nặng, màu sắc đậm đều được xử lý ngâm tẩm gia công tốt, nên giá trị sử dụng ngày càng được nâng cao và cho nhiều sản phẩm quí và đẹp Tuy nhiên, theo các tiêu chuẩn tự nhiên về màu sắc, hương vị, tỷ trọng, sức chịu đựng mà các loại gỗ được phân ra làm 8 nhóm Các bảng phân loại tạm thời các nhóm gỗ đang được các nhà khoa học đóng góp để chúng có sự sắp xếp chuẩn hóa

Tiêu chuẩn phân loại gỗ hiện nay ở Việt Nam:

1 Phân loại theo kích thước cơ bản của sản phẩm khai thác

2 Phân cấp chất lượng đối với sản phẩm khai thác

3 Phân chia theo sản phẩm sơ chế

4 Phân chia theo mục đích sử dụng

5 Phân chia theo tính chất cơ lý

6 Phân chia theo nhóm thương phẩm

Căn cứ dựa vào để phân loại là cấu tạo, tính chất cơ, lý, độ bền tự nhiên và giá trị kinh tế của loại gỗ Cách phân loại này gỗ được chia thành 8 nhóm với khoảng

365 loại gỗ chủ yếu, có giá trị kinh tế cao, có trữ lượng và sản lượng tương đối lớn

 Nhóm I: Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc,

vân thớ đẹp, có hương vị thơm và rất qúi hiếm, có giá trị kinh tế cao Các

loại gỗ trong nhóm này thường sử dụng sản xuất đồ mộc cao cấp, đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, ván sàn đặc biệt…Nhóm I có 41 loại, những loại gỗ chủ yếu là cẩm lai, bằng lăng cườm, dáng hương, pơ mu, trắc, mun, gụ, gõ đỏ, hoàng đàn, lát các loại,…

 Nhóm II: Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có tính chất

cơ lý cao nhất, các ứng lực ép dọc, uốn tĩnh, kéo dọc thớ, có trị số lớn nhất Các loại gỗ trong nhóm này sử dụng trong xây dựng các công trình lâu năm yêu cầu độ bền cao, trong giao thông, máy móc nông nghiệp, nông cụ, ván

Trang 24

sàn cao cấp, cầu thang, khung cánh cửa, sử dụng trong sản xuất đồ mộc yêu cầu chịu tải trọng lớn…Nhóm II có 26 loại, những loại gỗ chủ yếu là đinh, lim, sến, táu, nghiến, trai, xoay, kiền kiền,…

 Nhóm III: Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có tính chất cơ lý cao nhưng thấp hơn nhóm II, gỗ dẻo dai, sức chịu uốn và va đập cao Các loại gỗ trong nhóm này sử dụng trong xây dựng, trong giao thông, ván sàn cao cấp, cầu thang, khung cánh cửa, dụng cụ thể dục, sử dụng trong sản xuất đồ mộc,… Nhóm III có 24 loại, những loại gỗ chủ yếu là sang lẻ, chò các loại, sao đen, cà ổi, tếch, vên vên, trường mật, bằng lăng, huỷnh,…

 Nhóm IV: Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ mềm, nhẹ,

dễ gia công, ít co dãn, có tính chất cơ lý tương đối cao Các loại gỗ trong nhóm này sử dụng trong việc đóng thùng đựng chất lỏng, sản xuất đồ mộc, học cụ, bóc, lạng ván mỏng, trong xây dựng,…Nhóm IV có 34 loại, những loại gỗ chủ yếu là mỡ, vàng tâm, giổi, thông nàng, thông ba lá, dầu đỏ, kim giao, hồng tùng, mít,…

 Nhóm V: Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là dựa vào khối lượng thể tích, cường độ, độ bền tự nhiên và tính chất cơ, lý.Đây là nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc.Nhóm V có 65 loại như Sồi giẻ, Tràm, Thông

 Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, dễ chế biến Nhóm VI có 70 loại như Rồng rồng, Kháo, Chẹo

 Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt thấp Nhóm VII có 45 loại như Côm, Sổ, Ngát, Vọng

 Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao Nhóm VIII có 48 loại như Sung, Côi, Ba bét, Ba soi

Đối với gỗ làm cầu thường sử dụng gỗ thuộc nhóm II do đây là những loại gỗ

có tính chất cơ lý cao tuy nhiên do trữ lượng của các loại gỗ này hiện nay cón rất ít nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu các loại gỗ có tính chất cơ lý cao thuộc từ nhóm

Trang 25

III trở xuống nhằm tìm ra nguồn nguyên liệu mới và bền vững cho ngành giao thông trong việc làm mặt cầu

2.1.2 Các tiêu chuẩn chất lượng gỗ

Căn cứ vào các tiêu chuẩn chất lượng gỗ của các loại gỗ được sử dụng trong xây dựng,trong ngành giao thông ( gỗ làm tà vẹt ) và các tiêu chuẩn của các loại gỗ

đã được đem vào sử dụng làm cầu.Từ đó chúng tôi tiến hành khảo sát một số loại gỗ

có tính chất tương đương để xem xét khả năng sử dụng làm mặt cầu của các loại gỗ này và đưa ra phương hướng phát triển cho các loại gỗ này trong lĩnh vực cầu đường

Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo một số tài liệu như “Tên cây rừng Việt Nam”của NXB Nông Nghiệp, “Cây gỗ trong kinh doanh” của hội khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp TP.HCM nhằm cũng cố thêm cơ sở lựa chọn các loại gỗ

Bảng 2.1 Yêu cầu sử dụng đối với các loại gỗ

TT Chủng loại Yêu cầu chất lượng gỗ Sử dụng

Có cường độ nhất định, vân thớ đẹp, ít biến dạng, bền khí

có tính dẻo, không ăn mòn

Trang 26

Gỗ lá rộng cứng dùng làm tấm trang sức bề mặt Gỗ lá rộng mềm và gỗ lá kim không dùng làm tấm trang sức

5 Gỗ dùng

làm cầu

Gỗ phải có cường độ lớn(giới hạn bền nén ,uốn,cứng),bám đinh tốt,ít biến dạng,bền khí

hậu

Gỗ làm mặt cầu

2.3 Đặc điểm cấu tạo, tính chất của nguyên liệu gỗ làm mặt cầu

2.3.1 Đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ XOAN ĐÀO [1], [4], [7]

Tên địa phương : Mạy thong( Tày)

Tên các nước lân cận : May mactec ( Lào_ Thái)

Tên khoa học : Pygeum arboreum Engl

Họ thực vật : Rosaceae

Vùng phân bố và sinh thái: Mọc rải rác từ Bắc vào miền Tây Nam Bộ thường gặp trong các kiểu rừng dày ẩm trên các lọai đất sâu mát vùng

Đắc Lắc, Lâm Đồng Cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh hạt khỏe

Đặc điểm hình thái: Thân tròn, vỏ nhẵn màu tro bạc Cành lá non có lông màu gỉ sắt, có mùi hôi bọ xít Lá đơn nguyên, phiến dày Hoa màu trắng vàng Quả hình thận, nhiều dầu, mùi thơm Ra hoa tháng 3-4, quả chín tháng 8-9

Trang 27

Đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi

a) Cấu tạo thô đại: Xoan đào là một loại gỗ lá rộng Ở rừng Việt Nam

Gỗ có giác lõi phân biệt rõ ràng Gỗ giác màu hồng nhạt hơi vàng, lõi màu đỏ nâu nhạt (đỏ tím) Vòng năm rõ có thể thấy trên mặt cắt ngang Mặt gỗ tương đối mịn

Gỗ muộn có màu sẫm, tia nhỏ mật độ cao, mạch to trung bình Nhu mô quanh mạch

hẹp

b) Cấu tạo hiển vi: Xoan đào là loại gỗ lá rộng do đó chúng có cấu tạo tương đối phức tạp hơn so với các loại gỗ lá kim khác Qua khảo sát cấu tạo hiển vi trên các tiêu bản của các mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm ta có thể quan sát

được các đặc điểm như sau:

- Mạch gỗ: Qua lăng kính hiển vi chúng ta thấy lỗ mạch của gỗ Xoan đào phân bố đều với mật độ 20 - 22 lỗ/ mm2 Chúng thuộc loại lỗ mạch đơn phân tán, có hình dạng bầu dục, đường kính lỗ mạch trung bình (85-97) m Trong mạch

gỗ có sự hiện diện của thể bít

- Mô mềm: Các hình thức phân bố tế bào mô mềm của gỗ Xoan đào khá phong phú, chủ yếu là xuất hiện nhiều dạng mô mềm khác nhau: hình thoi, hình cánh, hình tròn, hình cánh nối tiếp…

- Tia gỗ: Có tia đồng hình, bề rộng, chiều cao tia có sự khác biệt tương đối lớn Tia nhỏ có chiều cao từ 8-9 tia, trong khi đó tia lớn có chiều cao từ 22-25 tia Mật độ tia gỗ là 9 tia/mm2

- Sợi gỗ: Sợi gỗ là tế bào vách, ở loại gỗ Xoan đào tỉ lệ sợi gỗ không nhiều

Trang 28

g/cm3, đây là loại gỗ có thể tích trung bình, điều này cho thấy độ rỗng do sự chênh lệch giữa tỉ lệ trung bình vách tế bào dày và tế bào vách mỏng tương đối vừa phải, chiếm khoảng 65% Khối lượng thể tích ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thoát ẩm

Và đối chiếu với bảng phân nhóm gỗ theo khối lượng thể tích trong TCVN 1072-71

có thể thấy rằng gỗ Xoan đào thuộc nhóm V

 Tỉ lệ co rút: Gỗ cũng như các vật liệu có cấu tạo sợi xốp khác Ở điều kiện môi trường ẩm sẽ hút ẩm và ngược lại Ở môi trường khô ráo nước trong gỗ sẽ thoát dần ra làm cho vật liệu trở nên khô ráo Hiện tượng trên gây ra hiện tượng co rút và dãn nở của gỗ Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng biến hình cong vênh, nứt nẻ ở gỗ Vì vậy, việc nghiên cứu tính chất co rút để tìm ra biện pháp phòng trừ là rất quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sấy gỗ cũng như

gia công

Với hệ số co rút k =1,617 cho thấy tỉ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến và xuyên tâm của loại gỗ Xoan đào không cao nên ứng suất sinh ra trong gỗ không cao dẫn đến tình trạng sinh ra hiện tượng biến dạng nén, uốn trong quá trình sấy và rất

khó sấy

Nhận xét: Mạch gỗ có sự ảnh hưởng tương đối lớn đến tính chất vật lý của

gỗ Xoan đào có mật độ lỗ mạch lớn, điều này giúp chúng có khả năng thoát và hút

ẩm dễ dàng Sự xuất hiện của thể bít phần nào có ảnh hưởng đến quá trình hút và thoát ẩm Chúng làm cho gỗ khó thấm thuốc bảo quản và có tác dụng chống sâu nấm hại Tuy nhiên, thể bít ở gỗ Xoan đào không nhiều nên chúng cũng không cản trở nhiều đến quá trình này Mạch gỗ chiếm tỉ lệ khá lớn trung bình 20-30% thể tích

gỗ Trong việc bảo quản gỗ, mạch gỗ làm cho thuốc thấm sâu và nhanh Tia gỗ ở cây Xoan đào không lớn, mật độ tia trung bình Với trị số này cho thấy gỗ khô chậm, ít gặp hiện tượng cong vênh ở gỗ khi sấy Tuy nhiên gỗ Xoan đào rất khó sấy

do tỉ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến và xuyên tâm không cao nên ứng suất sinh ra trong gỗ không cao, dẫn đến tình trạng sinh ra hiện tượng biến dạng nén, uốn trong quá trình sấy Ngoài ra loại gỗ này dễ bị nứt trong quá trình sấy

Trang 29

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG: Gỗ Xoan đào có độ bóng cao, màu sắc và vân thớ đẹp, chênh lệch co rút tiếp tuyến và xuyên tâm thấp, gỗ qua sấy đến độ ẩm W = 10±2 %

sẽ có được độ ổn định cao, nên thường được sử dụng trong sản xuất đồ mộc, trong trang trí nội thất và trong xây dựng, đóng thùng, bao bì….Qua khảo sát chúng tôi thấy loại gỗ này có đặc điểm,tính chất tương đương với những loại gỗ làm cầu nên

đã đưa loại gỗ này vào nhóm các loại gỗ có khả năng sử dụng làm mặt cầu để tiến hành nghiên cứu

2.3.2 Đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ Sao lá to [1], [4], [7]

Tên Việt Nam : Sao lá to,Sao Hải Nam,Kiền Kiền

Tên khoa học : Hopea hainanensis Merr.et Chun

Họ thực vật : Dầu Dipterocarpaceae

Bộ : Bông Malvales

Vùng phân bố và sinh thái: Mọc ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá,Nghệ An.và các tỉnh Tây Nguyên.Mọc rải rác hay có khi thành quần thụ ưu thế ở độ cao 350-600 m,trong rừng mưa nhiệt đới thưòng xanh mưa mùa ẩm,ưa đất feralit đỏ vàng phát triển từ đá phiến-cát kết.Thích nghi với sự thay đổi của lượng nước trong đất từ ẩm ướt tới khô hạn bởi vậy lá có 2 hình thái khác biệt :lá to và lá nhỏ

Đặc điểm hình thái: Cây gỗ cao đến 25 m,đường kính thân cây 0.5-0.6 m.Vỏ màu nâu thẩm,dày 5-6 mm.Là nhẵn,hình trứng bầu dục hay là hình bầu dục tròn chữ nhật dài 7-12 cm,rộng 4-6 cm,gân bậc hai 9-12 đôi,cuống lá dài 1.5-2 cm.Cụm hoa chuỳ,mọc ở đầu cành hay nách lá,dài 3.5-8 cm.Hoa nhỏ đính về một phía của trục hoa,gần như không cuống.Quả hình trứng,dài 1.5 cm,có hai cánh to dài 6-7 cm,ba cánh nhỏ dài 1cm.mùa Hoa tháng 8-9,mùa quả chín tháng 2-3 năm sau.Tái sinh bằng hạt

Đặc điểm cấu tạo thô đại: Gỗ màu vàng nâu, rắn, khá bền, chéo thớ, vòng năm khó nhận, gỗ muộn màu nâu sẫm.Mặt gỗ tương đối mịn,có ánh bóng

Trang 30

màu tươi Tia gỗ nhỏ, không đều Mạch to, mật độ trung bình Nhu mô quanh mạch rõ Bằng mặt thường có thể quan sát được lỗ mạch

để làm các vật dụng chịu lực Khối lượng thể tích ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thoát ẩm,và ảnh hưởng đến quá trình xử lý gỗ Và đối chiếu với bảng phân nhóm gỗ theo khối lượng thể tích trong TCVN 1072-71 có thể thấy rằng gỗ Sao Hải Nam

thuộc nhóm III

Nhận xét : Qua đặc điểm cấu tạo thô đại và các tính chất vật lý ta thấy gỗ sao

là loại gỗ nặng, kết cấu chặt chẽ , độ co rút lớn nên gỗ thoát ẩm khó khăn, tương đối khó sấy và khó tẩm thuốc bảo quản Tuy nhiên gỗ ít bị mối mọt và chịu nước tốt GIÁ TRỊ SỬ DỤNG: Gỗ cứng có ánh bóng, sau khi khô ít nẻ, không biến dạng và khô mục, màu tươi, đẹp Là loài cây cung cấp gỗ rất quan trọng vì khối lượng gỗ lấy được ở từng cây lớn và chất lượng gỗ tốt (rắn, bền) được sử dụng trong các công trình lớn, làm đồ mộc, đóng tàu thuyền và các công trình thuỷ lợi, dụng cụ thể thao, phụ tùng máy, đồ dùng gia đình hay làm cột nhà vì khó mục khi chôn dưới đất Qua khảo sát chúng tôi thấy loại gỗ này có đặc điểm, tính chất tương đương với những loại gỗ làm cầu nên đã đưa loại gỗ này vào nhóm các loại gỗ có khả năng sử dụng làm mặt cầu để tiến hành nghiên cứu

2.3.3 Đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ Dầu đỏ [1], [6], [7]

Tên Việt Nam : Dầu đỏ

Tên khoa học : Dipterocarpus duperreanus

Họ thực vật : Dipterocarpaceae

Trang 31

Vùng phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam (Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh)

Đặc điểm hình thái: cây mọc thẳng và sinh trưởng rất tốt chủ yếu là rừng thưa Vỏ màu xám nứt dọc thành mảnh Lá mọc cách hình tim, mặt dưới

lá non có lông Hoa nở tháng 12-1 Quả hình cầu, mùa quả ra tháng 3-4 Đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi

a) Cấu tạo thô đại: Gỗ có giác và lõi phân biệt, giác màu xám hồng, lõi màu hồng hoặc nâu xám Gỗ ở trạng thái tươi hay khô đều có mùi nhựa dầu Vòng sinh trưởng không rõ ràng Mặt gỗ trung bình Mạch đơn độc phân tán, trong mạch thường có chất chứa do mạch dầu kết đọng Mô mềm phân tán và tụ hợp, phát triển thành những dãy hẹp gián đoạn Có mô mềm dính mạch không đều, tia gỗ lớn và dễ thấy trên ba mặt cắt Chiều hướng thớ gỗ thẳng, ống dẫn nhựa phân tán Khi tươi dầu nhựa có thể đùn ra thành từng giọt và đọng thành những đám nhựa lớn trên mặt cắt ngang của gỗ Gỗ cứng và nặng trung bình

b) Cấu tạo hiển vi

- Mạch gỗ: mạch xếp phân tán, lỗ mạch đơn hình tròn hoặc bầu dục Mật độ lỗ mạch là 6 lỗ/mm2 Đường kính mạch trung bình 230m Trong mạch thường có chất chứa Tấm xuyên mạch đơn, lỗ thông ngang xếp so le

- Tia gỗ: tia gỗ dị hình, có 2 độ rộng khác nhau: loại tia lớn bề rộng 4 – 6 tế bào, loại tia nhỏ bề rộng 1 – 2 tế bào Chiều cao tia 10 – 30 tế bào Mật độ tia

là 7 tia/mm2

- Sợi gỗ dài trung bình 1.100 m, vách dày 8 m

Nhận xét: Qua đặc điểm cấu tạo thô đại, hiển vi và các tính chất vật lý ta thấy

gỗ Dầu đỏ là loại gỗ nặng trung bình, dễ gia công, lạng bóc được, dán dính tốt và dễ tẩm vì mạch gỗ xếp đơn độc, phân tán nên lực cắt gọt không thay đổi nhiều khi đi qua các phần trong gỗ Do tia gỗ lớn, độ co rút theo chiều tiếp tuyến và xuyên tâm chênh lệch khá lớn nên gỗ tương đối khó sấy, khi sấy gỗ dễ bị cong vênh, nứt nẻ, dễ

Trang 32

bị tách và bị chai bề mặt làm hạn chế thoát ẩm trong khi sấy Gỗ gia công bề mặt rất khó do có nhiều nhựa

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG: Gỗ bền, ít bị sâu nấm mối mọt nên thường dùng đóng đồ gia đình, dùng trong xây dựng, xẻ ván, sản xuất đồ mộc nhất là mộc ngoài trời.Qua khảo sát chúng tôi thấy loại gỗ này có đặc điểm,tính chất tương đương với những loại gỗ làm cầu nên đã đưa loại gỗ này vào nhóm các loại gỗ có khả năng sử dụng làm mặt cầu để tiến hành nghiên cứu

2.3.4 Đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ Chò chỉ (chò đen) [1], [4],[7]

Tên khoa học : Parashorea stellata_kurz

Tên các nước lân cận: Mậy kho (Lào – Thái)

Họ thực vật : Dipterocarpaceae

Tên thương phẩm : Bagtihan

Vùng phân bố và đặc điểm sinh thái: Cây mọc từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, tập trung nhiều ở Gia Lai – KonTum, Phú Yên, Khánh Hòa… Cây ưa sáng và ưa ẩm Tái sinh rất tốt, hạt dễ nảy mầm, lúc non chịu bóng

Đặc điểm hình thái: Cây thường xanh, vỏ màu nâu đen, nứt dọc Lá hình bầu dục, xanh bóng, khi non màu hồng Hoa tập trung ở đỉnh Quả có 5 cánh gần bằng nhau Mùa hoa tháng 4 – 6, mùa quả tháng 8 – 10

Đặc điểm cấu tạo thô đại: Gỗ màu hơi hồng hay nâu xám hơi vàng, chéo thớ Vòng năm không rõ ràng Tia gỗ to trung bình, mật độ thưa Mạch gỗ to, phân tán, xếp thành dây xuyên tâm, mật độ trung bình Nhu mô quanh mạch dễ thấy hình cánh, có ống tiết Mặt gỗ hơi thô, gỗ hơi nặng Lỗ mạch xếp thành dây xuyên tâm nên thường làm nứt, bóc ván

Nhận xét: Gỗ hơi nặng, cứng khoảng 0,82 g/cm3 Vân gỗ tạo thành do lệch thớ và do sự phản quang đối với cấu tạo Hệ số co rút 0,48 là thuộc loại gỗ khó sấy, khi sấy dễ nảy sinh nứt đầu gỗ và đặc biệt nứt răng bề mặt rất mạnh Gỗ có tế bào

Trang 33

mô mềm nhiều nên dễ bị nấm mốc , mối mọt tấn công vì vậy cần phải có chế độ bảo quản và ngâm tẩm hợp lý để nâng cao chất lượng gỗ

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG: Gỗ được sử dụng trong xây dựng, trang trí nội thất (khung cửa và cửa các loại, cầu thang), sử dụng trong công nghiệp đóng tàu và hiện nay chủ yếu cho sản xuất bàn ghế ngoài trời xuất khẩu.Qua khảo sát chúng tôi thấy loại gỗ này có đặc điểm,tính chất tương đương với những loại gỗ làm cầu nên đã đưa loại gỗ này vào nhóm các loại gỗ có khả năng sử dụng làm mặt cầu để tiến hành nghiên cứu

 Qua khảo sát các đặc điểm cấu tạo và tính chất của 4 loại gỗ trên ta rút

ra được nhận xét gỗ sử dụng làm mặt cầu nên có những đặc điểm sau:

Vòng năm khó phân biệt , gỗ có cấu tạo lỗ mạch phân tán Mạch xếp phân tán rất có lợi trong quá trình gia công chế biến gỗ Sự phân tán đồng đều của lỗ mạch làm cho lực cắt gọt không thay đổi khi đi qua các phần của gỗ Mật độ lỗ mạch càng nhiều, đường kính lỗ mạch càng lớn sẽ làm giảm cường độ cơ học của gỗ; làm tăng quá trình thoát dẫn ẩm

Độ co rút và giãn nỡ nhỏ,thớ gỗ tương đối mịn, tia gỗ nhỏ Tia gỗ cũng chiếm

tỷ lệ từ 10 – 15% thể tích, trên mặt xuyên tâm tế bào này hình chữ nhật Tia gỗ càng lớn thì chênh lệch co rút theo các chiều xuyên tâm, tiếp tuyến càng lớn dẫn đến dễ xảy ra hiện tượng nứt nẻ trong quá trình sấy

Ngày đăng: 28/11/2017, 15:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2000, Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên cây rừng Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
2. Tiêu chuẩn nhà nước, 1977, Gỗ-phương pháp thử cơ lý TCVN 355-70÷TCVN 370-70, NXB Hà Nội, 21 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gỗ-phương pháp thử cơ lý TCVN 355-70÷TCVN 370-70
Nhà XB: NXB Hà Nội
4. Trần Hợp, 2000, Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên cây gỗ Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
5. Hoàng Thị Thanh Hương, 2000, So sánh đặc điểm cấu tạo, tính chất tre–gỗ trong chế biến và sử dụng, Báo cáo chuyên đề, Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh đặc điểm cấu tạo, tính chất tre–gỗ trong chế biến và sử dụng, Báo cáo chuyên đề
6. Hứa Thị Huần, 2004, Công nghệ bảo quản và xử lý gỗ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ bảo quản và xử lý gỗ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
7. Lê Xuân Tình, 1998, Khoa Học Gỗ , NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa Học Gỗ
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
3. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2000, Tiêu chuẩn ngành 04TCN2- 1999 Ván Dăm, NXB Nông Nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w